1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay

249 16 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Văn Đoạt
Trường học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 312,64 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tàil uậ nán (14)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụn g h i ê n cứu (16)
  • 3. Khách thể, đối tượng và phạm vin g h i ê n cứu (16)
  • 4. Giả thuyếtkhoahọc (17)
  • 5. Phương pháp luận và phương phápn g h i ê n cứu (17)
  • 6. Những đóng góp mới củal u ậ n án (21)
  • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củal u ậ n án (21)
  • 8. Cấu trúc củaluậnán (22)
    • 1.1. Những công trình nghiêncứuvềg i ả n g viên (23)
      • 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ởn ư ớ c ngoài (23)
      • 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ởV i ệ t Nam (25)
    • 1.2. Những công trình nghiêncứuvề phát triển đội ngũgiảngviên (27)
      • 1.2.1. Những công trình nghiên cứu ởn ư ớ c ngoài (27)
      • 1.2.2. Những công trình nghiên cứu ởV i ệ t Nam (29)
    • 1.3. Khái quátkếtquả các công trình khoahọcnghiên cứu liên quan vàvấnđề đặt ra luận án tiếp tụcg i ả i quyết (37)
      • 1.3.1. Khái quát về kết quả các công trình khoa học nghiên cứu liên quan tớiluậnán (37)
      • 1.3.2. Vấn đề đặt ra luận án tiếp tụcg i ả i quyết (39)
    • 2.1. Những vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay (41)
      • 2.1.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên trườngđ ạ i học (41)
      • 2.1.2. Đặc điểm giảng viên trườngđ ạ i học (43)
      • 2.1.3. Bốicảnhđổimớigiáodục đại họchiệnnayvànhữngvấn đề đặt ra đốivớiphát triểnđộingũ giảng viên trườngđạihọc (47)
      • 2.1.4. Những phẩm chất và năng lực của giảng viên trường đại học đáp ứngđổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay (58)
    • 2.2. Các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường đạihọc đáp ứng đổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay (66)
      • 2.2.1. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay (66)
      • 2.2.2. Lý thuyết phát triển nguồn nhân lựcg i á o dục (71)
      • 2.2.3. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay (77)
    • 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường đạihọc đáp ứng đổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay (92)
      • 2.3.1. Ảnh hưởng từ chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục nói chung giáodục đại họcnóiriêng (92)
      • 2.3.2. Ảnh hưởng từnhiệmvụ giáo dục và đào tạo của trường đại học trongbối cảnh đổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay (93)
      • 2.3.3. Ảnh hưởng từ phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục ởtrườngđạihọc (94)
      • 2.3.4. Ảnh hưởng từ động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyệncủagiảngviên (95)
  • Chương 3........................................................................................................85 (98)
    • 3.1. Khái quátvềĐại học Quốc giaH à Nội (98)
      • 3.1.3. Tínhtựchủ,tựchịutráchnhiệmxãhộicủaĐạihọcQuốcgiaHàNội (103)
    • 3.2. Khái quát chungvềkhảo sátt h ự c trạng (106)
      • 3.2.1. Mục đíchkhảosát (106)
      • 3.2.2. Nội dungkhảosát (106)
      • 3.2.3. Khách thể, địa bàn và thời giank h ả o sát (106)
      • 3.2.4. Phương phápkhảosát (106)
      • 3.2.5. Cách thức xử lý số liệuk h ả o sát (107)
    • 3.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay (108)
      • 3.3.1. Thực trạng về độ tuổi và cơ cấu giới tính của đội ngũ giảng viên Đạihọc Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại họchiệnnay (108)
      • 3.3.2. Thực trạng về trình độ, học hàm, học vị của đội ngũ giảng viên Đạihọc Quốc gia Hà Nộihiệnnay (113)
    • 3.4. ThựctrạngpháttriểnđộingũgiảngviênĐạihọcQuốcgiaHàNội (126)
      • 3.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc giaHàNội (126)
      • 3.4.2. Thực trạng công tác tuyển chọn phát triển đội ngũ giảng viên Đại họcQuốc giaHàNội (130)
      • 3.4.3. Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia HàNội 116 3.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên Đại họcQuốc giaHàNội (133)
      • 3.4.5. Thực trạng tạo môi trường, động lực làm việc để phát triển đội ngũgiảng viên Đại học Quốc giaH à Nội (138)
      • 3.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giảng viênĐại học Quốc giaHàNội (144)
    • 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên Đạihọc Quốc giaHàNội (146)
    • 3.6. Đánh giá chungvềthựctrạng (148)
      • 3.6.1. Ưu điểm vànguyênnhân (148)
      • 3.6.2. Hạn chế vànguyênnhân (149)
    • 4.1. Nguyên tắc đề xuấtgiải pháp (154)
      • 4.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tínhh ệ thống (154)
      • 4.1.2. Nguyên tắc bảođảmphù hợp với tính đặc thù của Đại học Quốc giaHàNội (154)
      • 4.1.3. Nguyên tắc kế thừa, hiệu quả vàp h á t triển (156)
      • 4.1.4. Nguyên tắc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hàihòa giữa nội lực vớin g o ạ i lực (157)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia HàNội 140 1. Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viênĐại học Quốc giaHàNội (157)
      • 4.2.2. Chỉ đạo/Thống nhất hoá trong tuyển chọn và sắp xếp, điều chỉnh sửdụng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên trong phát triển độingũ giảng viên Đại học Quốc giaH à Nội (163)
      • 4.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên Đại họcQuốc giaHàNội (167)
      • 4.2.4. Hoàn thiệnchếđộchính sáchtạođộng lực trongquátrình phát triển độingũgiảng viên ĐạihọcQuốcgiaHàNội (178)
      • 4.2.5. Tổ chức thanh tra,kiểmtra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ giảngviên Đại học Quốc giaH à Nội (184)
    • 4.3. Mối quan hệ của cácg i ả i pháp (189)
    • 4.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thicủa các giảipháp (190)
      • 4.4.1. Tổ chứckhảonghiệm (190)
      • 4.4.2. Kết quảkhảonghiệm (191)
      • 4.5.1. Mục đíchthửnghiệm (195)
      • 4.5.2. Giả thuyếtthửnghiệm (196)
      • 4.5.3. Nội dung, đối tượng, lực lượng và thời gianthửnghiệm (196)
      • 4.5.4. Phương phápthửnghiệm (197)
      • 4.5.5. Tổ chức thử nghiệm và phân tíchk ế t quả (197)
    • 1. Kếtluận (0)
    • 2. Khuyếnnghị (0)

Nội dung

Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.Phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Mục đích và nhiệm vụn g h i ê n cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận phát triển ĐNGV trường đại học và thực trạng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

- Luận chứng cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trường đạihọc.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GĐĐH hiệnnay.

- Đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

- Tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm một số biện pháp đã đềxuất.

Khách thể, đối tượng và phạm vin g h i ê n cứu

Phát triển đội ngũ giảng viên ở cơ sở GDĐH.

Phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH.

3.3.1 Giới hạn về phạm vi nội dung nghiêncứu Đề tài tiếp cận từ phương diện QLGD theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler để đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp của hiệu trưởng về phát triển ĐNGV các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội về phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

3.3.2 Giới hạn về phạm vi khách thể nghiêncứu

Tiến hành nghiên cứu CBQL nhà trường, cán bộ của một số Phòng, Khoa, Bộ môn và giảng viên ở 06 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học KHXH&NV; Trường Đại học KHTN; Trường Đại học Giáo dục; Trường Đại học Công nghệ.

3.3.3 Giới hạn về phạm vi thời gian nghiêncứu

Các số liệu điều tra, khảo sát của đề tài được giới hạn từ năm học 2016

Giả thuyếtkhoahọc

Theo Lý thuyết của Leonard Nadler (1969, Mỹ), quản lý nguồn nhân lực là nhiệm vụ quản lý trung tâm của một tổ chức, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức Theo đó, phát triển ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học nói chung, trong đó có các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Phát triển ĐNGV đang đặt ra vấn đề như: số lượng, chất lượng, cơ cấu và môi trường làm việc.Nếunghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV, như tổ chức quy hoạch, coi trọng tuyển chọn và sắp xếp,điều chỉnh sử dụng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện chính sách tạo động lực thúcđẩyphát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nộithìcó thể có số lượng, cơ cấu hợp lý, đặc biệt là nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

Phương pháp luận và phương phápn g h i ê n cứu

5.1 Phương pháp luận nghiêncứu Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật mácxit; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu, dựa trên phương pháp luận NCKH QLGD, với quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc tiếp cận các lý luận QLGD như: Tiếp cận lý thuyết quản lý nguồn nhân lực; tiếp cận hoạt động; tiếp cận năng lực; tiếp cận thực tiễn; tiếp cận chức năng quản lý để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Cụ thể:

Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực:Những khâu quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách, kiểm tra đánh giá liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên về số lượng, chất lượng Cùng với đó,sựphát triển của khoa học giáo dục, khoa học sư phạm, khoa học quản lý và của khoa học công nghệ nói chung đòi hỏi các nghiên cứu trong lĩnh vực QLGD và phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng cũng phải tiếp cận theo quan điểm pháttriển.

Tiếp cận hoạt động: là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu đối tượng đang được xem xét Theo hướng tiếp cận hoạt động thì thực chất của phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay là khả năng triển khai hoạt động đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu với những hành động cụ thể theo một trật tự lôgíc của tiến trình vận động quá trình quản lý phát triển ĐNGV đại học

Tiếp cận năng lực: là xác định năng lực chung, năng lực chuyên biệt cần có, xác định những tiêu chuẩn NLSP, năng lực chuyên môn chuyên ngành của giảng viên ở trường đại học Trên cơ sở đó, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển NLSP, năng lực chuyên môn chuyên ngành cho giảng viên phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ GD&ĐT ở trường đại học trong bối cảnh đổi mới GDĐH hiện nay. Luận án sử dụng tiếp cận năng lực để nhận diện, phânt í c h c h ấ t l ư ợ n g c ủ a Đ N G V t h ô n g q u a c á c n ă n g l ự c c h u n g , n ă n g l ự c riêng, NLSP, năng lực chuyên môn, năng lực NCKH, năng lực chuyên biệt khác của giảng viên đại học làm cơ sở cho công tác phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Tiếp cận thực tiễn:nhằm đánh giá chính xác thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng và cơ cấu Kế thừa kinh nghiệm phát triển ĐNGV trường đại học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực; thực trạng sử dụng những giải pháp phát triển ĐNGV và các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động tới phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay để đề xuất các giải pháp phùhợp.

Tiếp cận chức năng quản lý:Tiếp cận chức năng để xem xét chức năng quản lý của các chủ thể quản lý trường đại học nhằm xác định đúng những việcmàchủ thể phải làm trong phát triển ĐNGV, xác định những giải pháp cần thiết và phù hợp có thể áp dụng trong phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp thẩm quyền, chức năng của các chủ thể quản lý các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hiệnnay.

5.2 Phương pháp nghiêncứu Đề tài được tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục, QLGD, kết hợp lý thuyết và thực tiễn.

5.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lýthuyết

Sử dụng tổng hợpcác phương pháp phân tíchvàtổng hợpcáctàiliệulýluận thuộc phạmvinghiên cứucủađềtài; cáctácphẩm kinhđiểncủa chủnghĩa Mác-Lêninvà tưtưởngHồ ChíMinh;VănkiệncủaĐảng, của Nhà nướcvềGD&ĐT;các côngtrình khoa học cóliên quanđếnviệc nghiên cứucủađềtàiđểxâydựngcơsở lýluậncủa vấnđềnghiên cứu.

5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thựctiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: điều tra bằng phiếu hỏi với 440

CBQL, giảng viên ở 06 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học KHXH&NV; Trường Đại học KHTN; Trường Đại học Giáo dục; Trường Đại học Công nghệ) Mục đích khảo sát bằng bảng hỏi là thu thập thông tin cần thiết liên quan đến thực trạng ĐNGV, hoạt động phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát một số hoạt động dạy học của giảng viên và quan sát một số bước của việc quy hoạch, tư vấn tuyển chọn giảng viên của CBQL ở trường đại học nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiêncứu.

Phương pháp đàm thoại: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với CBQL ở các Phòng, Khoa, Bộ môn, CBQL nhà trường, giảng viên để thu thập thêm những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp tiếp cận chuẩn giảng viên: Việc qui hoạch ĐNGV; tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của ĐNGV được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng đào tạo, NCKH phục vụ cộng đồng; các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai; năng lực của ĐNGV được xác định, đánh giá; nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của ĐNGV; việc quản trị theo kết quả công việc của giảngviên.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: Tổng hợp nghiên cứu các văn bản pháp lý; các báo cáo tổng kết GD&ĐT của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương pháp chuyên gia: Tác giả xin ý kiến góp ý, định hướng của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trên các lĩnh vực có liên quan về hướng triển khai đề tài, những phương pháp nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế và tiến hành khảo sát kết quả nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê toán học SPSS For Windows 13.0.

Phương pháp thử nghiệm: dùng để kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp phát triển ĐNGV đã đề xuất.

Những đóng góp mới củal u ậ n án

Luận án góp phần hệ thống hóa, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay Trên cơ sở vận dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, đặc biệt là tiếp cận và vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Neonard Nadler nhằm làm rõnội dungphát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

6.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận án phát hiện, đánh giá đầy đủ, tường minh thực trạng phát triển ĐNGV các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay với ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cụthể.

Từ những vấn đề lý luận và thực trạng được làm sáng tỏ luận án xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củal u ậ n án

Luận án đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ nhà giáo ở trường đại học để làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

Với kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các chủ thể quản lý xác định những chủ trương, giải pháp phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay; có thể làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho CBQL, giảng viên và các nhà nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực.

Cấu trúc củaluậnán

Những công trình nghiêncứuvềg i ả n g viên

1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nướcngoài

Nhận thức, quan điểm về vị trí, vai trò, phẩm chất và năng lực của giảng viên ngày càng thể hiện toàn diện, đúng đắn hơn và biểu hiện phong phú và ngày càng đầy đủ ở những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học trên thế giới, trong đó có thể khái quát một số công trình như [33]; [120]; [121]; [123]; [116]; [124]; [117];[126];

Một trong những nội dung nghiên cứu của (OECD) - Tổ chức hợp tác & Phát triển kinh tế, đã khái quát năm mặt cơ bản của chất lượng nhà giáo: i) Kiếnthứcphongphúvềphạmvinộidung,chươngtrìnhbộmôngiảngdạy; ii) KNSP, trong đó cả việc tích lũy “kho kiến thức” về phương pháp dạy học, giáo dục và năng lực sử dụng phương pháp đó trong quá trìnhdạyhọc, giáo dục người học; iii) Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề, có năng lực tự phê bình, nét rất đặc trưng của nghề dạy học; iv) Biết cảm thông, cam kết tôn trọng phẩm giá người khác; v) Có năng lực quản lý và trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học của người thầy giáo [Dẫn theo 33, tr.15 -16].

Cuốn sách “Công nghệ nội dung kiến thức sư phạm: Một khuôn khổ cho những kiến thức giảng viên” của tác giả Mishra và Koehler [120], đã trình bày rằng: việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên không chỉ hiện tạimàcòn trong tương lai phải được ưu tiên hằng đầu của các chính sách cải cách GDĐH.Tính cấp bách của công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, năng lực cho nhà giáo cần ưu tiên hàng đầu là những vấn đề về đổi mới nội dung, phương pháp,hình thức dạy học và công nghệ Lý luận và thực tiễn đã luậnchứngtrongCuốnsách chotớinayđượcnhiềunhànghiênc ứ u ở Việt

Nam và trên thế giới đánh giá cao.

Tác giả Robet J.Marzano với tác phẩm “Những hoạt động trong trường học” đã làm rõ nhà giáo là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của người học Do vậy, việc phát huy tối đa vai trò của từng người dạy cũng như cả đội ngũ nhà giáo là một hoạt động có tính khả thi, nhằm nâng cao thành tích người học[121].

Tác giả Perter A.Hal và Asia Simerar với tác phẩm “Xây dựng năng lực cho giáo viên để thành công”, đã đề xuất các giải pháp mang tính độc đáo trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy; tạo sự gắn kết chuyên môn giữa các giáo viên trong một tổ chức (đội ngũ giáo viên) và coi đó là một trong những hoạt động góp phần tạo dựng nhằm từ đó nâng cao thành quả học tập của người học [123].

Bàn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của giảng viên trường đại học, trong bài viết

“Phẩm chất của giảng viên” của tác giả James H.Stronge đã khẳng định: Giảng viên là chủ thể trực tiếp trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo để thực hiện những hoạt động nghề nghiệp trước những biến đổi nhanh chống của bối cảnh tình hình thế giới; do vậy, năng lực chuyên môn của giảng viên phải là một trong những yếu tố quyết định góp phần quyết định kết quả học tập của sinh viên Xuất phát từ quan điểm này, tác giả James H.Stronge đặt ra nhiều câu hỏi và cách thức giảng viên truyền cảm hứng tới người học; đồng thời, đề xuất giải pháp nâng cao phẩm chất, kỹ năng truyền đạt của giảng viên, nhằm hướng tới truyền sự tâm huyết, đam mê NCKH, học tập tới sinh viên[116].

Nghiên cứu về vai trò của giảng viên đối với việc tạo động lực cho sinh viên, tác giả Todd Whitaker, Beth Whitaker, Dale Lumpa có tác phẩm“Tạođộng lực

&truyềncảm hứng chogiáo viên: Hướng dẫnxây dựngtinh thần nhân viêncủanhàlãnhđạogiáodục”[124] Trongtácphẩm,các tác giảtrìnhbày hệthốngcácyêucầu cơ bản đốivới giảng viên, chínhlà tạo động lực, cảm hứngchosinhviên trongquátrìnhhọc tập vànghiêncứu.Trêncơ sởđó,các tácgiả đưarachiến lượchỗ trợgiảng viên cáchtiếpcận những côngviệchàngngàymộtcách tích cực,sáng tạo, tâm huyết nghềnghiệpnhằm tạo động lực, duy trì sự năngđộngchosinh viênở cáctrườngđại học[124].

Theo luận giải của tác giả Fraser, ở bài viết “Quan niệm về nghề của các nhà phát triển học thuật người Úc” (Tạp chí quốc tế về phát triển học thuật), cho rằng các giáo sư hay giảng viên ở trường đại học có vai trò giảng dạy, NCKH và quản lý việc thực hiện những dự án tài trợ hà hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giảng viên tại trường đại học [117].

Bàiviết“Cáchtiếpcậncủa tổchứcđốivớipháttriển nhân viên đểhỗ trợ việc dạy và học, phát triểngiáoviên” của tác giảWebbvàMurphy,cho rằng: việcphát triển ngườithầy ởtrườngđại học đòihỏicómộtchiếnlượclâudài,kếhoạchcụthể,có lộtrình thíchhợp vànguồnlựcnhấtđịnh Muốnnâng cao được năng lực,thúc đẩy vai tròcủa giảng viênthìcơ sởGDĐHtạonhữngcơ hộitrong côngtác vàđượcthểhiện trong chiến lược phát triển giảng viên nhằmđàotạo,bồidưỡng giảng viên phát triển trìnhđộchuyên môn,nâng caoNLSP,đápứngyêucầunhiệmvụ,nhấtlànhiệmvụgiảngdạy,NCKH[126].

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở ViệtNam

Có nhiều công trình khoa học đã bàn về về vị trí, vai trò, chất lượng giảng viên, cũng như phẩm chất và năng lực của giảng viên và những giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV, đáp ứng nhiệm vụ GD&ĐT trong những giai đoạn lịch sử

- cụ thể, như: Đào Thị Oanh “Năng lực nghề nghiệp giảng viên ĐHSP - Lý luận và thực tiễn” [75]; Trần Bá Hoành “Tổng quan về đội ngũ giáo viên” [57]; Tác giả Nguyễn Hữu Châu (chủ nhiệm) với đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục” [12; Lê Đức Ngọc “GDĐH - Quan điểm và biện pháp” [69]

Tác giả Đào Thị Oanh [75], khẳng định: Giảng viên là người chịut r á c h nhiệm trước tổ chức về việc vận hành hệ thống giáo dục; giảng viên cần có sự thành thục và hiệu quả trong nâng cao năng lực chuyên môn, NLSP Do vậy, Chương trình đào tạo giáo viên và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo cũng phải thay đổi để có thể đào tạo sinh viên sư phạm đáp ứng những thách thức trong tương lai [75,tr.35].

Tác giả Trần Bá Hoành [57], đã tiếp cận vấn đề từ đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo để làm rõ chất lượng của giáo viên phải bao gồm hai yếu tố cấu thành là phẩm chất và năng lực, trong đó các thuộc tính cơ bản về phẩm chất của giáo viên đó là lòng yêu nghề, đạo đức và tính gương mẫu Còn hệ thống năng lực phải được thể hiện ở sự nắm vững những đặc điểm tâm, sinh lý người học; năng lực thiết kế và tổ chức kế hoạch dạy học, năng lực giải quyết những tình huống nảy sinh trong giáo dục và năng lực đánh giá người học Để đạt được các phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp nhà giáo phải có chiến lược, kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí, chính sách đối với nhà giáo, nhằm đáp ứng đòi hỏi của đổi mới giáo dục[57].

Tác giả Nguyễn Hữu Châu [12], đã chỉ ra nhà giáo phải có kiến thức sâu về chuyên môn giảng dạy; kiến thức chung toàn diện và có kỹ năng, kỹ thuật dạy học một cách hiệu quả; cùng với thái độ tích cực đối với nghề nghiệp sẽ góp phấp nâng cao chất lượng giáodục.

Những công trình nghiêncứuvề phát triển đội ngũgiảngviên

1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở nướcngoài

Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tính chất chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của ĐNGV, nhiều đánh giá khoa học, thiết thực về tính đặc thù của nghề nhà giáo, đề cao kỹ năng dạy học như một lĩnh chuyên nghiệp cần đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chính sách đối với nhà giáo, trong đó có thể dẫn ra một số công trình khoa học đã công bố, như: Viện Thống kê UNESCO, Montréal “Giáo viên và chất lượng giáo dục: theo dõi nhu cầu toàn cầu cho năm 2015” [125];

“Một số vấn đề về đào tạo giáo viên của Michel Dvelay [122]; “Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục” của M.Fullan và A.Hargreaves [119];

Kết quả nghiên cứu của Viện Thống kê UNESCO, Montréal [125] đã làm rõ những vấn đề về chính sách có liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo sử dụng và đãi ngộ, cùng những điều kiện làm việc cần được bảo đảm cho giáo viên, nhằm hướng đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục cho mọi người.Cùng với đó, bàn về phát triển đội ngũ nhà giáo, có thể kể tới những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Chẳng hạn: tác giảJ.Dewey,K.B.Everard,GeoffreyMorris,IanWilson,N.L.Bondurep,

O.A.Apdulinna… Những tác giả thường bàn về các yếu tố, các khâu, các giai đoạn trong phát triển đội ngũ nhà giáo, như công tác tuyển dụng, đánh giá, bố trí, sử dụng, sa thải và luận chứng sâu sắc về giá trị nhân cách, giá trị nghề dạy học,… là những vấn đề cốt lõi trong quản lý nhà trường cũng như quản trị nguồn nhânlực.

Cuốn sách của tác giả Bernd Meier [115] đã làm rõ những năng lực cơ bảnmàmỗi giáo viên trong quá trình thực hiện công tác nghiên cứu, giảng dạy đều cần có năng lực hạt nhân, nòng cốt Chẳng hạn: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá, năng lực chuẩn đoán, năng lực tư vấn, năng lực dự báo và năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp, năng lực phát triển nhàtrường.

Tácphẩm của tác giảMichel Dvelay[122] đã tậptrung phân tích nhữngvấn đề về bảnchất củasự họctheo quanđiểm của nhàtrường mới,khác nhàtrường truyềnthống,chỉ ra bảnchất củaviệc dạy họctheo quanđiểm nhàtrườngmới,cũng nhưluận giảivềnguyên tắc,nộidung,cách thức đào tạo giáoviên Cácnộidung trongtácphẩmcủa tác giảcho đếnnay vẫnmangtínhthờisự cung cấpnhữngcơ sở lýluận choviệcđổimớiđào tạo, bồidưỡngnhàgiáonhưmộthệthống,vớimộtquátrình pháttriểnliêntụctừđàotạoban đầu(ở nhàtrườngsưphạm)đếngiai đoạntập sự và đào tạotại chứcvàbồidưỡng thường xuyên trongquátrình côngtác.

CuốnsáchcủatácgiảM.FullanvàA.Hargreaves [119],đã chỉ ra cácphương diện nâng cao nănglựccá nhâncho giáo viên,đó là (1) Phải pháttriểnvềtâmlývới4cấpđộcơbản:Thứnhất,tựbảovệ,tiềnđạođức,phụthuộcmộtchiều;Thứhai,bảo thủ,phủđịnh đạo đức,tự lập;Thứba,lương tâm,đạođức,phụthuộc có điều kiện;Thứ tư,tựlập,tự chủ,nguyêntắc,tích hợp;(2)Pháttriểnchuyên môn, nghiệpvụcho giáo viên,bao gồm6 cấp độchủ yếu,đó là (i) pháttriểncác kỹ năngtồntại; (ii)thành thạocác kỹnăngdạy học cơbản; (iii) mởrộ n g sự linhhoạtchuyênmôn;(iiii)trởthànhchuyêngia;(iv) gópphần pháttriển chuyên môncủađồng nghiệp; (vi) thamgiađưaraquyếtsáchgiáodục ởmọicấpđộ;(3) Phát triểnchukìnghề nghiệp,gồm có 5 cấp độ cơ bản là

(i)khởiđộng nghềnghiệp;(ii) ổnđịnh, gắnbó nghềnghiệp; (iii) các thách thức; (iv)mốiquantâm mới;(v) trở nênchuyênnghiệp.

Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước về giảng viên, ĐNGV và phát triển ĐNGV như trình bày trên đây, ở một khía cạnh nhất định đã đề cập đến chủ trương, biện pháp cần áp dụng trong việc phát triển ĐNGV Những công trình nghiên cứu về phát triển ĐNGV chủ yếu hướng hoạt động: lập kế hoạch bồi dưỡng, thẩm định, phản hồi, đánh giá kết quả,… Tuy nhiên, chưa có công trình nào trực tiếp bàn về “Phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH”. Song, những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới là những gợi mở quan trọng để có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nhằm tìm ra con đường, cách thức phát triển ĐNGV trường đại học hiện nay.

1.2.2 Những công trình nghiên cứu ở ViệtNam Ở Việt Nam, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đã công bố dưới những hình thức luận án, đề tài, sách, bài báo khoa học liên quan tới nhà giáo nói chung, phát triển ĐNGV trường đại học nói riêng.

Chẳng hạn dưới hình thức sách có “Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên” của Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, Đỗ Quốc Anh [3];

“Giáo dục đại học - Quan điểm và biện pháp” [71] của Lê Đức Ngọc; Trong đó, tác phẩm của Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Kim Thoa, Đỗ Quốc Anh [3] đã luận bàn về các vấn đề chung phẩm chất, năng lực của nhà giáo, nghề giáo trong bối cảnh mới, các tác giả của Cuốn sách đề ra con đường, phương thức giúp nhà giáo tự nghiên cứu, tự tìm hiểu nâng cao phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Tác phẩm của Lê Đức Ngọc [71] đã khẳng định có hai lý do chủ yếu làm cho vấn đề phát triển ĐNGV trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà trường đại học, đó là (1) Trình độ của ĐNGV sẽ quyết định tới chất lượng, khả năng của một trường trong giảng dạy, NCKH và phục vụ xã hội trong kinh tế thị trường định hướng XHCN; (2) Chi phí lương, phụ cấp cho ĐNGV là khoản chi phí lớn nhất của một trường đại học gắn liền với chất lượng, hiệu quả, hiệu suất đào tạo Theo đó, tác giả đề xuất phải có một tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV Tổ chức ấy có thể là một trung tâm nghiên cứu GDĐH hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân của Hiệp hội các trường đại học ViệtNam.

Nghiên cứu về quản lý ĐNGV trường đại học dưới dạng đề tài của luận án, chẳng hạn: “Quản lý ĐNGV ở các trường đại học tư thục Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Anh Đào [30]; “Phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Nguyễn Trọng Đặng [29];

“Quản lý ĐNGV các trường đại học địa phương trong bối cảnh hiện nay” của Hồ Thị Nga [74]; “Phát triển ĐNGV các trường đại học đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay” của Nguyễn Văn Đệ [34]; “Phát triển ĐNGV chương trình đào tạo tiên tiến ở các Trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên” của Hoàng Thị Cương [19]; “Phát triển ĐNGV khối ngành kỹ thuật các trường Đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tiếp cận năng lực” của Nguyễn Minh Tuấn [100]; Nguyễn Thanh Xuân “Phát triển ĐNGV lĩnh vực KHTN trong các đại học theo định hướng nghiên cứu” [113]; “Phát triển giảng viên theo yêu cầu đại học nghiên cứu: nghiên cứu điển hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội” của Cảnh Chí Dũng [25];

… Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của ĐNGV; bàn về số lượng, cơ cấu và chất lượng của ĐNGV; giải pháp xây dựng, phát triển ĐNGV trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Luận án của Nguyễn Văn Đệ [34], đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ĐNGV, cách tiếp cận nghiên cứu về đào tạo, phát triển ĐNGV đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ đổi mới giáo dục; điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá chính xác vấn đề thực trạng của ĐNGV, hoạt động của các chủ thể trong phát triển ĐNGV, cũng như ảnh hưởng của ĐNGV đến tình hình GDĐH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long;…Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trì, sử dụng nhằm phát triển ĐNGV các trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Khái quátkếtquả các công trình khoahọcnghiên cứu liên quan vàvấnđề đặt ra luận án tiếp tụcg i ả i quyết

1.3.1 Khái quát về kết quả các công trình khoa học nghiên cứu liênquan tới luậnán

Dựa vào Tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu đã công bố liên quan tới phát triển ĐNGV, có thể rút ra một số nhận xét nhưsau:

Thứ nhất,những nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đội ngũ nhà giáo của quốc gia và trong mỗi cơ sở giáo dục cụ thể đối với chất lượng, hiệu quả GD&ĐT Những công trình khoa học đã công bố đều có chung nhận định, việc phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt trong quản trị nhà trường cũng như đối với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục có chất lượng cao Nhiều công trình khoa học đã luận chứng, phân tích chức năng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo; những hoạt động cơ bản và các yêu cầu về phẩm chất và năng lực, đặc biệt làNLSPcủa nhà giáo; kiến nghị, đề xuất những giải pháp tính cấp thiết về xây dựng, quản lý, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục của từng trường, cơ sở đào tạo cụ thể, đáp ứng nhiệm vụ GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới giáodục.

Thứ hai,những công trình nghiên cứu đã công bố được trình bày trên đây đều cho rằng: trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của mỗi bậc học ở mỗi quốc gia, cơ sở giáo dục xác định chiến lược, chính sách và các nội dung, giải pháp phát triển động ngũ nhà giáo cũng như ĐNGV có những điểm khác nhau nhất định. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đều có những điểm tương đồng, như: việc phát triển đội ngũ nhà giáo phải bao hàm cả số lượng, cơ cấu và chất lượng Giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng với cơ cấu của đội ngũ nhà giáo trong quản trị nhân lực nhà trường; đều hướng tới mục tiêu đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và coi trọng nâng cao chất lượng, nhất là phẩm chất và trình độ chuyên môn, NLSP, năng lực thích ứng trước sự thay đổi mạnhmẽcủa đời sống hiện thực.

Thứba,những công trìnhkhoa họcnghiêncứuđã đềxuất những giảipháp tương đối toàn diện,đồng bộđược tiếp cậnkháđadạng, nhưtừviệc nângcao nhận thức,tráchnhiệm củacáclựclượng liên quantớituyểnchọn,đàotạo,bồidưỡngvàthựchiệnchế độ,chính sách đãingộ đếnviệctạomôi trường thuận lợi; khắcphụcnhữnghạnchế, ngăn ngừa những tiêu cực, cảntrở củanhữngyếutốảnhhưởngtớiphát triển đội ngũnhàgiáo;nhấnmạnhtínhtíchcực,tựgiácvà sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong quá trình phát triển.

Thứ tư, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố sẽ được tác giả luận án nghiên cứu, tiếp thu và kế thừa nhằm xây dựng khung lý luận, khảo sát, điều tra, phân tích và tổng hợp nhằm làm sáng rõ thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

1.3.2 Vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giảiquyết

Những khái quát trên đây chỉ ra các vấn đề chủ yếu mà luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết là:

Một là,kế thừa kết quả của các công trình khoa học đã công bố, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về phát triển ĐNGV cũng như cơ sở lý luận cho phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH ở Việt Nam.

Hai là,thực hiện khảo sát đặc điểm, số lượng, cơ cấu, chất lượng của ĐNGV; tổng hợp những khái niệm công cụ, tập trung xây dựng khái niệm trung tâm và luận chứng nội dung, phương thức phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay theo hướng quản lý phát triển nguồn nhân lực ở nhà trường.

Ba là,điều tra, khảo sát thực tế nhằm có cơ sở phân tích thực trạng về số lượng, chất lượng mà trực tiếp là phẩm chất, năng lực của giảng viên cũng như cơ cấu của ĐNGV, về việc phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội; chỉ ra ưu điểm, hạn chế bất cập, những mâu thuẫn này sinh cũng như nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, bất cập; phân tích những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bốn là, dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn đã luận chứng góp phần làm cơ sở đề xuất những giải pháp khả thi về phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu và có chất lượng cao đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

1 Kết quả Tổng quan ở Chương 1, cho thấy: các nhà khoa học, nhà quản lý luôn quan tâm, nghiên cứu tới việc phát triển đội ngũ nhà giáo ở những phạm vi, quy mô, tích chất, mục đích, cấp độ ở nhiều đối tượng Nhìn chung, các công trình khoa học đã công bố khẳng định đội ngũ nhà giáo là lực lượng cơ bản, nòng cốt và trực tiếp quyết định chất lượng GD&ĐT tại các cơ sở giáo dục nói chung, trường đại học nói riêng Việc quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tầm chiến lược; là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng GD&ĐT Nhiều quốc gia trong chiến lược phát triển giáo dục và từng cơ sở giáo dục đều xác định việc ưu tiên phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu then chốt; là chức năng, nhiệm vụ của chủ thể lãnh đạo, quản lý ở các cơ sở giáodục.

2 Phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, phát triển ĐNGV trường đại học nói riêng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu theo cách tiếp cận và luận giải khá phong phú Nhìn chung, những công trình khoa học đã công bố đều khẳng định phát triển ĐNGV là một quá trình; là sự tác động có mục đích của chủ thể QLGD ở các cấp nhằm bảo đảm đủ số lượng, với cơ cấu hợp lý và coi trọng nâng cao chất lượng Khảo cứu, tìm hiểu, tácgiảluận án nhận thấy, cho tới nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH Bởi vậy, dựa trên cơ sở nghiên cứu, có tính kế thừa giá trị của các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước, tác giả chọn đề tài: “Phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay” làm luận án, chuyên ngành QLGD là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở Việt Nam hiệnnay.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Những vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay

2.1.1 Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên trường đạihọc

Trong Đại từ điển tiếng Việt “Giáo viên là tên gọi chung chỉ những người làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, ở các lớp tập huấn cán bộ”

Theo Từ điển Giáo dục học, giảng viên là “chức danh nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở GDĐH và sau đại học, dưới giáo sư, phó giáo sư và giáo viên chính [52, tr.103].

Tại Khoản 1 - Điều 66 thuộc Luật Giáo dục quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, GDPT, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên” [86, tr.94].

Tiếp cận khái niệm giảng viên theo Luật Giáo dục, giảng viên được hiểu là những người (nhà giáo) giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của một nhà giáo về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ tốt cho ngườihọc.

Hằng năm, giảng viên hoạt động trên các mặt hoạt động theo nhiệm vụ, bao gồm nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, phục vụ cộng đồng và những hoạt động khác Trong đó, nhiệm vụ chủ đạo của giảng viên là giảng dạy nội dung theo chuyên ngành được đào tạo và mục tiêu, nội dung của môn học được quy định trong chương trình đào tạo; tham gia các hoạt động NCKH; phát triển, chuyển giao công nghệ để bảo đảm cho chất lượng GD&ĐT; thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và tham gia các lớp bồi dưỡng theo quy định để nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, cũng như chuyên môn nghiệp vụ, NLSP, phương pháp,tácphong côngtác.Trongquátrình giảngdạy luônđặtrayêucầu cao vàtôntrọng nhân cách ngườihọc; tham gia hoạtđộng quảnlý, giám sáthoạtđộngcủanhàtrường(cơ sởGDĐH)và hoạt động của công tácĐảng, đoànthể và cáccông táckháctheoquyđịnh.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ, giảng viên có các quyền hạn: Được ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH với các cơ sở GDĐH, cơ sở NCKH theo quy định của pháp luật; được bổ nhiệm chức danh của giảng viên và được phong tặng danh hiệu, như Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2 Đội ngũ giảng viên trường đạihọc

Nghiên cứu về đội ngũ, có nhiều quan niệm khác nhau, như: Đội ngũ (cán bộ, công chức, trí thức, bác sỹ ) đều xuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ“Đólà một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp lại thành một lực lượng đội ngũ chỉnh tề” Theo Từ điển Tiếng việt, “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp” [106; tr.446].

Trong Từ điển Giáo dục học, đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng [52] Tác giả Nguyễn Bách Thắng, quan niệm: Đội ngũ là một tập thể người gắn bó với nhau theo cùng lý tưởng, có cùng một mục đích chung, làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về mặt lợi ích tinh thần và vật chất cụ thể[91].

Khái niệmđộingũđượcsửdụngphổbiến trong nhiều lĩnhvực,nhữngtổchức thuộc cáclĩnhvực khác nhau (đội ngũtrithức;độingũ văn,nghệ sĩ;độingũcánbộ,công chức, viên chức;đội ngũ y, bácsĩ ) Đốivới lĩnhvựcGD&ĐT,độingũlàkhái niệmdùngđểchỉnhững tập hợpngườiđược phân biệtvớinhauvềchức năng,nhiệmvụtronghệthốngGD&ĐT(Chẳnghạn:ĐNGV,độingũCBQL).Với ĐNGVluônđược cáctácgiả,nhàkhoahọc sử dụngđểchỉ những ngườicóchuyênmôn,nghiệpvụ ởlĩnhvực giáodục,vớisựhiểu biết phương phápdạyhọc, giáodụcvàcókhả năng cống hiến sức lực,trí tuệchosựnghiệp giáo dục.

Như vậy, đội ngũ là tập hợp một nhóm người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thực hiện một mục đích chung.

Tiếp cận khái niệm “Đội ngũ” như trình bày ở trên, chúng tôi quan niệm:ĐNGV trường đại học là một tập hợp những người làm nghề dạy học,giáo dục được tổ chức thành một lực lượng và cùng thực hiện nhiệm vụ chung là đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

Qua khái niệm cho thấy, ĐNGV là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và NCKH tại cơ sở GDĐH, gắn kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục. ĐNGV cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên và chịu sự ràng buộc bởi quy chế, quy định, quy tắc có tính chất hành chính của Nhà nước,màtrực tiếp là của ngành Giáodục. ĐNGV chính là những người làm nghề dạy học, giáo dục ở các trường cao đẳng và đại học ĐNGV được tổ chức thành một lực lượng và làm việc theo kế hoạch, gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật, thể chế xãhội.

Khi đề cập đến ĐNGV, là đề cập đến quy mô, cơ cấu, sự gắn kết giữa những cá nhân có phẩm chất và năng lực xác định trong một tổ chức cùng chung nhiệm vụ, hành động hướng tới mục tiêu nhất định ĐNGV là phương thức kết hợp giữa số lượng, cơ cấu và chất lượng mỗi giảng viên hợp thành tổ chức cùng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu chung của cơ sở GDĐH.

2.1.2 Đặc điểm giảng viên trường đạihọc

2.1.2.1 Giảng viên trường đại học là những người tiêu biểu về phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống của người giảng viên, nhà khoahọc

Giảng viên trường đại học có phẩm chất nhân cách mẫu mực, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, nghị quyết,đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Chủ động, tích cực,khôn khéo trước những âm mưu, thủ đoạn tấn công của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá, đi ngược lại truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc; mưu trí, dũng cảm, đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

Giảng viên trường đại học có phẩm chất đạo đức tốt Luôn tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, không háo danh, tham vọng quyền lực; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc; luôn thể hiện được tinh thần tự phê bình và phê bình; chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, lãng phí; công bằng, chính trực, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi cá nhân Tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh.

2.1.2.2 Giảng viên trường đại học có lòng yêu nghề và ý thức tổ chứckỷ luật cao

Mỗi giảng viên trường đại học luôn thể hiện phong cách khoa học, mô phạm, trung thực và trách nhiệm của nhà giáo, nhà khoa học Giảng viên luôn mang trong mình tình yêu, sự say mê nghề nghiệp, NCKH Tích cực học tập, rèn luyện, coi công tác giảng dạy là niềm vui, hạnh phúc, tâm huyết mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.

Các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường đạihọc đáp ứng đổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay

2.2.1 Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đápứng đổi mới giáo dục đại học hiệnnay

Trong Từ điển, “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [107, tr.2011].

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do tác giả Hoàng Phê (chủ biên) thì: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Theo lý giải của tác giả David C.Kotan: “Phát triển là một tiến trình, qua đó, các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ” [dẫn theo 19].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” [45, tr.111] Theo tác giả Phạm Minh Hạc, phát triển là một quá trình diễn ra có nguyên nhân từ nội tại của sự vật (đối tượng tự vận động để phát triển cho thích ứng với ngoại cảnh mà tồn tại), và nguyên nhân từ bên ngoài (các tác động từ ngoại cảnh, trong đó có các tác động của con người).

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm phát triển được tiếp cận theo nghĩa chung nhất: là biến đổi hoặc là hoạt động làm cho biến đổi một sự vật, hiện tượng nào đó từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, trong đó thể hiện sự vận động của sự vật, hiện tượng theo hướng thay đổi về lượng dẫn tới hoàn thiện hơn về chất.

Phát triển là làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Phát triển ĐNGV là sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu [41, tr.29] Theo cách tiếp cận QLGD, phát triển ĐNGV được hiểu là tổng thể các cách thức, biện pháp nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển toàn diện của trường đại học bao gồm quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách và kiểmtra,đánh giá và phát triển cá nhân giảng viên (năng lực giảng dạy, NCKH, quản lý và phục vụ cộng đồng), chính sách tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ để tạo động lực cho giảng viên phát triển toàn diện, trong đó lấy phát triển cá nhân làm nền tảng cho phát triểnĐNGV.

Phát triển ĐNGV trường đại học nằm trong phát triển nguồn nhân lực nói chung,nguồn nhân lực cho giáo dục trường đại học nói riêng Phát triển ĐNGV trường đại học là đảm bảo cho ĐNGV luôn có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, trình độ,…) và không ngừng nâng cao về chất lượng, đáp ứng đổi mới GDĐH Thực tiễn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH hiện nay,việc phát triển ĐNGV trường đại học là có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt nhằm đạt được mục tiêu tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của giảng viên trong hoạt động nghềnghiệp.

Phát triển ĐNGV trường đại học là quá trình xây dựng, hoàn thiện hoặc thay đổi thực trạng của ĐNGV, giúp cho ĐNGV lớn mạnh về mọi mặt: Số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý và có trình độ chuyên môn, NVSP để hoàn thành nhiệm vụ theo quy định về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn theo chức danh giảng viên trong Luật GDĐH (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Việc phát triển ĐNGV trườngđại học đápứngđổimớiGDĐH đượcxác địnhlàchútrọngđisâuvàophát triển toàn diệncả sốlượng, chất lượng, nhấtlà hệthống phẩm chấtvànăng lựccủangười giảng viên trongmốiquanhệtổnghòagiữa kiến thức,kỹnăngvàtháiđộ, đảm bảo chomỗigiảng viêncónăng lựctốt, đápứngmọiyêu cầu GD&ĐTcủa nhàtrường,đápứngyêucầu chuẩnhóavànâng chuẩn nguồn nhân lực giáodụctrong bối cảnhđổimớicăn bản, toàndiệnGD&ĐT.

Như vậy,phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH làtổng thể những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý các cấp thông qua thực hiện chủ trương, chính sách, nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, thường xuyên bổ sung hoàn thiện phẩm chất, năng lực của từng người và ĐNGV đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng của trường đạihọc.

Chức năng, nhiệm vụ của trường đại học được quy định tại Điều 28, Điều 32 củaLuật GDĐH [85] và được cụ thể hóa ở Điều 5 - Điều lệ trường đại học, đó là trường đại học Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhàtrường”.Thực chất của phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH là sự kết hợp giữa phát triển phẩm chất, năng lực của từng giảng viên và phát triển số lượng, cơ cấu, chất lượng của ĐNGV trường đại học Nói cách khác, phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH là một trong những nội dung phát triển nguồn nhân lực của nhà trường,tạora sự chuyển biến tích cực của mỗi thành viên và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ môn, các khoa và trường đạihọc.

Mục tiêu phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH là tạo chuyển biến mọi mặt của từng giảng viên và của cả ĐNGV bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, có chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT, NCKH và các nhiệm vụ khác của trường đại học trong tình hình mới Phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay bám sát những mục tiêu cơ bản sauđây:

Một là, phát triển ĐNGV trường đại học là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới

GD&ĐT; là quá trình chuẩn bị về lực lượng để đảm bảo thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất chương trình, kế hoạch GD&ĐT cũng như các mục tiêu chung, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường Việc phát triển ĐNGV trường đại học mang tính toàn diện; thể hiện trên cả vấn đề nhận thức và công tác tổ chức thực hiện, nội dung phát triển phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ, hợp lý về cơ cấu củaĐNGV.

Hai là, phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH chính là tạo được một ĐNGV có chất lượng cao, đạt chuẩn về phẩm chất, năng lực, gắn bó với lý tưởng cách mạng, kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; có khả năng tiếp thu những kiến thức mới, phát huy được tính tích cực sáng tạo của cá nhân để làm chủ tri thức KH&CN, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ. Chủ thể phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH bao gồm: Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp là Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường đại học và từng CBQL cấp khoa Theo phân cấp, phân nhiệm cho các cấp, Hiệu trưởng trường đại học trực tiếp chỉ đạo, tổ chức phát triển ĐNGV về mọi mặt Đảng ủy, Ban Ban Giám hiệu có thẩm quyền lãnh đạo, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giảng viên Từng giảng viên là chủ thể trực tiếp đối với sự phát triển mọi mặt của bản thân.

Chủ thể gián tiếp tham gia phát triển ĐNGV trường đại học là các cơ quan chức năng của trường đại học tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường đại học những chủ trương, giải pháp phát triển ĐNGV theo chức năng, nhiệm vụ Các cơ quan chức năng của trường đại học trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để giảng viên phát triển từng mặt, góp phần phát triển toàn diện các mặt và bảo đảm các chế độ chính sách, quyền lợi của ĐNGV trường đại học theo quy định.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường đạihọc đáp ứng đổi mới giáo dục đại họch i ệ n nay

2.3.1 Ảnhhưởng từ chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục nóichung giáo dục đại học nóiriêng

Hệ thống trường đại học là một bộ phận quan trọng hợp thành nền giáo dục quốc dân Việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết của Đảng cũng như Nghị quyết số 29-NQ/TW [27] đã tác động mạnhmẽtới công tác GD&ĐT đại học trên tất cả cácmặt.

Trước hết, ổn định về tổ chức, biên chế trường đại học với nhiệm vụ, đối tượng, lưu lượng đào tạo theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động, với ngành nghề, nhu cầu xã hội cần, theo tiêu chí chuẩn quốc gia; bảo đảm phù hợp với nhu cầu đào tạo, cân đối về địa lý, tập trung cho các trường trọng điểm quốc gia Các bậc học, ngành học thực hiện thể chế hóa từ công tác tuyển sinh, chương trình, nội dung đào tạo; những tiêu chí đánh giá tốt nghiệp; văn bằng, chứng chỉ cấp theo quychếquốc gia ở tất cả các trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập thị trường lao động khu vực, quốctế.

Chương trình, nội dung GD&ĐT điều chỉnh phù hợp với phát triển của thành tựu KH&CN, nhất là thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0; điều chỉnh bảo đảm tính cơ bản, hệ thống và liên thông giữa các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo. Ngoài trang bị trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng,… còn được trang bị kiến thức chung về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hiểu biết về pháp luật, phòng, chống tham nhũng là môn học bắt buộc tại các trường, trình độ nhận thức về pháp luật của CBQL, giảng viên, sinh viên phải được coi trọng.

Luật GDÐH (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018) đã chỉ rõ một trong những điểm đột phá của GDĐH Việt Nam là tạo cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến trình tự chủ của các trường đại học cùng với tự chịu trách nhiệm, nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và phát triển, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước Để phát triển và hội nhập, GDĐH Việt Nam đòi hỏi khách quan là thực hiện đẩy mạnh tự chủ đại học vừa theo lộ trình, điều kiện của đất nước, vừa tuân theo quy luật phát triển GDĐH thếgiới.

Sự ảnh hưởng từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới GD&ĐT tới quá trình phát triển ĐNGV trường đại học: Ảnh hưởng tới yêu cầu chất lượng của ĐNGV; ảnh hưởng tới chính sách phát triển ĐNGV; ảnh hưởng tới mục tiêu đào tạo ĐNGV Vì ĐNGV, CBQL là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng GD&ĐT của trường đại học Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, CBQL giáo dục quan tâm đẩy mạnh; công tác bồi dưỡng ĐNGV theo chức danh, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng trong giảng dạy, NCKH và các công táckhác.

2.3.2 Ảnhhưởng từ nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường đạihọc trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiệnnay

Nhiệm vụ chung của GD&ĐT là hướng vào khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đồng thời “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài” [28, tr.115] Nhiệm vụ chung của GD&ĐT tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển của trường đại học, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đếnĐNGV. Để thực hiện vịtrí, vaitròcủa mình, giảngviên tự giácnângcaotrình độ chuyên môn,rènluyện đạođứclối sống, phương pháp,tácphong côngtác;tích cựcđấutranhvớinhững biểu hiện sai trái trong giáo dục.Ởtrong từng giai đoạn,trongtừng năm họcmà mỗinhàtrườngđặt ranhững yêucầu,nhiệmvụ cụthểchosựphát triển,như: xây dựngchiến lược phát triển, hoàn thiệnquy hoạch,cơ cấu hệthốngnhàtrườngvànângcaohiệuquảquảnlýGD&ĐT;chuẩnhóa quy trình, nội dung,chương trình đào tạovà tổchức phương phápdạy họcphùhợp vớiđốitượng đào tạo; phát triển ĐNGVvàCBQLgiáo dục; tăngcườngđầu tưCSVC,thiết bị dạyhọc, đáp ứng yêucầu,nhiệmvụGD&ĐT;đẩymạnhhợp tác quốc tế vàtăng cường liênkếtđào tạogiữa cáctrườngđạihọc;thực hiệncác nhiệmvụtuyểnsinh; đẩymạnhcông tácNCKH,kếthợp chặtchẽGD&ĐTvớiNCKH;đổimớihìnhthức, phương phápthi, kiểm tra; tăngcường thanhtra, kiểm tra, đánhgiáchấtlượngGD&ĐT…

Các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trên ở mỗi trường đại học là khác nhau, do đó cũng đặt ra yêu cầu khác nhau đối với ĐNGV về cơ cấu, số lượng, chất lượng cũng như công tác phát triển ĐNGV của mỗi trường đại học.

2.3.3 Ảnhhưởng từ phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý giáodục ở trường đạihọc

CBQL giáo dục ở trường đại học là những chủ thể có trách nhiệm phân bổ các nguồn lực và chỉ dẫn sự vận hành của bộ phận hay toàn bộ nhà trường hoạt động có hiệu quả đạt đến mục đích xác định Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Theo Điều 18 Luật Giáo dục 2019 khẳng định: “1 CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục 2 CBQL giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật” [86] Theo đó, CBQL giáo dục ở trường đại học là chủ thể có trách nhiệm thực hiện thành công các chương trình giáo dục; chịu trách nhiệm trong lập kế hoạch, tổ chức và đưa ra các chiến lược giáo dục cũng như phát triển nguồn lực của một tổ chức CBQL giáo dục làm việc trên cơ sở hợp tác với nhân viên, cán bộ, giảng viên và các nhà quản lý khác ở trường đại học, cao đẳng,… để hiện thực hóa các chương trình giáo dục đã đặt ra.

Hiện nay, sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt lên vai

CBQL giáo dục rất nhiều thách thức và cơ hội mới Đó là môi trường làm việc trong bối cảnh công nghệ và số hóa với trítuệnhân tạo; nguồn nhân lực xã hội thay đổi; sự phân hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo ở trường đại học dẫn đến sự thay đổi trong phương thức quản lý Vì vậy, CBQL giáo dục ở trường đại học không những thay đổi nhận thức về vai trò quản lý, tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi công tác quảnlý.

Hơn nữa, ở trường đại học, CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng Để nâng cao chất lượng ĐNGV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL trường đại học là những người đứng đầu, lực lượng nòng cốt chỉ đạo cho các hoạt động của nhà trường; là người nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả; là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trách nhiệm chính của việc phát triển ĐNGV thuộc về CBQL Do vậy, phẩm chất và năng lực của CBQL giáo dục có tác động lớn đến phát triển ĐNGV trường đạihọc.

2.3.4 Ảnhhưởng từ động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng,rèn luyện của giảngviên

Bất kì một công việc nào, để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải thực hiện đúng công việc mà mình sẽ thực hiện Trình độ nhận thức của giảng viên góp phần rất lớn trong việc phát triển ĐNGV Phát huy năng lực, thế mạnh của giảng viên trong giảng dạy và các hoạt động khác sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV.

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, yêu cầu nâng cao chất lượng ĐNGV cả về phẩm chất và năng lực không chỉ xuất phát từ đòi hỏi của các cấp lãnh đạo, quản lý hay đòi hỏi của xã hộimàcòn bắt nguồn từnhucầunộitại,độngcơnghềnghiệp,phẩmchất,nănglựccủamỗigiảng viên đối với việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Từng giảng viên khi có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, trình độ chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm với công việc cao, có chí tiến thủ cùng với lòng yêu nghề nghiệp và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực và sức mạnh không nhỏ tới quá trình hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Đó chính là cơ sở, động lực để giảng viên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ, bồi dưỡng NLSP, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học nhằm đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Như vậy, phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV để có cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV trường đại học đáp ứng đổi mới GDĐH phù hợp, khảthi.

Khái quátvềĐại học Quốc giaH à Nội

3.1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển của Đại học Quốc giaHà Nội ĐạihọcQuốcgia HàNội(têngiao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viếttắt làVNU)tiềnthânlàViện ĐạihọcĐông Dương được thành lậpnăm

1906 Năm 1945, trên cơ sởĐạihọcĐôngDương, Trường ĐạihọcQuốcgiaHàNội được thành lậpvà đổitên thành Trường ĐạihọcTổnghợp HàNộinăm 1956 Năm

1993, trên cơ sở tổchức,sắp xếp lại batrường đạihọc ở HàNộilàTrườngĐại họcTổnghợp Hà Nội,Trường ĐHSPHàNộiI vàTrường ĐHSP NgoạingữHàNội. Trong quá trình phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang khẳng định được uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; khẳng định vị thế trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như NCKH, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực với vai trò nòng cột, đầu tàu trong hệ thống GDĐH ViệtNam. Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng bước xác lập được vị trí số một Việt Nam và ghi danh vào nhóm các trường đại học hàng đầu Châu Á và thế giới Chỉ số đổi mới sáng tạo và tác động xã hội của Đại học Quốc gia Hà Nội theo Bảng xếp hạng Scimago luôn đứng hàng đầu Việt Nam Những thành tựu của Nhà trường góp phần giữ vững và ngày càng làm vẻ vang cho vị thế Việt Nam trên khu vực và thế giới trong lĩnh vực GD&ĐT; khẳng định chủ trương, tầm nhìn của Đảng, Nhà nước là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và đang phát huy hiệu quảcao.

Cùng với kết quả đạt được là chủ đạo, Đại học Quốc gia Hà Nội còn tồn tạinhữnghạn chế vànhiềukhókhăn, thách thức Đặcbiệt,trong tương quanvới cáctrườngđạihọc hàngđầutrongkhu vựcvà thếgiới,vịtrícủaĐạihọcQuốc gia HàNộivới tưcáchlà đại họchàngđầuViệtN a m c ò n khiêmtốnv à thách thứcvềkhoảng cáchngày càng xanếu khôngtổchứcthựchiện cóhiệuquảChiếnlượcpháttriểnđếnnăm2030,tầmnhìn2045.

Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu, chủ động tích cực tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức; tiếp tục thực hiện vai trò đầu tàu, dẫndắtnền GDĐH Việt Nam; thực hiện trách nhiệm quốc gia và đóng góp cho ngành GD&ĐT; KH&CN cũng như đóng góp cho phát triển KT-XH đấtnước.

Quyếttâmvàkiêntrì đổimớiđồng bộ,chất lượng đàotạotiếptụcđượcxãhội đánhgiácao. Cácmôhình đào tạo cótính tiên phong, sáng tạođặc sắc củaĐạihọcQuốcgia HàNội nhận được hiệu ứng tích cựctừngườihọcvàxã hội Cơcấu ngành nghềđào tạocó bước phát triển đột phá,chuyểndịch theohướng thích ứngvớicuộc cáchmạngchuyểnđổisố;tăngtínhứng dụng,khảnăng khởi nghiệp,đổimớisángtạo; ưutiên triển khai các chương trình đào tạokhoahọccơbản,tàinăng,tiêntiến,chấtlượngcao,chuẩnquốctế.

Trong NCKH, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xác lập đường hướng và tập trung phát triển theo định hướng đại học định hướng nghiên cứu Theo đó, bên cạnh số lượng các công bố quốc tế gia tăng, các phát minh, sáng chế và chuyển giao tri thức vào cuộc sống liên tục đẩy mạnh Các chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo tiếp tục đạt được những kết quả nổibật.

Gắn kết sứ mệnh với phát triển KT-XH đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục thể hiện trách nhiệm quốc gia trong việc tham gia chủ trì, thực hiện những chương trình nghiên cứu có tầm vóc, mang giá trị thời đại, giá trị dân tộc và nhân văn lớn, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao đối với sự phát triển của xã hội và đất nước.

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là tiên phong đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Đứng trước nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nghiên cứu, quản lý và góp phần phát triển KT-XH, an ninh

- quốc phòng và hội nhập, huy động tối đa lực lượng các nhà khoa học, chủ động nghiên cứu đề xuất những CTĐT mới, hiện đại; phối hợp với các đơn vị đối tác xây dựng, phát triển nền tảng hỗ trợ hệ thống giáo dục quốc dân; lan tỏa, phát triển văn hóa chất lượng; Ngày 23/10/2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Hòa Lạc Việc dạy và học tại các khu tổ hợp giảng đường ở Hòa Lạc đã bắt đầu từ tháng9/2022.

3.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia HàNội

Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 cấp quản lý hành chính: i) Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy Giám đốc, các Phó Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễnnhiệm. ii) Các trường đại học, viện NCKH thành viên; các trường, khoa, trung tâm đào tạo, NCKH và công nghệ trực thuộc; các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo, NCKH trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng. iii) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện NCKH thành viên và các đơn vị trựcthuộc. ĐạihọcQuốcgiaHàNộihoạtđộngtheocơchếtựchủ,tựchịutráchnhiệm cao;đượclàmviệc trựctiếpvới các Bộ,cơquan ngang Bộ,cơquan thuộcChínhphủ,Ủybannhândântỉnh, thànhphốtrựcthuộcTrung ươngvề những vấnđề liênquanđếnhoạt độngvàphát triểncủanhàtrường.Cáctrườngđại học thuộcĐạihọc Quốc gia HàNộilànhữngcơ sở đào tạo cóquyềntự chủ cao, có phápnhân tương đương trườngđại họckhác đượcquy địnhtrong Luật

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 37 đơn vị: 09 trường đại học thành viên; 03 trường và Khoa trực thuộc; 07 Viện nghiên cứu thành viên và trực thuộc; 02 trung tâm đào tạo và nghiên cứu; 16 đơn vị phục vu và dịch vụ [33].

Quymôđào tạo không ngừng tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhân lực (năm 2022 có 51.012 sinh viên, 6773 học viên cao học và nghiên cứu sinh, 994 sinh viên quốc tế) [33] Các chỉ số về phát triển đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên đã góp phần gia tăng chỉ số xếp hạng đại học Tính đến tháng 12 năm 2022, có

4754 cán bộ (cán bộ khoa học = 2634; Nhà giáo nhân dân = 63; Nhà giáo ưu tú 141; Giáo sư = 67; Phó Giáo sư = 431; Tiến sĩ/ Tiến sĩ khoa học = 1639) [33] và gần 1.400 giảng viên thỉnhgiảng.

Bảng 3.1 Số liệu thống kê về nhân lực ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội theo danh sách khoa học và trình độ đào tạo, tính đến ngày 07/8/2023

TT Tên cơ quan, đơn vị Tổng số

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3 Trường Đại học Ngoại ngữ 778 164 21,1444 57,1142 18,3 28 3,603 0,4 09 1,2

4 Trường Đại học Công nghệ 300 128 42,7 95 31,7 74 24,7 03 0,9

5 Trường Đại học Kinh tế 309 118 38,1128 41,4 47 15,2 16 5,2 00 0,0 21 6,8

6 Trường Đại học Giáo dục 157 86 54,8 52 33,1 16 10,2 03 1,903 1,9 24 15,3

7 Trường Đại học Việt Nhật 60 29 48,3 21 35,0 09 15,0 01 1,6

(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng8/2023)

Kết quả số liệu thống kê ở Bảng 3.1., cho thấy: Tỷ lệ ĐNGV có học vị tiếnsĩkhácao.Trongđó,04trường(ĐạihọcKHTN,ĐạihọcKHXH&NV, Đại học Giáo dục, Đại học Luật, Khoa các khoa liên ngành) có tỷ lệ % đạt trên 50%; 02 trường (Đại học Công nghệ, Đại học Việt Nhật) có tỷ lệ % đạt trên 40%; các trường đại học còn lại có tỷ lệ % đạt từ 21,1% đến38,1%.

Những trường có tỷ lệ % học hàm giáo sư, phó giáo sư khá cao, như: Trường [(Đại học KHTN có tỷ lệ % giáo sư = 2,7%, phó giáo sư ,6; Đại học KHXH&NV có tỷ lệ % giáo sư = 2,4%, phó giáo sư 13,7%; Đại học Giáo dục có tỷ lệ % giáo sư = 1,9%, phó giáo sư = 15,3%; Đại học Luật có tỷ lệ % giáo sư 4,6%, phó giáo sư = 14,7%)].

Khái quát chungvềkhảo sátt h ự c trạng

3.2.1 Mục đích khảosát Đánh giá toàn diện thực trạng ĐNGV và phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay Yếu tố ảnh hưởng đâu?

Nội dung tiến hành điều tra, khảo sát cụ thể gồm:

Thực trạng ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, nhất là thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng của ĐNGV.

Thực trạng phát triển của ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2023 Trên cơ sở đó, có kết quả so sánh, làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ĐNGV trong những năm qua.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay.

3.2.3 Khách thể, địa bàn và thời gian khảosát

- Khách thể khảo sát: 440 CBQL, giảng viên, sinh viên ở 06 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia HàNội.

- Địa bàn tiến hành khảo sát: tiến hành khảo sát ở 06 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học KHXH&NV; Trường Đại học KHTN; Trường Đại học Giáo dục; Trường Đại học Côngnghệ.

Việcxác địnhđịabàn khảosáttại sáu trường đạihọcthành viênthuộcĐạihọc Quốc gia HàNộilà domỗitrườngđạihọccónhiệmvụ,ngànhnghề đàotạo riêng,thểhiệntính đadạngcủangànhđàotạo; đồng thời phản nahslĩnhvựcngànhlàKHTNvàKHXH&NV;doĐNGVcủa cáctrường đạihọcthànhviênthuộcĐạihọcQuốcgiaHàNộiđềucóchấtlượngkhátươngđồng.

- Thời gian khảo sát: Tháng 3/2020 đến tháng7/2023

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp quan sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm; nghiên cứu sản phẩm sư phạm và phương pháp đàm thoại, trao đổi trực tiếp để tiến hành khảo sát thực trạng Tiến hành thu thập và phân tích số liệu điều tra để đưa ra những nhận định, đồng thời xác định được những nguyên nhân, phát hiện ra những tồn tại, hạnchế.

Luận án tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với tổng số 440 khách thể (80 CBQL,

360 giảng viên, sinh viên) của 06 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Sau khi thu phiếu điều tra, chúng tôi xử lý kết quả tính toán theo giá trị trung bình của từng nội dung khảosát.

Việc xây dựng phiếu khảo sát được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1:Phân tích, xác định nội dung cần khảo sát; trao đổi với chuyên gia, khách thể khảo sát và hình thành hệ thống câu hỏi, dự kiến mẫu khảo sát.

Bước 2:Xây dựng phiếu khảo sát (bảng hỏi).Bước 3:Xin ý kiến chuyên gia, điều tra thử.Bước 4:Điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi.Bước 5:Chọn mẫu khảo sát.

Bước 6:Tổ chức khảo sát mẫu đã chọn.

Bước 7:Xử lý thông tin thu được bằng các phần mềm ứng dụng: SPSS, Windows

3.2.5 Cáchthức xử lý số liệu khảosát

Căn cứ các nội dung cần khảo sát, tiến hành phát phiếu, nội dung khảo sát cho các đối tượng, thu hồi phiếu, rà soát phân loại phiếu hợp lệ để xử lý số liệu Sau khi thu phiếu, tiến hành phân tích dữ liệu trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng một số kết quả liên quan đến vấn đề cần điều tra; các câu hỏi và kết quả khác chỉ mang tính chất tham khảo và khẳng định thêm kết quả nhận định về thựctrạng.

Sử dụng phương pháp tính theo tỷ lệ (%) các nội dung khảo sát để đưa ra những nhận định đánh giá về thực trạng, với 4mứclà Tốt/Rất tốt/Rất ảnh hưởng;Khá/Tốt/Ảnh hưởng; Đạt yêu cầu/Bình thường/Ít ảnh hưởng; Chưa đạt yêu cầu/Chưa tốt/Không ảnh hưởng, làm cơ sở thực tiễn để có kết quả nghiên cứu khách quan, khoahọc.

Cùng với cách tính theo tỷ lệ (%), chúng tôi còn thiết kế thang đo chỉ số của các nội dung khảo sát theo 4mứcchuyển định lượng tương ứng từ 1 đến 4 Trong đó, điểm tối đa của thang đo là 4 (max) và điểm tối thiểu là 1 (min); ĐTB của các mức sẽ nằm trong khoảng 1 < ĐTB < 4 Để tính khoảng điểm của từng mức, tác giả luận án sử dụng công thức tính nhưsau:

L = n -1/n = 0,75 = 0,75 (trong đó L là khoảng điểm, n là số mức). Mỗi mức sẽ có chênh lệch là 0,75 Theo đó, ĐTB của từng mức được tính như sau:

Mức 4 (Tốt): 3,26 < ĐTB < 4,0. Đốivớicác câuhỏi mởtrong bảng hỏi, chúngtôisẽcăncứ vào tìnhhìnhtrả lờivàcáclýthuyếtđãnghiên cứuđểđưara nhómphươngán trả lời phùhợp.

Thực trạng đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổimới giáo dục đại họch i ệ n nay

3.3.1 Thực trạng về độ tuổi và cơ cấu giới tính của đội ngũ giảngviên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiệnnay

3.3.1.1 Thực trạng về số lượng đội ngũ giảngviên

Bảng 3.2 Thống kê số lượng, độ tuổi giảng viên

Tổng số GV Độ tuổi giảng viên Dưới

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Trường Đại học Ngoại ngữ 497 259 52,1 11

2 Trường Đại học Kinh tế 184 27 14,7 46 25,0 33 17,9 74 40,2 04 2,2

3 Trường Đại học KHXH&NV 348 109 31,3 78 22,4 120 34,5 41 11,9 0 0,0

5 Trường Đại học Giáo dục 110 48 43,6 20 18,2 32 29,1 10 9,1 0 0,0

6 Trường Đại học Công nghệ 208 73 35,1 45 21,6 63 30,3 27 13,0 0 0,0

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nôi, tháng 7/2023)

Số liệu thống kê ở (Bảng 3.2 cho thấy, ĐNGV ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tuổi dưới 30 tuổi là 726 người (chiếmtỷlệ 43,9%) Đây là lực lượng giảng viên trẻ nhiệt huyết trong công tác, tích cực trong nghiêncứu,cập nhật và ứng dụng tri thức mới, công nghệ mới trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH Đồng thời là lực lượng quan trọng trong sự phát triển ĐNGV về phù hợp quy mô, cơ cấu của đội ngũ và chất lượng được nâng cao Nhóm giảng viên có độ tuổi (31 - 40) tuổi, có 370 người (chiếmtỷlệ 21,3%), đây là nhóm giảng viên có những kinh nghiệm giảng dạy bước đầu và đang trên con đường pháttriểnvề học vị và học hàm Nhóm giảng viên có độ tuổi (31 - 40) tuổi là nguồn kế cận, kế tiếp để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ĐNGV Đại học Quốc gia Hà

Nhóm giảng viên có tuổi đời (41 - 50) tuổi là 373 người (chiếm tỷ lệ 21,5%), đây là ĐNGV đã có kinh nghiệm giảng dạy, NCKH và đạt được một trình độ nhất định về học vị và học hàm cũng các chức danh chuyên môn khác Nhóm giảng viên có tuổi đời (41 - 50) tuổi ở độ tuổi chín trong sự nghiệp và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT ở Đại học Quốc gia Hà Nội, trực tiếp thực hiện các nội dung đổi mới GDĐH hiệnnay.

Nhóm giảng viên có tuổi đời (51 - 60) tuổi là 225 người (chiếm tỷ lệ 12,9%), đây là lứa tuổi tích luỹ dạy dạn các kinh nghiệm trong giảng dạy, NCKH; là tiềm lực của nhà trường trong thực hiện các đề tài, đề án lớn mà ở đó đòi hỏi chiều sâu của tư duy, khả năng tổng kết thực tiễn Tuy nhiên, nhóm giảng viên độ tuổi (51 - 60) tuổi cũng đang đặt ra cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển ĐNGV phải nghiên cứu, tính toán để tìm kiếm việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho những giảng viên đến tuổi nghỉ chế độ theo quy định.

Nhómgiảngviêncóđộtuổitrên61tuổichỉchiếmmộttỷlệrấtnhỏvới04giảngviênkhá c(chiếmtỷlệ0,2%).Ởđộtuổitrên61tuổihầuhếtgiảngviên tham giagiảng dạy, nghiên cứu theohợp đồng, nênkhôngảnhhưởngnhiều đến phát triển ĐNGV ĐạihọcQuốcgia HàNộiđápứngđổimớiGDĐH hiện nay.

Với kết quả tổng hợp độ tuổi của giảng viên ở 6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cơ bản là trẻ, không tạo ra sức ép lớn về quy hoạch phát triển số lượng giảng viên mà chỉ tập trung cho việc nâng cao chất lượng của ĐNGV thông qua việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng có hiệu quả ĐNGV đã có Song, nghiên cứu về ĐNGV ở từng trường đại học cụ thể lại đặt ra cho CBQL và cơ quan chức năng phải tính đến đặc thù của từng trường để phân bổ nguồn lực giảng viên phù hợp nhằm không tạo ra khoảng trống, hẫng hụt giảng viên Cụ thể với trường Đại học Công nghệ; Trường Đại học KHXH&NV có ĐNGV 41 tuổi trở lên chiếm hơn 40,0% Do vậy, cần phân bổ chỉ tiêu cho 2 trường này để tuyển dụng bổ sung về số lượng giảng viên trong tổng sốcácchỉ tiêu tuyển dụng hằng năm của Đại học Quốc gia HàNội.

Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới GDĐH, Đại học Quốc Gia Hà Nội quyết tâm đổi mới và phát huy vị thế, vai trò tiên phong trong đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và phục vụ cộng đồng, quymôđào tạo đượcmởrộng, loại hình, lĩnh vực, ngành đào tạo đa dạng Trong khi đó, số lượng giảng viên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu so với sựmởrộng về quy mô, loại hình, ngành đào tạo Nhiều giảng viên phải giảng dạy số giờ gấp nhiều lần so với quy định giờ chuẩn, dẫn đến tình trạng quá tải giờ giảng khiến cho nhiều giảng viên không có thời gian cập nhật thường xuyên kiến thức, làm cho chất lượng giảng dạy không cao, nội dung bài giảng thiếu phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn[33].

3.3.1.2 Thực trạng về cơ cấu giới tính của đội ngũ giảngviên

Kết quả thống kê (Bảng 3.3) cho thấy, số lượng giảng viên tại 6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là nam giới chiếm 54,1%, tỷ lệ nữ chiếm 45,9% Như vậy, về cơ cầu giới tính nhìn chung ở tính tổng thể trong Đại học Quốc gia Hà Nội thì không có sự chênh lệch lớn giữa nam giới và nữ giới, đây là thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động phát triển ĐNGV về chấtlượng.

Bảng 3.3 Thống kê về cơ cấu giới tính của ĐNGV

TT Tên trường Tổng số

1 Trường Đại học Ngoại ngữ 497 185 37,2 312 62,8

2 Trường Đại học Kinh tế 184 112 60,0 72 39,1

3 Trường Đại học KHXH&NV 348 191 54,9 157 45,1

5 Trường Đại học Giáo dục 110 68 61,8 42 38,2

6 Trường Đại học Công nghệ 208 146 70,2 62 29,8

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nôi, tháng 7/2023)

Tuy nhiên, nghiên cứu về cơ cấu giới tính ở từng lĩnh vực cụ thể của từng trường lại có sự khác biệt khá lớn Cụ thể, với Trường Đại học Ngoại ngữ tỷ lệ nữ chiếm đến 62,8%; Trường Đại học KHXH&NV thì tỷ lệ nam và nữ khá tương đồng (54,9% nam, 45,1% nữ), đây là tỷ lệ chênh lệch thấp nhất về giới tính, còn các trường khác như Đại học Công nghệ tỷ lệ nam chiếm đến 70,2%, Trường Đại học KHTN và Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Giáo dục có tỷ lệ nam giới đều chiếm tỷ lệ từ 60,0% trởlên.

Sự chênh lệch về giới tính mặc dù không gây nhiều khó khăn về bố trí, sử dụng ĐNGV trong giảng dạy và NCKH nhưng lại gây khó khăn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, học hàm cho ĐNGV nữ Bởi vì, một phần giảng viên nữ thường gặp khó khăn trong công tác học tập, nghiên cứu, như: vướng bận gia đình, phần vì tư tưởng bằng lòng với vịtrícông tác hiện tại không muốn phấn đấu cao hơn so vớinamgiới.

Thông qua trao đổi, một số CBQL, giảng viên ở 6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các ý kiến được hỏi đều cho biết: trong nhiều trường hợp, giảng viên là nữ phát huy tốt năng lực và sở trường để giải quyết tốt những công việc phù hợp giới tính.

Vấn đề cân đối cơ cấu giới tính của ĐNGV phải được quan tâm hơn trong kế hoạch, chiến lược phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mới GDĐH Do vậy, CBQL, cơ quan chức năng làm chính sách phát triển ĐNGV Đại học Quốc Gia

Hà Nội quan tâm hơn về cơ cấu giới tính của ĐNGV, các vị trí công tácmàbổ sung, sắp xếp phù hợp tránh lãng phí nguồn lực giảngviên.

3.3.2 Thực trạng về trình độ, học hàm, học vị của đội ngũ giảng viênĐại học Quốc gia Hà Nội hiệnnay

Theobáocáo thường niêncủacác trườngđại họcthành viên thuộc ĐạihọcQuốc GiaHà Nội,tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư và tiến sỹ tăng đồng đều qua các năm, tỷ lệ thạc sỹ và cử nhân có xu hướng giảm.Kết quảthốngkê(Bảng3.4) chothấy:ĐNGVcủaĐạihọcQuốcgiaHà Nộicó học hàmGS, PGS chiếm 18,1%,họcvịtiếnsĩchiếm 44,0%.Đâylàhainguồnlựcquantrọng trực tiếptham gia hoạt độnggiảngdạy,NCKHvàthamgia hộithảoởcấpquốc giavàquốctếđem lạivịthế choNhà trườngtrong bốicảnhhộinhậpquốctế vềGD&ĐT.

Bảng 3.4 Thống kê về học hàm, học vị của giảng viên

Học hàm, học vị của GV

GS, PGS TS ThS ĐH

1 Trường Đại học Ngoại ngữ 497 12 2,4 141 28,4 289 58,1 55 11,1

2 Trường Đại học Kinh tế 184 21 11,4 94 51,1 69 37,5 0 0,0

3 Trường Đại học KHXH&NV 348 82 23,6 190 54,6 74 21,3 02 0,6

5 Trường Đại học Giáo dục 110 27 24,5 55 50,0 24 21,8 04 3,6

6 Trường Đại học Công nghệ 208 29 13,9 92 44,3 43 20,6 44 21,2

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng7/2023)

Tuynhiên,đisâuphân tíchthì ở một số trường đại học thành viên tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, đại học còn cao, như: Đại học Ngoại ngữ tỷ lệ thạc sĩ 58,1%, đại học = 11,1%; Trường Đại học Công nghệ tỷ lệ giảng viên là thạc sĩ chiếm 20,6%, đại học 21,2% Đây là vấn đề đặt ra choCBQL, cơ quan chức năng khi làm quy hoạch phát triển ĐNGV về chất lượng, trình độ của ĐNGV ở các trường đại học thành viên phải có chính sách cụ thể để khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên tiếp tục đàotạolên cao và tham gia xét công nhận các chức danh khoa học và học hàm để bảo đảm cho ĐNGV có chất lượng ngày càng cao đáp ứng đổi mới GDĐH và hội nhập với quốc tế về giáo dục một cách sâu, rộnghơn.

3.3.3 Thực trạng về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên Đạihọc Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiệnnay Để có cơ sở đánh giá chính xác về thực trạng chất lượng ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, chúng tôi sử dụng câu hỏi ở (Phụ lục 1,

2) để điều tra 160 CBQL, 280 giảng viên, sinh viên của 6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Kết quả nhưsau:

3.3.3.1 Thực trạng về phẩm chất của đội ngũ giảng viên Đại học Quốcgia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đại học hiệnnay

Kết quả tổng hợp ở (Bảng 3.5), được các ĐTKS đánh giá về phẩm chất của ĐNGV, có ĐTBC là 2,87 điểm (mức Khá) Cụ thể như sau:

Bảng 3.5 Đánh giá về phẩm chất của ĐNGV

TT Tiêu chí đánh giá ĐT

Mức độ đánh giá ĐTB ĐTB Thứ Tốt Khá TB Yếu bậc

1 Cóquan điểmchínhtrịtưtưởngrõràngvềđấ t nước,vềdân tộc

2 Luônthể hiệntưtưởngthiếttha gắnbóvớilýtưởngcủa dântộc,đấtnước,cóhoài bãotâmhuyếtvới nghềdạyhọc,

3 Thể hiện rõ nét ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể

TT Tiêu chí đánh giá tíchcực,chủ động phụcvụ,hòa nhậpvàchiasẻvớicộngđồng ĐT KS

Mức độ đánh giá ĐTB ĐTB Thứ Tốt Khá TB Yếu bậc

5 Tâmhuyếtvới nghề, giữ gìn phẩmchất,uytín, danhdựnhàgiáo;cólòng nhân ái,độlượng, đối xử hòa nhã với người học

6 Có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoav ă n h ó a v à p h á t h u y m ọ i tiềm năng của dân tộc

7 Luôn tích cực rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện nhân cách giảng viên

8 Sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ đồngn g h i ệ p v ớ i t i n h t h ầ n v ô tư, trách nhiệm cao

Nguồn: Tác giả điều tra trực tiếp(tháng7/2023)Vớinộidungkhảosátvề“Cóýthứcnghiêncứu,tìmhiểuvàtiếpt hunhững tinh hoa văn hóa, phát huy mọi tiềm năng của dân tộc”,đượcCBQLđánh giá với ĐTB là 2,93 điểm, giảng viên, sinh viên đánh giá là 2,93điểmvàĐTBđạtlà2,93điểm(xếpthứ1- mứcKhá).Điềunàychothấy,ĐNGVlàngười trực tiếp truyền tải kiến thức; là lực lượng chuẩn bị chos i n h v i ê n nhữngphẩmchấtnhâncáchcầnthiếtđểbướcvàocuộcsống,nêngiả ngviênluôn thể hiện ý thức nghiên cứu, tìm hiểu, phát huy tiềm năngvăn hoácủadântộcđểtruyềnđạtchosinhviênnhằmxâydựngmộtnguồnnhânlực- lựclượnglaođộngcóýthức,lòngtựhàodântộclàhếtsứcquantrọng.Dođó,phẩm c h ấ t c h í n h t r ị c ủ a g i ả n g v i ê n l à t i ê u c h í q u a n t r ọ n g đ ể đ á n h g i á c h ấ t lượng ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội Bên cạnh đó, khi được hỏiv ề “Cóquan điểm chính trị tư tưởng rõ ràng về đất nước, về dân tộc”, cũngnhận đượcýkiếnđánhgiácủaCBQLvớiĐTBlà2,91điểm,còngiảngviên,sinhviên trả lời với ĐTB là 2,93 điểm ĐTBC là 2,92 điểm (xếp thứ 2 -mứcKhá).Tuy nhiên, trong tám phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyênm ô n nghềnghiệp cần thiết của giảng viên được khảo sát thì vẫn có những phẩmchấtcủagiảngviênchưađượcđánhgiácao,như“Thểhiệnrõnétýthức tổchứckỷluật, ý thức tập thể” với ý kiến đánh giá của CBQL với ĐTB là 2,83điểm,còngiảngviên,sinhviênđánhgiávớiĐTBlà2,83điểm(xếpthứ7- mứcKhá)và phẩm chất“Luônthểhiện đượctinhthần tích cực,chủ động phụcvụ,hòanhậpvàchiasẻ vớicộng đồng”, chỉ nhận được ý kiến đánh giá củaC B Q L vớiĐTBl à2,81đ iể m vàg i ả n g viên, sin h viênc ũ n g đá nh giáv ớiĐ T B l à2,81 điểm (xếp thứ 8 - mức Khá), mức thấp nhất trong các nội dung khảo sát.

Trực tiếp trao đổi mới 18 cán bộ lãnh đạo, cán bộ QLGD của 6 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các ý kiến đều có chung nhận định: Phần lớn ĐNGV có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận giảng viên còn có tâm lý dao động, ngại khó khăn, vất vả Không ít giảng viên xin chuyển trường, chuyển vị trí công tác vì mong muốn mộtmứcthu nhập caohơn.

ThựctrạngpháttriểnđộingũgiảngviênĐạihọcQuốcgiaHàNội

3.4.1 Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Đại họcQuốc gia HàNội Để đánh giá chính xác thực trạng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra (Mục 2 - Phụ lục

1), để điều tra 80 CBQL ở 6 trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.7 Đánh giá về quy hoạch ĐNGV

TT Nội dung công tác quyhoạch

Mức độ đánh giá ĐTB Thứ Rất tốt Tốt Bình bậc thường Chưa tốt

1 Xác định đúng mục tiêu phát triển ĐNGV theo kế hoạch

2 Xác định được những khó khăn, 39 24,446 28,8 60 37,5 15 9,4 2,68 5 thuận lợi về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực của ĐNGV ở các trường đại học thành viên theo quy định hiện hành

3 Thực hiện dự báo về quy mô phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội để xác định quy hoạch ĐNGV

4 Thựchiệncôngtácquyhoạch ĐNGV dựa trên tiêu chuẩncủatừng ngànhđàotạovàgắn với đặcđiểm của mỗi trường đại học thành viên

5 Thựchiện công khai việcquyhoạchvà dựkiến được giảng viêncần tuyểndụng vào cácvịtrí công tác củatừng trường đại học thành viên

6 Thựchiệnđịnhkỳràsoátquy hoạch,bổsungquyhoạch hàngnăm đối vớiĐNGVởcác trườngđạihọc thành viên

40 25,048 30,0 51 31,9 21 13,12,67 6 ĐTBC 2,71 Để làm rõ kết quả và thiếu sót còn tồn tại trong thực hiện quy hoạch ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả luận án khảo sát thực tế với 6 câu hỏi (Bảng 3.7), kết quả được CBQL đánh giá với ĐTBC là 2,71 điểm (mức Khá) Cụ thể nhưsau:Với nội dung khảo sát về “Thực hiện công tác quy hoạch ĐNGV dựa trên tiêu chuẩn của từng ngành đào tạo và gắn với đặc điểm đặc thù của mỗi trường đại học thành viên”, được CBQL đánh giá với ĐTB là 2,77 điểm (xếp thứ 1 - mức Khá).Nội dung “Thực hiện công khai việc quy hoạch và dự kiến được giảng viên cần tuyển dụng vào các vị trí công tác của từng trường đại học thành viên” đượcCBQL đánh giá với ĐTB là 2,72 điểm (xếp thứ 2 - mức Khá) Với hai kết quả khảo sát việc thực hiện quy hoạch ĐNGV cho thấy, công tác quy hoạch ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong lựa chọn đối tượng quy hoạch, cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn của các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của đội ngũ CBQL được khảo sát về việc “Xác định đúng mục tiêu phát triển ĐNGV theo kế hoạch” và “Thực hiện dự báo về quy mô phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội để xác định quy hoạch ĐNGV trong thời gian tới” được đánh giá với ĐTB từ 2,70 điểm đến 2,71 điểm Kết quả ấy cho thấy: việc thực hiện công tác quy hoạch ĐNGV được thực hiện tương đối phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc “Xác định được những khó khăn, thuận lợi về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học thành viên theo quy định hiện hành”, chỉ nhận được đánh giá của CBQL với ĐTB là 2,68 điểm (xếp thứ 5 - mức Khá) và nội dung “Thực hiện định kỳ rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch hàng năm đối với ĐNGV các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội”, có ĐTB là 2,67 điểm (xếp thứ 6 - mứcKhá). Để làm rõ hơn những hạn chế trong quy hoạch ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả luận án đã tiến hành đàm thoại, một bộ phận CBQL quan tâm đến quy hoạch ĐNGV, các ý kiến được hỏi cho rằng phê duyệt quy hoạch là trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền Vì vậy, khi tiến hành quy hoạch ĐNGV không tránh khỏi có quan điểm là nếu các ứng viên cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hoặc tiệm cận hoặc còn thiếu một chút cũng đề xuất đưa vào diện quy hoạch. Dưới đây là một số ý kiến trả lời đàmthoại:

PGS,TS L Đ H - Phóchủ nhiệmkhoa(ĐạihọcT),khiđượchỏi vềviệc xây dựng quy hoạchĐNGV,Thầy chobiết:Khiứng viên đượcxem xétquyhoạch tuyển dụng chắc chắn phảiđảm bảo đápứngđầy đủ cáctiêu chuẩnquy định,nhưngtrên thực tế,không phải cứđưavào quyhoạchlàđược tuyểnchọn.Thếnên,ứng viênnào có thểthiếu một tiêu chuẩn cụthểcứđềxuấtquyhoạch,đằng nàocũngqua cácbướcphêduyệt;nhiềukhicònquyhoạch“treo”.Theo TS N T H - Chủ nhiệm bộ môn (Đại học G), khi được hỏi về quy trình thực hiện quy hoạch tuyển chọn giảng viên, cô cho biết: Theo phân cấp, quy trình lựa chọn, đề xuất quy hoạch người có đủ kiều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để tuyển chọn phải được tiến hành từ khoa là đúng và hợp lý Tuy nhiên, chốt phê duyệt việc có tuyển chọn hay không vẫn là các cấp cao hơn nên khi bỏ phiếu tín nhiệm ở khoa cũng không nhất thiết phải chặt chẽ, linh động một chút cũng có thể chấp nhận được; công tác phát triển ĐNGV, chỉ tập trung vào xây dựng quy hoạch phát triển ngắn hạn mà chưa đầu tư cho sự phát triển dài hạn. Quy hoạch phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận được sựquan tâm của lãnh đạo các cấp Theođó,chủthểlãnh đạo, quảnlýcáctrườngthuộc ĐạihọcQuốc giaHàNội luônxácđịnhlấyviệc phát triển,đổimới,chăm lo, xâydựngchoĐNGVlàyếutốmangtính nềntảng,trụ cột và cótính chấtquyếtđịnhsựthành côngcủađổimớiGDĐH.Vìvậy, chưabao giờĐNGV ĐạihọcQuốc giaHàNộicósựlớnmạnh,hùng hậu nhưhiệnnay.Mộttrong nhữngnguyênnhândẫn tới kết quả củasựphát triển ĐNGVlà docôngtác quyhoạchphát triểncủaNhà trườngđãquán triệt sâusắcquanđiểm,chủtrươngcủaĐảngvềđổimớicôngtácquyhoạchđộingũnhàgiáo,cánb ộQLGD.

Chúng tôi trao đổi trực tiếp với 18 cán bộ lãnh đạo, cán bộ QLGD của 6 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các ý kiến có chung nhận định:“Công tác quy hoạch ĐNGV gắn với chiến lược phát triển và lộ trình tựchủ của nhà trường, bảo đảm cơ cấu giảng viên tương ứng với khả năng tự chủ trong tương lai Trường xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV, thu hút và tuyển dụng giảng viên trình độ tiến sỹ; phát triển ĐNGV có trình độ tiến sỹ, học hàm phó giáo sư, giáo sư qua hằng năm tăng”.

Cũng theo lãnh đạo của Trường Đại học KHXH&NV, xuất phát từ chiến lược phát triển, Trường Đại học KHXH&NV đã xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV,thu hút và tuyển dụng giảng viên trình độ tiến sỹ; phát triển ĐNGVcótrìnhđộtiếnsỹchiếm61%trongnăm2018,trongđócó27%l à chức danh giáo sư và phó giáo sư; năm 2019, phát triển ĐNGV đạt trình độ tiến sỹ chiếm 63%, trong đó có 27,8% là chức danh giáo sư và phó giáo sư Nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ năng công bố các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế.

Tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH thì công tác quy hoạch phát triển ĐNGV có mặt chưa đáp ứng so với yêu cầu đổi mới GDĐH đặt ra Bởi, các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có thời điểm “chưa chỉ đạo quyết liệt để xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV, CBQL của Nhiệm vụ chiến lược; việc kiểm tra, giám sát của Đại học Quốc gia Hà Nội chưa thường xuyên” [33] Hơn nữa, thực tiễn đổi mới GDĐH luôn vận động, phát triển trong khi đó, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV ở trạng thái tĩnh; quy trình quy hoạch vẫn chưa được đổi mới và chưa tuân thủ một cách triệt để; có thời điểm quy hoạch phát triển chưa gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng ĐNGV Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV trước yêu cầu đổi mới GDĐH chưa được các chủ thể quản lý nhà trường chú trọng Những kết quả điều tra, khảo sát và đàm thoại cho thấy: việc quy hoạch ĐNGV vẫn còn những bất cập như đã phân tích ở trên cần được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, phương hướng trong Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn2045.

3.4.2 Thực trạng công tác tuyển chọn phát triển đội ngũ giảng viênĐại học Quốc gia HàNội

Bảng 3.8 Đánh giá về công tác tuyển chọn phát triển ĐNGV

TT Nội dung tuyển chọn, sử dụng giảng viên

Mức độ đánh giá ĐT B

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt

1 Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việct u y ể n chọn giảng viên 36 22,5 50 31,3 64 40,0 10 6,3 2,70 1

2 Thực hiện công khai hồ sơ, lý lịch, 35 21,9 48 30,0 63 39,4 14 8,7 2,65 4 nguyện vọng cá nhân của người được giới thiệu để tuyển chọn

3 Xét tuyển giảng viên trong nguồn quy hoạch và lấy ý kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân trước khi tuyển chọn chính thức

4 Thành lập hội đồng xét tuyển khách quan, công bằng để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm hiện nay

5 Xử lý các thông tin phản hồi về công tác tuyển chọn (nếu có), tiếp thu ý kiến hoặc giải thích với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận trước khi bổ nhiệm

6 Banhànhquyếtđịnhtuyểnchọn giảng viên theo vị trí việc làm của đơn vị tuyển chọn theo qui định

7 Tổchức trao quyếtđịnhtuyển dụngv à giao nhiệmvụchogiảng viênsautuyểnchọn trên nguyêntắctiếptục thử thách để phát triển

Kết quả khảo sát 07 câu hỏi ở (Bảng 3.8), được ĐTKS đánh giá về công tác tuyển chọn ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, có ĐTBC là 2,65 điểm (mức Khá) Cụ thể nhưsau:

Khi được hỏi về nội dung “Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc tuyển chọn giảng viên”, đã nhận được ý kiến đánh giá của CBQL với ĐTB là 2,70 điểm (xếp thứ 1 - mức Khá); với nội dung “Thành lập hội đồng xét tuyển khách quan, công bằng để lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện theo yêu cầu của vị trí việc làm hiện nay” cũng được CBQL đánh giá với ĐTB là 2,68 điểm (xếp thứ 2 - mức Khá) Kết quả khảo sát thực tiễn có nhiều điểm trùng với các nội dung tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với một số CBQL ở một số khoa giáo viên thuộc các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội, như: Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Giáod ụ c về việc tuyển chọn ĐNGV.

Kết quả trao đổi với PGS TS N A Ng - Phó chủ nhiệm Khoa - Trường Đại học

N, thầy cho biết, khi có danh sách cá nhân được giới thiệu tuyển dụng để bố trí vào làm nhiệm vụ cụ thể ở một khoa, hay bộ môn, chúng tôi sẽ tiến hành công khai hồ sơ, lý lịch cá nhân của ứng viên đó một cách cụ thể, rõ ràng trong khoảng thời gian quy định trên bảng tin của khoa, cũng như website của nhà trường để mọi cá nhân, tổ chức có liên quan có thể tìm hiểu, bổ sung và cho ý kiến Sau khi minh bạch hồ sơ của các ứng viên, nhà trường sẽ thành lập Hội đồng xét tuyển dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng để lựa chọn ra những giảng viên có đủ tâm, đủ tài phù hợp với vị trí việc làm cần tuyểndụng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nội dung chưa nhận được sự đánh giá cao của khách thể khảo sát, như nội dung “Xử lý các thông tin phản hồi về công tác tuyển chọn (nếu có), tiếp thu ý kiến hoặc giải thích với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận trước khi bổ nhiệm”, nhận được đánh giá của CBQL với ĐTB là 2,62 điểm (xếp thứ 6 - mức Khá) và nội dung “Xét tuyển giảng viên trong nguồn quy hoạch và lấy ý kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân trước khi tuyển chọn chính thức”, cũng chỉ nhận được đánh giá của CBQL với ĐTB là 2,59 điểm (xếp thứ 10 - mứcKhá). Đây là 2 nội dung được đánh giá thấp nhất trong các nội dung khảo sát, mặc dù vẫn nằm trong mức “Khá” nhưng rất gần với mức “Trung bình”, để làm rõ lý do tại sao lại có kết quả đánh giá thấp như vậy, tác giả luận án tiếp tục trao đổi với 45 CBQL ở cơ quan chức năng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có 7/45 15,6% ý kiến được hỏi cho biết: quá trình thực hiện nắm, xử lý thông tin phản hồi về tuyển dụng chưa kịp thời; có 9/45 = 20,0% cho rằng: quá trình tuyển dụng có nội dung chưa bảo đảm sự công bằng giữa các ứng viên do đặc điểm của từng vị trí việc làm của từng bộ môn, từng trường cụ thể Theo đó, tuy công tác tuyển chọn về cơ bản là đúng quy định, phù hợpvà tạo sự động viên, khích lệ đội ngũ CBQL, song vẫn còn một số trường hợp trước khi tiến hành tuyển chọn chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu hồ sơ ứng viên; chưa xem xét đầy đủ các yêu cầu của vị trí việc làm và mức độ cần thiết của bộ môn, của khoa có nhu cầu tuyển chọn giảng viên Do đó, làm cản trở chất lượng và hiệu quả của việc tuyển chọn giảng viên theo vị trí việc làm. Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo của Trường Đại học G, Trường Đại học K, Trường Đại học N, các ý kiến đều có chung nhận định: Đối với công tác tuyển dụng ĐNGV, nhà trường thực hiện theo Luật và các quy định hiện hành Tuy nhiên, những năm qua, quy định về tuyển dụng có nhiều thay đổi, phần nào ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng của trường Một số ngành khó tuyển giảng viên do tính đặc thù Việc thu hút được ĐNGV trình độ cao đứng trước khó khăn cạnh tranh với các trường đại học ngoài công lập và trường đại học nước ngoài Quy trình, thủ tục tuyển dụng còn rườm rà Công tác thu hút, tuyển dụng giảng viên có học vị tiến sỹ chưa thực sự hiệu quả do nhiều yếu tố, trong đó có chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc Đây là vấn đề đăt ra cho CBQL các cấp khi làm quy hoạch, tuyển chọn giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu tìm ra giải pháp phát triển ĐNGV một cách tốt nhất.

3.4.3 Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên Đại học Quốcgia HàNội

Bảng 3.9 Đánh giá việc bố trí, sử dụng ĐNGV

TT Nội dung bố trí, sử dụng ĐNGV

Mức độ đánh giá ĐTB Thứ Rất tốt Tốt Bình bậc thường

1 Việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho giảng viên phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và căn cứ vào nhu cầu công việc

2 Việc bố trí giảng viên theođ ú n g quyh o ạ c h , đ ả m b ả o t u â n t h ủ c á c

38 23,8 47 29,4 56 35,0 19 11,9 2,65 2 nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định và đúng quy trình

3 Thực hiện quản lý ĐNGVt h e o đúng thẩm quyền, phân cấp quản lý giảng viên trong nhà trường

4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bố trí, sử dụng và quản lý ĐNGV 32 20,0 50 31,3 57 35,6 21 13,1 2,58 4 ĐTBC 2,64

Kết quả tổng hợp ở (Bảng 3.9) về việc bố trí, sử dụng ĐNGV Đại học Quốc gia

Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, nhận được đánh giá của CBQL, có ĐTBC là 2,64 điểm Cụ thể:

Với nội dung khảo sát về “Việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho giảng viên phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác và căn cứ vào nhu cầu công việc”, đã được CBQL đánh giá với ĐTB là 2,68 điểm (xếp thứ 1 - mức Khá); nội dung “Việc bố trí giảng viên theo đúng quy hoạch, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định và đúng quy trình”, được CBQL đánh giá với ĐTB là 2,65 điểm (xếp thứ 2 - mức Khá).

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên Đạihọc Quốc giaHàNội

Bảng 3.13 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV

TT Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ đánh giá ĐTBThứ bậc

Rấtảnhh ưởng Ảnh hưởng Ítảnh hưởng

1 Ảnh hưởng từ chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng 54 33,8 50 31,3 43 26,9 13 8,1 2,91 1

2 Ảnh hưởng từ nhiệm vụ GD&ĐT của trường đại học trong bối cảnh đổi mới GDĐH hiện nay

3 Ảnh hưởng từ phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL giáo dục ở trường đại học 51 31,9 52 32,5 40 25,0 17 10,62,86 4

4 Ảnh hưởng từ động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi giảng viên

Kết quả khảo sát ở (Bảng 3.14), các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, có ĐTB dao động từ 2,86 điểm đến 2,91 điểm Cụ thể như sau:

Dựa vào kết quả tổng hợp ở (Bảng 3.14), tác giả luận án nhận thấy các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đều có tác động rất lớn đến phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội Sở dĩ như vậy là do Việt Nam trong quá trình đổi mới đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.Trong đó, hội nhập giáo dục là một tất yếu khách quan, nó đòi hỏi các lực lượng giáo dục phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng thực tiễn đang đặtra.Cùng với đó là sự pháttriểnkinhtế,vănhóa- xãhộicủađấtnướcvàđịaphương;chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT; môi trường sư phạm và các điều kiện để phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kết quả khảo sát cho thấy: yếu tố “Ảnh hưởng từ chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng”, có 33,8% CBQL đánh giá là “Rất ảnh hưởng”, 31,3% đánh giá ởmức“Ảnh hưởng”, chỉ có 8,1% đánh giá là “Không ảnh hưởng”, ĐTB là 2,91 (xếp thứ1).Với vị trí thứ nhất, có thể thấy CBQL đều nhìn nhận rõ trong bối cảnh khi trường đại học thực hiện nghiêm các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục về đổi mới giáo dục sẽ là động lực thôi thúc cho CBQL phát huy tinh thần trách nhiệm trong quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến việc phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

Yếu tố tác động từ “Ảnh hưởng từ động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng,rèn luyện của mỗi giảng viên”, có 35,0% CBQL đánh giá là “Rất ảnh hưởng”,28,8% đánh giá ởmức“Ảnh hưởng”, chỉ có 8,8% đánhgiálà “Không ảnh hưởng”,ĐTB là 2,90 (xếp thứ 2) Điều này góp phần chứng minh rằng: phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội, có đạt hiệu quả hay không tùy thuộc vào nhận thức của mỗi giảng viên, vào nhu cầu tất yếu và sự mong mỏi được thay đổi và phát triển của chính chủ thể là CBQL nhà trường Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH, đặt ra cho các cơ quan chức năng củacấptrên, CBQL và cơ quan chức năng cần tập trung phát huy những yếu tố tác động có lợi để có kế hoạch phát triển ĐNGV Đại họcQuốc gia Hà Nội có chất lượng tốt, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và thực hiện Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn2045.Các yếu tố “Ảnh hưởng từ nhiệm vụ GD&ĐT của trường đại học trong bối cảnh đổi mới GDĐH hiện nay” được đánh giá với ĐTB là 2,88 điểm (xếp thứ 3); yếu tố tác động từ “Ảnh hưởng từ phẩm chất và năng lực của đội ngũ

CBQL giáo dục ở trường đại học” có ĐTB là 2,86 điểm (xếp thứ 4).

Như vậy, phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay, luôn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Từ đó, việc nghiên cứu, nắm chắc các yếu tố tác động là hết sức cần thiết và đây là nội dung CBQL Đại học Quốc gia HàNội cần quan tâm để xây dựng giải pháp phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mớiGDĐH hiện nay bảo đảm sát, đúng và đưa công tác phát triển ĐNGV đi vào nền nếp đạt hiệu quả thiết thực.

Đánh giá chungvềthựctrạng

Thứ nhất, Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay với những chủ trương, nội dung, biện pháp đúng đắn Do vậy, những năm qua, ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội có những bước tiến đáng ghi nhận cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng.

Thứ hai,ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ cấu khá hợp lý, có trình độ khá cao đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội có tinh thần thái độ đúng đắn, cầu thị, luôn mong muốn tham gia và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục Đa số giảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thể hiện rõ tính tích cực tham gia vào các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bổ sung kiến thức, tiếp cận với trình độ KH&CN mới hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

Thứ ba, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn quan tâm đến việc phát triển ĐNGV, điều đó được thể hiện ở việc quy hoạch đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và có cơ chế, hínhsáchhợp lýcũng nhưtạomôitrườngđểphát triểnĐNGVvềphẩm chấtvànăng lựcchogiảng viên.Kết quả chothấyhầu hếtcácchỉsốđều đạt“Khá”.

Một là,Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự quan tâm thích đáng và thường xuyên chỉ đạo thông qua các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thực hiện đổi mới GDĐH theo tiến trình đổi mới, phát triển GD&ĐT của đất nước Trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý đã tạo những điều kiện thuận lợi và có giải pháp phù hợp để phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia HàNội.

Hai là,các cấp uỷ, lãnh đạo ở cơ quan chức năng Đại học Quốc gia Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục về tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mới GDĐH, nên tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, tập thể; phát huy được sức mạnh của tập thể và từng cá nhân trong quá trình phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Ba là, hầu hếtđội ngũ CBQL, giảng viên ĐạihọcQuốcgia HàNội nhậnthức đượctầmquantrọng củaphát triển ĐNGVđápứngđổimớiGDĐH.

Những năm qua, phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội thu được những kết quả quan trọng Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục đối với những nội dung cụ thể về số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng trong quá trình phát triển ĐNGV, nhất là trước đòi hỏi ngày càng cao của đổi mới GDĐH cũng như của Cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế.

Một là, số lượng, trình độ, cơ cấu ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn còn tồn tại một số bất cập và được biểu hiện cụ thể ở một số trường đại học thành viên chưa đảm bảo đủ số lượng giảng viên ở bộ môn, khoa theo quy định Trong bối cảnh đổi mới GDĐH, với những ngành mới được hình thành dẫn đến tình trạng hẫng hụt về số lượng giảng viên của ngành mới hình thành, đặc biệt là những giảng viên có chất lượng cao Thiếu những nhân tố đầu đàn, đầu ngành, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các chương trình, nội dung giảng dạy Bên cạnh đó, một số giảng viên chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là tính chuyên nghiệp chưacao.

Hai là,quy hoạch phát triển ĐNGV của các trường thành viên được xác định trong

Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, song lộ trình thực hiện chưa cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng Việc rà soát, đánh giá năng lực ĐNGV hiện có kết hợp với dự báo nhu cầu và khả năng phát triển để xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV và quy hoạch có nội dung cũng chưa thật sự gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sửdụng.

Ba là, công tác tuyển chọn, sử dụng giảng viên có lúc, có nơi chưa đạt hiệu quả cao; đôi khi còn mang tính chủ quan của cấp quản lý nên chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới GDĐH cũng là nguyên nhân dẫn đến các khó khăn và bất cập trong quá trình phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia HàNội.

Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội ở một phạm vi nhất định; chưa thực sự tập trung phát triển phẩm chất, năng lực chuyên biệt của ĐNGV, đặc biệt là năng lực chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH cũng như đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Năm là,công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện đơn giản, hiệu quả chưa cao, nặng về định tính, nhẹ về định lượng Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá, các tiêu chí đánh giá khá đơn giản Vẫn tồn tại tâm lý cả nể, giúp đỡ để không làm ảnh hưởng đến kết quả bình xét thi đua chứ không có ý nghĩa để giảng viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính bản thân mình, chưa làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, sàng lọc và thực thi chính sách phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia HàNội.

Sáu là, cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nộ chưa được hoàn thiện, còn những bất cập nhất định Các quyền lợi vẫn còn ít khiến một bộ phận giảng viên chưa có nhiều động lực tập trung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH mà chỉ làm tròn trách nhiệm được giao và dành thời gian để tăng thu nhập cánhân.

Có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nộ, song có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là,dù CBQL các cấp của Đại học Quốc gia Hà Nội đều nhận thức rõ được vai trò quan trọng của ĐNGV, song thực hiện các khâu phát triển ĐNGV vẫn chưa được quan tâm đúng mức; thiếu tính bền vững và chưa tập trung đồng bộ cho mọi mặt Quá trình triển khai thực hiện còn thiếu các giải pháp và sự chỉ đạo kiên quyết.

Hai là,một bộ phận giảng viên chưa có nhận thức chưa đúng đắn về bản chất hoạt động sư phạm cũng như vị trí, vai trò của giảng viên với nhiệm vụ phát triển nhà trường cũng như đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH Trong thực thi nhiệm vụ được phân công còn có tư tưởng phân tán, chưa xác định rõ nhiệm vụ cốt lõi, vì thế đã làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc chung của đơn vị, nhàtrường.

Nguyên tắc đề xuấtgiải pháp

Hệ thống giải pháp xây dựng đòi hỏi có tính hệ thống, được xác định dựa trên khung lý thuyết chung về phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, tạo động lực về chính sách, môi trường công tác lành mạnh thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển và thanh tra, kiểm tra,…) trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH Theo đó, các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội phải được bắt đầu từ việc quy hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến việc tạo động lực đối với sự phát triển ĐNGV thông qua thực hiện các giải pháp liên quan tới đột phá về cơ chế, chính sách Đồng thời, nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống còn được biểu hiện ở các giải pháp liên kết, hỗ trợ tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiệnnay.

4.1.2 Nguyên tắc bảo đảm phù hợp với tính đặc thù của Đại họcQuốc gia HàNội

Khiđềxuất các giải pháp phải phù hợp với tính đặcthùcủa Đại học Quốcgia HàNội. Tínhđặc thù củaNhà trường phảnánhtính riêng cóvềsựvậnhành, môhìnhtổchức,bộmáy,hìnhtháivàmứcđộ tựchủ, hiệu suấtđầutưcủaNhànướcvànhiệmvụđàotạo, cung ứng nguồn nhân lựccủaNhà trường.Đại học Quốc gia Hà Nội vận hành theo một cơ chế đặc thù với nhiều ưu đãi thuận lợi về địa vị pháp lý, đầu tư công, ưu đãi về quyền sở hữu đất đai và quản lý tài sản công Những thành công của Đại học Quốc gia Hà Nội đượccáccơquanquảnlýnhànước,nhữngthếhệsinhviên,xãhộiđánhgiá, thừa nhận Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GDĐH có những khó khăn, thách thức đặt ra trong thực hiện Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045.

Vềmôhình: Hiện nay, chưa có nhiều công trình, nghiên cứu nào đánh giá vềmôhình tổ chức, bộ máy của Đại học Quốc gia Hà Nội; chưa có sự đối sánh với các đại học khác cùngmôhình tổ chức, bộ máy tại khu vực và trên thế giới Khi không có thang đo và khung tham chiếu thì không thể có những đánh giá mang tính định lượng vềmôhình hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội Dưới lý thuyết hệ thống, Đại học Quốc gia Hà Nội được xem như một hệ thống cấu trúc, một tổ hợp với các trường đại học/ khoa/ viện thành viên Những câu hỏi đặt ra cho chính Đại học Quốc gia Hà Nội và Chính phủ là: Mô hình của Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay thực sự làmôhình tối ưu trong bối cảnh đổi mới GDĐH của Việt Nam hay chưa và có thực sự thích hợp với quản trị tri thức trong bối cảnh chuyển đổi số không? Mô hình của Nhà trường có sự phù hợp tuyệt đối với sứ mệnh lịch sử, định hướng giá trị, vai trò, trách nhiệm “đầu tầu” dẫn dắt hay chưa? Tính đặc thù vềmôhình của Đại học Quốc gia Hà Nội cần có đánh giá khoa học, chính xác và khách quan khi đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng đổi mớiGDĐH.

Về hình thái, mức độ tự chủ: Đại học Quốc gia Hà Nội được hưởng những quyền tự chủ riêng biệt, nhưng quyền đó đã thực sự phát huy và thể hiện tính hiệu quả trong thực tiễn vận hành hay không? Cần tiếp tục nghiên cứu, đo lường và đánh giá chính xác, khoa học và khách quan về vấn đề đó Áp dụng sâu rộng phương thức quản trị nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu về phát triển ĐNGV trong Chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hình thái,mứcđộ tựchủ củaĐại học Quốcgia HàNội tronghệthốngGDĐHcủaViệtNamvàcủacác trườngđạihọc/ khoa/ viện thành viên được hiểuvà xácđịnhnhưthếnào chophù hợp cảvềchính sáchtự chủ củaNhà nướclẫnthực tiễn vận hành Tínhđặc thùvềhìnhthái,mứcđộ tựchủ củaĐạihọc

Quốc gia Hà Nội cũng cần tính đến khi đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV.

Về hiệu suất đầu tư của Nhà nước: Hiệu suất đầu tư của Nhà nước dành cho Đại học Quốc gia Hà Nội, như vốn chủ sở hữu, sở hữu đất đai và sở hữu công, ưu đãi về pháp lý, nguồn nhân lực… đã đạt ởmứcđộ như thế nào kể từ khi thành lập và dự báo định hướng trong tương lai là những vấn đề phức tạp, mànhà trường hướng tới giải quyết và trả lời câu hỏi này trước Chính phủ Luận chứng được vấnđề phức tạp đó sẽ là dữ liệu cơ sở, tiền đề khoa học và thực tiễn cho Đại học Quốc Gia Hà Nội hoạch định chiến lược phát triển trong tươnglai.

Về nhiệmvụđàotạo, cung ứng nguồn nhân lực: Nhiệmvụđàotạo, cung ứng nguồn nhân lựcphụcvụphát triểnKT-XHvàđảm bảoAnninh, Quốc phòng cùngsứmệnhdẫn dắt“đầutầu”vềNCKHvàsángtạo trithứcmớiđặt ra choĐạihọcQuốcgia HàNộimột mụctiêulàphấnđấu trởthànhmộtđại họcđẳng cấpthếgiớivàgiữ vữngxếphạngsố1củaViệtNam.Vìvậy, các giảipháp được lựa chọn phải xuất pháttừtình hình thực tiễncủaĐại học Quốcgia HàNội;cótính đón đầu,vớimụctiêu đưa ĐNGV hiệntại đạt đếntrạng tháimongđợicảvềsốlượng,cơcấuvànângcaochấtlượngđápứngđổimớiGDĐH.

4.1.3 Nguyên tắc kế thừa, hiệu quả và pháttriển

Những giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa, hệ thống lại trong khung lý luận - thực tiễn của đề tài về những ý tưởng sáng tạo, cácmôhình phát triển ĐNGV hiệu quả đã được các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng Nguyên tắc kế thừa, hiệu quả và phát triển còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố, đặc biệt là khoa học về phát triển nguồn nhân lực Khi lựa chọn một giải pháp cụ thể, đòi hỏi xác định giải pháp nào là giải pháp có thể mang tới kết quả cao nhất, với đơn vị chi tiêu tài chính nhỏ nhất, sẽ được lựa chọn Đồng thời, các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách của Nhà nước chi phối cũng đượctínhđếnđốivớiđềxuấtcácgiảipháppháttriểnĐNGVĐạihọcQuốc

Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia HàNội 140 1 Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viênĐại học Quốc giaHàNội

4.1.4 Nguyên tắc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kếthợp hàihòagiữa nội lực với ngoạilực

Quan hệ quốc tế trong GD&ĐT là phương thức để khai thác kinh nghiệm, tận dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, quy trình GD&ĐT; là tranh thủ nguồn viện trợ và cho vay của những tổ chức quốc tế và các nước nhằm phát triển nhanh GD&ĐT nước ta, trong đó có phát triển ĐNGV Đồng thời, cũng là bước đi rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển nhanh số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao chất lượng ĐNGV có học hàm, họcvị.

Việc phát triển ĐNGV nói chung, phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng đòi hỏi tất yếu là phát huy tối đa yếu tố nội lực và tranh thủ yếu tố ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội lực với yêu tố nội lực Yếu tố ngoại lực bao gồm nguồn lực giảng viên, nhà nghiên cứu từ các trường đại học danh tiếng của nước ngoài có mối quan hệ hợp tác với cơ sở giáo dục đại học trong nước; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu… của nước ngoài Các yếu tố ngoại lực có thể tham gia vào hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng của các cơ sở GDĐH trong nước Tuy nhiên, đòi hỏi có sự hài hòa giữa yếu tố nội lực và yếu tố ngoại lực sao cho không xuất hiện mâu thuẫn, ảnh hưởng tiêu cực với nhau; tránh triệt tiêu lẫn nhau mà hỗ trợ nhau cùng phát triển khi đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mớiGDĐH.

4.2 Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia HàNội

4.2.1 Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảngviên Đại học Quốc gia HàNội

Mục tiêu của quy hoạch phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội là nhằm xây dựng ĐNGV theo chuẩn, đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao chất lượng của ĐNGV đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ưu tiên nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trên chuẩn làm nồng cốt, nhất là giảng viên đầu ngành.

Quy hoạchv ề s ố l ư ợ n g Đ N G V n h ằ m đ ả m b ả o d u y t r ì đ ủ , ổ n đ ị n h ĐNGV, đảm bảo số lượng sinh viên/ giảng viên theo qui định. Đảm bảo choĐNGV hoàn thành nhiệm vụ; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho ĐNGVcó thời gian tự học, tự nghiên cứu để nângcaotrình độ chuyên môn, năng lựcnghiệp vụ theo chuẩn Đảm bảo sử dụng hợplýhiệu quả, đồng thời phát huytối đa tiền năng nguồn nhân lực chất lượng cao của ĐNGV trong thực hiệnChiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn

2045. Quy hoạch về cơ cấu của ĐNGV nhằm tạo ra sự đồng bộ và cân đối ở phân hệ cơ cấu của ĐNGV, như vùng miền, độ tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, dân tộc, tôn giáo, trình độ chuyên môn, ngành nghề, thời gian tham gia giảng dạy, NCKH, nhất là cơ cấu về ngành, chuyên ngành giảng dạy của giảng viên, có tính tới ngành, chuyên ngànhmới.

Quy hoạch về chất lượng ĐNGV nhằm đảm bảo ĐNGV có trình độ, năng lực, phẩm chất theo chuẩn và đáp ứng được nhiệm vụ GD&ĐT, NCKH và các nhiệm vụ khác của Đại học Quốc Gia Hà Nội; tạo dựng giảng viên kế cận, kế tiếp giữa các thế hệ, không bị hụt hẩng về chất lượng ĐNGV.

Một là, về căn cứ và yêu cầu quy hoạch.

Dựa vào thực trạng số lượng, cơ cầu và chất lượng của ĐNGV; căn cứ, xuất phát và hướng tới đạt chuẩn của ĐNGV để mỗi trường đại học thành viên xây dựng quy hoạch Quy hoạch phát triển ĐNGV của các trường đại học thành viên phải là một bộ phận trong quy hoạch tổng thể của Đại học Quốc gia Hà Nội về phát triển ĐNGV đáp ứng đổi mớiGDĐH.

Yêu cầu quy hoạch phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội phải có tính đồng bộ, tính giai đoạn, tính liên tục Tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển ĐNGV biểu hiện ở nhiều cấp độ Cấp độ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung và quy hoạch bộ phận, quy hoạch riêng; quy hoạch từ cấp quản lý bộ môn tới các cấp quản lý cao hơn Việc quy hoạch bám sát thực trạng ĐNGV, thực trạng hoạt động thúc đẩy phát triển ĐNGV của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Tính giai đoạn, tính liên tục trong quy hoạch phát triển ĐNGV phản ánh ở việc lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho mỗi giai đoạn, trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; là tránh để xảy ra tình trạng hẫng hụt về ĐNGV, nhất là đối với các khoa, bộ môn có nhiều giảng viên cao tuổi, coi trọng trẻ hóa giảng viên, bảo đảm lực lượng giảng viên kế cận, kế tiếp.

Hai là, về nội dung quy hoạch. ĐNGV là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi cơ sở GDĐH Nội dung trong quy hoạch phát triển ĐNGV, vừa phản ánh tính toàn diện, vừa mang tính trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm duy trì đủ về số lượng, cơ cấu cân đốivàchất lượng cao, đáp ứng nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn cụ thể và cả quá trình đến năm 2025, tầm nhìn

2030 và những năm tiếp theo Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành đại học đạt chuẩn quốc tế theo qui hoạch, chỉ tiêu và kế hoạch chi tiết trong từng giai đoạn, trong đó có xây dựng và thực hiện Đề án phát triển ĐNGV, CBQL và phục vụ theo chuẩn chất lượng xácđịnh.

Quy hoạch về số lượng: Trên cơ sở dự báo về quy mô, lộ trình đào tạo của nhà trường để quy hoạch số lượng giảng viên, đảm bảo tỷ lệ giảng viên/ sinh viên theo những tiêu chí đảm bảo chất lượng để giảng viên hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và có điều kiện thời gian dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Quy hoạch về cơ cấu: Trên cơ sở dự báo về nhu cầu của từng ngành nghề đào tạo,chính sách hưu trí, luân chuyển công tác,… để xây dựng quy hoạch, tạo ra sự đồng bộ và cân đối cơ cấu về ĐNGV, tránh sự hẫng hụt, chồng chéo, khó sắp xếp, bố trí trong thực hiện nhiệm vụ.

Quy hoạch về chất lượng: Căn cứ theo chuẩn quy định và định hướng chiến lược phát triển của nhà trường để quy hoạch nâng cao chất lượng ĐNGV đảm bảo có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu chiến lược của nhàtrường.

Ba là, xác định lộ trình trong quy hoạch.

Xây dựng lộ trình phù hợp chuẩn về số lượng, cơ cấu, đặc biệt là chất lượng của ĐNGV ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Thực tế cho thấy, các trường đại học thành viên có xu thế từng bước nâng chuẩn về năng lực của ĐNGV trên nền tảng 3 hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên Ba hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng Trong Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều trường đại học thành viên với những điều kiện, đặc điểm về đào tạo và nhiệm vụ NCKH khác nhau Do đó, các trường đại học thành viên cũng chủ động quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với từng trường, nhưng đặt trong quy hoạch chung, tổng thể của Đại học Quốc gia Hà Nội là tiệm cận với chuẩn quốc tế, khu vực theo lộ trình xác định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045.

Xây dựng kế hoạch bổ sung số lượng giảng viên cho từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phải được tính toán trên cơ sở xác định hướng phát triển những ngành nghề đào tạo mới, các môn học mới trong quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việc xác định hướng phát triển các ngành nghề đào tạo mới, những môn học mới phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội; phải thực hiện một cách khách quan, áp dụng phương pháp dự báo khoa học trên cơ sở khảo sát thực trạng sự phát triển KT- XH đất nước.

Mối quan hệ của cácg i ả i pháp

Các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH bao gồm: Quy hoạch phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH; Chỉ đạo/Thống nhất hoá trong tuyển chọn và sắp xếp, điều chỉnh sử dụng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên trong phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH; Xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH; Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH. Mỗi giải pháp được đề xuất đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề phát triển ĐNGV Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi giải pháp chỉ đem lại một hiệu quả cục bộ Do vậy, để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các giải pháp phải đặt trong mối quan hệ biệnchứng.

Trong mối quan hệ biện chứng của nó, giải pháp này là tiền đề, cơ sở cho giải pháp khia Giữa các giải pháp có sự bổ sung, tác động lẫn nhau, cùng hướng thúc đẩy phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để các chủ thể quản lý Đại học Quốc gia

Hà Nội vận dụng phù hợp nhằm mang lại chất lượng hiệu quả tốt nhất.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thicủa các giảipháp

Các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Chương 1, Chương 2 và Chương 3.

Tuy nhiên, các giải pháp được đề xuất trong Luận án chỉ mới mang tính giả định.

Vì vậy, để kiếm chứng tính đúng đắn của các giải pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành xin ý kiến đánh giá của CBQL nhà trường, giảng viên, sinh viên và CBQL ở một số cơ quan bộ, ban ngành, đoàn thể về tính cần thiết và tính khả thi các giải pháp để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung giải pháp cho phù hợp.

4.4.1.2 Quy mô, thành phần lực lượng khảonghiệm

Việc thực hiện khảo nghiệm kết quả nghiên cứu được tiến hành với tổng số

305 người, bao gồm các thành phần chủ yếusau:

CBQL (Ban Giám hiệu nhà trường, cán bộ cơ quan, khoa giáo viên của 6 trường đại học thành viên): 90 người.

Giảng viên của 6 trường đại học thành viên: 90 người.

Các lực lượng khác (sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, CBQL, chuyên viên ở các ban của Đại học Quốc gia Hà Nội): 135người.

4.4.1.3 Nội dung đánhgiá Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất trong luận án. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong luận án.

4.4.1.4 Phương pháp và kỹ thuật tiếnhành

Xác định nội dung xin ý kiến bằng phiếu hỏi về tính cần thiết, tính khả thi của những giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia HàNội.

Phát phiếu đánh giá trực tiếp tới các thành phần chuyên gia, sau thời gian 20 đến 30 ngày, tiến hành thu hồi phiếu, tổng hợp, xử lý số liệu.

Tiến hành đàm thoại trực tiếp 10 chuyên gia là những nhà khoa học giáo dục, CBQL giáo dục, CBQL ở các cơ quan bộ, ban ngành Giáodục.

Rất cần thiết = 4 điểm; khá cần thiết = 3 điểm; cần thiết = 2 điểm; không cần thiết =1 điểm.

Rất khả thi = 4 điểm; khá khả thi =3 điểm; khả thi = 2 điểm; không khả thi = 1 điểm Sau đó tính điểm trung bình, xếp thức bậc và nhận xét, đánh giá.

4.4.2.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp(n15)

Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp

Tính cần thiết ĐTB Thứ bậc

Rất cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

Các ý kiến được hỏi đều cho rằng, những giải pháp luận án đưa ra là có tính rất cần thiết, ĐTBC của các giải pháp là 2.68 điểm Từng giải pháp đều đạt (2.46 - 2.94) điểm Các giải pháp có tính cần thiết được xếp theo thứ tự ưu tiên là giải pháp 2, 1, 3, 4, 5.

Sở dĩ có sự đánh giá ấy là do các đối tượng được điều tra nhận thức được tầm quan trọng của việc coi trọng tuyển chọn và sắp xếp, điều chỉnh sử dụng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên trong phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội; quy hoạch phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH; xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH Do vậy, các giải pháp mà luận án đề xuất thực sự cần thiết và được xếp theo thứ tự ưu tiên là giải pháp 2, 1, 3, 4, 5.

Tính cần thiết của các giải pháp được biểu diễn ở (Biểu đồ 4.1):

GP1 GP2 GP3 GP4 GP5

Biểu đồ 4.1 Tính cần thiết của các giải pháp

4.4.2.2 Về tính khả thi của các giải pháp

Bảng 4.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp (n15).

Thứ Rất bậc khả thi Khá khả thi Khả thi Không khảthi

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy các giải pháp mà luận án đưa ra có mức độ khả thi với kết quả tương đối cao ĐTBC về tính khả thi của các giải pháp là 2.73 điểm Các giải pháp có ĐTB giao động từ 2.47 điểm đến 3.06 điểm Sở dĩ như vậy là do các giải pháp luận án đưa ra phù hợp với quyết tâm của CBQL nhà trường, của giảng viên đối với phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Mức độ khả thi trong các giải pháp luận án đưa ra thứ tự ưu tiên là giải pháp

1, 3, 2, 5, 4 Thực hiện các giải pháp là nhằm giải quyết một số vấn đề cần thiết về

“Quy hoạch phát triển ĐNGV”, về “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV”, về “Coi trọng tuyển chọn và sắp xếp, điều chỉnh sử dụng phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên trong phát triển ĐNGV” và về “Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển ĐNGV” Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn còn từ 14,0 % đến 30,5% ý kiến đánh giá của các ĐTKS cho rằng: các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội được luận án đưa ra là không khả thi Do còn ý kiến chưa thấy được tính khả thi của các giải pháp, tác giả luận án đã tìm hiểu lý do vì sao có ý kiến ấy Kết quả tìm hiểu cho thấy, số ý kiến rằng các giải pháp không khả thi là do giải pháp “Xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV”màluận án đề xuất chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn đổi mới GDĐH Điều đó có phần nào là đúng, nhưng nếu có sự nỗ lực cao củacácchủ thể quản lý nhà trường thì các giải pháp quản lý được đề xuất là hoàn toàn khả thi trong thực tiễn Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp được thể hiện ở (Biểu đồ4.2).

GP1 GP2 GP3 GP4 GP5

Biểu đồ 4.2 Tính khả thi của các giải pháp

4.4.2.3 Tương quan giữa đánh giá tính cần thiết và tính khả thi củacác giải pháp đã đềxuất Để xác định mức độ tương quan, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Trong đó: R là hệ số tương quan giữa 2 ý kiến đánh giá tính cần thiết và tính khả thi; d là hiệu số thứ bậc của điểm trung bình giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp khi đưa ra so sánh tương quan; n tổng số các giải pháp đã đề xuất trong luận án R có đặc điểm sau: - 1 ≤ R ≤ 1

R ≥ 0: quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi là quan hệ dương tính (đồng biến), nghĩa là các giải pháp vừa cần thiết, vừa khả thi.

R ≤ 0: quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi là quan hệ âm tính (nghịch biến), nghĩa là các giải pháp có tính cần thiết, nhưng không khả thi hoặc ngược lại.

Rcànggần giátrị1,quanhệgiữa tínhcầnthiếtvàtínhkhảthicàngchặt chẽ.

R càng xa giá trị 1 (gần về 0) thì quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi càng lỏng lẻo.

Bảng 4.3 Kết quả tương quan của các biện pháp

TT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

Từ số liệu về ĐTB và thứ bậc của tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ở bảng 5.3, áp dụng công thức tính hệ số Spearman ở trên cho thấy R > 0 Như vậy,các ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp có tương quan thuận với nhau Nghĩa là, các giải pháp được thừa nhận vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi.Hơn nữa, R = 0,75 gần hơn giá trị 1 Vì vậy, tương quan của quan hệ đồng biến này khá cao và chặtchẽ.

Có thểkhẳng định kếtquảkhảo sátvềmứcđộtương quancủacác giải phápđã lýgiải cho kếtquảđiềutra với đạiđa số ýkiếnCBQL,giảng viên của các trườngđại họcthànhviên, sinh viênvàCBQLởBộ,ban, ngành, đoànthể khiđượchỏi đều chorằng ĐạihọcQuốcgia HàNộicó đủcác điều kiện cần thiếtđểthực hiện có hiệu quả các giảiphápmà luậnánđã đềxuất.Tuynhiên, việc phát triểnĐNGVĐạihọcQuốc giaHàNộiđápứngđổimớiGDĐH cầnđặttrong Chiến lược phát triển của Nhàtrườngvàcómụctiêucụthể, xác định đúnglộtrìnhcụthể,cóphương thứctổchứckhoahọc; nghiên cứu, quántriệt sâu sắccácvăn bảnquyphạm pháp luậtcủa

BộGD&ĐT; căncứ sốlượng, chất lươngvàcơcấucủaĐNGVvàđàotạo,bồidưỡng,bốtrí,sửdụngĐNGVđến năm2030,tầm nhìn đến năm2045.

Kết quả về sự tương quan giữa tính cần thiết va tính khả thi được thể hiện qua (Biểu đồ 4.3).

0 GP1 GP2 GP3 GP4 GP5

Biểu đồ 4.3 Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi

4.5 Thử nghiệm giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục đạihọc

Tiến hành thử nghiệm một trong những nội dung của giải pháp “Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH”,nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, đồng thời tìm kiếm kinh nghiệm từ thực tế, qua đó hoàn thiện các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH.

Nếu áp dụng các giải pháp phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH phù hợp với đặc điểm, điều kiện hiện thực của Nhà trường thì việc phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mới GDĐH có kết quả tối ưu, đạt mục tiêu chiến lược xác định Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và đặc điểm của từng trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nên luận án chỉ tiến hành thử nghiệm một trong những nội dung của giải pháp“Tổchức đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng đổi mớiGDĐH”.

4.5.3 Nội dung, đối tượng, lực lượng và thời gian thửnghiệm

Ngày đăng: 21/03/2024, 18:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w