CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM
3.1 Thực trạng quấy rối tại nơi làm việc ở Việt Nam
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc chưa bao giờ là mới tại Việt Nam. Năm 2012, khảo sát mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chỉ ra rằng: phần lớn nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ giới, chiếm 78.2% còn nam giới chiếm 21.8%. Tình trạng quấy rối tình dục không phân biệt nhóm tuổi hay ngành nghề, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, người lao động trong độ tuổi từ 18 -30 là đối tượng chịu quấy rối nhiều hơn25. Trước đây, xã hội nói chung và nạn nhân còn khá e dè trước quấy rối tình dục nhưng trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của các phòng trào đấu tranh chống quấy rối tình dục tại ở quốc tế, quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam đã được quan tâm hơn và cũng có nhiều người dám đấu tranh hơn. Điển hình phải kể đến phong trào Metoo – Tôi cũng vậy. Đây là phong trào lan tỏa mạnh từ Hollywood cho tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam nhằm cổ vũ vạch trần các hành vi quấy rối, tấn công tình dục nhất là tại nơi làm việc.
Tháng 7/2013, tại bênh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, một nữ bác sĩ đã tố cáo bác sĩ trưởng khoa Tai – Mũi – Họng đã cố ý sàm sỡ cô trong ca trực. Tuy nhiên, vị bác sĩ được nhắc đến đã phủ nhận hành vi quấy rối tình dục và cho rằng đó chỉ là “quảng tay lên cho vui”. Cũng trong năm 2013, tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng, vận động viên Trương Thanh H đã tố cáo huấn luyện viên Nguyễn Tuấn A – người phụ trách cự ly dài và marathon đã liên tục có hành vi quấy rối tình dục ngay tại phòng ngủ của cô vào các ngày 5/6 và 7/6. Khi tiến hành
25 Hà Thị Hoa Phượng, Làm rõ khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động 23
đối chất, A ban đầu có phủ nhận nhưng sau đã thừa nhận hành vi quấy rối tình dục đối với nạn nhân .26
Hay như trong lĩnh vực công việc vốn có tính đặc thù như ngành giải trí, các trường hợp bị quấy rối tình dục cũng là vô số. Cuối tháng 4/2018, cộng đồng một phen xôn xao khi vũ công Phạm L tố cáo ca sĩ Phạm Anh K đã có hành vi quấy rối tình dục đối với mình. Sau khi Phạm L lên tiếng thì hai cô gái khác cũng liên tiếp tố cáo hành vi quấy rối, tấn công tình dục của nam ca sĩ này. Điều đáng chú ý ở đây là anh này là đại sứ hình ảnh về phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Thời gian đầu bị tố cáo, ca sĩ này trả lời rằng “vỗ mông để chào hỏi là chuyện bình thường trong giới nghệ sĩ”. Sau một thơi gian tranh cãi lùm xùm, cuối cùng Phạm Anh K đã lên tiếng xin lỗi vì những hành vi của mình. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây đó là không thấy được vai trò của pháp luật trong câu chuyện này.
Câu chuyện dường như chỉ được giải quyết giữa các cá nhân với nhau và nhờ sức ép dư luận chứ không phải là nhờ pháp luật, đây là một vấn đề đáng suy ngẫm.
Quấy rối tình dục ở nơi làm việc tại Việt Nam là thực tế không cần phải bàn cãi và tính cấp thiết phải đưa ra các biện pháp phòng, chống quấy rối tình dục cũng đã được đề cập trên các phương tiện truyền thông. Trong một phóng sự của chương trình “Chuyển động 24h” có tên là “Lên tiếng khi bị quấy rối tình dục - #Metoo”, biên tập viên đã khẳng định, điều quan trọng để phòng, chống quấy rối tình dục là nạn nhân phải dám lên tiếng. Điều này thì rất dễ nhận ra nhưng liệu rằng lên tiếng có phải là điều nghĩ là làm được? Điều gì đã ngăn cản những nạn nhân đưa quấy rối tình dục tại nơi làm việc ra ánh sáng?
Có những nguyên nhân của thực trạng trên như sau:
Thứ nhất, bản thân chính các nạn nhân chưa có đủ nhận thức và ý thức về việc bảo vệ bản thân khỏi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Xuất phát từ nhiều lý do cá
26 Hà Thị Hoa Phượng, Làm rõ khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động 24
nhân mà nhiều nạn nhân lựa chọn im lặng. Đó có thể cảm giác nhục nhã, e ngại, lo sợ bị trù dập, bị trả thù. Nhất là đối với quấy dối tình dục dạng trao đổi, nạn nhân thường bị khống chế, chịu nhiều áp lực về cơ hội việc làm, lương thưởng, đe dọa gây khó khăn trong công việc. Nhiều trường hợp đối tượng quấy rối tình dục là người có quyền lực, giữ vị trí lãnh đạo thì dù không trực tiếp đe dọa cũng khiến nạn nhân e ngại không dám tố cáo mà âm thầm chịu đựng. Những dẫn chứng và câu chuyện thật về quấy rối tình dục hầu hết chỉ được kể trên môi trường mạng dưới dạng ẩn danh, dấu tên nạn nhân và cả thủ phạm. Những bài viết như thế thực sự chỉ mang tình giãi bày và thậm chí còn thiếu tính thuyết phục nhất là trong bối cảnh không gian mạng phát triển với tin giả tràn lan. Như vậy thì việc lên tiếng của nạn nhân không hề có tác dụng tố cáo, ngăn chặn và phòng, chống quấy rối tình dục. Một số ít các trường hợp đứng ra tố cáo thì là khi mà sự việc đã đến mức nghiêm trọng hoặc sau khi đã thay đổi công việc. Tất nhiên, cũng không loại trừ những trường hợp nạn nhân ngầm chấp nhận các hành vi quấy rối trao đổi để đạt được mục đích mong muốn (cơ hội thăng tiến, tiền bạc,..)
Nhận thức xã hội: Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của cá nhân khi gặp phải quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong tài liệu chuyên đề của nghiên cứu “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức tranh khái quát và khung cảnh pháp lý để giải quyết” (năm 2012) do Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) ban hành có đoạn viết “Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có số liệu thống kê và các con số chính thức về quấy rối tình dục, cũng như chưa có các nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này”. Nhận định này đã nói lên một thực trạng đáng lo ngại đó là vấn nạn quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục tại nơi làm viêc nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ bắt nguồn từ văn hóa Á Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, nơi mà chủ đề quấy rối tình dục thường được coi là nhạy cảm để thảo luận
25
công khai vì còn quá nhiều định kiến. Các định kiến này có thể là các định kiến về giới, các chuẩn mực và thái độ bảo thủ truyền thống là một trong các nhân tố khiến quấy rối tình dục trong không gian công sở bị lờ đi. Nói về đối tượng chính bị quấy rối tình dục tại Việt Nam, rõ ràng là các định kiến về “vai trò làm đẹp của phụ nữ”
27tưởng chừng như đã rất cổ hủ nhưng vẫn còn tồn tại. Trong xã hội còn có quan niệm “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”, đây rõ ràng là sự thiếu tôn trọng nặng nề đối với nhân phẩm, quyền con người của phái nữ. Nó đã được dùng để làm lý do bao biện cho các hành vi quấy rối tình dục đối với phụ nữ và vì thế mà đàn ông vẫn tự cho mình quyền nghiễm nhiên quấy rối mà không bị lên án.
Như vậy, kể cả khi nạn nhân nói ra mình bị quấy rối thì thường sẽ nhận về những đàm phán, bình phẩm, phán xét và cả những quy kết về nhân cách. Một câu nói khá phổ biến đó là “phải như nào thì mới bị như thế” . Thử hỏi, trước những sự giúp 28 đỡ còn chưa thấy và những rủi ro thường trực thì liệu nạn nhân có dám lên tiếng hay không? Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một vấn đề về giới mà nạn nhân chủ yếu ở Việt Nam vẫn là phụ nữ, thường ở vị thế thấp và có sự phụ thuộc vào người quấy rối. Dù nam giới cũng có thể là đối tượng bị quấy rối nhưng tỉ lệ thấp hơn phụ nữ. Bản thân “nhận thức” ở đây còn bao gồm nhận thức của từng cá nhân đối với quấy rối tình dục. Chính việc coi quấy rối tình dục là nhạy cảm, tế nhị đã khiến các đối tượng chính của quấy rối tình dục tại nơi làm việc là người lao động và người sử dụng lao động đều đang thiếu kiến thức về vấn đề này. Theo báo cáo nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng ILO thực hiện: Có tới 80% trong số những người được hỏi không hiểu rõ hình thức nào có thể được coi là quấy rối tình dục, đa số cho rằng, quấy rối tình dục chỉ xảy ra khi có quan hệ tình dục hoặc động chạm cơ
27 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/573000/ngan-chan-quay-roi-tinh-duc-tai-noi-lam-viec-gap-kho-ngay- tu-dinh-nghia
28 https://baotintuc.vn/xa-hoi/van-nan-quay-roi-tinh-duc-bai-2-vi-sao-nan-nhan-khong-len-tieng- 20180602211602830.htm
26
thể29. Sự thật là, tại Việt Nam, ở công sở hay bất kỳ đâu người ta cũng có thể bắt gặp những chuyện cười, những lời đùa, bàn tán về các bộ phận trên cơ thể người khác. Theo như bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì đây rõ ràng là một dạng quấy rối tình dục. Thế nhưng, nếu ai đó cảm thấy không thoải mái và nói rằng đó chính là hành vi quấy rối tình dục thì lại nhận được phản ứng của số đông rằng đó chỉ là đùa mà thôi. Dẫn chứng ngay từ hai ví dụ nêu ở đầu mục này, trong nhiều trường hợp khi bị tố cáo thì thủ phạm hoàn toàn có thể chối bỏ rằng, mình chỉ bông đùa mà thôi và không biết rằng làm như vậy lại là quấy rối tình dục. Thậm chí, ngay cả nạn nhân dù cảm thấy không thoái mái mà không mong muốn nhưng lại không đủ kiến thức để nhận ra hoặc xác định là mình đang bị quấy rối.
Việc thiếu một hành lang pháp lý phù hợp cũng ngăn cản các nạn nhân tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Như trong vụ của Phạm Anh K, có thể thấy, pháp luật về quấy rối tình dục tại Việt Nam vẫn không thể phát huy tác dụng trong việc xử lý và phòng, chống quấy rối tình dục. Cho đến năm 2012, cụm từ “quấy rối tình dục” mới lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật Lao động của Việt Nam, khá muộn so với các văn bản pháp luật của quốc tế nhất là khi vấn đề này thì đã tồn tại từ lâu. Ông Nguyễn Văn Bình – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng có 5 cái thiếu trong Bộ Luật Lao động 2012 về vấn đề phòng chống quấy rối tình dục, đó là: thiếu định nghĩa pháp lý về quấy rối tình dục, thiếu định nghĩa về nơi làm việc, thiếu quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong phòng chống quấy rối tình dục, thiếu các cơ chế, thủ tục khiếu nại tố cáo, thiếu các quy định về chế tài, biện pháp khắc phục hiệu quả . 30 Dù rằng, “Bộ quy tắc ứng xử về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc” đã được đưa ra nhưng lại chưa thực sự hiệu quả. Theo ý kiến của các chuyên gia, các
29 Hà Thị Hoa Phượng, Làm rõ khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong pháp luật lao động
30 https://nhanlucnganhluat.vn/tin-tuc/phong-chong-quay-roi-tinh-duc-tai-noi-lam-viec-tu-anh-nhin-loi-noi.html 27
quy tắc ứng xử này cần phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật31. Bởi lẽ, bộ quy tắc này không được coi là cơ sở pháp lý để xem xét giải quyết, xử lý khi có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc xảy ra mà chỉ mang tính chất tham khảo, khuyên khích tuân theo. Đến Bộ luật Lao động 2019, đã có đưa ra định nghĩa “quấy rối tình dục” và “nơi làm việc” nhưng lại còn đang chung chung, chưa cụ thể. Việc quy định trách nhiệm của các bên cũng đã có nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra chứ không có nội dung cụ thể cũng như hình thức xử lý vi phạm. Với nhiều vấn đề còn thiếu sót như vậy, quy trình xử lý các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thường bị dở chừng, không đi đến được kết quả mà nạn nhân mong muốn và khó mà có tác dụng trong việc phòng, chống quấy rối tình dục.
Chính bởi những lỗ hổng trong luật hiện hành nên khi đưa vào thực tế xử lý quấy rối tình dục thì sẽ gặp bế tắc. Một khi phương thức xử lý còn chưa rõ ràng, chặt chẽ và thiếu tính hiệu quả thì không có cơ sở vững chắc nào để bảo vệ nạn nhân của quấy rối tình dục. Nạn nhân cần dám lên tiếng là đúng, nâng cao nhận thức xã hội là đúng nhưng nếu như ngay cả luật pháp còn chưa đưa ra được một định nghĩa pháp lý rõ ràng thì đâu mới là hành lang an toàn để cho nạn nhân của quấy rối tình dục tại nơi làm việc dám lên tiếng? Những phân tích cụ thể hơn về vấn đề này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.