1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TVTH - Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ qua trang báo mạng điển tử VietNamNet

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát, Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Qua Trang Báo Mạng Điện Tử VietNamNet
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 787,8 KB

Nội dung

Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo phát thanh và báo hình nhưng sự ảnh hưởng cũng như phát triển của báo điện tử trong thời đại công nghệ thôn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mỹ, đánh dấu sự

ra đời của loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo mạng điện

tử hay còn gọi là báo trực tuyến, báo internet Đây cũng là loại hình báo chí du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian ngắn nhất Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương công bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển mọi loại hình báo chí này tại Việt Nam

Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo phát thanh và báo hình nhưng sự ảnh hưởng cũng như phát triển của báo điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì không một loại hình báo chí nào sánh bằng Ngoài những đặc trưng riêng, báo điện tử còn mang những vai trò của báo chí nói chung trong xã hội như: Là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản

lý, điều hành và cải cách xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong

xã hội; Là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân

So với các loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợi ích vượt trội Nó phá vỡ tính định kỳ của báo chí, tính chất thời sự của thông tin được đẩy nhanh lên từng phút, từng giây Để đăng tải thông tin, người ta không cần một hệ thống nhà in hay máy phát sóng mà chỉ cần một máy tính nối mạng

và ấn enter

Báo mạng với dung lượng gần như vô tận cũng phá vỡ sự gò bó về mặt diện tích của báo in hay thời lượng phát sóng của truyền hính, phát thanh Số

Trang 2

lượng tin bài đăng tải không hạn chế Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn Chính vì có nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng gồm: chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh,…còn theo nghĩa hẹp, đó là ngôn ngữ tồn tại dưới dạng chữ viết Như chúng ta đều biết, dùng từ, câu mơ hồ, không rõ nghĩa sẽ làm cho độc giả mất thời gian đọc mà không tiếp nhận được thông tin, còn dùng từ sai sẽ dẫn đến việc người đọc hiểu sai thông tin Bài báo lúc đó sẽ không có hiệu quả mà còn phản tác dụng Mặt khác, báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng, nghĩa là tác động đến số đông vì thế thông tin sai sẽ dẫn đến định hướng tư tưởng sai trái, xã hội lệch lạc, gây làn sóng dư luận, hiệu quả xã hội không tốt

Vì vậy, bài tiểu luận này của tôi là khảo sát, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ qua trang báo mạng điện tử VietNamNet

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Thông qua việc tìm hiểu về phương diện ngôn ngữ trên các trang báo mạng điện tử Việt Nam, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cách sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử hiện nay

- Nâng cao kiến thức về việc sử dụng ngôn tử trên các tin bài của trang báo mạng điện tử - những khó khăn và thách thức trong thời đại 4.0, những giải pháp giúp hạn chế các lỗi sai trên các trang báo mạng điện tử để truyền tải đến người đọc những thông tin, tin tức một cách xác thực và chính xác nhất

- Việc nghiên cứu đề tài này cũng giúp bản thân em tích lũy được những kinh nghiệm ban đầu về phương diện ngôn ngữ để bước vào làm nghề báo chí thêm vững vàng và tự tin hơn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

-Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ngôn ngữ thể loại tin bài đăng trên báo mạng điện tử

-Đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên các báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, cụ thể là trên báo VietNamNet

-Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, cụ thể là khảo sát trên báo mạng điện tử VietNamNet

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Các tin đã đăng tải trên báo mạng điện tử VietNamNet

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:

- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông

- Lý luận báo chí, lý luận truyền thông

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực tiễn để rút ra kết luận khoa học

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại

và hệ thống hoá lý thuyết về lĩnh vực báo chí và thị trường người đọc

Trang 4

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp khảo sát, thống kê: tìm hiểu thực tế hoạt động người đọc báo trên các trang báo mạng thịnh hành hiện nay

+ Phương pháp xử lý thông tin: xử lý các lỗi sai ngôn ngữ trên báo mạng điện tử qua khảo sát, thống kê những lỗi sai từ người đọc

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích, đánh giá và bao quát về ngôn ngữ trên báo mạng điện tử, rút ra những giải pháp, hạn chế các lỗi sai trên báo mạng điện tử

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

đề tài được chia làm 3 phần:

I Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

II Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

III Giải pháp, hạn chế các lỗi sai trên báo mạng điện tử

Trang 5

NỘI DUNG

I Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1 Khái niệm về báo chí và báo mạng điện tử

1.1 Khái niệm về báo chí

Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội Nhưng cho đến nay, chưa có sự thống nhất ở mức độ tương đối về khái niệm này, cũng chưa thấy đưa ra khái niệm báo chí là gì, báo chí và thông tin báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động

1.2 Khái niệm về báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang website, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, mang tính thời sự, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao Ví dụ các trang báo mạng điện tử điển hình như: VnExpress, Dân trí, Vietnamnet, Tuổi trẻ online,… Học viện Báo chí và Tuyên truyền chọn thuật ngữ “Báo mạng điện tử” bởi nhiều lý do khác nhau: Nó khẳng định loại hình báo chí này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng Nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí này, bao gồm: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết, các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn chế,…

Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh

và truyền hình Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích” Nhưng giờ đây, báo điện tử có

Trang 6

thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền trông đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với mạng internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc đua quyết liệt Báo điện tử có ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử còn có ưu thế về khả năng đa phương tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho

sự ra đời và phát triển của báo điện tử Được ra đời vào những năm 90 của thế kỷ

XX, từ tờ điện tử đầu tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện

tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê được con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: AFP, Reuter… các đài truyền hình như: CNN, NBC… các tờ báo như New York Times, Washington Post đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí

2 Ngôn ngữ trên báo mạng điện tử

Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ và những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” đồng thời cũng là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”

Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ là một khái niệm khá rộng và được hiểu một cách linh hoạt, bao gồm tất cả các yếu tố có thể chuyển tải thông tin với nhiều dạng thức khác nhau Ngôn ngữ của hội họa là màu sắc, đường nét Ngôn ngữ của điêu khắc là hình khối Ngôn ngữ của âm nhạc là các cung bậc thanh

âm Ngôn ngữ của múa là ngôn ngữ hình thể Ngôn ngữ của một tác phẩm báo chí không đơn thuần là phần chữ mà còn có maket, ảnh, phông chữ (gồm kiểu chữ, cỡ chữ)…vì tất cả các thành tố này đều có khả năng chuyển tải thông tin

Trang 7

đến công chúng Nói cách khác, ngôn ngữ của một tác phẩm báo chí bao gồm toàn bộ các thành tố cấu thành nên tác phẩm đó

Các loại hình báo chí khác nhau sử dụng ngôn ngữ không giống nhau Ngôn ngữ báo hình có hình ảnh, âm thanh, góc quay…trong đó, ngôn ngữ hình ảnh chiếm vai trò chủ đạo Ngôn ngữ báo phát thanh có tiếng, giọng điệu, tiếng động hiện trường, nhạc…trong đó tiếng có vị trí quan trọng nhất Ngôn ngữ báo

in có phần chữ viết, phông chữ, ảnh…trong đó ngôn ngữ chữ chiếm vị trí chủ đạo Ngôn ngữ của báo mạng điện tử có các yếu tố hình ảnh, âm thanh, chữ viết, ảnh…Có thể thấy, báo điện tử là loại hình báo chí đa dạng nhất về thành tố ngôn ngữ

3 Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử

Thứ nhất,báo mạng sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện.điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi người đọc tìm đến báo mạng không chỉ dừng lại ở việc đọc thông tin như trên báo in,chỉ nghe như trên phát thanh ,hay xem và nghe như trên truyền hình mà ngôn ngữ của báo mạng điện tử là kết hợp của tất cả những thứ đó –là loại ngôn ngữ đa phương tiện ,công chúng đến với nó có thể sử dụng hầu hết các giác quan của mình Và như thế tất nhiên việc cảm nhận và chiếm lĩnh thông tin sẽ trở nên thuận tiện, dễ dàng và khắc sâu hơn Đó là điều mà cho đến nay không một loại hình báo chí nào chiếm vị trí của nó được

Thứ hai, ngôn ngữ báo mạng có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin Cụ thể trong tiếp nhận thông tin báo mạng, người ta không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin ở một tờ báo mà còn có thể liên kết với nhiều

tờ báo, trang báo khác với lượng thông tin khổng lồ hơn, đồng thời còn có thể được minh họa sinh động bằng các các tệp âm thanh hay các clip truyền hình mà công chúng chỉ cần nhấp chuột là họ sẽ hoàn toàn làm chủ mọi thông tin liên quan đến sự việc mà họ quan tâm

Thứ ba, ngôn ngữ báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân Bởi lẽ nó là loại ngôn ngữ đa phương tiện sử dụng rất nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết,

Trang 8

hình ảnh, âm thanh, và có thể do nhiều người thể hiện Thêm vào đó là trong một văn bản còn có nhiều lớp thông tin được chứa đựng với nhiều phong cách thể khác nhau, hòa quện vào nhau nên phong cách riêng của nhà báo khó lòng được thể hiện rõ nét

Thứ tư, cũng giống như các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ báo mạng cũng đậm đà bản sắc dân tộc và có tính quốc tế Bởi lẽ nó được viết ra nhằm phục vụ tất cả công chúng, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, đại chúng để hiện tinh thần dân tộc cũng là một yêu cầu của nó ngoài ra báo mạng cũng là nơi có sự giao lưu thông tin với các nước khác, các nền văn hóa khác trên thế giới vì thế

nó cũng được thể hiện trên tinh thần quốc tế, sao cho khi đọc báo mạng Việt Nam bạn bè quốc tế lại có thêm cơ hội để thêm văn hóa và con người Việt Nam, đất nước Việt Nam

Như vậy, về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử có vai trò rất quan trọng đối với con người Ngôn ngữ trong báo chí nói chung và báo mạng nói riêng luôn cần có sự chọn lọc kĩ càng một cách ngắn gọn, súc tích để các bài viết tiếp cận gần gũi hơn với người đọc Đồng thời, phương diện ngôn ngữ được

sử dụng đúng đắn, hợp lý cũng tránh được những sai lầm không đáng có Đặc biệt quan trọng nhất là các nhà báo mạng phải biết lựa chọn ngôn ngữ sử dụng một cách có hiệu quả, thực hiện chức năng báo chí của mình

II Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên báo mạng điện tử VietNamNet

1 Giới thiệu về báo mạng điện tử VietNamNet

Báo VietNamNet được coi là một trong những tờ báo mạng điện tử ra đời

từ rất sớm ở Việt Nam, VietNamNet đã có mặt trên thế giới mạng điện tử khi nhận được giấy phép hoạt động vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP- BVHTT) của bộ văn hóa thông tin Báo điện tử VietNamNet sớm đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng và bạn đọc

Trang 9

Với chức năng cung cấp thông tin cho nhân đan trên mọi mặt của cuộc sống từ: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đến những tin thể thao, giải trí,… VietNamNet đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho Và một trong những nguồn thông tin có độ tin cậy rất cao của các bạn đọc cũng như các tầng lớp công chúng khác nhau

Với lượng truy cập lên tới hơn 6 triệu lượt trong một ngày quả là một thành tích đáng khen, cho thấy được sự tin tưởng của độc giả luôn theo dõi và cập nhật tin tức thường xuyên trên trang báo này Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và thế giới mạng thì VietNamNet đang có những bước phát triển mạnh mẽ và đang trở thành một trong những trang báo điện tử hàng đầu của Việt Nam cũng như bước đầu xây dựng thương hiệu của mình trên thế giới

(Giao diện của báo mạng điện tử VietNamNet từ năm 2011)

2 Khảo sát thống kê các bài báo trên trang báo mạng điện tử VietNamNet

Trang 10

2.1 Từ vựng (Lỗi dùng từ sai)

Từ vựng là tập hợp các đơn vị là từ, ngữ cố định (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong ngôn ngữ một dân tộc

Ví dụ: Báo Việt Nam Nét (vietnamnet.vn), ngày 14/06/2015, trong bài Thót tim kể chuyện dông lốc khiến Hà Nội tan hoang, có câu “Khiếp sợ nhất vẫn

là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra” Để mô tả ai đó, vật nào đó đang đi trên đường thì người ta dùng từ “lưu thông” chứ không dùng

từ “lưu hành” (đưa ra sử dụng rộng rãi)

Chưa kể, câu này còn mắc lỗi diễn đạt, dễ gây hiểu lầm Chắc tác giả định diễn đạt ý “Ai khiếp sợ?”, nhưng viết như vậy, vô hình trung lại thành ra ý

“Khiếp sợ ai?” Chúng ta thử so sánh câu trên với câu cùng cấu trúc sau “Khiếp

sợ nhất vẫn là những kẻ đói thuốc trên đường đi kiếm cơm đen” Do đó, câu trên

có thể được hiểu là những người đi trên đường trong cơn dông là khiếp sợ nhất! Vậy, câu đó phải diễn đạt lại là “Cảm giác khiếp sợ vẫn còn chưa tan trong lòng những người đi trên đường lúc cơn dông xảy ra”

Ví dụ: Vẫn trên Việt Nam Nét (dẫn theo Trí Thức Trẻ), ngày 09/06/2015, trong bài Lệ Rơi phản pháo Đàm Vĩnh Hưng, có câu “ Mỗi người có một yếu điểm khác nhau và cái tài, cái duyên khác nhau” Ở đây, đáng lẽ dùng từ “điểm yếu” (hạn chế, nhược điểm, mặt yếu) thì tác giả lại dùng từ “yếu điểm” (điểm chính, điểm trọng yếu)

Ví dụ: Bài Hậu trường “bay show xác thịt” gái chân dài (báo Việt Nam Nét, ngày 14/6/2015) dùng từ “khuyến mại” để diễn đạt ý “khuyến khích mua hàng” trong câu ““Gói hẹn hò” giá 700 ngàn được nắm tay bạn gái đi dạo phố và phải khuyến mại thêm một món quà” “Khuyến mại” là khuyến khích bán hàng, còn “khuyến mãi” mới là khuyến khích mua hàng

Hầu hết trong các bài báo đều sử dụng và lựa chọn các từ “đắt” nhất để dùng trong các tít Điều này làm cho bài viết thể hiện được sự chính xác, đầy đủ

Ngày đăng: 01/01/2025, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w