7, Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong việc gìn giữ và bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc và đưa ra khảo sát đánh giá để từ đó đề xu
Trang 1TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: VĂN HÓA DU LỊCH
Đề bài: Khảo sát đánh giá vai trò và ý nghĩa của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam trong việc gir gin va bao ton di san van hoa dan toc
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Hoàng Phương
Sinh viên thực hiện: Đỗ Hồng Anh — 22030917
Lê Thị Vân Anh — 21030583 Nguyễn Thi Nhung — 21031501 Nguyễn Ngọc Phương — 22030976
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Văn hóa la tong thé các giá trị vật chat và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Với sự vận động không ngừng cua thoi gian va khong gian, văn hóa
ngày một trở nên đa dạng và phong phú hơn Với sự hình thành và phát triển qua hàng
nghìn năm lịch sử, chịu ảnh hưởng nhiều yếu tô văn hóa Việt Nam đặc sắc qua từng
mồc thời gian, từng vùng miện
Trải đài từ Bắc vào Nam, với 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết, điều đó tạo nên một bức tranh văn hóa Việt Nam đa sắc Toàn thê mảnh đất hình chữ S
là sự hòa trộn của điều kiện tự nhiên và lịch sử tạo nên những nét tương đồng nhưng
cũng mang từng nét đặc trưng riêng biệt không hòa lan Chúng ta đang sông trong thời
đại các mối quan hệ quốc tế đang ngày cảng phát triển, toàn cầu hóa đang trở thành xu
hướng của nhân loại Trong bối cảnh ấ ây, việc trao đối, giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc trở thành một vấn đề quan trọng Đồng thời, việc giao lưu văn hóa cũng cần phải đi
cùng với việc giữ gin những nét văn hóa đặc trưng của từng quốc gia dân tộc
Hệ thống di sản văn hóa, di tích lịch sử chứa đựng những giá trị cốt lõi cũng như nguồn trí thức phong phú cho nhân loại Đi cùng với thời đại phát triển như hiện nay,
văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việc kết hợp giữa
lưu giữ văn hóa và hoạt động kinh tế có thê nói tới tằm quan trọng của Bảo tảng Trong
lịch sử phát triển của nhân loại, bảo tàng đã xuất hiện từ lâu đời và đóng vai trò lớn
trong việc giữ gìn những giá trị vật chất cũng như tính thần tiêu biếu của một nền văn
hóa cộng đồng Và ngày nay, bảo tàng còn góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia
thông qua hoạt động du lịch Bảo tàng là một loại hình văn hóa đặc biệt quảng bá lịch
sử và văn hóa — là niềm tự hào của mỗi quốc gia trên thế giới
Ở Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa điểm có khả năng trở thành nhịp cầu nối liền khoảng cách giữa các vùng miền, các dân
tộc thông qua hoạt động du lịch Đồng thời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giữ vai trò
quan trọng trong nhiệm vụ giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc Đến với bảo tàng chúng ta
có thé trải nghiệm hầu hết những nét văn hóa đặc trưng tôn tại trên đất nước Việt Nam
Không những vậy, bảo tàng còn thê hiện văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới qua
các khu trưng bảy Đây là một điểm đến văn hóa hấp dẫn có tiền năng thu hút được
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan
Xuất phát từ thực tế trên, chúng em lựa chọn đề tài “Khảo sát đánh gia vai tro va y nghĩa của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc” nhằm khắng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam dé nang cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn
hóa Đồng thời đề xuất một số giải pháp đề Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hoạt động
hiệu quả hơn trong việc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam
2|Page
Trang 3
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có vai trò và ý nghia gi trong viéc gin giit va bao
tôn di sản văn hóa dân tộc?
- Vai tro va y nghia cua bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được đánh siá như thế nào?
- Lam thế nào để khắc phục những hạn chế trong hoạt động của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam trong viéc gin giir va bao ton di san văn hóa?
3 Đối tượng nghiên cứu
- — Đối tượng nghiên cứu của bải tiểu luận là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong
đó bao ôm: Những hiện vật, tài nguyên, cơ câu tô chức, quản lý của bảo tàng và vai
trò, ý nghĩa của Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam
4 Khách thể nghiên cứu:
- Du khách tham quan bảo tàng (khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đang
tham quan tại bảo tàng, những người đã từng ổi bảo tảng), đội ngũ cán bộ, nhân viên
Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam
5 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong
việc øìn p1ữ và bảo ton những di sản văn hóa dân tộc từ tháng 3 — tháng 4 năm 2023
6 Phương pháp nghiền cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiến, điều tra khảo sát, so sánh, phân tích và tổng
hợp
7, Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong việc gìn giữ
và bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc và đưa ra khảo sát đánh giá để từ đó đề xuất
một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo tảng Dân tộc học
Việt Nam trong việc gìn giữ và bảo tổn di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay
8 Nguồn tư liệu, thông tin tiếp cận
- Giáo trình văn hoá du lịch, số liệu phân tích từ khảo sát của nhóm, các số liệu và
thông tin nhóm thu thập được khác
Trang 4CHUONG I: CO SO LY LUAN VE BAO TANG
I Khái niệm bảo tàng
Bảo tảng (Museum): Danh từ (Tiếng Hy Lạp là mouseion, ngôi đền của những vị thân) - Tương tự trong tiếng Pháp là: muséc; tiếng Tây Ban Nha: museo; tiếng Đức:
Museum; tiếng Ý: museo; tiếng Bồ Đào Nha: museu
Thuật ngữ “bảo tàng” có thể có nghĩa là một tổ chức, cơ sở hay địa điểm thường được thiết kế để lựa chọn, nghiên cứu và trưng bảy các bằng chứng vật chất và vô hình
về con người và môi trường của họ Hình thức và chức năng của các bảo tảng đã thay
đổi đáng kể qua nhiều thế kỷ Nội dung của bảo tảng đã được đa dạng hoá, cũng như sứ
mệnh, cách thức hoạt động và quản lý.'
Định nghĩa chuyên nghiệp về bảo tang được công nhận rộng rãi nhất hiện nay ban hành năm 2007 trong Quy chế của Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM), được tác giả
Nguyên Thị Huệ trình bày trong giáo trình Cơ sở bảo tàng học như sau: “Bảo tàng là
một tô chức phi lợi nhuận, tồn tại lâu đài để phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội,
mở cửa đón công chúng, bảo tảng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, truyền thông và trưng
bày các di san vật thé va phi vat thê của nhân loại và môi trường vì mục đích giáo đục,
học tập và hưởng thụ”
Theo quy định của Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đưa ra khái niệm về bảo tàng: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tâm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bảy, giới thiệu di sản văn hóa, bang chứng vật chất về thiên nhiên,
con người và môi trường sông của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học
tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng”
H Giới thiệu về bảo tàng dân tộc học
2.1 Lịch sử hình thành:
Dấu mốc đầu tiên đặt cơ sở pháp lý cho việc ra đời Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là việc Thủ tướng Chính phủ cho phép Viện Dân tộc học xúc tiễn lập luận chứng
kinh tế kỹ thuật về Bảo tàng Dân tộc học vào năm 1981 Sau đó, chủ trương xây đựng
Bảo tàng Dân tộc học được khắng định trong Nghị quyết của Chính phủ vào năm 1983
Công trình Bảo tàng Dân tộc học được chính thức phê duyệt ngày 14/12/1987 và được
nhà nước cấp 2.500 m2 đất để xây dựng vào năm 1987, và 9.500 mỶ vào nam 1988 va
vào năm 1990 thủ tướng chính phủ quyết định giao toàn bộ 3,27 ha
' André Desvallées & Francois Mairesse, (2021), Các khái niệm cơ bản về báo
tàng học, Nguyên Thị Thu Hương dịch, Nxb Văn học
4|Page
Trang 5
Tiền thân của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một phòng của Viện Dân tộc học, phòng Kỹ thuật hiện vật ra đời năm 1979, đến năm 1988 đôi tên thành phòng Bảo
tàng Dân tộc học
Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 689/TTg thành
lập Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam, tách khỏi Viện Dân tộc học trở thành một đơn vị
trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, hiện nay là viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam Bảo tàng do Nhà nước đầu tư xây dựng và nằm trong hệ
thông các bảo tảng quốc gia ở Việt Nam
Ngày 12/11/1997, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 họp tại Hà Nội, Bảo tảng tổ chức lễ khánh thành với sự có mặt của Phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac, chính thức mở
cửa phục vụ khách tham quan
Từ năm 1998, Bảo tàng bắt đầu xây dựng khu bảo tàng ngoài trời Tháng 12/1998,
để phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN họp tại Hà Nội, ngôi nhà mỗ của người Gia Rai
Aráp ở tỉnh Gia Lai được trưng bày, cùng lúc với trưng bảy chuyên đề đâu tiên trong
nhà Trống đồng Sau đó, lần lượt các công trình kiến trúc dân gian khác được dựng lên
Đến năm 2006, công trình cuối cùng trong khu trưng bày mới được hoàn thành
Trên cơ sở khuôn viên gần 3,3 ha, từ năm 2006 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được mở rộng đề xây dựng thêm khu trưng bày về các dân tộc trên thê giới, trước hết là
các dân tộc Đông Nam Á Hiện nay, Bảo tàng có tổng diện tích hơn 4,3 ha
Ngày 16/6/2007, khu trưng bảy về các dân tộc thế giới được khởi công xây dựng, trọng tâm là một toà nhà 4 tầng mang tên “Cánh diều”
Theo Quyết định số 271/QĐ-KHXH ngày 27/2/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự
nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu
khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tô
chức trưng bày, trình điển và những hình thức hoạt động khác, nhằm giới thiệu, phố
biến và giáo dục về những giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước;
cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngảnh; đảo tạo cán bộ nghiên cứu,
nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng”
Trong ba năm liền 2012, 2013, 2014, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được trang web du lịch nỗi tiếng thé gidi - TripAdvisor binh chọn là Bảo tảng xuất sắc, xếp thứ tư
trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á
Ba năm tiếp theo 2015, 2016, 2017, Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam được vinh danh là Điềm tham quan du lịch hàng đâu Việt Nam, do Bộ Văn hóa, Thê thao và Du
lịch, Tông cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng
Trang 6ngừng sáng tạo dé thích ứng linh hoạt với nhu câu thay đối của xã hội, đưa đến cho
công chúng những sản phẩm văn hóa đa dạng, đặc sắc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
đã vinh hạnh khi là bảo tàng duy nhất ở Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du
lịch trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt
động du lịch tại địa phương năm 2021
2.2 Tâm nhìn và sử mệnh
Tầm nhìn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là trở thành một trung tâm nghiên cứu và truyền thông văn hóa dân tộc hàng đầu Việt Nam Bảo tảng đặt mục tiêu trở
thành một địa điểm gan kết văn hóa 54 dân tộc anh em của Việt Nam và cả các dân tộc
trên thế giới Nơi giới thiệu, lưu giữ, bảo tồn và chia sé di sản văn hóa dân tộc cho
những thê hệ hiện tại và mai sau Góp phần thúc đây sự hiểu biết và tôn trọng giữa các
dân tộc với nhau
Su mệnh của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là từng bước nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bảy, trình diễn, tô chức hoạt động giáo dục, nhằm
góp phần vào công cuộc bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, ở khu
vực Đông Nam Á và trên toàn thé giới Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của các dân
tộc Việt Nam, góp phần truyền tải kiến thức về văn hóa dân tộc đến với cộng đồng Bảo
tảng cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự đa dạng và phát triển bền vững,
truyền cảm hứng cho những thế hệ tương lai về một nền văn hóa đặc sắc với hàng ngàn
năm lịch sử của dân tộc Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cam kết thực hiện sứ mệnh của mình thông qua các hoạt động sau: Nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc; sưu tầm và bảo quản
các hiện vật văn hóa; trưng bày các hiện vật văn hóa một cách khoa học, sinh động và
hấp dẫn; cung cấp các dịch vụ giáo dục và đảo tạo cho cộng đồng: hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực bảo tàng học và nghiên cứu văn hóa
3 Co sé ha tang
3.1 Dich vu
