1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Dân trí

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Dân trí
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 294,46 KB

Nội dung

Theo báo cáo về tình hình sai lỗi chính tả văn bản tiếng Việt do Viện Công Nghệ Thông Tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Viegrid, báo VietNamNet côn

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài

Nền báo chí Việt Nam trong thời đại “kỷ nguyên số” đã có bước chuyển mình thức thời và mạnh mẽ Báo mạn điện tử 'sinh sau đẻ muộn' nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong lòng độc giả, không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với tốc độ chóng mặt, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi độc giả

Cùng với mạng lưới internet phủ sóng toàn cầu là mạng lưới thông tin báo chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày

Ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối internet là mọi người

có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin ở mọi lĩnh vực từ văn hóa - xã hội đến kinh tế - chính trị và tương tác đa chiều với nhau trên báo mạng điện tử

Ngôn ngữ báo chí là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc, được coi là tiêu chuẩn cho người đọc ở mọi tầng lớp Chính vì thế, báo chí đòi hỏi người viết cần có sự chỉn chu, cẩn trọng trong mỗi bài viết của mình Tuy nhiên một thực trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng sai sót trên báo chí ngày càng lan rộng đặc biệt là đối với báo điện tử

Theo báo cáo về tình hình sai lỗi chính tả văn bản tiếng Việt do Viện Công Nghệ Thông Tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Viegrid, báo VietNamNet công bố năm 2011, trong 67.000 văn bản của 177 đơn vị được khảo sát, tỷ lệ sai chính tả là 7,79%, cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn 1% do các chuyên gia ngôn ngữ đặt ra và càng cao hơn cho với tiêu chuẩn quốc tế 0,1% Điều đáng buồn là các tờ báo và nhà xuất bản lại mắc lỗi chính tả nặng nề nhất, có tỷ lệ trung bình lên tới 9,5%

Trước thực trạng trên, đề tài này ra đời nhằm khắc phục được phần nào vấn nạn này và giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt

II Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 2

Đề tài về việc sử dụng ngôn ngữ trên các trang báo không phải là mới Đã

có rất nhiều nhà nghiên cứu khảo sát về vấn đề này Ví dụ như:

- “Một số lỗi tiếng Việt trên các báo điện tử hiện nay” – Trần Sơn

- “Sạn trên báo chí: Trách nhiệm của cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo?” –

TS Nguyễn Quang Hòa

- “Báo chí và ngôn ngữ” – Nham Hoa

- “Nhặt “sạn” tiếng Việt trên truyền thông” – Nguyễn Duy Xuân

-

III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1 Mục đích nghiên cứu

Việc tìm hiểu ưu và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử sẽ làm rõ thực trạng và góp phần nâng cao ý thức của mỗi nhà báo với mỗi tác phẩm của mình

Việc nghiên cứu đề tài này cũng giúp bản thân em tích lũy được những kiến thức cơ bản về biên tập ngôn ngữ văn bản

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến nội dung đề tài như: “Báo mạng điện tử”, “Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử”,

Phân tích đánh giá về ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay

Đề xuất một giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các lỗi sai về mặt ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là: phương diện ngôn ngữ trên trang báo mạng điện tử Dân trí

Trang 3

2 Phạm vi nghiên cứu

Các tin đã đăng tải trên trang báo mạng điện tử Dân trí từ năm 2015 đến nay

V Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1 Cơ sở lý luận

Các nghiên cứu đánh giá dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác – Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận báo chí Đồng thời, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật hiện hành của nước Việt Nam

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, khảo sát các tư liệu tác phẩm để chỉ ra các lỗi văn hóa trong ngôn ngữ báo mạng điện tử

Phân tích các tác phẩm dựa trên đặc trưng ngôn ngữ của báo mạng điện

tử, từ đó rút ra đánh giá, kết luận cho ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử

Trang 4

NỘI DUNG

I TỔNG QUAN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1 Khái niệm báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang website, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao

Một số trang báo mạng điện tử tiêu biểu

2 Tính chất của báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh, mới, nóng và nằm ở tâm điểm

Ngoài ra, báo mạng điện tử còn có khả năng lưu trữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng

3 Tầm quan trọng của báo mạng điện tử trong thời đại ngày nay

Với dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động

có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, báo mạng đã và đang trở thành một công cụ hữu ích có tác động lớn đến độc giả Ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối

Trang 5

internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng điện

tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội…

Báo mạng điện tử bao gồm nhiều công cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program) Chính vì vậy, báo điện tử được xem như biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện và ngày càng có nhiều người sử dụng

4 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

Đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng điện tử ngoài tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung như: tính chính xác, thời sự, tính ngắn gọn, tính đại chúng thì báo mạng điện tử còn có những nét đặc trưng riêng biệt Đó là ngôn ngữ đa phương tiện, có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin, ngôn ngữ báo mạng điện tử ít mang dấu ấn cá nhân tác giả

“Báo điện tử cần sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện tối đa lượng thông tin, tránh lỗi diễn đạt gián tiếp, lòng vòng, phức tạp.” Chính vì vậy loại báo này thường sử các bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản Thay vì viết một bài báo dài thì trong báo mạng điện tử viết thành nhiều bài báo nhỏ chỉ khoảng 1 đến 2 trang màn hình, lượng từ tối đa là 800 từ

II KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - BÁO DÂN TRÍ

1 Lý do lựa chọn báo Dân trí

Dân trí là một trong nhũng trang báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam với số lượng người truy cập khổng lồ mỗi ngày

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà từng nói “Cầm điện thoại buổi sáng mở tờ Dân trí ra là có trong tay tất cả thông tin.” Báo Dân trí dường như trở thành một phần không thể thiếu của nhiều người dân, bởi lẽ đây là một tờ báo đáng tin cậy với cách truyền tải thông tin hong phú đa dạng trên mọi mặt đời sống xã hội

Trang 6

Dân trí không chỉ phản ánh trung thực mảng sáng, hình ảnh đẹp trong đời sống

xã hội mà còn đi sâu vào những bất cập, bức xúc, có nhiều bài viết mang tính phản biện xã hội, phân tích, bình luận sắc sảo

Cùng với tôn chỉ hoạt động là hướng tới giá trị nhân văn, nhân ái và nhân bản, báo Dân trí luôn luôn cập nhật thông tin một cách nhanh, chính xác nhất hàng giờ Tuy nhiên cũng vì đưa tin nhanh chóng mà đôi khi các nhà báo vẫn chưa thực sự chú ý đến chất lượng bài viết của mình

2 Giới thiệu về báo Dân trí

2.1 Lịch sử hình thành

Đầu năm 2005, trang tin điện tử Dân trí, cơ quan chủ quản là Hà Nội Khuyến học Việt Nam được cấp phép hoạt động Sau một thời gian chạy thử, đến giữa tháng 7 năm 2005 bạn đọc dần quen với tên dân trí trên mạng Internet Sau 3 năm định hình và phát triển, từ một trang tin, Dân trí đã được Bộ Thông tin- Truyền thông chình thức cấp phép thành báo điện tử vào ngày 15 tháng 7 năm 2008

Logo của báo Dân trí

2.2 Tầm phổ biến

Năm 2010, tròn 5 năm ra đời, Dân trí đã lọt top 10 từ khóa có tốc độ tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu của Google Đây là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng

Đến nay, mỗi tháng Dân trí có 500 triệu lượt truy cập Mỗi ngày có bình quân trên 17 triệu lượt người truy cập vào báo dân trí tiếng Việt và tiếng Anh

2.3 Những thành tựu

Trang 7

Năm 2012: Vượt qua hơn 1000 tác phẩm, bốn loạt bài của báo Dân trí đã lọt vào vòng chung khảo giải báo chí quốc gia lần VI, trong đó loạt bài "Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ" của tác giả Vũ Văn Tiến đoạt giải B và "Câu chuyện từ

vị "sứ thần" 10 tháng tuổi" giành giải C

Năm 2010, 4 tác giả của Dân trí được trao Giải báo chí Quốc gia Đó là Cấn Mạnh Cường - Phương Thảo đoạt Giải B (không có giải A) loạt bài về xây dựng khách sạn tại Công viên Thống nhất Tác giả Hồng Hạnh với tác phẩm “23 khoản thu đầu năm học” và tác giả Tuấn Hợp với loạt bài về Em bé đánh giày chờ chết trên hè phố đoạt giải Khuyến khích

Năm 2009: Năm 2009, tác giả Phạm Phúc Hưng với loạt bài về đại hồng thủy Hà Nội đoạt Giải Khuyến khích và Bùi Hoàng Tám được lọt vào vòng Chung khảo Báo chí quốc gia với loạt bài về Giáo dục Cùng năm 2009, tác phẩm “Thủ tục để làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến” còn được trao Giải A đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng 5 năm (2004 – 2009)

Năm 2008: tác phẩm "Thủ tục làm người còn sống - Quả bom thời hậu chiến" của tác giả Bùi Hoàng Tám lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Báo chí Quốc gia Năm 2019: Với tác phẩm báo chí mang tên “9X Việt điển trai phát hiện 8 loài vi khuẩn mới gây ấn tượng giới khoa học”, phóng viên báo điện tử Dân trí Trịnh Thị Lệ Thu đã xuất sắc đạt giải ba Giải thưởng báo chí Khoa học

và Công nghệ

Năm 2020: Báo điện tử Dân trí đoạt giải C báo chí về tài nguyên và môi trường với loạt bài "Xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa để khai thác vàng" của tác giả Thế Kha

3 Thống kê các bài báo trên trang báo mạng điện tử Dân trí

Báo Dân trí gồm khá nhiều các đầu mục, ví dụ như:

- Sự kiện

Trang 8

- Xã hội

- Thế giới

- Kinh doanh

- Thể thao

- Việc làm

- Nhân ái

- Sức khỏe

- Giải trí

- v v

4 Đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Dân trí

4.1 Tính chỉnh thể

4.1.1 Về nội dung

Thứ nhất, có tính trọn vẹn, nghĩa là phải làm sao cho người khác hiểu được một sự việc một tư tưởng hay cảm xúc nào Tính trọn vẹn này chỉ có tính tương đối và được thể hiện dưới nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng tham gia giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, v.v

Thứ hai, có tính nhất quán về chủ đề: mỗi văn bản chỉ tập trung vào việc thể hiện một chủ đề nhất định Chủ đề này có thể được triển khai qua một số chủ

đề bộ phận, nhưng tất cả chúng phải gắn kết chặt chẽ với nhau

Chính nhờ hai đặc điểm trên mà văn bản, cho dù có dung lượng lớn tới mức nào đi chăng nữa vẫn có một tiêu đề

Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của báo chí nói chung và báo mạng điện tử Dân trí nói riêng Một bài báo dù dài hay ngắn đều có một tiêu đề

VD: “Ấn Độ sơ tán khẩn cấp sơ tán gần 2 triệu dân “né” siêu bão” Loạt báo “Xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa để khai thác vàng”

Trang 9

Tuy nhiên hiện nay các báo mạng điện tử cũng đang gặp phải khá nhiều vấn đề trong cách đặt tên tiêu đề (tít) cho một bài báo

VD1: Tít mơ hồ: Đối với tít báo, mơ hồ là lỗi chứ không thể được coi là dụng ý nghệ thuật, bởi nó tạo ra 2- 3 cách hiểu một bài báo mà sự thật bài đó chỉ

có một nội dung

Trên báo Dân Trí số ra ngày 30/6/2017 có tít bài: “Vợ bệnh nhân tố bác sĩ

ép vào phòng trọ” Tít này gây ra hai cách hiểu khác nhau Cách 1 là: người vợ của bệnh nhân tố cáo một vị bác sĩ rồi ép ông này vào phòng trọ Với cách hiểu này thì cụm từ “Vợ bệnh nhân” là chủ ngữ, “tố bác sĩ” và “ép vào phòng trọ” là hai hành động liên tiếp của vị ngữ Cách hiểu thứ 2 là: vợ của bệnh nhân tố cáo

vị bác sĩ nọ đã ép mình vào phòng trọ Với cách hiểu này thì cụm từ “ép vào phòng trọ” đóng vai trò định ngữ cho danh từ “bác sĩ” và tạo thành một cụm danh từ Nội dung bài báo được viết theo cách hiểu thứ 2 Vậy trong trường hợp này nên đặt tít như sau: “Vợ bệnh nhân tố cáo vị bác sĩ đã ép mình vào phòng trọ”

VD2: Tít to hay nhỏ hơn bài: thường được gặp nhiều nhất ở các bài phỏng vấn Thường thì tác giả hay trích một câu trả lời của người được phỏng vấn để đặt tít Câu trả lời là một vấn đề đang nổi cộm, đang thu hút người đọc hay thể hiện cá tính mạnh của người được phỏng vấn Tuy nhiên, câu trả lời ấy thường được nằm trong một nội dung rất nhỏ, hoặc quá to trong khi nội dung chủ đạo của bài phỏng vấn chỉ là một phần nội dung của tít hoặc quá rộng so với được tít Báo Dân trí số ra ngày 21/8/2015 có tít: “Tùng Dương: “Thanh Lam phán xét cũng có lý lẽ riêng” Đọc tít này, ai cũng biết tác giả muốn ám chỉ tới sự kiện nào Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn có tám câu hỏi, thì chỉ duy nhất có một câu tác giả hỏi về sự kiện Thanh Lam chê Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà trong Giọng hát Việt, và Tùng Dương cũng chỉ trả lời về nội dung này đúng một lần Bảy câu còn lại chủ yếu được hỏi về vai trò của Tùng Dương trong chương trình Sao Mai điểm hẹn, quan điểm âm nhạc cũng như lộ trình sự nghiệp sắp tới của

Trang 10

ca sĩ này Rõ ràng tít bài trở nên quá bé so với nội dung thông tin mà bài viết đề cập tới

4.1.2 Về hình thức

Văn bản phải có kết cấu hoàn chỉnh, tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa các thành tố (ở các văn bản lớn, kết cấu có thể gồm theo tiêu đề, phần mở đầu, phần triển khai, phần kết thúc); và kèm theo đó là sự hợp lí, nhất quán của dấu hiệu chữ viết

Nhìn chung các bài báo trên các trang điện tử, đặc biệt là báo Dân trí đều

đi theo cấu trúc này Tuy nhiên đôi lúc vì một vài lí do, có thể là do sự vội vã khi đăng bài mà các nhà báo chưa thực sự để ý đến sự nhất quán của dấu hiệu chữ viết

VD: Trong bài báo “Hồ Ngọc Hà tận tình sửa tóc cho các ‘trò cưng’” báo dân trí đã liên tục có những lỗi sai về mặt chữ viết

Một số lỗi sai trong bài viết

4.2 Tính liên kết

Được thể hiện ở hai phương diện là hình thức và nội dung Nếu văn bản thiếu sự liên kết về nội dung thì sẽ mắc lỗi hoặc lạc chủ đề (các câu hay các đoạn

Trang 11

trong văn bản không hướng về cùng một chủ đề), hoặc mâu thuẫn về ý (các câu hay các đoạn trong văn bản nằm trong quan hệ phi logic về ý nghĩa)

Các bài báo khi được đăng tải trên báo Dân trí đều phải qua khâu kiểm duyệt kĩ càng Chính vì vậy mỗi bài báo đều có một chủ đề nhất định, các ý được sắp xếp hợp lí, có logic

4.3 Về từ ngữ

Là đơn vị nhỏ nhất để câu tạo nên câu Các kiểu sai về từ ngữ có thể gặp

đó là về cấu tạo, về nghĩa, về phong cách ví dụ về khẩu ngữ Báo Dân trí là một trong số ít các trang báo mạng điện tử rất chuẩn mực trong việc sử dụng từ ngữ,

từ nghĩa cho đến cấu tạo chúng ta đều khó có thể bắt gặp được lỗi sai Tuy vậy trang báo này vẫn mắc phải một lỗi sai mà ít ai để ý đến đó là lỗi về việc sử dụng quán ngữ

VD: Trong bài báo “Những trào lưu gây bão giới trẻ trong năm 2019 (P2)” đăng ngày 31/12/2019 có viết “trào lưu chụp ảnh với gián thật sự là một thử thách điên rồ thực ra trào lưu này bắt nguồn từ ” Trong bài viết này, báo Dân trí đã sai hai lỗi liên quan đến việc sử dụng quán ngữ đó là “thật sự là” và

“thực ra” Câu chính xác phải là “trào lưu chụp ảnh với gián là một thử thách điên rồ trào lưu này bắt nguồn từ ”

4.4 Về từ vựng

Từ vựng là tập hợp các đơn vị là từ, ngữ cố định trong ngôn ngữ một dân tộc Những yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản: Thứ nhất đó là sừ dụng đúng theo các chuẩn mực tiếng Việt Lỗi có thể gặp phải ví dụ như “giặt” thành

“giặc” hay “ráo” thành “dáo” Thứ hai người Bắc thường phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều khác biệt so với từ ngữ toàn dân Ví dụ như “dưng mờ”,

“giời”, “bẩu”

VD: Bài báo “Những đám cưới khủng thu hút sự quan tâm của dân mạng năm 2020” đăng tải lên trang báo Dân trí ngày 14/2/2021 có viết “Không chỉ

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w