TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔKHOA KINH TẾ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đề tài NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN S
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ
KHOA KINH TẾ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đề tài NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Vân
Sinh viên thực hiện: Đỗ Gia Hiển
Lớp: QK526.02 – Khóa 26 (2021 – 2025)
Hà Nội 06/2024
1
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ
KHOA KINH TẾ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đề tài NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Vân
Sinh viên thực hiện: Đỗ Gia Hiển
Lớp: QK526.02 – Khóa 26 (2021 – 2025)
Hà Nội 06/2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo: “Nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế
và toàn cầu hóa của Công ty TNHH Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân Đồng thời, các số liệu,
kết quả nêu trong báo cáo là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể Kết quảnghiên cứu được trình bày trong báo cáo chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về đề tài này
Hà Nội, tháng 06/2024
Sinh viên
3
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường,Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu trong môitrường giáo dục chất lượng, giúp em có cơ hội hoàn thành bài tiểu luận khoakinh tế ngành quản trị kinh doanh này
Em gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Đức Vân, giảng viên hướng dẫn, người
đã tận tình truyền đạt kiến thức, hỗ trợ và định hướng cho em trong suốt quátrình thực hiện đề tài Nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết và những lời khuyên quý báucủa Thầy/cô, em đã hoàn thành được bài tiểu luận này một cách suôn sẻ và đạtđược kết quả tốt nhất
Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn đến các anh, chị làm việc tại Công tyTNHH Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương đã tạo điều kiện thuậnlợi, cũng như giúp đỡ em hết mình trong suốt thời gian thực tập của mình tạiđây
Em ý thức được rằng bài tiểu luận này còn có nhiều thiếu sót, do kiến thức vàkinh nghiệm của em còn hạn chế Em mong nhận được những góp ý quý báu từThầy/cô, Ban Giám khảo và các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận trong những lầnsau
Cuối cùng, em xin kính chúc Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế, Thầy/côgiáo hướng dẫn, gia đình và bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thànhcông trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06/2024
Sinh viên
Trang 5C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
P/L Lãi và lỗ (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
5
Trang 6DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Bảng 1: Kết quả xuất nhập khẩu năm 2022-2023 57
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2022-2023 59
Biểu đồ 1: TK xuất nhập khẩu công ty Hoàng Dương 2022-2023 57
Biểu đồ 2: TK xuất khẩu công ty Hoàng Dương 2022-2023 58
Biểu đồ 3: TK nhập khẩu công ty Hoàng Dương 2022-2023 58
Biểu đồ 4: TK tổng kim ngạch XNK Công ty Hoàng Dương 2022-2023 59
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BIỂU, BẢNG 6
ĐẶT VẤN ĐỀ 12
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HOÁ 14
1.1 Giới thiệu chung về thương mại quốc tế 14
1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế 14
1.1.2 Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế 15
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của Thương mại Quốc tế 16
1.2 Lý thuyết về Thương mại quốc tế 18
1.2.1 Lý thuyết Lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith 18
1.2.2 Lý thuyết Lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo 18
1.2.3 Mô hình Heckscher-Ohlin 20
1.2.4 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon 21
1.2.5 Lý thuyết cạnh tranh Michael Porter 22
1.3 Các chủ thể của Thương mại quốc tế 23
1.3.1 Nhà nước 23
1.3.2 Doanh nghiệp 24
1.3.3 Cá nhân 24
1.3.4 Các tổ chức phi chính phủ (NGO) 25
1.3.5 Các tổ chức quốc tế 25
1.4 Môi trường Thương mại Quốc tế 26
7
Trang 81.4.1 Hệ thống thương mại quốc tế hiện đại 26
1.4.2 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 27
1.4.3 Các hiệp định thương mại tự do (FTA) 27
1.4.4 Các tổ chức kinh tế khu vực 28
1.4.5 Các yếu tố phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại quốc tế 29
1.5 Hoạt động Thương mại quốc tế 32
1.5.1 Xuất khẩu hàng hóa 32
1.5.2 Nhập khẩu hàng hóa 32
1.5.3 Dịch vụ thương mại quốc tế 33
1.5.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 35
1.5.5 Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế 35
1.5.5.1 Vận tải: 35
1.5.5.2 Bảo hiểm: 36
1.5.6 Thanh toán quốc tế 37
1.5.7 Marketing quốc tế 38
1.6 Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam 39
1.6.1 Khái niệm 39
1.6.2 Các hiệp định 39
1.7 Cơ hội của Việt Nam trong thời kì phát triển thương mại quốc tế 40
1.7.1 Mở rộng thị trường 40
1.7.2 Thu hút đầu tư nước ngoài 41
1.7.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh 41
1.7.4 Tạo việc làm 41
1.7.5 Nâng cao thu nhập 41
Trang 91.7.6 Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ 41
1.7.7 Nâng cao trình độ dân trí 41
1.7.8 Nâng cao vị thế quốc tế 42
1.8 Vấn đề và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 42
1.8.1 Vấn đề 42
1.8.2 Thách thức 42
1.9 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế 43
1.9.1 Đối với Nhà nước: 43
1.9.1.1 Hoàn thiện chính sách pháp luật: 43
1.9.1.2 Phát triển nguồn nhân lực: 43
1.9.1.3 Hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính: 44
1.9.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp: 44
1.9.2.1 Nâng cao năng lực quản trị: 44
1.9.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: 44
1.9.2.3 Nâng cao năng lực marketing: 45
1.9.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả: 45
1.9.2.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ: 45
1.10 Giới thiệu chung về Toàn cầu hoá 45
1.10.1 Khái quát về toàn cầu hóa 45
1.10.1.1 Khái niệm của Toàn cầu hóa 45
1.10.1.2 Lịch sử của Toàn cầu hóa 46
1.10.1.3 Bản chất của toàn cầu hóa 47
9
Trang 101.10.1.4 Ý nghĩa của toàn cầu hóa 48
1.10.2 Tác động của toàn cầu hóa đến Thương mại quốc tế 49
1.10.2.1 Mở rộng thị trường: 49
1.10.2.2 Tăng cường cạnh tranh: 49
1.10.2.3 Thay đổi cơ cấu thương mại: 50
1.10.2.4 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 50
1.10.2.5 Tác động đến người tiêu dùng: 50
1.10.3 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam 51 1.10.3.1 Mặt tích cực 51
1.10.3.2 Mặt tiêu cực 51
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUÁT TỦ ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG DƯƠNG 52
2.1 Giới thiệu về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương 52
2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Hoàng Dương: 54
2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương 56
2.4 Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương 60
2.4.1 Đánh giá hoạt động của công ty dựa trên số liệu thống kê 60
2.4.2 Đánh giá hoạt động thương mại quốc tế dựa vào quá trình thực tập 61 2.4.2.1 Điểm mạnh: 61
2.4.2.2 Điểm yếu: 63
2.4.2.3 Nguyên nhân: 63
Trang 11Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUÁT TỦ ĐIỆN
VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG DƯƠNG 65
3.1 Định hướng chiến lược phát triển Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất tủ điện và Thương mại Hoàng Dương 1 năm tới 65
3.2 Một số giải pháp cụ thể 66
3.2.1 Sử dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật số: 66
3.2.2 Đầu tư vào nhân lực và phát triển cá nhân: 66
3.2.3 Tập trung vào khách hàng và dịch vụ chất lượng: 67
3.2.4 Xây dựng và quản lý thương hiệu: 68
3.2.5 Mở rộng thị trường và đa dạng hóa 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
11
Trang 12 Hiểu rõ về thương mại quốc tế và toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp, tổchức và chính phủ đưa ra những quyết định chiến lược hợp lý, góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.
Tính thời sự:
Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội nhưngcũng đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đangphát triển như Việt Nam
Việc nghiên cứu thương mại quốc tế và toàn cầu hóa giúp chúng ta nắmbắt xu hướng, dự đoán diễn biến thị trường, từ đó có những biện pháp ứngphó phù hợp
Tính khoa học:
Thương mại quốc tế và toàn cầu hóa là những lĩnh vực có nhiều lý thuyết,
mô hình và phương pháp nghiên cứu khoa học đã được phát triển
Việc nghiên cứu đề tài này giúp sinh viên trau dồi kiến thức, kỹ năngnghiên cứu khoa học, rèn luyện tư duy phản biện và khả năng giải quyếtvấn đề
Tính thực tiễn:
Trang 13 Kết quả nghiên cứu về thương mại quốc tế và toàn cầu hóa có thể áp dụngvào thực tiễn để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ trong việcxây dựng chiến lược kinh doanh, đàm phán thương mại, thu hút đầu tưnước ngoài, v.v.
Phương pháp nghiên cứu khoa học về thương mại quốc tế và toàn cầu hóa
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, điều tra, thảo luận nhóm, v.v
Phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân loại, so sánh, đối chiếu, v.v
Ưu điểm: Giúp hiểu rõ hơn về hành vi, quan điểm và động cơ của các chủthể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và toàn cầu hóa
Nhược điểm: Dữ liệu thu thập được có thể mang tính chủ quan và khókhái quát hóa
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Thu thập dữ liệu thông qua số liệu thống kê, báo cáo tài chính, v.v
Phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê, mô hình kinh tế, v.v
Ưu điểm: Giúp đưa ra được những kết luận mang tính chính xác và kháchquan hơn
Nhược điểm: Có thể bỏ qua những yếu tố phi lượng hóa, khó khăn trongviệc thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp:
Kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Ưu điểm: Giúp có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đềnghiên cứu
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với các phươngpháp nghiên cứu khác
13
Trang 14Ngoài ra, tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu cụ thể, có thể sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khác như: nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu sosánh, nghiên cứu lịch sử, v.v.
NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TOÀN
CẦU HOÁ 1.1 Giới thiệu chung về thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Ban đầu, thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động buônbán, trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các nước nhằm mục đích mang lại lợi ích
mà hoạt động buôn bán, trao đổi trong nước không có hoặc không bằng Cùngvới sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỉ gầnđây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng và được hiểu theo nghĩa rộnghơn, không chỉ là buôn bán hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm cả các hoạtđộng mua bán, trao đổi hàng hóa vô hình, dịch vụ hay đầu tư vì mục đích sinhlợi
Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế(UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm cáchoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt độngthương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụnhư bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, dulịch
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hoạt độngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác Như vậy, nếu tiếp cận theo khái niệm này, thương mại quốc tếcũng sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng Theo nghĩa đó, thương mại quốc tế là hoạt
Trang 15động thương mại có yếu tó nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt rakhỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) sẽ bao gồm cả mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thươngmại quốc tế và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về thương mại quốc tế, tuy nhiên, có thểhiểu:
Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ [1]
1.1.2 Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế
Giai đoạn sơ khai (Trước thế kỷ XVI):
Thương mại quốc tế bắt đầu xuất hiện từ thời tiền sử với các hoạt độngtrao đổi hàng hóa đơn giản giữa các bộ lạc, khu vực lân cận
Các tuyến đường thương mại bộ và thủy được hình thành, kết nối các nềnvăn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc, ẤnĐộ
Các loại hàng hóa trao đổi chủ yếu là nông sản, lâm sản, khoáng sản, đồthủ công mỹ nghệ
Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa thương mại (Thế kỷ XVI XVIII):
- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củathương mại quốc tế
Các quốc gia châu Âu thi nhau mở rộng thuộc địa, hình thành hệ thốngthuộc địa trên toàn thế giới
Thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi các chính sách thương mại bảo
hộ, trọng thương
15
Trang 16 Các hình thức tổ chức thương mại quốc tế mới xuất hiện như công tyĐông Ấn, công ty Tây Ấn.
Giai đoạn cách mạng công nghiệp và tự do thương mại (Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX):
- Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của sản xuấthàng hóa, dẫn đến nhu cầu trao đổi thương mại quốc tế ngày càng tăng
Chủ nghĩa tự do thương mại được đề cao, các rào cản thương mại đượcgiảm thiểu
Các hiệp định thương mại quốc tế được ký kết, tạo điều kiện cho thươngmại tự do phát triển
Hệ thống giao thông vận tải quốc tế được phát triển mạnh mẽ, bao gồmđường sắt, đường biển, điện tín
Giai đoạn toàn cầu hóa (Giữa thế kỷ XX - nay):
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽtrong bối cảnh toàn cầu hóa
Sự ra đời của các tổ chức thương mại quốc tế như GATT, WTO góp phầnthúc đẩy tự do thương mại và hợp tác kinh tế quốc tế
Cách mạng công nghệ thông tin tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽcủa thương mại điện tử
Chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành, kết nối các quốc gia trên thế
giới [6]
Ngày nay, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống con người.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của Thương mại Quốc tế
Đối với Doanh nghiệp
Trang 17Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thểtăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạtđộng kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lựccho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốctế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏikinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng
và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinhdoanh trên một thị trường duy nhất
Đối với Quốc tế
Thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệuquả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao độngquốc tế
Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của cácquốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung
Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giaocông nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng vàphát triển kinh tế của các quốc gia
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thương mại quốc tế là yếu
tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế củamình Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải lúc nào cũng là giải pháp màunhiệm mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia Thương mại quốc tế càngphát triển, đồng nghĩa với quá trình tự do hóa thương mại phát triển theo (lúcnày rào cản thuế quan và rào cản phi thuế trong thương mại giữa các nướcgiảm) Do vậy, trong điều kiện còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế và năng suất lao động, thương mại quốc tế có xu hướng khiến cho nhập khẩucủa các nước đang và kém phát triển tăng lên, nhiều hàng hóa nước ngoài trởnên cạnh tranh với hàng hóa nội địa, làm giảm quy mô sản xuất nội địa, kéo theo
đó là hiện hượng thất nghiệp của các nước có thể gia tăng
17
Trang 181.2 Lý thuyết về Thương mại quốc tế
1.2.1 Lý thuyết Lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith
Năm 1776 Adam Smith đưa ra tác phẩm “Tài sản quốc gia”, đây là tác phẩmkinh điển đưa ra rất nhiều các lý thuyết kinh tế Trong cuốn này Adam đưa rathuyết Lợi thế tuyệt đối
Adam phản đối quan điểm chủ nghĩa trọng thương mà mong muốn tự do hóathương mại Thông qua bàn tay vô hình các nước sẽ sản xuất những mặt hàng cólợi thế lớn nhất đối với họ bằng các nguồn lực hữu hạn Khi đó các nước sẽ đượchưởng lợi nhiều nhất
Adam cho rằng mỗi một loại hàng hóa đều có khác biệt về chi phí sản xuất Thờiđiểm này Adam chỉ coi nhân công là chi phí sx duy nhất trong mô hình củamình
Ví dụ trong bảng trên ta thấy vì chi phí sản xuất thép ở Việt Nam đắt hơn ở Nhậtnhưng chi phí sản xuất vải ở VN lại rẻ hơn ở Nhật vì vậy Nhật bản chỉ nên tậptrung sx thép còn Việt Nam chỉ tập trung sx vải
1.2.2 Lý thuyết Lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo
Mở rộng thêm lý thuyết của Adam Smith, Ricardo cho rằng các quốc gia cầnxác định đâu là mặt hàng có lợi thế so sánh để tập trung vào sản xuất
Trang 19là tự sx thép.
Trường hợp thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi cả hai nước đều cảm thấy có lợi.Nếu như 1 đv thép bằng hoặc lớn hơn 2 đơn vị vải thì Nhật bản sẽ được lợinhưng Việt Nam lại không được lợi; còn nếu như 1 đơn vị thép < 2/5 đơn vị vảithì Việt Nam lợi nhưng Nhật bản lại không
Vì vậy hai nước sẽ có buôn bán chừng nào 2/5 đơn vị vải < 1 đơn vị thép < 2đơn vị vải
Mở rộng ra giả sử như có 3 nước tham gia vào quá trình sx thì một nước nênchọn một nước có chi phí sx mặt hàng đó cao nhất để xuất khẩu
Cả hai học thuyết của Adam Smith và David Ricardo đều cần các giả thuyết ban đầu như :
19
Trang 20- Lao động không được dịch chuyển tự do giữa các QG (vì nếu dịch chuyển thì
sẽ không còn lợi thế nữa),
- Vận chuyển giữa hai quốc gia là bằng 0,
- Chỉ có hai quốc gia và hai mặt hàng trong mô hình
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường (có nghĩa là có vô số người bán
và vô số người mua)
- Công nghệ sx của hai QG là như nhau và không đổi (vì Adam chỉ coi nhâncông là chi phí sx đầu vào duy nhất, bỏ qua các biến khác như công nghệ)
1.2.3 Mô hình Heckscher-Ohlin
Mô hình này do hai nhà kinh tế là Eli Heckscher (1919) và Bertil Ohlin của thụyđiển đồng nghĩ ra vì vậy tên gọi mô hình là nối của hai cái tên
Mô hình này đưa ra hai yếu tố ảnh hưởng tới thương mại giữa các quốc gia:
- Mức độ dồi dào và rẻ của các yếu tố sản xuất
- Mỗi một mặt hàng lại cần tỷ lệ các yếu tố đầu vào khác nhau
Một quốc gia nên xuất khầu các hàng hóa mà mình dồi dào yếu tố sx cho hànghóa đó và nhập về những hàng hóa ngược lại
Trường hợp cụ thể vì Việt Nam dồi dào lao động nhưng vốn ít vì vậy nên sảnxuất giầy dép, vài…Còn Nhật bản nhiều vốn nhưng ít lao động thì nên sx thép
và nhập về vải
Trong thực tế thì ngày nay các nước đều theo chủ nghĩa Tân trọng thương cónghĩa là khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ mậu dịch trong nước thông qua cáchàng rào thuế quan, kỹ thuật Vì vậy ta sẽ thấy là thuế xuất khẩu thì luôn thấpthậm chí bằng 0 nhưng thuế nhập khẩu thì lại cao có thể lên tới 100%
Trang 21Tại Việt Nam chính phủ sẽ phải xác định mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu tậptrung trong từng thời kỳ Cụ thể từ 2011 tới 2020 Việt nam tập trung nhập khẩucác mặt hàng phục vụ sản xuất, nguyên liệu vì vậy con số này thực tế chiếm90%; còn lại tiêu dùng là 10% Đối với xuất khẩu thì chúng ta tập trung vào xuấtkhẩu các hàng hóa cần lượng lớn lao động (dầy da, may mặc,…) và tài nguyêntheo hướng tăng hàm lượng chế biến.
1.2.4 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon
Lý thuyết về vòng đời sản phẩm là một lý thuyết kinh tế được phát triển
bởi Raymond Vernon nhằm đáp lại sự thất bại của mô hình Ohlin trong việc giải thích bản mẫu quan sát được của thương mại quốc tế Lýthuyết cho rằng, ban đầu, trong vòng đời của một sản phẩm, tất cả các bộ phận
Heckscher-và sức lao động liên quan đến sản phẩm đó đều đến từ khu vực nơi nó được phátminh ra Sau khi sản phẩm được chấp nhận và sử dụng trên thị trường thế giới,việc sản xuất dần dần rời xa điểm xuất xứ Trong một số trường hợp, sản phẩmtrở thành một mặt hàng được nhập khẩu bởi chính quốc gia phát minh ban đầucủa nó
Lý thuyết này cho rằng vòng đời sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn giới thiệu (Giới thiệu):
Sản phẩm mới được tung ra thị trường, nhu cầu còn thấp, sản lượng nhỏ,giá cao
Sản xuất chủ yếu tập trung ở quốc gia có trình độ công nghệ cao, chi phílao động cao (như Mỹ, Nhật Bản)
Doanh nghiệp đầu tư nhiều vào nghiên cứu phát triển (R&D), chi phímarketing cao
Giai đoạn phát triển (Phát triển):
Nhu cầu về sản phẩm tăng cao, sản lượng tăng, giá cả dần giảm
21
Trang 22 Sản xuất bắt đầu chuyển dịch sang các quốc gia có chi phí lao động thấphơn (như Hàn Quốc, Đài Loan).
Doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao hiệu quả sảnxuất
Giai đoạn trưởng thành (Trưởng thành):
Thị trường sản phẩm bão hòa, cạnh tranh gay gắt
Sản xuất được phân bố ở nhiều quốc gia, tập trung ở những quốc gia cólợi thế về chi phí
Doanh nghiệp tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng cườngmarketing để duy trì thị phần
Giai đoạn suy thoái (Suy thoái):
Nhu cầu về sản phẩm giảm sút, sản lượng và giá cả giảm mạnh
Sản xuất chuyển dịch sang các quốc gia có chi phí lao động rất thấp (nhưTrung Quốc, Việt Nam)
Doanh nghiệp có thể từ bỏ sản xuất sản phẩm hoặc chuyển sang sản xuấtsản phẩm mới
1.2.5 Lý thuyết cạnh tranh Michael Porter
"Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị Không có công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng Vì thế, chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc nhất vô nhị, là khác biệt".
— Michael Porter—
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Porter giải thích rằng nếu bạn có lợi thế cạnh tranh thực sự, so với đối thủ, bạn sẽ hoạt động với chi phí thấp hơn, đặt được mức giá cao hơn hoặc cả hai
Trang 23Mục tiêu của mọi tổ chức là sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị vượt quátổng chi phí của tất cả các yếu tố đầu vào Do đó, Porter đề xuất thước đo tốtnhất là Lợi tức trên vốn đầu tư (ROIC) ROIC cho bạn biết công ty đang sử dụngtất cả các nguồn lực của mình tốt như thế nào.
Nếu bạn có lợi thế cạnh tranh thực sự, ROIC của bạn sẽ cao hơn mức trung bìnhcủa ngành một cách bền vững
Porter cho rằng có 5 lực lượng chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của một doanhnghiệp trong bất kỳ ngành công nghiệp nào:
Mức độ đe dọa từ các đối thủ tiềm năng mới: Mức độ dễ dàng hay khó
khăn cho các công ty mới tham gia vào ngành
Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp: Khả năng của nhà cung cấp
ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng đầu vào
Sức mạnh thương lượng của khách hàng: Khả năng của khách hàng
ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
Mức độ đe dọa từ sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Khả năng khách
hàng chuyển sang sản phẩm hoặc dịch vụ khác thay thế
Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có: Mức độ cạnh tranh gay
gắt giữa các công ty đã hoạt động trong ngành
Bằng cách phân tích 5 lực lượng này, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn vềmôi trường kinh doanh của mình, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức, từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp để gia tăng lợi thế và tối
ưu hóa lợi nhuận
1.3 Các chủ thể của Thương mại quốc tế
1.3.1 Nhà nước
Vai trò:
o Là đại diện cho quốc gia trong các hoạt động Thương mại quốc tế
23
Trang 24o Xác định và thực hiện chính sách Thương mại quốc tế.
o Bảo vệ lợi ích quốc gia trong các hoạt động Thương mại quốc tế
o Tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định Thương mại quốc tế
o Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Hình thức tham gia:
o Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ CôngThương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,v.v
o Thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài
o Tham gia các tổ chức quốc tế về Thương mại quốc tế như Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương (APEC), v.v [6]
1.3.2 Doanh nghiệp
Vai trò:
o Là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động Thương mại quốc tế
o Tìm kiếm thị trường, khách hàng tiềm năng ở nước ngoài
o Sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
o Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài
Hình thức tham gia:
o Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
o Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
o Doanh nghiệp đa quốc gia (MNC)
Trang 25o Là người lao động trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
o Tham gia các hoạt động dịch vụ liên quan đến Thương mại quốc tếnhư du lịch, vận tải, bảo hiểm, v.v
Hình thức tham gia:
o Mua bán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
o Tham gia các hoạt động du lịch quốc tế
o Làm việc trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
o Cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
o Thiết lập và duy trì các quy tắc Thương mại quốc tế
o Thúc đẩy tự do hóa Thương mại quốc tế
o Giải quyết các tranh chấp Thương mại quốc tế
o Hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia vào Thương mại quốc tế
Hình thức tham gia:
25
Trang 26o Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
o Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
o Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
o Tổ chức Hợp tác Kinh tế Kinh chính (ECO)
Ngoài ra, còn có một số chủ thể khác tham gia vào Thương mại quốc tế như các
tổ chức nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, v.v Mỗi chủ thể đóng góp vai trò
và chức năng riêng, góp phần thúc đẩy hoạt động Thương mại quốc tế phát triển
1.4 Môi trường Thương mại Quốc tế
1.4.1 Hệ thống thương mại quốc tế hiện đại
Hệ thống thương mại quốc tế hiện đại có những đặc điểm nổi bật sau:
- Toàn cầu hóa: Hệ thống thương mại quốc tế ngày nay có mức độ liên kết chặt
chẽ giữa các quốc gia trên thế giới Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vàcon người diễn ra sôi nổi và thuận lợi hơn bao giờ hết
- Phân công lao động quốc tế sâu rộng: Mỗi quốc gia tập trung sản xuất những
mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất và trao đổi với các quốc gia khác để đápứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Vai trò quan trọng của các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế như WTO,
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốcgia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò quan trọng trong việc quy định, điềuchỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế
- Áp dụng khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông
tin, đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế, giúp nângcao hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Trang 27- Phát triển đa dạng: Hệ thống thương mại quốc tế ngày càng đa dạng về hình
thức, phương thức và chủng loại hàng hóa, dịch vụ được trao đổi
1.4.2 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất thiếtlập các quy tắc thương mại giữa các quốc gia Trọng tâm của cơ quan này là cáchiệp định WTO, được đàm phán và ký kết bởi phần lớn các quốc gia thương mạitrên thế giới và được quốc hội của họ phê chuẩn Mục đích là giúp nhà sản xuấthàng hóa và dịch vụ, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tiến hành hoạt động kinh
doanh của họ [5]
Có một số cách hiểu khác nhau về Tổ chức Thương mại Thế giới Đó là một tổchức để mở cửa thương mại Đây là một diễn đàn để các chính phủ đàm pháncác hiệp định thương mại Đó là nơi để họ giải quyết các tranh chấp thương mại,
