Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài "Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018” đư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- Trung tâm lưu trữ và thư viện quốc gia
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của thờiđại, điều đó đã làm cho giáo dục thay đổi một cách nhanh chóng với những thay đổitất yếu đó, đòi hỏi vị trí, vai trò của người giáo viên phải được đặt lên một tầm caomới, một sứ mạng mới Có rất nhiều quan điểm và tư duy về vấn đề này, song vai trò
và vị trí của người giáo viên có sự thay đổi Có nghĩa là người giáo viên không chỉtruyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn có trách nhiệm, vai trò của người tổ chức vàđiều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học để hướng tới mục tiêu hình thành nhâncách cho học sinh (HS)
Đặc biệt trong thực hiện chương trình GDPT 2018 hiện nay càng cho thấy cầnphải có sự thay đổi căn bản về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên
Hiện nay, tỉnh Hải Dương có 55 trường THPT Trong tổng số 55 trườngTHPT hiện nay có 157 cán bộ quản lý, 2768 giáo viên (tính đến tháng 5/2023) Tất
cả giáo viên của các trường tư thục đều là giáo viên hợp đồng 100% cán bộ quản lý
và giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đào tạovượt chuẩn (theo chuẩn của Luật Giáo dục số 43/2019) là 80,9%, số giao viên vượtchuẩn đào tạo là 24%.) Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT về tỷ lệ giáoviên/lớp vẫn thiếu là 0,25 GV/Lớp Đặc biệt do lich sử để lại, về cơ cấu đội ngũ, độtuổi, năng lực chuyên môn, đặc biệt là năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018thì còn bộc lộ rất nhiều hạn chế
Xuất phát từ thực tiễn đó đề tài "Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2 Mục đích yêu cầu
Trên cơ sở nghiên cứu về ĐNGV, lý luận về năng lực của đội ngũ giáo viênTHPT, phát triển ĐNGV dựa vào năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng nănglực của GV và phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào nănglực, luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dươngdựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải dương
dựa vào năng lực
4 Giả thuyết khoa học
Phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầuChương trình GDPT 2018 cho thấy hạn chế, bất cập Vì vậy, đề xuất và áp dụngnhững giải pháp phát triển ĐNGV tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực theo tiếp cậnphát triển nguồn nhân lực một cách khả thi và phù hợp sẽ góp phần đảm bảo về sốlượng, nâng cao chất lượng ĐNGV trung học phổ thông trên địa bàn Hải Dương,đồng thời góp phần vào sự thành công trong thực hiện có hiệu quả Chương trìnhGDPT 2018
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào nănglực đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 ;
- Nghiên cứu thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV dựa vào năng lực và các yếu tốảnh hưởng đến phát triển ĐNGV trung học phổ thông ở Hải Dương qua đó phân tích
và đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công làm cơ sởcho việc đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT trên địa bàn tỉnhHải Dương
- Đề xuất giải phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào năng lực đáp ứngyêu cầu Chương trình GDPT 2018 và khảo nghiệm, thử nghiệm tính cần thiết, khảthi của các giải pháp
6 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về năng lực, khung năng lực của giáoviên THPT và phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực theo tiếp cậnquản lý nguồn nhân lực ;
- Khách thể khảo sát : 230 người, gồm: cán bộ quản lý Sở GD&ĐT tỉnh HảiDương (6 người) 30 CBQL của 20 trường THPT công lập và 194 giáo viên
- Địa bàn khảo sát : luận án lựa chọn 20 trường THPT đại diện cho các trường ởThành phố, thị xã nông thôn phát triển và có nhiều khu công nghiệp và trường đạidiện cho các huyện thị ở vùng xa trung tâm
- Thời gian nghiên cứu thực trạng trong các năm học (2021-2022, 2022-2023)
7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tiếp cận
Luận án đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Tiếp cận dựa vào năng lực; Tiếp cận quản lý NNL; Tiếp cận chuẩn năng lực nghề nghiệp; Tiếp cận liên ngành khoa học:
7.2 Phương pháp nghiên cứu.
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ khác.
8 Luận điểm bảo vệ
8.1 Đảm bảo về số lượng và đảm bảo về chất lượng ĐNGV (đánh giá chất lượng
giáo viên dựa vào năng lực) có vai trò quan trọng góp phần tạo nên chất lượng giáodục của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và ở Hải Dươngnói riêng Chính vì vậy phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tốt sẽ là tiền
đề quan trọng tích cực góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV, chất lượng giảng dạy
và giáo dục của trường THPT đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả Chương trìnhGDPT 2018
8.2 Phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa vào năng lực là nguồn tác động đồng
bộ đến các yếu tố: quy hoạch ; tuyển dụng, sử dụng ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên ; đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên dựa vào năng lực và thực hiện chế
độ chính sách, xây dựng môi trường làm việc tạo động lực cho giáo viên cho đội ngũgiáo viên chính là các yếu tố quyết định
Trang 58.3 Đội ngũ giáo viên THPT đảm bảo về cơ cấu, số lượng, chất lượng theo năng lực
thực hiện sẽ góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục THPT nói chung, thực hiện cóhiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng
9 Đóng góp của luận án.
9.1 Luận án xây dựng cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trung học phổ thông dựa
vào năng lực đáp ứng Chương trình GDPT 2018
9.2 Luận án đánh giá thực trạng ĐNGV trung học phổ thông, thực trạng phát triển
ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầuChương trình GDPT 2018 ;
9.3 Luận án đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trung học phổ thông tỉnh Hải
Dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
10 Cấu trúc của luận án.
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DỰA VÀO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
Đã có nhiều tác giả ở trong và ngoài nước nghiên cứu về phát triển nguồnnhân lực như: Paul Hersey và Ken Blanc Harsey đã trình bày các vấn đề lý luận vềphát triển nguồn nhân lực; Beng, Fischer & Dornhusch, 1995 cho rằng Nguồn nhânlực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khảnăng đem lại thu nhập trong tương lai; Theo Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc (2011),trong “Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay”, thì ngoài phương pháptiếp cận hệ thống như nêu trên, tác giả còn nêu cách tiếp cận biện chứng Nhà xã hộihọc người Mỹ, Leonard Nadle đã nghiên cứu và đưa ra sơ đồ quản lý nguồn nhânlực, chỉ rõ mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn nhân lực H.Koontz lại khẳng định: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợpnhững nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức).Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạtđược các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất"
Tóm lại cả trong và ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm cũngnhư lý thuyết về phát triển nguồn nhân
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên
Nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhhieen cứu về giáo viênđều dưa ra những yêu cầu đối với người giáo viên, như:
(i) Hệ thống những kiến thức và kỹ năng của người giảng viên về môn học cần dạy(ii) Hệ thống những kiến thức và kỹ năng về các hoạt động dạy - học và giáo dục(iii) Phải chuẩn bị cho giáo viên tương lai khả năng thích ứng với sự biến đổi vềKT-XH, văn hóa, giáo dục và có ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của giáo viên
và khả năng sáng tạo để đương đầu với những sự biến đổi đó
Trang 6(iv) Cần đảm bảo sự kế thừa việc đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên trongviệc xây dựng ĐNGV
(v) Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên bao gồm 2 hệ thống kiến thức và kỹnăng, có sự chuyển hóa từ kiến thức chung của nhân loại sang kiến thức của giáoviên cần biết, sang kiến thức cần dạy và cuối cùng là sang kiến thức người học cầnlĩnh hội
(vi) Nâng cao sự hiểu biết lý thuyết và thực hành trong ĐT-BD khoa học giáo dục,cần đảm bảo chuyển hóa những kiến thức thành hệ thống những kỹ năng sư phạm
1.1.3 Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên
Xây dựng và phát triển ĐNGV trong giáo dục được các nước trên thế giới đặtlên hàng đầu, là một trong những nội dung cơ bản trong các cuộc cách mạng cảicách giáo dục, chấn hưng và phát triển đất nước Đến nay, có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về quản lý và phát triển ĐNGV trong khu vực và trên thế giới Có thể kểmột số công trình của các tác giả tiêu biểu như Eleonora Vilegas-Reiers (1998);Glatthorn (1995); Ganser (2000); Felding và Schalock (1985); Cochran-Smith vàLytle (2001); Walling và Levis (2000); Cobb (1999); Kettle và Sellars (1996);Kalelestad và Olweus (1998); Youngs (2001); Grosso de Leon (2001); Guzman(1995); Mc Ginn và Borden (1995); Tattlo (1999); Darling-Hammond (1999);Loucks-Horsely và Matsumoto (1999); Borko và Putnam(1995) Các nghiên cứu đềuchỉ ra rằng phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về số lượng; chất lượng đàotạo, cân đối về cơ cấu; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và xây dựngmôi trường tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên thăng tiến và thực hiệnnhiệm vụ có hiệu quả
1.1.4 Những vấn đề luận án cần giải quyết
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận phát triển đội ngũ giáo viên THPTdựa vào năng lực; trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về phát triển đội ngũ giáoviên THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu Chươngtrình GDPT 2018
- Nghiên cứu thực trạng năng lực của giáo viên THPT tỉnh Hải Dương và thựctrạng phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực nhằm thực hiệnhiệu quả Chương trình GDPT 2018;
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lựctỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực: Theo hướng nghiên cứu của luận án, tác giả chọn quan niệm: Nguồn nhân lực là tổng thể nguồn lực về con người (ví dụ như CBQL, giáo viên, nhân viên, ) với các đặc trưng về hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định.
- Phát triển: phát triển là quá trình tăng trưởng về số lượng và biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy
đủ, phải tiếp tục được nâng cao để đáp ứng yêu cầu trong môi trường mới, điều kiện mới.
Trang 7- Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi
về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội về mọi mặt: Đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.2 Năng lực, khung năng lực
- Năng lực: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nghề nghiệp nhất định để cá nhân đó hoàn thành công việc hiệu quả.
- Năng lực nghề nghiệp của GV trung học phổ thông: năng lực nghề nghiệp GV trung học phổ thông là tổ hợp các thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của người giáo viên để thực hiện hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục đảm bảo cho người GV thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường THPT đạt mục tiueeu giáo dục cấp THPT.
- Khung năng lực: Khung NLNN của GV THPT gồm tập hợp những nội dung, yêu cầu của một hoặc một số hoạt động cần thiết để thực hiện vai trò của một nhà giáo dục trong lĩnh vực giảng dạy và gióa dục của người giáo viên trong trường THPT Với từng vai trò cụ thể, cần phải có những năng lực tương ứng; tất cả các năng lực này được đặt trên nền tảng, tri thức, giá trị văn hóa cốt lõi của mỗi GV để tạo thành năng lực mới toàn vẹn, tạo nên sự khác biệt ở mỗi GV.
1.2.3 Giáo viên và đội ngũ giáo viên THPT
Giáo viên THPT: Giáo viên trường THPT là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường THPT, là những người có trình độ chuẩn đào tạo có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Đội ngũ giáo viên THPT: “Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là tập hợp những người làm nhiệm vụ giảng dạy trong trường trung học phổ thông, là những người có đủ tiêu chuẩn, đạo đức năng lực nghề nghiệp, nghiệp vụ quy định, trình độ chuẩn đào tạo có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm theo chuyên ngành đào tạo và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ”.
1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực
Căn cứ vào các khái niệm trên, phát triển đội ngũ GV THPT dựa vào năng lực
có thể được hiểu là “Quá trình thực hiện công tác quy hoạch; tuyển dụng, sử dụng; đánh giá, sàng lọc; đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chế độ chính sách/môi trường của chủ thể quản lý tác động tới đội ngũ GV THPT nhằm nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội GV THPT đáp ứng các tiêu chuẩn
về năng lực theo yêu cầu của từng vị trí việc làm của mỗi nhà trường”.
1.3 Khung năng lực của giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực giáo viên trung học phổ thông
1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông
1.3.1.2 Chuẩn năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
1.3.1.3 Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên trung học phổ thông
1.3.1.4 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học phổ thông
Trang 8Chương trình GDPT 2018 được xây dựng bám sát mục đích: “Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mĩ, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình môn học xác định những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực đặc thù môn học và các phẩm chất, năng lực khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát
và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”.
1.3.2 Khung năng lực của giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.3.2.1 Năng lực của giáo viên trung học phổ thông
Các thành tố năng lực của giáo trung học phổ thông
Trên cơ sở những tiếp cận của các nghiên cứu nêu trên về NL của người giáoviên trung học phổ thông, trong nghiên cứu này xác định gồm các năng lực thànhphần sau: (1) Nhóm năng lực thực thi đạo đức nhà giáo; (2) Nhóm năng lực giảngdạy, giáo dục; (3) Nhóm năng lực chuyên môn môn học; (4) Nhóm năng lựcnghiên cứu phát triển chương trình, tài liệu học tập môn học; (5) Nhóm năng lực
giao tiếp và năng lực xã hội và (6) Nhóm năng lực xây dựng môi trường giáo dục và
phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (7) Nhóm năng lực pháttriển cá nhân
1.3.2.2 Đề xuất Khung Năng lực của giáo viên trung học phổ thông
Tiêu chuẩn 1: Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở
và Triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao
Tiêu chuẩn 2: Nắm vững kiến thức của môn học được phân công giảng dạy; cókhả năng xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩmchất, năng lực học sinh
Tiêu chuẩn 3: Có khả năng áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học, đặcbiệt là các phương pháp dạy học tích cực và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lựchọc sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh
Tiêu chuẩn 6: Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghépcác hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục;Tiêu chuẩn 6: Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh, các tổchức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục họcsinh;
Tiêu chuẩn 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
Tiêu chuẩn 8: Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cácnhiệm vụ giảng dạy và giáo dục
Trang 9Tiêu chuẩn 9: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, kết nối thông tin và chia sẻ kinhnghiệm giáo dục với các đồng nghiệp ở trong và ngoài nước;
Tiêu chuẩn 10: Tham gia nghiên cứu khoa và công bố các sáng kiến kinh nghiệmtrọng hoạt động giảng dạy và giáo dục
1.4 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông dựa vào năng lực đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.1 Phân cấp quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông dựa vào năng lực
Trong phạm vi luận án này, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trượctiếp trước Sở GD&ĐT, Sở Nội Vụ về việc xây dự Dự thảo Quy hoạch đội ngũ giáoviên trường THPT do mình phụ trách; Đề án vị trí việc làm theo chiến lược pháttriển giáo dục cấp Trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo và chiến lượcphát triển nhà trường THPT Sau khi Quy hoạch đội ngũ giáo viên và Đề án vị tríviệc làm được Sở Giáo dục và đào tạo phê duyệt và Sở Nội vụ thông qua, Hiệutrưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và đề xuất các biện pháp thực hiện quyhoạch và đề án vị trí việc làm
1.4.2 Các thành tố phát triển đội ngũ GV trung học phổ thông dựa vào năng lực 1.4.2.1 Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ GV THPT dựa vào năng lực
a- Đánh giá đội ngũ GV (số lượng, cơ cấu, chất lượng (trình độ đào tạo, năng lựcchuyên môn…)
b- Xác định nhu cầu GV với mục tiêu phát triển ĐNGV
c- Xác định các giải pháp, lộ trình và điều kiện để phát triển ĐNGV
1.4.2.2 Tuyển chọn giáo viên
Tuyển chọn GV có 2 bước là tuyển mộ và lựa chọn giáo viên
- Tuyển chọn GV là quá trình thu hút những người có năng lực từ nhiều nguồn khácnhau
- Lựa chọn GV là quá trình xem xét lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn làm giáoviên
1.4.2.3 Sử dụng giáo viên
Việc sử dụng GV một cách có hiệu quả như: phân công giảng dạy hợp lý,đúng người đúng việc, vì việc chứ không vì người, phù hợp với năng lực, sở trường,giới tính, điều kiện công tác… sẽ phát huy được sự tích cực đóng góp của mỗi cánhân, đồng thời thể hiện rõ hiệu lực quản lý, và hơn cả là hiệu quả công việc Trongquá trình sử dụng giáo viên, người quản lý cần tôn trọng, có thái độ đúng đắn, đối xửcông bằng, khách quan, thể hiện tình cảm, trách nhiệm với giáo viên, luôn phát huydân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cánhân, tất cả vì công việc chung
1.4.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT dựa vào năng lực
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, làmcho người học có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức,
kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp sẵn có để làm việc có hiệu quả hơn Đào tạo vàbồi dưỡng GV chính là trang bị cho GV những kiến thức, kĩ năng, hành vi cần thiết
để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của mình
Trang 10Tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên cần phải dựa trên các tiêu chuẩn về nănglực của giáo viên đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục cũng như thực hiệnchương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đáp ứng yêu cầu của chiến lượcphats triển của mỗi nhà trường Công tác đào tạo bồi dưỡng là yếu tố quyết định đếnchất lượng đội ngũ nói chung yêu cầu về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viênnói riêng.
1.4.2.5 Đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên trường THPT dựa vào năng lực
a- Kiểm tra
Kiểm tra GV là thu thập hồ sơ chuyên môn, xem xét việc thực hiện các nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục… của GV làm cơ sở để đánh giá, nhận xét GV hoặc điềuchỉnh hành vi của GV với mục đích đạt được hiệu quả công việc cao nhất b- Đánhgiá
Đánh giá GV là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ,năng lực, phẩm chất… của giáo viênĐánh giá GVcó thể có các hình thức khác nhaunhư CBQL đánh giá giáo viên, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, cá nhân tự nhận xét,kết hợp các hình thức trên Do vậy kiểm tra và đánh giá GV là hai khâu có quan hệmật thiết với nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thôngqua kết quả của kiểm tra Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểmtra, đánh giá
1.4.2.5 Chính sách đãi ngộ và xây dựng môi trường tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực
Chính sách đãi ngộ là những hành vi ứng xử của chủ thể quản lý đối vớinhóm người nhất định thông qua nhiều biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêunhất định, bao gồm 2 dạng:
+ Tinh thần (thăng chức, tặng giấy khen, bằng khen…)
+ Vật chất (lương, nhà ở, đất, thưởng…)
Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trựctiếp đến tâm lý cá nhân, đến mọi hoạt động và sự phát triển tổ chức và mỗi cá nhântrong tổ chức đó kể cả việc nâng cao NLNN của cá nhân Môi trường làm việc luônđược các cá nhân quan tâm và coi trọng vì đây là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt vaitrò, nhiệm vụ trong công tác của họ
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GV THPT trong bối cảnh hiện nay
1.5.1 Sự phát triển nhanh chóng của KHCN
1.5.2 Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và của ngành GD&ĐT
1.5.3 Uy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục
1.5.4 Môi trường sư phạm
1.5.5 Bộ máy quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
1.5.6 Trình độ nhận thức và năng lực của độ ngũ giáo viên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 Theo lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực giáo dục và cácvấn đề lý luận trên, cơ sở đó luận án đã xây dựng khung lý thuyết về phát triển đội
Trang 11ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổthông 2018 với các nội dung cụ thể: Phân cấp quản lý trong phát triển đội ngũ giáoviên THPT dựa vào năng lực; quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực;tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực ; đào tạo bồidưỡng đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực; đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáoviên THPT dựa vào năng lực; thực hiện chế độ, chính sách và xây dựng môi trườngtạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông dựa vào năng lực.Luận án cũng đã trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnđội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực, như: cơ chế, chính sách quản lý của Nhànước, ngành, uy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục đào tạo, môi trường sư phạm,trình độ cán bộ quản lý, bộ máy quản lý, trình độ nhận thức của ĐNGV
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG DỰA VÀO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Hải Dương
2.1.1 Địa lý tự nhiên và kinh tế- xã hội
2.1.2 Khái quát về phát triển GD&ĐT tỉnh Hải Dương
2.2 Giới thiệu về nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Mục tiêu
Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực giáo viên trường THPT, thực trạngphát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực
2.2.2 Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT với các nội dung về Thực
trạng cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên;
- Khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên;
- Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Hải Dương dựa
vào năng lực đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến phát triển đội ngũ giáo viên
trường THPT tỉnh Hải Dương dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục phổ thông 2018
2.2.3 Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.3.1 Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát
- Luận án khảo sát 194 giáo viên, 30 cán bộ quản thuộc trường 20 THPT và 6
cán bộ quản lý cấp sở tỉnh Hải Dương
- Luận án sử dụng số liệu thống kế các năm học 2021-2022, 2022-2023
Trang 12- Xây dựng phiếu hỏi, phiếu tọa đàm và phiếu phỏng vấn sâu dựa trên khung
lý luận về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo trường THPT dựa vào nănglực
- Tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và các chuyên gia; xin ý kiến của cán
bộ hướng dẫn, sau đó hoàn chỉnh và gửi đến các đối tượng khảo sát
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên THPT, năng lực của đội ngũ giáo viên THPT và phát triển đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương
2.3.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Hải Dương
Hiện nay tỉnh Hải Dương có 55 trường THPT Trong tổng số 55 trường THPThiện nay có 157 cán bộ quản lý, 2768 giáo viên (tính đến tháng 5/2023) Tất cả giáoviên của các trường tư thục đều là giáo viên hợp đồng
100% cán bộ quản lý và giáo viên đều đạt chuẩn, trong đó số cán bộ quản lý cótrình độ đào tạo vượt chuẩn (theo chuẩn của Luật Giáo dục số 43/2019) là 80,9%, sốgiao viên vượt chuẩn đào tạo là 24%
Về cơ cấu đội ngũ giáo viên:
- Tỷ lệ nam/nữ: Nữ có tỷ lệ 61%, năm chiếm 39% (1803) Như vậy, số giáo
viên nữ gần gấp đôi số GV nam Với cấp THPT như vậy thì tỷ lệ GV giữa nam và
nữ cũng mất cân đối
- Về trình độ đào tạo
+ Trình độ TS chiếm khoảng hơn 1%, tương đương 30 GV
+ Trình độ Thạc sĩ chiếm trung bình gần 23%, tương đương 635 GV
+ Còn lại là trình độ ĐH chiếm TB khoảng 76%, tương đương 2103 GV.+ Tỉ lệ giáo viên/lớp là 2,00, thấp hơn so mới định mức biên chế tỉnh giao(2,05), định mức biên chế của Bộ GDĐT (2,25) và tỉ lệ giáo viên/lớp của toàn quốc(2,19)
Từ số liệu trên cho thấy, về đội ngũ giáo viên của các trường THPT hiện nayđang mất cân đối ở tất cả các tiêu chí, cụ thể:
+ Về trình độ đào tạo, mặc dù đã đạt được 100% giáo viên có trình độ cử nhân,trong đó có 24% đã có trình độ thạc sỹ và cao hơn Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn vàtrình độ đào tạo của những giáo viên đã có bằng thạc sỹ cho thấy cũng còn nhiều bấthợp lý Đội ngũ trên chủ yếu có bằng thạc sỹ về quản lý giáo dục, số GV có bằng vềGiáo dục học còn thấp, đặc biệt là thạc sỹ về phương pháp bộ môn thì rất ít Điềunày nói nên rằng, mặc dù nhiều GV đã có bằng thạc sỹ, nhưng thực sự hữu ích chocông tác giáo dục và giảng dạy hàng ngày còn rất hạn chế
2.3.2 Thực trạng mức độ cần thiết của năng lực đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Hải Dương
Để đánh giá thực trạng mức độ cần thiết của năng lực đội ngũ giáo viên tỉnh HảiDương, trên cơ sở của Khung lý luận, luận án tiến hành đánh giá theo 10 tiêu chuẩn
đã được đề xuất trong khung năng lực của giáo viên THPT
Bảng 2.1 Tổng kết thực trạng mức độ cần thiết các tiêu chuẩn năng lực của
giáo viên THPT tỉnh Hải Dương
Trang 13TT Năng lực ĐTB hạng Thứ
1 Năng lực thực thi đạo đức công vụ nhà giáo 3.17 Khá
2 Năng lực nắm vũng kiến thức môn học được phâncông giảng dạy 2.62 Khá
3 Năng lực vận dụng các phương pháp dạy học hiệuquả 2.39 TB
4 Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triểnnăng lực người học 2.56 Khá
5 Năng lực tư vấn tâm lý và hướng nghiệp cho họcsinh 2.62 Khá
6 Năng lực xây dựng mối quan hệ với CMHS và cácbên có liên quan 2.99 Khá
7 Năng lực phát triển cá nhân 2.53 Khá
8 Năng lực ứng dung ICT trong dạy học 2.60 Khá
9 Năng lực ngoại ngữ và kết nối thông tin 2.37 TB
10 Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục 2.39 TB
2.3.3 Kết quả đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương
Trên cơ sở khung lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên dựa vào năng lực, luận
án tiến hành đánh giá theo các nội dung từ quy hoạch đội ngũ giáo viên, tuyển dụng
và sử dụng đội ngũ giáo viên, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, kiểm tra, đánhgiá đội ngũ giáo viên dựa vào năng lực và thực trạng thực thi chính sách và xâydựng môi trường, tạo động lực phát triển cho đội ngũ giáo viên
2.3.3.1 Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương
2.3.3.1 Kết quả khảo sát công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông dựa vào năng lực tỉnh Hải Dương