1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - kinh tế công cộng - đề tài - Tình hình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Việt Nam hiện nay

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Thực Hiện BHYT Cho Người Nghèo Ở Việt Nam Hiện Nay
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 220,94 KB

Nội dung

Bảo hiểm y tế BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức và thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dâ

Trang 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong lao động sản xuất và cũng như trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn có nguy cơ gặp phải những rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau Một trong những nguyên nhân đó là ốm đau,tai nạn bệnh tật vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người và là điều không thể tránh khỏi Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ bản thân mình trong những rủi ro trong sản xuất cũng như trong cuộc sống Phương pháp bảo vệ lúc đầu là rất đơn giản và đôi khi là mù quáng bằng cách cầu xin chúa trời và thần linh phù hộ để được yên ổn và an toàn ( khi bị ốm thì mời các thầy cúng về để giải cúng) Chẳng bao lâu thì con người đã tìm ra được cách thức bảo vệ có tổ chức : phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm Song bảo hiểm luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất Theo thống

kê thì chi phí của ngưòi dân và gia đình họ là chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng thu nhập của gia đình Đặc biệt đa số người bị các rủi ro về bệnh tật và đặc biệt là các căn bệnh hiểm nghèo đều nằm trong diện người nghèo và có thu nhập thấp Khi bị bệnh họ không có đủ tiền chi trả viện phí, do đó không có động cơ chữa bệnh.Hơn nữa những người bị bệnh tật hay rủi ro tai nạn là một gánh nặng cho những người thân và tiêu tốn rất nhiều tài sản của gia đình, làm cho gia đình họ ngày càng khốn khó hơn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xa hơn nữa là giảm mức phúc lợi

xã hội Do đó để hạn chế, và đối phó với những vấn đề trên bảo hiểm xã hội đã ra đời nhằm cái thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

- Đánh giá thực trạng bảo hiểm y tế ở Việt Nam , từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng thẻ BHYT

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận và thực tiễn ,tính cấp thiết của vấn đề bảo hiểm y tế

- Đánh giá thực trạng về việc tham gia bảo hiểm y tế của toàn xã hội ở Việt Nam và Thế giới

Trang 2

- Các chính sách biện pháp quản lí can thiệp của nhà nước

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng thẻ BHYT

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trên sách báo, tạp chí, các số liệu thống

kê của huyện xã… các tài liệu có liên quan cũng như các tài liệu có sẵn phục vụ cho nghiên cứu

1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Xử lý thông tin: tổng hợp chọn lọc các thông tin liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phân tích số liệu ( thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tổ thống kê)

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG

2.1 Tổng quan về bảo hiểm y tế.

2.1.1 Khái quát chung về bảo hiểm y tế

a,Khái niệm về bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức và thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân tạo nguồ tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện mục đích công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

b, Phân loại bảo hiểm y tế

nhất định , thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế ( thành phố, thị xã, trung tâm ), có thu nhập ổn định ( tiền lương, tiền công ) Tiêu chí để định mức BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm , người có thu nhập cao thì đóng tiền nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện pháp lý ( ốm đau, tai nạn ) theo quy định của pháp luật

So với BHYT bắt buộc , BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo,

da dạng về thành phần và nhận thứ xã hội , có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau BHYT tự nguyện được triển khai theo địa

Trang 4

giới hành chính ( áp dụng cho hộ gia đình , tổ chức triển khai theo cấp xã, phường, thị trấn, ) và theo nhóm đối tượng ( học sinh , sinh viên, hội viên đoàn thể, )

trú , bảo hiểm KCB ngoại trú , bảo hiểm bổ sung cho loại hình BHYT bắt buộc: BHYT cộng đồng, BHYT hộ gia đình và các loại hình BHYt khác Khung mức đóng BHYT tự nguyện được xã định theo khu vực và theo đối tượng

c,Bản chất bảo hiểm y tế

- Chia sẻ rủi ro : ốm đau, bệnh tật San sẻ tài chính giữa nhưng người tham gia bảo hiểm theo nguyên tắc số đông bù số ít Càng nhiều người tham gia đóng góp bảo hiểm y tế thì nguồn tài chính bảo hiểm y tế càng lớn mạnh và rủi ro của người dân càng mỏng Quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm càng được phát huy tác dụng

- Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và thể hiện bản chất tốt đẹp của một thể chế chính trị Đây là chính sách xã hội đặc thù và được bao phủ rộng nhất để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Tính nhân đạo trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ nhất trong tất cả các loại hình bảo hiểm Cũng giống như BHXH , BHYT hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận , mà là vì con người , hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân, không phân biệt tôn giáo , dân tộc, nghề nghiệp , giới tính, địa vị xã hội,

d,Đặc điểm của BHYT

Trên cơ sở khái BHYT nói trên, có thể thấy bên cạnh những tính chất chung của một chế độ an sinh xã hội, BHYT còn có một số đặc điểm sau:

- BHYT có đối tượng tham giá rộng rãi , bao gồm mọi thành viên trong xã hội không phân biệt giới tính, tuổi tác , khu vực làm việc, hình thức quan hệ lao động ,

- BHYT không nhằm bù đắp cho thu nhập cho người hưởng bảo hiểm ( như chế độ BHYT ốm đau, tai nạn giao thông , ) mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi bị bệnh tật, ốm đau, trên cơ sở quan hệ xã hội mà họ tham gia

Trang 5

- BHYT là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng , mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng cung ứng về các dịch vụ y tế

e, Vai trò của BHYT trong đời sống xã hội.

- Một là, giúp người dân khắc phục khó khăn , chủ động về mặt tài chính khi gặp rủi ro liên quan tới sức khỏe của mình , đảm bảo sự công bằng trong khám bệnh và điều trị

- Hai là, tại điều kiện cho mọi người dân dều được tiếp cận với nhuwsncg dịch

vụ y tế hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Cho dù dịch vụ

y tế ngày càng đắt đỏ , giá thuốc chữa bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại và đắt tiền, song mọi người dân đều được khám chữa bệnh và điều trị

- Ba là ,góp phầ nâng cấp các cơ sở khám bệnh và điều trị , giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước BHYT ra đời đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện hiện nay trên toàn thế giới

- Bốn là, BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước Hiên nay, kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn: + Từ Ngân sách nhà nước

+ Từ quỹ BHYT

+ Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế

+ Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế

Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nước cấp

là chủ yếu Do vậy BHYT ra đời đã thực sự giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

- Năm là, chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiển tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân

- Sáu là, BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” Với việc kết hợp với các

cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đại

đa số những người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh

Trang 6

hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi

đi bệnh viện, do đó mà coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong

2.1.2 Những nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế

a,Nguyên tắc của bảo hiểm y tế.

BHYT được thực hiện trên 5 nguyên tắc:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT

- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương , tiền công , tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc theo mức lương tối thiểu của khu vực hành chính ( sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu )

- Mức lương BHYT theo mức độ bệnh tật , nhóm đôi tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT

- Chi phí khám bệnh , chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả

- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch ,bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ

b Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Trong quá trình phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam, đối tượng tham gia đã ngày càng mở rộng Từ chỗ chỉ bảo hiểm cho người lao động làm thuê (người có quan hệ lao động), rồi đến BHYT cho người lao động tự do, chongười lao động trong nông nghiệp , BHYT đã bao phủ đối tượng tham gia rộng lớn, trong mọi thành phần kinh tế Theo quy định của luật Bảo hiểm ytế, đối tượng tham gia BHYT bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán

bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trang 7

- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Người có công với cách mạng

- Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống

tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp

luật về ưu đãi người có công với cách mạng

- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:

quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

- Trẻ em dưới 6 tuổi

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến,lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

- Học sinh, sinh viên

- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp

Trang 8

- Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình

- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể

- Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ (điều 1, Nghị định 62/2009/NĐ-CP)

 Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/05/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ)

 Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

 Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ tế ban hành

 Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

c, Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT.

- Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người lao động và Sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động

và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm

y tế Nếu người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y

tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất

- Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

- Mức đóng hằng tháng của các đối tượng: người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Trang 9

- Mức đóng hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 6% mức trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

- Mức đóng hằng tháng của các đối tượng : Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng; người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do ngân sách nhà nước đóng;

- Mức đóng hằng tháng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;

- Mức đóng hằng tháng của các đối tượng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và

do đối tượng đóng; ngoài ra Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ thêm

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật BHYT

d, Quỹ bảo hiểm y tế.

Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập do các các đối tượng tham gia đóng góp

và cơ quan BHYT quản lý theo quy định của pháp luật Quỹ BHYT có đặc điểm:

- Nó ra đời, tồn tại và phát triển do nhu cầu khách quan đòi hỏi sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước việc quản lý quỹ không đặt mục đích kinh doanh lên hang đầu, mà là vì đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, vì sự công bằng và tiến bộ xã hội

- Quỹ BHYT là một bộ phận quan trọng trong tài chính y tế Khi BHYT bao phủ đến toàn dân thì thậm chí nó còn được coi là hạt nhân của tài chính y tế

- Quỹ BHYT phụ thuộc vào số lượng đối tượng tham gia và mức đóng góp BHYT Nhìn chung quỹ được nhà nước bảo trợ và hỗ trợ khi cần thiết

- Quản lý quỹ BHYT rất khó khăn phức tạp nội dung quản lý chủ yếu phụ thộc vào mô hình tổ chức BHYT, vào hình thức vàphương thức BHYT, Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế:

- Phí BHYT do các đối tượng tham gia đóng góp theo quy định

Trang 10

- Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư bộ phận quỹ nhàn rỗi.

- Từ tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Từ các nguồn khác

Quản lý quỹ bảo hiểm y tế:

- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có

sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT

- Chính phủ quy định cụ thể về việc quản lý quỹ BHYT, quyết định nguồn tài chính để bảo đảm nguồn khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ BHYT

Mục đích sử dụng quỹ BHYT:

- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho những người tham gia khi họ bị ốm đau bệnh tật

- Chi quản lý bộ máy BHYT

- Trích lập quỹ dự phòng theo quy định

- Quỹ nhàn rỗi sẽ được đem đầu tư sinh lời và đương nhiên phải

có chi phí cho hoạt động đấu tư

2.2 Thực trạng bảo hiểm y tế một số nưới trên Thế giới và tại Việt Nam

Trong cuộc sống hàng ngày con người luôn luôn gặp phải những rủi ro trong đó phải kể đến rủi ro về sức khoẻ như: ốm đau, bệnh tật dẫn tới tình trạng thiếu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho người dân, việc xuất hiện các chi phí

về khám chữa bệnh mà mọi người không thể xác định được trước (mang tính đột xuất), vì vậy dù lớn hay nhỏ các chi phí này đều gây khó khăn cho ngân quỹ của gia đình, mỗi cá nhân đặc biệt với những người có mức thu nhập thấp Trong trường hợp gặp rủi ro về sức khoẻ, không những nó làm giảm thu nhập của bản thân, mà còn tác động xấu đến sức khoẻ của người đó Bảo hiểm y tế chính là biện pháp thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhằm xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện

họ có tham gia bảo hiểm y tế Với bảo hiểm y tế, mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh Bảo hiểm y tế mang tính nhân đạo cao cả và được xã hội hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít” Số đông người tham gia để hình thành quỹ và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít người không may gặp phải rủi ro bệnh tật Tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w