1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Khảo Sát Thực Trạng Lo Âu Trước Phẫu Thuật Ở Người Bệnh Phẫu Thuật Đường Tiêu Hóa Bằng Thang Điểm Dass Tại Khoa Ngoại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc Năm 2023.Pdf

38 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Thực Trạng Lo Âu Trước Phẫu Thuật Ở Người Bệnh Phẫu Thuật Đường Tiêu Hóa Bằng Thang Điểm Dass Tại Khoa Ngoại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Ngọc Lặc Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Duy Thắng, Hà Thị Liên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Maikham Liensavan
Người hướng dẫn GV. Lê Thị Hương
Trường học Trường Cao Đẳng Y Tế Thanh Hóa
Chuyên ngành Ngoại
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓATRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Bộ môn Ngoại TIỂU LUẬN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LO ÂU TRƯỚC PHẪU THUẬT Ở NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẰNG THANG ĐIỂM DASS TẠI KHOA

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

Bộ môn Ngoại

TIỂU LUẬN KHẢO SÁT THỰC TRẠNG LO ÂU TRƯỚC PHẪU THUẬT Ở NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẰNG THANG ĐIỂM DASS TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC

LẶC NĂM 2023 NHÓM THỰC TẬP BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC LẶC

LỚP CĐĐD K22C - SINH VIÊN NHÓM 1

HỌ TÊN NHÓM SINH VIÊN:

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỄN DUY THẮNG

HÀ THỊ LIÊN NGUYỄN THỊ THU HUYỀN MAIKHAM LIENSAVANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GV LÊ THỊ HƯƠNG

THANH HÓA, THÁNG 8 NĂM 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của nhóm em trongthời gian 2 tháng thực tập ở Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc Những số liệu

và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện tại khoa Ngoạicủa Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc không sao chép bất kỳ nguồn nàokhác Ngoài ra, trong bài báo cáo có một số tài liệu tham khảo đã được trích đẫn

và chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoaphòng và nhà trường về sự cam đoan này

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận này, chúng em đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và cácbạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơnchân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa

đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và hoànthành bài tiểu luận tốt nghiệp

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GV.ThS Lê Thị Hương

đã tận tâm hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ chúng emhoàn thành bài tiểu luận này

Xin cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện, phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa khuvực Ngọc Lặc đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập 2 tháng ở đây Cảm ơn cácanh/chị trong khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc đãnhiệt tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình thực tậptại khoa, giúp đỡ chúng em củng cố kiến thức, vận dụng kĩ năng lý thuyết đãđược học vào thực tiễn cũng như mở rộng tầm hiểu biết và kinh nghiệm quý báutrong công tác chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, và trong quá trình thu thậpthông tin, thu thập số liệu

Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tậpchúng em đang còn vướng mắc nhiều sai sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ýkiến đóng góp, phê bình từ phía thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn vàchúng em được mở rộng hiểu biết hơn

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc,thành công hơn trên con đường sự nghiệp giảng dạy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2 LỜI CAM ĐOAN _3 ĐẶT VẤN ĐỀ 5 NỘI DUNG 6

I Giới thiệu về cơ sở thực tập 6

1 Vị trí địa lý và cơ sở hình thành 6

2 Cơ cấu tổ chức trong bệnh viện _7

3 Khoa ngoại bệnh viện _7

4 Quy mô giường bệnh. _8

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT _9 1.Giới thiệu về lo âu 9 1.1.Khái niệm về lo âu _9 1.2 Phân loại lo âu _10 1.3 Các triệu chứng của lo âu 11 1.4 Hậu quả của lo âu 11 1.5 Các phương thức trị liệu lo âu 11 1.6 Phát hiện và xử trí biến chứng sớm sau mổ _12

2 Đại cương về phẫu thuật tiêu hóa 14 III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN _15

1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu _15

2 Đặc tính tâm lý của người bệnh theo thang đánh giá mức độ lo âu Hospital Anxiety and Depression Scale ( HSD-S) _17

3 Các yếu tố liên quan đến tâm lý người bệnh phẫu thuật 20

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH - ẢNH

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay với những thành tựu của y học trong việc chẩn đoán, điều trị đãgiúp phát hiện sớm và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân Bệnh tật làmthay đổi tâm lý bệnh nhân, sự biến đổi tâm lý đó càng rõ rệt vì họ phải trải quamột thử thách lớn, ví dụ như cuộc phẫu thuật [2] Diễn biến tâm lý của bệnhnhân tác động hai chiều tới sự thành công của cuộc phẫu thuật Tâm lý ổn định,

an tâm và tin tưởng vào điều trị có thể giúp họ phục hồi nhanh hơn, ngược lạibệnh nhân quá lo âu, nghi ngờ kết quả điều trị, làm ảnh hưởng xấu đến quá trìnhđiều trị mà đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức [10]

Thực tế, trong y văn thế giới đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về tâm trạng,trạng thái tâm lý lo âu của bệnh nhân trước mổ bằng những phương tiện thu nhận

số liệu khác nhau qua các dạng câu hỏi Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Ali

và cộng sự (2014) lo âu trước phẫu thuật cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phụchồi gây mê và kiểm soát đau sau phẫu thuật [23] Lo âu quá mức và liên tục củabệnh nhân có thể ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, chất lượng cuộc sống, côngviệc và có thể kéo dài tình trạng bệnh lý [43] Một nghiên cứu tại Ethiopia(2014) cho thấy có 70,3% bệnh nhân lo âu trước phẫu thuật, các yếu tố liên quanđến sự lo âu là độc thân hoặc ly hôn, thời gian phẫu thuật và thu nhập Yếu tốliên quan đến việc làm giảm lo âu trước phẫu thuật của bệnh nhân là sự cung cấpthông tin liên quan đến cuộc phẫu thuật của người chăm sóc sức khỏe [49].Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số nghiên cứu tiến hành đánh giátâm lý lo âu bệnh nhân trước phẫu thuật Nghiên cứu của Thái Hoàng Đệ (2011)đánh giá tâm lý 163 bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoahuyện An Phú tỉnh An Giang [4]; Nghiên cứu Trần Văn Dũng (2011) khảo sáttâm lý lo âu bệnh nhân trước phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng hợp tại Bệnh viện

Đa khoa Ba Tri tỉnh Bến Tre[7]

Vậy thực trạng lo âu của bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Đakhoa khu vực Ngọc Lặc như thế nào? Có hay không mối liên quan giữa lo âutrước phẫu thuật với đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình xã hội, đặc điểm bệnhviện? Từ đó có hướng can thiệp phù hợp giúp bệnh nhân giảm lo âu trước phẫuthuật tác động tích cực đến sự phục hồi sớm sau phẫu thuật Xuất phát từ thực

tế lâm sàng tại khoa Ngoại BVĐK khu vực Ngọc Lặc, chúng em tiến hành

nghiên cứu chuyên đề: “ Khảo sát thực trạng lo âu trước phẫu thuật ở người

bệnh đường tiêu hóa bằng thang điểm Dass tại khoa Ngoại Bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Lặc năm 2023” với mục tiêu sau:

Khảo sát thực trạng lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật tiêu hóa tại khoaNgoại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc năm 2023

Trang 10

NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Vị trí địa lý và cơ sở hình thành

Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc là Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y

tế Thanh Hóa Trong những năm qua, CBNV bệnh viện đã luôn hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ chuyên môn, chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người bệnh, cứu sốngngười bệnh thoát khỏi những cơn nguy kịch, trả họ về lại với cuộc sống, với giađình, mang lại niềm vui cho biết bao người dân địa phương và các huyện lâncận Điển hình đó là tập thể CBNV các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Truyềnnhiễm, khoa Nội, khoa Ngoại …

