1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Dân Trí

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Dân Trí
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Báo Mạng điện tử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 30,41 KB

Nội dung

Theo thời gian, ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm báo mạng điện tử ngày càng được biên tập kĩ lưỡng và thận trọng trước khi sản phẩm được đăng tải, do đó khi xét về phương diện ngôn ng

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Trao đổi thông tin và giao tiếp là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và xã hội Để đáp ứng nhu cầu đó, các phương tiện truyền thông, trong đó có báo chí, đã ra đời Cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của Internet, một loại hình báo chí mới đã xuất hiện, thoả mãn nhu cầu thông tin mọi lúc, mọi nơi của con người là báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử tuy có sau nhưng vẫn thừa hưởng những đặc điểm của các hình thức báo chí đã tồn tại trước nó, bao gồm khả năng truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ Theo thời gian, ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm báo mạng điện tử ngày càng được biên tập kĩ lưỡng và thận trọng trước khi sản phẩm được đăng tải, do đó khi xét về phương diện ngôn ngữ văn bản, ngôn ngữ được sử dụng trong báo điện tử không chỉ hàm súc, có tính thời sự, thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin mà còn sinh động, hấp dẫn và có thể đã chạm tới sự thoả mãn

cả nhu cầu thẩm mĩ về ngôn từ của con người

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bài báo mạng mang câu từ ngô nghê, không chuẩn mực hoặc tác giả bài báo soạn thảo theo lối “giật tít, câu view” bất chấp, trở nên phản cảm hoặc gây hiểu lầm đối với độc giả, vì vậy khiến cho ngôn ngữ của các văn bản này có những nhược điểm, hạn chế, không lột tả được chính xác, tường tận thông tin và vấn đề thời sự cũng như quan điểm của tác giả

về sự kiện được phản ánh, cho nên cần chấn chỉnh hiện tượng này để đảm bảo hiệu quả truyền tải thông điệp của ngôn ngữ báo chí

Bởi lẽ đó, là một sinh viên chuyên ngành Báo Mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tìm tòi và học tập về bộ môn Tiếng Việt thực hành,

em lựa chọn đề tài này để có cơ hội học hỏi và hiểu sâu sắc những điểm mạnh trong việc khai thác chức năng của ngôn ngữ nhằm tạo lập văn bản báo chí, cùng với đó là xem xét những hạn chế còn tồn đọng trong lối sử dụng ngôn từ thiếu sự

Trang 2

chọn lọc trong một vài bài báo mạng điện tử hiện nay, qua đó tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình từ những sai lầm của các nhà báo đi trước và bổ sung kiến thức làm nghề sau này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này là để làm rõ về ngôn ngữ mà báo Dân Trí sử dụng và đối chiếu ngôn ngữ đó với các quy chuẩn về đọc và viết trong tiếng Việt

Nhiệm vụ nghiên cứu của mục đích trên là khảo sát những đặc điểm thuộc phương diện ngôn ngữ trong các bài đăng của báo nhằm tìm tòi, phân tích những ưu điểm, đồng thời phát hiện và đưa ra giải pháp khắc phục những nhược điểm tồn tại trong cách viết các bài báo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ được sử dụng trong các bài đăng của báo điện tử Dân Trí (https://dantri.com.vn)

Phạm vi nghiên cứu: Các bài báo được đăng tải trên báo điện tử Dân Trí

từ ngày 17/5/2021 đến ngày 23/5/2021

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Cơ sở lí luận:

Nhu cầu trao đổi thông tin của con người đã xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và dân tộc Việt Nam cũng không ngoại lệ Ngay từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày thuở non nước còn sơ khai, từ những điều đơn giản như gọi tên sự vật, sự việc tồn tại trong thế giới khách quan đến những vấn đề lớn lao mang tính cộng đồng như xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ bờ cõi khỏi sự xâm lược của các thế lực ngoại xâm,… Sau mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt ngày càng được hoàn thiện để trở nên phù hợp với thực tiễn cuộc sống trong từng thời kì lịch sử Sau sự kiện Cách mạng tháng Tám

Trang 3

năm 1945 thành công, báo chí ở Việt Nam đã trở thành tiếng nói của nhân dân

về các vấn đề xã hội Cho tới ngày nay, báo chí vẫn giữ nguyên một vai trò tối quan trọng của nó, đó là thông qua ngôn ngữ viết để cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội Vì lẽ đó, ngôn ngữ báo chí phải thực sự chuẩn mực về cả hình thức và nội dung, phải chạm được đến mọi thành phần trong xã hội để tạo nên một cộng đồng nhân dân trong nước luôn được thoả mãn nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin cũng như được định hướng đúng đắn

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

‒ Phương pháp đọc tài liệu

‒ Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu nội dung:

Tiểu luận gồm 3 phần với các nội dung thành phần như sau:

I Mở đầu:

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

5 Kết cấu nội dung

II Nội dung:

1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

3 Đề xuất giải pháp

III Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài:

1.1 Báo chí và báo mạng điện tử:

Báo chí là những sản phẩm được xuất bản định kì có tác dụng thông báo, cung cấp thông tin về các vấn đề mới xuất hiện trong xã hội

Báo mạng điện tử là loại hình báo được xây dựng trên nền tảng web, có khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi và có thể được truy cập qua các thiết bị thông minh có kết nối Internet

1.2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử:

Ngôn ngữ là một hiện tượng mang bản chất xã hội, là hiện tượng xã hội đặc biệt; ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu bằng âm thanh, có chức năng làm phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy

Vậy, ngôn ngữ báo mạng điện tử là hệ thống tín hiệu giao tiếp được sử dụng trong tác phẩm báo mạng, hệ thống tín hiệu này lại được nhận biết bằng các con chữ và dấu câu Thông qua hình thức này, tác phẩm báo mạng đảm bảo truyền đạt thông điệp của tác giả bài báo tới độc giả

2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo Dân Trí:

2.1 Khảo sát, thống kê các bài báo trên trang báo Dân Trí:

Các bài báo về các chủ đề khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội được đăng tải hàng ngày, hàng giờ và nhận được rất nhiều lượt truy cập với mỗi bài, đặc biệt là các bài trên trang chủ Các ưu điểm, nhược điểm về mặt ngôn ngữ của các bài sẽ được trình bày cụ thể trong phần 2.2 dưới đây

2.2 Đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Dân Trí:

2.2.1 Ngữ âm:

Trang 5

Ngữ âm là âm thanh của ngôn ngữ, do con người tạo ra để giao tiếp Tuy nhiên những âm thanh như tiếng ho, tiếng nấc, tiếng kêu,… thì không thể xem là ngữ âm

Trong đa số các bài báo được đăng tải lên tờ báo điện tử Dân Trí, phần lớn dung lượng được dành cho kênh chữ viết và một phần nhỏ hơn được dành cho kênh hình ảnh để phụ trợ truyền tải thông tin cho kênh chữ viết Có thể khẳng định rằng với một tờ báo lớn và uy tín như báo Dân Trí, câu từ luôn được biên tập kĩ lưỡng nên khả năng xuất hiện những lỗi sai về ngữ âm trong câu từ là rất thấp Trong các bài báo được khảo sát, không một bài báo mà văn bản nào mắc các lỗi chính tả, lỗi viết hoa, các lỗi về thanh điệu, lỗi viết tắt tuỳ tiện,… Điều đó đã gây được thiện cảm về mặt hình thức đối với người đọc và thoả mãn

sự cầu toàn của một bộ phận độc giả

Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý trong cách biên soạn các bài báo được đăng tải trên báo Dân Trí, đó là việc giữ nguyên cách viết một số từ của tiếng nước ngoài thay vì phiên âm, chuyển tự dựa vào hệ thống âm, vần và chữ viết của tiếng Việt, ví dụ: Italy, Australia, Myanmar, Joe Biden, virus, vaccine,… Nhưng cũng tồn tại những từ thuộc về ngôn ngữ nước ngoài nhưng được Việt hoá như gen, ôxy, axit, bazơ,… Đã từng có những cuộc tranh luận về việc phiên chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, chủ yếu xoay quanh những vấn đề như: phiên chuyển phải đảm bảo vừa gần âm, gần chữ với ngôn ngữ gốc, vừa giữ được bản sắc của tiếng Việt; tiếp nhận những chữ cái “f”, “j”, “w”, “z” để phiên chuyển; sử dụng các tổ hợp chữ cái như “bl”, “br”, “cl”, “cr”, “dr”, “kr”,

… để ghi các tổ hợp âm đầu của tiếng nước ngoài; nên âm tiết hoá hay giữ nguyên các phụ âm cuối của từ ngữ nước ngoài; cách thức phiên chuyển từ ngữ của các ngôn ngữ có chữ viết không thuộc hệ Latinh như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga,… Khi xét đến trường hợp của báo Dân Trí, nếu phải đưa tên các quốc gia, địa danh, tên người, tức là các danh từ riêng của tiếng nước ngoài vào bài báo, các nhà báo sẽ chọn viết theo lối giữ nguyên cách viết

Trang 6

của ngôn ngữ gốc Tuy nhiên với các danh từ chung thì lại xuất hiện sự bất đồng: một số được giữ nguyên cách viết của tiếng gốc như virus, vaccine,…, trong khi số khác lại được phiên âm, chuyển tự sang tiếng Việt như gen, ôxy, axit, bazơ,…

Cả hai cách ghi trên đều có thế mạnh và hạn chế riêng Cách để nguyên dạng các từ như ngôn ngữ gốc tuy phản ánh đúng sự vật, khái niệm do kí tự biểu đạt và bảo đảm được tính trung thực, tính chính xác của kí hiệu văn tự, tuy nhiên

có một bất lợi là khó đọc, khó viết đối với đông đảo quần chúng, do đó phần nào giảm đi khả năng truyền tải thông tin tới đọc giả Còn cách Việt hoá các từ tiếng nước ngoài thì lại tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc, không đòi hỏi trình độ ngôn ngữ cao, song bị hạn chế do không thật sự sát đúng với âm của ngôn ngữ gốc, vì vậy cũng có khả năng làm giảm đi tính chính xác về mặt thông tin của tác phẩm báo chí

Ngoài ra, một đặc trưng về mặt ngữ âm của báo Dân Trí là: thông tin không chỉ được truyền đạt bằng chữ viết và hình ảnh, mà mỗi bài báo đều có một đoạn thu âm giọng đọc nội dung toàn bài Độc giả có thể lựa chọn một trong

ba giọng đọc: giọng nữ miền Bắc, giọng nam miền Bắc và giọng nữ miền Nam

Ưu điểm của việc tuyên truyền thông tin bằng giọng nói so với chữ viết là tiếp cận được phạm vi độc giả rộng hơn, bao gồm cả những người không biết đọc, viết Mặt khác, giọng đọc tận dụng được tối đa các đặc điểm của các hiện tượng ngôn điệu trong ngữ âm như cường độ, cao độ, nhịp điệu, ngữ điệu, thanh điệu

và trọng âm – cũng chính là những hiện tượng mà chữ viết không thể biểu lộ Mặc dù vậy, trái với chữ viết luôn đúng chuẩn theo quy tắc chính tả tiếng Việt, những giọng đọc này lại có sai sót do ảnh hưởng của phương ngữ: giọng miền Bắc phát âm không phân biệt các phụ âm đầu s/x, d/r/gi, tr/ch; giọng miền Nam tuy không đọc chập một số âm như giọng miền Bắc nhưng lại phát âm một số phụ âm đầu không đúng nguyên tắc phát âm phổ thông như âm /v/ phát âm thành /z/, thanh ngã phát âm thành thanh hỏi,…

Trang 7

2.2.2 Từ vựng:

Từ vựng là tập hợp các đơn vị từ, ngữ cố định (cụm từ cố định, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ) của một ngôn ngữ

Khi soạn thảo một văn bản, có bốn yêu cầu về từ vựng mà người viết phải tuân theo, đó là: dùng từ đúng về mặt âm thanh và hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa, đúng về quan hệ kết hợp và phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản Theo đó, các nhà báo của tờ Dân Trí đã cho thấy khả năng nắm vững các quy tắc dùng từ thông qua việc viết đúng với các yêu cầu trên, ngoài ra, từ ngữ còn được các nhà báo lựa chọn rất chính xác để bảo đảm các sự việc, sự kiện đời sống được phản ánh một cách đầy đủ, chân thực và khách quan Trong các bài báo được khảo sát, không một bài nào bị mắc các lỗi về nghĩa của từ, lỗi bất đồng giữa âm thanh và hình thức từ ngữ, không bị lặp từ, thừa từ và không có sự xuất hiện của các từ ngữ sáo rỗng Tất cả các từ ngữ trong từng tác phẩm được đăng tải lên báo Dân Trí đều sáng rõ về nghĩa, đáp ứng đúng quan hệ kết hợp, ăn khớp logic với nhau, kết hợp với nhau để tạo thành câu và phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí

Trong bốn yêu cầu trên, điều nổi bật nhất về khả năng từ vựng của báo Dân Trí là việc sử dụng từ ngữ chính xác, hợp lí về nghĩa Chúng ta hãy xét đến một điển hình là tiêu đề một bài báo được đăng tải vào 14h13 ngày 19/05/2021, địa chỉ: https://dantri.com.vn/the-gioi/4500-ca-tu-vong-moi-ngay-bac-si-an-do-giang-xe-chon-nguoi-song-chet-20210519135835407.htm

“4500 ca tử vong mỗi ngày, bác sĩ Ấn Độ giằng xé chọn người sống – chết.”

Trong tiêu đề này, tác giả đã sử dụng hai từ đồng nghĩa là “chết” và “tử vong” Về nghĩa biểu niệm, hai từ này đều được định nghĩa là “không sống nữa, các chức năng sinh lí ngừng hẳn” Về nghĩa biểu thái, cả hai từ đều trung hoà về sắc thái biểu cảm Tuy nhiên đối tượng nhắm tới của hai từ này lại có sự khác biệt Trong khi “chết” có thể sử dụng cho phạm vi đối tượng rất rộng, bao gồm

Trang 8

con người và cả các sinh vật khác như động vật, thực vật, thì “tử vong” lại là từ chỉ có thể dùng để chỉ sự mất khả năng sống của đối tượng bệnh nhân Đặt trong bối cảnh thế giới ở thời điểm những dòng này được soạn thảo, bạn đọc của báo điện tử Dân Trí có thể dễ dàng hiểu “4500 ca tử vong mỗi ngày” trong tiêu đề

ám chỉ những bệnh nhân thiệt mạng do đại dịch Covid-19 Cùng với đó, trong tiêu đề còn xuất hiện một cặp từ trái nghĩa là “sống” và “chết” Theo định nghĩa bên trên, “chết” được định nghĩa là “mất khả năng tồn tại và các chức năng sinh lí”, còn “sống” nghĩa là “tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết” Nghĩa của hai từ “sống” và “chết” được đối chiếu với nhau, vì vậy mà độc giả có thể hiểu sâu sắc hơn về chúng Quan hệ trái nghĩa này đã giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về sự việc mà bài báo phản ánh Hơn nữa, từ cặp từ đồng nghĩa “tử vong” – “chết” và cặp từ trái nghĩa

“sống” – “chết”, theo tính chất bắc cầu, nghĩa của hai từ “tử vong” và “sống” cũng được đặt trong mối quan hệ đối chiếu với nhau, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của nhau Cặp từ này mang giá trị biểu cảm cao, tạo nên sắc thái bi thương đầy nhân văn cho tác phẩm, gây ấn tượng trong tâm khảm độc giả về nỗi đau tinh thần của các bác sĩ Ấn Độ trước quyết định ưu tiên phương tiện, vật tư y tế cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có khả năng sống sót cao hơn và buộc lòng chấp nhận sự ra đi của những nạn nhân kém may mắn hơn

Ngoài việc khai thác các lớp từ vựng đồng nghĩa, trái nghĩa, các nhà báo của tờ báo điện tử Dân Trí còn rất linh hoạt trong cách sử dụng các thuật ngữ khoa học, điều này đặc biệt dễ thấy trong chuyên mục “Khoa học – Công nghệ” của báo Đối với ngôn ngữ báo chí, thuật ngữ là công cụ đắc lực để phản ánh chân thật các vấn đề liên quan tới khoa học Dựa vào lối kết hợp sử dụng thuật ngữ với các từ ngữ phổ thông, nhà báo góp phần đưa các tri thức khoa học vào cuộc sống độc giả, thể hiện vai trò của báo chí trong việc trao đổi thông tin thuộc mọi khía cạnh của đời sống xã hội Tuy có khả năng truyền tải các thông tin khoa học như vừa trình bày, bản thân các thuật ngữ khoa học cũng có một hạn chế, đó là do chỉ được thường xuyên sử dụng trong các ngành khoa học cụ thể, ít

Trang 9

khi xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nên có thể gây khó hiểu, khó tiếp thu với một số độc giả Để khắc phục hạn chế này, nhà báo viết về các vấn

đề thuộc lĩnh vực khoa học phải có hiểu biết nhất định về ngành khoa học liên quan tới vấn đề mà mình cần phản ánh, cũng như có vốn từ rộng và đa dạng để

có cách truyền tải hợp lí, dễ đi vào lòng công chúng

Cuối cùng, một đặc điểm trong cách sử dụng ngôn ngữ của báo Dân Trí là

sự xuất hiện của các từ Hán – Việt Một nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là tính ngắn gọn Các bài báo được đăng tải lên tờ Dân Trí đều đảm bảo yêu cầu này vì các tác giả đều linh hoạt trong việc sử dụng các từ Hán – Việt xen

kẽ các từ thuần Việt Từ Hán – Việt có một lợi thế là cô đọng và hàm súc Từ các

từ Hán – Việt được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp của xã hội như “nhân viên”, “cầu thủ”, “tài xế”,… đến các từ Hán – Việt thuộc về các lĩnh vực chuyên nghiệp khác nhau của xã hội như “nghị quyết”, “chủ trương”, “thị trường”,

“chứng khoán”,… đều được các nhà báo triệt để tận dụng nhằm tạo hiệu quả tối

đa trong công tác tuyên truyền Các từ thuần Việt và Hán – Việt đan xen nhau, tạo hình thức các bài báo ngắn gọn, súc tích nhưng mang đầy đủ thông tin đến với người đọc

Vậy, với các lớp từ ngữ khác nhau được kết hợp, khai thác, chọn lọc thông minh và sáng tạo, từ ngữ của báo điện tử Dân Trí đã đạt tới trình độ chuẩn mực theo quy luật về từ vựng và thành công trong biểu đạt những nội dung mang tính hấp dẫn, tính thời sự

2.2.3 Ngữ pháp:

Ngữ pháp là tập hợp những cấu trúc ràng buộc từ ngữ để tạo thành những đơn vị ngôn ngữ lớn hoàn chỉnh như câu, đoạn,…

Trước hết, phải thừa nhận rằng bất kì một bài báo nào của tờ Dân Trí được mang ra khảo sát cũng đều chính xác về mặt ngữ pháp Các câu văn đều hoàn thiện về kết cấu, đủ chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ bắt buộc, câu ghép có đủ các

vế đăng đối, cân xứng Về mặt logic, các câu đều phản ánh đúng thực tế khách

Trang 10

quan, không có câu văn nào vi phạm quan hệ đối lập, quan hệ đối xứng, quan hệ toàn thể với bộ phận hay bị dùng sai hệ quy chiếu, sai quan hệ từ Các dấu câu được đặt đúng vị trí, phù hợp với mục đích sử dụng Nghĩa của các câu văn đều sáng rõ, do đó bảo đảm được tính thông tin của văn bản báo chí

Nếu phân loại theo cấu tạo thì trong tiếng Việt có ba kiểu câu cơ bản là: câu đơn (chỉ gồm một cụm chủ vị), câu phức (bao gồm một cụm chủ vị chính làm nòng cốt và một hay nhiều cụm chủ vị phụ thuộc), câu ghép (bao gồm ít nhất hai cụm chủ vị làm nòng cốt), mỗi một kiểu câu lại có một ưu thế riêng trong việc biểu đạt nội dung Nhận thức được điều này, các nhà báo của báo điện

tử Dân Trí đều sử dụng cả ba kiểu câu này trong các tác phẩm của mình: câu đơn với kết cấu đơn giản nên được dùng để ghi lại những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận; câu phức có các cụm kết cấu bổ trợ cho các đơn vị nòng cốt nên có khả năng chú thích, cung cấp thêm những thông tin liên quan tới về chủ thể biểu đạt; còn câu ghép gồm hai cụm chủ vị nên hai vế bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa, giúp thông tin trở nên toàn diện hơn

Ngoài việc dùng đa dạng các loại câu, để tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, các nhà báo còn tận dụng các phép biến đổi câu dựa vào trật tự từ trong ngữ pháp tiếng Việt Chẳng hạn như câu sau được sử dụng làm tiêu đề một bài báo:

“Người lao động được hỗ trợ khẩn cấp trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4” (https://dantri.com.vn/an-sinh/nguoi-lao-dong-duoc-ho-tro-khan-cap-trong-dot-dich-covid-19-lan-thu-4-20210520144617259.htm, đăng tải vào 18h04 ngày 20/05/2021)

Tác giả bài báo viết câu bị động thay vì viết “(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) hỗ trợ khẩn cấp người lao động trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4” Việc đưa đối tượng tác động là “người lao động” lên đầu câu đã tạo ấn tượng cho độc giả về nhân vật trung tâm của bài báo, đó là những người lao động mà khả năng tài chính của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch, dẫn tới việc họ được nhận hỗ trợ từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nếu tác giả đặt tiêu đề

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w