1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

32 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Trồng Chè Hữu Cơ Trên Địa Bàn Xã Tức Tranh, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Tran Tung Duong
Người hướng dẫn TS. Hà Quang Trung
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Đề cương luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ trồng chè hữu cơ, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng các làng nghệ chè hữu cơ của xã Tức Tranh, h

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRAN TUNG DUONG

ĐÁNH GIA HIEU QUA KINH TE CUA TRONG

CHE HUU CO TREN DIA BAN XA TUC TRANH,

HUYEN PHU LUONG, TINH THAI NGUYEN

DE CUONG LUAN VAN THAC Si KINH TE NONG NGHIEP

Thai Nguyén, nam 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRAN TUNG DUONG

ĐÁNH GIA HIEU QUA KINH TE CUA TRONG

CHE HUU CO TREN DIA BAN XA TUC TRANH,

HUYEN PHU LUONG, TINH THAI NGUYEN

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

khóa: 31

DE CUONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẺ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Quang Trung

CHỮ KÝ PHÒNG QLĐTSĐH CHỮ KÝ KHOA CHUYÊNMÔN CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thái Nguyên, năm 2024

Trang 3

MO DAU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Việt Nam là quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất

và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu

“Trà tam, tửu tứ”, ấm trà, chén rượu rất quen thuộc với chúng ta Thưởng thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa, vừa biểu hiện của “văn hoá ăn uống” đòi hỏi trỉnh độ thưởng thức cao và nâng nó nên thành một nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chè là một sản phâm xuất khâu có giá trị trên thị trường thế giới Thị trường trong nước đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày cảng cao Cây chè sống quanh năm và tương đối nhiều, tạo công

ăn việc làm không những cho lao động chính mà cả cho lao động phụ (người già, trẻ em), có tác dụng điều hoà lao động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè dẫn đầu cả nước với gần 25.000

ha Vùng đất Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để phát triển chè đặc sản Nhiều năm nay, người dân địa phương đã biết tận dụng tôi đa lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để tạo nên những sản phẩm chè xanh truyền thống có hương thơm, vị đượm rất đặc trưng, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường trong nước và quốc tế, từ năm 1998, tỉnh Thái Nguyên đã sớm sản xuất chè hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế IFOAM Tuy nhién do gap kho khăn trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm nên hướng đi này không thê phát triển mạnh mẽ Cho đến nay, diện tích chè hữu cơ trên địa bản tỉnh mới đạt 65ha, trong đó có 60ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam và 5ha đạt tiêu chuân hữu cơ IFOAM Thời gian qua, nhằm từng bước chuyên đổi nhận thức của người dân từ canh tác chè truyền thống sang sản xuất chè theo hướng hữu

cơ, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để thương hiệu chè hữu cơ Thái Nguyên có thê

Trang 4

tiếp cận với thi trường trong và ngoài nước, Hội Chè Thái Nguyên đã triển khai chuyển giao quy trình trồng chè đạt tiêu chuân hữu cơ cho người dân Theo đó, Hội Chè Thái Nguyên đã phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh

tô chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn người dân sản xuất chè theo hướng hữu

cơ Các học viên đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất chè hữu

cơ theo tiêu chuẩn Viét Nam 11041-6:2018 và kết nối, giới thiệu các đổi tác quan tâm đến sản phẩm chè đạt tiêu chuân hữu cơ để liên kết, tiêu thụ sản pham

Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương được biết đến là một trong những vùng chè đặc sản với chất lượng chè thơm, ngon, xanh sạch và đảm bảo chất lượng Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, người dân luôn gặp phải những khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, hay thị trường đầu ra không ôn định Hơn nữa, việc áp dụng những phương thức canh tác, biện pháp kỹ thuật không phủ hợp cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm chè Chính vi vậy, việc nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật đề phát hiện ra các yếu tổ tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè là vô cùng cấp thiết Xuất phát từ thực tế trên, tôi đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu “Đứnh giá hiệu quả kinh tẾ của sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” đề tìm hiểu và đánh giá hiệu quả sản xuất chè hữu

cơ của các hộ nông dân trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè theo hướng bên vững trên địa bàn nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ trồng chè hữu cơ, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng các làng nghệ chè hữu cơ của xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thông cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của sản xuât chè hữu cơ nói riêng

Trang 5

- Phân tích được hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích tổ ảnh hưởng đến hiệu quá kinh tế của sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung liên quản đến hiệu quá kinh tế của sản xuất chè hữu cơ của các hộ dân trên địa bàn xã Tức Tranh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Phạm vỉ nghiÊH cứu

VỀ nội dung: Tập trung vào phân tích các yêu tố đầu vào và đâu ra của sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên -_ Về không gian: Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

-_ VỀ thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2022-2023

-_ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2024

4 Những đóng góp mới của luận văn

Trang 6

6

Chuong 1

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE HIEU QUA KINH TE CUA

CAC HO TRONG CHE HUU CO

là có hiệu quả thì hoạt động có kết quả mong muốn theo kỳ vọng, còn để lại ấn tượng sâu sắc, sinh động Theo từ điển tiếng Việt, hiệu quả là sự phù hợp giữa kết quả thực tế của hoạt động với kết quả mong đợi

Theo Từ điển kinh tế của Nguyễn Văn Ngọc: “Hiệu quả là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của hàng hóa và dịch vụ khan hiếm” Mối quan hệ này có thê được đo lường bằng loại (gọi là hiệu quả kỹ thuật) hoặc giá trị (hiệu quả kinh tế) Hiệu quả kinh tế là đặc trưng của quá trình sản xuất biểu thị sự kết hợp các yếu tô đầu vào giúp hạ giá thành sản phẩm ở một múc độ nhất định Hiệu quả

kỹ thuật là một đặc trưng của quả trình sản xuất Nó đại diện cho sự kết hợp tot nhất của các yếu tổ đầu vào đề tạo ra một mức sản lượng.”

Manfed Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lây kết quả tính theo don vi gia tri chia cho chi phi kinh doanh

2.1.1.2 Hiéu qua ky thudt

Theo Nguyễn Văn Ngọc, hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) la phương diện của quá trình sản xuất Nó thể hiện sự kết hợp tốt nhất của các yêu

tô đầu vào để tạo ra một mức sản lượng nhất định

Định nghĩa chính thức duoc dia ra boi Koopman vao nam 1951: "Cac nha sản xuất có hiệu quả về mặt kỹ thuật nếu việc tăng bất kỳ đầu ra nào đòi hỏi phải giảm ít nhất một đầu ra khác hoặc tăng ít nhất một đầu ra"

Trang 7

Hiệu quả kỹ thuật là lượng san phẩm có thê đạt được trên một đơn giá vật

tư đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện kỹ thuật hoặc công nghệ cụ thê được sử dụng trong nông nghiệp Hiệu quả

kỹ thuật thường được sử dụng trong kinh tế vi mô để xem xét việc sử dụng các nguồn lực cụ thê

1.1.3.1 Các quan điểm về hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trủ kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yêu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với một chỉ phí thấp nhất

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Tùy theo lĩnh vực nghiên mà người ta đưa ra các quan điêm khác nhau về hiệu quả

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, có thể nêu một số quan điểm

cơ bản như sau:

Quan điểm thứ nhất Nhà kinh tê học người Anh, Adam Smith cho rang:

“Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Theo quan điểm này Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) Hạn chế của quan điểm này là kết quả SXKD có thể được tăng lên do tăng chi phí sản xuất hay do mở rộng các nguồn lực sản xuất Nếu với cùng một kết quả SXKD mà có hai mức đầu tư cho chi phí khác nhau thì đều có hiệu quả Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả SXKD tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tang cua chi phi

Quan điểm thứ hai: Quan điểm của một số nhà khoa học khác lại cho rằng:

“Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chỉ phí” Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa đầu vào và đầu ra Nếu xét trên quan điểm triết học Mác- Lênm thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc, có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ Mặt khác, SXKD là một quả trình có quan hệ mật thiết với các yếu tổ đầu vào, chúng tương tác với nhau tạo ra kết quả thay đổi Hạn chế của quan điểm này là chỉ tính đến kết quả va chi phí tăng thêm mà không tính đến phan chi phí và kết quả ban đầu, do vậy, quan điểm này

Trang 8

chỉ đánh giá được phần kết quả kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả SXKD của doanh nghiệp

Quan điểm thứ ba: Một số quan điềm khác lại cho rằng; “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu sỐ giữa kết quả đạt được và chỉ phí bỏ ra đề đạt được kết quả đó” Quan điềm này phản ánh được môi quan hệ bản chất của hiệu quả, gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, trình độ sử dụng các yếu tổ đầu vào của SXKD Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa phản ánh được sự tương quan về chất và lượng giữa kết quả và chỉ phí Muốn phản ánh đúng tỉnh trạng sử dụng các nguồn lực thi chúng ta phải cô định yếu tổ đầu vào hoặc đầu ra, nhưng thực

tế cả hai thì luôn biến động Quan điểm này còn gọi là hiệu quả tuyệt đối Quan điểm thứ tz- Quan điềm này cho rằng: “Hiệu quả là tÌ số so sánh giữa kết quá đạt được và chỉ phí bỏ ra để đạt được kết qua dé” H = Q/C, trong

đó Q là kết quả SXKD và được đo bằng các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi nhuận g6p ; C la chi phi bao gdm: Đất dai, lao động, vốn, máy móc thiết bị được sử dụng trong kỳ kinh doanh Theo quan điểm này đã đánh giá tốt nhất được hiệu quả kinh doanh Quan điểm thứ

tư và quan điểm thứ hai còn được gọi là hiệu quả tương đối

Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hộ nghề trong các làng nghề chè, tác giả phân tích hiệu quả kinh tế của các làng nghề chè theo quan điểm thứ tư, là tử

lệ giữa doanh thu hay lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chè của hộ nghề trong các làng nghề chè với toàn bộ các chỉ phí mà hộ bỏ ra: chi phi

về giống, phân bón, tư liệu sản xuất, lao động, chế biến và chi phí khác (điện,

1.1.3.2 Hiệu quả kinh tế của các hộ trông chè hữu cơ

Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè với toàn bộ chỉ phí các yếu tổ đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý ) mà hộ đã

bỏ ra Kết quả thê hiện quy mô, khối lượng sản phẩm chẻ cụ thê và được thé hiện bằng nhiều chỉ tiêu Hiệu quả là đại lượng đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, mức chỉ phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không

Trang 9

Hiệu quả luôn găn liên với kết quả Trong sản xuât chè, luôn có môi quan hệ giữa sử dụng yếu tổ đầu vào và kết quả đầu ra Từ đó, xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phâm là bao nhiêu Hiệu quả kimh tế khi tính toán phải gắn liền với việc lượng hóa các yếu tổ đầu vào (chi phí) và các yếu tổ đầu ra (sản phâm)

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp thường gặp khó khăn khi lượng hóa các yếu tô này để tính toán hiệu quả Ví dụ, với các yếu tố đầu vào như tài sản

cổ định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đều Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cô định và phân bé chi phi để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất chè Điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quả trình sản xuất, nhưng mức độ tác động cũng khó có thê lượng hóa Đối với các yếu tô đầu ra, chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thê hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường không thê lượng hóa được ngay

Do vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề trong các làng nghề chè được hiểu là hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ chè Nếu hiểu hiệu quả kinh tế theo mục đích thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ là hiệu số giữa kết quả thu được và chỉ phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của hộ Nếu đứng trên góc độ từng yếu tô để xem xét, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ chè thê hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tổ trong quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chỉ phí

và kết qua, cli phi la tiền đề để hộ thực hiện kết quả đặt ra Ta có công thức chung:

Kết quả đầu ra tir qua trinh HD SXKD

Hiéu qua kinh té = a

Cac yéu to dau vao cho HD SXKD

Trang 10

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả kinh tế của hộ nghề chè là đại lượng

so sánh giữa chỉ phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả kinh tế được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chỉ phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chỉ ra để đạt được kết quả đó Vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản anh trình độ sử dụng các nguồn lực

để đạt được mục tiêu đề ra

2.1.2 Một số đặc điểm của cây chè

Tên khoa học của cay ché la: Camellia sinensis (L) O Kuntze Cay tra co nguồn gốc từ vùng cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc Ngày nay cây chè phân

bố rộng rãi trong nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau

Tra là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ thường xanh, thường được cắt tỉa đến độ cao dưới 2 mét (6 ft) khi được trồng dưới dạng lá Nó có một cái rễ cái đài Hoa màu trắng vàng, đường kính 2,5-4 cm, có 7-8 cánh hoa

Hạt của cây chè được ép lấy tỉnh dầu Tinh dầu thường được sử dụng trong y học và mỹ phẩm, thu được từ lá của các loại cây khac

Lá của chè dai tr 4-15 cm và rộng khoảng 2—5 cm Lá tươi chứa khoảng 4% caffeine Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch đề sản xuất trà Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng Lá già chuyên sang màu xanh đậm Tùy theo độ tuôi mà lá trà có thể được sử dụng để sản xuất các loại trà khác nhau do thành phần hóa học của lá trà khác nhau Thông thường, chỉ những

lá ra hoa và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời điểm đó mới được thu hoạch để chế biến Thu hoạch bằng tay thường được thực hiện 1 đến 2 tuần một lần

2.1.3 Những nhân tô ảnh hướng tới sản xuất chè

2.1.3.1 Nhóm nhân tô về điễu kiện tự nhiên

II Đất đai và địa hình

Đất đai là tư liệu sản xuất thiết yêu của nông nghiệp nói chung và trồng chè nói riêng Nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cả chè nguyên liệu và chè thành phẩm Yếu tô thô nhưỡng quyết định sự phân bỗ diện tích trồng chè ở các vùng địa lý khác nhau Đề có được chè có chất lượng cao và

Trang 11

hương vị đặc biệt, cần trồng cây chè ở độ cao từ 500 - 800m so với mặt biển Đất trồng cây chè không cần quá nghiêm ngặt nhưng cần đảm bảo đất tốt, có nhiều mùn, độ sâu và thoát nước tốt, đồng thời đạt độ pH từ 4,5 - 6 Dia hình cũng là một yếu tổ quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của cây chè Chè trồng ở độ cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn so với vùng thấp, tuy nhiên sản lượng lại kém hơn

0 Thời tiết khí hậu:

Đề đánh giá được năng suất, sản lượng và chất lượng của cây chè, ngoài địa hình và đất đai, các yếu tổ môi trường như nhiệt độ, âm độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa cũng đóng vai trò quan trọng Nhiệt độ là một trong những yếu tô quan trọng nhất ảnh hưởng đến cây chè Cây chè thích nghi với nhiệt độ từ 15-30 độ C và không chịu được độ lạnh quá cao hoặc quá nóng Thời gian cây chè cần để sinh trưởng và hoa kết trái cũng phụ thuộc vào nhiệt độ Độ âm trong không khí cũng là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây chè Độ âm không khí quá cao sẽ gây ra hao tôn năng lượng và giảm độ lượng chất dinh dưỡng hấp thụ của cây Trong khi

đó, độ âm không khí quá thấp sẽ gây ra hiện tượng khô hạn, gây tôn thương cho cây và giảm năng suất Lượng mưa cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè Cây chè cân đủ nước để sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên, nếu lượng mưa quá nhiều thì sẽ dẫn đến ngập úng và gây tốn hại cho cây Trong khi đó, khi lượng mưa ít hơn so với nhu câu của cây, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, làm giảm năng suất và chất lượng của chè

2.1.3.2 Nhóm nhân tô về kỹ thuật

Ánh hưởng của giống chè

Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, từ khi trồng đến khi thu hoạch có thê kéo dài đến 30 năm Đặc biệt, giống chè tốt được áp dụng trong sản xuất chè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành chè Do đó, việc nghiên cứu, chọn lựa, tạo ra và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất là điều rất cần thiết và được các nhà khoa học và ngwoi san xuat quan tâm từ rất sớm Trong quá trình nghiên cứu và tạo giống chè, các nhà khoa học đã tập

Trang 12

trung vao cac yếu tổ như sức chịu đựng của cây trước các bệnh hại, khả năng chịu đựng với nhiệt độ và điều kiện môi trường khắc nghiệt, phâm chất và hương vị của trà, và đặc biệt là khả năng thích ứng với điều kiện đất và khí hậu của vùng sản xuất Nhờ những nghiên cứu này, người sản xuất chè đã có thể lựa chọn được giống chè tốt, phù hợp với điều kiện địa lý và khí hậu của vùng sản xuất Điều này giúp cho việc sản xuất chè trở nên hiệu quả và đạt được chất lượng cao, từ đó giúp ngành trà phát triển và đóng góp vào nên kinh tế của đất nước

II Tưới nước cho chè

Chè là loại cây thích nước, búp chè chứa nhiều nước nhưng chúng không thích âm ướt Sự khô hanh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh trưởng của chè, khiến chúng khó hấp thụ dinh dưỡng từ đất Nếu không được tưới nước đây

đủ, chè sẽ cho ra năng suất thấp hoặc có thê chết Do đó, tưới nước là một giải pháp quan trọng đề giữ âm cho đất, giúp chè phát triên mạnh mẽ và cho ra sản lượng và chất lượng cao

II Mật độ trồng chè:

Để đạt được năng suất cao trong trồng chè, việc bố trí mật độ phù hợp là rất quan trọng Mật độ trồng chè phụ thuộc vào các yếu tổ như giống chè, độ dốc và điều kiện cơ giới hóa Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, chúng ta sẽ điều chỉnh mật độ trồng chè cho phù hợp Nếu mật độ quá thưa hoặc quá dày thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản lượng, làm cho cây chè khó khép tán, đất đai không được tận dụng hiệu quả và chịu sự tấn công của cỏ đại và xói mòn Vì vậy, cần phải bố trí mật độ trồng chè hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất IĐốn chè:

Đốn chè được xem là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất chè Nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè Vì vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam được để cập từ lâu trước đây, đặc biệt là trong các kinh nghiệm sản xuất Tuy nhiên, với sự phát triển

Trang 13

nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các phương pháp đốn chè đã được nghiên cứu và phát triên để tôi ưu hóa hiệu quả sản xuất Đốn chè được thực hiện bằng cách cắt bỏ các nhánh, lá, và cành cây chè để đây mạnh sự phát triển của các nhanh còn lại, cải thiện sự phân bố ánh sảng, giảm thiểu độ âm và tạo ra môi trường thuận lợi cho cây chè phát triển Các kỹ thuật đốn chè khác nhau có thể được áp dụng tủy thuộc vào mục đích sản xuất và điều kiện địa phương Tuy nhiên, việc đốn chè cũng có thê ảnh hưởng đến sức khỏe của cây chè nếu không thực hiện đúng cách Chẳng hạn, nếu cắt quá nhiều nhánh hoặc cành, cây chè sẽ mat can bằng và có thê dẫn đến sự suy yếu của cây Do đó, kỹ thuật đốn chè cần phải được thực hiện một cách cân thận và chính xác để đảm bảo tôi đa hiệu quả sản xuất và đồng thời bảo vệ sức khỏe của cây chè Tóm lại, kỹ thuật đến chè không chỉ là một phương pháp đơn giản để cải thiện hiệu quả sản xuất chè mà còn là một quy trình quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của cây chè Việc áp dụng các kỹ thuật đốn chè phù hợp và đúng cách sẽ giúp tôi ưu hóa hiệu quả sản xuất và đảm bảo chất lượng chè tốt nhất

Bón phân cho cây chè là một phương pháp kỹ thuật cần thiết đề thúc đây

sự phát triển của cây, tăng năng suất và chất lượng sản phâm Do cây chè tốn rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, vì vậy khi được trong trén cac vùng đất đổi, núi cao, dốc hoặc đất nghèo dinh dưỡng, lượng dinh dưỡng trong đất dần bị thiếu hụt Bón phân cho cây chè giúp giải quyết vấn đề này và làm cho cây chè phát triển mạnh mẽ hơn Bón phân là một biện pháp quan trọng dé đảm bảo cho cây chè phát triển tốt, sản xuất ra chất lượng tốt và duy trì mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi trường và thu nhập cho người trồng chè Theo

Trang 14

14

nghiên cứu của các nhà khoa học, việc bón phân đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách chiếm từ 50-60% hiệu quả cho sự sinh trưởng của cây chè Mỗi giai đoạn cây cần được bón với liều lượng khác nhau và phải tuân thủ nguyên tắc từ không đến có, từ ít đến nhiều, đúng đối tượng và kịp thời Bón phân hợp lý giúp cây chè phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh và giúp tăng năng suất chè

[ Hải chè

Thời điểm, thời gian trong ngày và phương pháp thu hoạch đều có ảnh hưởng đến chất lượng của búp chè thô Thu hoạch những búp trà có hai lá và một búp là lý tưởng nhất để chế biến trà, vì chúng chứa hàm lượng Polyphenol

và Caffeine cao Nếu thu hái lá quá muộn không những làm giảm chất lượng chè

mà còn có thê ảnh hưởng đến quá trỉnh sinh trưởng và phát triển của cây chè IVận chuyển và bảo quản nguyên liệu

Sau khi thu hái, nguyên liệu chè có thê được sử dụng để chế biến ngay, hoặc có thê lưu trữ trong thời gian tôi đa 10 tiếng nêu nhà máy chế biến ở xa hoặc máy chế biến có công suất thấp Vì vậy, khi thu hái, cần tránh dập nát búp che

1 Công nghệ chế biến:

Các quy trình công nghệ chế biên thích hợp cho từng nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào mục đích của kế hoạch sản phẩm Thông thường, quá trình chế biến bao gồm hai giai đoạn: chế biến sơ bộ và tỉnh chế sản phẩm cuối cùng Quy trình chế biến chè đen bao gồm các bước: Hái búp chè - Làm héo - Vỏ - Lên

men - Sây khô - Vò nhẹ - Phơi khô

2.2 Cơ sớ thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè tại huyện Định

Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tê của sản xuất chè hữu cơ tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè

hữu cơ tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

15

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vi tri dia ly

Tức Tranh la xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Xã Tức Tranh có diện tích 26,14 km, mật độ dân số đạt 308 người/km? Xã Tức Tranh nằm ở phía đông huyện Phú Lương, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Phú Đô

Phía tây giáp thị tran Du va x4 Yén Lac

Phía nam giáp huyện Đồng Hy va cac x Phan Mé, V6 Tranh

Phía bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiễt

Tức Tranh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới âm, mang đặc điểm chung của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, có mùa đông lạnh và khô với lượng mưa ít và mùa hè nóng âm với lượng mưa dồi dào Khí hậu chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, nằm trong vùng âm của tỉnh, lượng mưa trung bình khá cao Điều kiện tự nhiên, khí hậu của Tức Tranh rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng Hiện nay, diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng, việc trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương

2.1.1.3 Thuy van

Do địa hình có đổi núi rất dốc, xung quanh nắng rải rác, kết hợp với lượng mưa rơi nhiều và mạnh đã tạo nên hệ thống sông ngòi dày đặc cho vùng Tài Nguyên

2.1.1.4 Dat dai

Diện tích và cơ cầu đất xã Tức Tranh được thê hiện qua bảng sau:

Trang 16

Bảng 4.1: Diện tích đất đai xã Tức Tranh 2022

t+ Dat trụ sở cơ quan 0,25 0,009

+ Dat sản xuất phi nông nghiệp 10,99 0.43

+ Pat co muc dich công cộng 145,79 5,75

L Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.34 0,01

Nguồn: UBND xã Túc Tranh năm 2022

Xã Tức Tranh có diện tích tự nhiên à 2537,21 ha trong đó đất quy hoạch cho nông nghiệp đến năm 2022 là 2064,64 ha Xã Tức Tranh có tình hình sử dụng đất nông nghiệp đa dạng và phong phú, với các loại đất trồng chè chiếm tỷ

lệ lớn nhất là 1038,19 ha Đất trồng cây hoa màu và cây ăn quả cũng được sử dụng khá nhiều với diện tích lần lượt là 100,6 ha và 60,45 ha Điểm đặc biệt của

xã là có diện tích đất trồng cây lâm nghiệp khá rộng lớn, lên tới 820,76 ha, đây

là một nguồn tài nguyên quý giá và tiêm năng cho phát triên kinh tế địa phương Ngoài ra, đất nuôi trồng thủy sản cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế địa phương với diện tích 44,64 ha Tuy nhiên, cần có sự quản lí và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trên để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  4.1:  Diện  tích  đất  đai  xã  Tức  Tranh  2022  16 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
ng 4.1: Diện tích đất đai xã Tức Tranh 2022 16 (Trang 16)
Bảng  4.2:  Diện  tích  và  cơ  cấu  các  cây  trồng  chính  của - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
ng 4.2: Diện tích và cơ cấu các cây trồng chính của (Trang 17)
Bảng  4.3  :  Tình  hình  cơ  bản  của  các  hộ  điều  tra  tại  xã  Tức  Tranh - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
ng 4.3 : Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại xã Tức Tranh (Trang 26)
Bảng  4.4  :  Diện  tích,  năng  suất,  sản  lượng  chè  hữu  cơ  bình  quân  của  hộ  điều - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
ng 4.4 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè hữu cơ bình quân của hộ điều (Trang 26)
Bảng  4.5  :  Tình  hình  chế  biến  chè  búp  tươi  của  hộ  điều  tra  năm  2023 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng chè hữu cơ trên Địa bàn xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
ng 4.5 : Tình hình chế biến chè búp tươi của hộ điều tra năm 2023 (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN