1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

27 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội Đáp Ứng Đổi Mới Giáo Dục Đại Học Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Người hướng dẫn PGS. TS Đỗ Văn Đoạt
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 773,28 KB

Nội dung

Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nayPhát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học

Xã hội vào hồi: giờ ngày tháng năm:

Có thể tìm luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện KHXH-Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Bước sang thế kỷ XXI, đứng trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập, hợp tác toàn cầu đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục Nhận thức đúng đắn xu thế phát triển của giáo dục, Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định đổi mới “căn bản và toàn diện” nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá; trong đó đổi mới cơ chế QLGD, phát triển ĐNGV và CBQL là khâu then chốt

Những năm qua Đảng, Nhà nước có những chủ trương, đường lối chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó xác định đội ngũ CBQLvà nhà giáo là nhân tố trung tâm, có ý nghĩa quyết định chất lượng, hiệu quả GD&ĐT Tuy vậy, việc phát triển ĐNGV trường đại học nói chung, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội còn thiếu những nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu để giải đáp bất cập trong thực tiễn quy hoạch, kế hoạch phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và kiểm tra, đánh giá sự phát triển ĐNGV theo hướng đáp ứng đổi mới GDĐH

Ở phương diện lý luận, phát triển ĐNGV trường đại học nói riêng là những phạm trù quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của trường đại học, song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu làm sáng tỏ

Như vậy, lựa chọn đề tài: “Phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay” để làm luận án tiến sĩ,

chuyên ngành QLGD là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

2

Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐNGV và phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH nhằm đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trường đại học

- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay

- Đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển ĐNGV Đại học

Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay

- Tổ chức khảo nghiệm, thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Phát triển đội ngũ giảng viên ở cơ sở GDĐH

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu

3.3.1 Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu

3.3.2 Giới hạn về phạm vi khách thể nghiên cứu

3.3.3 Giới hạn về phạm vi thời gian nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ này như

tiến hành quy hoạch, coi trọng tuyển chọn và sắp xếp, điều chỉnh sử dụng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên và thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả phát triển độ ngũ giảng viên ở Đại học

Trang 5

Quốc gia Hà Nội thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

đáp ứng yêu cầu của các Trường Đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật mácxit; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Quá trình nghiên cứu, dựa trên phương pháp luận NCKH QLGD, với quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc tiếp cận các lý luận QLGD như: Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực; Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận năng lực; tiếp cận thực tiễn; tiếp cận chức năng quản lý để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Cụ thể:

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 6

4

nguyên nhân cụ thể

Từ những vấn đề lý luận và thực trạng được làm sáng tỏ luận án xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

8 Cấu trúc của luận án

Luận án được kết cấu: Mở đầu, 4 chương, kết luận, khuyến nghị;

các công trình khoa học của tác giả; tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Những công trình nghiên cứu về giảng viên, đội ngũ giảng viên

Nhận thức, quan điểm về vị trí, ý nghĩa, vai trò của giảng viên, ĐNGV được biểu hiện sinh động, phong phú và ngày càng đầy đủ ở những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học trên thế giới

và ở Việt Nam:

Trang 7

1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả Raja Roy Singh; tác giả Mishra và Koehler; tác giả Robet J.Marzano; tác giả Perter A.Hal và Asia Simerar; tác giả Todd Whitaker, Beth Whitaker, Dale Lumpa; tác giả Fraser

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Đào Thị Oanh; tác giả Trần Bá Hoành; tác giả Nguyễn Hữu Châu; tác giả Lê Đức Ngọc

1.2 Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Viện Thống kê UNESCO, Montréal; tác giả Prof Bernd Meier; tác giả Jasbir K S Singh; tác giả Michel Dvelay; tác giả M.Fullan và A.Hargreaves Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước về giảng viên, ĐNGV và phát triển ĐNGV như trình bày trên đây, ở một khía cạnh nhất định đã đề cập đến chủ trương, biện pháp cần áp dụng trong việc phát triển ĐNGV Tuy nhiên, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về “Phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH”