3.1.1 Quay ban vé Quay ban vé của Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam mở cửa từ 8h00 dén 17h00 tat
cả các ngày trong tuần, trừ thứ hai Với vị trí nằm ngay công chính của bảo tàng, khách
tham quan có thê đễ dàng tìm kiếm để mua vé Diện tích quây bán vé rộng rãi, du đề bố
trí nhiều quây bán và có khả năng đáp ứng nhu cầu mua vé của nhiều khách tham quan
Trang 7du khách đến tham quan, nhiều du khách phải mất nhiều thời gian để có thê mua được
Vẻ vào công
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang áp dụng cả hệ thông bán vé thủ công và bán
vé tự động Khách tham quan có thể lựa chọn một trong hai hình thức phù hợp với
mong muốn của bản thân Với hệ thống bán vé tự động du khách sẽ tiết kiệm được thời
gian chờ đợi và được thanh toán nhanh chóng Bên cạnh đó, bảo tàng cũng chấp nhận
nhiều hình thức thanh toán khác nhau, bao gồm tiền mặt, ví điện tử và thẻ ngân hàng
Việc da dạng hóa hỉnh thức thanh toán, du khách thuận tiện hơn trong việc mua vẻ, bảo
tàng cũng đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn
Bảo tảng có khoảng 10 nhân viên làm việc tại quầy bán vé Số lượng nhân viên được điều chỉnh linh hoạt dựa trên thời gian mà lượng du khách đến tham quan trong
ngày Nhân viên có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt, sử dụng thành thạo cả hai
ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh Đội ngũ nhân viên của bảo tàng được dao tao bai
bản về những kiến thức liên quan để có thế tư vấn cho tất cả khách tham quan về các
dịch vụ và thông tin
3.2.2 Ăn uống
Dịch vụ ăn uống của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam — nhà hàng và cà phê Trúc Lâm nằm trong khuôn viên của bảo tảng, gần công ra vào Du khách có thể dễ đàng di
chuyên đến khu vực này để ăn uống ngay sau khi tham quan bảo tang xong Với không
gian rộng rãi, thoáng mát được thiết kế theo phong cách của không gian nhà Việt truyền
thông, kết hợp các kỹ thuật dựng tường đất và vách tre của người dân tộc miền núi Du
khách shé thăm nơi đây sẽ củng lúc được trải nphiệm không gian của nhà hàng vừa
hiện đại vừa mộc mạc gắn liền với thiên nhiên của làng Việt cỗ và các làng dân tộc
khác Bên cạnh đó, nhả hàng còn trưng bày một số bộ sưu tập các sản pham thủ công
độc đáo từ cac lang nehề truyền thống cùng với một số bộ sưu tập mẫu khoáng sản, đá
quý, đồ gốm Đây được xem là “Triển lãm mở” khi đến tham quan Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam, mang lại cho quý khách một trải nghiệm đáng nhớ
Hình 1 Không gian bên trong nhà hàng và cả phê Trúc Lâm
Trang 83.2.3 Đồ lưu niệm
Khu đồ lưu niệm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho du khách sau khí tham quan bảo tàng Nằm tại vị trí ở hai bên công chính của bảo tảng,
thuận tiện cho du khách sau khi tham quan xong dễ dàng di chuyên đến để mua sắm
những món đồ lưu niệm ý nghĩa về làm kỉ niệm hay quả tặng cho gia đình, người thân
Với hai của hàng lớn Trúc Lâm Handmade và Cửa hàng lưu niệm có diện tích rộng rãi,
cách bảy trí đồ lưu niệm hợp lý khách tham quan có thê đễ dàng lựa chọn món đồ phủ
hợp với mong muốn của bản thân
Sản phẩm được bày bán ở đây đa dạng và phong phú Đặc biệt hơn chúng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam từ những sản phâm thủ công mỹ nghệ như lược,
vòng tay, được lảm từ tre, ĐỒ những trang phục như áo, váy, khăn được thiết kế
dựa trên trang phục truyền thong của các dân tộc; sách ảnh, sách về văn hóa, lịch sử
Việt Nam; đến các đồ lưu niệm mang dấu ấn hình ảnh các hiện vật được trưng bảy
trong khuôn viên bảo tàng Nét đẹp truyền thống được thê hiện qua từng món đồ tại bảo
tàng được tạo ra từ lòng yêu nghề và tâm huyết từ bản tay người thợ Những món đỗ ý
nghĩa được du khách lựa chọn sẽ củng du khách đi tới mọi miễn đất nước và ra ngoài
thế giới Từ những sản phẩm lưu niệm Ấy, tạo nên cơ hội để cho Bảo tảng gửi gam
những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế Đồng thời, góp phần
giữ gìn va phát triển các làng nghề truyền thống của đất nước Mang trong mình những
ý nghĩa đẹp như vậy nhưng những món đồ lưu niệm ở đây được bán với giá cả hợp lý,
phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Với việc hỗ trợ khách tham quan thanh toán
bằng nhiều hình thức khác nhau bao gồm tiền mặt, thẻ ngân hàng và ví điện tử tạo điều
kiện cho mọi đối tượng mua đồ lưu niệm một cách dễ đàng hơn
Nhìn chung, khu đồ lưu niệm của bảo tàng có nhiều ưu điểm, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách tham quan Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, lượng
du khách đông dẫn đến tỉnh trạng khu đồ lưu niệm có thể không đáp ứng được hết mọi
mong muốn và khách tham quan có thế phải chờ đợi lâu để mua đồ lưu niệm ưng ý
3.3 Website của bảo tàng dân tộc học
Website chính thức của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: https://vme.org.vn/v1
Bm Q
Xe Tic» Ghai ie? “Thr nbs Rang ba HE ol áo ác Ngháo nu Đế hố
Hình 2 ‘Trang chủ website chính thức Bảo “=e, tang Dan tộc hoc Viét
8|Page
Trang 9
Website này cung cấp cho khách tham quan những tính năng cân thiết Trước hết, website cung cấp đây đủ thông tin về Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam Giới thiệu cho
du khách về lịch sử, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng; về tầm nhìn, sứ mệnh và những
giá trị cốt lõi mà bảo tàng mang lại; về cơ cầu tô chức và đội npù nhân viên của bảo
tàng Website cung cấp những thông tin chỉ tiết về các hiện vật trưng bày và chuyên đề
của bảo tảng cùng những hình ảnh và video về chúng Website còn cung cấp các
chương trinh giáo dục cho học sinh, sinh viên và công chúng cùng những tài liệu giao
dục quan trọng Đặc biệt hơn, trên website giới thiệu đầy đủ về các công trình nghiên
cứu khoa học của bảo tảng vả cung cấp thông tin về các hội thảo khoa học, tọa đàm
Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng cho khách tham quan về các hoạt động văn
hóa, khoa học và giáo dục.Ngoài ra, website còn cung cấp thêm các thông tin khác như
tuyên dụng, thông tin liên hệ
Website Bao tàng Dân tộc học Việt Nam có khả năng hỗ trợ cho khách tham quan trong nhiều trường hợp Trước khi đến tham quan tại bảo tang, du khách có thê tìm hiểu
trước thông tin trên website Website cune cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam Bên cạnh đó website còn giới thiệu chi tiết về các khu vực
trưng bảy cũng như chuyên đề của bảo tàng bao gom hinh anh, video va mé ta vé cac
hiện vật được trưng bày Từ những thông tin về giờ mở cửa, giá vé, dịch vụ bán vé,
hướng dẫn tham quan và các dịch vụ khác được website cung câp, du khách có thé lên
kế hoạch chỉ tiết đến tham quan Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam để hạn chế những van
dé phat sinh trong qua trinh tham quan Ngoai ra, website hỗ trợ du khách trong việc
đăng ký tham gia các hoạt động diễn ra tại bảo tàng bằng cách cung cấp những thông
tin chính thức về các hoạt động văn hóa, khoa học và giáo dục, lịch sự kiện, triển lãm
và hội thảo Thông qua nhu cầu tham gia hoạt động mà khách tham quan mong muốn,
website sẽ hướng dẫn đăng ký tham gia
HI Hệ thống trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam là bảo tàng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam với chức năng: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiếm kê, bảo quản, phục ché,
trưng bày các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trone và ngoài nước Toa lac trong
khuôn viên rộng 4,4 ha, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có 3 khu trưng bảy chính:
Trang 10phục, nhạc cụ, nông cụ, vật dụng thường ngày, các bức ảnh và những đoạn phim sống
động về cuộc sống, nghi lễ, Tại cửa chính của tòa Trống Đồng, người xem có thể nhìn
một pano có nội dung “Việt Nam — những chặng đường lịch sử - văn hóa” qua đó có thể
tóm gọn những thông tin về các thời kì lịch sử của đất nước, sự hội nhập của các dân
tộc và các nền văn hóa văn minh vào Việt Nam Tắt cả nội dung trưng bày đều được
viết bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh - Pháp Không gian trưng bảy được sắp xếp theo 5
nhóm ngữ hệ: Ngữ hệ Hán - Tạng, ngữ hệ H Mông - Dao, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái
— Kađai, ngữ hệ Nam Đảo
3.2 Tòa cánh diều
Nếu tòa Trống Đồng là nơi trưng bày về 54 dân tộc ở Việt Nam thi kế bên phải từ cong vào là tòa Cánh Diễu — không gian giới thiệu về văn hóa thế giới gom Dong Nam
A, chau A, chau Dai Duong, chau My va chau Phi Toa Canh Diều có 3 tang: tang 1 la
nơi tìm hiểu về các dân tộc, văn hóa ở Đông Nam Á; tầng 2 có ba bộ sưu tập của các
nhà hảo tâm tặng bảo tảng: không gian Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và
Vòng quanh thế giới; tầng 3 có phòng hội trường và phòng trưng bày nhất thời Ở trong
tòa Cánh Diễu, người xem có cơ hội tham ø1a các hoạt động khám phá trong các không
gian riêng như: phòng khám phá của trẻ em, phòng chiêu phim, phòng nghe nhìn
3.2.1 Văn hóa Đông Nam Á
Đông Nam Á có 11 quốc gia (Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, Philippines va Dong Timor) nhung theo quan
niệm dân tộc học thì bao gồm cả nam Trung Quốc và một phần Đông Bắc Ấn Độ
Đông Nam Á là khu vực đa tộc người và được phân chia theo 5 dòng ngôn ngữ:
- _ Dòng Nam Á (Môn - Khơme):
- Dong Nam Dao
- Dong Thai — Kadai
- Dong H’ Méng — Dao
- Dong Han — Tang
Cac hiện vật trong trưng bày được giới thiệu theo các chủ đề như:
- Đồ vải: vải lkat của Indonesia, Campuchia và vải batik của người Java, H Mông,
vải kim tuyên soneket cua Sumatra và Jong sarat ở Brunel,
10|Page
Trang 11
- Doi sống hàng ngày: lúa gạo là lương thực chính, với lúa nước trồng ở đồng bằng
và lúa cạn trồng trên nương rẫy ở miền núi Trâu lả một trong những con vật quan trọng
nhất trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng trong nghi lễ Tập quán cư trú nhà sản phố
biến ở nhiều cư dân
- Doi song xã hội: tập tục hôn nhân ( nhóm cư dân theo chế độ phụ hệ thịnh hành
tập tục hôn nhân cư trú bên chông còn những cư dân theo chê độ mâu hệ thi phô biên
tập tục hôn nhân cư trú bên vợ), tục ăn trâu, chữ việt,
- Nghệ thuật biểu diễn: múa rối bóng ở Indonesia (wayang kulit) , múa rối dây ở
Myanmar (yoke thay thabin), múa mặt nạ ở Thái Lan (khôn) và Indonesia (wayang
topeng), Phần lớn các hình thức biểu diễn này đều dựa trên hai sử thi lớn của Ân Độ là
Ramayana, Mahabharata và thường gắn liền với những nghi lễ tôn giáo
- Tôn giáo: rất da dạng Hindu giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và Công giáo
3.2.2 Tranh kính Indonesia
Đây là bộ sưu tập cua O’ong Maryono (v6 su mén pencak silat nguoi Indonesia)
va vo Rosalia Sciortino (nha Nhan hoc y tế và Xã hội học phát triển người ltalia) Vì
yêu mến nền văn hóa da dang cua Indonesia và bi cuốn hút bởi tranh kính, họ đã tạo
nên bộ sưu tập '“Iranh kính Indonesia” Năm 2006 Họ đã trao tặng 68 bức tranh kính
cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nghệ thuật tranh kính bắt nguồn từ châu Âu, du nhập vào Indonesia đầu TK XX cùng với người Hà Lan và phát triển cực thịnh trong những năm 30 Đề tạo nên một tác
phẩm trên kính, người ta về ngược với quy trình thông thường: nét vẽ đầu tiên chính là
nét cuối củng của tranh trên giấy/vải Tranh kính Indonesia lay cam hung từ nhiều chủ
đề: cuộc sống hằng ngày, nghệ thuật dân gian, nghi lễ và lễ hội, Hồi giáo và lịch sử
Indonesia; 2 sử thi Mahabharata, Ramayana với hình thức nhân vật gan với sân khấu rỗi
(wayang) và những anh hề (punakawan)
Bộ sưu tập được sắp xếp theo 4 chủ đề gồm: Lịch str Java, Cac anh hè, Punakawan, Hồi giáo ở Indonesia và Cuộc sống thường ngày Những câu chuyện được
thể hiện trong tranh còn cho thấy một số nét tương đồng với văn hóa Việt Nam thông
qua các đề tài về truyện cô tích, ca ngợi các nhân vật và anh hùng lịch sử, tính hài hước,
châm biếm của các anh hẻ
3.2.3 Một thoáng châu Á
Đây là bộ sưu tập của giáo sư Kaneko Kazushiee — người sáng lập Viện Dân tộc học loại hình và Văn hóa châu Á của Nhật Bản Với tâm nguyện giúp người châu Á
hiểu người châu Á hơn, ông đã tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 560 hiện vật gồm:
gốm Nhat Ban, son mai, trang phục Hàn Quốc,diều Trung Quốc, mặt nạ Ân Độ Phần
lớn hiện vật trong bộ sưu tập hiến tặng của giáo sư được trưng bảy ở một phần không
gian tầng 2 tòa Cánh Diều, một số khác được giới thiệu trong trưng bảy Văn hóa Đông
Trang 12Nam Á ở tầng một Với bộ sưu tập đặc biệt này, ảo tàng Dân tộc học Việt Nam mang
đến cho công chúng một cái nhìn đa dạng về văn hóa châu Á
3.2.4 Vòng quanh thế giới
Đây là bộ sưu tập của Lê Thành Khôi và Thấm Thị Hồng Anh Với trưng bày nảy, lần đầu tiên văn hóa truyền thông của nhiều vùng khác nhau trên thế giới được giới
thiệu ở Việt Nam Năm 2010, hai ông bà đã tặng bộ sưu tập này cho Bảo tàng Ngoài
các hiện vật được trưng bày ở phòng “Vòng quanh thế giới”, một số khác được giới
thiệu trong trung bay “Van hóa Đông Nam Á” ở tầng | toa Canh Diéu
Đúng như tên gọi của nó, bộ sưu tập “Vòng quanh thế giới” đã đưa người xem đến nhiều vùng đất khác nhau trên toàn thế giới Trưng bày có thiết kế hiện đại, được tổ
chức theo 4 châu lục: châu Á, châu Đại Duong, chau Mi va chau Phi Mỗi châu lục sẽ