và vận hành một hệ thống các quy tắc thương mại Về cơ bản, WTO là nơi màcác chính phủ thành viên cố gắng giải quyết các vấn đề thương mại mà họ phảiđối mặt với nhau
WTO được điều hành bởi các chính phủ thành viên Tất cả các quyết định quantrọng đều được đưa ra bởi toàn thể thành viên, hoặc bởi các bộ trưởng (thườnghọp ít nhất hai năm một lần) hoặc bởi các đại sứ hoặc đại biểu của họ (nhữngngười họp thường xuyên tại Geneva)
1.4.3 Các hiệp định thương mại tự do (FTA)
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa
và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào
27
Trang 28cản của thương mại [7]
Nếu bạn đang muốn xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, Việt Nam có thể đã đàm phán đối xử thuận lợi thông qua một FTA để tạo điều kiện thủ tục dễdàng hơn và với mức thuế thấp hơn cho bạn Việc tiếp cận các lợi ích của FTA đối với sản phẩm có thể đòi hỏi phải ghi chép nhiều hơn nhưng cũng có thể mang lại cho sản phẩm lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm từ các quốc gia khác Các FTA thường giải quyết rất nhiều hoạt động của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn:
Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan nếu đủ điều kiện Ví dụ, một quốc gia thường đánh thuế 12% giá trị của sản phẩm nhập khẩu sẽ xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm có xuất xứ (như được định nghĩa trong FTA) tại quốcgia xuất khẩu, điều này làm cho sản phẩm của bạn có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia đối tác FTA
Tiêu chuẩn sản phẩm: khả năng cho các nhà xuất khẩu tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn sản phẩm ở nước đối tác FTA
Các doanh nghiệp dịch vụ: khả năng các nhà cung cấp dịch vụ của nước xuất khẩu cung cấp dịch vụ của họ ở nước đối tác FTA
1.4.4 Các tổ chức kinh tế khu vực
Các tổ chức kinh tế khu vực là những tổ chức phi chính phủ được thành lập bởicác quốc gia trong một khu vực địa lý nhất định để thúc đẩy hợp tác kinh tế vàphát triển chung Các tổ chức này thường có chung mục tiêu thúc đẩy thươngmại và đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải vàviễn thông, và phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô
Trang 29- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): ASEAN được thành lập vào
năm 1967 bởi 5 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines,Singapore và Thái Lan ASEAN đã mở rộng thành 10 thành viên với sự gia nhậpcủa Brunei Darussalam, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam Mục tiêu củaASEAN là thúc đẩy hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các nước thành viên
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC): APEC
được thành lập vào năm 1989 bởi 12 nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương.APEC có mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế và
kỹ thuật, và phát triển bền vững trong khu vực
- Liên minh châu Âu (EU):EU là một liên minh kinh tế và chính trị của 27quốc gia châu Âu EU có thị trường chung duy nhất, nghĩa là hàng hóa, dịch vụ,vốn và con người có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên EU cũng
có chung đồng tiền là euro
- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA): NAFTA là một thỏa thuậnthương mại tự do giữa Canada, Mexico và Hoa Kỳ NAFTA đã được thay thếbởi Hiệp định Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) vào năm 2020
- Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur): Mercosur là một khối thị trườngchung gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela Mercosur cómục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất để thúc đẩy thương mại và đầu tưgiữa các nước thành viên
Các tổ chức kinh tế khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp táckinh tế và phát triển khu vực và toàn cầu Chúng giúp các quốc gia trong mộtkhu vực địa lý nhất định hợp tác để giải quyết các vấn đề chung, thúc đẩythương mại và đầu tư, và phát triển kinh tế
1.4.5 Các yếu tố phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
Ngoài thuế quan, còn có rất nhiều yếu tố phi thuế quan khác có thể ảnh hưởngđến thương mại quốc tế Các yếu tố phi thuế quan này có thể được chia thànhnhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
29
Trang 30- Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về chất lượng, an toàn, sức khỏe,môi trường đối với hàng hóa được trao đổi quốc tế
Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể được áp dụng bởi các chính phủ, tổ chứcquốc tế hoặc các tổ chức tư nhân
Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể gây cản trở thương mại quốc tế nếu chúngkhông được hài hòa hóa giữa các quốc gia
- Biện pháp bảo vệ thương mại:
Biện pháp bảo vệ thương mại là những biện pháp được các chính phủ ápdụng để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh củahàng hóa nhập khẩu
Các biện pháp bảo vệ thương mại có thể bao gồm thuế chống bán phá giá,thuế chống trợ cấp, và hạn ngạch nhập khẩu
Các biện pháp bảo vệ thương mại có thể gây cản trở thương mại quốc tế
và dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại
- Thủ tục hành chính:
Trang 31 Thủ tục hành chính phức tạp có thể gây cản trở thương mại quốc tế bằngcách làm tăng chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp.
Các thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa và minh bạch hóa để tạođiều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế
- Quyền sở hữu trí tuệ:
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với sáng chế, thương hiệu,kiểu dáng công nghiệp, bản quyền
Quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo
và phát triển kinh tế
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả có thể góp phần thúcđẩy thương mại quốc tế
- Hạ tầng giao thông vận tải:
Hạ tầng giao thông vận tải kém phát triển có thể gây cản trở thương mạiquốc tế bằng cách làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyểnhàng hóa
Cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải để tạo điều kiện thuận lợicho thương mại quốc tế
- Mức độ tham nhũng:
Mức độ tham nhũng cao có thể gây cản trở thương mại quốc tế bằng cáchlàm tăng chi phí kinh doanh và tạo ra môi trường kinh doanh không minhbạch
Cần chống tham nhũng để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh vàthúc đẩy thương mại quốc tế
31
Trang 32Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố phi thuế quan khác có thể ảnh hưởng đến thươngmại quốc tế, chẳng hạn như giá cả nguyên liệu đầu vào, tỷ giá hối đoái, và biếnđộng kinh tế vĩ mô.
Các yếu tố phi thuế quan có thể có tác động đáng kể đến thương mại quốc tế Do
đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến cácyếu tố phi thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế pháttriển
1.5 Hoạt động Thương mại quốc tế
1.5.1 Xuất khẩu hàng hóa
ĐN: Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành
vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bênngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyểnđổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuấtkhẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu
để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tếhướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu
để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ [2]
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:
- Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nướckhông thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài vào tỷgiá hối đoái
- Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế củanước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên
Trang 33- Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giátrị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quyđổi về tiền trong nước trở nên cao hơn.
1.5.2 Nhập khẩu hàng hóa
ĐN: Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá
trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giálấy tiền tệ là môi giới Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệthống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và
bên ngoài [3]
Vai trò:
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hòa nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng
- Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậccủa sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độphát triển trong xã hội
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất
- Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế
độ tự cấp, tự túc
- Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được)
33
Trang 34- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước khác nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa
1.5.3 Dịch vụ thương mại quốc tế
- Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải bao gồm vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường
bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt
Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải cần đáp ứng các tiêu chuẩn về antoàn, hiệu quả và chất lượng dịch vụ
Trang 35 Dịch vụ viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người và
hỗ trợ hoạt động kinh doanh
Ngành viễn thông cần phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp
- Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ tư vấn bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật,
tư vấn quản lý cho doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro
Ngành dịch vụ tư vấn cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
1.5.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư trực tiếp vào một quốc giakhác để tạo lập doanh nghiệp hoặc mua lại doanh nghiệp hiện có FDI đóng vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnhtranh và hội nhập quốc tế của các quốc gia
Lợi ích của FDI:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: FDI mang lại nguồn vốn đầu tư, công nghệ
mới, và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tạo ra việc làm: FDI giúp tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết
vấn đề thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động
Nâng cao năng lực cạnh tranh: FDI giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp
cận công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thúc đẩy hội nhập quốc tế: FDI giúp tăng cường giao lưu hợp tác giữa các
quốc gia, thúc đẩy hội nhập quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế
35