II.NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận chung nhìn từ góc độ triết học 1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các sự vật,hiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
Tên chủ đề bài tập lớn: Đề số 02
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Linh Chi
Mã học viên/sinh viên: 21111014972
Lớp: ĐH11KE13
Tên học phần: Triết học Mác - Lênin
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Thu
Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU………1
II.NỘI DUNG……… 1
1.Cơ sở lí luận chung nhìn từ góc độ triết học……… 1
1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả……… 1
1.2.Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả……… 2
2 Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải thích hiện tượng biến đổi khí………2
2.1.Nguyên nhân biến đổi khí hậu……… 2
2.1.1 Nguyên nhân khách quan………3
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan……… 4
2.2.Hệ quả của biến đổi khí hậu……… 4
2.3 Những ảnh hưởng của biến đổi toàn cầu với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng……….5
2.3.1 Hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới……….6
2.3.2 Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam………6
3 Các giải pháp khắc phục……….8
III.KẾT LUẬN……….8
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO……….………9
Trang 3I.MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề cấp bách của mọi thời đại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trái đất chúng ta cũng vận động, khí hậu cũng vận động thay đổi, nhưng tại sao không thay đổi theo hướng có lợi cho con người, tất cả các loài sinh vật mà thay đổi theo hướng có hại đe doạ đến cuộc sống chúng ta? Đó là câu hỏi đặc ra mà chúng ta phải giải quyết vấn đề theo cách nhìn của Triết học Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn
đề tài: “Vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân - kết quả để giải thích về vấn đề biến đổi khí hậu”
II.NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận chung nhìn từ góc độ triết học
1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các sự vật,hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là khâu quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của mối liên hệ phổ biến
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các
Trang 4yếu tố mang tính nguyên
nhân gây nên
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục được hạn chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất
1 định, nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu
1.2 Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tĩnh tại.Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân có thể chuyển hóa thành kết quả Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ khác lại là kết quả; còn kết quả lại trở thành nguyên nhân, nhưng đã ở trong các quan hệ khác, thành nguyên nhân loại khác: nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả cũng tác động lại nguyên nhân
- chúng cũng nằm trong sự tương tác biện chứng Trong khi là hiện tượng tích cực, nguyên nhân tác động lên hiện tượng khác thụ động và gây ra trong nó những biến đổi - tức là kết quả, nhưng kết quả cũng thể hiện sự phản tác động
và từ hiện tượng thụ động chuyển thành tích cực Kết quả không thể là nguyên nhân của chính nguyên nhân gây ra nó Nhưng nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó thì cũng không có nghĩa là mỗi sự vật, hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh ra Trên thực tế, một kết quả có thể
do nhiều nguyên nhân sinh ra, do vậy sự phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài đối với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
Trang 52.Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu
2.1 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến biến đổi khí hậu toàn
2 cầu:
2.1.1 Về nguyên nhân khách quan
- Biến đổi tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, thay đổi quỹ đạo Trái đất, thay đổi dòng hải lưu ở đại dương, do các hoạt động địa chất,…
- Hiệu ứng nhà kính tạo ra một lượng khí metan quá mức cho phép
- Núi lửa phun trào tạo hàng tấn tro bụi là nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu
- Khi nhiệt độ Trái đất tăng đồng nghĩa với nồng độ khí CO2 cũng tăng theo Nên khi cây xanh càng ít thì càng không có khả năng để điều hòa lượng khí CO2 Khi đó Trái đất sẽ càng nóng hơn
- Hiện tượng thủng tầng ozon do hiệu ứng nhà kính
2.1.2 Về nguyên nhân chủ quan
Ngày nay con người với những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại, có nhiều cống hiến cho nhân loại nhưng chính những điều đó đã ảnh hưởng hưởng nhỏ đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn
Họ đang phá hủy chính cuộc sống mà họ tốn công xây dựng một cách "giấu mặt" như vậy
- Do con người thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước
- Sự gia tăng lượng khí CO2, khí nhà kính thải ra từ các hoạt động kinh
tế của con người: Các nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra hàng tấn bụi, khí SO2, NO2, CO Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian
Trang 6và hầu hết đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần.
- Quá trình công nghiệp hóa
- Tàn phá rừng
3
- Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các nhà máy bắt buộc phải xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường
- Khí CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông
- Năng lượng hạt nhân
2.2 Hệ quả của biến đổi khí hậu
Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương
Các núi băng và sông băng đang co lại Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ
Các hệ sinh thái bị phá hủy
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe
Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy
cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ
C nữa Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên
Chiến tranh và xung đột
Trang 7Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ
Dịch bệnh
4 Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh
Hạn hán
Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang
và sẽ chịu cảnh đói khát.Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
Bão lụt
Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi
Thiệt hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế
Trang 82.3 Những ảnh hưởng của biến đổi toàn cầu với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
2.3.1 Hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới
- Tác động đến các loài động vật
5 Rất nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng IPCC cho biết mức tăng trung bình 1,5° C khiến 20 – 30% loài có nguy cơ tuyệt chủng số lượng hổ giảm còn 3.200 con Sự nóng lên ở Hy Mã Lạp Sơn nóng lên nhanh gấp 3 lần làm số lượng báo tuyết giảm một cách rõ rệt
- Tác động đến cực Nam và cực Bắc:
Hậu quả biến đổi khí hậu ở cực Nam: Dải băng ở Nam Cực là khối băng lớn nhất thế giới, chiếm 90% tổng nước ngọt trên bề mặt trái đất.Nhưng tấm băng này ngày càng thu hẹp lại khiến khí hậu trái đất ngày càng tăng lên Hậu quả biến đổi khí hậu ở cực Bắc: Nhiệt độ trung bình ở khu vực này tăng 5° C trong 100 năm qua Dữ liệu gần đây cho thấy sẽ không có băng vào mùa
hè ở Bắc Cực trong vài thập kỉ tới
-Tác động đến biển và đại dương
Nhiệt độ nước tăng và nồng độ carbon dioxide cao, khiến đại dương có tính axit cao hơn
Điều đó dẫn đến các rặng san hô giảm 70-90% khi nhiệt độ tăng 1,5 °
C, khi nhiệt độ tăng lên 2 ° C khiến các rặn san hô biến mất Các loại
cá, thủy hải sản cũng giảm dần có một số loại đang có nguy cơ tuyệt chủng
-Tác động đến rừng: Khí hậu khô hạn, thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường dẫn đến tình trạng khô hạn hoặc ngập lụt kéo
-Tác động đến nguồn nước: Khí hậu nóng lên khiến không khí giữ mức nước cao hơn, lượng mưa lại giảm đi
Trang 92.3.2 Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tác động đến môi trường
Gần đây, các bản tin đang rất xôn xao về tỉ lệ ô nhiễm bụi của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đang ở mức đáng báo động, ảnh hưởng đến sức
6 khỏe người dân Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm, nguồn cung cấp nước sạch không đủ khiến nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lo lắng không có nước sản xuất
Tác động đến nhiệt độ
Nhiệt độ của cả nước có xu hướng tăng lên Nhiệt độ trung bình tăng lên 2,6
độ ở Tây Bắc, tăng 2,5 độ ở Đông Bắc, tăng 2,4 độ ở đồng bằng Bắc Bộ, tăng 2,8 độ ở Bắc Trung Bộ, tăng 1,9 độ ở Nam Trung Bộ, tăng 1,6 độ ở Tây Nguyên và tăng 2 độ ở Nam bộ so với nhiệt độ trung bình những năm 1980-1999
Tác động về lượng mưa
Lượng mưa ở tất cả các khu vực trong nước có xu hương tăng lên Lượng mưa trung bình cả nước tăng 5% so với lượng mưa trung bình những năm
1980 -1999 Hiện tượng xạc lở đất, lũ lụt cũng xảy ra nhiều trong nhưng năm gần đây
Tác động đến trồng trọt chăn nuôi
Trồng trọt: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất thấy rõ nhất là đối với ngành nông nghiệp Theo tính toán của Tổng cục Thống kê năm 2018 trung bình cho giai đoạn 2011-2016 khoảng 66,1% Riêng năm
2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghìn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn
Chăn nuôi: Thời tiết thay đổi, sản lượng nông nghiệp thay đổi, nguồn thức ăn giảm, nguồn nước sạch thiếu hụt…
Trang 10 Tác động đến đời sống con người
Mỗi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, mua gió ngập lụt, nắng nóng kéo dài, khói bụi tính trạng đáng báo động… tác động lớn đến sức khỏe con người, làm tuổi thọ suy giảm, các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp,
7 tim mạch ngày càng tăng
3 Các giải pháp khắc phục
-Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Cần hạn chế khai thác và sử dụng : Than, dầu đốt, khí thiên nhiên, bởi đây chính là những nhiên liệu gây nên hiệu ứng nhà kính Thay vào đó, con người đang dần tìm ra những nguồn nhiên liệu thay thế chúng
-Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể: Việc giảm tiêu thụ không chỉ giúp
tiết kiệm những khoản chi tiêu mà còn góp phần khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu hiệu quả Cụ thể: Hãy hạn chế sử dụng các loại bao bì nilong, nhựa sẽ gây nên hiệu ứng ô nhiễm trắng
-Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày
-Ngành chăn nuôi đã thải ra bầu khí quyển rất nhiều loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính Chính vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để vừa tốt cho sức khỏe lại khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ, không dùng thuốc hóa học sẽ góp phần bảo vệ môi trường
-Nghiêm túc ngăn chặn nạn chặt phá rừng
-Tiết kiệm điện là biện pháp khắc phục hiệu quả.
III KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên đề cập đến các khái niệm, mối liên hệ về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để từ đó có vận dụng đúng đắn về tình trạng biến đổi khí hậu dưới cái nhìn triết học.Theo định luật nhân quả, những hệ quả khủng
Trang 11khiếp của biến đổi khí hậu là do một tay con người tạo ra, chúng ta muốn tạo nên một cuộc sống tiện nghi hơn nhưng vô tình lại làm tổn hại đến tự nhiên Vậy theo qui luật nhân quả, tự nhiên cũng sẽ sớm trả lại những hệ quả đó cho con người Và để hạn chế điều đó xảy ra, chúng ta dưới tư cách là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như thế hệ trẻ tương lai của đất
8 nước, cần có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu rõ nguy
cơ hiểm hoạ của ô nhiễm môi trường, động viên những việc làm có ích tới môi trường, hãy nhớ tới môi trường từ những việc làm nhỏ nhất, hãy biết trân trọng và bảo vệ môi trường vì chúng ta là thế hệ tiếp nối
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình triết học Mác- Lênin – Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội – 2021
2 Minh Hiếu - Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam và Thế Giới – Haku - https://haku.vn/hau-qua-cua-bien-doi-khi-hau/
3 Như Quỳnh - Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? Những hậu quả và tác hại – Giai ngo - https://giaingo.info/nguyen-nhan-bien-doi-khi-hau/
4 Thảo Lê, Thanh Trà - Việt Nam nỗ lực cùng thế giới chống biến đổi khí hậu – Báo Nhân Dân -
https://special.nhandan.vn/Vietnam_nolucchong_biendoikhihau/index.h tml
5 VH - Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam –
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-doi-khi-hau-va-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-594203.html