Theo Từ điển Oxford, khái niệm này được hiểu là: sự quấy rối tại nơi làmviệc, hoặc trong những tình huống xã giao khi nạn nhân nhận được những lời Cũng có cách định nghĩa rằng: Quấy rối
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới
Hà Nội -2021
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Công Giao
Sinh viên thực hiện: Đàm Xuân Thủy Tiên
Lớp: K64CLC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Công Giao
Sinh viên thực hiện: Đàm Xuân Thủy Tiên
Lớp: K64CLC
HÀ NỘI - 2021
Trang 3Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng bản thân mình dưới sự hướng dẫn của PGT.TS Vũ Công Giao Các nội dung nghiên cứu kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Các số liệu
sự dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2
3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 4
1.1 Khái niệm, đặc điểm của quấy rối tình dục tại nơi làm việc 4
1.1.1.Khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc 4
1.2 Các dạng thức của quấy rối tình dục tại nơi làm việc 5
1.3 Thủ phạm, nạn nhân và hậu quả của quấy rối tình dục tại nơi làm việc 7
1.4 Ý nghĩa của việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc 13
1.5 Pháp luật quốc tế về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc 14
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 16
2.1 Pháp luật của một số quốc gia về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc 16
2.1.1 Pháp luật của Hoa Kỳ về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc 16
2.1.2 Pháp luật của Hàn Quốc về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc 18
2.2 Những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam 21
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM 23
3.1 Thực trạng quấy rối tại nơi làm việc ở Việt Nam 23
3.2 Pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam 28
3.3 Những giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam 36
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mở đầu cho một bài báo có tên “Sexual harassment: How it stand around the globe” trên CNN, tác giả viết: Bất kỳ người người phụ nữ nào, ở bất kỳ quốc
gia nào hẳn đã từng gặp trường hợp sau Bước xuống phố, một mình, đi qua mộtđám thanh niên đang tụ tập lêu lổng Sự cảnh giác của cô ấy dâng lên và sựphòng bị xuất hiện Có rất nhiều chuyện có thể xảy ra khi cô ấy băng qua họ Đó
có thể chỉ là những câu nói: “Em gì ơi” hay “chào người đẹp” cùng một nụ cười.Nhưng đó cũng có thể là những hành vi có chủ đích hơn như: chắn lối đi để thuhút sự chú ý Hoặc cũng có thể manh động hơn khi họ đưa tay động chạm tớinhững bộ phận nhạy cảm Phạm vi của việc này là rất rộng và tiềm ẩn nguy cơtrở thành hành vi lạm dụng tình dục hoặc cưỡng hiếp Bài báo này cũng trích dẫnkết quả kháo sát của tổ chức Action Aid vào 2015, cho thấy 87% phụ nữ ViệtNam đã từng trải qua các dạng quấy rối tình dục 1
Đáng buồn khi phải dùng từ “phổ biến” để hình dung thực tiễn về quấy rốitình dục tại Việt Nam Do tính chất có phần nhạy cảm cũng như cơ chế xử lý cònchưa thỏa đáng mà nhiều nạn nhân của quấy rối tình dục chọn cách im lặng Đặcbiệt, ở môi trường công sở, người ta chấp nhận chịu đựng và làm ngơ trước cáchình thức quấy rối tình dục như là một phần của môi trường làm việc Mỗi giây,mỗi phút là có những người lao động đang phải gánh chịu những hành vi quấyrối xâm phạm đến thân thể và danh dự của họ Không chỉ mỗi quyền con người,với một nước với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, hê lụy mà quấy rốitình dục tại nơi làm việc có thể gây ra là vô cùng khôn lường Phòng, chống quấyrối tình dục chở thành một nhu cầu, một xu thế tất yếu nếu muốn đưa đất nước taphát triển hơn Kinh nghiệm cho thấy, chỉ khi nào quy chế xử lý cho hành vi nàythật chặt chẽ, thỏa đáng thì mới có thể tạo cho nạn nhân của quấy rối tình dục nói
Trang 6riêng và người lao động nói chung một hậu thuẫn vững chắc để họ dám đưa hành
vi này ra ánh sáng - từ đó mới có chế tài trừng trị, răn đe nghiêm khắc hơn vớiloại “tội phạm ẩn” này và bảo vệ người lao dộng khỏi nạn quấy rối tình dục
Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về quấy rối tìnhdục song chủ yếu tiếp cận từ góc độ tâm lý học, xã hội học, có rất ít nghiên cứu
về vấn đề này từ góc độ luật học Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phòng, chốngquấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một sốnước trên thế giới” để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và tực tiễn về vấn đề quấy rốitình dục tại nơi làm việc và nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, nghiên cứu đềxuất các giải pháp nhằm củng cố khung pháp luật hiện hành ở Việt Nam để ngănngừa và xử lý hiệu quả tình trạng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Thứ hai, phân tích thực trạng quy định của pháp luật về phòng chống quấyrối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam và một số quốc gia, từ đó so sánh và rút
ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềphòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thực trạng và khung pháp luật Việt Nam
về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc Việc mở rộng phân tích thựctrạng và pháp luật của một số nước khác trong vấn đề này chỉ để đối chiếu, sosánh và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Nghiên cứu tập trung vào khung pháp luật hiện hành của Việt Nam vềphòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc mặc dù có đề cập đến những quyđịnh pháp luật trước đây nhằm mục đích so sánh, đối chiếu
Nghiên cứu khảo sát chủ yếu môi trường giáo dục đại học, với đối tượng làsinh viên, tuy nhiên cũng mở rộng ra các môi trường làm việc khác
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông thường của khoa học xãhội để giải quyết các vấn đề đặt ra, cụ thể như phương pháp tổng hợp, thống kê,phân tích, so sánh…Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát xã hôihọc bằng bảng hỏi để thu thập thông tin thực tế nhằm củng cố tính thuyết phụccủa những phân tích, đánh giá và đề xuất của đề tài
Trang 8CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY
RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 1.1 Khái niệm, đặc điểm của quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1.1.1.Khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Để hiểu được đầy đủ khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cần bóctách từng lớp của khái niệm này Trước hết là nghĩa của cụm “quấy rối tình dục”.Trong các tài liệu nước ngoài, có rất nhiều cách định nghĩa quấy rối tìnhdục Theo Từ điển Oxford, khái niệm này được hiểu là: sự quấy rối tại nơi làmviệc, hoặc trong những tình huống xã giao khi nạn nhân nhận được những lời
Cũng có cách định nghĩa rằng: Quấy rối tình dục là bất kỳ đụng chạm cơ thể hoặchành vi tình dục không mong muốn trong công việc, tạo ra sự đe dọa, thù ghét vàmôi trường làm việc phiền nhiễu, hoặc đó là bất kỳ hành vi tình dục nào mà vềtính chất khiến người lao động cảm thấy không thoải mái đều có khả năng trởthành hành vi quấy rối tình dục 3
Ở Việt Nam, định nghĩa về quấy rối tình dục mới chỉ được đề cập trong bộquy tắc ứng xử công bố ngày 25-5-2015 của Bộ LĐTB-XH, Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam về quấy rối tìnhdục tại nơi làm việc ở Việt Nam, trong đó viết: “Quấy rối tình dục” là hành vi cótính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây làhành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúcphạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch
Trang 9của quấy rối tình dục được thể hiện qua các khái niệm này đó là: (i) là hành vi cótình chất tình dục, (ii) là hành vi không mong muốn và (iii) tạo môi trường bất
ổn, thù ghét Thêm vào đó, địa điểm chủ yếu của quấy rối tình dục là “nơi làmviệc”
Khái niệm “nơi làm việc” được sử dụng để chỉ phạm vi diễn ra hành độngquấy rối Về không gian, “nơi làm việc” không bị giới hạn bởi phạm vi vật lý như
là khu vực làm việc chính mà có thể hiểu theo nghĩa rộng như là phòng làm việc,phòng họp, nhà ăn tập thể, nhà tắm, phòng vệ sinh, phong họp, thư viện, nhà đểxe Trong trường hợp đi công tác thì phạm vi có thể là trên phương tiện dichuyển, khách sạn, nhà nghỉ tại nơi công tác Hiểu rộng hơn nữa, bất cứ địa điểmnào liên quan đến công việc hoặc các mối quan hệ công việc cũng được xem là
“nơi làm việc” Đó có thể là các sự kiện do đơn vị chủ quản tổ chức, tại các buổi
ăn trưa hoặc tối có tính chất công việc, tại các buổi tập huấn, giao lưu với kháchhàng và kể cả môi trường gián tiếp thông qua điện thoại hoặc các hình thức giaotiếp khác như qua mạng máy tính Về thời gian, quấy rối tình dục tại nơi làm việckhông nhất thiết phải diễn ra trong thời gian làm việc mà có thể là ngoài giờ, thờigian liên quan đến công việc của chủ thể thực hiện hoặc bị quấy rối tình dục Nócũng là khoảng thời gian ở các địa điểm kể trên vì lý do công việc hoặc liên quanđến công việc 4
1.2 Các dạng thức của quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được ghi nhận rất đa dạng Tuy nhiên,những cách thức này đều có một đặc điểm chung là được thực hiện bởi một cánhân cụ thể, hướng tới một đối tượng cụ thể và đều là hành vi không mong muốn,gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của nạn nhân Quấy rối tình
4 Nguyễn Thị Phượng, Quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật Việt Nam, Luận văn tiến sĩ luật học
Trang 10dục tại nơi làm việc có thể là hành vi liên quan đến thể chất, lời nói hoặc phi lờinói, bao gồm những dạng thức chủ yếu như sau :5
a) Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất:
Là các hành vi như tiếp xúc, cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó,vuốt ve, cầu véo, ôm ấp hay hôn cho tới những hành vi có mức độ nguy hiểm caohơn như tấn công tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói:
Gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không đượcmong muốn, bằng những gợi ý về tình dục như những chuyện cười gợi ý về tìnhdục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi cómặt họ hoặc hướng tới họ Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị vànhững yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân mộtcách liên tục
c) Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói:
Gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêukhích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉcủa ngón tay…Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm,hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắnliên quan tới tình dục
Từ những nhận định về các dạng thức quấy rối tình dục trên, có thể hiểuđược lý do tại sao pháp luật Việt Nam chưa thể đưa hành vi quấy rối tình dụcthành một tội danh trong Bộ luật Hình sự Đó là bởi các hành vi quấy rối tình dục
kể trên đa phần đều là hành vi không mang tính chất giao cấu và nhiều hành virất khó chứng minh Ví dụ như các hành vi phi lời nói, làm thế nào để khẳng định
đó là “ngôn ngữ cơ thể khiêu khích” hay “cái nhìn không đứng đắn” khi mỗingười có một cách cảm nhận khác nhau, và làm thế nào để chứng minh trước các
5 Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc 2015
Trang 11cơ quan tư pháp? Đây cũng là một câu hỏi lớn chưa được giải đáp thuyết phục.
Do vậy, hiện tại các hành vi quấy rối tình dục chỉ dừng lại ở mức độ sờ mó, lời lẽkhiếm nhã… không có tính chất giao cấu thì Bộ luật Hình sự Việt Nam hầu nhưchưa điều chỉnh 6
1.3 Thủ phạm, nạn nhân và hậu quả của quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Với giới hạn không gian và thời gian là “nơi làm việc” như đã nêu, thủ phạmthực hiện các hành vi quấy rối tình dục có thể là bất cứ ai có tham gia vào môitrường làm việc hoặc các hoạt động liên quan tới công việc, không phân biệt giớitính, tuổi tác, vị trí công tác Cần lưu ý rằng, thủ phạm không chỉ thực hiện hành
vi quấy rối tình dục đối với người khác giới mà có thể là cả với người đồng giới.Tuy không có giới hạn nhưng đối tượng chính thực hiện những hành vi quấy rốithường là đồng nghiệp hoặc cấp trên của nạn nhân Nhận định này có liên quantới một trong các hình thức quấy rối tình dục phổ biến tại nơi làm việc: quấy rốitình dục “trao đổi” Đó là khi người sử dụng lao động, người giám sát, ngườiquản lý hay đồng nghiệp thực hiện, cố gắng thực hiện các hành vi gây ảnh hưởngtới quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay cáclợi ích khác của người lao động để đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục 7
Nạn nhân của quấy rối tình dục cũng rất đa dạng và không có loại trừ Tuynhiên, với đặc điểm là hành vi quấy rối dựa trên cơ sở “giới” thì nạn nhân củaquấy rối tình dục tại nơi làm việc đa phần là nữ giới Từ trước đến nay, nữ giớiluôn là đối tượng yếu thế trước các loại quấy rối tình dục, không chỉ tại nơi làmviệc Công ước của Liên hợp quốc về việc loại trừ mọi dạng phân biệt đối xử đốivới phụ nữ (The UN Convention on the Elimination of All Form ofDiscrimination Against Women – CEDAW) cũng đã đề cập đến tính cấp thiết
6 https://lyhonnhanh.com/hanh-vi-quay-roi-tinh-duc-trong-phap-luat-viet-nam/
7 Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc năm 2015
Trang 12của vấn đề này và yêu cầu các quốc gia cần có biện pháp để bảo vệ phụ nữ khỏibất kỳ dạng quấy rối tình dục, bạo lực, áp bức tại nơi làm việc 8
Thực tế cũng cho thấy, nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân của quấy rốitình dục tại nơi làm việc Theo một bài viết từ Oxford Research Encyclopedias,tại Mĩ, tỉ lệ quấy rối tình dục ở nam giới lên tới 32% Trong khi đó, khảo sát9
toàn quốc về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Úc thực hiện bởi Ủy ban nhânquyền Úc (Australian Human Rights Commission -AHRC) năm 2018 đã cho thấy56% nam giới ở Úc đã từng bị quấy rối tình dục và 16% là bị quấy rối ở nơi làmviệc10 Trong hệ thống các nước mà pháp luật có quy định cấm quấy rối tình dục,
có vài nước mà luật quy định rằng đối tượng bị quấy rối tình dục chỉ là phụ nữ,một số còn lại, ví dụ như Bỉ, pháp luật quy định rõ ràng là cấm quấy rối tình dụcvới cả phụ nữ và nam giới Ở những quốc gia có báo cáo về hành vi quấy rối namgiới, hành vi này đã bị cấm, ít nhất là khi do phụ nữ thực hiện Ngoài ra, ở cácquốc gia mà quấy rối tình dục được ngăn chặn gián tiếp theo luật bảo vệ, chẳnghạn như luật hình sự ở Pakistan mà trong đó cấm "tấn công tình dục phụ nữ", nhưvậy nam giới chắc chắn không có quyền khiếu nại Riêng ở Ấn Độ, nam giới11
cũng là một đối tượng của quấy rối tình dục, không chỉ ở nơi làm việc mà còn là
ở nhà Xã hội Ấn Độ không cho phép nam giới lên tiếng khi họ bị quấy rối tìnhdục Hậu quả là nếu một người đàn ông Ấn Độ cho rằng họ bị quấy rối thì đâùtiên họ sẽ bị cười nhạo, tiếp theo bạn bè thậm chí có thể chúc mừng họ vì cóđược sự chú ý của phụ nữ Nhưng cuối cùng thì, không ai sẽ tin anh ta cả Ở Ấn
Độ, xã hội mặc định rằng những hành vi quấy rối tình dục cấp độ nặng nhưcưỡng hiếp chỉ có thể thực hiện bởi nam giới và rằng nam giới khó có thể bị quấy
8 Alkida Dautaj, Sexual Harassment at Workplace Law – A comparison study of the sexual harassment law in europe and Asia
9 191#acrefore-9780190224851-e-191-bibItem-0030
https://oxfordre.com/business/view/10.1093/acrefore/9780190224851.001.0001/acrefore-9780190224851-e-10 Sachi Barreiro, Preventing Sexual Harassment in the Workplace
11 Condition of Work and Emplayment Progam Vol 2: Sexual harassment at work: National and international response
Trang 13rối tình dục hoặc nếu có thì cũng là người được hưởng lợi Trên thực tế, trongbối cảnh xã hội phát triển với muôn kiểu công việc, nam giới nhất là nam thanhniên cũng hoàn toàn có khả năng bị quấy rối bằng các cử chỉ thô tục, hành viđộng chạm thân thể được thực hiện bởi nữ cấp trên của họ Dường như nếu cóquấy rối tình dục xảy ra thì nam giới còn phải chịu nhiều bất công hơn vì việcchứng minh hành vi phạm tội trở nên khó khăn hơn cả.
Như đã đề cập, thủ phạm quấy rối tình dục cũng còn có thể là người cùnggiới đối với nạn nhân Trường hợp này thậm chí còn nan giải hơn khi ở các nước
và ngay cả ở Việt Nam, mọi người thường có suy nghĩ “hai thằng đàn ông vớinhau thì có gì mà phải sợ”, hoặc “con gái với nhau thì có gì mà ngại” Điều đó cónghĩa là mọi người đang có xu hướng loại trừ khả năng quấy rối đồng giới Cộngđồng LGBT cũng là nhóm đối tượng phải chịu nhiều hành vi quấy rối tình dụcnhư một cách để châm chọc, miệt thị xu hướng tình dục của họ Việc nhận diệngiới tính sinh học trong thực tế thì rất dễ dàng nhưng nhận diện xu hướng tínhdục thì lại rất phức tạp Vì thế, để chứng minh là mình bị quấy rối bởi người đồnggiới cũng không hề dễ dàng, nhất là đối với những hành vi không để lại bằngchứng hoặc trong trường hợp bằng chứng bị tiêu hủy, xóa bỏ Đặc biệt, ở nhữngnước mà pháp luật cấm quấy rối tình dục một cách gián tiếp theo các điều khoản
về phân biệt giới tính thì gặp khó khăn trong việc cấm quấy rối tình dục vớinhững người đồng tính
Cần phải xác định rằng, tuy đa số các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làmviêc hầu như không để lại sự thương tổn vật lý, tuy nhiên các nạn nhân có thểphải chịu các bất công trong công việc, mất việc, bỏ việc và cũng có thể phảigánh chịu sự tổn thương lớn, khủng hoảng về tinh thần và có nguy cơ phát triểnthành các bệnh về tâm lý hoặc tạo mong muốn tự tử
12 https://www.bonobology.com/sexual-harassment-of-men-and-its-forms/
Trang 14Cụ thể, về mặt sức khỏe Barling và Dupré trong một bài viết năm 2012 cótiêu đề là Revisiting the Comparative Outcome of Workplace Aggression andSexual Harassment (tạm dịch: Nhìn lại những hệ lụy của tấn công tình dục vàquấy rối tình dục tại nơi làm việc) đã chỉ ra rằng, những hậu quả tiêu cực về sứckhỏe tâm lí từ các dạng hành vi đe dọa và các đụng chạm vật lý của quấy rối tìnhdục thậm chí còn lớn hơn các dạng ngược đãi tại nơi làm việc khác Ngoài ra,13
các phân tích tổng hợp đã chứng minh rằng, các triệu chứng của bệnh rối loạncăng thẳng sau sang chấn (PTSD) chắc chắn có liên quan tới những hành vi quấyrối tình dục tại nơi làm việc mà nạn nhân phải trải qua Những dấu hiệu của bệnhtrầm cảm, lo âu cũng có liên quan tới vấn đề này Khi nghiên cứu các chẩn đoán
y học nhận được từ các nạn nhân của các vụ án quấy rối tình dục, chứng trầmcảm trầm trọng và PTSD là các triệu chứng tâm lí phổ biến nhất được ghi lại.Quấy rối tình dục còn có mối liên hệ với các trường hợp lạm dụng rượu bia vàchứng rối loạn ăn uống Các tác giả Schneider, Tomaka và Palacios đã thấy14
rằng các hoạt động tim mạch tăng ngay cả khi họ chỉ trải qua các dạng quấy rốinhẹ Thêm vào đó là các dấu hiệu bất thường về thần kinh như việc tăng tần suất
bị đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau dạ dày và nhiễm trùng đường hô hấp 15
Hơn cả những chứng bệnh có thể gọi tên, nạn nhân của quấy rối tình dục tạinơi làm việc phải trải qua những cảm xúc tiêu cực mà có thể làm ảnh hưởng tớitoàn bộ cuộc sống của họ Theo những câu trả lời thu thập được trừ chính khảosát mà tác giả thực hiện, đa số người tham gia cho rằng quấy rối tình dục gây cảmgiác mặc cảm, lo sợ, uất ức, ghê tởm và cả những cảm xúc chán ghét chính bảnthân, tự cô lập, hủy bỏ các mối quan hệ xung quanh Đời sống tình cảm của nạnnhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi nữ giới dễ bị cảm giác ghê tởm khiến họ không
13 191
https://oxfordre.com/business/view/10.1093/acrefore/9780190224851.001.0001/acrefore-9780190224851-e-14 https://www.bonobology.com/sexual-harassment-of-men-and-its-forms/
15 191
Trang 15https://oxfordre.com/business/view/10.1093/acrefore/9780190224851.001.0001/acrefore-9780190224851-e-thể gần gũi với chồng, người yêu Hạnh phúc gia đình cũng nằm bị đe dọa vì vợhoặc chồng không tin tưởng vào đối phương hoặc có cảm giác ghê tởm, khó chịu.Thực tế cũng chứng minh rằng, những cảm xúc tiêu cực mà nạn nhân phải chịuđựng không chỉ xuất phát từ chính họ mà còn đến từ những người xung quanh.
Dù vô tình hay cố ý, cái nhìn của xã hội đối với các nạn nhân bị quấy rối tình dụcgây ảnh hưởng không nhỏ tới họ Trong phạm vi nơi công sở, rất khó để các nhânviên khác tiếp tục đối xử bình thưởng với nhân viên bị quấy rối Với những kẻ cóhành vi quấy rối, do tâm lí chung là sợ bị vạ lây, bị trù dập nên rất ít người có khảnăng dám đứng lên bảo vệ các nạn nhân, điều này dẫn tới sự mất niềm tin giữanạn nhân với mọi người Ở Việt Nam, nạn nhân của những vụ việc bị phanh phuithậm chí còn bị đổ tội ngược lại, cụ thể là họ bị nói rằng nạn nhân chấp thuậnviệc quấy rối để được hưởng lợi ích, hoặc đổ lỗi tại cách ăn mặc, cách hành xửcủa nạn nhân Điều này tác động lớn tới tâm lý của nạn nhân, làm trầm trọngthêm những cảm xúc tiêu cực mà họ vốn đã phải chịu do các hành vi quấy rối.Chính điều này cũng là một trong những lý do khiến quấy rối tình dục tại ViệtNam rất khó được đưa ra ánh sáng
Không chỉ duy nhất nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới phảichịu các tổn thất mà ngay cả doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động cũng phải chịunhững thiệt hại mang lại bởi hành vi này Trong trường hợp các nạn nhân bị quấyrối chọn im lặng như một biện pháp để bảo vệ bản thân thì cũng không tránh khỏinhững lời phán xét và thái độ tiêu cực từ những người xung quanh Yếu tố nàycộng thêm những ảnh hưởng tâm lý trực tiếp từ việc bị quấy rối sẽ làm giảm khảnăng tập trung, năng suất làm việc của người lao động Do tâm lý ám ảnh, cảmgiác lo sợ hoặc ghê tởm sẽ khiến nạn nhân e ngại việc tới nơi làm việc và tiếp xúc
Trang 16với những người xung quanh Điều này dẫn tới những sự trễ hẹn, muộn giờ làmhoặc vắng mặt 16
Có thể nói, thiệt hại mà chủ sử dụng lao động phải chịu là không nhỏ Theomột khảo sát gần đây đối với công dân Canada, 1/3 số nạn nhân cho biết rằngcông việc của họ bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc bị quấy rối tình dục Cụ thể, hiệusuất làm việc giảm, khả năng làm việc nhóm bị ảnh hưởng và nguy cơ xảy ra tainạn lao động cũng tăng Nói tóm lại, chủ sử dụng lao động có thể mất đi mộtnguồn nhân lực giá trị và thường khó có thể tìm nguồn lực thay thế những vịtrống đó do sự sụt giảm ụy tín của tổ chức Như vậy, năng suất chung của các17
doanh nghiệp giảm vì quấy rối tình dục làm suy yếu nền móng mà dựa vào đócác mối quan hệ lao động được vun đắp Ngoài ra, một khi chủ sử dụng lao18
động thất bại trong việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì họ cókhả năng phải đối mặt với những khoản trợ cấp nghỉ bệnh, đền bù tổn thất hoặccác chi phí kiện tụng ở tòa
Hậu quả mà quấy rối tình dục tại nơi làm việc không chỉ gói gọn trong phạm
vì nó diễn ra mà còn có tác động tiêu cực tới toàn xã hội Phần lớn dân cư tại các
đô thị trong độ tuổi từ 18 – 60 đều đang hoạt động trong một môi trường làm việcnhất định Như vậy, thực chất phạm vi mà các hoạt động quấy rối tình dục tại nơilàm việc có thể diễn ra là rất rộng và mang tính chất bao trùm
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc chắc chắn là một hành vi vi phạm nghiêmtrọng về đạo đức và ảnh hướng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc Từ bản thânnạn nhân tới cả môi trường làm việc, hậu quả của quấy rối tình dục như một hiệu
16 Condition of Work and Emplayment Progam Vol 2: Sexual harassment at work: National and international response
17 Condition of Work and Emplayment Progam Vol 2: Sexual harassment at work: National and international response
18 Tài liệu chuyên đề: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam – bức tranh khái quát và khung pháp lý để giải quyết
Trang 17ứng domino, gây mất ổn định trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, gây bất an, lolắng trong xã hội
Từ một góc độ nào đó, quấy rối tình dục còn tiếp diễn tại nơi làm việc sẽlàm cổ súy thói ham mê vật chất và tạo sự tôn vinh quyền lực Nói cổ súy ham
mê vật chất là để chỉ đến những trường hợp mà nạn nhân chấp nhận im lặngtrước quấy rối tình dục để đổi lấy cơ hội thăng tiến hoặc các phần thưởng về vậtchất Mặt khác, theo bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vàỨng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị Thành niên thì “quấy rốitình dục không chỉ là vấn đề về tình dục mà còn là vấn đề về quyền lực” Thực tếchỉ ra rằng, đa phần quan hệ giữa nạn nhân và thủ phạm quấy rối tại nơi làm việcthường là mối quan hệ mất cân bằng về quyền lực Nếu để nạn nhân phải cam19
chịu trước các hành vi quấy rối thì chả khác nào chứng minh rằng có quyền lực là
có tất cả và pháp luật đã thất bại trong việc bảo vệ lẽ công bằng, quyền con ngườikhi quyền lực còn là rào cản
1.4 Ý nghĩa của việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Từ quan điểm phổ biến “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, so với việc tìm cách
xử lý khi hậu quả đã xảy ra rồi thì việc nên làm hơn cả đó là ngăn chặn khả năngxảy ra các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc không chỉ là mối nguy hại đối với cá nhânhay tổ chức mà là toàn xã hội Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng tự do, phẩmgiá và các quyền cơ bản của người lao động cả nữ và nam, vì vậy họ cần đượcpháp luật bảo vệ Với những hậu quả như đã trình bày, quấy rối tình dục tại nơilàm việc cũng là hành vi cần được ngăn chặn để bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý củangười lao động, làm cho môi trường làm việc trở nên lành mạnh, có tính tạo độnglực cho người làm chứ không phải là gây ám ảnh, lo sợ Theo bà Lê Kim Dung,
19
https://baotintuc.vn/xa-hoi/van-nan-quay-roi-tinh-duc-bai-2-vi-sao-nan-nhan-khong-len-tieng-20180602211602830.htm
Trang 18Giám đốc Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam thì: “Việc đảm bảo môi trườnglàm việc an toàn không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh tế nói chung mà qua
đó, an sinh của người lao động sẽ được gia tăng đáng kể và thúc đẩy việc đảmbảo quyền không bị bạo lực” Nhìn rộng hơn, phòng, chống quấy rối tình dục tại20
nơi làm việc sẽ đóng góp vào nỗ lực để ngăn chặn, giảm thiểu mọi loại quấy rốitình dục nói chung, từ đó góp phần bảo vệ các quyền cơ bản của con người vềtính mạng, danh dự và nhân phẩm
1.5 Pháp luật quốc tế về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Những năm gần đây, làn sóng của những nhân chứng tố cáo hành vi quấyrối tình dục nói chung và quấy rối tình dục tại nơi làm việc nói riêng ngày cànglan rộng, thúc đẩy các quốc gia phải hoàn thiện khung pháp luật của mình về vấn
đề này
Ở phạm vi rộng hơn, quấy rối tình dục là hành vi nghiêm cấm trong một sốvăn bản pháp luật quốc tế như Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệtđối xử chống phụ nữ (CEDAW) của Liên Hiệp Quốc; Cương lĩnh hành động tạiHội nghị Thế giới lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Bắc Kinhnăm 1995; Công ước về phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp) năm 1958của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO… Nhờ đó, việc cấm hành vi quấy rối tìnhdục được ghi nhận ngày càng nhiều trong pháp luật của các quốc gia Hiện tại, cókhoảng 50 quốc gia đã trực tiếp cấm quấy rối tình dục trong hệ thống pháp luậtnước mình như Argentina, Australia, Áo, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Nhật Bản,Hàn Quốc, Philippine, … Ở các nước này, quấy rối tình dục bị cấm toàn diện ởcấp quốc gia hoặc liên bang
Ở rất nhiều nước, các điều khoản về quấy rối tình dục được đưa vào phápluật về bình đẳng và phân biệt giới như Australia, Áo, Đan Mạch, Đức, Nhật
20
https://baotintuc.vn/xa-hoi/van-nan-quay-roi-tinh-duc-bai-2-vi-sao-nan-nhan-khong-len-tieng-20180602211602830.htm
Trang 19Bản, Hàn Quốc Một số nước khác lại sử dụng pháp luật lao động để đấu tranhchống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như Bỉ, Canada, Pháp Trong khi đó,quấy rối tình dục cũng bị cấm theo luật hình sự ở một số nước như Bangladesh,Costa Rica, Tây Ban Nha, Venezuela, Israel.
Tuy nhiên, quấy rối tình dục còn có thể được các quốc gia giải quyết bằngnhững văn bản pháp luật khác nhau trong cùng một hệ thống tư pháp Ví dụ như
ở Canada và New Zealand, tại hai nước này, quấy rối tình dục bị cấm cả trongpháp luật lao động và pháp luật về quyền con người Hầu hết các quốc gia cấmquấy rối tình dục đều có định nghĩa về quấy rối tình dục trong pháp luật củamình Một số quốc gia đưa ra những định nghĩa khá cô đọng, trong khi một sốkhác chỉ nêu một số nguyên tắc chung và trao quyền cho những nhà lập pháp địaphương định nghĩa 21
21 tranh-khai-quat-va-khung-phap-ly-de-giai-quyet-110615.html#
Trang 20http://ifgs.vass.gov.vn/Tin-hoat-dong/Bao-cao-nghien-cuu -Quay-roi-tinh-duc-tai-noi-lam-viec-o-Viet-Nam Buc-CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1 Pháp luật của một số quốc gia về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
2.1.1 Pháp luật của Hoa Kỳ về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Ở Mỹ, đạo luật về dân quyền vào năm 1964, chương VII ban hành một quychế để khiến việc phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, màu da, tôn giáo, quốc tịchhoặc giới tính của người lao động trở thành bất hợp pháp Ủy ban Bình đẳng cơhội việc làm Mỹ (Equal Employment Opportunity Commission - EEOC) chịutrách nhiệm với việc thực thi các điều luật liên bang về việc bất hợp pháp hóa cáchành vi phân biệt chống lại các ứng viên xin việc, các nhân viên bởi sắc tộc, màu
da, tôn giáo, giới tính (bao gồm cả phụ nữ mang thai), quốc tịch, độ tuổi, khuyếttật, dị tật Nó cũng là bất hợp pháp khi có các hành vi phân biệt đối xử với mộtngười khi họ tố cáo sự phân biệt đối xử, kiện đòi bồi thường vì bị phân biệt đối
xử, tham gia vào các cuộc điều tra nhân sự, các vụ kiện về phân biệt đối xử.EEOC là cơ quan liên bang chịu trách nhiệm cho việc ban hành và quản lý cácchính sách, quy định nhắm tới quấy rối tình dục bằng Chương VII của Đạo luậtdân quyền Thêm vào đó, rất nhiều bang ở Mĩ có ban hành luật về công bằng việclàm (Fair Employment Practice – FEP) nhắm tới và điều chỉnh quấy rối tình dục
ở cấp bang Tuy nhiên, phần lớn các đạo luật không đưa ra quy định về khôi phụcnhững tổn thương của cá nhân trong các vụ cáo buộc về quấy rối tình dục Nếumột công ty có quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, khá là cần thiết để
đi theo một trình tự và thủ tục thiệt lập bởi quy định đó trước khi người lao động
có thể tới được bước tố cáo lên EEOC hoăc FEP của bang đó Chỉ khi việc thỏa
Trang 21thuận với doanh nghiệp thất bại trong việc giải quyết vấn đề, người lao động đómới có thể tiến tới tố cáo ngoài phạm vi điều lệ của chủ sử dụng lao động.EEOC và FEP của bang thường đề nghị giải pháp luân phiên tranh luận(Alternate dispute resolution – ADR) nhằm giải quyết các vụ kiện quấy rối tìnhdục mà không cần tới các thủ tục pháp lý phức tạp Một số các cơ quan cấp bangcũng có thể thành lập các tòa án hành chính để tiếp nhận các cáo buộc và có thểquyết định các hình phạt bồi thường tiền cho các cá nhân bị tổn thương vì bị quấyrối tình dục bởi người sử dụng người lao động Khi một nạn nhân đã sử dụng hếtcác dịch vụ của EEOC hoặc FEP mà vẫn không tìm ra được giải pháp cho vấn đềcủa cô ấy/ anh ấy thì có thể họ sẽ kiện ra tòa Thường thì các cơ quan chínhquyền sẽ đưa ra các văn bản pháp lý; đa số sẽ được gọi là “right-to-sue-letter”,cho phép nạn nhân có thể đệ trình vụ kiện dân sự Và, bởi vì luật của FEP khôngquy định về khôi phục các tổn thương về thể chất, tinh thần và cảm xúc, nó gầnnhư có lợi hơn trong việc đệ trình đơn kiện dưới phạm vi điều chỉnh của Luật dânquyền Mỹ.
Nói về phòng, chống quấy rối tình dục tại Mỹ, có một số vụ án quan trọngmang tính nền móng cho sự phát triển của các cơ chế phòng, chống quấy rối tìnhdục khác sau này Đầu tiên là vụ Barnes v Train năm 1974, đây được coi là vụ ánquấy rối tình dục đầu tiên tại Mỹ, dù rằng khi đó thuật ngữ “quấy rối tình dục”thậm chí còn chưa ra đời Vào năm 1986 trong vụ của ngân hang Meritor kiệnVinson, Tòa án tối cao đã lần đầu ghi nhận “quấy rối tình dục” như là một dạngbạo lực tại chương VII và ban hành một quy chuẩn để nhận biết một hành viđộng chạm có là mong muốn hay không cũng như các mức năng lực hành vi củangười sử dụng lao động Và, lời nói hoặc hành động đó đã đủ để tạo ra một “môitrường thù ghét” hay chưa 22
22 Chapter – 2* Sexual Harassment at the Workplace: Foreign and Indian Laws
Trang 222.1 2 Pháp luật của Hàn Quốc về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Ở Hàn Quốc, quấy rối tình dục không được đưa vào Bộ luật Hinh sự Tuynhiên, người ta sử dụng một đạo luật về bình đẳng việc làm và hỗ trợ hòa giải giađình (Act on Equal Employment and support for Work family reconciliation) Tạiphần 2, từ điều 12 đến điều 14 của luật này đề cập về việc cấm quấy rối tình dục,giáo dục về phòng, chống quấy rối tình dục và biện pháp có thể áp dụng khi gặpquấy rối tình dục tại nơi làm việc
Chỉ dẫn tại Điều 13 nêu rõ:
“(1) Chủ sử dụng lao động có thể hướng dẫn giáo dục đề phòng, chống quấyrối tình dục bằng cách giao cho một cơ quan chuyên trách được chỉ định bởi Bộtrưởng Bộ Lao động
(2) Cơ quan phụ trách việc giáo dục về phòng, chống quấy rối tình dụcphải được chỉ định trong số các cơ quan được quy định bởi văn bản của Bộ Laođộng, và phải bao gồm một hoặc nhiều chương trình được quy định bởi văn bảncủa Bộ Lao động
Trang 23(3) Cơ quan phụ trách giáo dục phòng, chống quấy rối tình dục nên hướngdẫn giáo dục dưới các điều kiện quy định với văn bản của Bộ Lao động, lưu giữcác dữ liệu liên quan đến việc giáo dục, bao gồm chứng nhận hoàn thành giáodục hoặc bảng thống kê các cá nhân hoàn thành giáo dục và chuyển giao các dữliệu đó cho chủ sử dụng lao động hoặc người giáo dục.
(4) Bộ trưởng Bộ Lao động có thể đình chỉ các chức vụ liên quan trongtrường hợp có cơ quan giáo dục phòng, chống quấy rối tình dục phạm phải bất kỳtrường hợp nào các trường hợp sau: 1 Khi chức vụ đó đạt được bằng thủ đoạn vàcác phương thức bất hợp pháp; 2 Khi người hướng dẫn theo quy định tại khoản(2) dừng việc tiến hành 6 tháng hoặc lâu hơn mà không có bất kỳ lý do hợp lý Điều 14 Luật này quy định:
“(1) Một chủ sử dụng lao động cần phải có các biện pháp lỷ luật và các biệnpháp khác chống lại thủ phạm quấy rối tình dục mà không cần bị trì hoãn bởiviệc tuyên án
(2) Một chủ sử dụng lao động không sử dụng các biện pháp tiêu cực như làđuổi việc hoặc các biện pháp bất lợi khác chống lại nhân viên, người mà bị ảnhhưởng bởi quấy rối tình dục và nhân viên đã khiếu nại các hoạt động phản đốiliên quan
Điều 14-2 quy định:
“(1) Nếu một nhân viên mà công việc của họ có liên hệ gần gũi với kháchhang cảm thấy họ bị làm nhục hoặc bị xúc phạm bởi một lời nói hoặc độngchạm thể chất…trong khi thực hiện công việc của mình và yêu cầu phải giảiquyết sự bất bình, nhân viên đó có thể thử tìm kiếm biện pháp phù hợp như là đổi
vị trí/ chỗ làm, chuyển vị trí công tác,
(2) Một chủ sử dụng lao động không được sa thải hoặc thực hiện các biệnpháp bất lợi khác đối với nhân viên dựa trên việc họ tố cáo về việc trở thành nạn
Trang 24nhân của các hành vi quy định tại khoản (1) hoặc đã từ chối nhu câu tình dục củakhách hàng.
Đạo luật không áp dụng hình phạt mang tính chất hình sự đối với ngườiphạm tội, nhưng, trong trường hợp hành vi quấy rối tình dục được thực hiện bởibạo lực hoặc đe dọa thì người vi phạm có thể phải chịu hình phạt tù tới 10 nămhoặc phạt tiền lên tới 15 triệu won (hơn 300 triệu VNĐ) Các hình phạt bổ sungcũng có thể được áp dụng
Căn cứ theo đạo luật trên, chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ phải giáo dục
và tập huấn cho nhân viên về quấy rối tình dục, nếu không thực hiện thì họ có thểphải chịu phạt tiền lên tới 3 triệu won (hơn 60 triệu VNĐ) Chủ sử dụng lao động
có bổn phận và trách nhiệm giải quyết kịp thời những khiếu nại về quấy rối tìnhdục, nếu họ không thể giải quyết thỏa đáng thì có thể phải đối mặt với án phạt lêntới 5 triệu won (hơn 100 triệu VNĐ) Thêm vào đó, trong trường hợp chủ sửdụng lao động thực hiện các hành động mang tính chất trừng phạt đối với nạnnhân bị quấy rối tình dục thì họ sẽ chịu án phạt hình sự lên tới 20 triệu won (hơn
400 triệu VNĐ) 23
2.1.3 Pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Úc
Ở Úc, Luật phân biệt đối xử về giới đã được xây dựng một cách đặc biệtnhằm ngăn chặn quấy rối tình dục và đã có hiệu lực hàng thập kỷ Luật chưa thayđổi nhưng vấn đề thì vẫn tiếp diễn dai dẳng, không hề có dấu hiệu suy giảm màngày càng trở nên phức tạp
Luật phòng chống phân biệt đối xử (Anti-discrimination Laws -ADL) cũng
có hiệu quả ở một mặt nào đó nhưng lại bị giới hạn bởi khuôn khổ giải quyếtkhiếu nại chỉ dành cho cá nhân Vậy, câu hỏi đặt ra là: liệu có một luật nào khácđiều chỉnh vấn đề này một cách hiệu quả hơn hay không?
23 Alkida Dautaj, Sexual Harassment at Workplace Law – A comparison study of the sexual harassment law in europe and Asia
Trang 25Một rào cản khác của ADLs đó là những tiêu chuẩn đạo đức vốn đã gắn chặtvới phân biệt đối xử và quấy rối tình dục Trong khi đó ADLs Luật về An toàn vàsức khỏa nghề nghiệp (Work Health and Safety Laws -WHS) có khả năng hiệuquả hơn trong việc phòng, chống quấy rối tình dục bằng cách thay đổi văn hóavốn có từ lâu tại nơi làm việc Luật này đang được sử dụng để bổ sung vàoADLs 24
WHS trong thực tế gồm 5 đạo luật được áp dụng trên phạm vi liên bang, bêncạnh nhiều đạo luật riêng lẻ áp dụng cho mỗi bang, khu vực Các đạo luật củaWHS gồm một tập hợp của luật hình sự, luật kinh doanh và thương mại Một đạoluật của WHS quy định về cơ quan phụ trách việc quản lý và áp dụng pháp luật
đó gợi mở những giá trị sau đây cho Việt Nam
Thứ nhất, cần phải có một định nghĩa rõ ràng về quấy rối tình dục ở nơi làmviệc Định nghĩa này là tiền đề để xác định các biện pháp phòng, chống quấy rốitình dục tại nơi làm việc Nếu không có định nghĩa rõ ràng, sẽ không thể có cácbiện pháp phòng, chống quấy rối tình dục ở nơi làm việc một cách hiệu quả Thứ hai, phải quy định rõ ràng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đốivới việc ngăn ngừa và giải quyết quấy rối tình dục tại nơi làm việc Bên cạnh đó,đưa ra các hình thức xử lý nghiêm khắc với người sử dụng lao động không thựchiện tốt nghĩa vụ Đây cũng là một yêu cầu rất quan trọng, bởi lẽ người sử dụnglao động là người có trách nhiệm chính và có khả năng tốt nhất trong việc này
24 9Belinda Smith, Melanie Schleiger, Liam Elphick, Preventing Sexual Harassment in Work: Exploring the Promise
of Work Health and Safety Laws