Triết học hiện sinh là triết học của sự khủng hoảng, khi sự tồn tại của con người dường như đã mất hết ý nghĩa trong một thời đại.. Họ đã phải trải qua mọi cung bậc cảm xúc, đi từ hoang
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -
Nguyễn Thị Thái Hằng VHVN831104
Lê Thị Thuyền Quyên VHVN831124
Lê Nguyễn Thùy Trang VHVN831132
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH PHONG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÓA: K31 GVHD: PGS.TS Bùi Thanh Truyền
TpHCM, ngày 1 tháng 8 năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH PHONG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT CỦA LÊ MINH PHONG 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH 4
1.2 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 5
1.3 SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT CỦA LÊ MINH PHONG TRONG DÒNG CHẢY VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 7
CHƯƠNG 2 9
KIỂU CON NGƯỜI MANG CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH PHONG 9
2.1 KIỂU CON NGƯỜI MÉO MÓ, XÔ LỆCH 9
2.2 KIỂU CON NGƯỜI LO ÂU VỚI QUY LUẬT CỦA CUỘC ĐỜI 10
2.3 CON NGƯỜI BẢN NĂNG 12
CHƯƠNG 3 15
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MINH PHONG 15
3.1 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 15
3.2 MOTIF THỂ HIỆN CẢM THỨC HIỆN SINH 17
3.3 CÁC BIỂU TƯỢNG HIỆN SINH 18
3.4 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SÁNG TÁC
NGHỆ THUẬT CỦA LÊ MINH PHONG 1.1 Những vấn đề về triết học hiện sinh
1.1.1 Lịch sử ra đời của triết học hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là một khuynh hướng triết học – mỹ học thịnh hành, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Đức và Nga Sau đó phát triển mạnh ở Pháp trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, rồi lan rộng ra khắp Châu Âu, Hoa
Kỳ và Nhật Bản Là một trong những trào lưu chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại, từ sự bất lực của khoa học và sự bế tắc trong hệ tư tưởng của phương Tây thế kỷ XIX Chủ nghĩa hiện sinh chịu ảnh hưởng của triết học thế kỉ XIX, nhất là Sosren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche, chủ nghĩa hiện sinh chú ý đến sự trải nghiệm của con người hơn là những chân lý khách quan Triết học hiện sinh là triết học của sự khủng hoảng, khi sự tồn tại của con người dường như đã mất hết ý nghĩa trong một thời đại
Tuy nhiên, từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện sinh đã bắt đầu manh nha hình thành Đó là giai đoạn Châu Âu phát triển không ngừng về mọi mặt nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn vô vàn bất an và hiểm họa Chủ nghĩa hiện sinh đã chính thức được hình thành ở Đức, Pháp và các nước phương Tây sau ngọn lửa của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai
Chủ nghĩa hiện sinh trong thời kì này thực sự là triết học của sự khủng hoảng, nảy sinh trong thời kỳ của những chấn động và tai biến xã hội - những cuộc khủng hoảng diễn ra không phải chỉ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà trên cả lĩnh vực tinh thần Trong thảm họa ấy, tâm lý của con người bị tàn phá đến tận cùng
Họ đã phải trải qua mọi cung bậc cảm xúc, đi từ hoang mang, suy sụp lòng tin đến chán nản, buồn nôn, phi lý… Vì thế, chủ nghĩa hiện sinh đã ra đời nhằm thể hiện
sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh tàn khốc, bi ai của cuộc chiến tranh, là
sự cứu đổi về tâm linh đối với thân phận con người bị bỏ quên trong một xã hội đầy phi lý
1.1.2 Những đề tài chính của triết học hiện sinh
Trang 5Con người trong chủ nghĩa hiện sinh được xem là chủ thể của sự nhận thức,
là nguồn gốc của mọi đánh giá Con người là trung tâm và chỉ có con người mới có sức sống hiện sinh Do đó, hiện sinh không phải là giới tự nhiên hay sự vật mà là con người, chỉ có con người mới hiểu được sự tồn tại của bản thân và sự vật khác Hiện sinh của con người là là sự tồn tại tinh thần của nhân vị
Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến trong công trình Tâm thức hiện sinh với lý luận văn học đã phân chia các phức cảm tâm lí của con người thành hai nhóm: hiện sinh
và phi hiện sinh Theo đó, những tầng bậc tâm lí phi hiện sinh là tâm lí ngụy tín; tâm lí vong; tâm lí phi lí; tâm lí sa đọa; tâm lí lưu, tâm lí buồn nôn; tâm lí hư vô; tâm lí tự vẫn Những tầng bậc tâm lí hiện sinh là: tâm lí phản tỉnh; tâm lí tự quyết; tâm lí phản kháng, nổi loạn; tâm lí dự phóng; tâm lí dấn thân, hành trình; tâm lí thông cảm; tâm lí tự do; tâm lí siêu nhân và tâm lí hiện hữu” [16, tr.28-33]
Trong công trình Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh, ông đã đưa ra 8 phạm trù hiện sinh cụ thể là buồn nôn, phóng thể, tỉnh ngộ, ưu tư, vươn lên, tự quyết, độc đáo và cô đơn Trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến các phạm trù: Buồn nôn, phóng thể, ưu tư và tự quyết
1.2 Cảm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1 Trong văn học đô thị miền Nam trước 1975
Cùng với sự xuất hiện của các công trình triết học hiện sinh, thuyết hiện sinh cũng nhanh chóng du nhập vào trong đời sống văn học miền Nam Tác động ít nhiều đến phong cách sáng tác của nhiều nhà văn của văn học đô thị miền miền Nam 1954 – 1975, nhằm chuyển tải những vấn đề về thân phận con người qua những hình tượng nhân vật sinh động Mang lại cho văn học đô thị miền Nam có những bước tiến mới và một diện mạo riêng
Sự bất ổn về chính trị kéo theo sự bất ổn về nhiều mặt trong cuộc sống, xã hội miền Nam cũng chuyển từ ảnh hưởng của thực dân Pháp sang ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới Một xã hội mang nặng ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, chính trị của phương Tây, khiến cho văn học đô thị miền Nam bị đánh giá là văn học đồi trụy, phản động, nô dịch, nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ thì đây vẫn là một nền văn học rất đa dạng và phong phú
Tư tưởng hiện sinh du nhập vào văn học đô thị miền Nam một số bài tiểu luận, phê bình, giới thiệu trên các báo, tạp chí, nhưng chưa ảnh hưởng sâu rộng đến
Trang 6đời sống xã hội cũng như đời sống văn học bởi hoàn cảnh xã hội chưa thích hợp, văn học hiện đại miền Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển Lúc này, dưới sức ép của lịch sử, văn học miền Nam giai đoạn này viết nhiều về thân phận bi đát của con người trong thế giới phi lý, đầy rẫy những hành động nổi loạn để chống trả
và tìm cách thoát li chúng
Từ những năm 60 trở đi, chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn, xã hội bước vào thời kì khủng hoảng, con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ mang tâm trạng hoang mang, bế tắc Là điều kiện thích hợp để chủ nghĩa hiện sinh phát huy ảnh hưởng Với hàng loạt tác phẩm văn học hiện sinh của phương Tây được dịch, giới thiệu và được độc giả và giới nghiên cứu đón nhận nồng nhiệt Chủ nghĩa hiện sinh được thể hiện rõ qua các đề tài tính dục, với nhiều cây bút nữ đua nhau chạy theo đề tài này như một thứ “thời thượng” Phản ánh con người luôn bị
ám ảnh bởi tình dục, luôn lao vào những cuộc tình tội lỗi, bế tắc và sự mong manh
vô định của kiếp người Với những tác giả tiêu biểu cho thơ ca mang khuynh hướng hiện sinh như Bùi Giáng, Nguyên Sa, Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Du Tử Lê, Nhã Ca, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đức Sơn
1.2.2 Trong văn học Việt Nam sau 1975
Sau năm 1975, đất nước thống nhất hai miền Nam – Bắc, cùng với công cuộc đổi mới đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta khai thác mọi nguồn lực để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh Trước những biến đổi của cuộc sống, con người cá nhân được chú ý và quan tâm nhiều hơn, tạo nên tiền đề trong quan niệm mới về hiện thực mang tâm thức hiện sinh của văn học thời kỳ đổi mới với một số nhà thơ nữ tiêu biểu trong giai đoạn này như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đinh Thị Như Thúy, Đoàn Ngọc Thu, Nguyễn Thị Đạo Tỉnh, Nguyệt Phạm, Khương Hà, Phương Lan, Thanh Xuân,
Đây có thể xem là giai đoạn chuyển tiếp của con người và cả văn học, sự chuyển mình từ nền văn học hiện thực chủ nghĩa xã hội với cảm hứng anh hùng ca, tác phẩm chuyển sang nền văn học thời bình, hướng tới con người, giá trị nhân văn Họ bắt đầu quan tâm tới con người cá thể, đào bới con người bản thể Thân phận con người lại tiếp tục được dóng lên như những hồi chuông tiên tri đầy khắc khoải, thu hút những người cầm bút trong giai đoạn này Âm hưởng hiện sinh lại được các nhà văn dấy lên trong các sáng tác của mình, đặc biệt là những nhà văn trẻ
Trang 7Sau 1975, thời “mở cửa” tạo điều kiện cho con người cởi mở hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề, đặc biệt là đối với những vấn đề có tính nhạy cảm như thuyết hiện sinh và văn học hiện sinh Các nhà văn của triết hiện sinh chú ý và lưu tâm nhiều hơn đến sự phi lí trong tồn tại của con người, là trạng thái hiện sinh được thể hiện rõ nét và đậm đà nhất qua tác phẩm của một số nhà văn như Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Thuận, Linda Lê …Văn học hiện sinh sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ phát triển và mở rộng hơn nữa trong đời sống văn học sau này
1.3 Sáng tác nghệ thuật của Lê Minh Phong trong dòng chảy Việt Nam
đương đại
1.3.1 Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Minh Phong
Lê Minh Phong là một trong số các nhà văn thuộc thế hệ các nhà văn 8X Anh sinh ngày 12/8/1985, tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục học tiếp bậc cao học và tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sĩ Lý luận văn học Anh viết nhiều các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phê bình văn học, phê bình hội họa Cộng tác với nhiều nơi với nhiều bút danh khác nhau Anh đang làm báo, viết văn và vẽ tranh ở Huế
và biên tập cho tạp chí Sông Hương
Anh là một nhà văn đi lên từ nền văn học mạng, với những tác phẩm được đăng tải trên các trang mạng, sau đó mới được xuất bản thành sách Bên cạnh đó anh còn là một họa sĩ rất tài năng, anh bước vào con đường đến với hội họa một cách ngẫu hứng, hồn nhiên, nhưng luôn chất chứa nỗi niềm sâu sắc, kèm theo đó là nét bút phóng khoáng, tự do Anh đã có nhiều cuộc triển lãm tranh được tổ chức tại Huế và nhận được sự quan tâm của giới nghệ sĩ và độc giả
1.3.2 Một số đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật sáng tác của Lê Minh Phong
Lê Minh Phong đã tạo ra sức hút và sự tò mò cho đồng nghiệp cũng như độc giả của mình bởi sự cấu thành truyện ngắn rất lạ Từ các truyện ngắn được đăng tải trên các trang mạng như: Cha tôi, Bận, Bụi… và nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác như thơ, tiểu thuyết và cả tiểu luận Các tác phẩm của anh chịu ảnh hưởng bởi những âm hưởng thật nhẹ nhàng da diết của nắng gió miền Trung, nơi anh đã sinh
ra và trưởng thành
Trang 8Trước sự đón nhận của độc giả trẻ trên cộng đồng mạng Internet, các truyện ngắn đã được tuyển tập và xuất bản thành sách với tập truyện ngắn đầu tay Chưa
đủ để gọi là khoảnh khắc, tiếp theo đó là tập Trong tiếng reo của lửa Các tập truyện của Lê Minh Phong thường ngắn và rất ngắn, cả tập truyện chỉ nằm trong khoảng 140 trang với 23 truyện ngắn trong tập Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc và chưa đầy 200 trang với 22 truyện ngắn trong tập Trong tiếng reo của lửa, các câu chuyện tuy ngắn nhưng vẫn thể hiện bút pháp nghệ thuật đầy mới lạ và sáng tạo của tác giả
Truyện của anh được sáng tác dựa trên các lý thuyết văn học mới mẻ như hậu hiện đại, phân tâm học, hiện sinh… Các truyện ngắn của anh đi sâu vào đời sống nội tâm của con người, ở sâu dưới cơ tầng ý thức vẫn không ngừng quẫy đạp Đối với anh, làm nghệ thuật là bắt nguồn từ thực tế đời sống, từ những nỗi buồn
mà bản thân mình đã từng trải qua Cách viết của anh không quá dài hay quá ngắn,
mà vẫn được tuân thủ các yếu tố cấu thành truyện và giải quyết khéo léo các vấn
đề được nêu ra Lê Minh Phong đã sớm xác lập một chiều sâu chữ nghĩa và đạt được độ trầm tích của suy tư nghệ thuật
* Tiểu Kết:
Hiện sinh là một nhân bản, hướng sâu vào thế giới con người để truy tìm nguồn gốc, bản ngã nhân sinh… Một số phạm trù cơ bản của triết học đã dịch chuyển từ triết học sang văn học, qua từng giai đoạn khác nhau, và cũng có những phạm trù hiện sinh là biến thể mới trong bối cảnh xã hội hiện đại
Là một nhà văn trẻ, nhưng anh đã được giới văn nghệ sĩ và độc giả đánh gái rất cao Điều này, đã sớm khẳng định được vị trí của một nhà văn trẻ đầy triển vọng trong tương lai với những cách tân đầy mới mẻ, chủ động và sáng tạo
Trang 9Chương 2 KIỂU CON NGƯỜI MANG CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA LÊ MINH PHONG 2.1 Kiểu con người méo mó, xô lệch
2.1.1 Con người vô định, lạc lõng trong xã hội
Con người hiện lên như những cánh bèo trôi vô định với những hành động
vô thức, một cuộc sống không có tương lai Con người luôn tìm cho mình những cách sống để có thể tồn tại trong cuộc đời Cuộc sống của họ đầy rẫy những gian nan, khó khăn, không có chỗ dựa về tinh thần lẫn vật chất Họ phó thác số phận của mình cho cuộc đời trôi nổi như những nhánh lục bình
Các nhân vật như bị bỏ rơi giữa một không gian rộng lớn của loài người, mất hết phương hướng, không biết cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu Họ luôn tìm cách để tự giải thoát mình, tự vươn lên cho cảm xúc cũng như thân xác, cho dù phải đánh đổi cả mạng sống Như người đàn ông trong truyện Người đàn ông có vầng trán hẹp, Tất cả biến mất trong sự tĩnh lặng tuyệt đối cô đơn đã bao phủ cuộc sống của họ, làm nên những số phận thật hẩm hiu, không ai quan tâm đến sự tồn tại của họ Chỉ có những ký ức của những câu chuyện đầy đau thương luôn bám lấy tâm trí họ Đó là sự đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình trong Vỡ với những kỉ niệm đẹp của hai vợ chồng, những kí ức buồn của cô gái về mẹ trong Tiếng gọi Bởi vậy, con người trong sáng tác của Lê Minh Phong là kiểu nhân vật ám ảnh, tâm hồn bị chấn thương, méo mó
Chính cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, lo toan đã đẩy con người càng ngày càng rời xa những mối quan hệ máu mủ, ruột thịt,… tưởng chừng như sẽ gắn bó bền chặt, lâu dài Khiến chúng ta cứ mãi rơi vào trạng thái cô đơn, con người sống trên đời dường như chỉ biết mỗi bản thân mình mà trở nên vô tâm với người khác
Xã hội phát triển, đã đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, bất ổn, nghiệt ngã nhất của cuộc sống, họ luôn mong chờ một sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia từ đồng loại
và những người xung quanh
2.1.2 Con người dần đánh mất chính mình
Khi con người bị cuốn vào guồng quay của sự phát triển xã hội, con người trở nên mất phương hướng, lạc lõng giữa xã hội, và đánh mất chính bản thân cả trong suy nghĩ lẫn hành động Họ hành động một cách mơ hồ, không ý thức được
Trang 10mình đang làm gì, với mục đích gì… Như hành động của hai vợ chồng người đàn ông số 7 trong truyện Mùa sau ăn đất với chiếc hũ đựng hạt thóc giống, hành động
ăn não của chính mình của chàng trai trong truyện Ngốn não, hay những nhân vật tập thể như “đám đông” luôn hành động một cách bản năng, như đang bị điều khiển, bị dẫn đi bởi một “thế lực” nào đó trong truyện Hãy tránh xa những điều cấm kị Hầu hết các nhân vật đều hành động như đang trong cơn mê sảng, không làm chủ được những hành động của mình
Những tình huống, tâm trạng của người tâm thần phân liệt cũng được Lê Minh Phong sử dụng nhiều trong truyện ngắn của mình, tiêu biểu là truyện ngắn Nỗi uất nghẹn kể về nỗi đau tinh thần của một người vợ vô sinh có chồng ngoại tình và thường xuyên vũ phu đánh đập vợ Bên cạnh đó, còn có những con người buồn nôn, phi lí, chấp nhận cuộc sống như một loài động vật, qua đó nói lên
số phận méo mó, xô lệch của mình trước đó Như trong truyện Vẫn còn một điều gì
đó, con người nhìn vào nhau, mong muốn tìm được sự thấu hiểu, thông cảm từ những người xung quanh về số phận của mình Đó là cuộc sống mà không ai được phép chối từ hay vui vẻ đảm nhận thân phận của mình giữa cuộc đời này, mà là họ
bị xô đẩy vào số phận đó Đôi lúc họ cũng có những ước mơ, những khao khát trong tình yêu và cuộc sống, để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn
2.2 Kiểu con người lo âu với quy luật của cuộc đời
2.2.1 Lo âu về cuộc sống
Lo âu của hiện sinh là kiểu lo âu không hình hài cụ thể, mà ở đây con người như đang trôi nổi, lơ lửng trong một không gian rộng lớn, không nơi bám víu Mọi nỗi âu lo đều xuất phát từ những nguyên nhân rất rõ ràng, tiềm ẩn đằng sau những dáng vẻ bình thường, thân thuộc của cuộc sống từ những việc nhỏ nhặt nhất Đó là những lo toan về cuộc sống của người mẹ trong Giữ lửa, của anh chàng trong truyện Mặt nạ, và những nỗi lo về hạnh phúc gia đình có thể bị đổ vỡ trong truyện
Vỡ, Nỗi uất nghẹn… Đó là nỗi lo lắng của những linh hồn sau khi đã chết vẫn mang theo những nỗi phiền muộn bên mình
Người theo chủ nghĩa hiện sinh không sống như vậy, mà tự nhắc nhở hiện tại là khung thời gian duy nhất ta thật sự được “ăn ở”, vì vậy ta nên nỗ lực ở với nó một cách thân mật, nồng nhiệt, cũng như tránh phán xét những gì đang xảy ra từ góc nhìn định kiến của quá khứ hay tương lai Sự lo âu được xem xét trong tương quan với lo sợ, là một hình thức của tâm lí phản tính, nhằm hướng đến hiện sinh
Trang 11Đồng thời, lo âu chỉ được xem xét trong tương quan với sự lo sợ, về logic không gắn với các trạng thái khác của kinh hãi – khiếp sợ, trong đó sự lo âu tiềm năng tìm được sự giải quyết Những nỗi lo âu ấy xuất hiện trong tiềm thức như những giấc
mơ không có hình hài cụ thể, làm cho con người chơi vơi và vô định Sự lo âu được xem xét trong tương quan với lo sợ, là một hình thức của tâm lí phản tính, nhằm hướng đến hiện sinh
Dưới ngòi bút đầy chân thực của mình, Lê Minh Phong đã tái hiện những vấn đề mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hiện đại, từ đó đem đến cho độc giả những góc nhìn khác nhau về cuộc sống với những bộn bề, lo toan Cuộc sống không như những gì mà chúng ta tưởng tượng Những áp lực vô hình như chiếc kính cũng có thể khiến bạn rời xa những gì mà bạn từng yêu thích, từng gắn bó Và
từ đó, bạn sống lặng lẽ, nhạt nhòa hơn bao giờ hết
2.2.2 Lo âu về cái chết
Chết tức là kết thúc một sự sống, là tuân theo quy luật tự nhiên của cuộc đời: Sinh – lão – bệnh – tử; là quy luật mà không ai có thể tránh khỏi, là lẽ tự nhiên Sinh ra, lớn lên, trưởng thành, về già, ốm đau bệnh tật, rồi qua đời Trong số mỗi chúng ta cũng đều phải đón nhận thực tế này, vì đó là quy luật ngàn đời của tạo hóa Bên cạnh những cái chết tự nhiên theo quy luật sinh tồn thì còn có những cái chết mà con người ta tự tìm đến với nhiều lí do khác nhau Đó được coi là một
sự lựa chọn của hiện sinh Tiềm ẩn sau những dáng vẻ bình thường, thân thuộc của
xã hội hiện đại là con người với những nỗi lo âu thường trực trong tâm trí từ những điều nhỏ nhặt nhất
Quá trình tiến tới cái chết ít nhiều mang tính chất tâm linh Đó có thể là những hiện tượng kỳ lạ, bí ẩn nằm ngoài sự hiểu biết và nhận thức của con người bình thường, chỉ có các nhà ngoại cảm, hay những người liên quan trực tiếp đến các vấn đề tâm linh mới biết được, nhưng cũng chỉ tại một thời điểm nhất định nào
đó Người trong văn giới Lê Minh Phong cũng là một biểu tượng Đó là những nhân vật không tiểu sử, không tên, không tuổi Người tồn tại thành biểu tượng tạo
ra ý nghĩa Đó là những con người vội đến rồi lại vội đi
Từ góc nhìn của các triết gia hiện sinh, đích cuối cùng của đời người chính
là cái chết Cái chết như là một định mệnh, là giới hạn sinh tồn của con người Con người trong truyện ngắn của Lê Minh Phong dù tuân theo lẽ tự nhiên nhưng có người lại tìm đến cái chết như một sự giải thoát của mình khỏi cuộc sống hiện tại,
Trang 12có người lại tìm mọi cách để thoát khỏi, trốn chạy cái chết tới ám ảnh Mặc dù phải sống với những lo âu, muộn phiền và nghiệt ngã, mơ hồ nhưng họ luôn khát khao
và chứng minh mình đang hiện hữu trong cuộc sống này
2.3 Con người bản năng
2.3.1 Đi tìm cái tôi bản thể
Đó là những con người sẵn sàng dấn thân vào những cuộc hành trình để tìm lại bản thể, ý nghĩa nhân vị của mình trong cuộc sống, cả trong suy nghĩ lẫn hành động với những ham muốn, khát khao trong bản chất của con người trỗi dậy mãnh liệt Họ hành động như con người trong vô thức, như cô gái trong truyện Chó cái
và hai vợ chồng trong truyện Mùa sau ăn đất Con người bản năng đã chiến thắng
lí trí, làm họ sống thật với chính con người hiện tại của mình, mà quên đi những suy nghĩ kế hoạch trước đó
Cái tôi bản thể trong truyện ngắn Lê Minh Phong còn được thể hiện qua sự bênh vực giới nữ Họ là những cá nhân lạc loài cảm nhận được nỗi cô đơn trong gia đình và xã hội, hoài nghi về chính sự tồn tại của mình, khao khát được cất tiếng nói, được giữ gìn bản sắc, được tồn tại như một thực thể bình đẳng, được thực hiện những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình Lúc này con người hiện sinh dần thức tỉnh và biết suy nghĩ, biết xao xuyến và băn khoăn về tương lai của mình, tự chọn cho mình một lối đi, một cuộc sống theo cách của riêng mình
Nhân vật trong truyện ngắn của Lê Minh Phong đều tiềm ẩn trong mình những câu hỏi về bản ngã, về cuộc sống mà họ đã từng trải qua và phải đối mặt hằng ngày Giữa dòng đời trôi nổi, đưa đẩy như những con thuyền thả trôi trên sông rộng, mơ hồ về chính bản thân mình, nhưng lại luôn khát khao chứng minh rằng mình đang hiện hữu Sự cố gắng, nỗ lực của họ phần nào cho chúng ta thấy được khát vọng về đời sống của con người trong xã hội hiện đại Con người tuy mất niềm tin nhưng vẫn chấp nhận chung sống với nó và khát khao vươn lên để trốn tránh những thực tại mà họ khó kháng cự và đương đầu Mọi thứ đều là thử thách ở phía trước và cái chết có lẽ là sự lựa chọn để họ tự giải thoát chính mình khỏi muôn vàn nỗi lo thường trực
2.3.2 Nổi loạn trong hành động và nhận thức
Nổi loạn là một trong những biểu hiện của con người đang dấn thân, trải nghiệm cuộc sống Đó là một trong những phẩm tính không thể thiếu của con
Trang 13người hiện sinh, con người phải hành động khi phải đối diện với cuộc sống đầy bế tắc, không lối thoát Con người nổi loạn phản kháng lại xã hội bằng sức mạnh không giới hạn của mình nhằm giảm bớt đau khổ của thân phận của mình Với những hành trình không có điểm dừng trong truyện Đừng đánh thức họ hay những con người dấn thân, nổi loạn trong tình dục như cô gái trong Cuốn sách được gấp lại và nàng hoàn toàn bẹp dí, cô ả trong truyện Ông ấy thích Paris, kể từ World cup 98… Không ai và không một con người nào ham sống lại chấp nhận ngồi đếm từng ngày sống của mình trôi qua một cách tẻ nhạt Trong cuộc sống, những người đàn ông như vậy được coi là những cử nhân khao khát với ham muốn tình dục Tác giả còn khắc họa hình tượng những người bố, người chồng vô trách nhiệm, gia trưởng, tàn nhẫn, bạo lực trong Linh, Tiếng gọi, Giữ lửa, Linh hồn biển, Nỗi uất nghẹn… Không dừng lại ở đó, con người còn vùng vẫy, tranh đấu, phản kháng
- dù đôi lúc cực đoan, để chứng minh sự hiện hữu của mình Trong truyện Ngụy tạo, mặc dù đã chết, chưa thấy mình bao giờ, dù chỉ một lần, nhưng nhân vật tôi vẫn cố tạo ra cho mình một viễn cảnh sống như mình đang hiện hữu với những kế hoạch của riêng mình Là những linh hồn bị lạc mất trên biển luôn tìm cách bám víu và duy trì sự tồn tại của mình như một bản thể của con người vậy
Những con người nổi loạn được Lê Minh Phong thể hiện qua nghệ thuật siêu
hư cấu Vốn dĩ, bản năng được ví như một loại máy lái tự động Khi một người không kiểm soát bản thân, sở thích, nhu cầu của mình thì ắt hẳn họ sẽ loại bỏ trách nhiệm cho những gì đang xảy ra, và thường hành vi của họ sẽ trở nên nguyên thủy, thô lỗ Anh bám sát vào đời sống hiện thực của con người đương đại, mặc dù đó là những câu chuyện đầy hư cấu và phi lý nhưng ẩn chứa trong đó là những hình ảnh chân thực nhất của con người trong cuộc sống hiện đại Đó là cách viết đầy mới lạ
và độc đáo của Lê Minh Phong, đã mang đến cho truyện ngắn những dấu ấn riêng
và cảm thức hiện sinh là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung cho đến nghệ thuật trong truyện ngắn của anh
Nhân vật trong truyện ngắn của anh là những con người xa lạ, trống rỗng và
mơ hồ trong cuộc sống của chính mình, sẵn sàng dấn thân và nổi loạn trong hành động và suy nghĩ, làm cho cuộc sống của họ càng lúc càng bế tắc Vì vậy họ luôn khát khao vùng dậy, dấn thân giữa dòng đời như muốn giải phóng cho chính mình,
sự nổi loạn của họ như một lực đẩy tích cực giúp con người tự trấn an mình, đồng thời dấn thêm một bước trên con đường hiện sinh
* Tiểu kết: