1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập TN ngành QLGD tại trường CĐSP trung ương

37 634 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

1. Mục đích của đợt thực tập tốt nghiệp: Trường Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên: Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động giáo dục như: Quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh, sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục...thực hiện vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý... Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức,xác định rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. 2. Lí do chọn cơ sở thực tập: Em nhận thấy nét đặc thù của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một trong những trường trọng điểm số một trong khối sư phạm Mầm non của cả nước. Có thể nói trường là một địa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Mầm non. Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của Nhà trường chặng đường đổi mới, phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò là một Trường trọng điểm số một trong khối các Trường Sư phạm Mầm non của cả nước. Công tác đào tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi hoạt động trong công tác đào tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường luôn đoàn kết nhất trí và đi đầu trong giảng dạy và học tập.Được làm việc, thực tập trong một môi trường thuận lợi như vậy sẽ giúp em trưởng thành và trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. 3. Lời cảm ơn Trong thời gian thực tập vừa qua, với tình cảm chân thành em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Học viện, Ban Lãnh đạo Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục và Cô Nguyễn Thị Vinh Giảng viên chính hướng dẫn em về mặt khoa học và cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thiện báo cáo này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại cơ sở. 4. Đặc điểm của báo cáo Bố cục báo của em được chia làm 3 phần :

MỤC LỤC Nội dung Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LỜI NÓI ĐẦU 2 1. Mục đích của đợt thực tập 2 2. Lí do chọn cơ sở thực tập 2 3. Lời cảm ơn 3 4. Đặc điểm của báo cáo 3 5. Lời cầu thị 4 II. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 5 III. NỘI DUNG THỰC TẬP 9 B. PHẦN NỘI DUNG 10 I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THỰC TẬP 10 1. Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần 10 1.1. Kiến thức lý thuyết liên quan 10 1.2. Cơ sở pháp lý 13 2. Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến hành chính văn phòng 14 2.1. Kiến thức lý thuyết liên quan 14 2.2. Cơ sở pháp lý 16 II. PHÂN TÍCH CỤ THỂ TỪNG NỘI DUNG 17 1. Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần; quản lý điểm 17 2. Công tác hành chính văn phòng 23 C. PHẦN KẾT LUẬN 31 1. Kết luận 31 2. Kiến nghị 33 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LỜI NÓI ĐẦU 1. Mục đích của đợt thực tập tốt nghiệp: Trường Học viện Quản lý giáo dục tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên: - Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. - Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động giáo dục như: Quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh, sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý - Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức,xác định rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. 2. Lí do chọn cơ sở thực tập: Em nhận thấy nét đặc thù của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ươngtrường chuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương là một trong những trường trọng điểm số một trong khối sư phạm Mầm non của cả nước. Có thể nói trường là một địa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Mầm non. Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của Nhà trường - chặng đường đổi mới, phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò 2 là một Trường trọng điểm số một trong khối các Trường Sư phạm Mầm non của cả nước. Công tác đào tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi hoạt động trong công tác đào tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên trong Nhà trường luôn đoàn kết nhất trí và đi đầu trong giảng dạy và học tập.Được làm việc, thực tập trong một môi trường thuận lợi như vậy sẽ giúp em trưởng thành và trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. 3. Lời cảm ơn Trong thời gian thực tập vừa qua, với tình cảm chân thành em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Học viện, Ban Lãnh đạo Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục và Cô Nguyễn Thị Vinh- Giảng viên chính hướng dẫn em về mặt khoa học và cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thiện báo cáo này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại cơ sở. 4. Đặc điểm của báo cáo Bố cục báo của em được chia làm 3 phần : - Phần 1: Phần mở đầu - Phần 2 : Phần phân tích nội dung thực tập Đây là phần em kết hợp và vận dụng từ những kiến thức lý luận vào phân tích các công việc thực tế đã làm. Ngược lại từ những thực tế đã làm em biết được công việc thực tế có làm đúng như những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường hay không ? 3 - Phần 3 : Phần kết luận + Kết luận + Kiến nghị 5. Lời cầu thị Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc, tìm hiểu về công việc thực tế và kiến thức còn hạn hẹp nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 02 năm 2011 Sinh viên 4 II. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG Cách đây hơn 20 năm, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến Trường phổ thông. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ Trung ương (1972 - 1988). Hai trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đào tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà. Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương - chặng đường đổi mới và phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò là một trường trọng điểm số một trong khối Sư phạm Mầm non của cả nước. Từ năm học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm lực của nhà trường và được sự đồng ý của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã dần chuyển thành trường đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành mới như Sư phạm âm nhạc, Giáo dục đặc biệt, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sư phạm Công nghệ, Thông tin - Thư viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng Và cho đến nay trường đã có 17 ngành đào tạo bao gồm cả hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp chuyên nghiệp. Để phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của trường, cuối năm 2005 Nhà trường đã xây dựng đề án đổi tên trường và ngày 26/01/2006 Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 509/QĐ-BDG&ĐT đổi tên trường thành Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương có nhiệm vụ : - Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ Cao đẳng cho giáo dục Mầm non và các Trường chuyên biệt. 5 - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn một số chuyên ngành khác như: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin - Thư viện, Dịch vụ xã hội, Quản lý giáo dục. - Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây do các mã ngành tăng lên cùng với uy tín của Nhà trường nên lượng thí sinh đăng ký vào trường ngày càng đông và quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng. Hàng năm Nhà trường tuyển gần 5000 thí sinh cho các hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo biên soạn và dịch tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc học tập và giảng dạy. Ngoài việc thực hiện tốt công tác đào tạo hệ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại Trường và các cơ sở liên kết, những năm vừa qua Nhà trường đã và đang hợp tác với một số trường Đại học để mở các lớp đào tạo liên thông lên Đại học cho các ngành giáo dục Mầm non, Quản lý giáo dục, Giáo dục công dân, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật Bên cạnh mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, xem đây là kênh quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược cán bộ, trong nhiều năm qua Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt từ công tác tuyển dụng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt. Do đó đội ngũ cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường là 252(kể cả 3 trường Mầm non thực hành) trong đó có 01 Phó giáo sư, 10 Tiến sĩ, 08 Nghiên cứu sinh, 85 Thạc sĩ, 45 cao học, 31 giảng viên chính. Riêng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trên 50% trình độ trên Đại học. Có thể minh họa cơ cấu tổ chức của Nhà trường theo sơ đồ sau : 6 Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 7 HỘI ĐỒNG KHOA HỌCVÀ ĐÀO TẠO CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA ĐÀO TẠO CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ DỊCH VỤ CÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO BAN GIÁM HIỆU Phòng Tổ chức - Cán bộ Phòng Quản lý - Đào tạo Phòng Hành chính - Tổnghợp Phòng Q.lý NCKH và HTQT Phòng Thanh tra giáo dục Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Quản trị - Thiết bị Phòng Công tác sinh viên Phòng bảo vệ Khoa Âm nhạc Khoa Công nghệ Khoa Cơ bản Khoa Giáo dục đặc biệt Khoa Giáo dục mầm non Khoa Mỹ thuật Khoa Thông tin - Máy tính Khoa Quản lý - Văn thư Khoa Xã hội - Nhân văn TT hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt TT nghiên cứu và ứng dụng PPGD trẻ em Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường MN thực hành Hoa Thủy Tiên Trường MN thực hành Hoa Hồng Trường MN thực hành Hoa sen Với các ngành nghề được mở rộng, thích ứng với nhu cầu xã hội, không ngừng đổi mới đào tạo với đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để hoàn thiện chất lượng giảng dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo được sức hấp dẫn với người học và trở thành địa chỉ đáng tin cậy có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Trong khoảng thời gian thực tập tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương em được tham gia làm một số công việc ở vị trí của một giáo vụ Khoa Xã hội và Nhân văn. Khoa Xã hội và Nhân văn có tiền thân là Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 17/01/2008 Khoa đổi tên thành Khoa Xã hội và Nhân văn,với ba ngành đào tạo: Công tác xã hội, Giáo dục công dân, Việt Nam học (Văn hóa du lịch). Năm 2009 Khoa có 19 cán bộ giảng viên, trong đó có 17 giảng viên và 2 cán bộ văn phòng. Trong số 17 giảng viên có 01 nghiên cứu sinh, 16 Thạc sĩ. Có thể minh họa cơ cấu tổ chức của Khoa theo sơ đồ sau : 8 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO BAN CHỦ NHIỆM KHOA BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC Kể từ khi được thành lập, tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên không ngừng phấn đấu xây dựng Khoa thành một tập thể đoàn kết, thống nhất và ngày càng phát triển theo sự phát triển chung của Nhà trường. Hiện nay, Khoa là một Khoa đào tạo có uy tín, chất lượng ngày càng được khẳng định. Sinh viên của Khoa ra trường đã được xã hội tiếp nhận và đánh giá cao, có việc làm ổn định. Khoa có quan hệ hợp tác thường xuyên với nhiều cơ sở đào tạo, trường và Sở nghiên cứu trong cả nước. Khoa Xã hội và Nhân văn được trường giao cho các nhiệm vụ : - Tổ chức đào tạo các ngành của Khoa. - Giảng dạy học phần Giáo dục Pháp luật và Pháp luật đại cương. - Giảng dạy một số học phần Khoa học Xã hội cho các Khoa trong trường. Khoa có 3 tổ: Giáo dục công dân, Công tác xã hội, Việt Nam học. Đội ngũ giảng viên của Khoa có trình độ Thạc sỹ trở lên, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên tích cực tự học và tham gia nghiên cứu khoa học, viết tài liệu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Tự hào về những thành tựu đã đạt được, tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên của Khoa đang nỗ lực lao động và học tập hơn nữa để xây dựng Khoa Xã hội và Nhân văn ngày càng phát triển, trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín và hấp dẫn đối với xã hội. III. NỘI DUNG THỰC TẬP - Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi, công tác quản lý điểm. - Quản lý Hành chính văn phòng: Quản lý giấy tờ, hồ sơ 9 B. PHẦN NỘI DUNG I. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG THỰC TẬP Sau 07 tuần thực tập em được tham gia làm nhiều đầu việc ở nhiều nội dung khác nhau như đã trình bày trong Nhật ký thực tập, song có thể nhóm thành 02 nhóm công việc chính sau đây: - Công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần, quản lý điểm. - Công tác Hành chính văn phòng. 1.Lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến công tác tổ chức, hỗ trợ kỳ thi kết thúc học phần 1.1. Kiến thức lý thuyết liên quan: Theo bộ môn em đã được học về kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thì kiến thức lý thuyết của bộ môn này có liên quan sát sao đến những nội dung mà em được thực tập tại Khoa Xã hội và Nhân văn của Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương. Đặc biệt là những kiến thức lý thuyết liên quan đến công tác tổ chức thi hết học phần tại Khoa và công tác quản lý điểm. Để tổ chức được một kỳ thi kết thúc học phần thành công và đạt hiệu quả cần phải nắm rõ được quy trình tổ chức. Đối với quy trình chung của việc tổ chức một kỳ thi kết thúc học phần sẽ bao gồm nhiều khâu, trong đó gồm có: * Khâu chuẩn bị: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình tổ chức một kỳ thi, các khâu khác diễn ra một cách thuận lợi và thành công thì trước hết phải làm tốt được khâu chuẩn bị. Các công việc chính trong khâu này cần làm là : - Nhận đề thi trước một tuần trước khi thi. - Yêu cầu phải có 2 đề thi, 2 đáp án, đề được niêm phong. 10 [...]... hội Với thời than thực tập chỉ kéo dài trong 07 tuần và tham gia trực tiếp vào một số công việc thực tế nhưng đã đem lại cho em nhiều kiến thức và bài học kinh nghiệm rất bổ ích - Kiến thức thu được: + Sau khi tham gia vào làm việc thực tế tại cơ sở thực tập giúp em gắn kết và vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào nội dung công việc thực tế tại cơ sở thực tập Ngược lại, từ thực tế công việc đã... sinh viên đi thực tập tại các cơ sở giáo dục thì Nhà trường nên tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi, hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về thực tập tốt nghiệp Thông qua buổi gặp gỡ này có những vấn đề khúc mắc gì thì sinh viên có điều kiện hỏi và giáo viên sẽ hướng dẫn, truyền tải trực tiếp để các em được trang bị đầy đủ trước khi đến thực tập tại cơ sở - Sau khi đã có những thông tin thực tập tại các cơ sở... và cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thiện báo cáo này Đồng thời em xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại cơ sở 34 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGDĐT:... hạn đã thông báo và lập được danh sách sinh viên của Khoa để gửi lên phòng Công tác học sinh, sinh viên * Quan hệ quản lý: Trong quá trình làm công tác này em đã duy trì được mối quan hệ tương tác giữa sinh viên thực tập với nhân viên văn phòng Khoa, giữa sinh viên thực tập tại văn phòng Khoa với nhân viên phòng công tác học sinh, sinh viên của trường, mối quan hệ giữa sinh viên thực tập với sinh viên... phải lập tức phân công và chia nhóm giáo viên hướng dẫn ở từng nơi mà sinh viên thực tập Điều này mà thực hiện được sẽ tránh được có những giảng viên không nắm rõ về lĩnh vực chuyên môn này nhưng lại phụ trách 33 hướng dẫn, điều này đã gây khó khăn cho sinh viên rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban lãnh... quá trình coi thi, bản thân em được giao lưu, tiếp xúc và học hỏi được với nhiều người thể hiện mối quan hệ tương tác mà cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa Sinh viên thực tập - giáo viên của Khoa, sinh viên thực tập- sinh viên của Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương - Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn: Từ những kiến thức lý luận được học ở bộ môn Kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đã được... (được xếp hạng thương binh 3/4 và 4/4; bệnh binh 3/3) - Sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước Việc miễn giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập của sinh viên tại trường Riêng trường hợp gia đình thuộc diện hộ nghèo, hàng năm sinh viên phải làm đơn để xét lại Công tác này yêu cầu sinh viên phải làm đơn theo mẫu thống nhất do Nhà trường cấp phát... C PHẦN KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN Như đã trình bày ở phần tổng quan về cơ sở thực tập, Khoa xã hội và Nhân văn có hai giáo vụ, một giáo vụ phụ trách mảng công việc liên quan đến quản lý đào tạo, một giáo vụ phụ trách mảng công việc liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính của sinh viên Khoảng thời gian thực tập 07 tuần em thực tập tại Khoa cũng trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến... hành, kế hoạch đào tạo năm học 2010 - 2011 8 Quy định của việc tổ chức thi kết thúc học phần của Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương 9 Niên lịch đào tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 200 - 2011 10 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm... tờ sau: 24 Các sinh viên là đối tượng thuộc diện con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như thương binh…cần có Giấy chứng nhận là con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như thương binh…do cơ quan Lao động Thương binh Xã hội cấp Quận, Huyện cấp và bản sao thẻ liệt sỹ, thương binh, bệnh binh … của cha hoặc mẹ Các sinh viên là đối tượng thuộc . của đợt thực tập 2 2. Lí do chọn cơ sở thực tập 2 3. Lời cảm ơn 3 4. Đặc điểm của báo cáo 3 5. Lời cầu thị 4 II. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 5 III. NỘI DUNG THỰC TẬP 9 B Mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Trong khoảng thời gian thực tập tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương em. Xã hội và Nhân văn Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tại cơ sở. 4. Đặc điểm của báo cáo Bố cục báo của em được chia

Ngày đăng: 30/06/2014, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Khai thác các thông tin qua một số Website như:http://www.moet.edu.vn/ Link
1. Luật giáo dục 2005 (có sửa đổi và bổ sung) - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội 2006 Khác
2. Giáo trình Khoa học quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - 2002 Khác
3. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo; PGS.TS. Phạm Viết Vượng (Chủ biên) - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Khác
4. Tập bài giảng quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục và đào tạo; Học viện Quản lý giáo dục - Th.s. Trịnh Anh Cường; Hà Nội 2010 Khác
5. Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan Nhà nước - Học viện Hành chính quốc gia Khác
6. Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi Khác
7. Căn cứ vào các quy chế đào tạo hiện hành, kế hoạch đào tạo năm học 2010 - 2011 Khác
8. Quy định của việc tổ chức thi kết thúc học phần của Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Khác
9. Niên lịch đào tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương năm 200 - 2011 Khác
10. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm 2014- 2015 Khác
10. Thông tư liên bộ của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Thương binh Xã hội số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BTBXH ngày 15/11/2010 Khác
11. Văn bản "Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49 ngày 14/04/2010 cuả Chính phủ&#34 Khác
14. Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC,ngày 20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w