có những chủ đề được lựa chọn dựa trên những đặc trưng truyền thống của tộc noười và
văn hóa của châu lục đó Ví dụ như châu Á nói về trang sức và đồ vải (suzani, kilim,
ikat, ), châu Phi nói về tín ngưỡng sinh đôi và phổn thực, lễ thành đính và hội kin, thờ
cúng tô tiên, thiên chúa giáo ở EthiopIa, Các hiện vật được khai thác và giới thiệu dưới
góc độ nghệ thuật, điều đó giup người xem vừa được thưởng thức nghệ thuật vừa thu
thập được những thông tin, hiệu biết thú vị về các vùng khác nhau trên thê giới
Một số hình ảnh tại “Vòng quanh thế giới”
Hinh 3: Trung bay Suzani (Uzbek) tai bao tang dân tộc học Việt Nam
12|Page
Trang 14
Hình 7: Sinh đôi và phổn thực (Châu Phi) Hinh §: Thiên chúa giao 6 Ethiopia
Nguồn tham tham khảo: Website bảo tàng dân tộc học Việt Nam 3.3 Vườn kiến trúc
Các công trình kiến trúc dân gian của nhiều vùng khác nhau được người địa phương dựng lại trong khu vườn rộng đẳng sau bảo tàng Khu trưng bảy ngoải trời này
phản ánh sự đa dạng về kiến trúc, kĩ thuật cũng như tri thức dân gian, đồng thời tái hiện
lại những nếp sông sinh hoạt hàng ngày của các tộc người Tại Vườn kiến trúc có dựng
lại 10 mô hình nhà của các dân tộc: Chăm, Việt, nhà rông Bana, Êđê, nhà mồ Giarai,
nhà mồ Cơtu, Tày, Dao, H Mông và Hà Nhì và nhiều khu vực trưng bảy khác như vườn
thuốc nam, chiếc ghe đua và thủy đình trước nhà người Việt
3.3.1 Nhà người Chăm
Trong xã hội truyền thống của người Chăm, khuôn viên nhà ở thể hiện đẳng cấp của gia chủ Ngôi nhà người Chăm ở Bảo tàng là nhà của một quý tộc Chăm ở Ninh
Thuận Nhà gôm 5 khu vực: nhà lâm (Sang lâm), nhà tục (Sang ve), nhà kê (Sang ma
cau), nhả cao (Sang ton), nhà bếp (Sang ging)
Trang 15Hình 9: Ảnh nhà người Chăm Hinh 10: Sơ đồ nhà người Chăm
Nguồn tham tham khảo: Website bảo tảng dân tộc học Việt Nam 3.3.2 Nhà người Việt
Nhà người Việt được trưng bảy trong Bảo tảng là nhà của bà Có Hợi - một gia đình khá giả đâu thê kỉ XX ở Thanh Hóa Ngôi nha gom 7 khong gian:
Hình 10 và 11: Sơ đồ và nhà người Việt
Nguồn tham khảo: Website Bảo tàng dân tộc học Việt Nam Tục xưa quy định nhà ở không được cao hơn đình và vùng Thanh Hóa thường hay
có bão, chính vì vậy mà nhà ở thường thâp
Trang 16cong, phông ra ở phần dưới một mái chính, có tác dụng làm tăng khả năng chịu gió và
làm cho mái nhà khỏe hơn
Nhà rông có ý nghĩa như bộ mặt của làng bởi đó là công trình kiến trúc to lớn, thể hiện sức mạnh và tài nphệ của cả dân lang Nha rong là không gian hoạt động xã hội và
các nghi lễ của đàn ông Đó là nơi tiếp đón khách lạ, nơi các già làng bản công việc
chung, xét xử những vụ v1 phạm luật tục, là chỗ ngủ của trai làng chưa có vợ, póa vợ,
Theo tập tục xưa, người phụ nữ không được phép lên nhà rông
42,5m, sản cao 1,1m va rong 6m Trong nha cua cac gia dinh giàu sang quý tộc có các
cột va xa cỡ lớn với nhiều mô típ điêu khắc trang tri cau ki
Nhà người Êđê Hình 13: Nhà người Êđê tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Nguồn tham khảo: Website Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
3.3.5 Nha mo Giarai
16|Page
Trang 17
Đây là ngôi nhà mô do 5 người đản ông Jrai A Ráp ở Gia Lai xây dựng năm 1998
Ngôi nhà được bao bằng một hàng rào tượng với nhiều hình đáng khác nhau, được đẽo
và tạc bang dao, rìu, đục Một nhà mồ có thế chôn khoảng 30 người chết Mái nhà lợp
26 ván, được phủ một lớp phén nan tre có trang trí nhiều hình vẽ bằng phẩm mau do
Những hình vẽ ấy chủ yêu mô tả những sinh hoạt trong lễ bỏ mả Bên trong có các bát,
đĩa, dụng cụ lao động cho người quá cố
Một ngôi nhà mô có thể chôn khoảng 30 người chết Người Giarai làm nha mé đẹp chỉ đề phục vụ lê bỏ má Nehi lê được diễn ra trong vải ngày, sau đó toàn bộ mô
củng với tượng trang trí bị bỏ hoang
Hình 14: Nhà mô Giarai Nguồn tham khảo: Bảo tàng dân tộc học Việt Nam 3.3.6 Nhà mồ Cơtu
Ngôi nhà được xây dựng bởi anh Bríu Nga (Quảng Nam) xây dựng Đây là dạng nhà mô của người giàu có và có uy tín cao Ngôi nhà được làm để tổ chức tang lễ lần
thứ hai khi người ta đem quan tài đựng hài côt đặt vào một cô quách lớn Các chỉ: tiết
trên nhà đều là những, trang trí cô truyền của người Cơtu như hình đầu trâu, kỳ đà, rồng,
chim trong, người ngôi râu rĩ,
Hình 15: Nhà mỗ Cơ tu Nguồn tham khảo: Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Trang 183.3.7 Nhà người Tày
18|Page
Trang 19
Ngôi nhà được làm năm 1967 của gia đình ông Đào Thế Diện (Thái Nguyên)
Ngôi nhà có sàn cao l,8m và rộng hơn 100m”, mái lợp khoảng 6000 tàu lá cọ Họ dùng
nhọ nồi trộn với củ nâu gia nat de nhuộm den những nan tre nứa khi đan những hoa văn
trang trí trên vách Theo nêp cổ truyền của người Tày, bên trên sàn là chỗ Ở của người
còn đưới gầm sản dành cho vật nuôi như trâu bò, lợn, gà; không gian gầm sàn cũng
được dùng làm chỗ để củi, nông cụ, chỗ xay thóc, oIã pạo Thêm nữa, đó còn là đẹp
chỗ để trẻ nhỏ vui chơi, người lớn nghỉ ngơi trong những buỗi trưa hè
Hinh 16: Nhà người Tày Nguồn tham khảo: Website Bảo tàng dân tộc học Việt Nam 3.3.8 Nhà người Dao
Năm 1999, ông Bàn Van Sam cùng 7 người Dao khác ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã dựng ngôi nhà này tại bảo tàng trong 23 ngày theo mâu nhà của ông Sám
Đây là kiểu nhà có nên nửa sản nửa đất Sản nhỏ dựng lộ thiên và liên thông với chỗ
tắm, giặt và phơi quần áo Ngôi nhà được xây từ 12 cột chính làm bằng lõi gỗ thọ - một
loại sô rừng không bị mỗi mọt Tuy nhiên, việc làm nhà có những kiêng kị như không
được lấy những cây đồ, bị leo quân thân hoặc bị cụt ngọn; khi lợp chỉ chủ nhà mới được
phủ nóc, Mái nhà thường phải được lợp lại sau 5 -6 năm
Hinh 17: Nhà người Dao Nguồn tham khảo: Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Trang 203.3.9, Nhà người HˆMông
20|Page
Trang 21
Năm 1999 ngôi nhà được 7 người HMông dựng lại tai bao tang trong 6 ngày
Công cụ làm nhà chủ yếu là búa, đao và đục Tất cả các cột kèo, xà vách và mái đều
được làm bằng gỗ pơmu - loại cây đặc trưng của vùng Số gỗ lợp mái cần khoảng 600
tắm, mỗi tâm dài 1,2m và rộng 0,3 - 0,4m
Đây là sơ đồ mô tả bên trong ngôi nhà của người HMông:
và đá nhỏ Các bức tường của ngôi nhà này dùng hét 150m? dat va 14m? da Mai nha
được lợp bằng 1500 bó cỏ trang (hơn 10 tấn) Bên cạnh nhà chính là ngôi nhà phụ, có
chuồng trâu, chuồng ngựa và một khoảng vườn nhỏ
Hinh 20: Nhà người Hà Nhi Nguồn tham khảo: Website Bảo tàng dân tộc học Việt
Trang 22Nam
22|Page
Trang 23
CHƯƠNG II: VAI TRO CUA BAO TANG DAN TOC HOC TRONG VIEC GIU GIN VA BAO TON NHUNG DI SAN VAN HOA CUA CAC DAN TOC
Tuy ra đời muộn, nhưng Bảo tàng DITHVN đã nhanh chóng trưởng thành, phát triển và trở thành một bảo tàng danh tiếng trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam hiện
nay Giới báo chí từng bình chọn việc ra đời Bảo tàng DTHVN là một trong 10 sự kiện
văn hoá nôi bật nhất trone nước năm 1997; cũng trên báo chí, Bảo tàng DTHVN được
coi như "ngôi nhà chung của các dân tộc", như "nơi lưu g1ữ cội nguồn dân tộc”
Bảo tàng DTHVN đã tham gia tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về các dân tộc, đồng thời có những đóng góp đáng kế và hữu hiệu vào hoạt động bảo tồn, phát
huy đi sản văn hoá của các dân tộc Đồng thời, thể hiện khá rõ ràng các vai trò của bảo
tàng đối với quốc gia, dân tộc:
2.1 Bảo tàng DTHVN thực sự đóng vai trò một trung tâm lưu giữ, bảo tồn các yêu tô văn hoá vật thê và phi vật thê của các dân tộc
Ban đầu, Bảo tàng chỉ được thừa hưởng gan 2.000 hign vat do Bao tang Lich str Việt Nam (nay là Bảo tảng lịch sử quốc gia) chuyên giao Đây là số hiện vật sưu tầm từ
dau thé ky 20 cho đến thời ky cải cách ruộng đất ở miền Bắc nước ta trong những năm
1950 Song, phần lớn hiện vật không có thông tin, không rõ xuất xứ đề có thê sử dung
trung bay, tham chi nhiều hiện vật đã không còn øiá trị vì bị hư hỏng Trên thực tế, Bảo
tàng DTHVN không chỉ phải xây dựng mới toàn bộ cơ sở vật chất cùng trang thiết bị
cân thiết, mà còn phải tiên hành sưu tâm từ đâu hâu như toàn bộ hiện vật và tư liệu nghe
- nhìn Tính đến năm 2013, Bảo tảng có hơn 27.000 hiện vật, bao gồm hơn 23.900 hiện
vật về 54 dân tộc ở Việt Nam, gan 2.200 hiện vật về các cư đân Đông Nam Á và gan
1.500 hiện vật về các cư dân khác trên thế giới Bên cạnh đó, Bảo tàng có khối lượng
lớn tư liệu nghe - nhìn, với khoảng 130.000 ảnh, trong đó có khoảng 5.000 ảnh về các
cư đân Đông Nam A; hon 2.200 bang ghi hình, hơn 400 đĩa phi hình, hơn 570 băng ghí
âm, hơn 70 đĩa âm thanh Nguồn hiện vật và tư liệu này rất 1á trị và vô củng quan
trọng Đó là cơ sở thiết yêu dé phục vụ lâu dài cho những hoạt động khác nhau của Bảo
tang, 20p phan tích cực vào sự nghiệp bao tồn, phát huy di sản văn hoá của các dân tộc
trong dai gia đình Tổ quốc Việt Nam, mà ý nghĩa lớn lao cũng như tam quan trọng
chiến lược của nó được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng, đề cao Đồng thời, đó cũng
là điều kiện tiên quyết ban đầu đề Bảo tàng mở ra hoạt động giới thiệu về các cư dân
trên thế ĐIỚI, trƯỚC hết tập trung vào khu vực Đông Nam Á Các loại tư liệu và hiện vật
đưa về Bảo tàng DTHVN được trân trọng và bảo quản một cách cân thận, khoa học
trong những điều kiện tốt nhất mà Bảo tàng có được
Khối tài sản đặc biệt bao gồm hiện vật và tư liệu đó là kết quả từ sự nỗ lực cao độ của Bảo tàng DTHVN Bởi lẽ, là một bảo tàng mới thành lập, không được thừa hưởng
Trang 24dựng toàn bộ hệ thông hiện vật văn hoá vật thé va phi vat thé cua tat cả các đân tộc ở
Việt Nam, rồi mở rộng sưu tầm sảng cả các cư dân ngoài Việt Nam Đặc biệt, trong, bối
cảnh hai năm đầu tiên, nhiệm vụ sưu tầm thực sự là một áp lực, một thách thức lớn đối
voi Bao tang DTHVN Boi vi, thời gian gap gap, Bao tang phai kip khanh thanh nhan
dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh khối Pháp ngữ tại Hà Nội tháng 11/1997 Song, yêu
cầu đặt ra là phải sưu tầm về cuộc sông và văn hoá của đủ 54 dân tộc Việt Nam, mà địa
bàn sưu tầm thì trải rộng khắp đất nước, vốn văn hoá cô truyền đã mai một nhiều trên
khắp các vùng miền, ở khắp các dân tộc Trong khi đó, nhân lực ít oi, ban dau chi co 18
người, đến cuỗi năm 1996 tông số mới có 20 cán bộ biên chế và 21 lao động hợp đồng
Cán bộ và nhân viên đều bắt cập về trình độ, vì hầu hết còn non kém về chuyên môn -
nghiệp vụ, thậm chí nhiều người còn xa lạ với các lĩnh vực công tác bảo tàng: kiến
thức, kinh nghiệm và kỹ năng về bảo tảng dân tộc học khi đó còn là những khoảng
trồng Tuy vậy, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, công tác sưu tầm đã được triển khai
rất tích cực và thu được nhiều kết quả Mỗi năm Bảo tàng tô chức hàng chục đoàn đi
sưu tầm, điển hình là năm 1997 có gần 40 đoàn Hoạt động sưu tâm của Bảo tàng vươn
tới bản làng tận những vùng hẻo lánh, xa xôi ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn,
miền tây Nam Bộ, tới cả những dân tộc có dân số chỉ mây trăm người, như: La Ha, Pu
Péo, Brâu, Rơ Măm Đối với Bảo tang DTHVN, co the coi hai năm này như thoi ky cao
trào đầu tiên của hoạt động sưu tâm, tiền hành sưu tầm đại tra, 6 at trén diện rộng Các
đoàn sưu tầm đưa về không chỉ hiện vật, mà còn nhiều ảnh, tư liệu phim video, băng
ghi 4m, cùng nhiều thông tin cần thiết về hiện vật và sinh hoạt văn hoá của các dân tộc
từ Bắc chí Nam, từ miễn núi đến đồng bằng
Những năm sau đó, tuy không phải sưu tầm dồn dập nữa, nhưng Bảo tàng vẫn cố gang tiếp tục tăng cường tư liệu và hiện vật, đặc biệt là dé phục vu cho các trưng bày ở
khu bảo tảng ngoài trời và tổ chức các trưng bày chuyên đề Chẳng hạn, năm 1998 cũng
có tới hơn 50 chuyền điền da nghiên cứu - sưu tầm, năm 1999 hoạt động này được thực
hiện tại gần 20 tỉnh
Với mục đích đây mạnh việc xây dựng các bộ sưu tập hiện vật, mà vai trò của chúng có thể ví như máu cua co thé sông, trong ba năm từ 2002 đến 2004, Bảo tảng
thực hiện một dự án nghiên cứu - sưu tầm mới, tập trung chủ yếu vào khu vực Trường
Sơn - Tây Nguyên và vùng đồng bang sông Cứu Long Đây là thời ky sưu tầm lớn thứ
hai của Bảo tàng DTHVN, mà một điểm mới là chú trọng song song sưu tầm với điều
tra, khảo sát, kết hợp triển khai dự án với tăng cường, thiết lập mối quan hệ giữa Bảo
tảng với các địa phương, đặc biệt là mở ra hình thức kết hợp với một số trường đại học
và cao đắng đề huy động sinh viên tham gia sưu tầm hiện vật cho Bảo tàng
Việc sưu tầm được mở ra Đông Nam Á bắt đầu từ thời ky 2003 - 2005, thông qua việc thực hiện dự án "Củng cô mang lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hoá và các học
giả ở khu vực sông Mê Công và tăng cường hiểu biết về Đông Nam Á và khu vực"
(Quỹ RockeRller tài trợ), rồi tiếp đến là dự án "Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật
dân tộc học các nước Đông Nam Á" (2006 - 2010, kinh phí của Nhà nước) Bảo tàng đã
tổ chức được những chuyến đi sưu tầm tại tất cả 10 nước Đông Nam Á và cả ở Vân
Nam - Trung Quốc Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thứ nhất, chủ yếu để phục vụ
24|Page
Trang 25
cho trưng bảy đầu tiên đang được chờ đợi khai trương trong tòa bảo tàng Đông Nam Á
hội và Nhân văn Quốc gia Ngay trong Quyết định thành lập của Chính phủ cũng như
trong Quy chế về tô chức và hoạt động của Bảo tàng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
đều được đặt lên hàng đâu Với Bảo tảng DTHVN, tính nghiên cứu được đề cao; nghiên
cứu dân tộc học và văn hoá dân tộc là một mảng hoạt động thường xuyên được chú
trọng và phải không ngừng tiến triển, với những yêu cầu khoa học nghiêm túc; công tác
bảo tàng và công tác nghiên cứu không thê tách rời nhau Đặc biệt, là một bảo tàng dân
tộc học, nên Bảo tàng phải dựa vững chắc trên những thành tựu dân tộc học, không chỉ
về các tộc người Việt Nam, mà còn từng bước tiếp cận cả về các cư dân ngoài Việt
Nam Chính nhờ có một đội ngù cán bộ dân tộc học tương, đối vững vàng từ Viện Dân
tộc học chuyền sang, nền Bảo tàng mới nhanh chóng xây dựng được khu trưng bày đầu
tiên và kịp mở cửa vào g1ữa tháng 11/1997 như vậy
Bảo tàng DTHVN là nơi có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề khoa học dựa trên các hiện vật và tư liệu ở đây Mặt khác, không chỉ là một địa chỉ
đáng tin cậy cho nghiên cứu, Bảo tàng còn thực hiện tốt công tác nghiên cứu cơ bản dé
phục vụ cho các hoạt động của mình, từ sưu tầm, trưng bày, cho đến bảo quản, giao
dục, trình diễn Đồng thời, Bảo tàng cũng hợp tác và tham gia nghiên cứu những vấn đề
hoặc đề tài thuộc các lĩnh vực dân tộc học/nhân học, chính sách dân tộc, văn hoá và bảo
tang học
Ở Bảo tảng DTHVN, công tác nghiên cứu khoa học thực ra bao gồm hai lĩnh vực chính: dân tộc học và bảo tàng học Hàng loạt kết quả nghiên cứu được công bố trên các
tạp chí khoa học chuyên ngành, như: Dân tộc học, Nghiên cứu Đông Nam A, Van hoa
dân gian , hay trong 7 tập sách Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam (1999, 2001, 2002, 2004, 2005, 2008, 2011) Về sau, tạp chí Bảo tảng &
Nhân học của Bảo tảng D'THVN được thành lập, số đầu tiên ra mắt độc gia vao thang
4/2013 Bên cạnh đó, tập thê Bảo tàng và những cán bộ nghiên cứu của Bảo tảng đã cho
ra đời hàng loạt ấn phâm có giá trị, nhiều ấn phẩm được in bằng 3 ngữ: Việt, Anh,
Pháp Có thê kể đến như: catalogue Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1997), Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam - Những ngôi nhà dân gian (2006), catalogue Van hoa Dong
Nam Á (2010), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam (1997),
Cán bộ Bảo tàng DTHVN đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến công tác dân tộc và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách
dân tộc, như: đề tài VIE 96/010, Đánh giá các chính sách dân tộc và miền núi của Đảng
và Nhà nước giai đoạn 1989-1999 (1998-1999); đề tài Đánh giá tổng quan những tác
Trang 26bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam (thuộc Dự án Điều tra đánh giá tỉnh hình kinh tế
- xã hội các vùng dân tộc và miền núi Việt Nam sau L5 năm thực hiện các chính sách
doi mdi, 1999)
Lực lượng cán bộ khoa học của Bảo tàng DTHVN cũng tích cực tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước, như: Luật tục và phát triển nông thôn
hiện nay ở Việt Nam (Buôn Ma Thuột, 1999), Đổi mới các hoạt động bảo tàng trong thé
kỷ XXI (Thụy Điễn, 2000), Người Di (Trung Quốc, 2000), Người Thái Hoa (Trung
Quốc, 2001), Thái hoc (Thai Lan, 2001)
Qua các hoạt động nghiên cứu khoa học như vậy, Bảo tàng DTHVN đã có những đóng góp khoa học đáng kê về nhiều phương diện: thực tiễn, lý luận; chuyên ngành dân
tộc học, chuyên ngành bảo tàng học; công tác dân tộc, công tác văn hoá Tác dụng của
những đóng góp đó không chỉ giới hạn trong nước, mả với một số trường hợp và ở
chừng mực nhất định, còn rộng ra cả trong giới khoa học quốc tế liên quan nữa
2.3 Bao tang DTHVN là một trung tâm giới thiệu, phố cập tri thức và giáo dục rộng rãi về các dân tộc và văn hoá các dân tộc
Trên thực tế, chỉ ít năm sau khi mở cửa đón du khách, Bảo tàng DTHVN đã tự khẳng định và được công nhận là một địa chỉ văn hoá được nhiều công chúng vả du
khách yêu thích, bởi họ có thê tìm thấy ¢ ở đây nhiều hiểu biết bô ích, nhiều điều mới mẻ
hấp dẫn Nhiều cuốn sách hướng dẫn du lịch có uy tín trên thế giới đều giới thiệu Bảo
tàng DTHVN, như cuốn Lonely Planet Guide to Hanoi da viết từ năm 1999: "Đến Hà
Nội, Việt Nam, không thể không đến thăm VME, một bảo tàng có uy tín nhất hiện
nay”
Tham quan Bảo tàng DTHVN, du khách có được những hiểu biết đúng đắn về nên văn hoá đa dạng và phong phú của các dân tộc nước ta, tác động làm nảy nở và củng cố
tình cảm tôn trọng vốn văn hoá cô truyền của từng dân tộc, đồng thời khích lệ lòng tự
tôn, tự hào cùng ý thức bình đăng dân tộc của các cộng đồng tộc người khác nhau
Đối với khách quốc tế, Bảo tàng DTHVN giúp họ khám phá về đất nước, con người và nền văn hoá đa tộc người của Việt Nam Trong bài phát biéu chao mung tai lễ
khanh thanh Bao tang, Tong thông Cộng hòa Pháp Jacques Chirac đã nhìn nhận: "Đây
sẽ trở thành một địa chỉ dé phát hiện, một nơi gặp gỡ, và như ngày nay người ta thường
nói, địa điểm thần kỳ", và nữa: "Nó là minh chứng cho sự tôn trọng của nhà chức trách
Việt Nam đối với toàn bộ các thành phần phong phú của dân tộc, các tộc người (54)
hợp thành di sản và cả tâm hồn Việt Nam" Tiến si Pattiya người Thái Lan bình luận:
"Bảo tang là một thảnh quả cơ bản của nước Việt Nam đề thê hiện chính sách dân tộc
của người Việt Nam, khuyến khích các dân tộc bảo tồn văn hoá, ngôn ngữ dân tộc Tất
cả các dân tộc sông trong cái nôi bình đẳng" Đã có khách từ khoảng 80 quốc gia và
vùng lãnh thô trên thế giới tới thăm Bảo tàng DTHVN Năm 2012, một website đánh
giá chất lượng điểm đến du lịch có uy tín lớn trên thế giới là TripAdvisor đã tặng Bảo
tàng chứng chỉ "Xuất sắc" (Excellence) Tại website nảy, du khách V Patrick ngày
27/4/2012 nhận xét: “Bảo tàng Dân tộc học là bảo tàng tuyệt vời nhất tại Việt Nam,
26|Page
Trang 27
đem lại một cái nhìn sâu sắc về các dân tộc thiêu sô nói riêng và về dân tộc Việt Nam
nói chung”
Bảo tảng DTHVN vinh dự không chỉ được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta tới thăm, như: Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Quốc hội
Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Phó Chú tịch nước Nguyễn Thi Binh, Thu tuong Võ Văn Kiệt, Cô vấn Đỗ Mười , ma
còn được đón tiếp nhiều vị nguyên thủ quốc gia, nhiều đoàn khách cao cấp quốc tế, ví
dụ: Tông thống các nước Pháp, Hunpary, Tajikistan, Chủ tịch Quốc hội Belarus, Phó
Chủ tịch Thượng viện Chi Lê, Thủ tướng Thái Lan, Phó Thủ tướng Thuy Điền, Chủ
tịch khối cộng đông Pháp ngữ Đồng thời, Bảo tàng DTHVN cũng được lựa chọn làm
điểm tham quan cho nhiêu hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế, như: hội nghị thượng
đỉnh lần thứ 7 khối cộng đồng Pháp ngữ, hội nghị cập cao các nước Đông Nam Á, hội
nghi dai biéu phụ nữ châu Á, hội thảo quốc tế về Du lịch, con người và các di san van
hoá, hội thảo quốc tế về Bảo tàng và nhân học đô thị, hội thảo quốc tế Việt Nam học
Một điều đáng chú ý là, tuổi trẻ đến Bảo tàng DTHVN ngày một đông, nhất là sinh viên, học sinh Họ tới đây để phát hiện và nhận biết nhiều điều mới mẻ, bổ ích và
ly thú từ các trưng bày cũng như từ những hoạt động trình diễn nghề thủ công và văn
nghệ dân gian Có những đoản, những lớp sinh viên, kế cả sinh viên nước ngoài, tới đây
với mục đích học tập, nghiên cứu theo chương trình đảo tạo chuyên môn của họ
Trong những cuốn số lưu bút, khách tham quan dé lai rat nhiều nhận xét đánh giá cao Bảo tàng DTHVN trong việc cung cấp kiến thức và giúp họ tìm hiểu về các tộc
người ở Việt Nam Chẳng hạn, ngày 4/12/1997, thầy Phó hiệu trưởng trường tiểu học
Trần Phú ở Thanh Trì (Hà Nội) đã viết: "Trở về trường, chúng tôi sẽ đem những hiểu
biết này vào những bài giảng thêm sinh động và sâu sắc hơn" Một nhóm học sinh lớp
12 trường PTDL Nguyễn Binh Khiêm nhận xét ngày 3/12/1997: "Đây là một Bảo tàng
rất đẹp, giàu tính dân tộc và mang ý nghĩa giáo dục lớn, nhất là đối với lớp trẻ ngày
nay" Một du khách nước ngoài làm Blower nhận thấy: "Những vật trưng bày được
miêu tả rất kỹ và phần trưng bày được nghiên cứu rất công phu" Giáo sư nhân học
Marshall Sahlins đến từ ĐH Chicago (Mỹ) thì viết: "Tôi cảm thấy hài lòng bởi sự bai tri
có tính thắm mỹ và nhân học của Bảo tảng tuyệt vời này" Hoặc như theo một du khách
Australia, "Đây là Bảo tàng hay nhất và đẹp nhất trong số tất cả các Bảo tàng mà tôi
từng thăm ở châu Á"
Tham gia thực hiện chính sách đối ngoại về văn hoá, Bảo tang DTHVN con vươn hoạt động trực tiếp ra ngoài biên giới, nhằm thông qua trưng bảy để giới thiệu về Việt
Nam, tạo điều kiện cho nhân dân thế giới hiểu biết đúng đắn và phong phú về Việt
Nam Đặc biệt, đó là cuộc trưng bày “Những cuộc hảnh trình của con người, tính thần
và linh hồn” tổ chức tại Hoa Kỳ (phối hợp với Bảo tảng Lịch sử tự nhiên ở New York,
2003 - 2005), và việc tham gia cuộc trưng bày "Việt Nam: Nghệ thuật và văn hoá từ
thời tiền sử đến đương đại" tại Brussels, Bỉ (9/2003 - 2/2004)
Bên cạnh đó, tại nước nhà thì bảo tàng dân tộc học Việt Nam cùng thực hiện rất tôt sứ mệnh quảng bá, tuyên truyền những giá trị dị sản văn hóa cho lớp thê hệ hệ trẻ
Trang 28Hội An” vào hai ngày mồng 8, mồng 9 Tết ( 17,18/02/2024) Chương trình có sự tham
gia của các nghệ nhân dân gian đến từ Hội An, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội Đến với
chương trình lần này khách tham quan sẽ được thưởng thức rất nhiều hoạt động biếu
diễn có thể kế đến : Múa rồng, viết thư pháp, múa sạp, nghề làm lồng đèn, múa rối
nước Không chỉ được thưởng thức các phần trình diễn mà khách tham quan còn
được trực tiếp trải nghiệm văn hóa tết như: nặn tò he 12 con giáp, sáng tạo con rông và
các vật từ đất sét Hội An, .; các trò chơi đân gian của các dân tộc Ê Đê, H'mông, Dao,
Hà Nhi Song song với các hoạt động văn hóa truyền thống thì mọi người sẽ được trải
nghiệm khám phá tết qua khoa học, công nghệ; đặc biệt là được khám phá văn hóa của
dân tộc Mường Khép lại chương trình băng “ Đêm Hội An” với rat nhiéu hoat dong thu
vị Dù được tổ chức vào dịp Tết nhưng chương trình vẫn thi hut rất đông khách nội dia
cũng như nước ngoài tham gia
Hình 21: Hình ảnh tại chương trình “ Vui xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An”
Nguồn tham khảo: Website Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
28|Page
Trang 29
CHUONG III: Ý NGHĨA CUA BAO TANG DAN TOC HỌC
TRONG VIỆC GIỮ GÌN VA BAO TON NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC
3.1 Lưu giữ, tuyên truyền những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tỉnh tủy của nhân loại
Bao tang DTHVN luôn đặt mục tiêu giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa vat thé
va phi vat thể lên hàng đầu Và điều này càng được thê hiện rõ hơn qua các hoạt động,
chương trình của bảo tảng Với việc thường xuyên tổ chức các chương trình biểu điển
nghệ thuật, đặc biệt là múa rối nước, đã không chỉ giới thiệu rộng rãi đến du khách
trong nước, mà đặc biệt thu hút được sự quan tâm đông đảo của du khách nước ngoài
Bên cạnh đó, còn giúp cho các làng múa rỗi nước bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ
thuật rỗi nước đang có nguy cơ bị mai một Đặc biệt, qua các chương trình còn tạo ra
một nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ cho các làng rỗi nước tiếp tục hoạt động vả
phát triển hơn nữa Về phía công chúng khi đến đây không chỉ được xem các chương
trình múa rối mà còn có cơ hội giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật rỗi nước cũng như
những khó khăn mà các nghệ nhân múa rối đang phải đối mặt để gìn giữ được nghệ
thuật này cho các thế hệ sau Ngoài ra, bảo tảng còn có những chương trình biểu diễn ca
trủ và hát quan họ cũng như nhiều loại hình ca nhạc dân gian khac Bảo tảng cũng chính
là nơi mà các dân tộc có thê giao lưu và giới thiệu về nền văn hóa của mình, là nơi gìn
giữ và bảo tồn những di sản văn hóa của các dân tộc Đặc biệt, bảo tảng cũng thường
xuyên tô chức các hoạt động giao lưu cho sinh viên để tạo điều kiện cho sinh viên tích
lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích Và hiện nay, bảo tàng DTHVN là điểm đến ưu thích
của rất nhiều đối tượng khách du lịch
Đến với bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, dụ khách không chỉ được tham quan, tim hiệu mà còn được tham gia tan hưởng các hoạt động nghệ thuật:
a Múa rôi nước Rối nước dân gian la chương trình trinh diễn nghệ thuật độc đáo và được tô chức
đều kỳ tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam, bắt đầu từ ngày 14/3/2006 Day là một
chương trình hoạt động mới của bảo tàng dân tộc học Việt Nam, tổ chức đều kỳ các
buổi trình diễn nghệ thuật múa rối độc đáo của các phường rỗi nước dân gian ở Đồng
bằng Bắc Bộ Các diễn viên biểu diễn rỗi nước đều là những người nông dân-nghệ sĩ
thuộc 15 phường rối nước cô truyền: Đào Thục (Hà Nội); Bình Phú, Làng Yên, Tế
Tiêu, Chàng Sơn (Hà Tây); Nguyên Xá, Đông Các (Thái Bình); Đồng Ngư (Bắc Ninh);
Bùi Thượng, Thanh Hải, Hồng Phong (Hải Dương); Nhân Hòả (Hải Phong): Nam
Giang, Nam Chan, - Nghĩa Hưng (Nam Định) Những nơi này hiện đang lưu giữ hàng
trăm trò diễn đặc sắc truyền lại qua nhiều đời nghệ nhân rối nước Sau những buổi diễn,
họ lại trở về với đồng ruộng, với công việc thường ngày Họ đến với bảo tàng với lòng