Việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về mặt ngôn ngữ văn bản của báo mạng điện tử, từ đó đưa ra mô hình chuẩn mực cho việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng là vấn đề cần được quan
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Một trong những thành tựu lớn nhất của Internet là tiền đề tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: báo mạng điện tử hay còn gọi là báo internet Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo mạng điện tử nhanh chóng chiếm ưu thế so với các loại hình báo chí khác nhờ sự vượt trội về cách thức truyền tải thông tin, dung lượng lẫn tốc độ truyền tải Nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử Ngôn ngữ báo chí của một quốc gia có vị trí vô cùng quan trọng, được coi là thành tố đại diện cho tiêu chuẩn của người đọc ở mọi tầng lớp
Việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về mặt ngôn ngữ văn bản của báo mạng điện tử, từ đó đưa ra mô hình chuẩn mực cho việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để góp phần gìn giữ sự trong sáng cho ngôn ngữ của một loại hình báo chí đang rất được ưa chuộng
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những ưu điểm, nhược điểm trong ngôn ngữ của những tin, bài trên các trang báo mạng điện tử
Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu những tin, bài trên trang báo mạng điện tử Thanh Niên (https://thanhnien.vn)
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/1/2020 tới hết ngày 27/5/2021
3 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử, tiểu luận trình bày những ưu điểm, nhược điểm về mặt ngôn ngữ;
Trang 2từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vấn đề sử dụng ngôn ngữ văn bản của các trang báo mạng điện tử
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ; tìm ra ưu điểm, nhược điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ qua nghiên cứu các trang báo mạng điện tử
Đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
5 Cơ sở lý luận:
Tiểu luận được thực hiện dựa trên:
Nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về báo chí, truyền thông
Cơ sở lý luận báo chí, lý luận truyền thông
6 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu đối tượng để thu được những thông tin đa dạng, cụ thể nhất;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích tư liệu tham khảo, những công trình nghiên cứu đã có trước đó;
Phương pháp đối chiếu và so sánh: so sánh đối tượng với các tài liệu tham khảo, từ đó tìm ra được những điểm tương quan và khác biệt cũng như rút
ra được những điểm cần lưu ý khi giải quyết vấn đề
7 Bố cục:
Tiểu luận bao gồm các nội dung chính:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Trang 31 Nhận thức chung
2 Khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Thanh Niên
3 Đề xuất những giải pháp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm về mặt ngôn ngữ trong báo mạng điện tử
KẾT LUẬN
Trang 4NỘI DUNG
1 Nhận thức chung:
1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của báo mạng điện tử:
Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mỹ đánh dấu sự
ra đời của loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo mạng điện
tử hay còn gọi là báo trực tuyến Sự xuất hiện của bảo mạng điện tử đã mở đầu cho thời đại thông tin mới : thời đại thông tin internet toàn cầu Lập tức, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của mình trên mạng như Los Angeles Time, USA Today Cũng trong năm đó, 11 tờ báo khác của châu Á cũng xuất hiện trên mạng như China daily (Trung Quốc), Utusan (Malaysia),
Tại Việt Nam, ngày 19/11/1997, nước ta chính thức mở cổng Internet Ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương của Uỷ ban về người Việt Nam nước ngoài được đưa lên mạng, khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt báo mạng điện tử khác của Việt Nam nối tiếp nhau ra đời như Vietnamnet, Vnexpress, Cùng với tốc độ phủ sóng nhanh chóng của Internet trên thị trường Việt Nam, bảo mạng điện tử cũng ngày càng chiếm lĩnh lực lượng công chúng đông đảo hơn, nhất là với giới trẻ Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, hiện số lượng báo mạng điện tử ở Việt Nam đã trở nên rất phong phú và có lượng độc giả lớn
1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
Không chỉ riêng báo mạng điện tử, ngôn ngữ được sử dụng trên bất cứ loại hình báo chí nào, dưới bất kỳ hình thức biểu đạt nào cũng có những đặc điểm, cũng là tiêu chí riêng; cụ thể như sau:
Tính chính xác: ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải đảm bảo tính chính xác Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc
Trang 5hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được
Tính thời sự: Phong cách báo chí cần phải có tính thời sự cập nhập tin tức hàng ngày trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Chỉ có những thông tin mới, những vấn đề cấp thiết của ngày hôm nay mới hấp dẫn người nghe Người
ta cũng thường đón tin giờ chót như; tin cuối cùng trong ngày, báo buổi chiều
Tính ngắn gọn: ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích Sự dài dòng
có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô ích cho người viết, vì họ
sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời cho người đọc người nghe
Tính đại chúng: tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính , đều là đối tượng phục vụ của báo chí Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi
Tính sinh động, hấp dẫn: muốn thu hút được sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí cần phải sinh động hấp dẫn, khêu gợi được hứng thú của người đọc, người nghe
Trên đây là một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí Với những tính chất đặc thù như vậy, ngôn ngữ báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ Tuy vậy, với tốc độ chạy đua thông tin như hiện nay; có những tin, bài chưa được biên tập kỹ về mặt ngôn ngữ, dẫn tới việc những ngôn ngữ trong những tin, bài đó chưa đáp ứng được những tiêu chí trên
1.3 Khái quát tình hình sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay:
Trang 6Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: chữ viết, hình ảnh, âm thanh,… Trong đó, ngôn ngữ dưới dạng chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của một tin, bài đăng trên báo mạng điện tử Có thể khái quát về tình hình sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay trên bốn tiêu chí:
1.3.1 Ngữ âm:
Ngữ âm là âm thanh ngôn ngữ, một loại âm thanh đặc biệt do bộ máy phát
âm của con người phát ra, được thính giác tiếp nhận và dùng trong giao tiếp Ngữ âm có hai đơn vị: âm tiết và âm vị Ngữ âm còn được thể hiện trên phương diện chính tả: chữ viết đúng các thanh, các âm trong âm tiết
Trên nền tảng báo mạng điện tử hiện nay, phần lớn tin, bài đều đảm bảo
về mặt chính tả: chữ viết chính xác về mặt âm tiết, âm vị; tuân thủ quy tắc viết hoa, quy định viết tiếng nước ngoài,… Điều này giúp báo chí đảm bảo được tính chính xác
1.3.2 Từ vựng:
Muốn hiểu về từ vựng, trước hết chúng ta cần hiểu và từ và ngữ cố định – các đơn vị của từ vựng Từ là một hoặc một vài âm tiết cố định, mang những đặc điểm ngữ pháp cố định và là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu Ngữ cố định hay còn gọi là cụm từ cố định là đơn vị tương đương với từ về kết cấu, ý nghĩa, có thể thay thế từ để tạo thành câu Từ đó có thể suy ra, từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp các từ và các ngữ cố định của ngôn ngữ đó
Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí được sử dụng rất phong phú, thông dụng, tiếp cận được mọi đối tượng độc giả, đảm bảo tính đại chúng trong ngôn ngữ báo chí Mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng đặc trưng
1.3.3 Ngữ pháp:
Hiểu theo nghĩa rộng, ngữ pháp là tất cả các phương tiện chức năng và phương tiện hình thức để tạo thành hệ thống ngôn ngữ Ngữ pháp của một ngôn
Trang 7ngữ gồm hai bộ phận là hình thái và cú pháp của ngôn ngữ đó Hình thái bao gồm những vấn đề liên quan đến dạng thức và cấu tạo của từ; còn cú pháp bao gồm những vấn đề liên quan đến vấn đề cụm từ, câu và những đơn vị trên câu
Trong ngôn ngữ báo chí, có thể thấy ngữ pháp phần lớn được thể hiện ở những đặc điểm liên quan tới câu: câu văn hoàn chỉnh về cấu tạo; ý văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác; đảm bảo tính ngắn gọn, súc tích của ngôn ngữ báo chí
1.3.4 Biện pháp tu từ:
Biện pháp tu từ là phép tu từ được dùng để làm cho câu văn, từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ được phân thành ba loại chính: biện pháp tu từ ngữ
âm, biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa và biện pháp tu từ cú pháp
Ngôn ngữ báo chí vốn không hạn chế các biện pháp tu từ Có thể thấy phần lớn biện pháp tu từ được lồng ghép rất khéo léo vào tin, bài; vừa khiến bài viết phong phú, hấp dẫn hơn về mặt ngôn ngữ, ngoài ra còn thu hút được sự quan tâm của độc giả
2 Khảo sát, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua trang báo Thanh Niên:
Để thực hiện tiểu luận, em đã nghiên cứu, khảo sát những ưu, nhược điểm
về mặt ngôn ngữ trên trang báo mạng nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả: báo Thanh Niên Qua quá trình tìm hiểu, em có thể đưa ra được những ví dụ cụ thể về tình hình sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay qua bốn phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ
2.1 Ngữ âm:
Các tin, bài đảm bảo về mặt ngữ âm trong báo mạng điện tử là những tin, bài chuẩn mực về mặt chính tả Hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt là cố định và bất biến mọi vị trí, với mọi quan hệ và chức năng trong câu Vì thế khi viết văn
Trang 8bản, cần viết đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng Nếu dùng
từ không đúng về hai mặt này thì không biểu hiện đúng ý nghĩa của từ, dẫn đến
sự sai lạc ý nghĩa của câu, người đọc sẽ hiểu sai dụng ý của người viết Có thể kể tới những ví dụ về lỗi ngữ âm trong báo mạng điện tử như sau: Ví dụ 1: Trong
bài báo “Săn nhum biển ở Ba Làng An” đăng trên báo Thanh Niên ngày
12/8/2020 có câu: “Chưa kể vỏ bọc của nhum rất nhiều gai, chẳng may đạp
phải chúng hay trong quá trình bắt nhum, bị gai đâm cũng gây đau nhức vô cùng, thậm chí còn xưng lên và làm mủ nhiều ngày mới bớt” Từ “xưng” trong
câu văn trên là từ sai chính tả, từ đúng chính tả phải là “sưng” – từ chỉ trạng thái
da phù lên do bị yếu tố ngoại cảnh tác động lên Sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết nằm ở việc chuyển giao từ tính giao thời sang tính xác định chuẩn, vì vậy khi nói có thể phát âm chưa phân biệt quá rõ những âm dễ nhầm
lẫn như s – x, nhưng khi viết thì ngôn ngữ cần được viết chuẩn.
Ví dụ 2: trong bài báo “Cụ bà miền Tây 70 tuổi sống độc thân nuôi mẹ già
91 tuổi” được báo Thanh Niên đăng ngày 12/5/2021, lời của nhân vật trong bài
viết được trích lại như sau: “Các em tôi đều đã có gia đình riêng, cuộc sống
chẳng mấy dư giả, phải làm thuê đủ nghề mà chẳng đủ ăn” “Dư dả” mới là từ
đúng chính tả, mang nghĩa chỉ mức sống giàu có, đầy đủ về mặt vật chất hay
tinh thần; vậy nhưng tác giả đã nhầm lẫn thành “dư giả” – một từ không có
nghĩa trong tiếng Việt
Ví dụ 3: ở tít báo “Cảnh báo bệnh lạ lây chuyền qua đường tình dục” ở báo điện tử Thanh Niên ngày 12/7/2020, từ “lây chuyền” phải được sửa lại
thành “lây truyền”, về mặt y học có thể hiểu là sự lây lan mầm bệnh gây bệnh
truyền nhiễm từ một cá nhân hoặc nhóm vật chủ bị nhiễm sang một cá nhân hoặc một nhóm cụ thể, bất kể cá nhân kia có bị nhiễm bệnh trước đó hay không Đây là lỗi chính tả tương tự như trường hợp ở 2 ví dụ trên
Ví dụ 4: trong tít báo “Cứu sống bốn ca đột quị gần như cùng lúc” trên báo Thanh Niên ngày 14/5/2021, chữ “quị” trong “đột quị” đúng chính tả phải
Trang 9là “quỵ” Mặc dù trong chính tả, có quy ước dùng i thay cho y ở cuối âm tiết mở
(kết thúc bằng nguyên âm), nhưng âm uy là một ngoại lệ bởi nó là một âm cố
định Do vậy, người viết không thể viết là “đột quị” mà phải sửa thành “đột quỵ”.
2.2 Từ vựng:
Mỗi ngôn ngữ đều có kho từ vựng phong phú, khổng lồ Tuy vậy, việc dùng từ khi nói hay viết phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định, những yêu cầu ấy cũng là tiêu chuẩn để xác minh tính đúng sai của từ được sử dụng Đặc biệt trong ngôn ngữ báo chí, tính chính xác là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu; một từ ngữ được dùng sai cũng có thể ảnh hưởng tới ý mà bài báo muốn thể hiện Tuy vậy, đôi lúc để đảm bảo tính tức thời, có những tin, bài được đăng tải mà chưa thông qua kiểm duyệt kỹ càng về mặt từ vựng
Ví dụ 1: trên báo điện tử Thanh Niên, bài báo “Ngọc Trinh nói gì về vụ
không học hết cấp ba?” đăng ngày 13/6/2020 có câu: “Ngọc Trinh tâm sự cô thích chơi trò nhân gian, đặc biệt là bắn bi” Từ “nhân gian” là từ chỉ nơi loài người ở, cũng có thể hiểu là cõi đời Người ta thường viết “trò chơi dân gian”
với nghĩa là trò chơi được sáng tạo và lưu truyền lâu đời, rộng rãi qua các thế hệ
nhân dân Như vậy, từ nên được dùng trong bài báo không phải “nhân gian” mà
là “dân gian”.
Ví dụ 2: ngày 21/5/2020, báo Thanh Niên đăng tải bài báo với dòng tít:
“Hồ Ngọc Hà vướng nghi án mang thai với Kim Lý” Trong văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ báo chí, từ được dùng phải đúng về nghĩa “Nghi án” chỉ một vụ
án chưa rõ thực hư, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng; và vụ án thì có liên quan pháp luật Trong khi đó, Hồ Ngọc à và Kim Lý đều là người tự
do, có quyền đến với nhau thì không thể dùng từ “nghi án” để viết về đời sống
cá nhân của họ Mặc dù trong ngôn ngữ có hiện tượng chuyển nghĩa để biểu đạt
một sự vật, sự việc theo nhiều cách khác nhau; nhưng dùng từ “nghi án” trong
trường hợp này hoàn toàn không phù hợp với phong cách văn bản
Trang 10Ví dụ 3: trong tin “Căng thẳng ở Bayern Munich sau quyết định 'trảm'
một số công thần” đăng trên báo Thanh Niên ngày 9/4/2021 có câu: “Kể từ khi gia nhập Bayern Munich vào năm 2011 từ Man City, Boateng đã dành được chức vô địch Champions League 2 lần, củng cố hàng thủ trong chiến tích dành
cú ăn ba mùa giải 2013 và 2020, cùng 8 lần lên ngôi Bundesliga” Cần chú ý, từ
“dành” có nghĩa là để lại thứ gì đó cho bản thân hoặc cho người khác, còn
“giành” tuy có cách viết gần giống nhưng lại mang nghĩa chiếm lấy, đoạt lấy
thứ gì đó Dựa theo ngữ cảnh, tác giả phải viết “giành” thay cho “dành”, bởi
“cú ăn ba” là danh hiệu mà các đội bóng phải thi đấu với nhau mới giành được.
2.3 Ngữ pháp:
Một yếu tố ngôn ngữ cũng cần được chú trọng trong ngôn ngữ báo chí là ngữ pháp Tin, bài trước khi đưa lên báo cần được kiểm duyệt tỉ mỉ, chỉn chu về mặt ngữ pháp Riêng trong phạm vi báo mạng điện tử, đây cũng là vấn đề rất cần được lưu tâm
Ví dụ 1: trong tin “World Cup 2022: Indonesia nhận tin sốc về “hot boy”
từ Anh trước trận gặp Việt Nam” đăng trên báo Thanh Niên ngày 23/5/2021 có câu: “Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chiều cao 1,94m không thể bay đến Dubai (UAE)” Người đọc khi đọc tới đây có thể sẽ hoang mang về ý nghĩa câu văn Xét theo cấu tạo câu, cụm từ “chiều cao 1,94m” đang đóng vai trò chủ ngữ Thế nhưng “chiều cao 1,94m” không phải là cụm từ chỉ sinh vật sống có ý thức (ví
dụ như “người”, “chó”, “mèo”,…), vậy nên làm sao bản thân “chiều cao 1,94m” lại có thể “bay đến Dubai” được? Câu văn trên là câu đơn thiếu chủ ngữ, có thể sửa đúng lại như sau: “Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cầu thủ có chiều cao 1,94m không thể bay đến Dubai (UAE)”.
Ví dụ 2: bài báo đăng ngày 24/5/2021 trên báo điện tử Thanh Niên với
dòng tít: “Học sinh dự tổng kết năm học… tại nhà vì COVID-19” có đoạn:
“Trong trường hợp phụ huynh và học sinh không có điều kiện tiếp nhận thông tin qua internet, sẽ thông báo kết quả học tập của học sinh qua đường bưu