1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng Đặc trưng ngôn ngữ loại hình nghệ thuật Điện Ảnh Để giải thích một cảnh trong phim “life of pi” (kịch bản david magee, Đạo diễn lý an, lý an gil netter david womark sản xuất

15 13 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Đặc Trưng Ngôn Ngữ Loại Hình Nghệ Thuật Điện Ảnh Để Giải Thích Một Cảnh Trong Phim “Life Of Pi”
Tác giả Phan Bao Ngan
Người hướng dẫn Ths. Le Thi Vuong Nguyet, Ths. Ho Thi Nhu Vui
Trường học Truong Dai Hoc Van Hoa Thanh Pho Ho Chi Minh
Chuyên ngành Quan Ly Van Hoa, Nghe Thuat
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬTBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC Đề thi: Vận dụng đặc trưng ngôn ngữ loại hình nghệ thuật điện ảnh để giải thích một cảnh trong phi

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC

Đề thi: Vận dụng đặc trưng ngôn ngữ loại hình nghệ thuật điện ảnh để

giải thích một cảnh trong phim “Life of Pi” (kịch bản David Magee ,

đạo diễn Lý An, Lý An Gil Netter David Womark sản xuất)./.

HỌ VÀ TÊN: PHAN BẢO NGÂN

MÃ SỐ SINH VIÊN: D24QL033 LỚP: 24DQL

KHOÁ HỌC: 2024 - 2028 GVGD: THS LÊ THỊ VƯƠNG NGUYỆT THS HỒ THỊ NHƯ VUI

TP HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Ý nghĩa, vai trò của nghệ thuật điện ảnh trong đời sống xã hội 1

2 Những đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh đã làm nên sự khác biệt của nó so với các loại hình khác 2

B THÂN BÀI 4

1 Lý thuyết 4

1.1 Định nghĩa của điện ảnh 4

1.2 Những đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh 4

1.2.2 Quay phim (Cinematography) 5

1.2.3 Dựng phim (Editing) 5

1.2.4 Âm thanh (Sound) 5

2 Vận dụng 6

2.1 Giới thiệu: Tựa đề, tác giả, đạo diễn, nhà sản xuất, các nhân vật – diễn viên 6

2.2 Tóm tắt cốt truyện 7

2.3 Chọn 1 cảnh tâm đắc nhất trong phim đã chọn 8

2.4 Vận dụng đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh để giải thích 1 cảnh phim đã chọn 8

2.4.1 Quay phim (Cinematography) 9

2.4.2 Dựng phim (Editing) 10

2.4.3 Âm thanh (Sound) 11

C KẾT LUẬN 11

Ý nghĩa bộ phim 11

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa, vai trò của nghệ thuật điện ảnh trong đời sống xã hội.

Nghệ thuật điện ảnh có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Điện ảnh là

sự tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật, tổng hòa các yếu tố hình ảnh, âm thanh, âm nhạc, tiếng động, diễn xuất của diễn viên, phục trang … cùng nhiều yếu tố khác để tạo nên một bộ phim theo ý đồ sáng tạo nghệ thuật Dù vẫn là nghệ thuật của sự sắp đặt nhưng điện ảnh đã tạo lập được một không gian riêng, mô phỏng, phản ánh cuộc sống, các vấn đề của cuộc sống một cách gần gũi, chân thật Nó trở thành một công cụ đắc lực để truyền đi những thông điệp, những bài học giáo dục Trong lĩnh vực điện ảnh, gần đây các nhà làm phim và đặc biệt là các nhà làm phim trẻ đã nắm bắt được thị hiếu khán giả Họ hướng điện ảnh đến những khán giả trẻ với việc lồng ghép các yếu tố truyền thống nhưng cũng mang tính thẩm mỹ, tính giải trí cao, đan xen là tính hiện đại và sự hài hước giúp mỗi bộ phim kể một câu chuyện riêng, mang nhiều yếu tố văn hóa truyền thống thú vị. (Theo Chi đoàn Cục Điện ảnh, (2024, Jan

02), Điện ảnh và vai trò của điện ảnh đối với việc giáo dục thế hệ trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.)

Bà Phan Cẩm Tú, Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) cho biết: Điện ảnh có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch của các quốc gia Các bộ phim giúp mang hình ảnh phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp đến với khán giả Phim là cầu nối cho các hoạt động trao đổi văn hóa Phim ảnh giúp khán giả nhìn vào văn hóa, truyền thống và lối sống của một quốc gia Bằng cách kể các câu chuyện về phong tục, truyền thống,

lễ hội và sự kiện lịch sử địa phương, các bộ phim tạo ra sự tò mò và quan tâm cho người xem Điều này khuyến khích du khách khám phá các địa điểm thực tế, tương tác với cộng đồng địa phương và đắm mình trong văn hóa được miêu tả trên màn ảnh

Trang 4

Nghệ thuật điện ảnh là phương tiện giải trí cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại Nghệ thuật điện ảnh mang đến trạng thái thư giãn, thoải mái, phục vụ nhu cầu giải trí, giải toả căng thẳng cho mọi người sau khoảng thời gian làm việc, học tập mệt mỏi Điện ảnh đóng vai trò là phương tiện quan trọng cho sự trao đổi liên văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa giữa các nước Sức mạnh của điện ảnh cũng được thể hiện qua sự thúc đẩy bình đẳng và giải quyết các vấn

đề xã hội Một số vấn đề quan trọng không thể không nhắc đến bao gồm bảo vệ sinh thái, bình đẳng giới và những vấn đề liên quan đến tiến bộ, công bằng xã hội Ngành công nghiệp điện ảnh còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế thế giới, tạo ra các cơ hội việc làm, thúc đẩy

du lịch và kích thích sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo

2 Những đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh đã làm nên sự khác biệt của nó so với các loại hình khác.

Điện ảnh có vị trí khác biệt so với các loại hình khác vì nó thu hút được lượng lớn khán giả do vừa là công cụ truyền thông đại chúng vừa có một vị trí nhất định trong số các loại hình nghệ thuật thị giác Các tác phẩm điêu khắc và tranh ảnh đều kể về một ký ức hoặc một tình huống duy nhất Tất nhiên, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có một câu chuyện để kể nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta coi tác phẩm nghệ thuật đó là một hiện tượng Đây là lý do chính đáng để chúng ta phân biệt điện ảnh với các loại hình nghệ thuật thị giác khác Điện ảnh không

cố gắng kể nhiều trong một khung hình duy nhất, nó có thể truyền tải câu chuyện trong một khoảng thời gian mặc dù có thể bị giới hạn Do đó, chúng ta có thể tìm hiểu nguồn gốc của câu chuyện, nguyên nhân của nó, quá trình diễn ra và những sự thật lịch sử ẩn chứa bên dưới nó Theo một khía cạnh nào đó, các loại hình nghệ thuật thị giác ngoại trừ điện ảnh đều mô tả khoảnh khắc hiện tại ngay cả khi chúng thường được nuôi dưỡng từ lịch sử và thực tế xã hội Tuy nhiên, điện ảnh có cơ hội lớn hơn để khai thác những phát hiện của nhiều người khác nhau

Trang 5

bằng cách hưởng lợi từ lịch sử và thực tế xã hội trong một phạm vi rộng hơn Điều quan trọng nhất là điện ảnh có thể thực hiện việc xây dựng thực tế mang tính xã hội

Khác với các ngành nghệ thuật khác, Điện ảnh là sản phẩm của Nghệ thuật + Kỹ thuật ( khi chưa phát minh ra điện, chưa có những phát minh về hóa học, về quang học (cuối thế kỷ 19) thì không có Điện ảnh Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp, sinh sau đẻ muộn nên Điện ảnh bao gồm cả các yếu tố của Văn chương, Hội họa, Âm nhạc, Kiến trúc, Sân khấu Nói đến điện ảnh là nói tới một thế giới khác được nhìn qua ống kính, có nghĩa là mọi thứ trong điện ảnh đều phải chịu sự chi phối của ống kính máy quay và phương pháp dựng phim

Theo Edgar-Hunt, R., Marland, J., Rawle, S (2010): Ngôn ngữ điện ảnh thực sự được tạo thành từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, tất cả được gộp vào một phương tiện Phim có thể kết hợp tất cả các nghệ thuật khác vào chính nó - nhiếp ảnh, hội họa, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, khiêu vũ và tất nhiên, gồm cả lời nói Mọi thứ đều có thể xuất hiện trong một bộ phim - lớn hay nhỏ, tự nhiên hay kỳ ảo, đẹp đẽ hay kỳ quái [7, tr 9] “Ngôn ngữ điện ảnh đề cập đến các yếu tố kỹ thuật làm phim được sử dụng trong việc kể một câu chuyện” [8, slide 14] “Bốn kỹ thuật phim cơ bản góp phần cho hình thức bộ phim đó là: dàn cảnh (mise-en-scene), quay phim (cinematography), dựng phim (editing) và âm thanh (sound)” [5, tr.8] Và

bộ phim “Life of Pi” (kịch bản David Magee, đạo diễn Lý An, Lý An Gil Netter David

Womark sản xuất) là minh chứng rõ nét nhất cho việc sử dụng những đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh đã làm nên sự khác biệt của nó so với các loại hình khác

Trang 6

B THÂN BÀI

1 Lý thuyết

1.1 Định nghĩa của điện ảnh.

Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh kết hợp âm thanh, đôi khi là một số hình thức kích thích giác quan khác; được lưu trữ trên một số

dạng thiết bị ghi hình để phổ biến tới công chúng qua các phương tiện kỹ thuật khác

nhau: chiếu rạp, truyền hình, web / stream, video, băng, đĩa, máy chiếu

Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe" "Cinématographe" cũng là tên

chiếc máy ghi hình đầu tiên do Léon Bouly tạo ra

Xét trên phương diện nghệ thuật, Điện ảnh cũng là một trong những loại hình nằm trong 7 loại hình nghệ thuật cơ bản và được gọi là nghệ thuật thứ bảy. 6 nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi ca và nhảy múa (Theo https://vi.wikipedia.org)

1.2 Những đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh.

Điện ảnh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật Trong đó, các yếu tố như dàn cảnh (mise-en-scène), quay phim (cinematography), dựng phim (editing), và âm thanh (sound) đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành nên ngôn ngữ đặc trưng của điện ảnh

Trong từ gốc tiếng Pháp, Mise- en- scene, dàn cảnh, được phát âm là ‘mizăng-sen, nó có nghĩa là “đặt vào một cảnh” và mới đầu được áp dụng trong thực hành đạo diễn kịch Các đạo diễn dùng mise-en-scene để kể câu chuyện và gợi lên cảm xúc của bộ phim Tất cả thể hiện rõ chỉ trong một khung hình, từ bố cục tới ánh sáng và màu sắc, gây ấn tượng với người

Trang 7

xem. Mise-en-scene thường xuyên xuất hiện trong những khung hình bận rộn, tỉ mẩn tới từng chi tiết của Wes Anderson Đặc biệt trong cách đạo diễn này tận dụng màu sắc, bố cục và những

cú “whip pan"

1.2.2 Quay phim (Cinematography).

Cinematography là nghệ thuật và kỹ thuật ghi lại hình ảnh chuyển động bằng thông qua máy quay, tạo ra ngôn ngữ thị giác đặc trưng mang tính riêng biệt của điện ảnh

Chất lượng nghệ thuật quay phim bao gồm 3 yếu tố:

- Khía cạnh nhiếp ảnh của cảnh quay (Hình ảnh chụp: Các tông màu, tốc độ quay )

- Khuôn hình của cảnh quay (Tạo khuôn hình: Bố cục và hình khối của khuôn hình )

- Thời gian quay (Độ dài của hình ảnh: Cảnh quay dài và khuôn hình dịch chuyển…)

1.2.3 Dựng phim (Editing).

Dựng phim là quá trình sắp xếp, liên kết và tổng hợp các cảnh phim nhằm tạo ra một

bố cục chặt chẽ và kết cấu cho bộ phim Đây là yếu tố quan trọng để điện ảnh phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác

1.2.4 Âm thanh (Sound).

Uy lực của âm thanh

Âm thanh được coi là một kỹ thuật đầy uy lực trong điện ảnh dù được quan tâm hay không [5, tr.420] Trước hết là nó có một kiểu giác quan riêng Sự chú ý thị giác của chúng ta song hành với sự chú ý thính giác việc huy động thính giác mở ra khả năng “đồng bộ hóa giác quan”; Âm thanh cũng tích cực quyết định việc chúng ta tiếp nhận và diễn giải hình ảnh như thế nào

âm thanh đem lại một giá trị mới cho sự yên lặng Một tiết đoạn câm trong một bộ phim có thể tạo độ căng gần như không thể chịu đựng được, buộc người xem tập trung vào

Trang 8

màn ảnh và chờ đợi nhập vào bất kỳ âm thanh nào sẽ nổi lên Cũng như phim màu bao gồm tất cả các cấp độ của màu sắc, kể cả đen và trắng, âm thanh trong phim cũng bao gồm tất cả mọi âm thanh, kể cả sự câm lặng

Điện ảnh không chỉ dựa vào những yếu tố đơn lẻ mà thành công ở chỗ đây là sự kết hợp giữa các ngôn ngữ điện ảnh một cách hài hoà Dàn cảnh, quay phim, ánh sáng, và âm thanh được kết nối với nhau tạo ra một ngôn ngữ điện ảnh phong phú, đặc sắc, đưa khán giả vào xúc cảm và ý nghĩa mà không loại hình điện ảnh nào có thể thực hiện được

2 Vận dụng

2.1 Giới thiệu: Tựa đề, tác giả, đạo diễn, nhà sản xuất, các nhân vật – diễn viên.

Tựa đề phim: Cuộc đời của Pi (tựa gốc tiếng Anh: Life of Pi)

Tác giả: David Magee

Đạo diễn: Lý An

Nhà sản xuất: Lý An, Gil Netter, David Womark

Các nhân vật - diễn viên:

Suraj Sharma vai "Pi" Patel, 16 tuổi Suraj Sharma

Irfan Khan vai Pi, trưởng thành

Ayush Tandon vai Pi, 11/12 tuổi

Gautam Belur vai Pi, 5 tuổi

Tabu vai Gita Patel, mẹ của Pi

Adil Hussain vai Santosh Patel, cha của Pi

Gérard Depardieu vai gã đầu bếp

Bo-Chieh Wang vai anh thủy thủ

Rafe Spall vai nhà văn

Shravanthi Sainath vai Anandi, bạn gái Pi

Andrea Di Stefano vai tu sĩ

Trang 9

Vibish Sivakumar vai Ravi Patel anh trai Pi

2.2 Tóm tắt cốt truyện.

Phim kể về cuộc phiêu lưu của Piscine Militor Patel, cậu bé có cái tên kỳ quặc và hài hước nhưng đã tự gọi mình là Pi Lớn lên tại Pondicherry (Ấn Độ) những năm 1970, Pi có một cuộc sống tuổi thơ phong phú và nhiều khám phá Bố cậu là giám đốc một vườn thú nên

từ nhỏ Pi đã được tìm hiểu về các con thú và quy luật nghiệt ngã của cuộc sống hoang dã, sinh tồn Sống giữa miền đất có nhiều tôn giáo lẫn lộn như Hindu giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Pi thích thú tìm hiểu và trở thành tín đồ của tất cả, bởi cậu bé tìm thấy điểm chung là niềm tin vào Thượng đế

Bước ngoặt trong cuộc đời Pi là vào năm 17 tuổi Đất nước thay đổi và vườn thú bị giản tán Bố mẹ Pi quyết định di cư sang Canada để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn Pi rời bỏ miền đất Ấn Độ thân thương và cũng bỏ lại sau lưng mối tình đầu đẹp đẽ Lên một con tàu vận tải của Nhật, gia đình Pi mang theo một số động vật hoang dã để bán cho vườn thú Canada Khi tàu đi qua vùng biển nguy hiểm vào ban đêm, một biến cố khủng khiếp xảy ra Bão tố nổi lên và con tàu bị sóng đánh chìm Tuy nhiên, Pi đã sống sót một cách kỳ diệu khi kịp bám vào một chiếc xuồng cứu sinh

Hôm sau khi tỉnh dậy, cậu bàng hoàng nhận ra mình đã mất hết người thân và đang đơn độc giữa đại dương mênh mông Nhưng điều kinh khủng hơn, Pi phát hiện trên chiếc xuồng còn có một con hổ dữ, một con linh cẩu độc ác đang đói mồi, một con ngựa vằn gẫy chân và một con đười ươi say sóng Cuộc hành trình lênh đênh trên đại dương của Pi bắt đầu với những người bạn đồng hành bất đắc dĩ Pi phải vận dụng hết kiến thức về động vật hoang

dã và bản năng sinh tồn để chống lại bầy thú hoang, để sống sót và đối mặt với nỗi cô đơn, sự

sợ hãi giữa mênh mông biển cả luôn rình rập hiểm nguy

(Song Anh, 8/8/2019, Vẻ đẹp không tưởng của thế giới duy mỹ trong “Life of Pi”,

https://www.htv.com.vn/ve-dep-khong-tuong-cua-the-gioi-duy-my-trong-life-of-pi)

Trang 10

2.3 Chọn 1 cảnh tâm đắc nhất trong phim đã chọn.

Bộ phim Life of Pi trong trang sách dưới sự chỉ đạo của vị đạo diễn tài ba người Đài Loan là Lý An đã trở thành một bộ phim trên màn ảnh rộng cực kì ấn tượng và đầy thuyết phục Cảnh em cho rằng tâm đắc nhất trong phim thuộc giai đoạn thứ hai trong cuộc đời của

Pi Giai đoạn này được bắt nguồn bởi những chính sách thay đổi của Ấn Độ, khiến gia đình

Pi buộc phải bán sở thú và mang những con thú trên tàu chuyển đến Canada sinh sống Khi đi qua Rãnh Marianana sâu nhất thế giới, con tàu bất ngờ gặp một trận bão khủng khiếp Các thủy thủ đoàn, gia đình của Pi, bao gồm bố mẹ anh trai và cả đàn thú đều vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu Cảnh phim đã khắc hoạ thành công khi miêu tả được cơn giận dữ và sự hùng vĩ, bí ẩn của biển cả, ngoài ra còn khiến người xem cảm thấy sợ hãi, ghê rợn và thích thú trước những điều bí ẩn của các hiện tượng thiên nhiên

2.4 Vận dụng đặc trưng ngôn ngữ của điện ảnh để giải thích 1 cảnh phim đã chọn.

Đạo diễn Lý An từng chia sẻ: “Phạm vi nội dung phim thuộc về tinh thần Bởi vì vậy tôi nghĩ mình cần có thêm một chiều không gian khác, công nghệ 3D – một hình thức nghệ thuật mới.” Công nghệ 3D mang đến sự tương phản và phong cách hình ảnh đặc trưng trong

phim Tim Squyres đã chia sẻ với trang The Verge quá trình biên tập hình ảnh cho bộ phim.

- Việc tạo hình ảnh 3D gặp những khó khăn gì?

Xây dựng hiệu ứng 3D thực sự rất khó khăn Khó hơn bình thường rất nhiều Pi đứng trên chiếc thuyền liên tục di chuyển giữa đại dương còn mái tóc cậu ta thật hoang dã Bạn không cần quan tâm nhiều tới điều đó khi tạo hình ảnh 2D, nhưng trong 3D, hình ảnh phải khớp với hai con mắt một cách hoàn hảo Nếu không, người xem sẽ nhận ra ngay hoặc cảm nhận những điểm nhòe Mọi thứ có thể đơn giản với 2D lại là ác mộng trên 3D Mục tiêu của

Ngày đăng: 30/12/2024, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w