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã có những đónggóp quan trọng vào sự nghiệp y tế đối với khu vực niềm núi nói riêng và tỉnhThanh Hóa nói chung Với địa thế là trung tâm của các huyện miền núi, ngay từkhi mới thành lập bệnh viện đã có vị trí quan trọng trong lòng người dân, khôngchỉ vì yếu tố địa lý thuận lợi mà hơn cả đó là uy tín về chuyên môn nghiệp vụ vàphong cách phục vụ Đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, các thế hệ CBNV bệnhviện không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao y đức và tay nghề để phục vụngày một tốt hơn cho đồng bào các dân tộc Ngay từ khi còn là đơn vị cấp huyện,nhưng với tay nghề vững vàng, bệnh viện luôn được các đơn vị đồng cấp tintưởng xem như là “ Tuyến trên” mỗi khi gặp ca bệnh khó gửi nhờ BVĐK khuvực Ngọc Lặc giải quyết Nhằm phát huy vai trò của đơn vị đối với khu vựcmiền núi, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cáo sức khỏe nhân dântrong thời kỳ mới, ngày 12 tháng 2 năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

đã có quyết định nâng cấp bệnh viện Ngọc Lặc lên thành Bệnh viện đa khoa khuvực Ngọc Lặc theo Quyết định số 355/QĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh Thanh Hoá, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho hơn 1 triệu dân khu vực miềnnúi phía tây tỉnh Thanh Hoá, phần lớn là dân tộc thiểu số và đồng bào biên giớiViệt - Lào Không những vậy, đây còn là một cơ sở thực tập uy tín cho HS-SVcác trường ĐH-CĐ-TC về chuyên ngành Y dược trong và ngoài tỉnh Thanh Hóahằng năm

Giấy phép hoạt động số 1040/SYT-GPHĐ ngày 30/05/2014 của Giám đốc

Sở Y tế Thanh Hóa về việc cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KCB).Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc có trụ sở tại địa chỉ: Phố Lê Duẩn, thị trấnNgọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Trang 11

Ảnh 1.1 Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc.

2 Cơ cấu tổ chức trong bệnh viện

* Ban lãnh đạo: gồm 01 giám đốc và 04 phó giám đốc

* Bệnh viện có 30 khoa, phòng, bộ phân gồm:

- Dược sỹ đại học và sau đại học: 06

- Đại học điều dưỡng: 23

- Điều dưỡng cao đẳng, trung học: 307

- Cán bộ khác: 112

3 Khoa ngoại bệnh viện

Khoa Ngoại là khoa lâm sàng có nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị những bệnhngoại khoa, tức là điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Khoa Ngoại được bố tríliên hoàn, hợp lý để đảm bảo công tác chuyên môn Trang thiết bị y tế đồng bộ,đầy đủ, đúng chuyên môn theo phân hạng bệnh viện

Thực hiện một số dịch vụ kỹ thuật như Phẫu thuật nội soi, tán sỏi ngượcdòng, PT nội soi trong phì đại tuyến tiền liệt, PT sỏi thận – niệu quản – bàngquang, PT cắt gan, mật, thận, lách, dạ dày

- Phẫu thuật lấy khối máu tụ ngoài màng cứng, thay khớp háng, PT nội soi

Trang 12

tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối, PT giải phóng chèn ép tủy trong u tủy,

11

Trang 13

Thế mạnh: Bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc đã đáp ứng điều trị các bệnh lýngoại khoa, đội ngũ cán bộ y tế trẻ trung, linh hoạt, thường xuyên phổ cập kiếnthức

Hạn chế: cở sở vật chất và thiết bị y tế đang còn thiếu nên những ca bệnhđòi hỏi kỹ thuật cao chưa thực hiện được và chuyển đi bệnh viện tuyến trên đểđiều trị

4 Quy mô giường bệnh.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc được xếp vào bệnh việnhạng I Với quy mô 400 giường kế hoạch, thực kê 972 giường, số lượng bệnhnhân đến khám bình quân từ 600 - 750 BN/ngày, bệnh nhân điều trị nội trú từ

900 - 1.200 BN/ngày, công suất sử dụng giường bệnh đạt 240% Và bao gồm cáckhoa lâm sàng:

16 khoa Lâm

sàng

Khoa khám bệnh, Khoa Nội,Khoa Hồi sức cấp cứu, KhoaNhi,Khoa Nội Tim mạch, Khoa Y học cổ truyền, Khoa Nộitiết – Da liễu, Khoa Truyền Nhiễm, Khoa Ngoại, Khoa Sản,Khoa PHCN, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Gây MêHồi Sức, Khoa Phụ Sản, Khoa Tai Mũi Họng

4 khoa Cận

Lâm sàng

Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh,Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

3 Trung tâm Trung tâm Hấp sấy tiệt trùng, Trung tâm Xử lý chất thải,

Trung tâm Cấp cứu

Bảng 1.1.Danh sách các khoa tại BVĐKKV Ngọc Lặc.

Trang 14

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Giới thiệu về lo âu

1.1.Khái niệm về lo âu

Lo âu được biết đến rất sớm từ thời Hy Lạp cổ đại, người Hy Lạp cổ dùng

từ “melancholia” (sự u sầu) để mô tả lo âu Người La Mã thuộc thời Cicero dùng

từ “anxietas” để biểu lộ sự sợ hãi, e ngại Tiếng Pháp sử dụng từ “angoisse” (sựbuồn rầu, đau khổ, phiền não, sự lo sợ) chỉ sự lo âu, còn trong tiếng Anh dùng từ

“anxiety” chỉ sự lo âu [30] Thuật ngữ “lo âu” đó được sử dụng từ lâu trong lịch

sử phát triển của ngành tâm thần và y học, người đầu tiên sử dụng cụm từ này làKerkgard (Đan Mạch), vào năm 1844 [34]

Vào những năm đầu tiên của thế kỷ XVIII, nghiên cứu về lo âu chủ yếuđược tiếp cận từ góc độ y - sinh học Các nhà khoa học Lazarus R.S và Laurier

R cho rằng lo âu được nẩy sinh từ sự tương tác trong một hệ thống sinh học - xãhội tâm lý Trong bảng phân loại các rối loạn tâm lý và bệnh tâm thần của Hiệphội tâm thần Mỹ, khái niệm rối loạn lo âu bắt đầu được sử dụng chính thức [54].Theo Antonio C Fonseca và S Perrin (2001), định nghĩa về “lo âu như làmột sự phản ứng về mặt cảm xúc xuất phát từ việc cảm giác mơ hồ một mốinguy hiểm có thực hoặc tưởng tượng nào đó đối với bản thân” [29]

Theo tác giả N Bouras (2007), lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọakhông được biết trước từ bên trong, mơ hồ hay có nguồn gốc xung đột, còn sợ làđáp ứng với một đe dọa được biết rõ ràng từ bên ngoài hay không có nguồn gốcxung đột Cả hai đều là đáp trả lại các kích thích bất lợi của môi trường nhằm giatăng tính tích cực của hành vi, chẳng hạn sợ hãi con rắn được tìm thấy ở nhiềungười được cho là có ích nó giúp họ tránh những tổn thương mà người không cócảm giác sợ này có thể gặp phải do không lường trước được nguy hiểm (như bịrắn cắn) [28]

Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài từ trước tới nay cho thấy thuậtngữ lo âu được sử dụng rộng rãi trong khoa học xã hội, trong y-sinh học nhằm

mô tả các trạng thái nguyên nhân sức khỏe và các bệnh liên quan đến tinh thần.Tại Việt Nam, có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu, nổi bật lên là cácđịnh nghĩa: Theo từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện (2001), “Lo âu là việc đónchờ và suy nghĩ về một điều gì đó có thể để mà không chắc có thể đối phó được

là lo Nếu sự việc cụ thể mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ Trong nhiềutrường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối lonhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi” [19] Theo tácgiả Đinh Đăng Hòe (2011), lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường)của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, màcon người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [8]

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sử dụng cách hiểu về lo âu theotác giả Trần Đình Xiêm năm 1995 như sau: Lo âu là một trạng thái căng thẳngcảm xúc lan tỏa, hết sức khó chịu nhưng thường mơ hồ, bâng quơ kèm theonhiều triệu chứng cơ thể như cảm giác trống rỗng ở thượng vị, siết chặt ở ngực,hồi hộp vã mồ hôi, đau đầu, run, khô miệng, đau cơ, kèm sự bứt rứt bất an đứng

Trang 15

ngồi không yên Lo âu là một hiện tượng phản ứng cảm xúc tự nhiên tất yếu của

13

Trang 16

con người trước những khó khăn, thử thách đe dọa của tự nhiên, xã hội mà conngười phải tìm ra các giải pháp để vượt qua, vươn tới, tồn tại [16, 22].

1.2 Phân loại lo âu

Theo Nguyễn Kim Việt năm 2009 [21] bộ môn Tâm thần học, đại học Y Hà Nội thì lo âu được phân 2 loại: lo âu bình thường và lo âu bệnh lý (rối loạn lo âu).1.2.1 Lo âu bình thường

Lo âu là một phần của cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta ai cũng có lo âu,khởi đầu lo âu là tự nhiên, bình thường và thậm chí còn có lợi Lo âu là một hiệntượng cảm xúc tất yếu của con người trước những khó khăn, thử thách của tựnhiên và xã hội Lo âu là tín hiệu cảnh báo của cơ thể trước những mối đe dọađột ngột, trực tiếp Lo âu cần thiết cho mỗi cá thể để tồn tại và thích nghi Lo âubình thường có chủ đề, nội dung rõ ràng như: bệnh tật, công việc, học tập Lo âudiễn biến nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lý của chủthể, hết tác động thì lo âu cũng không còn và thường không có hoặc có rất ít triệuchứng cơ thể

1.2.2 Lo âu bệnh lý

Lo âu trở thành lo âu bệnh lý khi xuất hiện không có liên quan tới một đedọa nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất cứ một đe dọa nào và có thể tồntại kéo dài Khi mà mức độ lo âu ngày tăng dần đến gây trở ngại rõ rệt các hoạtđộng thường ngày lúc đó được coi là lo âu bệnh lý Lo âu bệnh lý có 2 mức độ:

Lo âu tính cách (nhân cách lo âu) và rối loạn lo âu

- Lo âu tính cách: Một số người có nhân cách lo âu, thường được mô tả như

lo âu “bẩm sinh” Họ lo buồn vì những nguyên cứ nhỏ, căng thẳng bởi nhữngsức ép thậm chí nhỏ nhất và thấy sợ hãi vì năng lực của họ Họ được nhận ranhư: thường dễ xúc động, dễ sợ hãi, cẩn thận quá mức và trải nghiệm lo âu nhiềuhơn người cùng tuổi trong các tình huống tương ứng

- Lo âu bệnh lý là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không có chủ đề rõràng, mang tính chất vô lý, mơ hồ, thời gian thường kéo dài Mức độ lo âuthường gây trở ngại rõ rệt đến các hoạt động của cá nhân, đồng thời lo âu lặp đilặp lại với nhiều triệu chứng cơ thể như: mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, vã

mồ hôi, lạnh tay chân, run rẩy, bất an

Sự phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý chính là mức độ khókhăn trong việc kiểm soát hoặc loại bỏ lo âu

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý

Lo âu không làm ảnh hưởng đến

công việc, hoạt động hàng ngày

Lo âu gây mất ổn định các hoạt động,ảnh hưởng đến nghề nghiệp, cuộc sống

xã hội

Có thể kiểm soát được Không thể kiểm soát được

Gây khó chịu đôi chút, không nặng

nề

Hết sức khó chịu, bồn chồn, căngthăng

Bị giới hạn trong một số tình huống

có thật, hoàn cảnh đặc trưng, cụ thể

Trong mọi tình huống bất kì, luôn có

xu hướng chờ đợi nhưng kết cục xấu

Trang 17

Chỉ tồn tại trong thời gian điểm nhất

định Kéo dài ngày này qua ngày khác trongkhoảng thời gian ít nhất 6 tháng

14

Trang 18

1.3 Các triệu chứng của lo âu

Theo tác giả Nguyễn Kim Việt (2009) các triệu chứng lo âu được biểu hiệnnhư sau [21]:

- Các triệu chứng kích thích hệ thần kinh thực vật: Hồi hộp hoặc tim đậpmạnh hoặc tăng nhịp tim, vã mồ hôi, run rẩy, khô miệng (không do thuốc hoặcmất nước)

- Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng: khó thở, cảm giácnghẹn đau hoặc khó chịu vùng ngực, buồn nôn hoặc khó chịu vùng bụng (ví dụcảm giác sôi bụng)

- Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần: Cảm giác chóng mặt,đứng không vững, ngất hoặc choáng váng, có cảm giác không thật về các đồ vật(tri giác sai thực tại) hoặc cảm giác cơ thể ở rất xa hoặc “không thực sự ở tạiđây” (giải thể nhân cách) Luôn lo lắng, sợ hãi đến những vấn đề của tương lai

- Các triệu chứng toàn thân: Có cơn nóng bừng hoặc ớn lạnh, tê cóng hoặccảm giác kim châm

1.4 Hậu quả của lo âu

Theo tác giả Nguyễn Kim Việt (2009) lo âu là một trong các tâm lý có tínhphổ biến cao, nếu diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn lo âu, bệnhthường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rốiloạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể Chính vì thế nó đem lại gánh nặng đáng kểcho cá nhân, gia đình, xã hội [21]

Lo âu ảnh hưởng đến các chức năng sống bình thường của bệnh nhân Cóthể mất rất nhiều thời gian hoặc mắc kẹt trong một mô hình suy nghĩ và hành vilặp đi lặp lại như đếm hoặc rửa tay chỉ để giảm lo âu, căng thẳng [21]

Hầu hết bệnh nhân lo âu luôn cẩn thận với những nơi lạ mà họ đến hoặcnhững tình huống mà họ cảm thấy nguy hiểm đe dọa Chính điều này làm hạnchế giao tiếp hàng ngày, cũng có thể bệnh nhân sẽ tự cô lập chính mình [21].Bệnh nhân lo âu thường cảm thấy không thoải mái với những tình huốngnhất định Điều này duy trì thói quen, đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi nhỏcủa môi trường Lo âu có nhiều loại nhưng hầu hết tất cả đều nằm trong một phổcác triệu chứng cảm xúc có tác động đáng kể đến sức khỏe và tình cảm Cáctriệu chứng cảm xúc thường xuyên có mặt hoặc trở thành một phần tính cách củanhững bệnh nhân rối loạn lo âu [21]

1.5 Các phương thức trị liệu lo âu

Hiện nay, trên thế giới phổ biến hai phương thức trị liệu lo âu đó là trị liệubằng thuốc và trị liệu bằng tâm lý [10]

- Trị liệu bằng thuốc: Biện pháp dùng thuốc đang được các bác sĩ chuyên

khoa thần kinh sử dụng để điều trị về rối loạn lo âu Sử dụng thuốc là cách thức

để giảm lo âu, giảm các biểu hiện của cơ thể giúp cho bệnh nhân có thể tham giavào các hoạt động hàng ngày

- Trị liệu bằng tâm lý: Trong tâm lý học thì mô hình hành vi-nhận thức

Trang 19

được cho là hiệu quả đối với các thân chủ có lo âu Liệu pháp nhận thức hành vi

15

Ngày đăng: 15/07/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w