Phần mở đầuLà cư dân của đất “nghìn năm văn hiến” - nơi hội tụ, tích hợp các “luồng” văn hóa, nên người Hà Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc tinh hoa để tạo nên nét đẹp riêng có từ ph
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*******
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: HÀ NỘI HỌC
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*******
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: HÀ NỘI HỌC
Đề tài: Người Hà Nội
Trang 3ĐIỂM
Trang 4Mục lục
I Phần mở đầu
II Phần nội dung
1 Quan niệm “người Hà Nội”
2 Đặc trưng của người Hà Nội
2.1 Những nét đặc trưng nhân cách của người Hà Nội
2.1.1 Tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng, quả cảm
2.1.2 Tinh thần hiếu học, coi trọng tài năng và trí tuệ
2.1.3 Chất tài hoa, tài tử
2.1.4 Chất hào hoa, phong nhã, kẻ sĩ
2.1.5 Lòng nhân ái, tính cộng đồng, chuộng hòa bình
2.1.6 Thanh lịch
2.1.6.1 Thanh lịch trong ẩm thực
2.1.6.2 Thanh lịch trong trang phục
2.1.6.3 Thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử
2.1.6.4 Thanh lịch trong bài trí, sắp xếp nhà ở
2.1.6.5 Thanh lịch trong lao động sản xuất
2.1.6.6 Thanh lịch trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật, trong vui chơi giải trí 2.1.6.7 Thanh lịch trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
2.1.6.8 Thanh lịch trong tham gia giao thông và sử dụng phương tiện đi lại 2.2 Những nét mới ở con người Hà Nội ngày nay
3 Bảo tồn và phát huy nét đẹp người Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
4 Liên hệ sinh viên Việt Nam
III Phần kết luận
IV Danh mục tài liệu tham khảo
V Phụ lục
Trang 5I Phần mở đầu
Là cư dân của đất “nghìn năm văn hiến” - nơi hội tụ, tích hợp các “luồng” văn hóa, nên người Hà Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc tinh hoa để tạo nên nét đẹp riêng có từ phẩm cách đến tâm hồn… “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” “Người Hà Nội”, “chất” Hà Nội,
“thanh lịch Tràng An” là những danh xưng - hình mẫu tự hào Vì vậy, câu hỏi:
“Thế nào là người Hà Nội?”, “Những đặc trưng tính cách của người Hà Nội là gì?” hay “Làm thế nào để phát huy phẩm chất riêng có ấy trong đời sống đương đại” luôn là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu
II Phần nội dung
1 Quan niệm “người Hà Nội”
Tùy theo từng thời kỳ lịch sử, xét trên các phương diện, lĩnh vực riêng mà người ta lại đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về người Hà Nội Ở thời bao cấp, người ta dựa trên hộ khẩu để nhận diện người Hà Nội Chỉ những người có
hộ khẩu Hà Nội thì mới được gọi là người Hà Nội, người Hà Nội là phải có hộ khẩu ở Hà Nội Sau một thời gian, người ta lại mở rộng phạm vi, bổ sung rằng những ai khai sinh ở Hà Nội cũng được tính là người Hà Nội rồi Một thời gian nữa, người ta lại cho rằng, khai sinh hay có hộ khẩu đất Hà Thành thì vẫn chưa
đủ Người Hà Nội phải là những người có nhiều đóng góp, cống hiến, có công xây dựng và phát triển Hà Nội bằng sức lao động của mình Tiến đến thời kỳ bùng nổ các phong trào làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, các nhà quản lý áp dụng tiêu chí cứ ai có ba đời họ tộc sống ở Hà Nội thì được coi là người Hà Nội.Ngay trong khoảng thời gian ấy, người ta cũng lại đề xuất giảm tiêu chí xuống rằng những ai cứ sống một đời ở Hà Nội thì đã được gọi là người Hà Nội rồi
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “thế nào là người Hà Nội?” là rất khó Theo
cá nhân tôi, những quan điểm trên có phần đúng, mà cũng có phần chưa thực sự hợp lý hoặc chưa đầy đủ, cần phải bổ sung thêm Giả dụ như về vấn đề khai sinh, hộ khẩu, có nhiều người khai sinh ở Hà Nội, có hộ khẩu ở Hà Nội, nhưng phần lớn thời gian lại sinh sống ở tỉnh, thành phố khác Chính vì chủ yếu sinh
1
Trang 6sống ở nơi khác, họ thể hiện sâu sắc thói quen sinh hoạt, giao tiếp, lối sống ở địaphương đó và không mang nhiều đặc điểm của người dân đất Hà Thành Thời gian sinh sống ở Hà Nội cũng là một yếu tố chưa đủ toàn diện bởi thực tế đã chứng minh có những người nhập cư vào Hà Nội chưa lâu nhưng nhờ sự thích ứng nhanh và sự năng động, tích cực, tài năng ở bản thân mà đã có những đóng góp to lớn và có ý nghĩa cho thủ đô Tuy nhiên, để được coi là người Hà Nội, những người nhập cư còn cần phải có một thời gian sinh sống đủ dài để có thể hòa nhập, thích nghi và tiếp nhận được cách cảm, cách nghĩ của cư dân gốc Hà Nội Bên cạnh đó, một số người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đã thấm nhuần cốt cách, lối sống nơi đây rồi đến các vùng miễn khác vẫn giữ gìn được những nét văn hóa, phẩm chất đặc trưng của người Hà Nội thì vẫn nên coi họ là người Hà Nội Có thể thấy khi nói đến “người Hà Nội” không nên chỉ xét đến các yếu tố: nơi sinh, hộ khẩu thường trú hay thời gian sống ở Hà Nội bao lâu, đã cống hiến những gì cho Hà Nội mà còn phải xét đến suy nghĩ, phẩm chất và phong cách sống.
Một ý kiến được nhiều người ủng hộ nhất là của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, đó là xét ở góc độ văn hóa là chuẩn xác nhất bởi văn hóa chính là chỗ để phân biệt người Hà Nội với người từ những vùng đất khác Đó là về ngôn ngữ
ăn nói, nếp sống của thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, tính cách giao tiếp Theo nghiên cứu của Giáo sư Lê Văn Lan về văn hóa người Hà Nội thì cho dù con người đó đến Hà Nội từ lâu rồi hay mới đến, cống hiến cho thủ đô nhiều hay
ít thì họ đều phải mang bản lĩnh, bản sắc của thị dân Thị dân hiểu nôm na là người đô thị Trên đất nước này, chỉ người Hà Nội là mang rõ bản sắc thị dân nhất vì lịch sử đô thị của Hà Nội có thể nói là cả hơn ngàn năm tuổi và lâu đời nhất Việt Nam
Tổng kết lại, tôi xin đưa ra quan niệm “người Hà Nội” của cá nhân tôi như sau: Người Hà Nội là những người đã sinh sống và gắn bó với mảnh đất thủ đô trong một thời gian nhất định, đã có những đóng góp, cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển Hà Nội về một lĩnh vực nào đó và đặc biệt là phải thấm
2
Trang 7nhuần được những tinh hoa phẩm chất, tính cách của người Hà Nội, hiểu và học được nếp sống của người dân đất Hà Thành.
2 Văn hóa người Hà Nội
2.1 Những nét đặc trưng nhân cách của người Hà Nội
Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” viết bởi Hoàng Phê và các cộng sự, xuất
bản năm 2003, “đặc trưng” có nghĩa là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là
phẩm chất con người.
Như vậy có thể nói đặc trưng nhân cách là những đặc điểm về tư cách và
phẩm chất mang tính riêng biệt và tiêu biểu của con người, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những người khác.
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa người Hà Nội được hun đúc và hình thành từ những tính cách tiêu biểu và đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến thôi là người ta có thể hình dung ngay ra "người Hà Nội"
Người Hà Nội với những đặc trưng nhân cách của họ rất được đề cao, thu hút tinh hoa bốn phương về, nết ăn nết ở hun đúc và qua cọ xát hình thành nên tâm tính lối sống của riêng đất này Với vị thế là một kinh đô lâu đời hơn một nghìn năm tuổi, một đô thị thủ phủ lớn nhất nước, Hà Nội là sự hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước Cố Phó Giáo sư Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Hà Nội có cái duyên dáng của Bắc Ninh, cái cứng cỏi của Nghệ Tĩnh, cái phóng khoáng của Nam Bộ, cái chân chất của những xứ Thượng xa gần” Nhận xét đó thật chính xác, bởi với cách tiếp cận như vậy có thể thấy hết được đặc điểm của Hà Nội màngười dân sống ở đó là đại diện tiêu biểu nhất Hà Nội sẵn sàng mở rộng cửa để tiếp nhận những yếu tố tốt đẹp, tích cực của các vùng khác Tuy vậy, sự tiếp nhận ở đây không phải là một sự tiếp nhận tùy tiện mà thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên nhưng nghiêm khắc để rồi phát triển, hoàn thiện hơn, tạo nên những “sản phẩm” riêng, độc đáo
2.1.1 Tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng, quả cảm
3
Trang 8Đức Lý Thái Tổ đã chọn nơi có “núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài ” làm đất định đô muôn đời cho con cháu, đặt tên là Thăng Long (rồng bay lên) Mảnh đất mang sứ mệnh kinh sư, mang tinh thần Thăng Long ấy là nơi bốnphương hội tụ, lắng hồn núi sông, kết tinh, lan tỏa những hệ giá trị tinh hoa của người Việt, nước Việt.
Một trong những giá trị trường tồn “hùng thiêng dấu xưa còn in nơi đây” làtinh thần Thăng Long, là khí phách người Hà Nội Tinh thần ấy, khí phách ấy được kết tinh trong chiều dài lịch sử của “Thăng Long bách chiến thành” và đọng mãi trong tâm thức của dân tộc
Kinh sư của bất cứ quốc gia nào cũng là nơi trọng yếu, là mục tiêu hàng đầu của thế lực gây chiến Cũng vì vậy, Thăng Long - Hà Nội ở nhiều thời điểm
đã trở thành chiến trường có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh dân tộc Và mỗi lúc cam go ấy, khí phách Thăng Long lại ngời sáng
Lịch sử Việt Nam ngàn năm vọng vang những tiếng hô “sát thát” hừng hực khí thế Đông A bên bến Đông Bộ Đầu, khiến vó ngựa Mông - Nguyên tung hoành qua nhiều châu lục phải bao phen “chồn ngựa đá”, quỵ ngã trước tinh thần Đại Việt Lịch sử cũng khắc ghi câu chuyện người dân kinh thành cùng đoàn binh của vua Quang Trung ập vào thiêu cháy đồn Đống Đa, khiến tướng nhà Thanh khiếp sợ mà tự vẫn, quân binh kinh hoàng, bỏ chạy thoát thân Để rồi “mây tạnh mù tan trời lại sáng”, “kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”
Người Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Trong chiến tranh bảo vệ hay giải phóng Thủ đô, biết bao con người yêu nước từ nhiều phương trời đã góp phần tạo nên những chiến công hiển hách trên đất Thăng Long - Hà Nội Trở lại thời điểm năm 1946 lịch sử, đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, chàng trai, cô gái hào hoa, thanh lịch đất Hà Thành đã bước vào cuộc chiến trường kỳ với lời thề “Quyết tử
để Tổ quốc quyết sinh!” “Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào”, người
4
Trang 9Hà Nội hào hoa đã tạm cất bút nghiên và cây đàn, đào hầm khắp phố phường, đem bàn ghế, giường tủ… chặn địch khắp các ngả; người Hà Nội quật cường, quả cảm ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, giành giật từng góc phố, nóc nhà Giam chân quân viễn chinh Pháp trong lòng thành phố 60 ngày đêm với vũ khí thô sơ, nhiều thanh niên, thiếu niên đã anh dũng ngã xuống giữ trọn vẹn lời thề của người Hà Nội.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử với không quân Mỹ 12 ngày đêm tháng
12-1972, khí phách Hà Nội một lần nữa lại lay động trái tim nhân loại Hơn 10.000 tấn bom trút xuống, 1.600 người chết, nhiều nhà ga, trường học, bệnh viện, khu dân cư bị phá hủy Đau thương, uất hận, nhưng Hà Nội vẫn điềm tĩnh một dánghình dũng cảm, một ý chí kiên cường “Ở đây chỉ thấy quyết tâm và hy sinh, chỉ thấy một thái độ nghiêm trang” - một nhà báo nước ngoài đã viết như vậy Tronglửa đạn sáng trời Hà Nội, “rồng lửa Thăng Long” quật đổ nhào pháo đài bay
Mỹ Một Hà Nội anh hùng và lãng mạn trở thành biểu tượng của lương tri nhân loại, phẩm giá con người
Khí phách Hà Nội là như vậy Với nhiều người đi qua “một thời đạn bom, một thời hòa bình” thì hình ảnh cô gái làng hoa Ngọc Hà bên xác B-52 Mỹ là biểu tượng đẹp nhất về một Hà Nội trữ tình và chiến thắng Hình ảnh ấy cũng thể hiện cô đọng tâm hồn người Hà Nội Hà Nô ~i tiêu biểu cho tinh thần quả cảm,sức mạnh quật khởi của dân tô ~c qua các thời kì lịch sử, vì vậy năm 2000, nhân dịp kỉ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nô ~i, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Hà
Nô ~i danh hiệu cao quý: “Thủ đô Anh hùng”
2.1.2 Tinh thần hiếu học, coi trọng tài năng và trí tuệ
Với tư cách là cư dân của vùng đất kinh đô-Thủ đô, chất trí tuệ và hàn lâm được coi là nét đặc trưng nổi bật của người Hà Nội Người Hà Nội tự hào khi có Tháp bút “tả thanh thiên” bên hồ Hoàn Kiếm lịch sử và huyền thoại; có Văn Miếu - Quốc Tử Giám với Khuê Văn Các, nhà bia Tiến sĩ; có Hoàng thành Thăng Long và Thành cổ Hà Nội, nơi được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và Di sản văn hóa thế giới
5
Trang 10Đức tính hiếu học là một truyền thống của dân tộc Việt Nam Thăng Long
-Hà Nội, vùng đất nổi tiếng bởi những "làng khoa bảng", "làng tiến sỹ" từ xưa đến nay vẫn tiếp tục giữ truyền thống hiếu học cho con cháu Đây là nét đẹp vănhóa của Thăng Long ngàn năm văn hiến
Thời phong kiến xưa, các ông đồ và chế độ thi cử của các triều đại vô cùng
hà khắc, nhưng điều đó đã tôi luyện nên đức tính hiếu học của ông cha ta Thời
đó, ông cha ta ham học bởi ý chí làm quan, để khi “vinh quy bái tổ” sẽ được cả làng trọng vọng, rạng danh họ tộc
Thực tế đã để lại bao tấm gương những bà mẹ, người vợ nhịn đói nhịn khát
để nuôi chồng nuôi con ăn học thành tài, không đỗ trạng nguyên thì cũng đỗ ôngnghè, ông cử ông tú Có nhiều trường hợp khi không đỗ khoa bảng thì đành từ
bỏ tham vọng ở nhà gõ đầu trẻ, cũng vẫn được dân làng trọng vọng với tư cách một người thầy của con cái họ, niềm hy vọng cho tương lai của gia đình họ Bởi vậy, tính hiếu học đã hình thành và ăn sâu vào tâm trí của mọi người, trở thành truyền thống được toàn xã hội đồng nhất với những niềm hy vọng tốt đẹp nhất.Ngay trong thời Pháp thuộc, truyền thống hiếu học vẫn được giữ vững, bất chấp những ý đồ nô dịch của chủ nghĩa thực dân Các nhà giáo đều biết lợi dụngnhững yêu cầu thiển cận của chế độ thuộc địa, dựa trên truyền thống hiếu học của dân tộc mà đề cao những yếu tố nhân đạo và dân chủ của nền văn hoá Pháp,
ra sức mở mang dân trí đến mức tối đa theo hướng hiện đại hoá và dân chủ hoá
Từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, truyền thống hiếu học đã được
mở ra theo hướng mới, đó là nền giáo dục của nhân dân Và cũng từ đây, truyền thống hiếu học có được những điều kiện thuận lợi, được phát huy lên đến những đỉnh cao mới, đáp ứng nhu cầu phát triển mới của dân tộc Cửa nhà trường được
mở rộng cho tất cả, đón những thầy cô và học sinh đến với nền giáo dục của mộtdân tộc độc lập
Nhưng còn với Thăng Long – Hà Nội, nơi được mệnh danh là đất của nho
sĩ, trung tâm thi cử và của những “làng khoa bảng”, truyền thống hiếu học vẫn được lưu giữ với những bằng chứng lịch sử Điều này được thể hiện trong cuốn
6
Trang 11sách: “Giáo dục và khoa cử nho học Thăng Long - Hà Nội” của Phó giáo sư tiến
sỹ Bùi Xuân Đính xuất bản năm 2010, đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về truyền thống giáo dục và khoa cử Nho học của vùng đất thượng đô, trong đó dành sự quan tâm và nhiều tâm lực trong tìm hiểu về những làng khoa bảng đất Thăng Long - Hà Nội
Dưới thời phong kiến, trong 21 làng khoa bảng tiêu biểu của cả nước - tức
là những làng có hơn mười người đỗ đại khoa (từ phó bảng trở lên) - Hà Nội có đến 6 làng Đó là các làng: Đông Ngạc, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết (Từ Liêm), Nguyệt Áng (Thanh Trì), Phú Thị (Gia Lâm), Thượng Yên Quyết.Nếu tính thêm cả một số làng có số người đỗ đạt ít hơn (từ 7 tiến sĩ trở lên) như Hà Lỗ (Đông Anh), Bát Tràng (Gia Lâm), các làng: Du Lâm, Vân Điềm đềuthuộc huyện Đông Anh, làng Tây Mỗ (huyện Từ Liêm) thì cả Hà Nội có 11 làng khoa bảng với 112 người đỗ, trong đó có 1 trạng nguyên, 1 bảng nhãn, 1 thám hoa, 17 hoàng giáp, 88 đệ tam giáp tiến sĩ và 4 phó bảng
Ngoài ra, các làng khoa bảng còn có một số lượng đông đảo người đỗ trungkhoa (hương cống, cử nhân) Có làng có đến 95 người đỗ như làng Đông Ngạc, hoặc làng Nguyệt Áng chiêm trũng nhỏ bé, thời phong kiến chỉ có hơn 500 dân cũng có tới 33 người được về làng vinh quy bái tổ
Đây thực sự là những ngôi sao sáng trên bầu trời giáo dục Việt Nam thời phong kiến Điều đáng lưu ý là những người khoa bảng thường tập trung trong một hai gia đình hoặc một hai dòng họ Có dòng họ liên tục có người đỗ qua các
kỳ thi Có gia đình, cả bố con, anh em, chú cháu, bác cháu, ông cháu được nêu tên trên bảng vàng, không ít trường hợp anh em, chú cháu đỗ cùng khoa hoặc ba
bố con dạy nhau rồi cùng đỗ tiến sĩ
Tiêu biểu nhất là họ Nguyễn làng Vân Điềm (Đông Anh), họ Nguyễn làng
Du Lâm (Đông Anh), họ Phạm, họ Hoàng, họ Phan (Đông Ngạc), họ Nguyễn (Phú Thị) Họ chính là đại diện tiêu biểu cho văn hiến Thăng Long, cho truyền thống hiếu học và khoa bảng của mảnh đất Kinh kỳ suốt cả ngàn năm lịch sử qua
7
Trang 12Là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, Thăng Long - Đông Đô đã sinh ra những danh nhân làm rạng danh đất nước như “Thần” Nguyễn Văn Siêu, “Thánh” Cao
Bá Quát, chí sĩ Ngô Thì Nhậm; “Người Thầy của muôn đời” Chu Văn An, “bảy lần dâng sớ” rồi từ quan về làm nghề dạy học; có Nguyễn Trãi - “vì sao Khuê trên bầu trời Thăng Long”, danh nhân văn hóa Thế giới; có các vị tướng văn võ song toàn để lại huyền thoại thơ “Nam quốc sơn hà, nam đế cư ” như Lý Thường Kiệt, hay bản “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng của Hưng đạo vương Trần QuốcTuấn
Trong thời đại kinh tế tri thức, chất trí tuệ, văn hiến, hàn lâm ở người Hà Nội có lẽ là một nét tính cách nổi bật và đáng quý hơn cả Đặc trưng này đâu chỉ
ở văn bia tiến sĩ, ở các học giả đầu ngành, ở các nghệ sĩ lớn tầm cỡ quốc gia và khu vực, ở các huy chương vàng, bạc gặt hái ở các kỳ thi Olympic, ở sự đầu tư cho con cái học hành mà còn ở trình độ dân trí Người Hà Nội biết nhiều, học nhiều, nghe nhiều, nhớ nhiều song vẫn nặng về sách vở hàn lâm, học để thi cử,
để làm quan, làm công chức chứ không phải thực học, học để làm, để hành nghề
2.1.3 Chất tài hoa, tài tử
Người Hà Nội không chỉ đa tài, đa cảm mà còn đa tình với người, với cảnh,với con vật, đồ vật Khéo tay trong nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ nhưng cái tài đó chỉ như thú chơi chứ không giỏi để phục vụ mục đích kinh doanh dịch
vụ Người Hà Nội ăn nói lưu loát, sính làm thơ, có đầu óc thẩm mỹ Sành ăn, sành chơi, có gu, tinh tế không pha tạp
Khiếu thẩm mĩ cũng thể hiện phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội Những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làm nghề truyền thống Đã tạo nên những sản phẩm đẹp và tinh tế Thú chơi hoa, cây cảnh tao nhã chẳng những làm đẹp cuộc sống hằng ngày Nhất là trong những ngày lễ, tết mà còn tạo nên phong cách riêng của cư dân Hà Nội
2.1.4 Chất hào hoa, phong nhã, kẻ sĩ
8
Trang 13Phong thái của người Hà Nội mang đậm tính “nghệ sĩ” phóng khoáng mà không phóng đãng, phá cách Nét hào hoa không chỉ trong cử chỉ, dáng người
mà thể hiện cả trong lời ăn tiếng nói của người Hà thành nhiều khi chỉ “thoang thoảng hoa nhài” khiến cho người vùng khác đến cảm thấy có gì hình thức bề ngoài, nặng về xã giao không thực chất Lịch lãm, từng trải, ung dung, nhẩn nha,thư thái, chậm rãi, nhàn tản có lẽ là nét đặc sắc hơn cả
Người Hà Nội còn giàu nghĩa khí và tính kẻ sĩ mà biểu hiện cao độ của tínhcách này là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng tự trọng, không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù cũng như mọi khó khăn, thách thức
Ở người Hà Nội dù ít học hay bậc thức giả đều dễ nhận ra một đôi nét của nhà nho – quân tử Hơi ngang tàng, hơi ngông, bất cần đời và cả tính sĩ diện, không vồ vập, tự trọng cao, không luồn cúi, hạ mình Người Hà Nội hay lý sự, coi nhẹ danh vọng, vô tư, uyên bác nhưng lại nghèo Lịch lãm thanh tao Khái tính và hơi gàn, hơi bảo thủ
Cũng vì mang tính chất trí tuệ và hào hoa, người Hà Nội luôn có tính chừngmực, vừa phải Người Hà Nội nhìn chung ít rơi vào cực đoan, quá khích, không hàm hồ, ảo tưởng, quá tham vọng, coi trọng bình an và ổn định
2.1.5 Lòng nhân ái, tính cộng đồng, chuộng hòa bình
Được hun đúc từ hàng nghìn năm, người Hà Nội luôn có lòng nhân ái, chuộng hòa bình và hòa đồng với cộng đồng dân cư và với các cư dân từ nơi khác đến Với tư cách là dân kinh đô - Thủ đô, nơi hội tụ của bốn phương, người
Hà Nội luôn mở rộng lòng tiếp nhận những con người và nền văn hóa của đất nước và thế giới, coi trọng hòa bình và hòa hợp để cùng chung sống và phát triển
Người Hà Nội đích thực vì sống ở Thủ đô, nơi hội tụ mọi cái hay, cái dở của mọi miền nên ít mắc bệnh địa phương chủ nghĩa, ít kỳ thị, phân biệt đối xử Biết chơi và chịu chơi, sống chung với đủ loại kiểu người, lối sống, chủ nghĩa Nhờ tính bao dung khoan dung nên người Hà Nội rất dễ hòa đồng
9
Trang 14Người Hà Nội luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc ngàn đời nay, trong đó Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước Cùng với các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị nhân văn người Hà Nội được coi là di sản quý Phẩm giá người Hà Nội được hun đúc, tiếp nối truyền thống trong lịch sử, phát huy trong giai đoạn hiện nay, đó là khát vọng và tình yêu hòa bình.
Trong hàng thập kỷ qua, nhất là khi đón nhận danh hiệu cao quý này, Hà Nội nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng hòa bình, đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình Trong sự nghiệp phát triển, xây dựng, Hà Nội đạt được những thành tựu tiêu biểu trong các lĩnh vực: Cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy đoàn kết xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, giải quyết các vấn đề đô thị hóa, môi trường sinh thái, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ
Năm 1998, nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội đã thả hàng ngàn con chim bồ câu với “Thông điệp hòa bình Hà Nội tháng 5” Đó
là ước muốn của người dân Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung về một Thủ đô hòa bình, một thế giới hòa bình Hành động đó được Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam ghi nhận và cũng để nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế hiểu hơn tình yêu hòa bình của người dân Hà Nội
2.1.6 Coi trọng truyền thống gia đình
Tính cách đã nói lên phần nào lối sống của người Hà Nội Người Hà Nội xưa có lối sống tứ đại đồng đường Nghĩa là: nhiều thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà Bao gồm: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt,… 10-14 thành viên trong một gia đình là chuyện bình thường Điều này đã tôi luyện cho người Hà Nội đức tính “kính trên nhường dưới”, hành xử tế nhịn, ăn nói lễ phép
Xã hội hiện đại đã thay đổi quá nhiều, truyền thống văn hóa gia đình khôngcòn như xưa Các thành viên trong gia đình có cuộc sống độc lập Họ tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người, không ràng buộc nhau bởi lễ giáo phong kiến Dùkhông chung sống trong 1 ngôi nhà, nhưng người Hà Nội vẫn coi gia đình là
10
Trang 15trên hết Họ đoàn tụ vào những ngày cuối tuần, giỗ chạp, đầu xuân năm mới, hay các sự kiện quan trọng của gia đình.
2.1.7 Thanh lịch
Trong nghìn năm lịch sử, Hà Nội luôn là nơi hội tụ tinh hoa của các vùng miền Nét đẹp văn minh thanh lịch của người Hà Nội luôn là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây
“Thanh lịch” có nghĩa là thanh nhã, lịch sự Chiết tự ra thì “thanh” gợi nghĩ
sự thanh tú, thanh nhã, thanh cao, thanh tao, thanh đạm, thanh khiết Còn “lịch”
là kinh lịch, là lịch thiệp, lịch duyệt, lịch lãm Gợi nghĩ thì nhiều nhưng vẫn có một lõi cốt, một trung tâm, đó là cách ứng xử bao dung và lịch thiệp; không địa phương, không cục bộ, không gây mặc cảm, không tỏ ra kỳ thị; là sự coi trọng các giá trị văn hóa, tinh thần và rộng ra là coi trọng con người; là một quan niệmrộng rãi cho tự do và chính kiến cá nhân
2.1.7.1 Thanh lịch trong ẩm thực
Đối với người Hà Nội, ăn uống không đơn giản là cung cấp nguồn năng lượng để duy trì sự sống Mà nó đã trở thành một phong cách nghệ thuật riêng Bàn tay khéo léo, tinh tế và tài hoa của người Hà Nội Đã tạo nên những món ăn
có dấu ấn riêng vừa ngon, vừa đẹp vừa hấp dẫn và thích thú Cũng là món ăn bình thường mộc mạc ở nơi thôn dã nhưng đã được người dân nơi đây tạo ra hương vị riêng Làm cho mọi người thật khó mà quên được Sự đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại Hương vị đậm đà của các món ăn Hà Nội đã tạo nên nét độc đáo, đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của chốn phồn hoa đô hội.Khá nhiều địa danh nổi tiếng về các món ăn và đặc sản của vùng đất này đãđược ca dao, tục ngữ nhắc đến (Xem thêm Phụ lục 1):
Món bánh cuốn Thanh Trì: Thanh Trì là địa phương nổi tiếng về món bánh
cuốn, thứ bánh trắng trong, mỏng mịn, dẻo và thơm Được chấm với nước mắm ngon có ít gia vị như chanh, ớt, hạt tiêu trở thành món quà hấp dẫn Ngoài bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày ở làng Quán Gánh cũng rất nổi tiếng: “Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Quán Gánh”
11
Trang 16Món cốm Vòng nổi tiếng: Nhiều nơi biết làm cốm nhưng có lẽ không có
nơi nào hạt cốm dẻo, thơm và ngon Lại được gói trong lá sen như ở làng Vòng
và cốm Vòng từ lâu đã trở thành món quà được nhiều nơi biết đến vì cái hương
vị riêng biệt ấy:
“Gắng công kén hộ cốm VòngKén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui”
Làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, có nghề làm cốm cổ truyền lâu đời “Cốm vòng được chọn làm bằng giống nếp hoa vàng, thứ nữa là nếp nâu, nếp chấm đầu, đón lúa non vào sữa vừa đúng thì – chỉ người lành nghề mới biết được – đi bứt lúa về nhà, sàng sẩy, đãi sạch hạt lép để rải chỗ thoáng cho ráo chứ không phơi nắng mất hương Cho lúa non rang, đảo đều vừa chín tới, quá lửa ra cốm sẽ giòn và ngả màu trắng làm kém ngon và mất đẹp.Cốm giã trong chiếc cối riêng nông lòng, rộng miệng, mỏ chày tròn đều và ngắn, cầm nặng Vừa giã vừa đảo đều tay cho cốm trốc vỏ Mỗi lần giã vài trăm chày lại sàng sẩy Qua năm sáu lượt mới xong một mẻ Rải cốm vào lá sen già
mà ủ lại, vừa giữ được hương lúa, vừa ướp lấy mùi ngát dịu của lá sen Cốm đầunia hạt mảnh như lá me, xanh đều thơm lâu được để dành cho khách sành Ăn cốm phải ăn thong thả, nhấm nháp chút một, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ Tận hưởng cái hương vị tuyệt mĩ của đất trời đem cho Cốm là quà trang nhã, thanh lịch, không chấp nhận sự thô bạo, vội vàng” Và cốm Vòng là một đặc sản nổi tiếng của Kẻ Chợ: “Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua”
Gạo thơm của làng Mễ Trì: Ngoài cốm Vòng, làng Mễ Trì (tên nôm là Kẻ
Mẩy), từng sản xuất gạo thơm nổi tiếng, cúng tiến vua, được vua đặt tên là Mễ Trì (cái ao gạo) Làng còn có tên là Mễ Sơn (núi gạo) Gạo thơm Mễ Trì có nhiều loại như tám xoan, tám hương, dự hương, dé cánh… cũng rất nổi tiếng
“Mễ Trì thơm gạo tám xoan
Dự hương, dé cánh thóc vàng như tơ”
Hà Nội còn nổi tiếng với những món ăn gắn với từng địa danh cụ thể với những “Giò Trèm, nem Vẽ, chuối Xù”, “Khoai lang Triều Khúc, bánh đúc Đơ
12
Trang 17Bùi” Đó là “ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây”, là “Cá rô Đầm Sét”…… Không ai có thểquên được hương vị đậm đà, khó quên của bát bún ốc, bún chả, bún thang, bát phở, bánh tôm Hồ Tây và chả cá Lã Vọng.
Thật ra nhiều món ăn ở Hà Nội được mang từ nhiều miền quê đến nhưng
do cách chế biến, cách bày biện, màu sắc bắt mắt và cách ứng xử trong ăn uống của người Kinh Kì đã tinh tế hoá cách ẩm thực của dân quê nên ẩm thực của cư dân nơi đây đã tạo thành một thứ nghệ thuật riêng đặc sắc
2.1.7.2 Thanh lịch trong trang phục
Không chỉ “sành ăn”, người Thăng Long – Hà Nội còn biết khéo mặc, mặc hợp thời tiết, khí hậu Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung": đó là sự thanh lịch Nhìn chung cư dân ở đây chuộng những vải vóc, lụa là có gam màu trang nhã Ghét màu sắc lòe loẹt, lại được may hợp thời trang vừa gọn gàng, kín đáo Mà không kém phần duyên dáng, lịch lãm mang vẻ đẹp sâu lắng và rất độc đáo
Trang phục của người Hà Nội được tạo nên bởi Lĩnh Sài, Nhiễu Giấy – những làng nghề nổi tiếng từ xưa (Xem thêm Phụ lục 2):
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì vềLàng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát có nghề quay tơ”
Thợ may Hà thành rất khéo tay, thể hiện ở những kiểu áo quần, áo tứ thân (4 thân) là một trong những loại áo phụ nữ cổ nhất mà nay được biết Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo Một vài trường hợp thực dụng hơn, người ta thắt một cái "ruột tượng” thay cho thắt lưng để đựng tiền và các thứ lặt vặt Một số người còn đeo bên cạnh thắt lưng một chiếc xà
13
Trang 18tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu Có khi áo tứ thân còn thêm một vạt để cài khuy, thường là 5 khuy, bên trong áo tứ thân là yếm trắng, yếm đào
Hà Nội còn có Kẻ Bưởi chỉ chung các làng thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận trước kia, nay thuộc quận Tây Hồ Làng Trích Sài Ở đây có nghề dệt lĩnhrất nổi tiếng
Có một thời chiếc áo dài màu sắc trang nhã, chiếc nón ba tầm và đôi guốc mộc đã tôn lên vẻ đẹp lịch lãm, duyên dáng của người phụ nữ Thăng Long – Hà Nội:
“Nón này em sắm đáng trăm
Ai trông cái nón ba tầm cũng ưaNón này che nắng che mưaNón này để đội cho vừa đôi ta”
Trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa, nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy đã viết về vấn đề này như sau: “Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hoà, giản dị, ghét lòe loẹt mà thích diểm dắn, tránh tiếng xa hoa Dù giàu sang, áo có mớ năm, mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang… Vì là người Kinh Kìnên dân Hà Nội đi đâu cũng được người ta trọng, lại cũng được mến về tính yêu khách Ở các nơi, khi người ta nói “nhà tôi có khách Hà Nội về” là nhiều bà con muốn đến gặp”
Như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long-HàNội đã có nhiều thay qua từng thời đại Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà thành vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa
Hà Nội, luôn được các thế hệ Hà Nội gìn giữ ngay cả trong thời chiến đổi tranh gian khổ đến những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc ở thời kinh tế thị trường
2.1.7.3 Thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử
Người Hà Nội luôn mang một thái độ ứng xử có văn hóa Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhiều học giả về văn hóa ứng xử của người
14