1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên chủ Đề trách nhiệm của nhà nước trong quản lý và bảo vệ quyền lợi nhà Đầu tư

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Nhà Nước Trong Quản Lý Và Bảo Vệ Quyền Lợi Nhà Đầu Tư
Tác giả Đặng Thị Bích Phượng
Người hướng dẫn GVHD: Hoàng Thị Hồng Đào
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Quyết định đầu tư luôn là một trong những quyết định quan trọng nhất đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng biến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

Tiểu luận

Tên chủ đề: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ VÀ

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ

KHOA: KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH:KINH TẾ ĐẦU TƯ

SINH VIÊN: ĐẶNG THỊ BÍCH PHƯỢNG

MSV:12021016

MÃ LỚP:120211 GVHD: HOÀNG THỊ HỒNG ĐÀO

HƯNG YÊN – 2024

Trang 2

NHẬN XÉT Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan tiểu luận “trách nhiệm của nhà nước trong quản lý và bảo

vệ quyền lợi nhà đầu tư” Là kết quả thực hiện của bản thân em dưới sự hướng dẫncủa cô Hoàng Thị Hồng Đào

Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong tiểu luận đã được nêu rõ trongphần tài liệu tham khảo Các kết quả trình bày trong tiểu luận hoàn toàn là kết quả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tiểu luận này, lời đầu tiên em xin phép gửi lời cảm ơntới bộ môn Luật kinh tế, Khoa Kinh Tế – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưngyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tiểu luận môn học này

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Hồng Đào đã rất tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận vừa qua

Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, các Cô trong Trường đã tậntình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cần thiết, quý báu để giúp em thựchiện được tiểu luận này

Mặc dù em đã có cố gắng, nhưng với trình độ còn hạn chế, trong quá trìnhthực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em hi vọng sẽ nhận được những

ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo về những kết quả triển khaitrong tiểu luận

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

NHẬN XÉT 2

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU 5

1.1 Lý do chọn đề tài 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6

1.3 Phạm vi nghiên cứu 6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

2.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp 8

2.2 Hiện trạng của các doanh nghiệp 10

2.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp 10

2.2.2 Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp 13

2.2.3 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp 15

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp 16

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20

3.1 Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh 21

3.2 Các giải pháp nhằm cải thiện khả năng vay vốn của doanh nghiệp 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Quyết định đầu tư luôn là một trong những quyết định quan trọng nhất đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng biến động vàcạnh tranh ngày càng nghiêm ngặt Quyết định đầu tư đúng đắn không chỉ giúpdoanh nghiệp duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường mà còn là nềntảng để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong thời gian dài Tuy nhiên, việc đưa

ra quyết định đầu tư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế vĩ mô,thị trường tài chính, tình hình kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp, và những thayđổi về công nghệ Hiểu rõ và phân tích những yếu tố này là bước đi quan trọng đểdoanh nghiệp có thể quyết định đầu tư một cách hiệu quả và có căn bản.Với ýnghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp” là cần thiết và phù hợp

Đề tài này không chỉ cung cấp các kiến thức hữu ích cho các nhà quản lý doanhnghiệp mà còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sáchtrong việc xây dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ phát triển phát triển nền tảng kinh

tế bền vững của Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định đầu tư củadoanh nghiệp: Nghiên cứu nhắm xác định những yếu tố chủ yếu yếu tác đến quátrình ra quyết định đầu tư, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi, món phát, vàchính sách của Chính phủ; các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như tình hình tàichính, chiến lược phát triển; và các yếu tố bên ngoài khác như thị trường và côngnghệ

Trang 7

Một thời kỳ cụ thể (ví dụ: 5 năm gần đây).

So sánh giữa các thời kỳ khác nhau

1.4 Phương pháp nghên cứu

Phương pháp Lập Luận Lý Thuyết:

 Đánh giá các lý thuyết kinh tế:

Lý thuyết chi phí cơ hội

Lý thuyết giá trị hiện tại ròng (NPV)

Lý thuyết đầu tư dựa trên rủi ro

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

 Phân tích các nghiên cứu trước đó:

Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác.Xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của mình

Phương pháp Thống kê:

 Thu thập dữ liệu:

Trang 8

Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn, khảo sát doanh nghiệp.

Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính, số liệu thống kê của các cơ quanquản lý

 Phân tích số liệu:

Mô hình hồi quy: Đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (quyếtđịnh đầu tư) và các biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng)

Phân tích phương sai (ANOVA): So sánh sự khác biệt về mức độ đầu

tư giữa các nhóm doanh nghiệp

Phân tích thành phần chính (PCA): Giảm số lượng biến và xác địnhcác yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Phương pháp Chất Lượng:

 Phỏng vấn sâu:

Thu thập thông tin chi tiết từ các nhà quản lý doanh nghiệp

Hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định đầu tư

 Phân tích nội dung:

Phân tích tài liệu, báo cáo, văn bản liên quan đến quyết định đầu tư

 Nghiên cứu trường hợp:

Nghiên cứu chi tiết một hoặc một số doanh nghiệp điển hình

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp

Một DN có thể tài trợ cho các dự án đầu tư của mình bằng vốn tự có hay vốnvay Vốn vay có thể là từ các ngân hàng thương mại hay các nguồn khác Thôngthường, thị trường tài chính – tín dụng là không hoàn thiện do người cho vay (ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác) gặp phải vấn đề thông tin bất đối xứng1 , cónghĩa là, người cho vay không có đầy đủ thông tin về mức độ tin cậy và rủi ro của

DN như chính bản thân các DN Stiglitz và Weiss (1981) đã chứng minh rõ là nếulãi suất tăng lên thì cung vốn sẽ tăng lên Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng cao sẽ dẫnđến việc chỉ các DN với dự án rủi ro cao mới có thể vay được vốn và vì thế sẽ làmgiảm thu nhập của ngân hàng Do đó, ngân hàng thường chỉ nâng lãi suất lên đếnmột mức độ có thể chấp nhận được nào đó và sau đó không cho vay thêm hay hạnchế tín dụng Các tiến bộ về công nghệ thông tin làm giảm bớt thông tin bất đốixứng giữa các tổ chức tín dụng nhưng không thể xóa bỏ nó một cách hoàn toàn.Nếu hạn chế tín dụng là phổ biến thì sẽ có nhiều DN không vay được vốn hay chỉvay được số vốn ít hơn nhu cầu Vì thế, các DN phải sử dụng vốn tự có hay lợinhuận tích lũy để tài trợ cho đầu tư

Tác động của sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính – tín dụng đến đầu tưcủa các DN ở các nước đang phát triển thường được kiểm chứng qua mô hình sau:

Trang 10

có (CF) được đưa vào mô hình nghiên cứu Trong mô hình này, lưu ý là tất cả cácbiến số được chia cho tổng giá trị tài sản cố định để tránh sự ảnh hưởng của quy

mô Nếu hệ thống tài chính – tín dụng là hoàn hảo thì hệ số c trong mô hình (1) sẽbằng không Ngược lại, hệ số này sẽ dương và có ý nghĩa thống kê

Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy rằng nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đếnquyết định đầu tư của các DN Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này, cácnhà nghiên cứu chỉ đơn giản thêm chúng vào mô hình được trình bày ở trên Trongphạm vi của đề tài này, nhóm nghiên cứu bổ sung thêm vào mô hình (1) các biến

số như trình độ văn hoá và chuyên môn của người quản lý, tỷ số giữa số tiền mà

DN vay với giá trị của TSCĐ, giá trị của TSCĐ, v.v…, để kiểm chứng và đo lườngtác động của các yếu tố này đến đầu tư của DN

Trang 11

2.2 Hiện trạng của các doanh nghiệp.

Hiện trạng của các DNNQD được trình bày trong phần này chủ yếu dựa trên sốliệu sơ cấp thu thập được từ cuộc điều tra tại Kiên Giang vào đầu năm 2005 Các

DN được chọn để cung cấp thông tin một cách ngẫu nhiên Người trả lời là ngườitrực tiếp quản lý DN để đảm bảo cung cấp đúng và đủ thông tin Cuộc điều tra đãthu thập số liệu của 294 DNNQD tại Rạch Giá, Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất,Kiên Lương và Hà Tiên Thông tin của các DN được trình bày dưới đây

2.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp.

Các DNNQD tại Kiên Giang đã hiện diện rất lâu từ trước khi có chính sách đổimới vào năm 1986 Tuy nhiên, phần lớn các DNNQD tại Kiên Giang được thànhlập từ sau năm 1990 và đặc biệt là từ năm 2000 trở đi nên có tuổi đời tương đối trẻvới tuổi trung bình gần 9 năm Điều này có thể phản ánh sự cải thiện đáng kể môitrường đầu tư của tỉnh từ sau năm 2000, sau khi Luật DN được bổ sung và sửa đổi.Hiện nay, các DNNQD có mặt ở khắp các huyện thị trong tỉnh nhưng mức độ tậptrung cao xảy ra ở các trung tâm kinh tế của tỉnh như Rạch Giá, Phú Quốc, KiênLương, Hà Tiên và Châu Thành Các DNNQD chủ yếu hoạt động trong các ngànhnghề thế mạnh của tỉnh như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến thủy sản,sản xuất vôi xây dựng, xây dựng, xay xát, du lịch và thương mại Theo thời gian,lợi thế của những ngành này có sự biến động theo những xu hướng khác nhau.Trong khi những ngành như xây dựng và chế biến thủy sản có tốc độ tăng trưởngcao về mặt doanh thu và lợi nhuận thì những ngành khác như sản xuất vôi xâydựng, khai thác thủy hải sản và nhà hàng, khách sạn có dấu hiệu sa sút Nhữngngành nghề chế tạo có kỹ thuật cao hầu như chưa xuất hiện tại Kiên Giang Phần lớn các DNNQD có quy mô nhỏ Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và vốnkinh doanh bình quân của mỗi DN lần lượt là 1,4 tỷ đồng và 2,03 tỷ đồng Số vốntrung bình này tương đối nhỏ so với mức trung bình của các DN ở ĐBSCL (4,65 tỷ

Trang 12

đồng/DN) Quy mô DN lớn dần theo các loại hình DN từ hộ sản xuất kinh doanh

cá thể, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữuhạn (CTTNHH) đến công ty cổ phần (CTCP) Nếu căn cứ theo Nghị định90/2001/NĐ-CP để phân loại DN theo quy mô thì có đến 96% số DNNQD đượckhảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Trình độ học vấn và chuyênmôn của người quản lý cũng không cao Số người quản lý có trình độ từ trung cấptrở xuống chiếm gần 90% trong khi số người quản lý có trình độ đại học hay sauđại học chiếm không đến 10% Các nhà quản lý cũng ít tham dự các khóa tập huấn

về chuyên môn quản lý nên công tác tổ chức, điều hành DN chủ yếu theo phươngpháp truyền thống và kinh nghiệm bản thân Những điều này sẽ hạn chế rất nhiềunăng lực cạnh tranh của DN khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập

Xét về kết quả và hiệu quả kinh doanh, phần lớn các DN đều có doanh thu, chiphí tăng trong năm 2004 so với năm 2003 Doanh thu và chi phí bình quân của mỗi

DN trong năm 2004 lần lượt là gần 1,85 tỷ đồng và hơn 1,56 tỷ đồng Do vậy, lợinhuận bình quân của DN gần 300 triệu đồng Tốc độ tăng doanh thu, chi phí và lợinhuận không giống nhau giữa các ngành nghề Trong khi các DN xây dựng, vàkhai thác, chế biến thủy sản có thể đạt lợi nhuận cao thì những DN sản xuất vôi,xay xát, nuôi trồng thủy sản, và đóng và sửa chữa tàu thu được lợi nhuận rất ít,

Trang 13

cho chi phí sản xuất của các ngành tăng cao hơn mức tăng doanh thu nên lợi nhuậncủa phần lớn các DN trong năm 2004 giảm so với năm 2003 Xét về hiệu quả sửdụng vốn, các DN đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn tương đối thấp Hơn 45% số DN

có tỷ suất lợi nhuận từ 10% trở xuống Các DN xây dựng và chế biến thực phẩm lànhững DN có hiệu quả nhất do có tỷ suất lợi nhuận cao nhất

Mặt khác, những DN có quy mô lớn thường thuộc vào những loại hình DN hiệnđại như CTTNHH và CTCP thường có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn sovới những DN nhỏ Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của phần lớn các DNNQD tạiKiên Giang chưa cao nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp Điềunày có những nguyên nhân khách quan và chủ quan Nguyên nhân khách quan cóthể là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sự khan hiếm nguồn nguyên liệu và

sự kém ưu đãi của các chính sách thu hút đầu tư Nguyên nhân chủ quan có thể làtrình độ quản lý chưa cao nên phương thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanhchưa hiệu quả

Trang 14

2.2.2 Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhìn chung, các DN đều đang đối phó với sự cạnh tranh gay gắt Mức độ cạnhtranh có xu hướng gia tăng cùng với quy mô của DN Sự cạnh tranh có thể làmgiảm lợi nhuận của DN Điều này dẫn đến những tác động khác nhau đối với đầu

tư của DN Một mặt, nó kích thích một số DN gia tăng đầu tư để cải tiến côngnghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranhnhưng mặt khác nó lại làm nản lòng những DN khác, dẫn đến việc rút vốn đầu tư

để tránh rủi ro mất vốn

Xét về sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, phần lớn các DN có thể được đáp ứngđầy đủ nhu cầu về lao động, nguyên liệu, điện, nước, dịch vụ viễn thông nhưng lạigặp khó khăn về mặt bằng Đối với lao động, do phần lớn DN hoạt động trongnhững ngành nghề đơn giản nên chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, vốn rất dồidào tại Kiên Giang Tương tự đối với nguyên liệu, hầu hết các DN cho rằng nguồnnguyên liệu tại Kiên Giang rất dồi dào nên họ không e ngại việc thiếu hụt đầu vàonày trong hoạt động của mình Về các yếu tố đầu vào thuộc về cơ sở hạ tầng nhưđiện, nước, hệ thống giao thông, dịch vụ viễn thông, những yếu tố này đã được địaphương đầu tư nâng cấp đáng kể trong thời gian gần đây nên các DN đã được cungứng tương đối đầy đủ Tuy nhiên, tùy theo từng huyện thị mà chất lượng cung ứngnhững dịch vụ này có sự chênh lệch nhất định Những DN ở các khu vực trung tâmkinh tế như Rạch Giá, Hà Tiên thường được cung ứng tốt hơn so với những DN ởnhững nơi khác Chất lượng cung ứng các dịch vụ này tại một số huyện/thị có mật

độ DN cao như Châu Thành và Kiên Lương lại không tương xứng với tốc độ pháttriển của các DN

Các DN tại Kiên Giang thường gặp khó khăn về việc mở rộng mặt bằng Cóđến gần 60% số DN cho biết họ đang thiếu mặt bằng hay mặt bằng của họ chỉ đủ

Trang 15

lai Khó khăn trong việc mở rộng mặt bằng chủ yếu là do việc đầu cơ đất đai củamột số DN đã làm giá đất tăng cao Do vậy, những DN nhỏ với tiềm năng tài chínhthấp khó có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mặt bằng nên sẽ gặp nhiều khókhăn trong việc mở rộng quy mô trong tương lai.

Xét về mối quan hệ giữa DN và các cơ quan nhà nước, có gần 1/3 số DN khônghài lòng với công việc của các cán bộ nhà nước ở các cơ quan có liên quan đếnhoạt động của họ, nhất là cơ quan thuế Các DN còn phản ánh rằng họ không đượccung cấp thông tin đầy đủ về những sự thay đổi trong chính sách và thị trường nên

họ gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định những kế hoạch kinh doanh dài hạn.Điều đáng quan tâm là có hơn ¼ số DN cho biết là họ có chi “tiêu cực phí” cho cáccán bộ nhà nước để công việc kinh doanh của được trôi chảy Trung bình những

DN này phải chi gần 330.000 đồng/tháng Cá biệt có DN phải chi đến 5 triệuđồng/tháng Tham nhũng có thể làm tổn hại đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh

2.2.3 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp.

Trong năm 2004, có trên 90% số DN được khảo sát có hoạt động đầu tư để mởrộng quy mô và đổi mới công nghệ Giá trị đầu tư trung bình của mỗi DN làkhoảng 1 tỷ đồng Các DN trong ngành chế biến thực phẩm có giá trị đầu tư lớnnhất, trên 2,5 tỷ đồng Các DN trong nhóm ngành dịch vụ có lượng đầu tư trungbình lớn nhất, trong khi những DN thương mại có lượng đầu tư trung bình thấpnhất Có trên 80% số DN được khảo sát dự kiến sẽ đầu tư trong năm 2005 và lượngđầu tư trung bình của mỗi DN có thể cao hơn năm 2004 Kết quả này cho thấy mộttương lai khá sáng sủa cho sự phát triển của các DNNQD ở Kiên Giang Tuy nhiên,

số DN dự kiến đầu tư không dàn trải đều ở các ngành Tỷ trọng số DN trong ngànhxay xát, chế biến thực phẩm, khai thác thủy sản, thương mại, nhà hàng – khách sạnquyết định không đầu tư mới hay giảm đầu tư trong năm 2005 nhiều nhất trong các

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN