Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài Nhắc đến tội ác của chiến tranh là chúng ta không thể không nhắc đến nạn đói năm 1945, nó đã từng được ví như là “sự hủy diệt khủng khiếp”
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Thanh Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 01
Nguyễn Trương Cẩm Trúc 24A4010716 K25NHA
Nguyễn Ngọc Phương Linh 24A4010698 K25NHA
Phú Yên, ngày 09 tháng 11 năm 2022
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận 2
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ NẠN ĐÓI 1945 3
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NẠN ĐÓI 1945 4
2.1 Nguyên nhân tự nhiên 4
2.2 Nguyên nhân trực tiếp 5
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945 7
3.1 Tại Hà Nội 7
3.2 Ở đồng bằng miền Bắc 8
CHƯƠNG 4: HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP CỦA ĐẢNG HỒ CHÍ MINH GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI NĂM 1945 11
4.1 Hậu quả của nạn đói năm 1945 11
4.2 Biện pháp của Đảng Hồ Chí Minh giải quyết nạn đói năm 1945 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài
Nhắc đến tội ác của chiến tranh là chúng ta không thể không nhắc đến nạn đói năm 1945, nó đã từng được ví như là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam Chúng ta cũng biết trong cuộc chiến tranh Pháp - Đức, chỉ với 6 năm chiến tranh nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người Mà trong khi đó chỉ trong 6 tháng, số người chết vì đói ở Việt Nam rơi vào con số khoảng hơn 2 triệu người, lớn hơn cả số người chết vì chiến tranh ở Pháp trong 6 năm Có thể thấy được nỗi kinh hoàng của một sự kiện lịch sử đau thương của dân tộc ta
Ngày nay, Đất Nước ta đã dành được độc lập, tự do và hạnh phúc, chúng ta đã có thể quên đi phần nào số phận bi thương của hàng triệu con người thời đó Cũng chính vì lý do đó mà nhóm chúng em xin trình bày về
đề tài “Nạn đói năm Ất Dậu 1945” để chúng ta có được bài học bi thương
đó của lịch sử cần phải được ghi nhớ Hi vọng qua chủ đề tiểu luận này sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lịch sử dân tộc và thực hiện tốt trách nghiệm của người con đất Việt
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Với việc chọn chủ đề nạn đói năm 1945 làm đề tài
nghiên cứu sẽ giúp cho ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và diễn biến cũng những hậu quả của nạn đói đem lại, qua đó giúp ta hiểu hơn và có lối sống lành mạnh, trân trọng cuộc sống hơn và có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về vấn đề nạn đói
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên thì phải thực
hiện bốn nhiệm vụ sau:
Trang 4Thứ nhất,tìm hiểu về bới cảnh lịch sử nạn đói năm 1945
Thứ hai, chỉ ra nguyên nhân của nạn đói năm 1945
Thứ ba, nêu ra thực trạng của nạn đói năm 1945
Thứ tư, hậu quả của nạn đói năm 1945 để lại
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cuộc sống nhân dân trong bối cảnh nạn đói
1945
Phạm vi nghiên cứu:Trên đất nước Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài là quá trình nghiên cứu và tìm tòi để giúp ta thấy
được nạn đói năm 1945 là nỗi đau đớn mất mát của dân tộc Việt Nam mà không bao giờ quên được mà qua đó giúp các bạn trẻ thấy được phần nào lịch sử của đất nước ta thời chiến tranh
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp
xã hội lịch sử học
5 Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận
Ý Nghĩa Lí Luận: Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam là những chứng tích lịch sử,
là công trình khoa học công phu với nhiều tư liệu quý
Ý Nghĩa Thực Tiễn: Nạn đói năm 1945 đã để lại cho dân tộc ta một nỗi đau da
diết, là người dân Việt Nam chúng ta không được phép quên thảm kịch này, và chúng ta cần lưu giữ lại lịch sử này để sau này con cháu chúng ta có thể thấu hiểu được những gì mà cha ông chúng ta đã từng trải qua
Trang 5CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VỀ NẠN ĐÓI 1945
Khi chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, chúng chuyển kinh tế Đông Dương thành nền kinh tế chiến tranh, thi hành “kinh tế chỉ huy”, nắm toàn bộ quyền kinh tế để “ cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông dương về quân sự, nhân lực, các nhiên liệu và sản phẩm Một số đại tư sản Pháp đã tích trữ hàng hóa nhập khẩu quý hiếm hoặc thu mua hàng hóa với giá rát rẻ, tăng cường đầu tư vào Đông Dương để thu lãi lớn Thực dân Pháp dùng thủ đoạn tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới bóc lột sức lao động nhân dân ta Khi nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng thì các mối quan hệ giữa Đông Dương và Pháp bị cắt đứt, Nhật buộc Pháp đóng cửa biên giới Việt – Trung, chấm dứt thông thương với Trung Quốc Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng Ngày 23-7-1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật – Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945
đã tăng lên gấp ba lần Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây
ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bác chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945 Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng
Trang 6CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NẠN ĐÓI 1945
2.1 Nguyên nhân tự nhiên
Thực dân Pháp sử dụng biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu chiến tranh của chế độ tại Việt Nam, vì lúc đó tình trong nước của Pháp đang có chiến tranh và xâm lược bởi Đức Biết được tình hình của Pháp, Nhật đã cơ hội đá Pháp ra khỏi Việt Nam và bắt đầu đế chế thống trị tàn ác (chúng buộc dân ta phải nhổ lúa trồng đay để đáp ứng nhu cầu về khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạc để vận chuyển về Nhật)
Thiên thời địa lợi nhân hòa là những thứ mà nước Việt Nam không có khi ở năm
1945 Ngoài việc bị lạc hậu về mặt kinh tế do Pháp gây ra, phải nuôi 100.000 ngàn lính Nhật bằng số gạo thóc ít ỏi mà nông dân làm ra thì về thiên nhiên cũng không giúp cho nhân dân ta vào năm đó, lần lượt các thiên tai như hạn hán và côn trùng làm cho mùa vụ Đông - Xuân từ năm 1944 sản lượng bị giảm sút nghiêm trọng Mùa đông năm 1944 -1945 khắc nghiệt và cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất góp phần tạo ra những yếu tố bất lợi chồng chất lên đôi vai người dân Việt Nam giữa bối cảnh chiến tranh thế giới Không những thế lũ lụt lúc bấy giờ diễn ra thường xuyên, đặc biệt nhất vào tháng 09/1944 lũ lụt làm vỡ đê
La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) tính đến tháng 08/1945 thì lũ lụt đã làm vỡ đê 79 địa điểm, ngập lụt ở 11 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích 312 000 ha, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4 triệu người… Khi lũ lụt kết thúc thì bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp miền Bắc, cộng với không có thuốc men và lương thực, làm cho nạn đói vốn đã trầm trọng nay căng nghiêm trọng hơn bao giờ
Địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến phần lớn nông dân không có hoặc chỉ
có rất ít đất canh tác, nên không có khả năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống gia
Trang 7đình Nạn đói năm 1945, những người chết đói nhiều nhất là nông dân không có hoặc có rất ít đất canh tác Vì không có đất nên người nông dân buộc phải làm thuê cho địa chủ để mưu sinh Nếu cả làng bị mất mùa, không vay mượn được họ hàng thì cả toàn bộ nông dân nghèo trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói Theo ước tinh của wikipedia thì đầu năm 1945 tầng lớp nông dân nghèo chiếm 60% dân số nông thôn nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất Còn địa chủ chiếm chưa tới 5% dân
số nhưng lại có trong tay hơn 70% ruộng đất cả miền Bắc
2.2 Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt Nam
2.2.1 Nguyên nhân từ Pháp
Để phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam Pháp tiến hành việc thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ Sản lượng lúa gạo và hoa màu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp Theo thống kê, năm 1940, diện tích trồng đay là 5.000 ha nhưng đến năm 1944 đã tăng lên 45.000 ha
Thực dân Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân Đồng minh chưa tới,phải đánh Nhật hoặc dùng cho cuộc tái xâm lược Việt Nam Thuế đinh, thuế điền, tô tức trở thành những chiếc thòng lọng buộc vào cổ nông dân Để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho
kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy
Trang 8cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện
Trang 92.2.2 Nguyên nhân từ Nhật và Hoa Kì
Trong thế chiến thứ hai, lãnh thổ Việt Nam nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Gạo và cao su được quân Nhật thu gom, chở về nước hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam Tháng 10/1940, khi đặt chân đến Đông Dương, Nhật thi hành hàng loạt chính sách đánh vào nền kinh tế: buộc thực dân Pháp phải ký kết nhiều hiệp ước yêu cầu cung cấp lương thực, giao nộp lúa, gạo cho Nhật hàng năm; cấm vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc, hạn chế chuyên chở tự do, chỉ cho chở dưới 50 cân gạo trong một tỉnh; bắt người dân nhổ lúa trồng đay, dành ruộng trồng lạc
Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng, giá chợ đen là 57 đồng, năm 1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là
350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700 - 800 đồng Giá gạo tăng một cách phi mã khiến người dân không đủ sức mua, phải chịu cảnh chết đói
Trang 10CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NẠN ĐÓI ẤT DẬU NĂM 1945
3.1 Tại Hà Nội
Nạn đói năm Ất Dậu là một sự kiện kinh hoàng, bằng chứng sống động là những tầng văn hóa khảo cổ ở địa bàn thủ đô Hà Nội - Thăng Long người ta vừa phát quật mới đây, nhân cơ hội thám sát nền đất để xây tòa nhà quốc hội và các cơ quan công quyền, nơi đó chất chứa cả nhiều thế kỉ thành Thăng Long và có thể cả các khu ngoại vi bị chôn vùi dưới nhiều đợt lũ lụt do nước sông Hồng tạo ra diễn tiến và quy mô nạn đói
Tại Hà Nội, nhiều xác người đói đi ăn xin, nằm chết ngổn ngang trên các đường phố, sáng sáng người ta phải đem xe bò đi đế chở những xác chết
đó rồi đem chôn vội vàng Hàng ngàn câu chuyện đã được kể qua lời kể của chính những con người may mắn thoát khỏi nạn đói thảm khốc 1945 Dưới chân cầu vượt là một ống cống lớn bắc qua sông Sét, chảy cắt ngang đường, sau ống cống đó là một ngã ba có con phố rẽ tay phải dẫn đến những khu nhà đang hối hả xây dựng, đó là những khu dân cư, các công ty Ít ai biết 67 năm trước đây là điểm tụ tập đông nhất những sinh linh trước giờ chết đói: trại tế bần
Theo Báo Bình Minh ngày 12-04-1945, những người Việt Nam hảo tâm thành lập đoàn khất thực để cứu trợ đồng bào đã chọn khu gia binh làm trại tế bần Bắt đầu từ ngày 09 - 04, có 2.000 người ăn xin đã được đưa xuống đó, được phát cháo và nghỉ ngơi Sau đó, những người ốm đau, hấp hối cũng được đưa về trại bằng xe bò
Ông Nguyễn Văn Điền ở Giáp Bát kể: mọi ngả đường chết đói của thành phố đều dồn về đây, từng đoàn từng đoàn những hình nhân tưởng như bất tận Họ ngồi chật kín trại, kín cả đường vào trại và vật vờ trên cống Phố Hàn, gặp ai cũng chìa tay xin ăn
Trang 11Trong tài liệu của Viện Sử học, rất nhiều địa phương như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định… đã đặt tên cho những hố chôn tập thể như thế thành cồn Ma, mả Quán,… Tuy nhiên nhắc đến hố chôn tập thể thì khủng khiếp nhất vẫn
là ở Hà Nội Ông Nguyễn Ngọc Liên (khu tập thể Kim Liên) kể: ngày ngày sếp đội mặc quần soóc, chạy ra phố huýt một tiếng, đám đông khất thực liền chạy ùa lại Sếp chỉ tay vào chiếc xe kéo thùng gỗ hai bánh, nói vài câu rồi chia hai người một
xe kéo rong ruổi suốt từ phố Hàm Long đến chợ Mơ, rồi dọc tuyến Hàng Đẫy… về gần Cầu Giấy đi nhặt xác người
Mọi chuyến xe đều đổ về hai nghĩa trang Hợp Thiện và Phúc Thiện nằm ở cánh đồng ngoại ô hai đầu nam – bắc thành phố Tại nghĩa trang người ta đào những cái hố sâu 3-4m, dài rộng hàng chục mét, quẳng xác chết xuống đó rồi rắc vôi bột lên trên và lấp Từ khi xuất hiện trại tế bần Giáp Bát với lượng người chết 30-50 người mỗi ngày thì cánh đồng xung quanh cũng trở thành những hố chôn người Sau nạn đói, cánh đồng Giáp Bát lúa năm ấy không trồng nhưng từ những gốc rạ vẫn trổ đòng xanh ngăn ngắt Người ta tranh nhau đi gặt, gặt xong cày bừa, tung lên bao nhiêu đầu lâu, chân tay
77 năm đã trôi qua, giờ Hà Nội đã mở rộng và thay đổi rất nhiều, 4 quận nội thành xưa không còn những dấu tích của người chết đói Tuy nhiên, những hình ảnh thảm thương về nạn chết đói của đồng bào năm 1945
và hình ảnh những ngày cùng các bạn tráng sinh đi nhặt xác chết về chôn cất
đã để lại trong tâm trí của người dân, những vết đau mãi không phai mờ
3.2 Ở đồng bằng miền Bắc
Nạn đói năm 1945 đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra Trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa
Để chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân ăn từ rau dại, đến củ chuối,
Trang 12vỏ cây, giết cả trâu bò, chó mèo, dân chài thì ăn củ nâu, cá chết Khi không còn gì ăn thì họ ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn Cái chết đến từ thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần
Mục sư Lê Văn Thái, nguyên Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam thời kỳ 1942-1960 viết lại: "Tôi thường nghe tiếng rên xiết của những người sắp chết, thấy những đống thịt quằn quại gần những xác chết, nơi này 5-3 xác chết, chỗ khác từng đống người sống nằm lẫn với người chết Trên những đoàn xe bò đầy những xác chết, mỗi xe chỉ phủ một chiếc chiếu, trong những cái hầm mấy trăm xác chết mới lấp một lần Một vài lá cải thối trong đống rác, một vài hột cơm đổ bên cạnh vò nước gạo thì họ kéo nhau từng lũ đến tranh cướp"
Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người Chỉ trong năm tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280 000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó Lịch sử đảng bộ Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn Làng La Cả (Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai Làng La Khê (Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân"
Số liệu nghiên cứu trong cuốn “Nạn đói” năm 1945 ở Việt Nam Những chứng tích lịch sử của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh