-Quyền sở hữu chính là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với các tài sản; quyền sở hữu cũng chính là quyền tổng hợp của những quyền năng cụ thế đối với các tài sản, đó chính là quyền
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ
MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài: QUYỀN SỞ HỮU
Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Lớp HP :
422000317224 Khoa : Công nghệ Hóa học
Tp HCM, ngày 29 tháng 1 năm
2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
3
NỘI DUNG
I ĐỊNH
NGHĨA
4
II NỘI
DUNG
5
1 Quyền chiếm
hữu 5 1.1 Chiếm hữu hợp
pháp 6
1.2 Chiếm hữu bất hợp
pháp 8
2 Quyền sử
dụng 9
3 Quyền định
đoạt 10 3.1 Định đoạt số phận thực
tế 11
3.2 Định đoạt số phận pháp
lí 11
III HÌNH THỨC SỞ
HỮU 11
1 Sở hữu toàn
dân 12
2 Sở hữu
riêng 12
Trang 33 Sở hữu
chung 13
3.1 Phân loại sở hữu
chung 13
3.1.1 Sở hữu chung theo
phần 13
3.1.2 Sở hữu chung hợp
nhất 14
IV KẾT
LUẬN
14
V TÀI LIỆU THAM
KHẢO 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu là quyền lợi hoặc quyền kiểm soát một tài sản, cho phép người sở hữu quyết định cách tài sản sẽ được sử dụng, chuyển giao, hoặc chia sẻ Quyền sở hữu có thể là độc quyền hoặc chia sẻ, và trong lĩnh vực pháp luật, nó được điều chỉnh bởi các quy định và hợp đồng để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan Trong mọi xã hội, phương thức chiếm hữu cơ sở vật chất và chế độ sở hữu là điểm đặc trưng có ý nghĩa quyết định vì thế tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những cơ sở vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống, an cư lạc nghiệp của các
cá nhân, cộng đồng chế định về quyền sở hữu giữ vai trò trọng tâm trong các chế định dân sự Tài sản là giá trị có thể đo lường
mà cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia sở hữu, bao gồm cả tài sản vật chất như đất đai, xe cộ và tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ Qua thực tiễn những năm thực hiện đường lối đổi mới
về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của chúng ta về chế độ sở hữu, vai trò của các chế độ và hình thức sở hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không còn giản đơn như trước đây Ngoài việc tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, nền tảng của sở hữu toàn dân, Nhà nước ta còn khuyến khích, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương đường lối của Đảng
Dù vậy trong thời điểm hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắt trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền sở hữu và tranh chấp về các quyền này còn nhiều phức tạp Việc giải quyết liên quan đến rất nhiều các chế định pháp lý khác, đặc biệt là các chế định về thừa kế Đây là vấn đề bức xúc mà việc giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Vì vậy hiểu biết về quyền tài sản là quan trọng và cần thiết để đưa ra những giải pháp cụ thể cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về tài sản , góp phần quan trọng vào việc đưa
Trang 5pháp luật vào đời sống, phát triển nền kinh tế - xã hội.Trong bài tiểu luận này chúng tôi sẽ phân tích sâu về quyền sở hữu
Trang 6I.Định nghĩa
-Quyền sở hữu được hiểu chính là một phạm trù pháp lý nhằm
để phản ánh các quan hệ sở hữu ở trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm là tổng hợp những quy phạm pháp luật về
sở hữu nhằm để điều chỉnh những quan hệ sở hữu ở trong đời sống xã hội Quy phạm về sở hữu chính là các cơ sở để xác nhận và để bảo vệ các quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, việc sử dụng cũng như là định đoạt tài sản
-Với tư cách là một chế định của pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi mà xã hội có sự phân chia về giai cấp và có nhà nước Pháp luật về sở hữu và nhà nước là có cùng một nguồn gốc và
nó không thể tồn tại tách rời nhau, do đó mà nó sẽ mất đi khi không còn nhà nước
-Quyền sở hữu chính là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với các tài sản; quyền sở hữu cũng chính là quyền tổng hợp của những quyền năng cụ thế đối với các tài sản, đó chính là quyền chiếm hữu, là quyền sử dụng và là quyền định đoạt
- Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại điều 158: “Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
- Từ đó quyền sở hữu có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau: + Theo nghĩa chủ quan đó là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình Quyền sở hữu
Trang 7bao giờ cũng gắn liền với chủ thể nên được coi là loại quyền tuyệt đối
+ Theo nghĩa khách quan thì quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
Vậy tài sản là:
-Theo Điều 105kBộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản
-Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
-Trong đó, bất động sản (Điều 107kBộ luật Dân sự 2015) bao gồm:
+ Đất đai
+Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng +Tài sản khác theo quy định của pháp luật
II.Nội dung
1.Quyền chiếm hữu
Trang 8Theo Bộ luật Dân sự 2015 điều 179: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ
sở hữu.”
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Khi thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Trong đời sống thường ngày, vẫn luôn có những trường hợp người không phải chủ sở hữu, chiếm hữu tài sản mà không theo quy định của pháp luật Chính vì vậy nên quyền chiếm hữu còn được chia ra hai loại là : Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp
1.1 Chiếm hữu hợp pháp
- Là hình thức chiếm hữu dựa trên cơ sở pháp luật, được pháp luật thừa nhận Chiếm hữu được coi là hợp pháp khi :
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
+ Chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản trong phạm vi uỷ quyền + Được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (người đang chiếm hữu hợp pháp chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý)
Trang 9+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định + Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định
Điều 231 Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại Trong thời gian chủ
sở hữu chưa đến nhận lại thì là chiếm hữu hợp pháp
Điều 186 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Điều 187 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
1 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định
2 Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
Điều 188 Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1 Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch
2 Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý
Trang 103 Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
1.2 Chiếm hữu bất hợp pháp
- Chiếm hữu bất hợp pháp là bị chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật nên không được pháp luật thừa nhận.Tức những người không phải chủ sở hữu cũng không được chuyển giao quyền chiếm hữu và không được pháp luật quy định có quyền chiếm hữu hợp pháp theo bất kì điều nào
- Chiếm hữu bất hợp pháp có hai khả năng xảy ra :
+ Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình : Là người chiếm hữu không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên
cơ sở pháp luật
Trang 11Ví dụ: Ông A mua một chiếc laptop cũ từ anh B, nhưng chiếc
laptop là do anh B ăn trộm mà có Ông A không hề biết việc này
vì vậy ông A đang chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình chiếc laptop
+ Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình : Là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật
Ví dụ: Anh A làm rớt chiếc ví có số tiền 5 triệu đồng trên
đường Chị B nhìn thấy sự việc và nhặt được, thay vì gọi anh A
để trả lại thì chị B quyết định giữ để tiêu xài dù biết chuyện này
là trái pháp luật Vì vậy chị B đang chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình số tiền và chiếc ví của anh A
- Việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình thực trên hết sức khó khăn, do vậy phải dựa vào nhiều yếu tố: trình
độ nhận thức, thời gian, địa điểm, giá trị tài sản,…Việc phân biệt này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó là: trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì nếu chiếm giữ liên tục, công khai một thời hạn do luật định, hết thời hạn đó có thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó
+ Ví dụ Điều 230 Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương
cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước
Trang 12- Ngoài ra, người chiếm hữu còn có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Ngược lại, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình thì trong mọi trường hợp phải trả lại tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
2 Quyền sử dụng
- Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.(Điều 189 bộ luật Dân sự 2015)
- Chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình bằng những cách thức khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân miễn là không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác.( Điều 190 bộ luật Dân sự 2015)
Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu của bài hát A, anh A có quyền kiểm
soát việc bên nào sử dụng, sao chép và yêu cầu bồi thường nếu
sử dụng trái phép theo quy định của pháp luật
- Người không phải chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật ( Điều
191 bộ luật Dân sự 2015)
Ví dụ: Người đi thuê trọ có quyền sử dụng phòng trọ tuy nhiên
quyền sử dụng này sẽ bị hạn chế theo thỏa thuận và hợp đồng với chủ sở hữu
- Ngoài ra, pháp luật còn quy định người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo qui định pháp luật Bởi lẽ, những người này họ hoàn toàn không biết mình đang chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ luật định
Ví dụ: Ông A mua một chiếc laptop cũ từ anh B, nhưng chiếc
laptop là do anh B ăn trộm mà có Ông A không hề biết việc này
vì vậy ông A vẫn có quyền sử dụng nó để dùng cho bất cứ công việc gì kiếm ra tiền mà không phải trả lại khi sự việc được phát giác
Trang 133.Quyền định đoạt
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản,
từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.( Điều 192
bộ luật Dân sự 2015)
Điều 193 Điều kiện thực hiện quyền định đoạt
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó
Điều 194 Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa
kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản
Điều 195 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật
Điều 196 Hạn chế quyền định đoạt
1 Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định
2 Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền
ưu tiên mua
3 Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó
- Vì chủ sở hữu có thể thực hiện quyền định đoạt thông qua các giao dịch dân sự như bán, trao đổi, tặng cho… hoặc tiêu dùng, tiêu hủy tài sản… nên quyền định đoạt được phân thành hai
Trang 14phần : Định đoạt số phận pháp lý tài sản và định đoạt số phận thực tế tài sản
3.1 Định đoạt số phận thực tế
- Tức là chủ sở hữu bằng hành vi của bản thân làm cho vật không còn trong thực tế nữa như : tiêu dùng hết, hủy bỏ, hoặc
từ bỏ quyền sở hữu đối với vật
Ví dụ: Bạn có một bộ bàn ghế, theo thời gian bộ bàn ghế dần
không còn chắc chắn, không đúng ý bạn nữa Bạn có quyền cưa
bỏ hoặc đốt bỏ nó
Ví dụ: Bạn đi siêu thị mua đồ ăn, bạn có quyền tiêu dùng hết
số đồ ăn đó
3.2 Định đoạt số phận pháp lý
- Tức là chuyển giao quyền sở hữu của bản thân cho người khác thông qua các giao dịch dân sự như: tặng , cho vay, ký kết hợp đồng mua bán, di chúc thừa kế tài sản,…
Ví dụ: Anh A muốn bán anh B chiếc xe SH Việc chuyển
nhượng, đổi tên phải thông qua pháp lý
Ví dụ: Ông muốn để lại tài sản cho con cháu trong nhà Ông có
quyền lập di chúc để phân chia, chuyển giao tài sản cho con cháu
- Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến vật đó
Ví dụ: Tiêu dùng hết tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối
với tài sản đó Khi bán tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu của người đã bán nhưng lại làm phát sinh quyền sở hữu về tài sản đó đối với người mua
III Hình thức sở hữu
- Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự nên bao gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung
- Theo Bộ luật Dân sự 2015 ( Điều 197 đến 220 ) hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung