1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Hoạt Động Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Công Ty CP Thương Mại Và Dịch Vụ HBS Việt Nam
Tác giả Ngô Văn Mạnh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Ngọc Thúy
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 6,89 MB

Nội dung

Vì vậy, em đã quyết định thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng nhậpkhẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBSViệt Nam giai đoạn 2021 – 2023” để tìm hiểu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG

TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT

NAM NGÔ VĂN MẠNH

Hà Nội – năm 2024 (Bold, size 13)

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ

DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Ngô Văn Mạnh

Ngành đào tạo: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Đỗ Thị Ngọc Thuý

Hà Nội – năm 2024

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúcBẢN CAM ĐOAN

Tên tôi là: Ngô Văn Mạnh

Mã sinh viên: 20111532656 Lớp: DH10LQ3

Ngành: Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng

Tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất

kỳ hình thức nào Nếu phát hiện có bất kỳ hình thức gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2024

Ngô Văn Mạnh

Trang 4

MỤC LỤC

BẢN CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 5

1.2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 8

1.3.NHẬN XÉT CHUNG 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 13

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 13

2.1.1 Khái niệm nhập khẩu hàng hoá 13

2.1.2 Khái niệm nhập khẩu bằng đường biển 13

2.1.3 Đặc điểm cơ bản 14

2.1.4 Vai trò 15

2.2 CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 16

2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác 16

2.2.2 Nhập khẩu tư doanh 17

2.3 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 18

2.3.1 Chỉ số lợi nhuận trên tài sản – ROA 18

2.3.2 Chỉ số vòng quay các khoản phải thu – Accounts Receivable Turnover Ratio: 19

2.3.3 Chỉ số vòng quay các khoản phải trả - Accounts Payable Turnover Ratio 19

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 20

2.4.1 Yếu tố bên ngoài công ty 20

2.4.2 Yếu tố bên trong công ty 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM 22

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM 22

3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 29

3.2.1 Cơ cấu dịch vụ của công ty 29

3.2.2 Cơ cấu thị trường và các mặt hàng nhập khẩu của công ty 31

3.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hbs việt nam giai đoạn 2021 – 2023 34

Trang 5

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM 36

3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam năm 2021 - 2023 36

3.3.2 Phân tích SWOT 38

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM 43

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2025 – 2026 43

4.2 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM 44

4.2.1 Đối với nhà nước 44

4.2.2 Đối với doanh nghiệp 45

KẾT LUẬN 48

KIẾN NGHỊ 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 54

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm ngồi trên ghế nhà Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô là niềm vinh hạnh và hạnh phúc lớn của em Em đã được thầy cô truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng như kiến thức xã hội Em xin gởi đến quý thầy cô Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất Em xin chân thành cảm ơn

Cô Đỗ Thị Ngọc Thuý đã giúp em hoàn thành Khóa Luận này, đã tận tình chỉ bảo những sai sót và hướng dẫn cho em bổ sung, sửa đổi giúp cho khóa luận được hoàn thiện hơn Em chân thành biết ơn

Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Trong quá trình thực tập tại công ty HBS em được bổ sung nhiều kiến thứcngoài thực tế trên nền tảng lý thuyết em đã được học tại trường Nhờ đó, em đã hiểu thêm hoạt động Nhập khẩu hàng hoá, giúp em thêm tự tin để tiến bước trong xã hội Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty HBS, đã tạo điều kiện cho em hiểu thêm những kiến thức ngoài thực tế qua những lần giao nhận hàng xuất nhập khẩu

Em xin chúc ban lãnh đạo và tập th ể cán bộ công nhân viên công ty HBS luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe Ban GiámHiệu, quý thầy cô và các anh chị trong công ty HBS Kính chúc sự thành công vàphát triển vững mạnh đến quý công ty

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

5 C/O Certificate of Origin ( Chứng nhận xuất xứ)

6 THC Terminal Handling Charge ( Phụ phí xếp dỡ container)

( Phương pháp bình phương bé nhất)

Harmonized Commodity Description and Coding System

( Mã khai báo hải quan)

(Phiếu giao nhận)

11 C/I Commercial Invoice ( Hoá đơn thương mại

12 VAT Value-Added Tax ( Thuế giá trị gia tăng)

13 P/L Packing List ( Bảng kê/Phiếu chi tiết hàng hóa)

15 C/A Certificate of Analysis ( Chứng nhận phân tích thành

phần sản phẩm )

16 C/I Certificate of Insurance ( Chứng nhận bảo hiểm )

17 FCL/LCL Full container load/ Less than container load

( Hàng xếp đủ/không đủ một container )

18 FOB Free on Board ( Giao hàng trên boong tàu )

( Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí )

thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự của công ty 28Bảng 3.3: Cơ cấu dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu giai đoạn 2021-2023 34Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụHBS Việt Nam năm 2023 32Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam năm 2023 33Bảng 3.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023 34Bảng 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ HBS Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 36

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu giá trị dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu của

Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần thương mại

Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần thương

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa phát triển và phổ biến như hiệnnay, hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại

và phát triển của một đất nước Tham gia, hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế đã

và đang là xu hướng chung, tất yếu của các quốc gia trên thị trường toàn cầu.Vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những ưu tiên hàng đầucần được tập trung đầu tư cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài trên cơ sở của sựphân công lao động và chuyên môn hóa chuẩn quốc tế

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới Hòachung nhịp bước của công cuộc toàn cầu hóa, việc gia nhập các tổ chức thươngmại quốc tế (WTO) và tham gia ký kết các hiệp định thương mại (ASEAN, FTA,

…) đã tạo ra không chỉ nhiều cơ hội mà còn nhiều thách thức đối với một đấtnước có nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của xuất nhập khẩu như Việt Nam.Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng tíchcực và tối ưu nhất

Trước bối cảnh đó đã đặt ra cho ngành thương mại nói chung và các công

ty thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng trong đó có Công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ HBS Việt Nam nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt vớinhiều thách thức Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiếnlược phát triển phù hợp, sự thích nghi nhanh nhạy và sự ứng biến linh hoạt, năngđộng, sáng tạo nhằm tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích cho công ty và đất nước Quathời gian thực tập tại phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần thương mại và dịch

vụ HBS Việt Nam, được tiếp cận, nghiên cứu và so sánh giữa lý thuyết và thựctiễn hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng container, em nhận thấy được sức ảnhhưởng

Trang 11

không nhỏ của hoạt động này đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, em đã quyết định thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng nhậpkhẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBSViệt Nam giai đoạn 2021 – 2023” để tìm hiểu về quá trình hình thành cà lịch sửphát triển, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của công

ty cùng với những kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích và đánh giá thực trạng hoạtđộng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Thương Mại vàDịch Vụ HBS Việt Nam Nghiên cứu nhằm hiểu rõ về quy trình, các vấn đề, vàthách thức mà công ty đang phải đối diện trong việc nhập khẩu hàng hóa quađường biển

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ tập trung vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đườngbiển tại Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ HBS Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu sẽ bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu liênquan đến quy trình, hiệu quả và các vấn đề đặc biệt của hoạt động nhập khẩuhàng hóa bằng đường biển tại công ty HBS Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã nghiên cứu đề tài em đã sử dụng các phương pháp:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương

pháp quan sát thực tế thông qua quá trình tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cán bộ nhân viên công ty đánh giá về chất lượng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong

khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệu được thu thập từ: Nguồn dữ liệu nội bộ Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ HBS Việt Nam như: các báo cáo của báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo của phòng xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 2021 – 2023 Ngoài ra, thu thập nguồn dữ liệu bên ngoài như các bài viết có liên quan được đăng trên website của công ty

Phương pháp so sánh: đối chiếu các số liệu thực tế về tình hình hoạt độngkinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ HBS ViệtNam

qua các năm 2021, 2022, 2023

Phương pháp quan sát thực nghiệm: nghiên cứu cách ghi chứng từ, nghiệp vụ

Trang 13

giao nhận và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

Phương pháp phân tích SWOT cho phần nội dung Đánh giá hiệu quả hoạtđộng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Công ty Cổ phần Thương Mại vàDịch Vụ HBS Việt Nam

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương sau:

Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu

Chương 2 - Cơ sở lý luận về nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Chương 3 - Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại tạiCông ty Cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ HBS Việt Nam

Chương 4 - Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại tại Công ty Cổ phần Thương Mại

và Dịch Vụ HBS Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Chu kỳ kinh tế thế giới và tác động của nó đến vận tải biển toàn cầu

Economic cycles in maritime shipping and port – The path to the crisis of

2008 – Gustaff de Monie, Jean-Paul Rodrigue, Theo Notteboom, 2010.

Bài viết vận dụng lý thuyết về CKKT để giải thích sự hình thành của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và ảnh hưởng sâu sắc của nó đến hàng hải quốc

tế Các số liệu thống kê từ những năm 1950 đến năm 2007 cho phép các nhà khoahọc phân tích khá toàn diện mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa vận chuyểnbằng đường biển toàn cầu với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó, bàiviết cũng khẳng định đã có sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữa ngành côngnghiệp tài chính với ngành VTB Theo truyền thống, các công cụ tài chính nâng đỡ

và là cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của VTB quốc tế Cuối cùng, bài viếtcũng bình luận về phương pháp dự báo được sử dụng nhiều để xác định biến độngcủa lượng container vận chuyển bằng đường biển Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừnglại ở việc nhận định có mối quan hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008với VTB quốc tế mà chưa phân tích chi tiết cũng như định lượng được mối quan hệđó

Crisis in shipping cycle - George Logothetis – 2008

Bài báo có tính thời sự vì mô tả trung thực diễn biến của cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới 2008 Tác giả cũng cho rằng chính sách tài khóa tiêu cực của cácnước trong khối OECD nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công là những nhân tốchính gây ra thời kỳ suy thoái kéo dài trong ngành VTB toàn cầu Bên cạnh đó,bằng phương pháp phân tích thống kê tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽgiữa thương mại toàn cầu và VTB

Maritime economics 3rd edition - Martin Stopford – 2009

Trang 15

Cuốn sách hơn 800 trang của Stopford là cuốn sách giáo khoa viết về kinh tếhọc ứng dụng trong ngành kinh doanh hàng hải với đầy đủ cơ sở lý thuyết và sốliệu minh họa thực tiễn Sáu phần chính của cuốn sách lần lượt là: giới thiệu vềVTB, thị trường kinh doanh vận tải, công ty kinh doanh VTB, tuyến đường biển và

hệ thống vận tải, đội tàu buôn và cung ứng VTB, dự báo và kế hoạch Phần trựctiếp liên quan đến luận án là về thị trường kinh doanh vận tải Phần này gồm có 3chương Trong đó, chương đầu tiên mang tên chu kỳ thị trường VTB có đề cập tớicác biến động mang tính chu kỳ của hoạt động vận tải Tác giả đã đưa ra và phânbiệt các khái niệm: chu kỳ ngắn hạn, chu kỳ dài hạn và chu kỳ mùa vụ trong VTB.Bên cạnh đó, bằng số liệu thống kê qua hơn hai thế kỷ, tác giả đã chứng minh nhậnđịnh về sự tồn tại của chu kỳ trong VTB Đáng chú ý là chu kỳ thuyền buồm(sailing ship cycles) 1741 – 1869, chu kỳ thị trường tàu buôn (tramp ship cycles)

1869 - 1936, chu kỳ thị trường vận tải hàng rời (bulk shipping market cycles) 1945-2008 Tuy nhiên, tác giả không đề cập tới mối liên hệ giữa CKKT thế giới và chu

kỳ thị trường VTB toàn cầu Cuối cùng, trước khi kết thúc chương, tác giả đã cómột vài phân tích mang tính dự báo về chu kỳ thị trường vận tải Ở phần cuối cuốnsách (part 6: forecast and planning), Stopford đã khuyến nghị sử dụng công cụ địnhlượng để nghiên cứu các dữ liệu dãy số thời gian trong VTB nhằm dự báo và đưa

ra các kịch bản cho tương lai Tác giả đã chứng minh bằng việc sử dụng công cụđịnh lượng phổ biến là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượngcác hàm hồi qui đơn biến và và đa biến mô tả các mối quan hệ kinh tế trong VTB.Đây là một gợi ý quan trọng để NCS thiết lập mô hình định lượng cho đề tài luận

án

Shipping out of the economic crisis– Jan Hoffman – 2009

Bài báo về VTB trong khủng hoảng của Jan Hoffman (2009), trưởng banthuận lợi hóa thương mại của Liên hợp quốc, lại tiếp cận VTB ở một góc độ khác.Trong đó, tác giả chỉ ra quá trình điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh của VTB

Trang 16

thế giới trong khủng hoảng theo lý thuyết cung cầu Trong khủng hoảng, các hãngtàu thường có các động thái cơ bản như dừng các đơn đặt hàng đóng mới phươngtiện, nhượng bán tàu cũ cho các hoạt động phá dỡ, giảm tốc độ chạy tàu để tiếtkiệm chi phí nhiên liệu, thậm chí có thể tạm ngừng khai thác từng phần hoặc toàn

bộ đội tàu để chờ đợi kinh tế phục hồi Cung vận tải vì thế sẽ giảm dần tới khi cácgiao dịch thị trường có thể tiếp tục diễn ra ở trạng thái cân bằng mới

Review of maritime transport 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 – Liên Hiệp Quốc

Cuốn tạp chí thường niên của Liên Hiệp Quốc cung cấp một cách đầy đủ vàtoàn diện thực trạng ngành vận tải đường biển toàn cầu mỗi năm và so sánh vớilịch sử VTB Trong đó, nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra một cách rõ ràng mối quan

hệ hữu cơ giữa sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và hoạt động vận chuyển đườngbiển Các phân tích khách quan dựa trên cơ sở dữ liệu đã đồng thời giải thích lý docủa mối quan hệ đó Người đọc dễ dàng nhận ra biến động chu kỳ của VTB gắnliền với các giai đoạn khủng hoảng và gia tăng mạnh mẽ hoạt động kinh tế Bằngviệc dẫn chiếu số liệu thống kê về sản lượng hàng hóa vận chuyển, biến động chỉ

số cước của các nhóm hàng hóa chủ yếu (hàng container, hàng rời, hàng lỏng vàhàng bách hóa), qua đó chứng minh mối quan hệ giữa các biến động kinh tế ngắnhạn với hoạt động của ngành VTB Mặc dù không cung cấp phương pháp và cáchthức để xác định ảnh hưởng qua lại giữa biến động kinh tế ngắn hạn và hoạt độngvận chuyển đường biển nhưng có thể coi đây là nguồn tài liệu tham khảo đáng tincậy cho các nghiên cứu chuyên ngành

• Các bài báo và cuốn sách để cập tới tác động của các biến động vĩ mô đếnVTB nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nói riêng mà NCS

đã được đọc có một số điểm chung sau đây:

- Mang tính thời sự vì được viết vào thời kỳ 2008 – 2009, khi mà khủnghoảng kinh tế toàn cầu đang ở mức độ sâu sắc nhất

Trang 17

- Sử dụng một số lý thuyết của khoa học kinh tế như lý thuyết chu kỳ, lýthuyết cung cầu và công cụ phân tích thống kê để luận giải tác động của biếnđộng vĩ mô nói chung, khủng hoảng kinh tế nói riêng đến ngành VTB thế giới.

1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Luận văn: ”Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở việt nam” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng do GS.TS Vương Toàn Thuyên hướng dẫn Đề tài đã đánh giá, phân tích CKKT của Vệt Nam cũng như các giai đoạn phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong 31 năm Công cụ định lượng được sử dụng trong

đề tài đã cho thấy sự tồn tại của CKKT ở Việt Nam, chỉ ra tác động về mặt lượng giữa các nhân tố tạo thành và ảnh hưởng đến CKKT tới kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Thông qua đó, đề tài xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tác động trễ của các nhân tố đó, làm cơ sở đề

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam Mặt khác, mô hình định lượng được sử dụng trong đề tài

có thể áp dụng ở phạm vi doanh nghiệp để giúp các nhà quản lý nhận diện tác độngcủa các biến động kinh tế tới kết quả SXKD, từ đó có được các quyết sách phù hợp trong bối cảnh các biến động kinh tế ngắn hạn diễn ra liên tục như hiện nay.Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóanhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH dịch vụ vật tư và thương mạiViệt Hoa” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 Nội dung: Bài luận văn nói

về hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và kinhdoanh vận tải tàu biển nói riêng, và đề cập thực trang hoạt động giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH dịch vụ vật tư vàthương mại Việt Hoa Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khitham gia vào lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp hoàn thiện những hạn chế còn

Trang 18

tồn tại Bên cạnh đó đề xuất với cơ quan chức năng những kiến nghị đểtạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Luận văn thạc sỹ: “Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Khánh Dungđược thực hiện năm 2004, với nội dung: rình bày khái niệm chung về giaot

nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và những vấn đề chung về quản lý hoạt độnggiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đồng thời, nêu lên thực trạng hoạtđộng giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ởViệt Nam trong những năm gần đây và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằmphát triển hoạt động giao nhận, tăng cường quản lý hoạt động giao nhận củaViệt Nam

Luận văn thạc sỹ: “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP.HCM” của tác giả Trần Thị Trang năm

2008 do TS Lê Phan Thị Diệu Thảo hướng dẫn Nội dung: phân tích dịch vụgiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và nâu rõ thực trạng về dịch vụ này tạithành phố Hồ Chí Minh Bài luận văn cũng nêu những ưu điểm và hạn chế củadoanh nghiệp kinh doanh vận tải trong thương mại quốc tế từ đó đưa ra các biệnpháp sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mộtcách hợp lý hơn và có sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa

Luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàngnhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đường biển của công tyInterlogistics” của tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh năm 2013, đã khái quát được

cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận vận tải hàng nhập khẩu bằng đườngbiển Tác giả đã làm rõ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo điều kiện

Trang 19

Door to Door bằng đường biển của công ty Inter logistics, phân tích tình hìnhhoạt động kinh doanh của công ty, những thành quả đạt được và hạn chếtrong quá trình cung cấp dịch vụ của Công ty, từ đó có những biện pháp đểcải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty.

Trần Thị Mỹ Hằng (2012) với đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng dịch

vụ logistic tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên địa bànTP.HCM đến năm 2020”, tác giả đã thực hiện khảo sát trên các doanh nghiệp

sử dụng dịch vụ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại địa bàn để đề xuấtmột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics

Tác giả Trần Văn Hợp (2014) với luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượngdịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH giaonhận vận tải Hà Thành”, thông qua việc phân tích thực trạng kết hợp với khảosát, tác giả đã đề xuất một số biện pháp bao gồm rút ngắn thời gian vận chuyểnhàng hóa, thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và nâng cao trình độnguồn nhân lực tại công ty

Vũ Thị Hậu (2021) với đề tài luận văn “Biện pháp phát triển hoạt độnggiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH thương mại và giaonhận Minh Trung” Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận căn bản về hoạtđộng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, phân tích thực trạng hoạt động giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và giao nhậnMinh Trung và đề xuất các biện pháp để phát triển hoạt động giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu tại công ty

Trang 20

Luận văn “Một số biện pháp cơ bản hoàn thiện quy trình giao nhận vậntải của công ty TNHH một thành viên giao nhận Konet” của tác giả NguyễnĐức Long (2021), đề tài đã hệ thống hóa những lý luận căn bản về hoạt độnggiao nhận vận tải, phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu tại công ty TNHH một thành viên giao nhận Konet và đề xuất một số biệnpháp cơ bản hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải tại công ty.

Vũ Thị Quỳnh (2016) với luận văn “Chất lượng dịch vụ giao nhận vậntải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạnNippon Express Việt Nam tại Hà Nội” Luận văn đã hệ thống hóa lý luận vềchất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đánh giá chấtlượng dịch vụ của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 và đềxuất các biện pháp gồm xây dựng mô hình quản lý chất lượng, củng cố, tăngcường mở rộng mạng lưới các đại lý, nâng cao năng lực chuyên môn và đầu tưnâng cấp cơ sở vật chất, công nghệ

1.3 NHẬN XÉT CHUNG

Những đề tài trên đây đã nghiên cứu và phân tích khá rõ về tình hình giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường thương mại quốc tế, về một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển, … Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau trong quá trình nghiên cứu, mỗi công trình đều có những đóng góp hết sức tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Namhiện nay Các công trình nghiên cứu kể trên đều có đối tượng nghiên cứu là mốiquan hệ giữa một vấn đề vĩ mô (tăng trưởng, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế vàquản lý nhà nước) với các vấn đề thuộc kinh tế ngành (ngoại thương, xuất nhập

Trang 21

khẩu, phát triển đội tàu, dịch vụ VTB) Nền tảng lý thuyết của các luận án nói trên đều là khoa học kinh tế được ứng dụng trong từng ngành cụ thể Các luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề Tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian, mỗi công trình đều thu được những kết quả nhất định, có tính thời sự trong từng giai đoạn lịch sử Các nghiên cứu về quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với thương mại quốc tế hầu hết đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến VTB mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê hoặc sử dụng phương pháp mô hình hoá Để giải quyết đề tài luận án, em lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu truyền thống Đoạn văn cho rằng đây là một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu các vấn đề

về kinh tế vận tải biển tại Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.1.1 Khái niệm nhập khẩu hàng hoá

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Đây làquá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới Kinh doanhnhập khẩu là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế và các công ty nước ngoài để tiếnhành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa và nối liền hoạt động ngoạithương giữa các quốc gia với nhau Bên cạnh đó, kinh doanh nhập khẩu còn làhoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuấtkhông đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và những hàng hóa mà sản xuất trong nướckhông có lợi bằng nhập khẩu để cân đối, ổn định và tăng sức cạnh tranh giữasản phẩm trong nước và nước ngoài

2.1.2 Khái niệm nhập khẩu bằng đường biển

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết tận dụng biển làmcác tuyến đường giao thông để giao lưu, thông thương các vùng miền, các quốcgia với nhau trên thế giới Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trởthành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế

So với các phương thức vận chuyển hàng hóa khác thì khối lượng hànghóa vận chuyển bằng đường biển chiếm gần 80% tổng khối lượng hàng hóa vậnchuyển trên toàn thế giới Dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển là loại hìnhvận tải quốc tế sử dụng container chứa đựng hàng hóa và sử dụng tàu biểnchuyên dụng di chuyển trên mặt biển nhằm chuyên trở hàng hóa từ quốc gianày đến quốc gia khác Theo International Standard Organization – ISO:Container là một phương tiện vận tải có hình dáng cố định, tính chất bền chắc,đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhiều lần, có cấu tạo đặc biệt, thuận lợi cho việc

Trang 23

chuyên chở hàng hóa bằng một hay nhiều phương thức vận tải, đặc biệt là vậntải bằng đường biển mà không phải dở hàng ra và đóng gói lại dọc đường.Loại thùng chứa hàng đặc biệt được thiết kế thuận tiện, dễ dàng cho việc đónggói và rút hàng ra khỏi container.

Hình 1.1: Top 20 cảng biển và 50 cảng container lớn nhất thế giới

2.1.3 Đặc điểm cơ bản

• Phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu biển công suất lớn

Trang 24

• Quãng đường vận chuyển ở trên mặt biển (mặt nước).

• Tuyến vận tải thường đi qua nhiều cảng biển

2.1.4 Vai trò

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, hàng hóaphục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động và giảiquyết sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trong thị trường nội địa

+ Đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn củanước nhà, đảm bảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai tháctriệt để lợi thế so sánh của quốc gia

+ Góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc

tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanhtoán quốc tế Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước

Những ưu điểm vượt trội của vận tải đường biển

- Chi phí cho việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biển thấp vìhầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển)

- Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác

- Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải biển thường rất lớn: một tuyến

có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả haichiều, đồng thời phương tiện vận tải biển có thể chở được hầu hết các loạihàng hoá với khối lượng lớn

- Vận tải bằng đường biển đặc biệt có ưu thế trong việc vận chuyển nhiều loạihàng hoá khác nhau, đặc biệt là khả năng sử dụng các container chuyên dụng

Trang 25

để vận chuyển hàng hóa.

Nhược điểm của vận tải đường biển

Vận chuyển thời gian dài

Việc vận chuyển hàng bằng đường biển sẽ mất tương đối nhiều thời gian hơn Thích hợp đối với những đơn hàng không cần giao gấp Tốc độ khai thác tàu còn nhiều hạn chế dẫn đến phải đến 1 tháng hàng mới đến trong khi chỉ từ 2 – 3ngày đối với đường hàng không

Rủi ro hàng hoá

Khả năng phát sinh rủi ro sẽ gia tăng khi thời gian từ lúc xếp hàng đến lúc dỡ hàng diễn ra lâu Hàng hoá có thể bị hư hại hay thất thoát khi gặp tình trạng thời tiết xấu hay bị trì hoãn vì bị giữ lại ở hải quan

Chi phí kết hợp

Chi phí có thể phát sinh khi cần kết hợp với các phương thức vận tải khác để nhận hàng từ bên gửi và bàn giao hàng lại cho bên nhận Việc kết hợp này có thể làm kéo dài thời gian giao nhận hàng khiến chi phí thời gian và khoản phí liên quan tăng lên

Không giao hàng tận nơi

Kích thước tàu vận chuyển thường lớn nên chỉ vận chuyển hàng hoá được đến cảng đích Sau đó, phải sử dụng đường bộ để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.Điều này có lẽ là nhược điểm lớn nhất của phương thức vận tải đường biển khi

so với các hình thức khác

Nước biển ô nhiễm

Vì sự thờ ơ, ý thức kém và kèm theo nhiều tai nạn, hư hỏng tàu khiến cho các chất gây ô nhiễm tràn lan ra biển Hay việc vứt rác bừa bãi của các thuyền viên trên biển cũng khiến cho hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng

2.2 CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM

2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác

Trong giao dịch quốc tế, một số trường hợp vì thiếu các yếu tố nguồn lực nêncác doanh nghiệp này không thể tham gia một cách trực tiếp vào hoạt độngnhập khẩu Để khắc phục nhược điểm ấy, phương thức nhập khẩu ủy thác đã rađời Theo phương thức này, các doanh nghiệp đó ủy thác cho doanh nghiệp có

Trang 26

chức năng giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình.Doanh nghiệp nhận ủy thác được hưởng một phần thù lao gọi là phí ủy thác vàkhông phải bỏ vốn, xin hạn ngạch (nếu có), nghiên cứu thị trường mà chỉ đứng

ra làm đại diện cho doanh nghiệp ủy thác giao dịch, ký kết hợp đồng cũng nhưcác thủ tục liên quan đến quy trình nhập khẩu

2.2.2 Nhập khẩu tư doanh

Nhập khẩu tư doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanhnghiệp nhập khẩu trực tiếp Yêu cầu doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trườngtrong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhậpkhẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốctế

Nhập khẩu liên doanh:

Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liênkết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanhnghiệp nhập khẩu trực tiếp) Nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề racác chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạtđộng này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi haycùng chịu lỗ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp giữa các bên

Nhập khẩu đổi hàng:

Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủyếu của buôn bán đối lưu Đây là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuấtkhẩu và phương tiện thanh toán không dùng tiền mà là hàng hoá Mục đíchkhông phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩuđược hàng và thu lãi từ hoạt động xuất khẩu đó

Nhập khẩu tái xuất:

Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ

Trang 27

trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãnnhu cầu và thu lợi nhuận Kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuấtnày gồm có các chủ thể: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất.

2.3 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.3.1 Chỉ số lợi nhuận trên tài sản – ROA

ROA (Return on Assets) được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản Đây làchỉ số đo lường mức sinh lợi so với mức tài sản của cùng một công ty.Công thức tính chỉ số:

ROA = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản của doanh nghiệp

ROA thường được sử dụng khi so sánh hiệu suất của một công ty giữacác thời kỳ hoặc khi so sánh hai công ty khác nhau có cùng quy mô và ngành.Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp cànghiệu quả hoặc ngược lại

Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE

ROE (Return on Equity) được gọi là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.ROE phản ánh năng lực của công ty sử dụng đồng vốn để sinh lời như thế nào.Công thức tính chỉ số:

ROE = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/ Vốn chủ sở hữu

Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE càng cao cho thấy khả năng sử dụng vốncàng hiệu quả của doanh nghiệp Chỉ số ROE cao và duy trì trong nhiều nămcũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Thông thường, chỉ số ROEđược nhà đầu tư coi trọng hơn chỉ số ROA Nhưng hiện nay hai chỉ số ROA vàROE thường đi cặp với nhau Qua đó, nhà đầu tư xem xét đòn bẩy tài chính của

doanh nghiệp dựa trên công thức: ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Trang 28

Vòng quay hàng tồn kho – Inventory Turnover Ratio

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồnkho của công ty

Công thức tính chỉ số:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + Hàng tồn kho năm nay)/2

Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho lànhanh và ngược lại Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngànhnghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao

sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời giantín dụng dài hơn Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảmthì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng

và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức

Công thức tính chỉ số:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

Trang 29

Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

2.3.3 Chỉ số vòng quay các khoản phải trả - Accounts Payable Turnover Ratio

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhàcung cấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnhhưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.4.1 Yếu tố bên ngoài công ty

Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế: hoạt động nhậpkhẩu hoạt động trong một khung cảnh rộng lớn là nền kinh tế thế giới, thịtrường quốc tế, đối tượng hợp tác rất đa dạng Việc mở rộng các mối quan hệchính trị ngoại giao sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tiền đề pháp lý cho các tổ chứckinh doanh phát triển những bạn hàng mới

Môi trường chính trị - xã hội: ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhậpkhẩu Đảm bảo ổn định về chính trị, giữ vững môi trường hoà bình và hữu nghịvới các nước trên thế giới, tạo bầu không khí thuận lợi cho các hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng

Trang 30

Môi trường kinh doanh: đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế trong đóchú ý đảm bảo tỷ giá hối đoái ổn định và phù hợp, khắc phục sự thâm hụt củacán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế nhằm lành mạnh hoá môitrường kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

2.4.2 Yếu tố bên trong công ty

Nhân tố con người: đội ngũ cán bộ công nhân viên là một nhân tố quantrọng có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt độngkinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Với đội ngũ cán bộcông nhân viên năng động, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình,tích cực trong công tác kết hợp thì sẽ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinhdoanh

Vốn kinh doanh: Là nhân tố tối quan trọng, là cơ sở cho việc mở rộnghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện công việckinh doanh của mình dễ dàng hơn

Tổ chức hoạt động kinh doanh: đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến điềukiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Việc tổ chức kinhdoanh càng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, phù hợp vớiyêu cầu kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì sẽ gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất và uy tín của doanh nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi chocông việc kinh doanh của công ty như: việc giữ gìn bảo quản hàng hoá được tốthơn, tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ

Trang 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HBS VIỆT NAM

Lịch sử hình thành

Hình 3.1: Logo của công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam

Tên tiếng anh: HBS VIET NAM TRADING AND SERVICES JOINT STOCK COMPANY

Trang 32

sôcôla, phô mai, sữa chua, đậu nành, khoai tây… với các đối tác từ các thịtrường lớn như Mỹ, Ai Cập, Hàn Quốc,Trung Quốc, Philippin, Hy Lạp, NamPhi, Úc, New Zealand.

Quá trình phát triển

Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam được thành lập từ năm 2013 đến nay với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, công ty đã thực sự trưởng thành và ngày càng nâng cao uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Ban đầu công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu như nông sản, thủ công mỹ nghệ, thức ăn gia súc, nguyên liệu và thành phần bao bì…với các đối tác từ các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ.Năm 2018 là cột mốc quan trọng cho sự pháp triển của công ty, qua việctrở thành nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm phô mai Teama hộptròn 8 miếng của tập đoàn Best Cheese Company (Ai Cập), với chất lượng vượttrội của sản phẩm, giá cả hợp lý và đó là sản phẩm phô mai duy nhất được nhậpkhẩu nguyên nguồn gốc từ Ai Cập và mang lại thành công trên thị trường ViệtNam, đồng thời cũng mang đến sự hài lòng cho người tiêu dùng tại Việt Nam

Thành công lại tiếp nối, năm 2016, công ty chính thức nhập khẩu và phânphối độc quyền thương hiệu khô bò Jack Link’s (New Zealand), sôcôlaChocorock (Hàn Quốc), sữa chua men sống thương hiệu Ehrmann (Đức) trênhầu hết các siêu thị trên toàn quốc

Với những thành tựu cũng như uy tín đạt được trên trường quốc tế, năm

2017 công ty được sự tín nhiệm trở thành nhà nhập khẩu và phân phối độcquyền thương hiệu mỹ phẩm Nail Precision (Mỹ), mỹ phẩm thương hiệuEvergood, hóa mỹ phẩm LG, thực phẩm chức năng thương hiệu Botem của tậpđoàn Natural F&P Corp (Hàn Quốc) và bánh quy Bergen (Ba Lan) Năm 2018

Trang 33

công ty bắt đầu với các sản phẩm mới như đường giảm cân Halo, thuốc rửa vếtthương Cycle Light cho trẻ em Năm 2019, công ty đã mở rộng công ty thựcphẩm chuyên về phân phối các mặt hàng sản phẩm Pureen trên hệ thống cácsiêu thị, hệ thống bán lẻ và trưng bày triển lãm hàng hóa ở các hội chợ.

Với phương châm kinh doanh: “Ưu tiên hàng đầu là uy tín và sự hài lòng đối với khách hàng”, TMT Co., LTD luôn có trách nhiệm và uy tín trước khách

hàng, không ngừng phát triển và mở rộng kênh phân phối khắp cả nước Hiện nay, với đội ngũ lãnh đạo, nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình

và đặc biệt với những thành công đạt được và danh tiếng của mình, công ty đang

là nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác của cho nhiều đối tác là các tập đoàn vừa trong và ngoài nước và đã không ngừng gặt hái được những thành công

và không ngừng mở rộng phát triển để tạo sự uy tín, sự tín nhiệm cho khách hàng.Đây cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều công ty đặt lòng tin làm đối tác kinh doanh với công ty HBS trong những năm gần đây Qua đó, thể hiện một dấu hiệu tốt cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho công ty trong tương lai

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của công ty

a) Chức năng

- Kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, phân phối các mặt hàng:

+ Hàng xuất khẩu: nông sản, thủ công mỹ nghệ…

+ Hàng nhập khẩu: hạt nhựa, thực phẩm, gỗ, thành phẩm bánh kẹo, sôcôla, phô mai…

đường biển, đường hàng không, vận chuyển hàng hóa về kho cho kháchhàng

b) Nhiệm vụ

Tuân thủ quy định của Nhà nước trong kinh doanh và thực hiện tốt nghĩa

Ngày đăng: 09/01/2025, 16:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Top 20 cảng biển và 50 cảng container lớn nhất thế giới - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 1.1 Top 20 cảng biển và 50 cảng container lớn nhất thế giới (Trang 23)
Hình 3.1: Logo của công ty - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 3.1 Logo của công ty (Trang 31)
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý (Trang 35)
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự của công ty - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty (Trang 37)
Bảng 3.2: Cơ cấu dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu giai đoạn 2021- - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 3.2 Cơ cấu dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu giai đoạn 2021- (Trang 38)
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu giá trị dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu giá trị dịch vụ giao nhận vận tải hàng nhập khẩu (Trang 39)
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần (Trang 41)
Hình 3.5: Biểu đồ cơ cấu cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần (Trang 42)
Bảng 3.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của  công ty giai - Thực trạng hoạt Động nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty cp thương mại và dịch vụ hbs việt nam
Bảng 3.5 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w