1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thực trạng bán hàng và quản trị bán hàng của công ty cổ phần acecook việt nam

65 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Bán Hàng Và Quản Trị Bán Hàng Của Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam
Tác giả Tran Thi Ngoc Duyễn, Nguyễn Thị Mỹ Duyễn, Trần Thị Ngọc Trúc, Pham Ngoc Huyễn, Tran Ngoc Thong, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Vũ Thị Ngọc Hoa
Người hướng dẫn Lờ Đức Lõm
Trường học Trường Đại Học Cơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị bán hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài « Pham vi nghiên cứu: + Không gian: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam + Thời gian: các số liệu dùng đề nghiên cứu chủ yếu các năm gần đây ‹ - P

Trang 1

BO CONG THUONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THANH PHO CHI MINH

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

TIEU LUAN

DE TAI: THUC TRANG BAN HANG VA QUAN TRI

BAN HANG CUA CONG TY CO PHAN ACECOOK

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THANH PHO CHI MINH

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HOCHIMINH CITY

TIEU LUAN

DE TAI: THUC TRANG BAN HANG VA QUAN TRI

BAN HANG CUA CONG TY CO PHAN ACECOOK

VIET NAM

DANH SACH THANH VIEN NHOM 11

4 Pham Ngoc Huyén Tran 20027261

5 Tran Ngoc Thong 20087241

6 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 20102861

Thành phố Hà Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2023

Trang 3

LOI CAM ON

Lời nói đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn đến phòng Dao tao trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn “Quản trị bán hàng” vào chương trình giảng dạy Quản tri ban hàng là một môn học hữu ích, giúp chúng em có các kiến thức, kỹ năng và công cụ đề quản lý đội ngũ bán hàng hiệu quả Quản trị bán hàng đưa ra các phương pháp hoạch định kế hoạch, nêu rõ các nhiệm vụ, quyền hạn, mỗi quan hệ công việc giúp chúng em ứng dụng vào thực tiễn về các kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng giúp chứng em có thể luyện tập

Tiếp đến, nhóm chứng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Lê Đức Lâm đã đồng hành cùng chúng em cả một học kì vừa qua Thời gian học vừa rồi, Thầy luôn tận tâm trong mọi tiết học Trong các buổi học Thầy cung cấp những kiến thức về môn “Quản trị bán hàng”, Thầy luôn đưa ra những tình huống bán hàng giúp chúng em củng cô kiến thức cũng như hiểu và năm rõ những nội dung về môn này Những kiến thức mà Thầy truyền đạt cho chúng em là hành trang vững bước cho quá trình làm việc của chúng em sau này Mặc dù đã có gắng hết sức do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận nên bài tiểu luận sẽ khó tránh khỏi sai sót và chưa chính xác mong Thầy xem xét và góp ý đề bài tiểu

luận của em được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc Thầy luôn đồi đào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn

Trang 4

1.13 — Ị trí hoạt động bán hÀHg su TT nh nh HH Ho 4

1.1.4 Phân loại các ngành nghề bán hàng nhe 5

1.2 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của quản trị bản hàng 2 55252255552 6

1.2.1 Khải niệm của quản trị bản hÒHG cuc nh nh Ho nhi nha 6 1.2.2 Chức năng của quản trị bản hỒH ác ch HH HH nh HH khai 7 1.2.3 Ý nghĩa của quản trị bán hÀng cà ch Hye 8

1.3 Mục tiêu của hoạt động quản trị bán hàng 0 0 2221222222112 nhe 8 1.3.1 Mục tiêu VỀ nhÂH S cà ST HT TH HH HH HH HH Han HH nh ru te 8 1.3.2 Muc tiéu vé doanh 86, lot NhUGN cecccccccccccccccsscsccccesescsssesessvesevsvevtvevsvtveteeveeees 9 1.4 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch bán hàng c1 222221112112 21x re sky 9

1.4.1 Mục tiêu của doanh HghiỆD cành nh nh nh HH HH HH Hở 9 1.4.2 Chiến lược của doanh nghiỆp SE HH He 9 1.4.3 Xây dựng kế hoạch bán hỒng nghe 10

1.5 Cơ cấu lực lượng bán hàng L2 0120121111221 12121111 1115112511152 1 112k ykg 11

1.5.1 Lực lượng bản hàng bôH ITOH ào cà cành nh HH HH HH to II 1.5.2 Lực lượng bán hàng bÊH HQOÀI ằà Sà Ặ ST HH kh thà 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAN HANG VA QUAN TRI BAN HÀNG CUA CONG TY CO PHAN ACECOOK VIET NAM ccccccccccetcettecetteeeeseeneeee 14 2.1 Khái quát vé Cong ty cé phan ACECOOK Viét Nam.i cccccccscccsceceseseseeeeseees 14 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CÔng t chen 14 2.1.2 Đặc điểm tô chức VỀ qHẲH Ïý St nh HH ru l6

2.1.3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh dodnh, SE ng trei 18

2.1.4 Các yếu tổ thuộc môi trường kinh dOqHl, chen yên 20 2.2 Tình hình và kết qua hoat déng kinh doanh cta COng ty cccccscecsceeeeeeeeees 26

Trang 5

2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gân đây của Công ty cô phân ACECOOK Việt NGHH Sàn ST HH Hà HT HH kh kh 26 2.2.2 Tình hình thực hiện các nghiệp vu co ban của hoạt động bán hàng của Công ty

2.3 Định vị doanh nghiỆp 0 00 2221221111211 121 1181111551511 1115128111 kg 28

2.3.1 Phân khúc thị IFHỜHg à ác nh Hà HH HE kh 28 2.3.2 Khách hàng IHHỊC HÍÊH à.à Gà Ăn nh TH HE KH ni tủ 28 2.3.3 Doanh số sản piẩNM ch HH HH HH ưng 30 2.3.4 Năng lực bán hàng CN ĐW ác TT nh HH HH kho 30 2.3.5 Dự báo bản hàng của CÔN ẨW à ST hở 31 2.4 Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm của Công ty cỗ phần

3.3.4 Chiến lược xúc tiễn hỗn 2P ttcecceeecteteetcnecteeeeessteetieerenennaees 43

TAI LIEU THAM KHẢO -2522s22E2221122112251221122112711221122122112 2.12 re 45 BIEN BAN SINH HOAT NHOM ccccccsccssscssesessesesveseseesesessesesessesestesesteestavesesvesesteses 48

Trang 6

LOI MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Nói đến doanh nghiệp, người ta thường nghĩ doanh nghiệp đó có thích nghỉ, có đáp ứng được nhu cầu của nên kinh tế thị trường không? Doanh nghiệp đó đạt được gì? Đóng góp được những gì? Hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, có hiệu quả hay không?

Do đó,đề thực hiện điều này ngoài đặc điểm của ngành và uy tín của doanh nghiệp thì

một trong những tiêu chuẩn dé xác định vị thẻ đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh dé phát huy và những mặt còn yếu kém đề khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích hiệu

quả kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế

phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những

quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn

Do vậy, vấn đề phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp đê tồn tại

và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bồi cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay cùng với chính sách mở cửa chủ động hội nhập nền kinh

tế thé giới của nước ta thời gian qua

Nhận thức được tầm quan trọng trên nên nhóm chúng em chọn đề tài “THỰC TRANG BAN HANG VA QUAN TRI BAN HANG CUA CONG TY CO PHAN ACECOOK VIET NAM”

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 7

Bài tiêu luận đi sâu tìm hiệu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động bán hàng và quản trị bán hàng đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt bán hàng và quản trị bán hàng tại công ty cô phần Acecook Việt Nam trong giai đoạn những năm gần đây Trên cơ sở

đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng và quản trị bán hàng và đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động bán hàng và quản tri ban hàng tại công ty

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng bán hàng và quản trị bản hàng của Công

ty Cô phần Acecook Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp

Mục đích nghiên cứu: Đưa ra nhưng mặt hạn ché, từ đó giúp doanh nghiệp phát

triển kinh doanh

4 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài

« Pham vi nghiên cứu:

+ Không gian: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

+ Thời gian: các số liệu dùng đề nghiên cứu chủ yếu các năm gần đây

‹ - Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Bài luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kèm theo kết quả khảo sát thu được đề thực hiện phương pháp suy luận logic nhằm rút ra những đề xuất các biện pháp và khuyến nghị về bán hàng và quản trị bán hàng của doanh nghiệp

5 Cấu trúc đề tài:

Chương I: Cơ sở lý thuyết về hoạt động bán hàng và quản trị bán hàng

Chương 2: Thực trạng (là cơ sở thực tiễn của đề tài) hoạt động bán hàng và quản tri ban hang

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng và quản trị bán hàng Công ty Cổ

phan Acecook Viét Nam

Trang 8

CHUONG 1: CO SO LY LUAN

1.1 Khái niệm, vai trò, vị trí của hoạt động bán hàng trong kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về bản hàng

Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phâm hay dịch vụ của

người bán chuyên cho người mua đề nhận lại từ tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao

đối đề thỏa thuận

Ngoài ra, bán hàng được định nghĩa là nền tảng kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đôi sản phẩm 11.2 Vai trò của hoạt động bản hàng

Bán hàng có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và xã hội

Đầu tiên, bán hàng giúp hàng hóa được lưu thông chuyền từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng Xã hội không có bán hàng thì nên sản xuất sẽ bị đình trệ, doanh nghiệp sản xuất ra không thể nào tiêu thụ, người tiêu dùng có nhu cầu về sản pham thì không biết lấy từ đâu Do đó, nêu không có bán hàng thì nền sản xuất chắc chăn sẽ gán nhiều khó khăn, nền kinh tế sẽ bị suy thoái vì khủng hoảng cung

cầu, xã hội vì thế không thé phat triển

Tiếp đến, bán hàng còn đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong giống máy kinh

tế Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa bay dịch vụ bán cho những người có nhu

cầu để thu về lợi nhuận Tiền thu về từ hoạt động bán hàng sẽ đưa vào sản xuất dé

tiếp tục sinh lợi đợt bán hàng tiếp theo, cứ như thế việc bán hàng giúp cho luồng tiền sẽ quay vòng từ tay người mua sang tay người bán rồi về tay người mua một

cách liên tục

Tiếp theo, bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán Đối với người mua, lợi ích của họ là có được sản phẩm Còn đối với người bán đó là lợi nhuận từ kinh doanh Nhờ hoạt động bản hàng mà luông tiền - hàng luân chuyên thường xuyên giữa người mua và người bán Mỗi vòng luân chuyển đều phát sinh lợi ích cho cả hai bên

Trang 9

Cuối cùng, hàng hóa giúp cho luân chuyên hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi

có nhu cầu Theo quy luật cung cầu, những nơi dư thừa hàng hóa thì giá sẽ thấp, ngược lại những nơi khan hiếm hàng hóa thì giá sẽ cao Do vậy, việc bán hàng ở

những nơi thiểu hàng hóa sẽ thu về lợi nhuận cao hơn những nơi hàng hóa dư thừa

Đây chính là động lực để doanh nghiệp di chuyên hàng hóa từ những nơi dư thừa, giá thấp bán ở những nơi hàng hóa khan hiểm, giá cao mong kiếm được lợi nhuận cao hơn Do đó, tình trạng khan hiểm hàng hóa sẽ giảm dần cho đến khi không còn cảnh nơi thì khan hiểm, nơi dư thừa hàng hóa nữa Do đó, bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng nhu cầu xã hội

Từ việc phân tích trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng đối với nên kinh tế - xã hội trên toàn thế giới Hoạt động bán hàng cũng mang lại lợi ích cho nhiều thành phần Do đó, thúc đây và phát triển các hoạt động bán hàng sẽ thúc đây xã hội phát triển, mang lại hưng thịnh cho đất nước, nâng cao mức sống, thỏa mãn các nhu câu cho tất cả mọi người trong xã hội

1.13 Vị trí hoạt động bản hàng

Hoạt động bán hàng là một phần của hoạt động kinh doanh, cụ thê bán hàng là một

bộ phận trong những yếu tô của marketing hỗn hợp

|

Í Hoạch định Động viên

| Đào tạo Đánh giá hoạt

Hình 1.1 Vi trí của hoạt động ban hang trong Marketing hén hợp

Trang 10

Nhân viên bán hàng như là loại truyền thông hai chiều, truyền thông điệp đến cho khách hàng và thu thập phản hồi của khách hàng Nhân viên bán hàng được xem như là công cụ truyền thông hiệu quả nhất trong các công cụ truyền thông, đặc biệt là các tình huống phức tạp Nhân viên bán hàng có thê làm được điều mà ngay cả nội đung quảng cáo hay nhất cũng không làm được, đó là xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài với người có quyền quyết định

1.14 Phân loại các ngành nghề bán hàng

Căn cứ theo địa điểm bán hàng :

Bán hàng lưu động ( bán hàng không cửa tiệm) : người bán phải đích thân đến nơi khách hàng đang hiện điện, hay đang có nhu cầu

Bán hàng tại cửa hàng, tại quầy hàng: là cách thức bán hàng mà người mua phải

tìm đến chỗ người bán đề thực hiện giao dịch, mua bán Người bán có sẵn các cửa

tiệm, quây hàng Loại này có thê bán lẻ hoặc bán si

Căn cứ theo quy mô bán:

Bán sỉ: là bán hàng mà khối lượng hàng hóa giao dịch trong mỗi thương vụ là rất lớn Người mua thường mua về đề bán lại hoặc sử dụng cho tập thẻ

Bán lẻ: là bán mà hàng hóa được bán ra cho người tiêu dùng cuối cùng với số lượng nhỏ

Căn cứ theo sự sở hữu hàng hóa:

Bán hàng tự sản tự tiêu: là cách thức bán hàng mà người bán tự sản xuất hàng hóa rồi bán trực tiếp cho người mua

Bán hàng mua lại: Người bán mua lại hàng hóa của nhà sản xuất hay một nhà phân phối khác theo cách mua đứt bán đoạn rồi toàn quyền định giá bán lại cho người khác

Bán hàng qua trung gian, đại lý, mô giới: người bán đóng vai trò trung gian, môi giới hay đại lý cho các nhà sản xuất

Căn cứ theo hình thái của hàng hóa:

Có hai hình thái là hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình

Bán hàng hóa: người bán sẽ bán những vật phâm hữu hình như hàng tiêu dùng, hàng sử dụng vào các trường hợp khẩn cấp, hàng đặc sản cao cấp,

Trang 11

Bán hàng sẽ có: là bản những mặt hàng chưa được san xuất

Căn cứ theo hình thức cửa hàng:

Ban hàng tại cửa tiệm chuyên doanh: là các cửa hàng chỉ bán chuyên một mặt hàng, một nhóm mặt hàng hay một nhãn hiệu

Bán hàng tại siêu thị: là loại hình cơ sở kinh doanh đặc biệt bao gồm một quần thê phức hợp các mặt bằng được xây dựng ở những khu vực rộng lớn, chuyên dùng Bán hàng tại trung tâm thương mại: là một tô hợp tập trung các cơ sở thương mại bán lẻ và bán buôn, kê cả địch vụ ăn uống, khách sạn, bãi đỗ xe, các cơ sở dịch vụ

sinh hoạt xã hội

Ban hang tai cửa tiệm tạp hóa, bách hóa: là ban nhiều loại hàng hóa thiết yếu khác nhau Quy mô nhỏ, thường chỉ có một hoặc hai người bán phục vụ khách hàng Bán hàng tại sạp chợ: là bán một sô mặt hàng cùng chủng loại trong các sạp chợ Căn cứ theo đối tượng:

Bán cho người tiêu dùng: người mua hàng hóa nhằm mục đích tiêu đùng cá nhân , không mua đề kinh doanh hay bán lại để hưởng chênh lệch

Bán cho khách hàng công nghiệp: người mua hàng hóa với sô lượng lớn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay sử dụng tập thẻ

Bán cho khách hàng thương nghiệp: người mua mua hàng hóa đề bán lại nhằm hưởng phần chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra

Bán xuất khẩu: người mua mua hàng đề bán ra nước ngoài

Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của quản trị bán hàng

1.2.1 Khải niệm của quản tri ban hang

Quan tri ban hang là hoạt động quản trị của những người trong lực lượng bán hàng hoặc giữa những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng Tùy vào từng

Trang 12

công ty mà quản lý bán hàng có các danh vị khác nhau như quản lý bán hang theo ngành hàng, quản lý theo từng quận, khu vực, giám sát viên hay giảm sát bán hàng Tuy nhiên, đặc điểm chung của các chức vụ này đều giám sát trực tiếp những người đại điện cho bán hàng theo lĩnh vực và những người này thường phải báo cáo lại cho những người quản lý cấp cao hơn trong công ty

1.2.2 Chức năng của quản tri ban hang

Chức năng hoạch định: nhà quản lý bán hàng phải xây dựng và thiết lập kế hoạch, chiến lược bán hàng Các nhà quản trị cấp cao của công ty đặt ra các mục tiêu và xây dựng chiến lược tông thê cho tổ chức mình Nhà quản trị bộ phận bán

hàng sẽ phải tiếp nhận và tựu xây dựng kế hoạch, chiến lược, mục tiêu bộ phận dé

thực hiện mục tiêu chung của công ty Ngoài ra, nhà quản trị bán hàng cũng xây

dựng chương trình hành động cụ thể đề thực hiện kế hoạch, chiến lược, mục tiêu

do minh dua ra

Chức năng tô chức: Nhà quản lý bán hàng phải thiết kế cơ cầu tổ chức của lực lượng bán hàng sao cho cơ cầu ấy có thê thực hiện được mục tiêu tổng thê và

cá thể của bộ phận Sau khi xây dựng cơ câu lực lượng bán hàng, nhà quản trị thực

hiện phân công công việc, phân quyền hay ủy quyền đề triển khai kế hoạch xuống cho từng cá nhân trong lực lượng bán hàng

Chức năng lãnh đạo: Nhà quản lý bán hàng sau khi thiết lập mục tiêu và cơ cầu bán hàng sẽ tiễn hành tuyển chọn lực lượng bán hàng theo cơ cầu ấy Ngoài ra, nhà quản lý bán hàng còn phải thiết kế ra chế độ lương bồng, đãi ngộ, khen thưởng

và các chính sách dành cho đội ngũ bán hàng nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ bán hàng làm việc tốt và hết khả năng của mình Trong chức năng lãnh đạo,

nhà quản trị còn thực hiện nhiệm vụ đảo tạo, định hướng, huấn luyện đội ngũ bản

hàng nhằm hoàn thiện kiến thức và kỉ năng của họ

Chức năng kiêm tra: Đây là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý nói chung và nhà quản lý bán hàng nói riêng Nhà quản trị bán hàng phải thiết lập ra hệ thông và phương pháp đề giám sát và đánh giá lực lượng bán hàng sao cho có thê kiểm soát, đánh giá năng lực nhân viên bán hàng một cách chính

Trang 13

công bằng nhằm đưa ra mức lương, thưởng hợp lý, xứng đáng.

Trang 14

1.2.3 Ý nghĩa của quản trị bán hàng

Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp triển khai tốt những tiềm năng hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng trên cơ sở phát triển năng cao chất lượng sản phẩm, địch vụ thu hút khách hàng trên thị

trường cạnh tranh nhằm mục đích giành lấy thế chủ động, nâng cao vị thế cạnh

tranh, năng cao uy tín, tạo điều và kiện kèm theo phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động như quản trị mua, ban va dy trữ sản phẩm và hàng hóa

Thứ nhất, quản trị bán hàng bảo vệ thiết kế xây dựng và triển khai được tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp trên cơ sở dự báo thị trường Nhà quản trị bán hàng xác lập rõ tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp trong từng quá trình, trong từng khoảng thời gian nhất định và nỗ lực triển khai tiềm năng do dé dat

được hiệu quả cáo nhất trong hoạt động bán hàng

Thứ hai, quản trị bán hàng bảo vệ tăng trưởng được mạng lưới bán hàng tương thích với kế hoạch kinh doanh thương mại của doanh nghiệp đã được đưa ra bởi ban lãnh đạo, quản lý trước đó cho từng trường hợp và thời gian nhất định Thứ ba, quản trị bán hàng báo vệ thiết kế xây đựng được một lực lượng bán hàng có trình độ, có kỹ năng và kiến thức, có phẩm chất, thái độ tháo vát trong công việc đề đạt nhiều thành tích tốt Trong quá trình tiếp cận với khách hàng sẽ giúp người bán hàng có thêm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về sản phâm

và qua đó rèn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp với thái độ làm việc tích cực Thứ tư, quản trị bán hàng đảm bảo nắm bắt và điều chính các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp sát với sự biến động của thị trường Khi tiếp xúc gần với thị trường tiêu thị và mong muốn của khách hàng đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ hiểu rõ những điểm nào còn chưa tốt cần cải thiện đề giúp hoạt động bán hàng 1.3 Mục tiêu của hoạt động quản trị bán hàng

1.3.1 Mục tiêu về nhân sự

Mục tiêu này liên quan đến quá trình tuyển chọn nhân sự với những tiêu chuẩn được xây dựng rõ ràng, kỹ lưỡng nhằm xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như khả năng sáng tạo

Trang 15

trong ban

Trang 16

hang Do đó nhiệm vụ của nhà quản trị bán hàng phải tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ bán hàng hiệu quả, có chính sách khen thưởng hợp lý, xây đựng mối quan

hệ bền vững với nhân viên Sự phối hợp nhịp nhàng và tính thần làm việc tập thê với năng suất cao sẽ đem lại thành công cho bộ phận bán hàng

1.3.2 Mục tiêu về doanh số, lợi nhuận

Mục tiêu lợi nhuận là khoản lợi nhuận thu về sau quá trình tô chức bán hàng

và kinh doanh của doanh nghiệp Khoản lợi nhuận này có thê được phân chia thành

tổng lợi nhuận hay lợi nhuận của từng dòng sản phẩm Tuy nhiên đề dễ tính toán, các quản trị viên bán hàng thường dùng tỉ lệ phần trăm lợi nhuận cần đạt được làm

mục tiêu bán hàng thay vì xác định một khoản lợi nhuận nhất định Thêm vào đó, khi xây dựng mục tiêu lợi nhuận, các quản trị viên bán hàng phải căn cứ vào tính khả thi, có thể đạt được và xác định khoảng thời gian cụ thể Một số căn cứ để xây dựng mục tiêu lợi nhuận gồm: mục tiêu của toàn doanh nghiệp, doanh số bán hàng,

giá thành sản phẩm

1.4 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch bán hàng

1.4.1 Mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp là tất cả những thành quả, hiệu quả công việc,

lợi nhuận doanh nghiệp mong muốn thực hiện được Là yếu tổ cực ky quan trọng

và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chung Có tầm nhìn, xác định rõ sứ

mệnh và hoạch định cụ thể kế hoạch đường dài, việc doanh nghiệp hoạt động én

định, nhịp nhàng và có tiềm năng trên thị trường khốc liệt chắc chắn là điều có thể

làm được Mục tiêu cũng có thể là ngắn hạn và dài hạn Bởi lẽ mỗi khoảng thời

gian khác nhau, chiến lược và chính sách của công ty lại có sự thay đôi

1.4.2 Chiến lược của doanh nghiệp

Việc xây dựng chiến lược bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành mục đích, mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả nhất thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn

lực Nhằm định vị và bán sản pham/ dich vu cho khach hang tiém nang, nham muc

đích đảm bảo doanh số và lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh Một số chiến lược bán hàng phổ biến là:

Chiến lược nguồn hàng

Trang 17

Chiến lược bán hàng cá nhân

Chiến lược bán hàng theo nhóm

Chiến lược bán hàng tư van

Chiến lược gia tăng giá trị

Việc hoạch định chiến lược bán hàng còn tùy thuộc vào trình độ, năng lực của lực

lượng bán hàng và ngân sách dành cho chiến lược bán hàng

1.4.3 Xây dựng kế hoạch bán hàng

Dự đoán tiêm năng thị trường và

dự báo doanh số

H

Dự đoán ngân sách và quy mô lực

TP lượng bán hàng

1

Hình 2 :Tiến trình lập kế hoạch bán hàng (Sách Quản Trị Bán Hàng, ĐHCN)

Các chiến lược tong thể của doanh nghiệp và các mục tiêu, chiến lược, chương

trình hành động của marketing sẽ là căn cứ đề nhà quản trị bán hàng đưa ra

Trang 18

mục tiêu ban hang trong dai han Nha quan tn sẽ nghiên cứu, xem xét mục tiêu thị

trường, phân khúc khách hàng, các chiến lược marketing để định vị và thu hút sự

quan tâm của khách hàng đề tiễn hành phân tích tiềm năng thị trường, đưa ra dự báo về doanh số bán hàng trong dài hạn cho từng phân khúc thị trường khác nhau Khi đó, nhà quản trị có thê lập chiến lược mối quan hệ khách hàng đề đưa ra các hoạt động và hành vị của đội ngũ bán hàng sao cho phù hợp

Sau đó, các nhà quản tri sé thiết lập câu trúc tô chức bộ phận theo chiến

lược, thiết kế chương trình phát triển năng lực đội ngũ bản hàng Tiếp theo, nha quản trị bán hàng sẽ thiết lập hệ thống lương bồng, đãi ngộ, chế độ tuyên dụng, đào

tạo, động viên và hệ thông đánh giá đội ngũ bán hàng, bảo đảm chiến lược bán hàng được thực thị

1.5 Cơ cấu lực lượng bán hàng

« - Tùy thuộc vào từng loại doanh nghiệp, quy mô cơ cầu và các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh mà lực lượng bán hàng có cách thức phân loại khác nhau Nhưng nhìn chung lực lượng bán hàng hiện nay phô biến được chia làm ba loại là: lực lượng của công ty, lực lượng bán hàng đại lý theo hợp đồng và lực lượng hỗn hợp

« _ Lực lượng bán hàng của công ty: Bao gồm tất cả những nhân viên có trách nhiệm

trực tiếp liên quan đến hoạt động bán hàng Lực lượng này gồm hai loại là lực

lượng bên trong và lực lượng trên thị trường (Bên ngoài)

1.5.1 Lực lượng bản hàng bên trong

- Là các yếu tô tồn tại bên trong tô chức, mang lại sức mạnh hoặc gây ra điểm yếu cho tổ chức, xuất phát từ môi trường bên trong Nó là một yếu tổ quan trọng ảnh

hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của tô chức

* Yếu tô khả năng tài chính:

- Kha nang nguồn vốn hiện có so với yêu cầu thực hiện các kế hoạch chiến lược

của doanh nghiệp

- Kha nang huy động các nguôn vôn từ bên ngoài

Trang 19

- Tình hình phân bồ và sử dụng nguồn vốn.

Trang 20

- Việc kiểm soát các chỉ phi

- Dòng tiền (thu va chi)

- Các quan hệ tài chính trong nội bộ và trong quan hệ với các đơn vị khác

* Yếu tỔ nhân lực:

- Khi nghiên cứu yêu tô nhân lực cần chú ý

- Tổng nhân lực hiện có của doanh nghiệp

- Cơ cầu nhân lực

- Trình độ chuyên môn, trình độ làm nghề của lực lượng nhân lực

- Tinh hinh phan bố và sử dụng lực lượng nhân lực

- Vấn đề phân phối thu nhập, các chính sách động viên người lao động

- Kha nang thu hút nhân lực của doanh nghiệp

- Mức độ thuyên chuyên và bỏ việc

* Yếu tổ về văn hóa doanh nghiệp

- Thông qua doanh nghiệp là những chuân mực hành vi, những nguyên tắc, thủ tục có tính chính thức là mọi thành viên của tổ chức phải nói theo, phải thực

hiện

* Yéu t6 vé Marketing:

- Các chương trình Marketing được thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay

không và khả năng hoạt động Marketing của tô chức so với đối thủ cạnh tranh Đưa ra phương hướng hoạt động Marketing

* Khả năng sản xuất kinh doanh

Khi nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề:

- Quy mô sản xuất của tô chức

- Việc bồ trí đây chuyên sản xuất kinh doanh

- Hệ thống điều hành sản xuất, kinh doanh

Trang 21

-Kha nang cai tién k¥ thuat

-Kỹ năng ứng dụng công nghệ mới

1.5.2 Lực lượng bản hàng bên ngoài

Môi trường bên ngoài bao gồm những yếu tố mang lại cơ hội hoặc đe doa cho doanh nghiệp Nó còn được phân loại thành:

Môi trường vĩ mô : là một trong những môi trường ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của mọi tô chức kinh doanh nói chung Nhóm này có tác động trên bình diện rộng va lâu đài đối với một doanh nghiệp Chăng hạn, chúng tác động đến cả ngành sản xuất kinh doanh, và đo đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

Nhóm này bao gồm:

- Các yếu tô kinh tế vĩ mô

- Các yếu tô xã hội

- Các yếu tô văn hóa

- Các yếu tô về nhân khâu, dân số

- Các yếu tô thuộc về hệ thống chính trị, về sự lãnh đạo và quản lý của Nhà

nước

- Các yếu tố công nghệ và tiễn bộ khoa học kỹ thuật

- Các yếu tô quốc tế

Môi trường vi mô : Môi trường ngoại vi trực tiếp của doanh nghiệp có tác động liên tục và trực tiếp đến nó được gọi là môi trường vi mô Nó bao gồm các nhóm:

- Nhóm cạnh tranh trực diện

- Nhóm các nhà cung ứng

- Nhóm các khách hàng

- Nhóm những người môi giới trung gian

- Nhóm các đối thủ tiềm an

- Nhóm các giới chức địa phương và công chúng

Trang 22

CHUONG 2: THUC TRANG HOAT DONG BAN HANG VA QUAN TRI BAN HANG CUA CONG TY CO PHAN ACECOOK VIET NAM

2.1 Khái quát về Công ty cô phần ACECOOK Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Ngày 15/12/1993: Với vốn đầu tư 4 triệu USD đã thành lập ra công ty Liên Doanh

Vifon - Acecook Thành phần liên doanh bao gồm công ty Acecook thuộc tập đoàn thương mại tài chính Marubeni của Nhật Bản chiếm 60% và Công ty kỹ nghệ thực

phẩm sản xuất mì ăn liền Vifon Việt Nam VIFON chiếm 40%

Ngày 7/7/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Sản phâm

đầu tiên là phở cao cấp được sản xuất đê phục vụ thị trường phía Nam Khi đó, số lượng nhân viên của công ty chỉ có khoảng 100 người

Ngày 28/02/1996: Thành lập chỉ nhánh bán hàng ở Cần Thơ, chịu trách nhiệm bán hàng cho toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời công ty bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khâu Mỹ Doanh số xuất khẩu là 0,015 triệu USD

Ngày 06/09/1997: Thành lập chỉ nhánh ban hang tại Hà Nội phục vụ toàn bộ thị

trường phía Bắc

Năm 1998: Công ty cho ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị trường, là một sản phâm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới trong ngành

mì ăn liền Việt Nam

Năm 1999: Lần đầu tiên hoạt động danh hiệu “hàng Việt Nam, chất lượng cao”

Đồng thời, đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam

Năm 2000: Cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Công ty và là bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền Đó là sự ra đời của sản phẩm mì Hảo Hảo, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường

Trang 23

chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam

Năm 2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước, xuất khẩu và quảng bá

thương hiệu Đến cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị

trường mì ăn liền cả nước với hệ thông trên 700 đại lý phủ rộng khắp cả nước Ngày 15/1/2004 khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2014 Từ ngày 3/2/2004, chính thức đối tên thành công ty TNHH

Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bán và đi dời nhà máy về Khu công

nghiệp Tân Bình Tháng 6/2004 tăng cường thêm I nhà máy tại Bắc Ninh Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay

Ngày 18/1/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đôi tên thành Công ty cô phần Acecook Việt Nam Đồng thời trở thành thành viên chính thức Hiệp hội MAL thể giới

Ngày 7/7/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất

Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á

Năm 2015: Công ty Cô phần Acecook Việt Nam đã thay đôi nhận diện thương hiệu mới

Năm 2016: Công ty Cô phần Acecook Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu thực phẩm an toàn, tin đùng 2016 đo Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phâm Việt Nam tô chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm hưởng ứng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phâm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho xã hội Đồng thời, nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Quá chuông vàng 2016 do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tô chức

Trang 24

Nam 2017: Lot top 10 Céng ty thyc pham đồ uống uy tín năm 2017 (đứng ở vị trí thứ 3 theo kết quá nghiên cứu đánh giá của Vietnam Report Đồng thời lọt top 100

nơi làm việc tốt nhất

Nam 2018: Mi Hảo Hảo của Acecook được Tô chức ký lục Việt Nam xác lập kỷ

lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm qua (từ năm

2000 - 2018)

Năm 2019: 7 năm liên từ năm 2012 Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên top 1

thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam theo đữ liệu của

Kantar Worldpanel

Năm 2020: 10 năm liền từ năm 2010 - 2020, hơn 20 tỷ gói mì đã được tiêu thụ, có

mặt tại hệ thong siêu thị, cửa hàng ban le, tap hoa, trén tat ca 63 tinh thanh ca nước Việt Nam và xuất khâu đến 40 quốc gia

2.1.2 Đặc điểm tô chức về quản ly

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức

Trang 25

Sứ mệnh

Acecook với sứ mệnh “Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chất lượng mang đến SỨC KHÓE - AN TOÀN — AN TÂM cho khách hàng” Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền đề tạo sự

an toàn và an tâm cho khách hàng Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phâm mì ăn liền

Tâm nhìn

Acecook có tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực đề thích ứng với quá trình toàn cầu hóa

Giá trị cốt lõi

Với câu slogan “COOK HAPPINESS” mang gia tri vừa mang giá trị của công ty

Acecook, vừa thê hiện cu thé bằng 3 chữ “HAPPY” như sau:

- Happy Customers

Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực đề làm cho khách hàng, những người sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc Do đó, công ty sẽ luôn sản phẩm thật ngon, thật chất lượng, an toàn - an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cụ thẻ,

cân thực hiện triệt đề 3 mục tiêu như sau:

° Đảm báo sử dụng nguyên vật liệu an toàn

° Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất

° Theo đõi quy trình phân phối, bảo quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không đề ảnh hưởng xấu đến chất lượng

- Happy Employees

Trang 26

đình của họ cảm thấy hạnh phúc Do đó, công ty sẽ luôn có gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt, quan tâm đến công việc và đời sống của cán

bộ công nhân viên

- Happy Society

Acecook Viét Nam luén né lye dé lam cho xã hội cảm thấy hạnh phúc Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng Bên cạnh đó, công ty

tích cực tài trợ và tô chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường nhằm

công hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp

2.1.3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh

* Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh

Acecook là một trong những công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn Với các dòng sản phẩm như

mì, miễn, phở, hủ tiếu, bún với các thương hiệu như Hảo Hảo, Phú Hương, Đệ Nhất, Phở Xưa và Nay và cách đóng gói các sản phẩm này cũng rất đa rạng Sản xuất và chế biên thực phẩm là ngành nghề đòi hỏi:

- _ Sản phẩm có tính chất sống: Thực phẩm có tính chất sống, tức là nó có thể

dễ đàng bị hư hỏng và gây hại cho người sử đụng nếu không được bảo quản và sản xuất đúng cách

- - Yêu cầu chất lượng cao: Thực phâm là một sản phâm trực tiếp tác động đến

sức khỏe của con người, vì vậy yêu cầu vẻ chất lượng của sản phẩm rất cao

- _ Yêu cầu vẻ an toàn thực phẩm: Với tính chất sống và yêu cầu về chất lượng

cao, lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phâm yêu cầu sự chú ý đặc biệt đến

an toàn thực phâm, đảm bảo sản phâm không gây hại cho người tiêu dùng

Trang 27

các công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất

- _ Cần đảm bảo nguồn nguyên liệu: Thực phâm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, vì vậy cần phải đảm bảo nguồn nguyên liệu ôn định

và chất lượng

- _ Thị trường cạnh tranh cao: Lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phâm là một

thị trường cạnh tranh cao, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ Do đó, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh tốt, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đề tạo ra sản phâm có giá trị cạnh tranh

* Đặc điềm về sản phẩm:

Acecook sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu chất lượng cao và đóng gói trong bao bì tiện lợi, có nhiều hương vị khác nhau đề phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, trường học và khu công nghiệp trên toàn quốc Việt Nam, đồng thời có hệ thông phân phối đa dạng gồm cả bán hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi Sản phẩm được sản xuất từ

nguyên liệu tươi sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm, đám bảo dinh dưỡng

và hương vị tốt Sản phâm được phân phối rộng lớn trên toàn quốc và xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia trên thé giới

Với sự phát triển thương hiệu không ngừng nghỉ, Vina Acecook đã đạt được những

danh hiệu danh giá như:

Danh hiệu Top 100 đoanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Vietnam Report, 2020) ._ Giải thưởng Vàng vẻ chất lượng của Viện Nghiên cứu và Phát triển gia công

sản xuất Việt Nam (2019)

Huy chương Vàng Liên hoan Nghệ thuật Mâm cơm Việt Nam (2019)

Trang 28

Nhăm đến bao gồm các người tiêu đùng có nhu cầu sử đụng mì ăn liền như lao động văn phòng, học sinh, sinh viên, người đi làm, người già và các gia đình Ngoài ra, công ty cũng nhắm đến các đối tượng khách hàng khác như người tiêu dùng tại các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng tiện lợi Đối tượng khách hàng của Acecook cũng đa đạng về độ tuôi và giới tính, từ trẻ em đến người giả và từ nam giới đên nữ giới

Acecook sản xuât và phân phôi các sản phâm mì ăn liên với nhiều hương vị và dạng sản phâm khác nhau đề phù hợp với nhu cầu và thị hiểu của từng khu vực

Ví dụ như ở miền Bắc, Acecook có các sản phẩm mì gói cay cay như "Hương vị phố Hàng" hay "Mi cay Hàn Quốc" Trong khi ở miền Nam, sản phẩm mì gói

"Bún bò Huế" hay "Hủ tiêu Nam Vang" lại được ưa chuộng hơn

Ngoài ra, Acecook cũng có các sản phâm đặc trưng của vùng miền như "Mi Quảng đặc biệt" cho khách hàng miền Trung, "Bún riêu cua đồng" cho khách

hàng miền Đông Nam Bộ

Bên cạnh đó, Acecook cũng có những sản phẩm riêng cho các đối tượng khách hàng như "Mi ăn liền hảo hạng" cho người thích sản phâm cao cấp, "Mi ăn liền hữu cơ" cho người quan tâm đến sức khỏe và sản phẩm sạch

2.1.4 Các yếu tổ thuộc môi trường kinh doanh

Môi trường vĩ mô:

- _ Các yếu tô quốc lễ:

Doanh thu của Acecook trong tháng 3/2020 tăng 29% so với cùng kỷ năm trước, đồng thời tăng 10% so với tháng 2/2020 Acecook hiện đã tăng sản lượng khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường Mỗi ngày doanh nghiệp này sản xuất được 400.000-450.000 hộp Theo thông kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với

năm trước, nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do trước tác động

Trang 30

Covid-19, nhu cau của người tiêu dùng tăng mạnh Năm 2021, doanh thu của Acecook là 12.263 tỷ đồng, tăng 6%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.367 tỷ đồng, giảm 28%

Các nhà sản xuất và chiếm thị phan lớn nhất trên thị trường mỉ ăn liền toàn

cầu hiện có Nissin Food Holdings; Nestle SA; ITC Limited; Capital Food Pvt Ltd; Ajinomoto Co, Inc; Acecook Viét Nam; Indofood Sukses Makmur Tbh; Aico Food Ltd; Samyang Corporation; Unilever PLC; Nongshim Co Ltd; Hebei Hualong Food Group va Master Kong

Từ thông kê của Hiệp hội mì ăn liền thé gidi (WINA), co thé thay thi trường

châu Á có mức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, xếp hạng đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thai Lan va Malaysia la 5 thị trường tiêu thụ lớn, chiém 25,24% Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, mức tiêu thụ năm 2020 sẽ tăng 29,47% so với năm 2019 Trong số các nước ASEAN, nhu cầu đôi với hàng hóa ở Philippines cũng tăng Mi ăn liền va mi ly sẽ đạt 16,10% vào năm 2020

Unit: Million Servings Updated on May 13, 2022

China/Hong Kong

Trang 31

© Méi trong kinh té:

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ồn định và phát triển vững chắc trong thời

gian gần đây Sự ôn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

của ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành thực phẩm ăn nhanh đề phục vụ nhu cầu của người dân và nhu cầu xã hội hiện nay Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến đời sông của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao Mặt hàng thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người Chính vì lẽ đó nhu cầu về cuộc sống cũng như ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn

® - Môi trường chính trị và pháp luật

Sự ổn định về chính trị và quan điểm chính sách lớn của Việt Nam thu hút nhiều

đầu tư nước ngoài và thúc đây sản xuất của các doanh nghiệp Điều này giúp các

doanh nghiệp tránh được sức ép của bất ôn định chính trị và tạo điều kiện phục vụ

sản xuất Nguồn đầu tư vốn nước ngoài giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất và

mở rộng thị phần Hệ thống luật pháp được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho

hoạt động kinh tế và duy trì sự ôn định vẻ chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

và hoạt động kimh doanh của doanh nghiệp

® - Môi trường văn hóa và xã hội:

Thị hiểu, trào lưu : Việt Nam là một nước đang phát triển với nhu cầu tiêu dùng thiết yếu chiếm tỷ lệ cao, khoảng 50% Hiện nay, Việt Nam tiêu thụ một lượng lớn

mì ăn liền và có tiềm năng phát triển thị trường này, tuy nhiên đối thủ cạnh tranh

rất đông đáo Người Việt Nam hiện đại quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và thích

sử dụng sản phẩm tiện lợi Doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu này sẽ phát trién tốt và mang lại lợi nhuận

® Môi trường dân so:

Trang 32

Việt Nam là nước dang phat triển với dân số khoảng 99.440.353 người vào ngày 24/02/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (đứng thứ I5 thế giới).Năm

2022, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là đương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 879.634 người Do vậy, đây là một thị trường tiêu thụ đây tiềm năng và triên vọng, vừa là nguồn nhân lực đồi dào với giá nhân công rẻ Sự đô thị hóa tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể Trong

thời đại khoa học kỹ thuật cao như hiện nay, hầu hết mọi người đều bận rộn, không

có nhiều thời gian cho việc nâu nướng Vì vậy, mì gói nghiễm nhiên trở thành sự

lựa chọn tối ưu vì giá rẻ và tính tiện lợi Khách hàng mục tiêu của công ty Vma

Acecook là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên công sở, người lao động

Môi trường tự nhiên:

Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, giáp biên giới với Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia Lãnh thổ hình chữ S, có đường bo bién dai 3.260km Vi tri dia ly thuận lợi cho Vina Acecook kết nối với các đối tác bằng đường bộ, thủy và hàng không

Môi trường công nghệ:

Các công nghệ mới đang được áp dụng trong dây chuyên sản xuất thực phẩm ăn liền, giúp các công ty có nguồn vốn mạnh nhập về thiết bị tiên tiến, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao ưu thế cạnh tranh Acecook đã sử dụng các công nghệ tiên tiễn, môi trường và truyền thông đề quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình cho khách hàng

Yếu tổ vi mô:

Khách hàng: Đôi tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên Ngoài ra VNA cũng hướng đến các bà nội trợ, nhân viên văn phòng Đáp ứng nhu cầu thích ăn ngon, bổ, rẻ, nhanh gọn, VNA tiến hành tung ra nhiều sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau đảm bảo phủ được thị trường nhưng vẫn tập trung với lượng lớn đối tượng mục

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.1.  Vi  trí  của  hoạt  động  ban  hang  trong  Marketing  hén  hợp - Đề tài  thực trạng bán hàng và quản trị bán hàng của công ty cổ phần acecook việt nam
nh 1.1. Vi trí của hoạt động ban hang trong Marketing hén hợp (Trang 9)
Hình  2  :Tiến  trình  lập  kế  hoạch  bán  hàng  (Sách  Quản  Trị  Bán  Hàng,  ĐHCN)  Các  chiến  lược  tong  thể  của  doanh  nghiệp  và  các  mục  tiêu,  chiến  lược,  chương  trình  hành  động  của  marketing  sẽ  là  căn  cứ  đề  nhà  quản  trị  bán - Đề tài  thực trạng bán hàng và quản trị bán hàng của công ty cổ phần acecook việt nam
nh 2 :Tiến trình lập kế hoạch bán hàng (Sách Quản Trị Bán Hàng, ĐHCN) Các chiến lược tong thể của doanh nghiệp và các mục tiêu, chiến lược, chương trình hành động của marketing sẽ là căn cứ đề nhà quản trị bán (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN