Dạy học môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là cách thức tổ chức trong quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập sáng tạo c
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG
TRƯỜNG PTDTNT HIM LAM
()
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Điệp Tổ: …………
TĂNG CƯỜNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI TRƯỜNG PTDTNT HIM LAM
Năm học: 2023-2024
Trang 2DANH MỤC VIẾT TẮT
GV Giáo viên
GDPT Giáo dục phổ thông
HS Học sinh
HĐTN Hoạt động trải nghiệm PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
Trang 3MỤC LỤC
Trang
I MỞ ĐẦU………
1 Lý do chọn biện pháp………
2 Mục đích nghiên cứu………
3 Đối tượng nghiên cứu………
4 Phương pháp nghiên cứu………
5 Kế hoạch nghiên cứu………
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP………
1 Cơ sở lý luận………
2 Thực trạng………
2.1 Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 6 ở trường PTDTNT Him Lam 2.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và cơ cấu lớp học tại trường PTDTNT Him Lam………
3 Các phương pháp dạy học trải nghiệm trong môn Công nghệ 6 ………
4 Cách thức và quá trình áp dụng………
5 Khả năng áp dụng, kiến nghị và đề xuất………
5.1 Khả năng áp dụng………
5.2 Kiến nghị và đề xuất……… TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển; chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững Việc đổi mới toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các ngành, các nhà khoa học và của toàn xã hội Trong đó, văn kiện đại hội của mỗi nhiệm kì đều thể hiện một trong những chiến lược phát triển đất nước là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, được cụ thể hóa, chi tiết nhằm phù hợp với bối cảnh giáo dục trong mỗi giai đoạn của nhiệm kì
Hiện nay, cả nước đã và đang nỗ lực triển khai trương trình GDPT mới từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 ở bậc tiểu học và năm học 2021-2022 đối với lớp 6 ở bậc THCS Do đó, trọng trách quan trọng được đặt lên ngành giáo dục với sự chuẩn bị đồng bộ về nhân lực, vật lực và một trong những điều kiện cần không thể thiếu chính là năng lực của người giáo viên Kể từ khi thành lập, trường PTDTNT Him Lam đã luôn giữ vững thành tích cao và là một trong những trường đứng đầu về chất lượng giáo dục THCS của tỉnh Hậu Giang Nhà trường có nhiều đặc điểm đặc thù như có cả lớp Dân tộc nội trú và phổ thông công lập, số lượng học sinh lớn, sĩ số một nhiều lớp còn cao, học sinh nhà trường được cư trú trong nhiều xã lân cận Do đó, để đảm bảo chất lượng giáo dục cho nhà trường, cần đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng CB-GV-NV, các cấp quản lý đã luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực
Trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT mới, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang diễn ra nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục về phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho học sinh Dạy học môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là cách thức tổ chức trong quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của GV nhằm hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực công nghệ Quá trình đó được tổ chức theo chu trình: Trải nghiệm Khá phá rút ra bài học Luyện tập -Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Như vậy, sử dụng các phương pháp dạy học trải nghiệp giúp quá trình tổ chức dạy học của GV không chỉ chú ý về mặt tích cực hóa hoạt động học tập của HS mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề rất gần gũi và diễn ra trong thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao hứng thú của HS, góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất mà bài học đảm nhiệm
Trang 5Dạy học trải nghiệm là phương pháp giáo dục hiện đại khuyến khích người học tham gia các hoạt động khám phá thực tế Từ đó, học sinh có thể phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận chính xác Phương pháp này giúp người học có thể tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo và chủ động Từ những lí do
đó, tôi chọn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học là: “Tăng cường dạy học trải nghiệm nâng cao hiệu quả dạy và học môn công nghệ 6 tại trường PTDTNT Him Lam” Biện pháp này tôi đã áp dụng có hiệu quả đối với học sinh khối 6 tại trường, trong năm học 2021-2022 và 2022 - 2023
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học môn Công nghệ 6 tại trường PTDTNT Him Lam, căn cứu vào thực tiễn trong quá trình tổ chức dạy và học môn Công nghệ 6, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong môn Công nghệ 6, góp phần nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện cho hoc sinh
3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh cấp THCS, cụ thể là học sinh trường lớp 6 trường PTDTNT Him Lam
4 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát giảng dạy môn Công nghệ 6 tại trường PTDTNT Him Lam
- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp - giáo viên dạy môn Công nghệ 6 trong nhà trường và một số trường khác trong huyện
- Phương pháp kiểm tra đánh giá qua hoạt động học tập của học sinh một cách toàn diện
- Phương pháp thống kê; sử dụng bảng đối chiếu
5 Kế hoạch nghiên cứu
- Đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học môn Công nghệ 6 tại trường PTDTNT Him Lam năm học 2023 - 2024
- Nghiên cứu nội dung các nội dung có thể sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động dạy học
- Thiết kế và xây dựng giáo án phù hợp với nội dung và yêu cầu tiết dạy với đối tượng học sinh và học sinh tham gia hoạt động dạy và học một cách tích cực, hiệu quả
- Chuẩn bị tốt năng lực quản lý, điều hành trong của giáo việc trong sử dụng phương pháp dạy học tích cực
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1 Cơ sở lý luận
Trang 62 Thực trạng
2.1 Dạy và học môn Công nghệ 6 tại trường PTDTNT Him Lam
2.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và cơ cấu lớp học tại trường PTDTNT Him Lam
- Về cơ sở vật chất: Trường PTDTNT Him Lam bao gồm 4 lớp học Dân tộc nội trú và 46 lớp phổ thông, sĩ số mỗi lớp phổ thông trong khoảng từ 35-45 học sinh, không có phòng học riêng cho hoạt động nhóm Do đó, đối với việc tổ chức học nhóm trong mỗi lớp học còn gặp nhiều khó khăn
3 Dạy học hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Công nghệ
3.1 Hoạt động trải nghiệm
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và HĐTN; trong đó, HĐTN dành cho tất cả các HS từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông để HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được giáo dục trong nhà trường vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo Theo đó, HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó từng HS tham gia trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân [1].Theo Nguyễn Thị Liên, “Bản chất của HĐTN là hoạt động giáo dục được tổ chức theo con đường gắn lí thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành và phát triển cho HS niềm tin, tình cảm, những năng lực cần có của người công dân trong tương lai”
Tuy các khái niệm được diễn đạt bằng các cách khác nhau, nhưng nhìn chung HĐTN có các đặc điểm sau:
- GV đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân
HS tham gia trực tiếp, giúp HS chủ động, tích cực trong các hoạt động
- Nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau gắn với thực tế đểbiết cách khái quát, sắp xếp những kinh nghiệm rời rạc thành tri thức (chuyển hóa kinh nghiệm), qua đó phát triển năng lực thực tiễn (năng lực giao tiếp - ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực tổ chức quản lí, năng lực thích ứng, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…) và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân Quá trình trải nghiệm cũng sẽ giúp HS có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, đấu tranh tích cực với những hành vi sai trái của bản thân và của người khác, biết cảm thụ
và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
Trang 7Như vậy, kết quả đầu ra là năng lực (năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống; năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân ), phẩm chất (giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thái độ, hình thành niềm tin, chuẩn mực, lí tưởng, động cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống) của HS HĐTN có thể chia ra làm hai dạng: trải nghiệm trong môn học (là một hình thức tổ chức dạy học giúp HS biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống) và trải nghiệm giáo dục
3.2 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho cho học sinh trong dạy học công nghệ 6
3.2.1 Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động thảo luận nhóm
Với hoạt động này, học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để cùng thảo luận và giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc chủ đề của bài học Cuối cùng, câu trả lời được trình bày và nhận được đóng góp từ cả lớp
Hoạt động này giúp từng học sinh cùng đưa ra ý kiến và thảo luận với chính các thành viên trong nhóm Từ đó, mỗi học sinh được trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, phân tích và làm việc nhóm rất hiệu quả
3.3.2 Học tập trải nghiệm thông qua trò chơi
Học sinh sẽ trực tiếp hóa thân thành các nhân vật để mô phỏng lại các tình huống, hiện tượng thực tế trong cuộc sống Các hoạt động “học mà chơi, chơi
mà học” này không chỉ tăng sự thích thú, tập trung cho học sinh mà còn giúp các
em hiểu sâu, đánh giá vấn đề một cách thực tế, đa chiều từ đó dễ dàng tiếp thu được kiến thức
3.3.3 Học tập trải nghiệm từ hoạt động thực hành
Đối với hoạt động này, học sinh trải nghiệm thực tế thông qua việc thí nghiệm và thực hành trong môi trường thật, thay đổi không gian từ lớp học sang phòng thí nghiệm hoặc các cơ sở sản xuất, địa điểm, doanh nghiệp,… phù hợp với bài học Qua việc tiếp cận môi trường thực tế, học sinh cũng sẽ được mở rộng cách nhìn nhận, tiếp cận và đưa ra các suy luận, đánh giá một cách trực quan hơn, bám sát thực tế hơn
3.3.4 Học tập trải nghiệm thông qua thực hiện dự án
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm
vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức
đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế
Trang 84 Cách thức và quá trình áp dụng
4.1 Nghiên cứu nội dung bài học và lựa chọn phương pháp dạy học trải nghiệm
Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn và thời sự cao Do đó, nội dung dạy học cần được thiết kế xuất phát từ thực tiễn và phải được vận dụng, thực hành, kiểm nghiệm trong thực tiễn; đồng thời đảm bảo đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống Trong quá trình dạy học, cần gắn lí thuyết với thực hành; gắn hoạt động học tập ở lớp với hoạt động trải nghiệm, vận dụng ở gia đình và cộng đồng; thường xuyên cập nhật những thành tựu mới của khoa học Công nghệ là môn học mang tính tổng hợp và tích hợp Vì vậy, nội dung giảng dạy cần được tuân theo nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp
và liên kết với các môn học khác như: Toán, Khoa học tự nhiên, Mỹ thuật… Giáo dục công nghệ ở phổ thông có nội dung đa dạng và phong phú nhưng môn học chỉ có thời lượng hạn chế, do đó, căn cứ vào chương trình bộ sách cụ thể nghiên cứu nội dung theo từng chủ để để có phương pháp dạy học trải nghiệm phù hợp
Nội dung chương trình Công nghệ 6 (sách Chân trời sáng tạo) là các bài học được xây dựng tích hợp theo chủ đề Mạch nội dung mỗi bài học là kiến thức khoa học và quy trình thực hành, sau đó đến phần luyện tập và vận dụng
Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu từng bài học và lựa chọn các phương pháp dạy học trải nghiệm phù hợp
Các dạng bài học trong Sách Công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo):
1 Dạng bài tích hợp theo chủ để
2 Dạng dự án học tập
3 Dạng bài ôn tập chương
Mỗi dạng bài học có cách thức tổ chức dạy học riêng, giáo viên cần nghiên cứu nội dung kiến thức sau đó lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cụ thể cho từng bài học và từng hoạt động trong bài Mỗi bài học giáo viên
có thể sử dụng một phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo hoặc
sử dụng nhóm phương pháp đó đồng thời kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học
Ví dụ về một hoạt động dạy học sử dung phương pháp học tập trải nghiệm như: “BÀI 8: THỜI TRANG (2 TIẾT)
* Hoạt động thực hành kĩ thuật theo quy trình (phương pháp học tập trải nghiệm từ hoạt động thực hành)
- Mục tiêu: hướng dẫn quy trình và tổ chức thực hành lựa chọn trang phục
Trang 9- Nội dung: các bước thực hành quy trình lựa chọn trang phục.
- Sản phẩm: hình vẽ phác họa bộ trang phục được lựa chọn phù hợp với tình huống cho trước
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ:
-GV cho HS thảo luận theo nhóm 4
bạn
-HS chuẩn bị phiếu học tập
Thực hiện nhiệm vụ
- GV giới thiệu quy trình lựa chọn
trang phục phù hợp với tính huống
cho trước, vẽ minh họa bộ trang phục
đã chọn vào khổ giấy A4
- GV nêu yêu cầu của bộ trang phục:
+ Phù hợp với xu hướng thời trang
+ Phù hợp với vóc dáng
+ Phù hợp với lứa tuổi
+ Phù hợp với môi trường hoạt động
+ Cần lưu ý lựa chọn chất liệu vải
phù hợp với điều kiện tài chính của
gia đình
- GV theo dõi, hỗ trợ HS phác họa và
vẽ chính thức mẫu trang phục
Báo cáo kết quả
HS nộp báo cáo
Đánh giá kết quả
HS nhận xét, đánh giá các sản phẩm
lẫn nhau, GV kết luận
Quy trình thực hành lựa chọn trang phục như sau:
Bước 1: Xác định đặc điểm vóc dáng Bước 2: Xác định phong cách thời trang; chọn loại trang phục
Bước 3: Chọn kiểu may Bước 4: Chọn màu sắc, hoa văn Bước 5: Chọn chất liệu vải Bước 6: Chọn vật dụng đi kèm Bước 7: Vẽ minh họa bộ trang phục
đã chọn vào giấy A4
4.2 Lập kế hoạch bài dạy
Khung kế hoạch bài dạy mới nhất hiện nay được thực hiện theo Công văn
số 5512/BGDĐT-GDTrH do Bộ GD&ĐT ban hành có cấu trúc bao gồm 4 bước lớn như sau:
A Mục tiêu
B Chuẩn bị (thiết bị và học liệu)
C Hoạt động dạy học (tiết trình dạy học)
D Tổng kết đánh giá
Trang 10Sau khi nghiên cứu nội dung và xác định được mục tiêu của bài học, GV xác định được các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm thiết kế các hoạt động dạy học, đồng thời thiết kế hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp trong bài học
4.3 Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong bài học
4.3.1 Tổ chức hoạt động dạy học thông qua hoạt động nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao
- Giúp HS hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năg tổ chức, quản lí, giảo quyết vấn đề, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân
và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển Nhóm làm việc
sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau
Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với nhau như:
- Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu;
- Tạo ra mục tiêu nhóm;
- Cho điểm chung cả nhóm;
- Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau;
- Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực
b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của HS
Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm GV cần lưu ý các vấn đề sau: