1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho hoc sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (sách chân trời sáng tạo)

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Hình Thức Và Phương Pháp Dạy Học Giúp Rèn Luyện Kĩ Năng Nói Cho Học Sinh Lớp 1 Theo Hướng Phát Triển Năng Lực (Ctst)
Trường học trường tiểu học
Chuyên ngành giáo dục
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CTST Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (CTST)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống 3

1.2 Đối với các chủ đề khó nói 6

1.3 Đối với những chủ đề xa lạ 8

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10

PHẦN KẾT LUẬN 11

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 11

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 13

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (CTST)

2 Tác giả

- Họ và tên:

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Nói là một trong những hoạt động giao tiếp cần thiết của mỗi con người Trong cuộc sống hàng ngày, ở tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều cần đến các hoạt động giao tiếp Giao tiếp là quá trình người nói diễn đạt thông tin đến các đối tượng cần giao tiếp, nhằm đạt đến kết quả cuối cùng của hoạt động giao tiếp Chính vì vậy mà ngay từ khi bước vào lớp 1, bộ sách Chân trời sáng tạo đã rất chú trọng đến việc dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh tiểu học Nói, là một trong 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1 Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, đặt nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này Đây cũng là mục tiêu phát triển năng lực, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào áp dụng thực tế mà chương trình đổi mới GDPT 2018 đã đề cập Đồng thời, rèn kĩ năng nói sẽ tạo cho các em có được

sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Các em biết sử dụng từ ngữ trong giao tiếp một cách chính xác, phong phú, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ

đề, một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Trang 4

2

Việc rèn kỹ năng nói là giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây thơ của con mắt trẻ thơ Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc

lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình và diễn đạt suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ nói của mình, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp

Hiện nay phần đa giáo viên đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng nói cho học sinh tiểu học Tuy nhiên ngay từ lớp 1 để rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói thành câu, diễn đạt đủ ý, thành một đoạn văn cho học sinh lớp 1 một cách có hiệu quả lại là vấn đề mà không phải tất cả giáo viên có

thể làm được Với lý do trên, tôi xin được trình bày kinh nghiệm “Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học giúp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực (Chân trời sáng tạo)”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về kinh nghiệm dạy học luyện nói cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học … trong phân môn học vần, cụ thể như: Nói đủ câu, đủ đoạn, nói đúng chủ đề, nói theo khả năng

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học…

3 Mục đích nghiên cứu

Biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng nói thành công, diễn đạt được

ý một cách rõ ràng Từ đó giúp các em khả năng mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Mỗi bài học, mỗi chủ đề giáo viên lựa chọn các cách hướng dẫn, giới thiệu khác nhau tạo cho giờ học sinh động, gây hứng thú cho học sinh Trong khi dạy

Trang 5

3

luyện nói cho học sinh lớp 1, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều tranh ảnh dạy học hỗ trợ, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả hơn Các em sẽ thấy hứng thú hơn khi thực hành luyện nói Bởi đây là giai đoạn tâm lý lứa tuổi của các em thích mới lạ nhưng cũng rất nhanh chán Nếu rập khuôn một cách máy móc một hình thức hướng dẫn học sinh luyện nói dễ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thú với hoạt động luyện nói Đặc biệt trong một lớp sẽ có nhiều đối tượng học sinh Chính vì vậy mà giáo viên cũng cần chia ra thành các nhóm chủ

đề để chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng, tùy nội dung từng bài

1.1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống

Với những chủ đề gần gũi với học sinh như: Chủ đề: Sinh nhật, Ước mơ, Lớp em,… Giáo viên có thể lựa chọn những hình ảnh thân thuộc nhất với các em học sinh để các em cùng nhau quan sát, thảo luận Thông qua những hình ảnh quen thuộc mà các em được thấy hằng ngày, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiệu quả

Ví dụ: Khi học những chủ đề quen thuộc như chủ đề luyện nói: Đi sở thú (trang 60 sách tiếng Việt 1 tập 1 Chân trời sáng tạo)

Trang 6

4

Giáo viên có thể khuyến khích học sinh sưu tầm hình ảnh, ảnh chụp các con vật có thật mang đến lớp để quan sát, thảo luận cùng nhau qua đó có thể cùng nhau luyện nói Những hình ảnh mà các em chuẩn bị sẽ chính là thích của các em,

từ đó sẽ giúp các em có niềm vui, hứng thú khi các em được nói, kể về chúng với bạn bè của mình Điều đó cũng góp phần giúp nội dung luyện nói của giáo viên đạt hiệu quả Đồng thời trong các buổi luyện nói về các chủ đề quen thuộc này giáo viên cũng có thể cho học sinh nói theo hiểu biết của mình về những loài vật trong chủ đề

Trang 7

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC VÀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Bộ sách Chân trời sáng tạo

Trang 8

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 9

1 Lý do chọn biện pháp

Nói

là một trong những hoạt động giao tiếp diễn đạt thông tin đến các đối tượng cần giao tiếp

Rèn kỹ năng nói

là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, đặt nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này

Việc rèn kỹ năng nói

là giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, sự cảm nhận của con mắt trẻ thơ

Trang 10

Đối với các chủ đề

khó nói

Đối với những chủ đề xa lạ

01

Đối với những chủ đề

gần gũi với cuộc sống

02 03

Các giải pháp

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống

Các chủ đề gần gũi

Ví dụ những chủ đề gần

gũi như: Chủ đề: Sinh

nhật, Ước mơ, Lớp em,…

Sử dung hình ảnh quen thuộc

Giáo viên có thể lựa chọn những hình ảnh thân thuộc nhất với các em học sinh để các em cùng nhau quan sát, thảo luận

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

1 Đối với những chủ đề gần gũi với cuộc sống

Ví dụ chủ đề: Đi sở thú

hình ảnh, ảnh chụp các con vật có thật mang đến lớp để quan sát, thảo luận cùng nhau

chính là sở thích của các em, từ đó sẽ giúp các em có niềm vui, hứng thú khi các em được nói, kể về chúng với bạn bè của mình.

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

2 Đối với các chủ đề khó nói

Với chủ đề khó nói,

khó diễn tả

giáo viên có thể đưa những

vật thật hoặc tranh ảnh để

học quan sát lấy điểm tựa

để luyện nói

Gợi ý

Ở những bài chỉ có 1- 2 câu gợi ý SGV, giáo viên

có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong một phần nội dung của tiết học

Mục đích

giúp học sinh có cơ hội được xem, được thấy những gì có liên quan đến chủ đề mình đang học qua đó có thể hiểu

và nói tốt hơn

Trang 14

2 Nội dung các biện pháp

2 Đối với các chủ đề khó nói

Ví dụ chủ đề: Vườn ươm

● Giáo viên truy cập internet để sưu tầm các

hình ảnh liên quan đến vườn ươm cho học

sinh quan sát và luyện tập.

nói tốt nói về những điều mà các em quan sát

được từ những bức hình.

Ngày đăng: 03/12/2024, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w