1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đổi mới hình thức dạy học Để phát huy tính tích cực, chủ Động của học sinh trong môn toán 5

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Hình Thức Dạy Học Để Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động Của Học Sinh Trong Môn Toán 5
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN 5 Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN 5

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp: 1

2 Tác giả: 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 2

1.2 Lồng ghép tổ chức trò chơi trong giờ học toán 6

Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự 8

Trò chơi 2: Ai đúng?- Ai sai? 9

Trò chơi 3: Kết bạn 9

Trò chơi 4: Gà mẹ tìm con 10

Trò chơi 5: “Ai nhanh, ai đúng” 11

Trò chơi 6: Hái hoa toán học 11

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 13

PHẦN KẾT LUẬN 15

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 15

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 16

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

Đổi mới hình thức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn Toán 5

2 Tác giả:

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: …… Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Ở cấp Tiểu học môn Toán có vai trò đặc biệt quan trọng cùng với các môn học khác nó góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển tư duy của người học, đồng thời nó còn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế

hệ trẻ Theo yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học, ngoài việc tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến thức chuẩn thì tùy vào năng lực của học sinh, giáo viên cần phải phát triển, khai thác, mở rộng thêm kiến thức một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của các em

Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán không còn mới lạ đối với học sinh, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những tích lũy nhất định

Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy

và học toán là rất cần thiết Một trong những đổi mới phương pháp dạy học đó là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Quá trình dạy học phải đạt được yêu cầu, tạo ra động cơ học tập tốt nhất để phát triển trí tuệ, trí thông minh cho học sinh Để có được điều đó, các em phải tích cực học tập biểu hiện ở chỗ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ

Trang 4

2

sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề giáo viên nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích những vấn đề chưa rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào những vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn

Trong khi đó, học sinh tiểu học vốn ưa hoạt động, khả năng tập trung chú ý chưa cao, các em thường chỉ chú ý tới những vấn đề mới lạ, hấp dẫn Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, nhu cầu hứng thú học tập của các em là khác nhau Vì vậy làm thế nào

để thu hút tất cả các em đều chú ý tập trung trong giờ học, tích cực hoạt động để lĩnh hội kiến thức là điều mà giáo viên cần quan tâm Với những băn khoăn đó,

tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra “Đổi mới hình thức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn Toán 5”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên dạy toán và học sinh lớp 5 của nhà trường

- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Toán lớp 5

3 Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng và áp dụng một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Toán lớp 5

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

1.1 Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Vấn đề đổi mới phương pháp là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay Thế nhưng phương pháp dạy học không phải là vấn đề kĩ thuật Mỗi phương pháp chịu sự chỉ đạo của lý thuyết xác định Việc vận dụng phương pháp phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng, điều kiện dạy học, không nên

Trang 5

3

lý tưởng hóa, tuyệt đối hóa tác dụng với phương pháp nào đó mà phải phối hợp

sử dụng hợp lý các phương pháp Mỗi đối tượng học sinh có thể sử dụng một phương pháp khác nhau

Ví dụ 1: Khi giải các bài toán dạng “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số

đó” hoặc dạng toán “Tính chu vi (diện tích) của hình chữ nhật (hình vuông)”… Đối với học chưa hoàn thành, giáo viên cần nêu câu hỏi gợi mở (phương pháp vấn đáp) để giúp học sinh tìm ra cách làm Nhưng đối với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt, có thể để học sinh tự phát hiện dạng toán, tự trao đổi với nhau để tìm cách giải (phương pháp nêu vấn đề hoặc trò hỏi, trò trả lời,…)

Trong quá trình học sinh tham gia vấn đáp hoặc nêu vấn đề, giáo viên phải

là người định hướng và dẫn dắt học sinh đi đúng hướng Khi học sinh nêu câu hỏi

sẽ rất đa dạng, lẫn lộn, có câu phù hợp, có câu không, giáo viên là trọng tài cùng các em lựa chọn để giữ lại câu hỏi phù hợp yêu cầu bài học và quỹ thời gian cho phép Trong trường hợp có câu hỏi cần giải quyết thì cho các em trả lời ngay, câu hỏi có ý hay nhưng chưa phù hợp trọng tâm để các em trao đổi ngoài giờ Một lớp có nhiều học sinh nên khả năng nhận thức khác nhau Vấn đề là phải tạo tình huống có vấn đề phù hợp với từng học sinh

Ví dụ 2: Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;

0,12 x 400

- Với học sinh chưa hoàn thành: Giáo viên có thể hướng các em vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để chuyển thành phép tính như sau

0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 = 12 x 4 = 48

- Với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt: Yêu cầu các em nêu cách làm

Ví dụ 3: Nhân với số có ba chữ số có chữ số 0 ở giữa

Trang 6

4

138

203

-

414

2706

-

2801

- Vấn đề nêu ra tại sao phép nhân này chỉ cần ghi hai tích riêng

- Học sinh chưa hoàn thành: Do hàng chục của thừa số thứ hai là 0 nên tích riêng thứ hai là 0 nên ta viết gọn lại

- Với học hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu cao hơn Ta có thể viết gọn như thế nào? Học sinh nêu cách viết:

138

203

-

414

276

-

2801

(Vì tích riêng thứ hai là 0 nên ta bỏ đi Và: 276 “ở phép nhân trên thực ra là”

276 “trăm”, là kết quả khi nhân 2 “trăm” với 138, vậy 6 phải viết thẳng cột với hàng trăm

- Từ đó học sinh hình thành cách viết khác: bỏ qua tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba lùi vào hai hàng so với tích riêng thứ nhất Từ đó mở rộng ra trường hợp phép nhân với số có nhiều chữ số 0 ở giữa

Ví dụ 4: Khi dạy bài “Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;…”

Trang 7

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN

TOÁN 5

Trang 8

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 9

1 Lý do chọn biện pháp

Môn Toán

góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển tư duy của người học, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ

Theo yêu cầu của Bộ GD&DT

cần dạy học tùy vào năng lực của học sinh, và phát triển, khai thác thêm kiến thức một cách phù hợp

Đổi mới phương pháp dạy học

giúp nâng cao chất lượng dạy và học toán tạo ra động cơ học tập tốt nhất

để phát triển trí tuệ, trí thông minh cho học sinh

Trang 10

Trò chơi: Kết bạn

Trò chơi: Gà

mẹ tìm con

01

Trò chơi: Xếp

hàng thứ tự

Trò chơi: Ai

đúng?-Ai sai?

04

Các giải pháp

Trò chơi: Ai nhanh,

ai đúng

05

Trò chơi: Hái hoa toán học

06

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự

lá có màu khác nhau); các tấm bìa ghi

số thập phân, phân số khác nhau (có kích thước 10 x 15 cm)

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự

Cách chơi

• Giáo viên chia lớp thành 2 đội 2 đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình.

nhóm với nhau (trong 1, 2 phút).

• Khi giáo viên hô hiệu lệnh và giơ hai lá cờ sang ngang hoặc song song thì các đội giơ bìa lên cao và xếp hành theo chỉ thị của giáo viên.

• Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội.

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

Trò chơi 2: Ai đúng?- Ai sai?

chia học sinh thành 2 đội, mỗi đội 5 học

sinh Phát giấy và bút cho mỗi đội.

Ngày đăng: 22/11/2024, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w