1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế vi mô Đề tài chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa Ở việt nam giai Đoạn 2021 – 2023

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Tài Khóa Và Tình Hình Thực Hiện Chính Sách Tài Khóa Ở Việt Nam Giai Đoạn 2021 – 2023
Trường học Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đối mặt với những tác động sâurộng từ đại dịch COVID-19, việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trởthà

Trang 1

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

KHOA



KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của tiểu luận 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5

I Chính sách tài khóa 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Mục tiêu 5

1.3 Các công cụ chính sách tài khóa 6

1.4 Phân loại chính sách tài khóa 6

1.5 Tác động của chính sách tài khóa 6

II Chính sách tiền tệ 7

2.1 Khái niệm 7

2.2 Mục tiêu 7

2.3 Công cụ của chính sách tiền tệ 8

2.4 Phân loại chính sách tiền tệ 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 10

I Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 10

1.Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 10

2 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022 11

3 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 12

II Thực trạng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 13

1 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 2021 13

2 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 2022 16

3 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 20223 18

III Đánh giá ưu nhược điểm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 21

1 Chính sách tài khóa năm 2021 – 2023 21

2 Chính sách tiền tệ năm 2021 – 2023 22

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 25

I Giải pháp cho chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn tới 25

1 Giải pháp chính sách tài khóa 25

2 Giải pháp chính sách tiền tệ 26

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đối mặt với những tác động sâurộng từ đại dịch COVID-19, việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trởthành yếu tố then chốt trong việc duy trì ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng Chínhphủ Việt Nam đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khókhăn trong giai đoạn 2021 - 2023, với mục tiêu phục hồi và phát triển bền vững Chínhsách tài khóa được thực hiện thông qua các gói hỗ trợ tài chính, giảm thuế và gia tăng chitiêu công, nhằm kích thích tiêu dùng, đầu tư và bảo vệ các doanh nghiệp gặp khó khăn.Đồng thời, Chính sách tiền tệ cũng được nới lỏng với việc cắt giảm lãi suất và tăng cungtiền để hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các chính sách nàykhông chỉ đơn giản là giải pháp ngắn hạn, mà còn phản ánh sự cần thiết phải điều chỉnhlinh hoạt trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thị trường toàn cầu và nhu cầu nội tạicủa nền kinh tế Việt Nam Đề tài này sẽ phân tích các chính sách tài khóa và tiền tệ củaViệt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023, đánh giá tác động của chúng đối với sự phục hồi

và phát triển kinh tế, đồng thời đưa ra những nhận định về hiệu quả cũng như nhữngthách thức trong việc thực hiện các chính sách này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là chính sách tài khóa và chính sách tiền

tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2023 Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung vào cácbiện pháp và công cụ tài khóa, như chính sách chi tiêu công, các gói hỗ trợ tài chính,giảm thuế và các chính sách tiền tệ nới lỏng như giảm lãi suất, tăng cung tiền Phạm vinghiên cứu sẽ bao gồm các chính sách được Chính phủ Việt Nam triển khai từ năm 2021đến 2023, với mục tiêu đánh giá hiệu quả của các chính sách này trong việc phục hồi nềnkinh tế, kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định vĩ mô

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là:

- Phân tích các chính sách tài khóa và tiền tệ mà Chính phủ Việt Nam đã áp dụngtrong giai đoạn 2021 - 2023, bao gồm các gói hỗ trợ, chính sách chi tiêu công, và điềuchỉnh lãi suất

- Đánh giá tác động của các chính sách này đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt làtrong việc thúc đẩy tăng trưởng, ổn định vĩ mô và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch

- Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ trong

Trang 4

- Đề xuất các khuyến nghị cho chính sách tài khóa và tiền tệ trong tương lai, nhằm tối

ưu hóa hiệu quả trong các giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích định tính: Tiến hành thu thập và phân tích các tài liệu, báocáo chính thức từ Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các tổchức quốc tế như IMF, World Bank để làm rõ nội dung và mục tiêu của các chính sách tàikhóa và tiền tệ Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quannhư tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số cung tiền

- Phương pháp so sánh: So sánh các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam tronggiai đoạn 2021 - 2023 với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, nhằm làm rõ điểmmạnh và điểm yếu của chính sách

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu, báo cáo, và đánh giá từcác chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế để đưa ra nhận xét tổng quan về hiệu quả của cácchính sách tài khóa và tiền tệ trong giai đoạn nghiên cứu

5 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận được chia thành các phần chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chương 2: Thực trạng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam giaiđoạn 2021 - 2023

Chương 3: Giải pháp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho Việt Nam tronggiai đoạn tới

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Trong Kinh tế học vĩ mô, chính sách tài khóa được xem là công cụ quan trọng, kếthợp với chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và phát triểnbền vững Chính sách này có thể bao gồm các biện pháp như thay đổi mức thuế, tăng chitiêu công, hoặc điều chỉnh các khoản đầu tư công cộng để kích thích hoặc làm chậm hoạtđộng kinh tế, tùy theo mục tiêu phát triển của Chính phủ

1.2 Mục tiêu

Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự dao động củachu kỳ kinh tế và duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, với tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải

Một trong những mục tiêu của nhà nước là duy trì ngân sách cân bằng để ổn địnhnền kinh tế Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ rằng: Cân bằng ngân sáchkhông phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt đối với nền kinh tế Việc tuyệt đối hóa mụctiêu cân bằng ngân sách có thể gây ra tác động tiêu cực, làm tăng sự dao động của sảnlượng trong các chu kỳ kinh doanh Đôi khi, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thểđóng góp vào việc ổn định nền kinh tế Ngoài ra, khi nhu cầu chi tiêu cao bất thường,Chính phủ có thể cần điều chỉnh chính sách thuế và chấp nhận thâm hụt ngân sách, nhất

là khi chi tiêu là để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn

Bên cạnh đó, có những nhân tố ổn định tự động, như thuế thu nhập lũy tiến và trợcấp thất nghiệp, giúp giảm bớt sự dao động của sản lượng Khi thu nhập quốc gia thayđổi, thuế thu nhập cũng tự động điều chỉnh, giúp làm dịu sự biến động Trợ cấp thấtnghiệp có tác dụng kích thích nền kinh tế khi suy thoái và hạn chế đà tăng trưởng khi nềnkinh tế phục hồi, từ đó giảm thiểu sự dao động trong chu kỳ kinh tế

Trang 6

1.3 Các công cụ chính sách tài khóa

Để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra, chính sách tài khóa sử dụng hai công cụchính: chi tiêu của Chính phủ và thuế

Chi tiêu của Chính phủ (G): Đây là khoản chi của nhà nước để mua sắm hàng hóa

và dịch vụ trong khu vực công Chi tiêu này trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô của các hoạtđộng công cộng, từ đó tác động đến tổng cầu và sản lượng kinh tế

Thuế (T): Là nguồn thu chủ yếu của Chính phủ, thuế làm giảm thu nhập của các

cá nhân và doanh nghiệp, dẫn đến giảm chi tiêu trong khu vực tư nhân Việc này khôngchỉ ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn mà còn có thể tác động đến đầu

tư và sản lượng trong dài hạn

1.4 Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá mở rộng và thắt chặt đều có những đặc điểm riêng và tácđộng khác nhau đến nền kinh tế

Chính sách tài khoá mở rộng nhằm kích thích tổng cầu và tăng sản lượng thông

qua việc giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công (G > T) Ưu điểm của chính sách này là có thểthúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt trong các giai đoạn suy thoái, tạo ra đà tăng trưởng và cơhội việc làm, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là khi Chínhphủ đầu tư vào các dự án hạ tầng Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có thể dẫn đến giatăng nợ công, tạo rủi ro tài chính, và nếu chi tiêu không được quản lý hiệu quả, có thể gâylãng phí tài nguyên mà không tạo ra hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế

Ngược lại, chính sách tài khoá thắt chặt nhằm giảm tổng cầu, kiểm soát lạm phát

và giảm nợ công, thông qua việc giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế (G < T) Ưu điểm củachính sách này là giúp kiểm soát tình hình tài chính, giảm nợ công và kiềm chế lạm phát,duy trì sự ổn định của nền kinh tế Tuy nhiên, nhược điểm là chính sách này có thể gâysuy thoái kinh tế, làm giảm tăng trưởng và kìm hãm sự phát triển của các ngành sản xuất

và tiêu dùng, đồng thời có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến một

số ngành công nghiệp

1.5 Tác động của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa với sự tăng trưởng kinh tế: Chính sách tài khoá có thể điều

chỉnh sự mở rộng hoặc thu hẹp GDP để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khi Chính phủgiảm thuế hoặc tăng chi tiêu, đó là chính sách tài khoá mở rộng Tuy nhiên, nếu chi tiêuvượt quá thu thuế, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để vay nợ, dẫn đến tăng nợ quốcgia Việc này có thể gây ra "chen lấn vay nợ" (crowding out), khi cạnh tranh vay vốngiữa Chính phủ và khu vực tư nhân làm tăng lãi suất, khiến chi phí vay cao hơn và giảmhiệu quả kích thích kinh tế trong dài hạn

Trang 7

Chính sách tài khóa trong ngắn hạn tác động tới sản lượng và tỷ giá hối đoái:

Với tỷ giá hối đoái thả nổi: Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng chi tiêu công, đẩyđường IS sang phải, khiến đồng nội tệ lên giá Điều này giảm xuất khẩu và tăng nhậpkhẩu, làm giảm tác dụng mở rộng của chính sách, và trong dài hạn, lãi suất trong nước sẽđiều chỉnh về mức lãi suất thế giới Với tỷ giá hối đoái cố định: Chính sách tài khoá mởrộng làm tăng sản lượng bằng cách dịch chuyển đường IS sang phải Ngân hàng Trungương sẽ tăng cung tiền để duy trì tỷ giá cố định, từ đó sản lượng tăng ngắn hạn

Chính sách tài khóa tác động đến tiết kiệm, tiêu dùng cá nhân: Chính sách tài

khoá nới lỏng, qua việc tăng chi tiêu và phát hành trái phiếu, có thể làm tăng lãi suất.Theo thuyết Barro-Ricardo, người dân dự đoán chính phủ sẽ tăng thuế trong tương lai đểtrả nợ, nên họ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm Điều này làm lãi suất trở lại trạng tháicân bằng, giảm hiệu quả của chính sách tài khoá và không đạt được mục tiêu kích thíchtăng trưởng như mong đợi

Chính sách tài khóa với sự cân bằng cán cân thương mại: Chính sách tài khoá có

thể khiến đồng nội tệ mạnh lên do các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu nội địa,nhưng điều này có thể làm hàng hóa nội địa đắt đỏ hơn, giảm xuất khẩu và tăng nhậpkhẩu Sự dịch chuyển tiêu dùng sang hàng ngoại có thể tạo mất cân bằng tạm thời trongcán cân thương mại, và kết quả này khó dự đoán do nhiều yếu tố tác động

II Chính sách tiền tệ

2.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Trung ương thựchiện để ổn định giá trị đồng tiền, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chínhsách tiền tệ tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm đạt các mục tiêu kinh

tế - xã hội, đồng thời là một phần quan trọng trong hệ thống chính sách tài chính vĩ môcủa chính phủ

2.2 Mục tiêu

Ổn định giá trị đồng tiền: Ngân hàng Trung ương (NHTW) thông qua chính sách

tiền tệ có thể điều chỉnh giá trị đồng tiền, ảnh hưởng đến sức mua trong nước và tỷ giángoại tệ Tuy nhiên, ổn định giá trị không đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát bằng 0, vìđiều này có thể làm nền kinh tế phát triển chậm lại và tăng thất nghiệp

Tăng công ăn việc làm: Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử

dụng nguồn lực và quy mô sản xuất, từ đó tác động đến tỷ lệ thất nghiệp Để giảm thấtnghiệp, có thể phải chấp nhận tăng lạm phát Khi nền kinh tế tăng trưởng nhờ cải tiến kỹthuật, việc làm có thể giảm thay vì tăng

Trang 8

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu chính của chính phủ, và ổn

định giá trị đồng tiền rất quan trọng để duy trì niềm tin của dân chúng Mục tiêu này chỉ

có thể đạt được khi ổn định giá trị đồng tiền và giảm thất nghiệp được thực hiện đồngthời Các mục tiêu này có thể mâu thuẫn trong ngắn hạn và cần sự phối hợp với các chínhsách vĩ mô khác để đạt được mục tiêu hài hòa

2.3 Công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ chiết khấu và tái chiết khấu: Chính sách chiết khấu là công cụ của ngân

hàng trung ương để tác động đến tiền cung ứng thông qua việc cho vay các ngân hàngkinh doanh Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất chiết khấu, điều này giảm khả năngcho vay của các ngân hàng, làm giảm lượng tiền cung ứng Ngược lại, khi giảm lãi suấtchiết khấu, khuyến khích cho vay và tăng tiền cung ứng.Chính sách chiết khấu cũnggiúp tránh hoảng loạn tài chính, thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, bảo vệ cácngân hàng thương mại khi gặp khó khăn về vốn Ví dụ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa

Kỳ đã cho vay chiết khấu để ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng như Franklin

National và Continental Illinois Chính sách này là công cụ quan trọng không chỉ trong

điều tiết tiền tệ mà còn trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư nền kinh tế

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại tại ngân

hàng trung ương, không được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư, và được xác định theo tỷ

lệ nhất định so với tổng tiền gửi của khách hàng Ngân hàng trung ương sử dụng công cụnày để điều tiết lượng tiền cung ứng qua hai cách chính Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộcảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền gửi của hệ thống ngân hàng Tỷ lệ cao làm giảm khảnăng tạo tiền, trong khi tỷ lệ thấp làm tăng khả năng này Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộctác động đến lãi suất cho vay; khi tỷ lệ này tăng, lãi suất cho vay tăng lên và khả năngcho vay giảm, ngược lại, khi tỷ lệ giảm, lãi suất giảm và khả năng cho vay tăng Mặc dùcông cụ này có ảnh hưởng lớn đến tiền tệ, nhưng hiện nay nó ít được sử dụng trong chínhsách tiền tệ vì tính phức tạp và tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của ngân hàng trung ương được sử dụng từ

đầu thế kỷ XX, chủ yếu thông qua việc mua bán giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc nhànước và trái phiếu chính phủ Mục đích của nghiệp vụ này là thay đổi khối lượng tiềncung ứng trong nền kinh tế Khi ngân hàng trung ương mua các giấy tờ có giá, cơ số tiền

tệ tăng lên, dẫn đến việc tăng cung tiền; ngược lại, khi bán, cơ số tiền tệ giảm, từ đó giảmkhối lượng tiền cung ứng Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất trongchính sách tiền tệ vì tính linh hoạt và khả năng điều chỉnh chính xác cung tiền ở bất kỳmức độ nào, giúp ngân hàng trung ương kiểm soát toàn diện cung tiền trong nền kinh tế

Chính sách hạn mức tín dụng được xác định dựa trên các yếu tố như tăng trưởng

kinh tế, lạm phát dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, và các tín hiệu thị trường khác Mục

Trang 9

đích của chính sách này là hạn chế việc tạo tiền quá mức của các ngân hàng thương mại,

từ đó kiểm soát khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Ngân hàng trung ương quy định hạnmức tín dụng tối đa cho các ngân hàng thương mại, căn cứ vào tỷ trọng cho vay của mỗingân hàng trong tổng mức cho vay của hệ thống Tuy nhiên, việc áp dụng hạn mức tíndụng có thể gây tăng lãi suất, giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng, lệch lạc cơ cấu đầu tư

và tạo ra các thị trường tài chính ngầm

Kiểm soát lãi suất là công cụ của ngân hàng trung ương để điều chỉnh lãi suất cho

vay của các ngân hàng thương mại Nếu các công cụ khác chưa hiệu quả, ngân hàngtrung ương có thể trực tiếp quy định lãi suất trần hoặc sàn Mục tiêu là điều chỉnh tiếtkiệm, đầu tư và tác động đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất có thểgiảm cạnh tranh giữa các ngân hàng, nhiều quốc gia đã chuyển sang tự do hóa lãi suất

Chính sách tỷ giá là công cụ của chính sách tiền tệ, trong đó ngân hàng trung

ương mua bán ngoại tệ và điều chỉnh biên độ tỷ giá để ổn định thị trường ngoại hối.Những điều chỉnh này giúp duy trì sự ổn định của tỷ giá, sức mua đồng nội tệ, cân bằngthương mại quốc tế và nền kinh tế tổng thể

2.4 Phân loại chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt là hai chiến lược đối lập trong quản lý nềnkinh tế Chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái,với mục tiêu tăng cung tiền và giảm lãi suất để thúc đẩy đầu tư, sản xuất, tạo công ăn việclàm và giảm thất nghiệp Tuy nhiên, chính sách này có thể dẫn đến lạm phát Các công

cụ chính bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và quản lý hạnmức tín dụng

Ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm cung tiền, tăng lãi suất để kiềmchế lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền, nhưng có thể làm giảm đầu tư và tăng thấtnghiệp Các công cụ được sử dụng trong chính sách này gồm nghiệp vụ thị trường mở,tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quản lý lãi suất và tỷ giá hối đoái

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH

TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 – 2023

Trang 10

I Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023

1.Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021

Trong năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng2,9%, đóng góp 13,97% vào mức tăng tổng thể của nền kinh tế; khuvực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vựcdịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%

Trong tháng 12-2021, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếptục là điểm sáng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt66,5 tỷ USD Cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóađạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩutăng 19% và nhập khẩu tăng 26,5%

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Namnăm 2021 đạt 171,88 theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới Chỉ số CPI tháng 12-

2021 giảm 0,18% so với tháng trước, trong khi quý IV/2021 CPI giảm 0,38% so với quýtrước nhưng tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020

Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm 2020 Lạm phát cơ bản bìnhquân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020

Biểu đồ 1: Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2021

(Nguồn: solieukinhte.com)

Kinh tế Việt Nam năm 2021 có đóng góp lớn từ khu vực công nghiệp và xây dựng(63,80%), tiếp theo là khu vực dịch vụ (22,23%) và nông, lâm nghiệp, thủy sản(13,97%)

Trang 11

Trong năm 2021, Việt Nam đạt kỷ lục kim ngạch xuất nhập khẩu gần 670 tỷ USD,tăng 22,6% so với năm trước Xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD, trong đó khu vực FDIchiếm phần lớn Mặc dù xuất siêu giảm so với năm 2020, nhưng Việt Nam vẫn duy trìthặng dư thương mại với các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU.

Mặc dù dịch bệnh gây gián đoạn chuỗi cung ứng, Việt Nam đã đảm bảo cung cầuhàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả và tiêu thụ nông sản Thương mại điện tử trở thànhđộng lực tăng trưởng mới, hỗ trợ xuất khẩu và khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong duy trì sản xuất, hỗtrợ an sinh xã hội và sáng tạo trong chống dịch Trong năm 2021, hơn 159.000 doanhnghiệp thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động, thể hiện sự nỗ lực tái cấu trúc và thíchứng trong bối cảnh khó khăn

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình kinh

tế - xã hội năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58%, thấp hơnmức tăng 2,91% của năm 2020

Trong năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng2,9%, đóng góp 13,97% vào mức tăng tổng thể của nền kinh tế; khuvực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vựcdịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%

Trong tháng 12-2021, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếptục là điểm sáng với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt66,5 tỷ USD Cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóađạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩutăng 19% và nhập khẩu tăng 26,5%

2 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2022

Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau tác động của dịchCOVID-19, với GDP tăng trưởng ước tính đạt 8,83%, mức cao nhất trong giai đoạn2011-2022 Chính phủ đã thực hiện các biện pháp mở cửa kinh tế, khuyến khích hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế trở lại đà phát triển Tăng trưởng GDP bìnhquân đầu người đạt 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021 Các ngành dịch vụ,công nghiệp, xây dựng, và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng ấn tượng

Trang 12

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2021 – 2022(%)

(Nguồn: VnEconomy)Tuy gặp khó khăn do các yếu tố quốc tế, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng ấntượng trong xuất nhập khẩu, với tổng kim ngạch đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so vớinăm 2021 Xuất siêu được duy trì và có sự cải thiện vào các quý cuối năm

Về lạm phát, Việt Nam đã kiểm soát CPI ở mức tăng 3,15%, đạt mục tiêu dưới4%, bất chấp áp lực từ tăng giá năng lượng và các yếu tố khác Chính phủ cũng thu hútmạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với lượng FDI đạt 15,4 tỷ USD trong quý 2năm 2022, chủ yếu đến từ Singapore

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ sự linh hoạt và khả năng phục hồisau đại dịch, nhờ vào các chính sách hợp lý và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quanchính phủ Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư và sản xuất trong khuvực Đông Nam Á

3 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023

Năm 2023, Việt Nam đối mặt với cả cơ hội và thách thức trong việc thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế Trong bối cảnh quốc tế khó khăn, Việt Nam phải xử lý các vấn

đề tồn đọng trong nền kinh tế, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăngtrưởng

Tăng trưởng GDP cả năm 2023 ước đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu 6,5% do ngoạicầu yếu và hồi phục chậm trong tiêu dùng và đầu tư nội địa Khu vực dịch vụ đóng góplớn nhất vào tăng trưởng với 6,82%, trong khi công nghiệp chỉ tăng 3,02%

Trang 13

Hình 3: Tốc độ tăng GDP và VA các khu vực các quý năm 2023(%)

(Nguồn: VnEconomy)Tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với nămtrước Đầu tư công giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng nhờ nỗ lực giải ngân vốn từngân sách nhà nước

Vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 36,61 tỷ USD,tăng 32% so với năm 2022, với giá trị thực hiện đạt 23,2 tỷ USD

Xuất, nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD,giảm 6,6% so với năm trước Xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD và nhập khẩu 327,5 tỷ USD,dẫn đến xuất siêu 28 tỷ USD

160.000 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng vốn đăng ký 1.521 nghìn tỷđồng, nhưng tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lên đến 172.578, cao nhất từnăm 2017

CPI năm 2023 ước tăng 3,3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5% Nguyênnhân chủ yếu do giá xăng dầu giảm, trong khi nhóm hàng nhà ở và giáo dục có xu hướngtăng giá

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉđạt 9,87%, thấp hơn mục tiêu 14-15% Điều này phản ánh nhu cầu tín dụng giảm do khókhăn trong đầu tư và tiêu dùng

II Thực trạng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn

2021 – 2023

1 Tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 2021

1.1 Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2021

Trong năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nền

Trang 14

thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, với quy mô hỗ trợ lên đến khoảng 115 nghìn

tỷ đồng Các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất củacác tổ chức, doanh nghiệp đều được giãn thời gian nộp, giúp giảm bớt khó khăn cho cácđối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ngoài ra, Chính phủ còn miễn thuế cho các hộ, cánhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của dịch COVID-19, đồng thời giảm một

số loại thuế và phí như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm tiền điện, cướcviễn thông

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã giảm 30% tiền thuê đất cho cácđối tượng bị ảnh hưởng và thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ khác như giảm lãi suất vay,gia hạn cơ cấu lại nợ, giảm bảo hiểm xã hội và hỗ trợ đào tạo cho người lao động Cùngvới đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các chính sách giảm lãi suất cho vay và gia hạn

nợ đến giữa năm 2022 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được hỗ trợ chuyển đổi số vàtham gia các chuỗi liên kết ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh

Trong việc giải ngân vốn đầu tư công, đến cuối tháng 1/2022, hơn 93% vốn đầu

tư công kế hoạch năm 2021 đã được giải ngân, với một số dự án trọng điểm như tái định

cư sân bay Long Thành đạt tỷ lệ giải ngân cao Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn thấp hơn sovới năm 2020

Chính sách an sinh xã hội cũng được chú trọng, với các biện pháp hỗ trợ ngườilao động, người sử dụng lao động, và thành lập Quỹ Vaccine COVID-19 nhằm huy độngvốn cho việc mua và sản xuất vaccine Đến tháng 9/2021, quỹ đã huy động được 8,6nghìn tỷ đồng để tiêm chủng cho 75% dân số

Ngoài ra, Chính phủ đã chi hơn 8 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch,mua sắm vật tư y tế và vắc xin, đồng thời hỗ trợ 13,1 nghìn tỷ đồng cho hơn 13 triệungười gặp khó khăn Việt Nam cũng đã hỗ trợ các quốc gia trong khu vực nhưCampuchia và Lào bằng vật tư y tế và chuyên gia, đồng thời gửi vật tư y tế phòng chốngdịch cho 8 quốc gia Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương Những chính sách này đãgiúp hơn 128.600 doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch

1.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2021

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01/01/2021, Chính phủ đã yêu cầu điều hànhchính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, bảo đảm an toàn hệ thống, phối hợp chặt chẽ vớichính sách tài khóa và các chính sách khác để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinhdoanh, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Những biện pháp cụ thể và kết quả đạt được có thể được tóm tắt như sau:

Bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã

duy trì thanh khoản dồi dào trong hệ thống các tổ chức tín dụng để đảm bảo thị trườngtiền tệ vận hành ổn định Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua ngoại tệ, bơm tiền

Trang 15

đồng ra thị trường và thường xuyên thực hiện các giao dịch chào mua giấy tờ có giá trênthị trường mở để phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản Mục tiêu của các biện phápnày là hỗ trợ ổn định dòng tiền, giúp các tổ chức tín dụng có đủ vốn để tiếp tục hoạt động

và hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân Điều này đã góp phần duy trì lãi suất liên ngân hàng (lãisuất vay mượn giữa các ngân hàng) ở mức rất thấp, chỉ từ 0,5% đến 0,9% mỗi năm vàocuối tháng 9 năm 2021, giảm chi phí vốn đầu vào cho các ngân hàng và tạo điều kiện đểcác ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Ổn định lãi suất điều hành: Ngân hàng Nhà nước đã duy trì lãi suất điều hành ở

mức thấp trong suốt năm 2021, giúp giảm lãi suất huy động và cho vay của các ngânhàng Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có nhu cầu vốn lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào hệthống ngân hàng, vì vậy việc giảm lãi suất cho vay không phải là điều dễ dàng Trongnăm 2020, khi đại dịch mới bắt đầu, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành tới

ba lần với mức giảm từ 1,5% đến 2% mỗi năm, và đến năm 2021, Ngân hàng Nhà nướctiếp tục giữ các mức lãi suất thấp này để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân Kết quả là,đến cuối tháng 9 năm 2021, lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân của các ngânhàng đã giảm lần lượt khoảng 0,46% và 0,72% so với cuối năm 2020 Đặc biệt, cáckhoản vay đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanhnghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu, và ứng dụng công nghệ cao có lãi suất cho vay bình quân

là 4,4% mỗi năm

Cung ứng tín dụng đầy đủ và kịp thời: Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt điều

chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, nhằm bảo đảm tín dụng đượccung cấp đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế, đồngthời giữ cho chất lượng tín dụng ở mức hợp lý Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nướcđặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 12%, tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể được điềuchỉnh phù hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế Kết quả, tính đến cuối tháng 10 năm

2021, tín dụng tăng trưởng 8,72% so với cuối năm 2020, và tăng trưởng 14,29% so vớicùng kỳ năm 2020 Mặc dù tín dụng tăng trưởng mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã kiểmsoát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, vàtiêu dùng, đồng thời tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, các ngành ưu tiên vàcác lĩnh vực có triển vọng phục hồi mạnh mẽ

Ổn định thị trường ngoại tệ: Do Việt Nam có nền kinh tế mở với tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu cao, việc điều hành tỷ giá cũng phải đối mặt với những thách thức từ cácyếu tố bên ngoài như sự gia tăng giá trị của đồng đô la Mỹ và sự thu hẹp các gói nới lỏngtiền tệ ở các quốc gia lớn Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháplinh hoạt, điều hành tỷ giá phù hợp với cung cầu thị trường, đảm bảo cân đối vĩ mô, tiền

Ngày đăng: 08/01/2025, 19:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w