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan tới phát triển ĐNGV trường đại học, như: Tác giả Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, Đỗ Quốc Anh; tác giả Lê Đức Ngọc; tác giả Nguyễn Thị Anh Đào; tác giả Nguyễn Trọng Đặng; tác giả Nguyễn Văn Đệ; tác giả Hoàng Thị Cương; tác giả Ngô Thị Hiếu… Qua khảo cứu đã cho thấy việc nghiên cứu để làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV phải toàn diện, thống nhất, có kế thừa trong quá trình phát triển ĐNGV ở những giai đoạn lịch sử - cụ thể

1.3 Khái quát kết quả các công trình khoa học nghiên cứu liên quan và vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Trang 8

6

1.3.1 Khái quát về kết quả các công trình khoa học nghiên cứu liên quan tới luận án

Thứ nhất, việc phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong các

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong quản trị nhà trường cũng như đối với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục có chất lượng cao

Thứ hai, việc phát triển đội ngũ nhà giáo phải bao hàm cả số

lượng, cơ cấu và chất lượng

Thứ ba, những công trình khoa học nghiên cứu đã đề xuất những

giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo

Thứ tư, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học sẽ

được tiếp thu và kế thừa nhằm xây dựng khung lý luận, khảo sát, điều tra, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay

1.3.2 Vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Thứ nhất, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận

một cách có hệ thống, toàn diện, thống nhất và khoa học về phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mới GDĐH ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Thứ hai, xây dựng khái niệm trung tâm và luận chứng nội dung

phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GD ĐH hiện nay

Thứ ba, điều tra, khảo sát thực tế nhằm có cơ sở phân tích thực

trạng về ĐNGV, về việc phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ tư, phân tích những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội

Kết luận Chương 1

1 Kết quả Tổng quan ở Chương 1, cho thấy đội ngũ nhà giáo là lực lượng cơ bản, nòng cốt và trực tiếp quyết định chất lượng GD&ĐT tại các cơ sở giáo dục nói chung, trường đại học nói riêng

Trang 9

2 Phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, phát triển ĐNGV trường đại học nói riêng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu theo cách tiếp cận và luận giải khác nhau

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2.1 Những vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.1.1 Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên trường đại học

2.1.1.1 Giảng viên

2.1.1.2 Đội ngũ giảng viên trường đại học

ĐNGV trường đại học: là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục được tổ chức thành một lực lượng và cùng thực hiện nhiệm vụ chung là đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng

2.1.2 Đặc điểm đội ngũ giảng viên trường đại học

2.1.2.1 Giảng viên trường đại học là những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giảng viên, nhà khoa học

2.1.2.2 Giảng viên trường đại học có lòng yêu nghề và ý thức tổ chức kỷ luật cao

2.1.2.3 Giảng viên trường đại học có các năng lực đặc trưng của nhà giáo, nhà khoa học

2.1.2.4 Giảng viên trường đại học được tuyển chọn theo quy định tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của nhà trường và có sự

đa dạng về tuổi đời, học hàm, học vị, chức danh nghề nghiệp

2.1.2.5 Đặc điểm lao động sư phạm của giảng viên đại học

2.1.3 Đổi mới giáo dục đại học hiện nay và những yêu cầu về phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học

Trang 10

8

2.1.3.1 Vấn đề đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội cho nhiều đại học có thể phát triển vươn tầm mà không nhất thiết trải qua quy trình phát triển đã có hoặc tuân thủ theo các thông lệ truyền thống

Sau gần 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, GDĐH ở Việt Nam đạt được một số thành tựu đáng khích lệ Chất lượng GDĐH từng bước được nâng lên và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

Tuy nhiên, hiện nay GDĐH Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém phải được nhận thức sâu sắc để có biện pháp khắc phục nhằm đưa GDĐH Việt Nam lên một tầm cao mới

Xuất phát từ thành tựu và hạn chế của GDĐH đặt ra cho việc đổi mới GDĐH không chỉ phản ánh sự thay đổi kỳ vọng của xã hội đối với GDĐH mà còn là sự đáp ứng với bối cảnh của thời đại; điều đó, cũng dẫn đến sự thay đổi nhiệm vụ, cấu trúc của ĐNGV

2.1.3.2 Những yêu cầu đặt ra đối với giảng viên và đội ngũ giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Thứ nhất, yêu cầu về số lượng của ĐNGV trường đại học Thứ hai, yêu cầu về cơ cấu của ĐNGV

Thứ ba, yêu cầu về chất lượng của ĐNGV

2.1.4 Những phẩm chất và năng lực của giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.1.4.1 Các phẩm chất của giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Tại Điều 3 trong Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ GD&ĐT xác định “Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp” của giảng viên [10]

Dựa vào cơ sở những quy định trên, cụ thể hóa phẩm chất của giảng viên thành các tiêu chí cụ thể

Trang 11

2.1.4.2 Các năng lực của giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Cách mạng công nghiệp 4.0, đặt ra cho ĐNGV trường đại học phải có các năng lực chung, năng lực chuyên biệt: (1) Năng lực giảng dạy; (2) Năng lực phát triển nghề nghiệp; (3) Năng lực NCKH; (4) Năng lực phát triển quan hệ xã hội; (5) Năng lực số của giảng viên

2.2 Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.2.1 Khái niệm phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.2.2 Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực giáo dục

- Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo lý luận quản lý đội ngũ trong một tổ chức

- Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler

Nội dung phát triển ĐNGV trường đại học gồm: Quy hoạch; tuyển dụng; sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá và tạo môi trường thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực

Trang 12

10

2.2.3 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.2.3.1 Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Quy hoạch ĐNGV trường đại học được thực hiện từng bước cụ thể như sau:

Một là, đánh giá ĐNGV Nội dung chủ yếu đánh giá ĐNGV

gồm đánh giá về số lượng, về cơ cấu và về chất lượng

Hai là, kế hoạch hóa ĐNGV Xác định nhu cầu giảng viên là

đưa ra số liệu, yêu cầu cụ thể về số lượng, cơ cấu và chất lượng giảng viên đáp ứng mục tiêu phát triển ĐNGV

2.2.3.2 Tuyển chọn đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng

đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Tuyển chọn giảng viên là quá trình thu hút những người xin việc

có đủ các điều kiện đáp ứng các yêu cầu của trường đại học đặt ra từ lực lượng giảng viên cần thiết ở bộ môn, khoa trong trường đại học Tuyển chọn được thực hiện từ việc thông báo tuyển chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản về quản lý ngành,

sự giới thiệu của nguồn nhân lực trong tổ chức, sự trao đổi giữa các

tổ chức và các tổ chức liên quan

2.2.3.3 Sử dụng đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi

mới giáo dục đại học hiện nay

Sử dụng ĐNGV một cách có hiệu quả sẽ phát huy được sự tích cực đóng góp của mỗi cá nhân giảng viên, đồng thời thể hiện rõ hiệu lực quản lý và hơn cả là hiệu quả công việc

Sử dụng ĐNGV trường đại học thường bao gồm giao nhiệm vụ,

tổ chức, điều hành hoạt động

2.2.3.4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Trang 13

Đào tạo, bồi dưỡng là các hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung và ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay nói riêng

Bản chất của đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay là triển khai thực hiện những tác động làm thay đổi kinh nghiệm của mỗi người để họ nhanh chóng thích ứng, thường xuyên nâng cao mức độ đáp ứng trong công việc

2.2.3.5 Tạo môi trường và động lực làm việc để phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay Một là, tạo môi trường làm việc

Hai là, tạo động lực làm việc cho ĐNGV

2.2.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giảng viên

trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Kiểm tra, đánh giá giúp các chủ thể của hoạt động phát triển ĐNGV không chỉ nhận biết được thực trạng mọi mặt của ĐNGV mà còn nắm tình hình cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng của ĐNGV để chủ động hơn trong quản lý và sử dụng nhân sự; xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển ĐNGV theo đúng định hướng

Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV, vừa có ý nghĩa thúc đẩy cho sự phát triển của mỗi giảng viên, vừa là cơ sở quan trọng cho việc bố trí, sử dụng, đãi ngộ, sa thải đúng đối tượng trong phát triển ĐNGV

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

2.3.1 Ảnh hưởng từ chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục nói chung giáo dục đại học nói riêng

2.3.2 Ảnh hưởng từ nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w