1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Khảo sát và đánh giá ưu điểm và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Vietnamnet

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận - Khảo Sát Và Đánh Giá Ưu Điểm Và Nhược Điểm Về Phương Diện Ngôn Ngữ Trên Báo Mạng Điện Tử Vietnamnet
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 51,99 KB

Nội dung

Trên các trang báo mạng điện tử, công chúng có thể gặp không ít các lỗi như saichính tả, dùng từ sai, ngữ pháp không chuẩn, câu mơ hồ… Những hiện tượng này đãlàm lệch lạc thông điệp mà n

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Báo mạng điện tử, so với các loại hình báo chí trước đó, có rất nhiều lợi thếvượt trội Nó phá vỡ tính định kỳ của báo chí, tính chất thời sự của thông tin được đẩynhanh lên từng phút, từng giây Để đăng tải thông tin, người ta không cần một hệthống nhà in hay máy phát sóng mà chỉ cần một máy tính nối mạng và ấn phím

“Enter”

Báo mạng với dung lượng gần như vô tận cũng phá vỡ sự ràng buộc về mặtdiện tích nội dung như của báo in hay thời lượng phát sóng như của báo phát thanh,truyền hình Số lượng tin bài đăng tải không hạn chế Điều này làm cho thông tin vừađảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn… Chính vì có nội dung thông tin phong phú,

số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tảithông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử

Là một thể loại xung kích đặc biệt quan trọng của báo điện tử (vì mang tínhthời sự cao), thể loại tin cũng chịu sự chi phối của các yếu tố trên Tin chiếm đến 80%lượng tin bài trên các báo điện tử Vì thế, việc nâng cao chất lượng chuyển tải thôngtin của thể loại này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nâng cao chất lượng báo mạngđiện tử Bên cạnh đó, cũng giống như các thể loại báo chí khác của báo mạng điện tử,ngôn ngữ viết là thành tố chính của ngôn ngữ thể loại tin Vì thế, để nâng cao chấtlượng thể loại tin thì nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ chữviết là yếu tố quyết định đầu tiên

Chúng ta đều biết, dùng từ, câu mơ hồ, không rõ nghĩa, sẽ làm cho độc giả mấtthời gian đọc mà không tiếp nhận được thông tin, còn dùng sai từ sẽ dẫn đến việcngười đọc hiểu sai thông tin Bài báo lúc đó không chỉ không có hiệu quả mà nhiều khicòn phản tác dụng Cả hai điều trên đều gây xói mòn niềm tin của công chúng về uy tíncủa trang báo

Mặt khác, báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, nghĩa là tác động đến

số đông, là một trong những kênh thông tin chủ yếu để hình thành dư luận xã hội, là

Trang 2

kênh thông tin có vai trò định hướng tư tưởng, vì thế, thông tin sai sẽ khiến đến việcđịnh hướng sai, tạo dư luận xã hội lệch lạc, gây hiệu ứng xã hội không tốt.

Trong khi đó, báo mạng điện tử với đặc thù lưu hành trên Internet – mạngthông tin toàn cầu – nên tốc độ chuyển tải thông tin gần như đồng thời, ngay khi tòasoạn phát tin thì ở tận bên kia Trái đất, người ta đã có thể tiếp nhận thông tin Sau khingười phụ trách đưa tin bài lên trang quyết định phát tin và ấn phím “Enter” thì lậptức, hàng triệu người trên toàn cầu có thể tiếp nhận thông tin cùng một lúc Vì thế,đăng tải thông tin sai sẽ làm cho hàng triệu người ở khắp nơi thu nhận sai, dẫn đếnnhận thức sai và có thể có hành động sai Xét ở một góc độ khác, việc dùng ngôn ngữchữ viết không chuẩn cũng làm phương hại sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng sai ngôn ngữ chữ viết trên báo mạng điện

tử nói chung và ngôn ngữ chữ viết của thể loại tin trên loại hình báo chí này nói riêng

sẽ gây ra những tác động xấu khó lường Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng chưa hiệuquả ngôn ngữ chữ viết vẫn thường xảy ra trên các tin bài của báo mạng điện tử ViệtNam

Trên các trang báo mạng điện tử, công chúng có thể gặp không ít các lỗi như saichính tả, dùng từ sai, ngữ pháp không chuẩn, câu mơ hồ… Những hiện tượng này đãlàm lệch lạc thông điệp mà nhà báo muốn chuyển tải, đồng thời làm sai lệch và có khảnăng làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt

Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạngđiện tử là hết sức cần thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Là một loại hình báo chí mới nên trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng, những công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử chưa nhiều Công trìnhnghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử lại càng ít hơn

Với cuốn “Writing for the Web” (Viết bài cho web) in năm 1999, tác giả Kilian

Crawford gần như là người đầu tiên (theo các tài liệu liên quan mà chúng tôi thu thậpđược) đề cập khá chi tiết việc sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết được đăng tải trênmạng Tác giả chỉ dẫn từ việc dùng từ, đặt câu đến trình bày đoạn văn như dùng dạng

Trang 3

câu chủ động thay cho bị động, đặt câu đơn giản, đoạn văn không nên quá 70 chữ, dàinhất là gồm 4 dòng, các đoạn cách nhau một dòng…

Tiếp đó, năm 2002, một tác giả khác là Mike Ward cho ra mắt cuốn

“Journalism Online” (Báo chí trực tuyến) Cuốn sách chỉ ra những điểm nổi bật mà

các nhà báo cần quan tâm khi sử dụng ngôn ngữ trong loại hình báo chí này như cầnngắn gọn, súc tích, dung lượng chỉ bằng 50% so với báo in, đi thẳng vào vấn đề, mỗicâu chỉ mang một ý hoặc một thông tin nhất định, dùng từ dễ hiểu và gần gũi…

Có thể nói, các tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về cách viết cho báo mạngđiện tử Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu mang tính tổng thể về việc viết như thếnào, sử dụng ngôn từ như thế nào để phù hợp với việc thông tin trên báo mạng điện tửnói chung chứ không đi sâu vào một thể loại báo chí cụ thể

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo điện tử có số lượng

tương đối Có một số cuốn sách chuyên sâu về ngôn ngữ báo chí là “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Nguyễn Tri Niên (năm 2006), “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” (năm 2003) và “Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thống đại chúng” (năm 2008) của PGS.TS Hoàng Anh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội in năm 2004 (tái bản năm

2007, 2010) Tuy nhiên, các cuốn sách này đều không bàn về ngôn ngữ báo mạng điện

tử mà chỉ nói đến ngôn ngữ báo chí nói chung

Cuốn “Các thủ thuật làm báo điện tử” trong bộ sách “Sổ tay phóng viên” được

nhà xuất bản Thông tấn in năm 2007 có thể coi là cuốn đầu tiên bàn sâu về vấn đề ngônngữ báo mạng điện tử

Bên cạnh đó, có thể kể đến các luận văn nghiên cứu như luận văn thạc sỹ ngành

Khoa học Ngữ văn “Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí” tác giả Trần Thanh

Nguyện (dựa trên cứ liệu của báo Bình Dương), trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Mai, Viện đào tạo Báo chí

và Truyền thống, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà

Nội hay luận văn thạc sỹ chuyên ngành Ngôn ngữ học “Nghiên cứu đặc điểm ngôn

Trang 4

ngữ văn bản thông cáo báo chí” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương, khoa Ngôn ngữ

học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội…

Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của học viện, sinh

viên chuyên ngành báo chí Tác giả Nguyễn Thu An trong “Ngôn ngữ báo chí Internet” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tửnhưng theo hướng chỉ ra các đặc điểm chung về ngôn ngữ của loại hình báo chí này.Một số khóa luận có nghiên cứu chuyên sâu về từng thể loại như phóng sự (Lê Minh

Thanh, “Phóng sự báo chí trực tuyến”, khóa luận tốt nghiệp K47, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) hay giao lưu trực tuyến (Tô

Mai Trang, “Giao lưu trực tuyến”, khóa luận tốt nghiệp K47, trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội)…

Vấn đề ngôn ngữ tin bài trên báo mạng điện tử lại càng là vấn đề tương đối mới

mẻ Trong quá trình nghiên cứu, tiểu luận sẽ thông qua những khảo sát được sẽ gópthêm tiếng nói nhằm xác định rõ hơn bản chất của ngôn ngữ báo chí dựa vào nhữngđặc điểm của nó

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khảo sát thực trạng ngôn ngữ trên báo điện tửVietNamNet, tiểu luận sẽ có những đóng góp thiết thực cho phong cách ngôn ngữ củanhiều trang báo mạng điện tử Cụ thể là những đề nghị về cách dùng từ, viết câu, tổchức văn bản sao cho chuyền tải được nội dung, thông tin một cách hiệu quả nhất.Những “lỗi” diễn đạt được chỉ ra từ các tin bài, bài báo sẽ có giá trị tham khảo cho cáctác giả và người biên tập để có thể nâng cao chất lượng và uy tín của trang báo

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng ngôn ngữ của các tin bài trên báo mạng điện tửVietNamNet, tiểu luận đề xuất những giải pháp nhằm khắc chế các hạn chế trênphương diện ngôn ngữ, phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả truyềnthống của tin bài trên báo mạng điện tử

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 5

Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ngôn ngữ trong văn bản báo chí

- Đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ tin bài trên trang báo mạng điện tử ViệtNam hiện nay, cụ thể là trên báo VietNamNet, xét trên hai bình diện là nội dung vàhình thức (kết cấu tin), chỉ ra những điểm còn hạn chế

- Đề xuất các giải pháp khắc chế những điểm yếu trên phương diện ngôn ngữcủa tin bài nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tin bài trên báo mạngđiện tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khảo sát ngôn ngữ tin bài hiện nay trên trang báo mạng điện tử VietNamNet(chỉ khảo sát ở các trang https://vietnamnet.vn và https://premium.vietnamnet.vn )

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Các tin bài đã được đăng tải trên báo mạng điện tử VietNamNet (các tranghttps://vietnamnet.vn và https://premium.vietnamnet.vn ) từ 27/04/2021 đến31/05/2021

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng

Phương pháp chung: Khảo sát thực tiễn, xử lý tài liệu, phân tích, tổng hợp…(Phân tích riêng rẽ các yếu tố cấu thành phương diện ngôn ngữ của văn bản nhằm pháthiện những điểm mạnh và điểm yếu của các tin Từ đó, tổng hợp những kết quả nghiêncứu ở từng phần để đi đến kết luận)

6 Ý nghĩa của đề tài

Về lý luận: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ hơn những vấn

đề lý luận về ngôn ngữ báo chí được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như ngôn ngữbáo mạng điện tử, ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử…

Trang 6

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với cácsinh viên và học viên chuyên ngành báo chí – truyền thông nói chung và báo mạngđiện tử nói riêng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm đào tạo vềbáo chí – truyền thông tham khảo Trên cơ sở đó, giúp họ có ý thức sâu sắc hơn về việc

sử dụng ngôn ngữ đối với tin bài, có những điều chỉnh phù hợp theo hướng tích cựctrong việc sử dụng ngôn ngữ tin bài trên báo mạng điện tử, nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả truyền thông

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung sau đây của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo mạng điện tử.

Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ

báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số quan niệm về báo chí từ các góc nhìn khác nhau

1.1.1 Báo chí trong quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian Việt Nam trước đây, báo chí nhiều khi được ví như

“thằng mõ”, là người đưa tin có tính công báo, làm nhiệm vụ loan báo cho dân làngtheo chỉ thị của các chức sắc trong các làng, xã để họ biết những gì đã, đang và sắp xảy

ra Dưới góc độ báo chí – truyền thông ở Việt Nam thì “thằng mõ” được xem là mộttrong những dạng thức “người đưa tin” cổ xưa và sơ khai Đối với các tỉnh thành phíaNam vĩ tuyến 17, hình thức thông tin cho cộng đồng, thôn xóm qua “thằng mõ” tồn tạiđến giữa những năm 60 của thế kỷ XX

Ở khía cạnh khác, báo chí được hiểu là phương tiện thông báo, thông tin vềnhững sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết Báo chí là phương tiệnthông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội; là diễn đàn cung cấp, trao đổi và chia sẻthông tin công khai

1.1.2 Tiếp cận khái niệm về báo chí từ lý thuyết

Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, có quá trình phát triển lâu đời, phát triểntừng ngày và tác động, chi phối đến mọi lĩnh vực và tiến trình trong đời sống xã hội

Do vậy, trong quá trình phát triển, khái niệm báo chí đã được hiểu và được dùng vớinhiều nghĩa khác nhau Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất ở mức độ tươngđối về khái niệm này, ngay cả trong các sách, giáo trình tiếng Việt chính thức cũngchưa thấy đưa ra khái niệm cụ thể về báo chí, báo chí và thông tin báo chí có nhữngđặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động củabáo chí

Ở góc tiếp cận này, báo chí được xem là “những tư liệu sinh hoạt tinh thầnnhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhómđối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều đặn” Tuy nhiên,quan niệm này chỉ mới nhìn bề ngoài – sản phẩm báo chí, có thể nhìn thấy mà chưa

Trang 8

phản ánh được những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất phức tạp bên trong củahiện tượng xã hội này.

Có thể hiểu theo nghĩa bao quát, báo chí bao gồm báo in, báo phát thanh, báotruyền hình và báo mạng điện tử - những loại hình truyền thông đại chúng sản xuất vàquảng bá thông tin trên phạm vi rộng lớn nhất, tác động đến nhiều người nhất, đa dạng

và phương pháp nhất, thường xuyên và liên tục nhất, đều đặn và cập nhật nhất, có cảđịnh kỳ và phi định kỳ Còn hiểu theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu bao gồm báo vàtạp chí

1.1.3 Báo chí trong tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ học

Theo “Đại từ điển tiếng Việt” do GS.TS Nguyễn Như Ý, NXB Đại học quốcgia Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2008, tr 111 thì báo chí là “các ấn phẩm định kỳ,

in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để thông tin tuyên truyền”

Có thể thấy, khái niệm trên đây mới chỉ nhắc tới báo in, tạp chí, là loại hình báochí xuất hiện đầu tiên, mang tính truyền thống và chưa bao hàm hết được các loại hìnhtruyền thông đại chúng

“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng,2009) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn cho rằng báo là “hình thức thông tin tuyên truyền

có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm định kỳ hoặc qua các phươngtiện thông tin đại chúng khác như truyền thanh, truyền hình, Internet”

1.1.4 Báo chí trong văn bản quy phạm pháp luật

Theo Điều 3, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989,được Quốc hội khóa X thông qua năm 1999, các loại hình báo chí bao gồm “báo in(báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báohình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằngcác phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo mạng điện tử (được thực hiện trên mạngthông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nướcngoài.”

Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 2016, báo chí đã được định nghĩa như sau:

“Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện

Trang 9

bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành,truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình,báo điện tử.”

Như vậy, ngoài báo in, tạp chí, các loại hình khác của báo chí như báo phátthanh, truyền hình, báo ảnh, tạp chí và báo mạng điện tử đã được cơ quan quản lý nhànước quan tâm Trong các loại hình báo chí trên thì báo mạng điện tử trẻ nhất, ra đờimuộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất

Tiểu luận này sẽ chỉ đề cập đến báo chí trong loại hình cụ thể

1.2 Internet và báo mạng điện tử

1.2.1 Internet và bối cảnh hình thành báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử hay báo chí Internet là loại hình báo chí - truyền thông tồn tại

và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống Internet trên toàn cầu

Internet (International network) là mạng thông tin toàn cầu được hình thànhtrên cơ sở kết nối các máy tính, website và trang thông tin điện tử trên khắp hành tinh

Sự ra đời và phát triển Internet - xa lộ thông tin siêu tốc kết nối toàn cầu - khơi màocuộc bùng nổ truyền thông và mở ra kỷ nguyên mới trong truyền thông và phát triểnnhận thức nhân loại

Internet là thông tin - truyền thông, là việc làm, là thương mại, là giáo dục, làhầu như tất cả các quá trình cuộc sống của con người được tái hiện, hoạt động, giaolưu… Giá trị khai thác, sử dụng của Internet phụ thuộc vào nhu cầu, năng lực vàkhuynh hướng thị hiếu của mỗi người/nhóm xã hội Internet là tài nguyên Tài nguyênnày đã và đang làm thay đổi cách nghĩ, cách sống và cách ứng xử của mỗi ngườichúng ta

Web (World Wide Web) được sinh ra với mục đích tạo giao diện chung dễ sửdụng trong quá trình truy cập thông tin trên Internet Vào cuối những năm cuối củathập kỷ 80 nó được Tim Berners Lee, một nhà vật lý ở viện nghiên cứu hạt nhân châu

Âu Cern đề xuất và tiến hành nghiên cứu cùng với cộng sự của ông là Robert Caililau.Năm 1991, người dùng được nhận bản thử nghiệm đầu tiên và từ đó một cuộc cáchmạng trên Internet đã bùng nổ

Trang 10

Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mỹ, đánh dấu sự ra đờicủa loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo mạng điện tử, hay còngọi là “báo trực tuyến, báo online”.

Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là

tờ báo Internet đầu tiên Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những

banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website “Cơn sốtvàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu Một khảo sát lần đầu tiên về độc giảInternet của hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây chothấy số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến Có lẽ⅕

đó cũng chính là một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa làkhông thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện

tử, trong đó phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật thêm thôngtin riêng

Đây cũng là loại hình báo chí du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian ngắnnhất Nếu như báo in ở nước ta xuất hiện sau các nước trên thế giới hàng trăm năm, vớiphát thanh, truyền hình là hàng chục năm thì với báo điện tử, khoảng thời gian này chỉ

mất 5 năm Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương công bố trang báo mạng điện tử của

mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển loại hình báo chí này tại ViệtNam Làng báo Việt Nam có thêm một thành viên mới

1.2.2 Thống nhất về khái niệm “báo mạng điện tử”

Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo mạng điện tử đã hội tụ được nhiều

ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời cũng bộc lộ nhiều bấtcập Tuy nhiên, cũng vì báo mạng điện tử là loại hình truyền thông trẻ nhất nên cácnhà nghiên cứu và cơ quan quản lý hiện vẫn chưa có cách gì thống nhất đối với cácloại hình báo chí này Vì thế, dù thiếu tên quy chuẩn nhưng báo mạng điện tử cũng làloại hình báo chí nhiều tên gọi khác nhau nhất

Trên thế giới, loại hình báo chí này có những tên gọi như online newspaper(báo chít trên mạng, báo trực tuyến), electronic journal (báo điện tử)

Trang 11

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách gọi “Báo trực tuyến”, “báo mạng”, “báoonline”, “báo Internet” là tên gọi theo cách tiếp cận dựa vào đặc trưng nổi trội của loạihình báo chí - truyền thông này Có thể kể đến một số trang báo như Sài Gòn Giảiphóng online, Tiền phong online…

“Báo điện tử” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất, cụ thể như báo Laođộng điện tử, Nhân dân điện tử, báo điện tử VietNamNet, báo điện tử VnExpress…

Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,trong đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm về Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ởViệt Nam (năm 2007), lại cho rằng, cả hai thuật ngữ báo điện tử và báo trực tuyến đềuchưa chuẩn xác

Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, báo trực tuyến không thể nói hết đượcđặc điểm của tờ báo mạng điện tử là sử dụng tối đa nền tảng kỹ thuật của dịch vụInternet và sự sáng tạo của con người trong quy trình sản xuất thông tin Mặt khác,thuật ngữ báo trực tuyến chưa được Việt hóa Còn thuật ngữ báo điện tử dễ gây nhầmlẫn, đồng nhất loại hình báo chí thứ tư này với hai loại hình báo điện tử trước đó làphát thanh và truyền hình Hơn nữa, cách gọi như vậy không chuẩn xác về thuật ngữkhoa học

Với các phân tích trên, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, người Việt Nam haydùng từ “mạng” thay cho “Internet” (ví dụ: “lên mạng, vào mạng, kết nối mạng” ).Thay vì gọi “báo Internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ Việt Nam và dễ hiểu hơn

Năm 2003, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có cuộc thảo luận giữa cáccán bộ nghiên cứu giảng dạy ngành truyền thông đại chúng và thống nhất lựa chọn têngọi “báo mạng điện tử” - báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên Internet - vớicác lý do:

“Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: loại hình báo chí thứ tư này là con đẻ của sựphát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹthuật số tiên tiến, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng

Thứ hai, tên gọi này cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng

cơ bản của loại hình báo chí thứ tư: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức

Trang 12

thời, tính phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, lưu trữ thông tindưới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thành từnglớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn chế.

Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: người làm báo và người đọc phải có trình độ kỹthuật nhất định, có thể giao lưu với nhau trực tiếp bằng nhiều hình thức như email,chat, diễn đàn…

Thứ tư, tên gọi này là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như báo,mạng, điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn các yếu tố Việt hóa, đặc trưng khubiệt của loại hình báo chí thứ tư, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từngoại lai”

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng để tạo sự thống nhất trong quá trìnhnghiên cứu cũng như trình bày, tiểu luận này sẽ sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử”

1.3 Phương diện ngôn ngữ học và ngôn ngữ văn bản báo chí.

Theo sự phân chia các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, Ngôn ngữ học bao gồm

3 bộ phận chính: Ngữ âm học, Từ vựng học và Ngữ pháp học

Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ Bao gồm thuộc tính về

âm học (cao độ, trường độ, âm sắc…), thuộc tính về cấu âm (bộ máy phát âm), mặt xãhội (quy định, giá trị cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ), mối quan hệ giữa âm thanh

và chữ viết

Từ vựng học nghiên cứu từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định,thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ Về từ gồm khái niệm, đặc điểm, đơn vị cấutạo, ý nghĩa của từ, quan hệ nghĩa của từ, các kiểu từ xét theo cấu tạo và phạm vi sửdụng, quan hệ ngữ nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa Trong Từ vựng học còn hìnhthành một số phân môn như: Từ nguyên, Ngữ nghĩa học, Danh học và Từ điển học…

Ngữ pháp học nghiên cứu các cách thức, các quy tắc, phương diện cấu tạo từ vàcâu Trong Ngữ pháp học còn chia thành các phân môn như Từ pháp học (nghiên cứuphương diện cấu tạo từ (từ loại, đặc điểm từ loại…)) và Cú pháp học (nghiên cứu cụm

từ và câu)

Trang 13

Ngoài 3 bộ phận trên, ngôn ngữ còn có ngành nghiên cứu về các phương diệnkhác của ngôn ngữ như: Ngữ pháp văn bản, Phong cách học (Tu từ học), Phương ngữhọc, Ngữ dụng học…

Khi nói đến một văn bản hoàn chỉnh, bất luận dung lượng lớn hay nhỏ, đều cầnphải là một khối thống nhất cả về hình thức lẫn nội dung Nội dung văn bản cần đápứng đủ hai yêu cầu là tính trọn vẹn và tính nhất quán về chủ đề Ngoài nội dung, mộtvăn bản về mặt hình thức cần phải sở hữu một kết cấu hoàn chỉnh, hài hòa giữa cácthành tố trong văn bản cũng như sự đồng nhất trong các dấu hiệu chữ viết

Ngôn ngữ văn bản của một bài báo, đặc biệt là báo mạng điện tử là yếu tố quantrọng ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ tiếp cận của người đọc Ngôn ngữ văn bản chủyếu về các yếu tố như từ vựng, cú pháp được dùng trong văn bản, kết cấu văn bản,phương pháp diễn đạt… đòi hỏi người làm báo cần sử dụng các từ ngữ, biện pháp tu

từ, lối diễn đạt sao cho khéo léo, linh hoạt và chính xác để đưa mục đích của bài báođến với độc giả một cách trọn vẹn nhất

Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng gồm chữ viết, âm thanh, hìnhảnh động, hình ảnh tĩnh… còn theo nghĩa hẹp, đó là ngôn ngữ tồn tại dưới dạng chữviết Tiểu luận sẽ chỉ khảo sát ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp này

Trang 14

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

VIETNAMNET 2.1 Giới thiệu báo mạng điện tử VietNamNet

Là báo mạng điện tử đầu tiên ra đời tại Việt Nam ngày 19/12/1997,VietNamNet đã sớm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng và bạn đọc.Với chức năng cung cấp thông tin cho nhân dân trên mọi mặt của cuộc sống, từ chínhtrị, văn hóa, kinh tế, xã hội đến những tin tức thể thao, giải trí… VietNamNet đã hoànthành rất tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho

Hiện nay, với lượng truy cập lên tới hơn 6 triệu lượt trong một ngày - thành quảđáng chú ý minh chứng sự tin tưởng của độc giả khi luôn theo dõi và cập nhật tin tứcthường xuyên trên trang này - VietNamNet đã trở thành một trong số những nguồnthông tin có độ tin cậy rất cao Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho bất kỳ ai cónhu cầu cập nhật thông tin nhanh, chính xác cùng những bình luận, đánh giá vấn đềthực tiễn xã hội sâu sát Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và thế giớimạng, VietNamNet đang có những bước phát triển mạnh mẽ và đang trở thành mộttrong những trang báo điện tử hàng đầu của Việt Nam cũng như bước đầu xây dựngthương hiệu của mình trên thế giới

VietNamNet hiện được đặt dưới sự giám sát của cơ quan chủ quản là Bộ Thôngtin và Truyền thông

VietNamNet hiện ra tin bài ở cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh, riêng bảntiếng Việt có hai trang chính (https://vietnamnet.vn và https://premium.vietnamnet.vn), ngoài ra còn có nhiều chuyên trang “chị em” khác, cụ thể: https://vef.vnhttps://infonet.vietnamnet.vn, https://ictnews.vietnamnet.vn… hay phiên bảnhttps://tintuconline.com.vn (tiểu luận chỉ khảo sát 2 trang của báo VietNamNet baogồm https://vietnamnet.vn và https://premium.vietnamnet.vn) VietNamNet có nhiềutòa soạn phục vụ cho các trang chính và chuyên trang, cụ thể:

- Tòa nhà C’Land - 156 ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, HàNội

Trang 15

- Tầng 7, Tòa nhà Cục tần số Vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, phườngTrung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số giấy phép hiện tại của báo VietNamNet: 09/GP - BTTTT, cấp ngày07/01/2019

2.2 Khảo sát tổng thể về tin bài trên báo VietNamNet

Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ 27/04/2021 đến 31/05/2021, ước tính,VietNamNet đã đăng tải hơn 2150 tin bài (chưa tính đến các tin bài, phóng sự ở địnhdạng video, infographic), trong đó, VietNamNet trung bình đăng từ 7 đến 8 bài chomỗi lĩnh vực mỗi ngày, có ngày vượt hơn 10 bài, tập trung nhiều nhất ở các chuyênmục viết về chính trị, thời sự, sức khỏe, kinh doanh, giáo dục, pháp luật, thế giới -những lĩnh vực gắn liền với nhiều sự kiện chính trị trọng đại và biến động xã hội to lớntrong nước và trên thế giới trong giai đoạn vừa qua, đáng chú ý nhất là công tác tổchức Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ

2021 - 2026; diễn biến phức tạp của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 nguy hiểm hơncác đợt dịch trước đã bùng phát trong kỳ nghỉ lễ lớn 30/4 - 1/5, lây lan mạnh và gâyhậu quả nghiêm trọng trong cả nước; những căng thẳng mới leo thang trong quan hệngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới… Tần suất đăng tin bàicũng như dung lượng thông tin trong các tin bài biến đổi rất đa dạng, phụ thuộc vàomức độ, tính chất của diễn biến chính trị - kinh tế - xã hội đã nêu trong giai đoạn nhạycảm, đầy cam go, thách thức và nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả (về tần suất,nhiều lúc có 5 tin bài đăng dồn dập trong 3 giờ cho mỗi chuyên mục; về dung lượng,trung bình khoảng 800-1000 từ mỗi bài, có tin ngắn với dưới 600 từ và cũng có tin sâuvới trên 1200 từ ở bản Premium)

2.3 Đánh giá ngôn ngữ trên báo VietNamNet

Chúng ta hãy cùng khảo sát một số tin bài đăng trên VietNamNet trong thángqua và đánh giá dựa trên các yếu tố chính sau:

2.3.1 Ngữ âm

Ngữ âm được các nhà khoa học phân tích là mặt âm thanh của ngôn ngữ Mặt

âm thanh làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ, nhờ có nó ngôn ngữ mới được xác

Trang 16

lập, tồn tại và phát triển, mới có thể được lưu giữ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế

hệ khác Những yếu tố cấu thành ngữ âm của ngôn ngữ văn bản bao gồm nguyên tắc

âm học, nguyên tắc chính tả, cách viết hoa… Đáng chú ý, những sai phạm về quy tắcchính tả là lỗi thường bị mắc phải nhất trong các văn bản được đăng tải hàng ngày trêncác trang báo mạng điện tử

Thực tế, không dễ dàng phát hiện lỗi về mặt ngữ âm trong các tin bài, bởichúng đã được biên tập khá kỹ… Tuy nhiên, với chút tinh mắt, có thể nhận ra một sốsai sót về chính tả do sự hiểu lầm hoặc bất cẩn của nhà báo… trong khâu biên tập bàiviết ở một số ít bài viết

2.3.1.1 Ưu điểm

Nhìn chung, các bài báo được đăng tải trên trang này đều đã được biên soạncẩn thận, từ ngữ trong các bài báo được sử dụng đảm bảo độ chính xác, phù hợp vớihoàn cảnh và mục đích bài viết

“Chủ tịch Hà Nội cũng nhắc về trường hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở

2, có tới hơn 2.600 người từng đến sử dụng dịch vụ, phát sinh 118 F1, 5.630 F2.Nhưng con số ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều lớn hơn với hơn 1.700 cán bộ, bác sĩ,tăng cường thêm để phục vụ người bệnh, có hơn 1.600 bệnh nhân và mỗi bệnh nhân cóthêm một người nhà, nâng tổng số lên hơn 5.000 người trong khu vực cách ly, phongtỏa

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị Bộ phối hợp chặt chẽ trong việc thôngtin về các ca dương tính với địa phương để nắm bắt được, truy vết nhanh: “Ở đây phứctạp hơn ở Bệnh viện Nhiệt đới là bệnh nhân của nhiều tỉnh, thành”

Cùng với đó, theo ông Chu Ngọc Anh, còn lượng rất lớn người nhà, người thânbệnh nhân còn thuê nhà bên ngoài Huyện Thanh Trì phải khoanh vùng để báo cáo,các đơn vị y tế phải có xét nghiệm sàng lọc

“Chúng ta đi từng bước, nhưng rất khẩn trương, chặt chẽ để phòng dịch Chúngtôi vẫn tin tưởng, trách nhiệm nặng nề nhưng toàn bộ hệ thống vẫn làm chủ công tácphòng dịch Nhưng không được chủ quan, lơ là phút nào là rất nguy hiểm”, ông ChuNgọc Anh lưu ý.”

Trang 17

(Trích bài “10 ca dương tính ở bệnh viện K, Chủ tịch Hà Nội xuống hiện

trường chỉ đạo khẩn”, đăng ngày 07/05/2021)

“Tỉnh Bắc Ninh đến nay ghi nhận 654 ca mắc Covid-19 TP Bắc Ninh, huyệnThuận Thành, Quế Võ, Yên Phong đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 Cáchuyện Lương Tài, Tiên Du, thị xã Từ Sơn giãn cách theo chỉ thị 15

Nhằm giúp đỡ nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Binh chủng Hóa học đã tổ chứcphương tiện lực lượng để tiêu độc, khử trùng, trong đó tập trung vào địa bàn các huyệnThuận Thành, Quế Võ, Gia Bình

15 xe đặc chủng, 120 cán bộ, chiến sĩ dược huy động bắt đầu nhiệm vụ từ sángnay, dự kiến hoàn thành vào ngày mai (28/5)

Khu vực phun khử khuẩn gồm các tuyến đường liên thôn, liên xã, khu phố,đường làng, ngõ xóm; khu vực cách ly, phong tỏa, khu công nghiệp…

Các kíp xe được phân chia theo tổ nhóm để thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn từngthôn trong xã, thực hiện theo vòng khép kín tiêu độc khử khuẩn xong xã này chuyểnsang xã kế bên và cứ thế cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu và hợp đồngcủa địa phương.”

(Trích bài “Dàn xe đặc chủng và 120 chiến sĩ hóa học khử trùng khắp ngõ

xóm Bắc Ninh”, đăng ngày 27/05/2021)

Trong các bài báo được đăng tải, các từ ngữ được dùng khá chính xác, các từchỉ tên người như “Chu Ngọc Anh”, từ chỉ địa danh như “Hà Nội”, “Thanh Trì”, “TânTriều”, “Bắc Ninh”, “Thuận Thành”, “Quế Võ”, “Tiên Du”, “Từ Sơn”, “Lương Tài”,

“Yên Phong”, “Gia Bình” hay tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể như “Bệnh việnNhiệt đới”, “Bệnh viện K”, “Binh chủng hóa học” được viết hoa đúng theo quy tắc

Một số loại ký tự khác cũng được sử dụng trong các bài báo:

“Từ thực tế chống dịch ở Bắc Giang tập trung vào KCN nhưng không đượcquên ở ngoài cộng đồng, Phó Thủ tướng đề nghị Bắc Ninh, Bắc Giang và các địaphương trên cả nước, cả những nơi chưa thực hiện giãn cách xã hội cũng phải thựchiện xét nghiệm sàng lọc, đánh giá thường xuyên

Trang 18

Những địa phương có KCN phải rà soát, đánh giá, thực hiện nghiêm túc các chỉđạo phòng, chống dịch; kiểm tra đánh giá an toàn từng cơ sở sản xuất, thực hiện khaibáo y tế với người lao động.”

(Trích bài “Không được có suy nghĩ dịch chỉ ở trong khu công nghiệp”, đăng

ngày 27/05/2021)

“Cuối năm 2019, Adayroi tuyên bố đóng cửa, khép lại kỳ vọng thương mạiđiện tử (TMĐT) Việt cạnh tranh với các ông lớn Điều này cũng cho thấy, nếu khôngthể khác biệt, doanh nghiệp khó cạnh tranh được trong cuộc chiến khốc liệt

Với sự hậu thuẫn và hệ sinh thái của Vingroup, Adayroi có nền tảng mạnh mẽ

để phát triển Trước khi tuyên bố đóng cửa vào tháng 12/2019, Adayroi thường xuyênnằm trong top các website TMĐT được nhiều người sử dụng Sự ra đi của sàn TMĐTnày cho thấy tiềm lực kinh tế chỉ là một yếu tố để cạnh tranh

Không chỉ Adayroi, nhiều website TMĐT khác như Lotte.vn, Robins.vn,VuiVui cũng dừng bước khi nguồn lực không đủ để duy trì cho cuộc đua đốt tiềngiành thị trường Xa hơn nữa, “cái chết” của Beyeu.com, Deca.vn, Lingo.vn,Lamdieu.com, Foreva.vn, Zalora… đủ cho thấy, thị trường TMĐT cạnh tranh khốcliệt thế nào khi nhiều sàn “chết yểu” sau một thời gian ngắn

(Trích bài “Sàn thương mại điện tử sắp để mất sân nhà”, đăng ngày

20/05/2021)

“PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa HàNội cho biết, kỳ thi phỏng vấn diễn ra vào ngày 16/05 vừa qua là một hoạt động vớiquy mô lớn mà nhà trường chưa từng triển khai trước đó

Trường ĐH Bách Khoa đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đảm bảo một số yêucầu về đường truyền thông suốt, nội dung phỏng vấn phù hợp, quy trình tổ chức chặtchẽ nhưng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia

Để thực hiện được hình thức thi mới này, nhà trường đã triển khai phỏng vấnonline dựa trên nền tảng Microsoft Teams, là nền tảng trực tuyến mà Trường ĐHBK

Hà Nội đã có rất nhiều kinh nghiệm sử dụng Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối internet vàcác thiết bị phụ trợ được nâng cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu

Trang 19

Song song với đó, nhà trường cũng đã triển khai tập huấn nghiệp vụ cho hơn

300 giảng viên để triển khai công tác này PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, hoạtđộng này đã đem lại hiệu quả và nhiều kinh nghiệm quý báu

Hiện nay việc kiểm tra khảo sát bằng hình thức online được coi là giải pháptình thế khi học sinh không thể đến trường trước những diễn biến phức tạp của dịchbệnh

Một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… đã quyết định cho học sinh cáccấp kiểm tra trực tuyến còn Hà Nội cũng đã cho phép học sinh lớp 12 thực hiện bàikhảo sát bằng hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ trong kiểm tra, đánh giá họcsinh

Ông Mai Tấn Linh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng cho biếtvới học sinh THCS, THPT trên địa bàn sẽ thực hiện kiểm tra trực tuyến trên hệ thốngphần mềm như Google Forms, Quizizz, vnEdu LMS, Microsoft Teams… Thầy cô ra

đề trắc nghiệm kết hợp tự luận hoặc tự luận theo mức độ cần đạt của môn học

Việc kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì vấn đề chống gian lận là trăn trởcủa nhiều người

“Để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận trong quá trình kiểm tra trực tuyến, SởGD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu ghi hình toàn bộ quá trình làm bài của học sinh cùng vớiquy trình kiểm tra khép kín, đảm bảo giám sát chặt chẽ học sinh”, ông Linh cho hay

(Trích bài “Thi cử online, có dám chấp nhận không?”, đăng ngày

25/05/2021)Các ký tự như các chữ số cũng được sử dụng rất hợp lý trong các câu văn Cáccon số được người viết đưa ra để biểu thị tương đối chính xác thời gian xảy ra những

sự kiện liên quan đến vấn đề (“tháng 12/2019”, “ngày 16/5”) Ngoài ra, việc viết tắttrong văn bản cũng có thể dễ dàng nhận thấy qua các từ: “KCN” (khu công nghiệp),

“TMĐT” (thương mại điện tử), “PGS.TS.” (phó giáo sư, tiến sĩ), “trường ĐH” (đạihọc), “THCS” (trung học cơ sở), “THPT” (trung học phổ thông) Một từ viết tắt kháccũng được rất nhiều người sử dụng thường xuyên là “Sở GD&ĐT” (Sở Giáo dục và

Trang 20

Đào tạo), đây là một trong số nhiều cụm viết tắt cho các cơ quan, ban ngành trongnhiều lĩnh vực.

2.3.1.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, một vài lỗi nhỏ người viết thường mắc phảikhi biên soạn và biên tập văn bản (lỗi này phổ biến hơn ở báo mạng điện tửVnExpress, Thanh niên…)

Lỗi ký tự và lỗi đánh máy

“Từ 0h ngày 27/5, dừng việc di chuyển vào - ra tỉnh Vĩnh Phúc đối với côngnhân lao động ở các tỉnh và các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùngdịch.”

(Trích bài “Vĩnh Phúc: Các chuyên gia đi ra - vào thành phố phải xét

nghiệm 3 ngày một lần”, đăng ngày 26/05/2021)

Ở đây, dấu gạch nối (“-”) cần thêm khoảng cách ở hai bên vì “vào” và “ra”không thể ghép thành một từ Tốt nhất nên sửa cụm “vào-ra” thành “vào và ra”

““Chúng ta không được quên nếu chỉ chú ý, tập trung vào KCN thì sẽ bị sơ hởnhững chỗ khác Ví dụ như ở TPHCM, một hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡnghay hoạt động tập trung đông người nếu sơ hở thì dịch bệnh có thể lây lan ra cộngđồng nếu chúng ta không được kiểm soát ngay”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị BanChỉ đạo phòng, chống dịch tất cả các địa phương phải nâng cao cảnh giác ở mức caonhất, tuyệt đối không được có suy nghĩ “dịch chỉ có ở các KCN, không ở tỉnh mình”hay “dịch chỉ trong KCN mà không ở những khu vực khác, hoạt động khác”.”

(Trích bài “Không được có suy nghĩ dịch chỉ ở trong khu công nghiệp”, đăng

Ngày đăng: 01/01/2025, 08:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w