Trên hành trình phát triển, loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, mỗi hình thái kinh tế xã hội đều được quy định bởi một phương thức sản xuất nhất định mang tính thống nhấ
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mác – Lênin (PLT07A)
Đ
Ề TÀI : Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ
sản xuất Liên hệ các vấn đề trong xã hội để làm rõ hơn vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Lan Anh
Lớp : K25TCD
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Lý Phương Anh MSV: 25A4011361
Nguyễn Tạ Minh Châu MSV: 25A4011751
Hoàng Minh Hiền MSV: 25A4012397
Vũ Khánh Linh MSV: 25A4010466
Nguyễn Bảo Long MSV: 25A4010470
Kiều Phương Mai MSV: 25A4010727
Trần Đức Mạnh MSV: 25A4010735
Trần Bảo Ngọc MSV: 25A4011033
Trang 2–
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT 4
1.1 Lực lượng sản xuất 4
1.1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất 4
1.1.2 Cấu trúc của lực lượng sản xuất 4
1.2 Quan hệ sản xuất 5
1.2.1 Khái niệm quan hệ sản xuất 5
1.2.2 Cấu trúc của quan hệ sản xuất 5
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 6
1.3.1 Nội dung mối quan hệ biện chứng 6
1.3.2 Tổng kết về mối quan hệ biện chứng 8
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI ĐỂ LÀM RÕ HƠN VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT ĐỐI VỚI QUAN HỆ SẢN XUẤT 9
2.1 Sự ra đời phương thức sản xuất mới 9
2.2 Lĩnh vực kinh tế 9
2.2.1 Tổng quan về lĩnh vực kinh tế của Việt Nam 9
2.2.2 Tình hình lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam 10
KẾT LUẬN 13
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nghiên cứu về xã hội loài người, C.Mác khẳng định mọi sự thay đổi của đời sống xã hội, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ biện chứng Trên hành trình phát triển, loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, mỗi hình thái kinh tế xã hội đều được quy định bởi một phương thức sản xuất nhất định mang tính thống nhất, song hành giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trước bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ hiện đại, trình độ sản xuất đã có những bước nhảy mang tính đột phá, góp phần khẳng định quan điểm đúng đắn của C.Mác về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần phải phát triển quan điểm của C Mác về vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố quan trọng quyết định tính chất, kết cấu xã hội Trong bất kỳ một phương thức sản xuất nào quan hệ sản xuất cũng phải phù hợp, có mối quan hệ biện chứng hài hòa, chặt chẽ với lực lượng sản xuất Chính vì vậy, một hình thái kinh tế - xã hội ổn định và tồn tại vững chắc thì cần có một quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Kế thừa quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta đã nhận thức và khắc phục được những sai lầm mắc phải trong qua trình đổi mới đất nước là duy trì quá lâu quan hệ sản xuất cố hữu đó chính là chính sách bao cấp tập trung dân chủ khiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trong những năm đầu thập kỷ 80 Trong thời kỳ quá độ có nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết bởi vì nó là bước chuyển tiếp từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên một hình thái kinh tế - xã hội khác Trước những đòi hỏi khách quan về việc phát triển, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phân tích, triển khai đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản
Trang 5xuất Liên hệ các vấn đề trong xã hội để làm rõ hơn vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.” là vô cùng cần thiết mà mang ý nghĩa chính trị sâu sắc
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
từ đó liên hệ đến thực trạng các vấn đề trong xã hội để làm rõ hơn vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất của Việt Nam ngày nay, bài thu hoạch trình bày một cách tổng quan mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về khái niệm, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất Phân tích thực trạng vấn đề
sự ra đời phương sản xuất mới, lĩnh vực kinh tế Việt Nam
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa lý luận
Bài thu hoạch góp phần làm sáng tỏ lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; ý nghĩa các vấn đề trong xã hội để giải quyết vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất của Việt Nam ngày nay
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài thu hoạch góp phần trang bị những kiến thức, lý luận cho sinh viên về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, về những quan điểm cơ bản của triết học Mác– Lênin về con người, ý thức xã hội Đồng thời bài thu hoạch còn làm sáng tỏ tính cấp thiết quan trọng của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để từ đó nhấn mạnh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất
Trang 6đối với quan hệ sản xuất thông qua những nghiên cứu về các vấn đề xã hội của Việt Nam
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1.1 Lực lượng sản xuất
1.1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất
Định nghĩa: Lực lượng sản xuất biểu thị quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất
Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất vật chất, bao gồm các nhân tố vật chất, kỹ thuật tồn tại trong mối quan
hệ biện chứng và tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của con người
1.1.2 Cấu trúc của lực lượng sản xuất
Người lao động (thể lực, trí lực, tâm lực), đóng vai trò quyết định trong các yếu
tố tạo thành lực lượng sản xuất Khi nói đến năng lực của người lao động thì yếu tố tri thức, trí tuệ ngày càng được đề cao cùng với sự phát triển của sản xuất vật chất
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất bao gồm đối tượng lao động, công cụ lao động và tư liệu phụ trợ Trong đó công cụ lao động
là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất
Đối tượng lao động: là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của
con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình
Công cụ lao động: là những yếu tố vật chất mà con người trực tiếp sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng để đáp ứng nhu cầu con người và xã hội
Tư liệu phụ trợ: là những yếu tố tham gia vào quá trình phục vụ sản xuất.
Trang 7Ngoài ra, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn trong lực lượng sản xuất, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, và ngày càng trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” Điều đó thể hiện ở sự thâm nhập ngày càng tăng của tri thức khoa học và sáng chế kỹ thuật, công nghệ mới vào các nhân tố của lực lượng sản xuất biến thành năng lực sản xuất thực tế Những phát minh, sáng chế trên phương diện khoa học kỹ thuật có thể dẫn đến những biến đổi sâu sắc và tiến bộ to lớn về chất lượng của người lao động và tư liệu lao động
1.2 Quan hệ sản xuất
1.2.1 Khái niệm quan hệ sản xuất
Định nghĩa: Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ giữa con người với con
người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất)
Cùng với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất là một trong hai mặt của phương thức sản xuất Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Đây cũng là quan hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu, quyết định của mọi quan hệ xã hội
1.2.2 Cấu trúc của quan hệ sản xuất
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc
chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
là quan hệ quy định địa vị kinh tế-xã hội của con người trong sản xuất, là quan
hệ cơ bản, quan trọng nhất và đặc trưng cho quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác
Quan hệ tổ chức và quản lí lao động: là quan hệ giữa người với người trong
việc tổ chức, quản lý sản xuất Quan hệ này có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền sản xuất xã hội
Trang 8Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: là quan hệ giữa người với người
trong việc phân chia thành quả lao động xã hội sau quá trình sản xuất cho những người lao động Quan hệ này quy định thái độ của người lao động, kích thích trực tiếp lợi ích con người, có thể thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, của đời sống kinh tế xã hội Hoặc, ngược lại, nó có thể làm kìm hãm, trì trệ quá trình sản xuất
Như vậy, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản, quyết định mọi quan hệ xã hội Bản chất của bất kì quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ
thuộc vào sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất (sở hữu tư nhân, sở hữu xã hội).
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, quan hệ sản xuất đều tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị mỗi hình thái kinh
tế xã hội ấy Do đó, khi nghiên cứu, xem xét một hình thái xã hội thì không chỉ đánh giá trình độ lực lượng sản xuất mà còn phải xem xét đến tính chất của quan hệ sản xuất
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.3.1 Nội dung mối quan hệ biện chứng
Thực tiễn cũng đã làm rõ mối quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ đó khẳng định sự tồn tại của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, thể hiện ở các nội dung sau:
Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mối quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, ràng buộc, chi phối lẫn nhau trong quá trình sản xuất của xã hội Mỗi quá trình sản xuất không thể tiến hành được nếu như thiếu một trong hai
Trang 9phương diện đó, trong đó lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là mối quan hệ tất yếu giữa nội dung và hình thức của cùng một quá trình sản xuất
Vai trò lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Sự phát triển và
vận động của phương thức sản xuất khởi nguồn từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất mang tính cách mạng, năng động, thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có tính tương đối ổn định Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất Cơ sở khách quan quy định sự phát triển, vận động không ngừng của lực lượng sản xuất là biện chứng giữa nhu cầu con người và sản xuất; tính cách mạng, năng động và sự phát triển của công cụ lao động; vai trò sáng tạo của lực lượng sản xuất hàng đầu - người lao động; tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử lực lượng sản xuất phát triển, vận động không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi cách kiếm sống, phương thức sản xuất, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình Cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cối xay hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp
Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính
độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại lực lượng sản xuất Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thể hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
Trang 10Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và tạo
“địa bàn đầy đủ” cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp bao gồm
sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất; giữa các yếu
tố tạo thành quan hệ sản xuất; giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Sự phù hợp bao gồm cả việc tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động Nếu quan hệ sản xuất “vượt trước” hay “đi sau” trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đều sẽ không phù hợp Sự phù hợp không có nghĩa là đồng nhất, tuyệt đối mà chỉ là tương đối, trong đó bao hàm cả sự khác biệt Sự phù hợp diễn ra trong sự phát triển và vận động, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
1.3.2 Tổng kết về mối quan hệ biện chứng
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là sự tác động qua lại theo tiến trình phù hợp – không phù hợp – phù hợp Thật vậy, sự phát triển của các phương thức sản xuất diễn ra liên tục không ngừng
Về thực chất, mối quan hệ này là mối quan hệ giữa hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng, và khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ dẫn đến việc tái lập
sự thống nhất mới tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức sản xuất, từ đó thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI ĐỂ LÀM RÕ HƠN VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT ĐỐI VỚI QUAN HỆ SẢN XUẤT
2.1 Sự ra đời phương thức sản xuất mới
Theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có những biểu hiện riêng của nó Mâu thuẫn ấy có
Trang 11thể vận động tự phát, có thể được nhận thức bởi con người và được con người vận dụng tự giác vào quá trình sản xuất Điều này được thể hiện rõ nhất qua thời
kì nguyên thủy, khi trình độ con người chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ,
năng suất lao động còn vô cùng thấp (đặc trưng lực lượng sản xuất lúc bấy giờ)
dẫn tới quan hệ sản xuất là công hữu về tư liệu sản xuất, quản lý công xã chia đều cho mọi người tạo ra phương thức cộng sản nguyên thủy Dần dần, theo quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, con người có nhiều tri thức hơn, công cụ
lao động bằng kim loại được sử dụng rộng rãi, năng suất lao động cao hơn (lực
lượng sản xuất đang được cải thiện rõ ràng), xuất hiện bất bình đẳng trong
phân chia sản phẩm lao động (mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất) tạo ra sự phân chia giai cấp (quan hệ sản xuất mới). Và sau cùng, công xã nguyên thủy tan ra, phương pháp sản xuất chiếm hữu nô lệ được
hình thành (phương thức sản xuất mới).
Như vậy, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời Lúc này quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn, mở đầu cho lực lượng sản xuất phát triển và dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới Tóm lại, ở sự ra đời của phương thức sản xuất mới ta nhận thấy rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất
2.2 Lĩnh vực kinh tế
2.2.1 Tổng quan về lĩnh vực kinh tế của Việt Nam
Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế - xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau Chính vì vậy, C.Mác khẳng định:
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà
là ở chỗ chúng được sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”