1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân tích ảnh hưởng việc tiếp cận công nghệ sớm Đối với trẻ em việt nam

18 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ảnh hưởng việc tiếp cận công nghệ sớm đối với trẻ em Việt Nam
Người hướng dẫn Giảng Viên: Phạm Quốc Hợp
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 7,26 MB

Nội dung

đều dễ tìm thấy tại nhà riêng, khu vui chơi giải trí hay tại các quán Internet,…các thiết bị số giúp trẻ tiếp cận gần hơn với những thành tựu công nghệ của nhân loại, là cơ sở tốt để phá

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

-BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng việc tiếp cận công nghệ

sớm đối với trẻ em Việt Nam

TPHCM - 2022

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC

Giảng viên: Phạm Quốc Hợp

Họ tên sinh viên: Nguyễn Nghiên Trinh

MSSV: N19DCCN211

Lớp: D19CQPM02-N

Trang 2

I Tên đề tài:

- Phân tích ảnh hưởng của việc tiếp cận công nghệ sớm đối với trẻ em Việt

Nam

II Lý do nghiên cứu:

- Công nghệ phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, song cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực, đặc biệt đối với trẻ em nếu thiếu đi sự giám sát, hướng dẫn của người lớn

- Trẻ em hiện nay có điều kiện tiếp xúc với công nghệ sớm và dễ dàng Các thiết bị số như điện thoại di động, iPad, máy vi tính, TV kỹ thuật số, máy chơi trò chơi điện tử đều dễ tìm thấy tại nhà riêng, khu vui chơi giải trí hay tại các quán Internet,…các thiết bị số giúp trẻ tiếp cận gần hơn với những thành tựu công nghệ của nhân loại, là cơ sở tốt để phát triển khả năng tư duy và sáng tạo cho trẻ trong quá trình học tập, vui chơi Thiết bị công nghệ còn mang đến cho trẻ công cụ học tập và giải trí sáng tạo, đa dạng, cuốn hút, giúp tăng cường chất lượng cuộc sống Ngoài ra, tiếp xúc với công nghệ giúp chuẩn bị cho trẻ một tương lai không bị lỗi thời so với xu thế Nhờ đó, trẻ được khuyến khích và kích thích để học tập hiệu quả hơn, có nhiều ý tưởng mới và tốt hơn

- Nó cũng là “con dao hai lưỡi”, nếu cha mẹ thiếu quan tâm, trẻ em rất dễ lạm dụng, bị phụ thuộc và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tư duy và suy nghĩ bởi những thiết bị công nghệ này Đó cũng là lý do em quyết định chọn đề tài này

Trang 3

III Lịch sử nghiên cứu

Tài liệu 1:

- Tên: UNICEF: Làm cho thế giới công nghệ số an toàn hơn cho trẻ em

- Được đăng tải trên: unicef.org ngày 12 tháng 12 năm 2017

- Link: https://www.unicef.org/vietnam/vi/

- Mục tiêu tài liệu: Báo cáo về mức độ tiếp cận Internet của trẻ em ở Việt Nam

- Nội dung:

 Báo cáo hàng năm của UNICEF được công bố, internet làm

tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy hại, bao gồm sử dụng sai thông tin cá nhân, truy cập vào nội dung độc hại và bắt nạt trực tuyến Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến việc truy cập trực tuyến của trẻ em ít được giám sát hơn - và do đó tiềm năng rủi ro cao hơn Và các mạng kỹ thuật số như các trang web đen và các tiền tệ kỹ thuật số tạo điều kiện cho các hình thức bóc lột và lạm dụng tồi tệ nhất diễn ra, bao gồm nạn buôn người và lạm dụng tình dục trẻ em “theo đơn đặt hàng”

 Báo cáo trình bày những số liệu và phân tích hiện tại về tình hình sử dụng trực tuyến của trẻ em và tác động của công nghệ số tới phúc lợi của trẻ, tìm hiểu sâu hơn về những cuộc tranh luận đang ngày càng nóng về "nghiện" công nghệ số và ảnh hưởng có thể có của thời gian trực tuyến tới sự phát triển của não bộ

 Kể từ khi Việt Nam chính thức hòa mạng Internet vào năm

1997, quốc gia này đã đạt được những bước tiến ấn tượng với 64 triệu người sử dụng Internet tính đến tháng 6 năm 2017, chiếm 67% dân số Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất ở Châu Á Truyền thông xã hội được phổ biến rộng rãi với 64.000.000 người có tài khoản Facebook, trong đó phần đông là trẻ em và thanh thiếu niên

 Một cuộc thăm dò ý kiến toàn cầu với hơn 10.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi 18 tại 25 quốc gia do UNICEF thực hiện vào năm 2016 cho thấy 72% thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15-24 sử dụng Internet Thanh niên 18 tuổi

ở Việt Nam đề cao sự an toàn trực tuyến và nhận thức được những nguy cơ của internet với 74 phần trăm tin rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trực tuyến

- Nhận xét: Thông tin báo cáo khá tổng quát, chưa xoáy sâu vào vấn đề

Tài liệu 2:

Trang 4

- Tên: UNICEF: Tăng cường khả năng tiếp cận trực tuyến nhằm mang lại lợi ích cho những em thiệt thòi nhất

- Được đăng tải trên: unicef.org ngày 12 tháng 12 năm 2017

- Link: https://www.unicef.org/vietnam/vi/

- Mục tiêu tài liệu: Đưa công nghệ tiếp cận với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện

- Nội dung:

 Báo cáo hàng năm của UNICEF được công bố, mặc dù hiện này

có rất nhiều trẻ em sử dụng inernet – cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có 1 người là trẻ em – nhưng hành động để bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của thế giới kỹ thuật số và tăng khả năng truy cập nội dung trực tuyến an toàn lại rất ít

 Báo cáo này nghiên cứu các lợi ích mà công nghệ số có thể mang lại cho trẻ em bị thiệt thòi nhất, bao gồm cả trẻ lớn lên trong đói nghèo hoặc

bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp nhân đạo Lợi ích bao gồm tăng cường khả

Trang 5

năng tiếp cận thông tin, xây dựng kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ số

và mang lại cho trẻ em một nền tảng để kết nối và biểu đạt quan điểm của các em

 Báo cáo này cũng cho thấy hàng triệu trẻ em đang không được hưởng các lợi ích mà công nghệ số mang lại Khoảng một phần ba thanh thiếu niên trên thế giới – tương đương 346 triệu người - không được sử dụng internet, làm gia tăng sự bất bình đẳng và giảm khả năng của trẻ tham gia vào nền kinh tế ngày càng

số hóa

 Ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt

Nam nói:"Khôngthểphủnhậnrằngcôngnghệsốđãthayđổiđờisốngvàcơhội

sốngcủathếhệtrẻnhất.Nếuđượctậndụngđúngcáchvàđượctiếpcậnphổquát chomọingười,côngnghệsốcóthểlànhântốtạonênsựthayđổichonhữngtrẻ embịbỏlạiphíasau–đólàtrẻkhuyếttật,trẻemdântộcthiểusốvàtrẻemsống ởcáckhuvựckhókhănvàkhótiếpcận-kếtnốicácemúngvớithếgiớicủa nhữngcơhộivàmanglạichotrẻnhữngkỹnăngcầnthiếtđểthànhcôngtrongmột thếgiớicôngnghệsố".

- Nhận xét: Thông tin báo cáo đưa ra mục đích rõ ràng, tuy nhiên chưa nêu được giải pháp để giải quyết vấn đề

Tài liệu 3:

- Tên: Trẻ em dành 5- 7 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội

- Được đăng tải trên: vov.vn ngày 30 tháng 10 năm 2022

- Link: https://vov.vn/xa-hoi/tre-em-danh-5-7-gio-moi-ngay-de-su-dung-mang-xa-hoi-post966097.vov

- Mục tiêu tài liệu: Báo cáo thống kê thời gian sử dụng Internet của trẻ em Việt Nam và nguy hiểm tiềm ẩn

- Nội dung:

 Kết quả khảo sát của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh

và Xã hội) cho thấy, trong 3 tháng, có 89% trẻ em truy cập và sử dụng internet, trong số này, 87% sử dụng internet hàng ngày Ngoài thời gian dành cho việc học, trung bình trẻ em sử dụng từ 5 - 7 tiếng/ngày vào mạng xã hội Trong khi đó, chỉ 36% trẻ em (hầu hết là trẻ lớn hơn, độ tuổi 16-17) được dạy về việc đảm bảo an toàn trên mạng

 Thống kê từ Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các cuộc gọi tư vấn,

hỗ trợ liên quan đến không gian mạng tăng trong thời gian gần đây Cụ thể năm

Trang 6

2021 có 422 cuộc gọi, trong 7 tháng năm 2022 có 268 cuộc gọi với 3 nhóm vấn đề lớn liên quan đến tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng chiếm 31%; nhóm vấn đề về cách sử dụng internet an toàn chiếm hơn 31%; nhóm vấn đề

tư vấn khi trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm chiếm hơn 7%

 “Theokhảosát,có22%trẻemtươngứngvới124emđãtừng

trảiquaviệcbịxâmhạiquamôitrườngtrựctuyến,chủyếulàcácem12đến15 tuổi.Vớinhữngthôngtinnày,chúngtôicũngđồngývớiviệclàchúngtacầnphải giáodụcvàhỗtrợchotrẻemtrongviệclàmsaocónhữngkiếnthứcvềantoàn trênmôitrườngmạng.Chúngtathấysốliệuvềviệctrẻemtựhọcrấtnhiềuthìvai tròđịnhhướng,đồnghànhvàhỗtrợcủaphụhuynhvànhàtrườnglàvôcùngcần thiết”- bà Nguyễn Phương Linh cho biết

- Nhận xét: thông tin chưa được đầy đủ chi tiết với mục tiêu tài liệu

Tài liệu 4:

- Tên: Độ tuổi nào thích hợp để trẻ em sử dụng mạng xã hội

- Được đăng tải trên: Bộ Thông tin và Truyền thông (mic.gov.vn) vào ngày 1 tháng 6 năm 2020

Trang 7

- Link: https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/152956/do-tuoi-nao-thich-hop-de-tre-em-su-dung-mang-xa-hoi-.html

- Mục tiêu tài liệu: Độ tuổi phù hợp để sử dụng mạng xã hội

- Nội dung:

 Theo một báo cáo mới từ PrivacyHQ.com, 63% phụ huynh cho phép trẻ trước tuổi vị thành niên sử dụng YouTube, 54% đồng ý để con dùng Instagram và 49% cho phép con truy cập TikTok

 Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 10 phụ huynh thì có ba người cho phép con mình sử dụng mạng xã hội trước 13 tuổi như một cách để hỗ trợ ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp hoặc người sáng tạo nội dung của con.Trong cuộc khảo sát, 64% phụ huynh cho biết con họ mong muốn trở thành người có ảnh hưởng (KOL) trên Instagram hoặc người sáng tạo nội dung YouTube trong tương lai, 81% phụ huynh được khảo sát cho biết họ sẽ ủng hộ quyết định đó

 Theo nguyên tắc chung, 13 tuổi là độ tuổi thích hợp để giới thiệu con trẻ với mạng xã hội, nhưng chỉ khi chúng được giám sát Đa số trẻ em ở

độ tuổi này bắt đầu yêu cầu cha mẹ cho phép sử dụng smartphone Ngay cả khi phụ huynh không đồng ý để con mình thiết lập các tài khoản mạng xã hội, chúng vẫn sẽ tìm cách để sử dụng Vì vậy phụ huynh phải rất thận trọng theo dõi và định hướng khi cho trẻ truy cập trực tuyến Ngoài việc đưa ra các quy tắc và điều kiện nhất định rõ ràng, cha mẹ cũng nên duy trì sự tự tin của con, chia sẻ cởi mở nhưng vẫn đảm bảo con vẫn nhận được quyền riêng tư cần có

- Nhận xét: thông tin đầy đủ

Trang 8

Tài liệu 5

- Tên: Lợi ích khi trẻ học công nghệ sớm

- Được đăng tải trên: VnExpress vào thứ Sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2019

- Link: https://vnexpress.net/loi-ich-khi-tre-hoc-cong-nghe-som-3921214.html

- Mục tiêu tài liệu: Tìm hiểu thêm về lợi ích khi trẻ học công nghệ sớm

- Nội dung:

 Trong thế giới công việc trong tương lai, lập trình sẽ là một kỹ năng

cơ bản mà trẻ cần biết

 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng, trong đó các công nghệ đột phá như Internet vạn vật, thực tế ảo và thực tế tăng cường, robot và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách chúng ta sống, học, chơi, vận động và làm việc

 Đằng sau tất cả công nghệ này là các chức năng được lập trình Đó là cách chúng ta giao tiếp với máy tính, xây dựng trang web, ứng dụng di động, trò chơi máy tính và hướng dẫn robot IoT đã được tích hợp ngày càng nhiều vào nhà của chúng ta Tivi và đồng hồ thông minh, quản lý và bảo mật nhà tự động chỉ là một số ví dụ trong đó IoT đã được sử dụng

Trang 9

 Làm quen với các ứng dụng lập trình trên điện thoại thông minh

 Scratch:một ngôn ngữ mã hóa miễn phí hiệu quả, được thiết kế

dành riêng cho lứa tuổi 8 đến 16, có thể được sử dụng bởi mọi người ở mọi lứa tuổi

 Alice: Alice là một môi trường lập trình dựa trên khối giúp dễ

dàng tạo hoạt hình, xây dựng các câu chuyện tương tác hoặc lập trình các trò chơi đơn giản trong 3D

 MicrosoftMinecraftEducation: một phiên bản giáo dục của

Minecraft, trò chơi phổ biến với trẻ em trên toàn thế giới

 Roblox:phù hợp cho trẻ em từ 8 đến 14 tuổi.

 Tham gia các lớp học công nghệ sớm

 Làm chủ máy tính: hiểu biết về các thành phần cấu thành máy tính, thành thạo những phần mềm cơ bản trên máy tính như Microsoft Word, Excel

 Công dân điện tử: Áp dụng thành thạo các công cụ trực tuyến,

hệ thống dịch vụ trực tuyến, mạng xã hội như Google, Facebook, Youtube

Trang 10

 Xây dựng website và phần mềm đầu tiên: Tự xây dựng một website đơn giản và lập trình một phần mềm đơn giản có thể chạy được trên máy tính hoặc điện thoại thông minh

IV Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu lợi ích của công nghệ đối với trẻ em Việt Nam

- Phân tích những tác hại nghiêm trọng của công nghệ với trẻ em Việt Nam

- Đưa ra một số cách tiếp cận công nghệ và Internet cho trẻ em Việt Nam

V Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 10 tuần

- Phạm vi không gian: ở Việt Nam

VI Mẫu khảo sát

- Gia đình, người thân của bạn có trẻ nhỏ không?

o

o Không

- Chúng đang trong độ tuổi nào?

o Trả lời: _

- Bạn thấy chúng có tiếp xúc với các thiết bị công nghệ không?

o

o Không

- Chúng được tiếp xúc với những thiết bị nào?

o Trả lời: _

- Những ứng dụng và chương trình nào mà chúng hay xem/chơi ?

o Trả lời: _

- Bạn thấy có nên hay không việc cho chúng tiếp cận công nghệ sớm như

vậy?

o Trả lời: _

- Bạn có giải pháp gì cho vấn đề này không?

VII Vấn đề nghiên cứu

- Trước khi Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại xuất hiện phổ biến, quá

trình học tập và sinh hoạt của trẻ em như thế nào?

- Thiết bị công nghệ phổ biến, hình thức học tập của trẻ em có gì đổi mới

không?

- Trẻ em tiếp cận với công nghệ và Internet ra sao? Bằng hình thức nào?

Trang 11

- Ứng dụng trên thiết bị công nghệ trẻ em thường dùng phổ biến nhất?

- Việc cho trẻ sử dụng công nghệ sớm có lợi hay không? Giải thích

- Những ảnh hưởng tiêu cực nào khi cho trẻ em tiếp xúc với công nghệ sớm?

- Có giải pháp nào cho vấn đề này không?

VIII Giả thuyết khoa học

- Trước khi Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại xuất hiện phổ biến, quá

trình học tập và sinh hoạt của trẻ em như thế nào?

 Đối với trẻ em đủ tuổi đi học (5 tuổi): Việc học tập tiếp thu kiến thức chủ yếu ở trường, lớp và phụ huynh, vì vậy việc tìm kiếm trao đổi bài khá khó khăn

 Đối với trẻ dưới 5 tuổi: chưa đủ nhận thức để tiếp thu kiến thức, phụ huynh không có kinh nghiệm để có thể dạy

 Trong thời gian sinh hoạt vui chơi: trẻ em vui chơi cùng bạn bè, gia đình, khả năng tương tác trực tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn

- Thiết bị công nghệ phổ biến, hình thức học tập của trẻ em có gì đổi mới

không?

 Trẻ em có thể được học trên máy chiếu, TV, máy tính nên việc thu thập thông tin kiến thức sẽ hiệu quả và đầy đủ hơn

 Dễ dàng tìm kiếm thông tin trên Internet, nhiều ứng dụng boxchat ra đời trẻ em dễ dàng tương tác với thầy cô bạn bè qua mạng

xã hội như Zalo, Messenger,…

- Trẻ em tiếp cận với công nghệ và Internet ra sao? Bằng hình thức nào?

 Thiết bị công nghệ phổ biến, dẫn đến giá thành khá rẻ, phụ huynh dễ dàng sở hữu, trẻ em có thể tiếp cận công nghệ và Internet qua điện thoại thông minh, iPad, máy tính hoặc có thể là các tiệm Internet

- Ứng dụng trên thiết bị công nghệ trẻ em thường dùng phổ biến nhất?

 Đa số trẻ em dùng thiết bị công nghệ để chơi game, xem phim hoạt hình,…

 Các ứng dụng phổ biến như Youtube, Google và các trò chơi điện

 Các ứng dụng mạng xã hội: Facebook, Zalo, Messenger, Twitter,…

- Việc cho trẻ sử dụng công nghệ sớm có lợi hay không? Giải thích

 Việc tiếp cận công nghệ sớm mang nhiều lợi ích cho trẻ em

Trang 12

 Trẻ em có thể được học qua các ứng dụng miễn phí trên thiết bị

di động: học ngoại ngữ, mở rộng trí tưởng tượng cho bé bằng những thước phim hoạt ảnh trên Youtube,…

- Những ảnh hưởng tiêu cực nào khi cho trẻ em tiếp xúc với công nghệ sớm?

 Tạo khoảng cách giữa con cái và bố mẹ, quá phụ thuộc vào công nghệ, trẻ em dễ thụ động

 Tạo thói quen xấu, tiền lệ cho sự phát triển tính cách và trí tuệ của trẻ

 Ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe

- Có giải pháp nào cho vấn đề này không?

 Phụ huynh cần quan tâm chăm sóc con cái nhiều hơn

 Hạn chế cho trẻ sử dụng công nghệ, chỉ nên sử dụng cho việc học tập và một phần nhỏ cho việc giải trí sau giờ

 Dạy trẻ biết tác hại của việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội quá nhiều

IX Dự kiến luận cứ

- Việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ sớm mang lại những lợi ích nào?

 a) Mở mang kiến thức và tầm hiểu biết

 Các thiết bị điện tử được con người sử dụng sớm nhất và nhiều nhất trong cuộc sống Có thể kể đến như tivi, tủ lạnh, loa đài, hoặc các thiết bị sử dụng trong gia đình Ngoài ra, ngày nay các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop được sử dụng ngày càng phổ biến Kể cả những trẻ em có độ tuổi từ 10 – 15 tuổi đã sở hữu các thiết bị thông minh Rất phổ biến những trẻ em 2 – 5 tuổi đã làm quen với điện thoại di động, máy tính bảng hay laptop của bố mẹ

 Các thiết bị di động hỗ trợ rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin bên ngoài xã hội Điều này giúp trẻ em mở mang nguồn kiến thức, xây dựng tư duy của mình Một điều chắc chắn rằng những người được tiếp xúc sớm với internet thường có độ hiểu biết rộng hơn những người tiếp xúc muộn

 Ngoài ra, sự hấp dẫn và mới lạ của các thiết bị điện tử tạo cho trẻ em sự hứng thú để tìm tòi khám phá nhiều hơn, kích thích sự phát triển Từ đó góp phần nuôi dưỡng trí tuệ của trẻ nhỏ

Ngày đăng: 11/01/2025, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN