Kết quả môn Lịch sử như vậy phải chăng do sách giáo khoa soạn khô khan, cách dạy của giáo viên chưa tạo hứng thú, giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy hay phương pháp dạy học chưa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-Bài tiểu luận
Đề tài: Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh học môn Lịch sử hiệu quả.
Giảng viên: TS Trần Văn Công
Sinh viên: Nguyễn Thu Huyền
Mã SV: 20010375
Lớp: GD2-N2
Trang 2Mục lục:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1 Lý luận chung về hứng thú và hứng thú học tập: 4
2 Khái quát về môn Lịch sử ở phổ thông: 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 6
1 Những yếu tố chủ quan (Yếu tố bên trong): 6
2 Những yếu tố khách quan (Yếu tố bên ngoài): 6
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH 7
1 Xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh 7
2 Xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú ý, tính tò mò, nhu cầu học tập của học sinh ngay từ đầu 8
3 Sử dụng mẩu chuyện lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng 9
4 Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh 10
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN 11
Trang 3PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy – học Bởi vì dạy – học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học
Bàn về hứng thú học tập, xin được nói về thực trạng giáo dục ngày nay là vấn đề học môn Lịch sử Học sinh phổ thông không mặn mà với môn Lịch sử Biểu hiện cụ thể nhất là phổ điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Lịch sử 2020 Trong tổng
số 553987 thí sinh, thì có đến gần 47% thí sinh đạt điểm dưới trung bình (tức là điểm dưới 5) Kết quả đó cho thấy học sinh của chúng ta đang bị mù về lịch sử Trong hệ thống giáo dục của bất kì quốc gia nào, Lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người Kết quả môn Lịch sử như vậy phải chăng do sách giáo khoa soạn khô khan, cách dạy của giáo viên chưa tạo hứng thú, giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy hay phương pháp dạy học chưa hiệu quả… Vì những lý do trên và nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử, em xin góp chút công sức của mình vào việc dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông thông qua việc tìm hiểu đề tài: “Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh học môn Lịch sử hiệu quả”
Trang 4PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Lý luận chung về hứng thú và hứng thú học tập:
1.1 Khái niệm chung về hứng thú:
Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học Như nhà tâm lý học L.X.Vưgốtxki đã khẳng định: “Đối với việc nghiên cứu, hầu như không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người”
1.2 Định nghĩa hứng thú:
I.Phrebac đã coi hứng thú như một thuộc tính có sẵn, mang tính bẩm sinh của con người; U.Giêmxơ cho rằng: Hứng thú có nguồn gốc sinh vật; còn Framixka quan niệm hứng thú là trường hợp riêng biệt của thiên hướng…
Sau này, các nhà tâm lý học đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hứng thú:
“Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó,
vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
1.3 Vai trò hứng thú trong hoạt động cá nhân:
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong học tập, lao động và công tác Ngược lại, khi không có hứng thú, không có sự say mê, con người sẽ thực hiện nó một cách gượng ép, không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó khăn hơn, nặng nhọc, dễ gây cho con người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt được sẽ không cao
Trang 51.4 Định nghĩa hứng thú học tập:
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng
của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân
2 Khái quát về môn Lịch sử ở phổ thông:
Có 3 đặc điểm khái quát về nội dung giáo dục ở môn Lịch sử:
Thứ nhất, đó là nội dung giáo dục lịch sử với tính cách là một môn khoa học: Dựa trên thành tựu cập nhật của giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam và thế giới, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của sử học (trung thực, khách quan, toàn diện, cụ thể), hướng tới hình thành thế giới quan khoa học, tư duy phê phán, thực chứng, biện chứng của người học
Thứ hai, Lịch sử là một môn học dạy làm người, góp phần phát triển các phẩm chất của công dân Việt Nam toàn cầu: Yêu nước, nhân ái, trung thực, khoan dung, dũng cảm, chăm chỉ, cởi mở tiếp nhận cái mới và sống hòa thuận với thế giới xung quanh, trọng danh dự của bản thân và tôn trọng sự khác biệt, yêu hòa bình…
Thứ ba, Lịch sử là môn học có định hướng ứng dụng cao theo đúng tinh thần “ôn cố tri tân”, biết học lịch sử để làm gì, có thể ứng dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống như thế nào
Trang 6CHƯƠNG II: CƠ SỞ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ
1 Những yếu tố chủ quan (Yếu tố bên trong):
- Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh là cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú học môn Lịch sử ở các em
- Thái độ đối với việc học môn Lịch sử
2 Những yếu tố khách quan (Yếu tố bên ngoài):
- Điều kiện vật chất cần thiết để dạy học có hiệu quả: bao gồm các tài liệu, sách
vở, đồ dung học tập phục vụ cho môn học, trang thiết bị dạy học, phương tiện dạy học,…của nhà trường Đây là yếu tố cần thiết để học sinh học tập có hiệu quả
- Hoàn cảnh, môi trường học tập:
+ Môi trường gia đình: Thái độ của cha mẹ đối với việc học môn Lịch sử + Tập thể học sinh: Trong tập thể, nếu học sinh tích cực hoạt động cùng nhau, tạo nên bầu không khí tích cực, làm nảy sinh niềm vui, cùng tham gia bài học tạo nên hứng thú trong việc học tập môn Lịch sử
+ Giáo viên: Đó là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng say mê nhiệt tình, sự hứng thú với nghề nghiệp của giáo viên đối với môn Lịch sử, đặc biệt là phương pháp dạy học,… ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển hứng thú học tập của học sinh
Tóm lại, hứng thú học môn Lịch sử của học sinh nảy sinh và phát triển dưới ảnh hưởng qua lại của tổ hợp những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan nhất định Do đó, muốn hình thành và phát triển hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh, cần phải chú ý cả những yếu tố bên trong, cũng như những yếu tố bên ngoài, đặc biệt
Trang 7là cần chú ý đến vai trò “chủ đạo của người giáo viên” mà cụ thể là phương pháp dạy học mà người giáo viên sử dụng
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
1 Xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, việc lựa chọn nội dung dạy học có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra Một bài học đảm bảo được tất cả các yếu tố như tính khoa học, tính lý luận… nhưng không phù hợp với nhận thức của học sinh thì bài học đó không đạt chất lượng Việc giáo viên xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh chính là làm thế nào để trong cùng một lớp học, với việc tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên, tất cả học sinh đều hiểu bài Để xác định mức độ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên cần:
Thứ nhất, giáo viên cần phải nắm chắc trình độ nhận thức và điểm mạnh, điểm yếu trong tư duy của học sinh Thực tế cho thấy, học sinh ở các vùng miền khác nhau có mức độ nhận thức không giống nhau Chẳng hạn, học sinh ở thành thị, nơi được tiếp cận nhiều thông tin thì việc lĩnh hội tri thức sẽ nhanh và thuận lợi hơn học sinh ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần hiểu rõ đối tượng để lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp
Thứ hai, giáo viên phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình lịch
sử phổ thông để lựa chọn những kiến thức cơ bản, vừa sức học sinh Sơ đồ Đairi là gợi
Trang 8ý để giáo viên lựa chọn kiến thức cơ bản và nội dung của tài liệu tham khảo đưa vào bài học Đó là những kiến thức không quá khó nhưng cũng không được đơn giản hóa kiến thức, bởi lẽ kiến thức vượt quá tầm nhận thức của học sinh sẽ khiến các em nản chí nhưng nếu dễ quá sẽ khiến các em coi thường, chủ quan Trong bài học, giáo viên hết sức tránh sự quá tải đối với việc lĩnh hội kiến thức của học sinh Giáo viên trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích, cụ thể, dễ hiểu, không rườm rà; không đưa những khái niệm, thuật ngữ, tên gọi khó, phải mất thời gian giải thích và làm cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh gặp khó khăn Giáo viên phải lựa chọn trong sách giáo khoa đâu
là kiến thức phù hợp với học sinh của mình, biết học đã có cái gì và đang cần cái gì để
có sự lựa chọn nội dung dạy học phù hợp; để việc học tập đối với các em là niềm thích thú, sự say mê chứ không phải là bắt buộc, gò ép
Như vậy, việc xác định và tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh trong tình hình thực tiễn hiện nay là một biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử Được tìm tòi phát hiện những kiến thức phù hợp với nhận thức của bản thân khiến học sinh hào hứng, say mê, có nhu cầu tiếp tục khám phá thêm những tri thức mới
2 Xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú ý, tính
tò mò, nhu cầu học tập của học sinh ngay từ đầu.
Trong mỗi bài học, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để kích thích động cơ học tập của học sinh đầu giờ học, trong suốt quá trình giải quyết vấn đề nhận thức Nhưng quan trọng và có tác dụng trước tiên là kích thích sự chú ý, tính tò mò, nhu cầu học tập ngay từ đầu giờ học Để làm được điều đó, khi bắt đầu giờ học, giáo viên cần xây dựng một hoạt động khởi động, tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết thông qua
Trang 9hoạt động này; từ đó, các em suy nghĩ và thể hiện những quan điểm của mình về vấn
đề học tập
Rõ ràng, được quan sát hình ảnh, nghe lời của bài hát kết hợp với tư duy trên cơ sở các câu hỏi mà giáo viên đã định hướng, học sinh sẽ có tâm thế và ý thức được nhiệm
vụ học tập, hứng thú với bài học mới Kết thúc hoạt động này, giáo viên không “chốt”
về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động học tập tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề học tập
3 Sử dụng mẩu chuyện lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng.
Có thể nói, sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử phù hợp với đặc trưng bộ môn và có tác dụng gây hứng thú học tập với học sinh Những mẩu chuyện lịch sử vừa
có tác dụng cung cấp kiến thức, vừa giúp các em gắn được sự kiện, hiện tượng với các nhân vật tiêu biểu, điển hình Đặc biệt, những mẩu chuyện lịch sử thường có tính giáo dục rất cao Khi kể nhập tâm vào câu chuyện sẽ khiến người nghe như được “sống” cùng các nhân vật trong chuyện, giúp cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức diễn ra một cách tự nhiên mà học sinh lại hào hứng, thích thú
Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để dẫn dắt học sinh vào bài mới, tạo hứng thú học tập ngay từ đầu; sử dụng mẩu chuyện để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; để nêu gương hay khi cần rút ra những kết luận cho một vấn đề lịch sử nào đó
Như vậy, thông qua những mẩu chuyện lịch sử và cách linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ của giáo viên, học sinh sẽ hình thành những cảm xúc lịch sử như căm ghét, phản đối hay đồng tình, yêu mến Sự hồi hộp, xúc động đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử càng làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
Trang 104 Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh.
Lời nói luôn giữ vai trò chủ đạo trong dạy học bởi không có một phương pháp dạy học nào lại không kèm theo lời nói Đặc biệt, những kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội phải được diễn giải bằng ngôn ngữ, cách hành văn và cách trình bày chứ không phải bằng những công thức hay những con số khô khan Trong quá trình sử dung ngôn ngữ, tình cảm, tính chân thực, vai trò, khả năng của giáo viên được thể hiện, thông qua
đó mà bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, khơi gợi ở học sinh tính hiếu kì muốn khám phá những điều chưa biết Vì thế, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ sinh động, trong sáng, dễ hiểu để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập do mình tổ chức, hướng dẫn
Để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ như sau:
- Sử dụng cách nói hình ảnh để đặt vấn đề học tập, gây sự chú ý của học sinh
ngay từ đầu: Trong dạy học lịch sử, việc thu hút sự chú ý của học sinh vào bài
học ngay từ đầu có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các em hào hứng đón nhận
cả tiết học với niềm thích thú, sự say mê Có nhiều cách để tạo sự chú ý của học sinh, trong đó, cách nói hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm thực tế đã chứng minh tác dụng, khiến học sinh tiếp thu bài tốt hơn
- Sử dụng tường thuật, miêu tả phù hợp với nội dung bài học: Miêu tả, tường
thuật trong dạy học lịch sử luôn cuốn hút được sự chú ý của học sinh Tuy nhiên, nếu tường thuật một cách khô khan, cứng nhắc hay miêu tả một cách đơn điệu đều làm cho học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản Vì vậy, giáo viên cần rèn luyện cho mình những kĩ năng nhất định trong việc miêu tả, tường thuật để học sinh hứng thú với bộ môn
Khi tường thuật, giáo viên cần kết hợp với dáng đi, cử chỉ, nét mặt làm cho học sinh như đang chứng kiến hiện thực lịch sử mà ở đó những sự vật đang vận động, những con người đang hoạt động, một xã hội thực được tái hiện Sau khi tường thuật, giáo viên nên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá hoặc rút ra những kết luận về các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Trang 11- Sử dụng cách ví von để giải thích sự kiện, hiện tượng: Giải thích là sử dụng lý lẽ
để giảng giải giúp học sinh hiểu được bản chất của các vấn đề lịch sử Cách giải thích của thầy cô càng trong sáng, dễ hiểu bao nhiêu càng khiến các em hào hứng học tập bấy nhiêu Trong dạy học lịch sử, giáo viên chú ý sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, gợi mở, có liên hệ, so sánh, ví von, quy cái chưa biết thành cái đã biết, biến cái phức tạp thành cái đơn giản để giải thích các sự kiện, hiện tượng, giúp học sinh dễ dàng tham gia vào các quá trình hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô để hình thành kiến thức
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
Hứng thú với một môn học là rất cần thiết, nó như mùi vị của một món ăn Nếu mùi vị nó ngon thì người ăn sẽ thích thú, ăn nhiều và mong muốn được ăn nó thêm nhiều lần nữa Nhiệm vụ của người giáo viên cũng vậy phải biết làm cho tiết học của mình thêm nhiều hứng thú, học sinh sẽ tích cực học tập, say mê, yêu thích tìm hiểu kiến thức…
Lịch sử là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi quốc gia Một con người sinh ra trong một đất nước mà không hiểu biết gì về lịch sử của đất nước mình thì con người đó chẳng khác gì một kẻ thiếu kiến thức, không biết yêu quê hương, đất nước, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của đất nước mình Vì thế, người giáo viên cần có những biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập Lịch sử cho các em ngay từ đầu
Vận dụng kết hợp các phương pháp vào dạy học Lịch sử sẽ giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, khó