Đó chính là những lý do để em lựa chọn đề tài “Đặc trưng văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hoá du lịch hiện nay” để trình bày trong tiểu luận của.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam ta đã trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển và qua mỗi một giai đoạn, văn hoá ẩm thực Việt Nam lại có những sự thay đổi nhất định Từ thời xa xưa, ông bà ta đã có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” tức
là từ lúc sinh ra, việc “học ăn” là việc được chú trọng đến trước tiên hay “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “trời đánh tránh miếng ăn”,… tất cả đều nói lên tầm quan trọng của ẩm thực, của nguồn dinh dưỡng mà ai cũng cần có để sống khoẻ mạnh Tuy nhiên, khi càng ngày cuộc sống càng trở nên hiện đại hơn, nhu cầu của con người cũng được nâng lên thì ẩm thực cũng dần dần được hoàn thiện trên cơ sở mà ông cha ta truyền lại Giờ đây, con người không chỉ cần “ăn
no mặc ấm” mà cần đạt đến mức “ăn ngon mặc đẹp” Tức là ẩm thực đã không đơn thuần là một giá trị mang tính vật chất mà nó chính là một giá trị tinh thần mang trên mình là cả một nền văn hoá đậm đà, đặc trưng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam Tìm hiểu về văn hoá ẩm thực Việt Nam sẽ giúp bản thân em hiểu rõ hơn con người và lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ đó nâng cao tầm hiểu biết cũng như niềm tự hào tự tôn dân tộc chảy trong huyết quản của mỗi người chúng ta Không chỉ vậy, em còn có thể hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của văn hoá ẩm thực đối với ngành du lịch hiện nay Đó chính là những lý do để em lựa chọn đề tài “Đặc trưng văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt và ý nghĩa của nó đối với văn hoá du lịch hiện nay” để trình bày trong tiểu luận của
Trang 2mình Qua đề tài này, em muốn giới thiệu với tất cả mọi người về nét đẹp đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, một nét đẹp đậm đà và giàu bản sắc
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trinh tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, làm rõ được các đặc trưng của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam Qua đó rút ra ý nghĩa của nó đối với văn hóa du lịch hiện nay
Việc nghiên đề tài này cũng giúp em trau dồi thêm kiến thức, hiểu biết hơn về những nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các khai niệm liên quan đến nội dung đề tài
Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến văn hóa ẩm thực, các đặc trưng của khía cạnh văn hóa này
Rút ra ý nghĩa của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam đối với văn hóa du lịch hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là: đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam
Trang 3Nền văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp xử lý thông tin
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp
5 Kết cấu tiểu luận
Gồm phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận Trong phần Nội dung, đề tài được chia làm ba phần:
I: Những vấn đề chung
II: Các đặc trưng của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam
III: Ý nghĩa của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam đối với văn hóa
du lịch ngày nay
Trang 4NỘI DUNG
Trang 5I Những vấn đề chung
1.1 Những khái niệm liên quan đến đề tài
- Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều những định nghĩa được đưa ra để trả lời cho câu hỏi văn hóa
là gì và người ta vẫn chưa thống nhất được một khái niệm đúng nhất về văn hóa Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng: Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống, hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
- Khái niệm ẩm thực
Ẩm thực là ăn uống, là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của con người
Ẩm thực bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Qua ẩm thực có thể nói lên đặc trưng văn hóa dân tộc đó, vùng đó và đất nước đó
- Khái niệm văn hóa ẩm thực
Trang 6Văn hóa ẩm thực nghiên cứu một cách toan diện quá trình sản xuất, lựa chọn chế biến và thưởng thức món ăn, đồ uống của con người và qua đó có thể tìm hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc ở các giai đoạn lịch sử khác nhau Văn hóa ẩm thực của mỗi cộng đồng dân cư được biểu hiện không phải chỉ qua các món ăn được họ sử dụng mà cơ cấu bữa ăn, cách chế biến các món ăn, cách sử dụng các dụng cụ ăn uống cùng những quan niệm trong khi ăn uống và những nghi lễ, nghi thức khi ăn uống góp phần làm nên truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc
1.2 Những yếu tố tác động đến văn hóa ẩm thực
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có thể hiểu gồm 3 yếu tố: khí hậu, đất, nước
- Về khí hậu:
Khí hậu nước ta mang tinh chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều nhưng vẫn phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của vùng, miền đó Như là:
Vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta sẽ có hệ thống thực vật phong phú, phát triển như rau muống, rau đay, rau ngót, ớt, tiêu, chanh, me,… và các loài động vật như lợn, bò, trâu, cá chép, cá rô, cá thu,…
Trang 7Đối với việc ăn uống của con người, khí hậu và môi trường sống sẽ quyết định đến tập quán sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và khẩu vị ăn uống của con người Chẳng hạn như vùng khí hậu có nhiệt độ thấp: con người chế biến thức
ăn chủ yếu bằng các loài động vật nhiều chất béo, phương pháp chế biến chủ yếu là quay, hầm, nướng và các món ăn thường nóng, đặc, ít nước Nhưng ở vùng có khí hậu nóng thì các món ăn được chế biến từ thực phẩm lại phổ biến hơn rất nhiều và tỉ lệ chất béo trong món ăn không cao Phương pháp chế biến chủ yếu là luộc, hấp, xào, nhúng,… và các món ăn thường nhiều nước, hương vị mạnh do dùng nhiều gia vị và rất đậm đà
- Về đất
Đất là yếu tố rất quan trọng để hình thành tập quán sinh hoạt, phương thức sản xuất và văn hóa ẩm thực Nước ta chiếm đến ¾ là đồi núi nhưng bù lại, chúng ta có 2 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước Do đó mà hạt lúa, hạt gạo trở thành yếu tố chinh trong văn hóa ẩm thực Việt Nam Ngoài ra, ở các vùng trũng, ta còn có thể phát triển các loại cây trồng ưa nước hay ở các vùng đất cằn cỗi có thể trồng các loại cây trồng chịu hạn
- Về nước
Việt Nam là một đất nước có đến 3260km giáp biển, kéo dài từ thành phố Móng Cái đến thành phố Hà Tiên, gồm 28 tỉnh thành và Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 2360 con sông có tổng chiều dài hơn 10km
Trang 8Có thể nói rằng, yếu tố nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành văn hóa ẩm thực Việt Nam
Nước ta là nước nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là cây lúa nước vậy nên từ xa xưa, ông cha ta đã hình thành những cộng đồng dân cư đầu tiên ở gần các con sông lớn để phát triển Nước ta còn có một vùng biển rộng để khai thác nên văn hóa ẩm thực Việt Nam không thể thiếu các sản phẩm gắn với sông ngòi,
ao hồ, biển cả
1.2.2 Điều kiện văn hóa và xã hội
- Về lịch sử
Lịch sử gắn liền với truyền thống ẩm thực Dân tộc nào có bề dày lịch sử lâu đời thì văn hóa ẩm thực của các dân tộc đó căng mang nặng tính cổ truyền, mang nét riêng độc đáo mà chỉ dân tộc ấy có Sự phát triển của dân tộc đó lớn mạnh hay bé nhỏ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa ẩm thực Nước Việt Nam ta với truyền thống lịch sử lâu đời, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nên văn hóa ẩm thực của nước ta cũng mang hướng dân dã, đơn giản nhưng vẫn làm cho các món ăn đậm đà, có nét riêng mà ít nơi có
- Về phong tục tập quán, lối sống
Phong tục tập quán và lối sống cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa
ẩm thực Có thể nhìn nhận rõ sự ảnh hưởng này qua sự khác nhau giữa châu Á
và châu Âu trong cách sử dụng dụng cụ, nguyên liệu để tạo nên đặc trưng văn
Trang 9hóa ẩm thực của 2 châu lục Lối sống cũng tác động đến văn hóa ẩm thực rất nhiều
Người phương Tây có lối sống dân chủ nên họ tạo ra một tập quán ẩm thực mang tính cá nhân cao Ngược lại, người Đông Á có lối sống cộng đồng từ thời xa xưa nên cách tổ chức bữa ăn của họ cũng hướng đến cộng đồng
- Về thành phần xã hội
Xã hội luôn được chia thành nhiều thành phần và mỗi người lại có một yêu cầu khác nhau về ẩm thực Trong khi những người lao động nặng cần ăn những món ăn cung cấp nhiều năng lượng thì những người lao động trí óc cần những món ăn thanh đạm hơn, tinh tế hơn Trong khi những người binh thường chỉ nếm món ăn theo một cách đơn giản thì những người sành ăn lại có những yêu cầu khắt khe hơn về mùi vị hay cách bài trí Sự đa dạng của thành phần xã hội cũng là một yếu tố để ẩm thực trở nên phong phú hơn
1.2.3 Ảnh hưởng của kinh tế
Kinh tế là cơ sở trực tiếp quyết định đến sự phát triển của văn hóa ẩm thực ngày nay Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển, văn hóa ẩm thực nơi đó sẽ đi kèm với việc các món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, có khoa học hơn để đạt đến sự “ăn ngon mặc đẹp” Ngược lại, ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế kém phát triển thì người dân có khẩu vị ăn uống đơn giản hơn, họ chỉ cần đáp ứng nhu cầu ăn no với nguồn nguyên liệu dân dã Sự trái ngược này cũng thể hiện ở những người có nguồn thu nhập khác nhau
Trang 10II Các đặc trưng của văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, nước Việt Nam ta đã trải qua lịch sử hình thành
và dựng xây suốt mấy nghìn năm qua, đã đúc kết được những kinh nghiệm và bài học để truyền lại cho con châu bây giờ để những truyền thống quý báu không mất đi mà được phát huy mạnh mẽ Truyền thống ẩm thực Việt Nam chinh là một nét văn hóa kết nối thế hệ xưa và nay, là cái hồn, cái tinh túy từ ngàn đời được truyền lại Vậy nên, nhà nghiên cứu Bùi Quốc Châu trong tác phẩm “ẩm thực dưỡng sinh” cũng đã cho rằng “văn hóa ẩm thực Việt Nam là sự
kế thừa của truyền thống cha ông và tổng hợp phát huy được nhiều kiến thức hiện đại của loài người trong linh vực ăn uống, phối hợp với triết lý cổ nhân Đông Phương, trong đó có Việt Nam.” Ta có thể thấy rằng, văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam được cấu thành trên rất nhiều nhân tố và như bao loại văn hóa khác, văn hóa ẩm thực Việt cũng có những nét đặc trưng tiêu biểu
2.1 Đặc trưng về thành phần bữa ăn của người Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều
Trang 11chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn Vậy nên thành phần chính trong bữa ăn của người Việt từ xưa gồm 3 thành phần là cơm, rau, cá Ngày nay, khi mức sống được nâng cao thì các món ăn chế biến từ thịt động vật mới trở nên phổ biến trong bữa cơm của người Việt
Lối ăn của người Việt được thể hiện trong các món ăn có sự pha chế tổng hợp Nghĩa là một món ăn có thể có các loại thực phẩm khác nhau từ động vật, thực vật, là tổng hợp của nhiều loại nguyên liệu đa dạng Nhờ vậy, các món ăn Việt Nam mới có đủ chất đạm, chất béo, đường, bột, vitamin… Mặt khác, mâm cơm Việt Nam lại là biểu hiện rõ rệt nhất của lối ăn đặc trưng này Một mâm cơm về cơ bản bao giờ cũng có đủ các món: mặn, chay, canh và cơm Và khi ăn một bát cơm, bao giờ người Việt cũng sẽ kết hợp với nhiều loại món ăn khác nhau Nhờ đó mà qua thời gian dài, người ta dần dà đúc kết được món nào ngon khi đi với món nào, hình thành các loại "kiểu mẫu"
Ngoài ra, việc cân bằng các thành phần âm dương trong mâm cơm của người Việt cũng rất được chú trọng Như việc trong thức ăn có 5 mức âm dương
là nóng, ấm, trung tính, mát, lạnh thì trong mâm cơm của người Việt bao giờ cũng được cân bằng các thành phần này Việc này có thể nói là dựa trên kinh nghiệm lâu đời mà ông cha ta đã truyền lại
2.2 Đặc trưng về tính chất bữa ăn của người Việt
- Tính hòa đồng hay đa dạng
Trang 12Tính chất này được thể hiện ở việc Việt Nam là một đất nước dễ dàng tiếp thu, dung nhập văn hóa từ các đất nước khác để từ đó biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực nước ta từ Bắc chí Nam Chúng ta có thể lấy ví dụ món cà ri của người Ấn Độ, là một món
ăn có sự hòa trộn của nhiều loại gia vị và đặc biệt là vị cay đặc trưng của người
Ấn Tuy nhiên, khi được du nhập vào Việt Nam, người Việt đã giảm bớt vị cay
và hương vị mạnh do các loại gia vị gây ra để phù hợp với phần lớn khẩu vị của người Việt Chúng ta biết cách để vừa tiếp thu vừa xây dựng và đó là sự thể hiện
rõ cho tính hòa đồng trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam
- Tính ít mỡ, ngon và lành
Như đã nói ở trên, một trong 3 thành phần quan trọng trong bữa cơm người Việt là rau Vậy nên trong việc chế biến các món ăn, người Việt Nam chủ yếu dùng các loại thực vật như rau củ quả nên tỉ lệ mỡ chiếm rất ít Chúng ta không dùng nhiều thịt động vật như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như các món ăn của người Hoa
Việc sử dụng chủ yếu là thực vật cũng đã thể hiện tính lành trong ẩm thực Việt Nhưng ngoài ra, chính sự cân bằng âm dương mới quyết định tính lành trong ẩm thực nước ta Chúng ta biết điều tiết các món ăn trong một bữa ăn, cũng như biết kết hợp các loại thực phẩm với nhau để tạo nên một món ăn ngon Chẳng hạn như các loại gia vị có tính nóng như gừng, rau dăm,… sẽ được kết
Trang 13hợp với các thực phẩm có tính hàn như thịt vịt, ốc,… Đó chính là sự cân bằng độc đáo, thú vị trong ẩm thực Việt Nam
- Dùng đũa
Đũa là một dụng cụ truyền thống xuất hiện trong bữa cơm của người Việt
từ ngàn đời nay Nó là một nét văn hóa đẹp bởi cầm đũa cũng là một việc phải học và cách cầm đũa cũng thể hiện một phần con người
Trước hết, đũa là dụng cụ rất linh hoạt Chúng ta dùng đũa để nấu nướng, chế biến món ăn, dùng đũa để gắp thức ăn cho minh và cho người khác,… sự linh hoạt trong công dụng ấy không phải những dụng cụ như thìa, dĩa có thể làm được Vậy nên, các nước trong khu vực châu Á chủ yếu vẫn dùng đôi đũa trong
ẩm thực của đất nước Tuy nhiên, đôi đũa ở mỗi nước lại có một nét riêng, không trùng lặp Ví dụ như ở Nhật, đôi đũa thường được trang trí bằng các hoa văn, có độ dẹt nhất định; ở Hàn, đôi đũa được làm bằng kim loại vì ẩm thực Hàn thiên về cay, nóng nên họ quan niệm dùng đũa gỗ sẽ bị bong tróc Ở Việt Nam, đôi đũa được làm bởi rất nhiều loại gỗ khác nhau như tre, trúc, dừa,… tùy vào vùng miền của người dân nơi đó Nhưng dù được làm từ gì thì đôi đũa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của minh, là một cách tay trợ lực vươn dài để linh hoạt hơn trong ăn uống
Ngoài ra, đôi đũa còn thể hiện tính cách của người cầm đũa và văn hóa
ẩm thực Việt Ông cha ta quan niệm, một người cầm đũa đẹp, đôi đũa không bị lệch thì đó là những người rất chỉn chu Vậy nên ở Việt Nam, các phụ huynh