Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế,...” Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: 3
ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI 3
I CƠ CẤU XÃ HỘI 3
1 Quan niệm về cơ cấu xã hội (social stucture) 3
2 Quan niệm của một số nhà xã hội học về cơ cấu xã hội 3
II ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI 4
CHƯƠNG 2: 6
VẬN DỤNG ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI VÀO NGHIÊN CỨU CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP Ở NƯỚC TA 6
I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP 6
1 Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu xã hội giai cấp 6
2 Mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp 6
3 Sự giống và khác nhau về cơ cấu xã hội giai cấp ở những thời kỳ khác nhau 7
4 Mức độ phức tạp hay đơn giản của cơ cấu xã hội giai cấp là do nhiều yếu tố 8
5 Cơ cấu xã hội giai cấp luôn vận động và có sự thay đổi theo sự phát triển của xã hội 9
II NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP Ở NƯỚC TA 10
1 Những ưu điểm 10
2 Những hạn chế 11
3 Nguyên nhân của những hạn chế 12
III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP TRONG THỜI GIAN TỚI 13
1 Những phương hướng để khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển của giai cấp nông dân trong thời gian mới 13
2 Giải pháp tiếp tục phát triển cơ cấu xã hội giai cấp trong thời gian mới .15
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Việc nghiên cứu cơ cấu xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc lãnh đạo và quản lý xã hội Nó trang bị những tri thức cơ bản để hiểu được sự hình thành các đặc trưng và các mối quan hệ của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau Trên
cơ sở đó giúp Đảng và Nhà nước đề ra được các quyết định chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với thực tiễn, nhát huy được tiềm năng của con người nhằm hướng vào các mục tiêu đã được hoạch định, thông qua đó mà hoàn thiện công tác quản lý và hoàn thiện cơ cấu xã hội
Ở Việt Nam, cơ cấu xã hội có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho chúng ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội, từ đó mà vạch ra được chiến lược xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt
là nghiên cứu sự phân tầng xã hội cho phép đi sâu vào phân tích thực trạng xã hội, nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ đó có cơ sở khoa học để vạch ra những chính sách xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, và từ đó có thể quản lý, điều hành xã hội một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là bước quá độ chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong cơ cấu xã hội đã có những sự biến đổi căn bản ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Để chủ động đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu cao hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai một loạt công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các lĩnh vực đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, trong
đó có nghiên cứu những đặc trưng và xu hướng chuyển đổi của cơ cấu giai cấp trong điều kiện hiện nay
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên, từ nhận thức của mỗi cá nhân, nhóm chúng tôi chọn đề tài này viết tiểu luận nhằm nâng cao tư duy cho mỗi thành viên về đặc trưng của cơ cấu xã hội Từ đó, chúng tôi sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và
có thể vận dụng đặc trưng của cơ cấu xã hội và thực tiễn
Đề tài của nhóm 6 là phân tích kĩ, chỉ ra đặc trưng của cơ cấu xã hội cơ cấu xã hội
là một nhân tố luôn luôn biến đổi Đó là do, trong quá trình vận động và phát triển của các xã hội, những biến đổi ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự biến đổi của cơ cấu xã hội và đến lượt nó, sự biến đổi cơ cấu xã hội lại tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Từ đó khích lệ mỗi cá nhân mở rộng vốn hiểu biết của mình, biết tìm tòi cái mới
và góp phần xây dựng cho công cuộc đổi mới cho xã hội Việt Nam
Đề tài tập trung vào đặc trưng của cơ cấu xã hội đối với giai cấp nhân dân ở Việt Nam
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
I CƠ CẤU XÃ HỘI
1 Quan niệm về cơ cấu xã hội (social stucture)
Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội…) là những thành tố cơ bản
Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và mối liên hệ giữa chúng Một số nhà lý thuyết xã hội còn đưa ra định nghĩa: “
Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một
hệ thống xã hội Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dù tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi
từ xã hội này sang xã hội khác Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội
là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế, ”
Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hóa,
hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng như hệ thống các vị trí, vai trò xã hội…Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tố chức xã hội và xã hội
Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, với các quan hệ xã hội Cơ cấu xã hội
là nội dung có tính chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội
2 Quan niệm của một số nhà xã hội học về cơ cấu xã hội
Quan niệm của J.H Fischer (nhà XHH người Mỹ):
J.H Fischer coi cơ cấu xã hội của xã hội là sự sắp đặt các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội Do đó, theo ông khi nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét các trạng thái tĩnh và trạng thái động, nghĩa là xem xét, sự sắp đặt các địa vị xã hội của các đoàn thể xã hội và sự tương tác giữa các địa vị xã hội tạo nên sự biến đổi bên trong của hệ thống xã hội
Quan niệm của V.A Dobrianov (nhà XHH người Bungaria):
Theo Dobrianov, cơ cấu xã hội theo góc độ phân tích của xã hội học chính là cơ cấu xã hội nhiều chiều, nhiều khía cạnh, và sự trừu tượng hóa phạm trù cơ cấu xã hội
là tiêu chuẩn “ba ngôi một thể” gồm hoạt động xã hội, quan hệ xã hội và thiết chế xã hội
Quan niệm của I Robertsons (nhà XHH người Mỹ):
Theo Robertsons, cơ cấu xã hội là mô hình của mối quan hệ giữa các thành phần
cơ bản trong một hệ thống xã hội Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người Mặc dầu tính chất của các thành phần và các quan hệ giữa
Trang 4chúng biến đổi từ xã hội này đến xã hội khác Những thành phần quan trọng nhất của
xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và các thiết chế
Quan niệm về Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh:
Trên cơ sở tổng kết khái quát, phê phán và tiếp thu các quan niệm đã có về cơ cấu
xã hội, các nhà khoa học xã hội Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về cơ cấu xã hội như sau: Cơ cấu xã hội là một “mô hình cấu trúc”, một chính thể thống nhất, “động”, tương đối ổn định giữa các quan hệ xã hội và các nhóm xã hội cơ bản (giai cấp, nghề nghiệp, nhân khẩu, dân tộc, tôn giáo), đan kết vào nhau, và được sắp xếp theo cấu trúc “ngang” và cấu trúc “dọc” tạo ra “bộ khung” cho sự vận động và phát triển của
xã hội Những thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò, mạng lưới
và các thiết chế
Theo Mayntz, “cơ cấu xã hội là mối liên quan do mạng lưới các quan hệ giữa các yếu tố xã hội truyền lại và tác dụng của khối toàn bộ xã hội”
Schfers cho rằng: “ Khái niệm cơ cấu xã hội hướng vào mối liên quan và các sự kiện xã hội, các mối quan hệ và phụ thuộc xã hội giữa chúng “
T.Houll (Mỹ), cơ cấu xã hội biểu thị “ a, các mối quan hệ tương đối ổn định, tồn tại giữa các phương diện của đời sống xã hội; và b, sự tổ chức tình thế đặc thù của cá nhân hay của nhóm mà mỗi một trong số đó đều có 1 địa vị đặc biệt”
Ở nước Đức, định nghĩa hay được dùng nhất do Furstenberg đưa ra năm 1956
“Mối liên quan về tác dụng mà ta nhận biết và thay đổi 1 cách dần dần của các lực lượng trong xã hội là cơ cấu xã hội của xã hội đó”
G.V.Osipov cho rằng “ Cơ cấu xã hội là “ mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội, trong đó các cộng đồng xã hội như dân tộc, giai cấp, nhóm nghề nghiệp là những thành tố cơ bản Về phần mình, mỗi thành tố lại có cơ cấu riêng, phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng
Trong quan điểm về một số nhà xã hội học Việt Nam: Cơ cấu xã hội là kết cấu và
tổ chức bên trong của hệ thống xã hội nhất định nào đó, được biểu hiện như một sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó
II ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI
1 Cơ cấu xã hội được hình thành từ nhiều bộ phận, đơn vị xã hội Đơn vị xã hội đầu
tiên – đơn vị xã hội cơ bản đó là con người; gia đình tế bào của xã hội; đến cấu trúc nhóm Nghiên cứu cơ cấu sẽ chỉ ra được những bộ phận cấu thành của hệ thống xã hội cũng như vai trò và vị trí của từng bộ phận trong hệ thống xã hội đó Mỗi xã hội
dù đơn giản đến phức tạp cũng đều được cấu thành từ những bộ phận, những nhân tố nhất định để tạo nên 1 bộ khung cho xã hội đó Trong đó có những bộ phận, những nhân tố có vị trí quan trọng đối với cơ cấu xã hội; nhưng cũng có những bộ phận có
vị trí ít quan trọng hơn
2 Cơ cấu xã hội là mối liên kết giữa các bộ phận cấu thành Nghiên cứu cơ cấu xã
hội còn đề cập đến mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống xã hội Xem xét cơ cấu xã hội không phải chỉ đơn giản là liệt kê những bộ phận cấu thành
Trang 5của nó mà cần chỉ ra kết cấu của bộ khung do những bộ phận đó tạo thành như thế nào
3 Cơ cấu xã hội của một xã hội không giống nhau giữa các thời kì lịch sử với những
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau Và cơ cấu xã hội của một xã hội này cũng không giống với cơ cấu xã hội của một xã hội khác trong cùng thời kì lịch sử Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng xã hội trong từng giai đoạn, phụ thuộc vào yếu tố địa lý, tôn giáo, văn hóa, Với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế
xã hội thấp, cơ cấu xã hội đơn giản hơn nhiều so với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao
4 Mức độ phức tạp hay đơn giản trong cơ cấu xã hội do tính chất của các nhân tố cấu
thành cũng như mối liên hệ, cấu trúc của các nhân tố đó quy định Trong xã hội phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội, tính chất của mỗi nhân tố cấu thành và cấu trúc của những nhân tố đó cũng phức tạp hơn rất nhiều
5 Cơ cấu xã hội luôn luôn vận động và có sự thay đổi theo sự phát triển của nhân
loại Nguyên nhân là các nhân tố cấu thành nên cơ cấu xã hội không ngừng vận động
và biến đổi về quy mô, tính chất, vị trí, vai trò, thậm chí có những nhân tố cũ sẽ bị mất đi, có những nhân tố mới hình thành theo thời gian
Cơ cấu xã hội không những được xem là tổng thể, một tập hợp các bộ phận cấu thành xã hội mà còn là kết cấu và dạng thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội Như thế, xã hội loài người, rõ ràng cũng giống như mọi khách thể vật chất khác,
là một hệ thống cơ cấu hay một cấu trúc nhất định, bao gồm những thành tố, các mối quan hệ tác động qua lại với nhau Mỗi thành tố có vị trí, vai trò và chức năng nhất định Cơ cấu xã hội luôn được xem xét trên sự gắn bó với khái niệm hệ thống xã hội, tuy nhiên khái niệm cơ cấu xã hội hẹp hơn nó chỉ phản ánh bộ khung, dạng thức kết cấu bên trong của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội
Cơ cấu xã hội được xem là sự thống nhất bên trong của các nhân tố, các mối quan hệ, các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội Quan niệm này khắc phục được
sự phiến diện khi quy cơ cấu xã hội vào các quan hệ xã hội; cũng khắc phục được sự tách rời của cơ cấu xã hội và các quan hệ xã hội Đúng ra, cơ cấu xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt: các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội Sự vận động và biến đổi cơ cấu xã hội xuất phát từ sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt, các mối liên hệ, các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội
Khi nhìn nhận cơ cấu xã hội “ bộ khung “ tạo dựng cơ chế xã hội cho ta biết được một xã hội cụ thể nào đó được cấu thành từ những nhóm xã hội nào Nhóm lớn như: một quốc gia, dân tộc, giai cấp, chính đảng, tầng lớp; nhóm nhỏ như: một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, lớp học cũng qua đó ta thấy được vị thế, vai trò và mạng lưới của từng cá nhân, từng nhóm xã hội, các thiết chế xã hội và các quan hệ xã hội
Trang 6CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI VÀO NGHIÊN CỨU CƠ
CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP Ở NƯỚC TA
I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP
1 Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu xã hội giai cấp
Ở Việt Nam, cơ cấu xã hội có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho chúng ta một bức tranh tổng quát, một bộ khung, bộ dàn về xã hội, từ đó mà vạch ra được chiến lược xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt
là nghiên cứu sự phân tầng xã hội cho phép đi sâu vào phân tích thực trạng xã hội, nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ đó có cơ sở khoa học để vạch ra những chính sách xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, và từ đó có thể quản lý, điều hành xã hội một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là bước quá độ chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong cơ cấu xã hội đã có những sự biến đổi căn bản ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Để chủ động đưa sự nghiệp đổi mới đạt đư ợc những thành tựu cao hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai một loạt công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các lĩnh vực đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, trong
đó có nghiên cứu những đặc trưng và xu hướng chuyển đổi của cơ cấu giai cấp trong điều kiện hiện nay
VD
: Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, xã hội Việt Nam cũng đã diễn ra một quá trình biến đổi toàn diện cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống Giai cấp nông dân, với số lượng đông đảo nhất trong xã hội cũng chịu tác động mạnh mẽ dẫn đến sự biến đổi cơ cấu trong nội bộ cũng như tạo thành những hệ quả phong phú, phức tạp ở khu vực nông thôn
2 Mối liên hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
Công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ta đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, to lớn chưa từng thấy Đó là sự biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một cơ cấu kinh tế gồm hai thành phần với hai hình thức sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phầ n với nhiều hình thức sở hữu khác nhau; từ một xã hội truyền thống khép kín sang xã hội hiện đại, mở cửa và hội nhập; từ một cơ cấu xã hội hai giai cấp, một tầng lớp sang xã hội cùng tồn tại nhiều giai tầng khác nhau… Tất cả những biến đổi kinh
tế – xã hội ấy đến lượt nó lại trở thành nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy những biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân và khu vực nông thôn – bộ phận cư dân lớn nhất, vốn
Trang 7có những tập quán truyền thống lâu đời nhất, với những thiết chế văn hóa và liên kết
xã hội chặt chẽ nhất ở nước ta
3 Sự giống và khác nhau về cơ cấu xã hội giai cấp ở những thời kỳ khác nhau
Điểm giống: Điểm Điểm giống: giống: Điểm giống:
Các cơ cấu thời kì xã hội khác nhau thì đều có sự phân chia giai cấp nhất định
Mà khi có dự phân chia đó là sự bóc lột của giai cấp thống trị và sự xung đột
xã hội giữa các giai cấp tầng lớp Trong chế độ xã hội nào thì nhà nước đều ban chấp hành ra những án luật để nhân dân phải thi hành
Nhà nước là giai cấp thống trị có nội dung luôn là giai cấp bị trị
Điểm giống: Điểm Điểm giống: khác:
Thời kì công xã nguyên thủy:
+ Sống theo thị tộc và bộ lạc
+ Thị tộc: không có sở hữu kiểu tư nhân, có một sự phân chia đẳng cấp nhất định nhằm xác định nhiệm vụ của cá thể trong các hoạt động có tổ chức
+ Chế độ làm chung, ăn chung, hưởng chung
Thời kì chiếm hữu nô lệ gồm 3 giai cấp chính:
+ Giai cấp thống trị gồm chủ nô, quý tộc là giai cấp thống trị áp bức bởi chúng chiếm giữ được tư liệu sản xuất
+ Giai cấp nông dân công xã nông thôn và tầng lớp thị dân thành thị Ở Hy Lạp, La Mã tầng lớp này được gọi là bình dân Nông dân và thị dân có tài sản,
có gia đình riêng nhưng bị nhà nước chủ nô bóc lột, khi phá sản có thể rơi xuống địa vị nô lệ
+ Giai cấp nô lệ: giai cấp bị trị, bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền còn người, tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ
+ Chính trị: ở phương Tây là chế độ cộng hòa, còn ở phương Đông là chế độ quân chủ chuyên chế
+ Xã hội: Nô lệ ở phương Tây bộ phận đông đảo trong xã hội và có địa vị thấp kém; Nô lệ ở phương Đông không quá thấp kém như phương Tây, họ chủ yếu làm công việc trong gia đình chủ nô, có quyền lập gia đình
+ Kinh tế: Chế độ tư hữu chủ nô
Chế độ phong kiến: có 2 giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, ngoài ra còn
có tầng lớp thợ thủ công, thị dân
+ Phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô
+ Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất Ở phương Tây, ruộng đất thuộc sở hữu của lãnh chúa, nông dân phải thuê ruộng để cày cấy và nộp địa tô, nặng nề; còn
ở phương Đông ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước và địa chủ phong kiến
+ Nông dân có sở hữu ruộng đất riêng nhưng không lớn
+ Kinh tế: kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi với 1 số ngành thủ công Chế độ tư bản chủ nghĩa:
Trang 8+ Giai cấp tư sản ra đời, đại diện cho lực lượng sản xuất mới trong khoảng thế
kỉ XV – XVII Họ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến
+ Chính trị:
Dân chủ tư sản: quyền lực nhà nước phục thuộc vào nhân dân; bộ máy nhà nước thiết lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực; thừa nhận sự bình đẳng của công dân trước pháp luật và được sử dụng các quyền tự
do dân chủ; Đảng cầm quyền, đảng phái đối lập hoạt động công khai; nguyên tắc phân chia tư sản được thực hiện
Quân phiệt: Bị hạn chế về mọi mặt
+ Tư tưởng: dân chủ – đa nguyên
+ Kinh tế: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân và tư liệu sản xuất và bóc lột lao động nặng nề với đặc trưng là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên kinh tế hàng hóa, thịt trường và sản xuất bằng máy móc
+ Xã hội: giai cấp thống trị: giai cấp tư sản, chiếm thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất xã hội; giai cấp vô sản: bộ phận đông đảo, lực lượng sản xuất chính, họ được tự do nhưng không có tư liệu sản xuất nên không “làm thuê” cho tư sản; tầng lớp giai cấp khác: nông dân, tiểu tư sản, tri thức
Chế độ xã hội chủ nghĩa:
+ Mở đầu là Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga
+ Giai cấp vô sản nắm quyền
+ Kinh tế: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
+ Xã hội: quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân và tầng lớp tư bản chủ nghĩa giai cấp thống trị
cũ khi được giáo dục, cải tạo thì sẽ từ bỏ dần âm mưu chống đối, đối kháng giai cấp
4 Mức độ phức tạp hay đơn giản của cơ cấu xã hội giai cấp là do nhiều yếu tố
Đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đế biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, tuy nhiên, do xuất phát từ góc nhìn của chuyên môn hẹp, các cách tiếp cận và phương pháp không thống nhất, thời gian nghiên cứu lại không liên tục, nên mặc dù các nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội ở từng khía cạnh thì nhiều, song bức tranh tổng thể biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam đến nay vẫn còn bỏ trống
Đối Điểm giống: với Điểm giống: cơ Điểm giống: cấu Điểm giống: xã Điểm giống: hội Điểm giống: - Điểm giống: giai Điểm giống: cấp: Từ cơ cấu “hai giai, một tầng” ở giai đoạn bao
cấp, sang giai đoạn đổi mới cơ cấu này còn được bổ sung thêm nhiều tầng lớp và nhóm xã hội mới: đó là đội ngũ các nhà doanh nghiệp, những tiểu thương, tiểu chủ (kể cả các chủ trang trại lớn), những người lao động làm thuê, những người Việt Nam lao động ở nước ngoài, v.v Ngoài sự xuất hiện thêm nhiều giai tầng mới thì ngay trong các giai cấp, tầng lớp cơ bản như công nhân, nông dân, trí thức cũng có sự phân hóa và biến đổi mạnh mẽ
Trang 9Cơ Điểm giống: cấu Điểm giống: xã Điểm giống: hội Điểm giống: - Điểm giống: nghề Điểm giống: nghiệp: Nếu xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm ngành
kinh tế, thì sự biến đổi cơ cấu đó trong giai đoạn đang có sự chuyển dịch tích cực từ nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ các ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn Còn xem xét cơ cấu nghề nghiệp theo thành phần kinh tế thì tỷ lệ lao động thuộc kinh tế nhà nước giảm xuống, trong khi tỷ lệ lao động ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài tăng lên; theo khu vực thì tỷ lệ lao động ở thành thị tăng lên, trong khi lao động ở nông thôn giảm xuống, v.v
Cơ Điểm giống: cấu Điểm giống: xã Điểm giống: hội Điểm giống: - Điểm giống: dân Điểm giống: số: Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em trong các nhóm tuổi (từ 0 đến
14 tuổi) giảm mạnh, trong khi các nhóm tuổi từ 25 đến 49 và 65 trở lên đang tăng lên khá rõ ràng - điều góp phần vào sự chuyển đổi từ tỷ số phụ thuộc sang “cơ cấu dân số vàng” Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cơ cấu dân số theo giới tính thì dần cân bằng nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh tăng lên; tỷ lệ dân số đô thị thấp nhưng đang tăng lên, báo hiệu tích tụ dân số vào đô thị ngày càng mạnh, v.v
Cơ Điểm giống: cấu Điểm giống: xã Điểm giống: hội Điểm giống: - Điểm giống: dân Điểm giống: tộc: Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc
người có xu hướng tăng lên (có thể vượt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc người tăng lên, do chính sách ưu đãi của Nhà nước ), sự phân bố về địa lý giữa các dân tộc thay đổi mạnh (do di dân tự do từ Bắc và Nam, do phát triển các khu công nghiệp ), đặc biệt là sự biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc người (tỷ lệ sinh ở các dân tộc thiểu
số miền núi cao hơn ở người Kinh và ở đồng bằng)
Cơ Điểm giống: cấu Điểm giống: xã Điểm giống: hội Điểm giống: - Điểm giống: tôn Điểm giống: giáo: Ngoài các tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hoà Hảo, trong giai đoạn đổi mới còn xuất hiện thêm nhiều tôn giáo mới (từ 50 - 60), trong đó có tôn giáo tách ra từ Phật giáo, có tôn giáo
là được phục sinh từ các lễ hội dân gian và cũng có tôn giáo mới được du nhập từ bên ngoài vào Đó là chưa kể trong nội bộ các tôn giáo cũng có sự thay đổi không chỉ ở số lượng các tín đồ, mà còn ở phương diện tổ chức và nhiều phương diện khác nữa
5 Cơ cấu xã hội giai cấp luôn vận động và có sự thay đổi theo sự phát triển của xã hội
Những biến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đất nước, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội
Ở Điểm giống: chiều Điểm giống: tích Điểm giống: cực: Về mặt kinh tế: sự biến đổi cơ cấu xã hội đó đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, qua đó góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân
Về mặt chính trị, sự biến đổi cơ cấu xã hội (như tự do hoá các ngành nghề, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện ) đã góp phần nâng cao địa vị cũng như ý thức dân chủ của người dân Như vậy, mô hình cơ cấu xã hội ở giai đoạn mới này, về cơ bản,
là có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển đất nước về lâu, về dài
Về mặt văn hóa: Việc giao lưu ngày càng gia tăng giữa các tộc người trong nước, cũng như giữa trong nước và nước ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngưỡng dân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới đang làm cho văn hóa Việt Nam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là một nguyên nhân không thể thiếu để phát triển
Trang 10Ở Điểm giống: chiều Điểm giống: tác Điểm giống: động Điểm giống: tiêu Điểm giống: cực: Sự tác động tiêu cực của biến đổi cơ cấu xã hội ở giai
đoạn này có nhiều, song có thể quy lại mấy biểu hiện cơ bản sau:
Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội: đó là bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa người có thu nhập cao và người thu nhập thấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay
Biến đổi cơ cấu xã hội đang làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột - dù mới ở mức
độ cục bộ - song cũng đã tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định và phát triển của xã hội: đó là mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, giữa chủ đầu tư và những người nông dân mất đất, là xung đột giữa một số tổ chức tôn giáo và chính quyền địa phương, giữa các bộ phận tộc người di dân tự do và cư dân địa phương
Ngoài ra, trong cơ cấu xã hội mới xuất hiện các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, sự quá tải ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn, sự mất dần bản sắc ở không ít tộc người thiểu số, sự lai căng, mất gốc ở một số nhóm người, nhất là ở thế
hệ trẻ, v.v
Rõ ràng, cả hai mặt tích cực và tiêu cực đã, đang và sẽ còn tồn tại trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội ở mô hình đổi mới Đây không chỉ là vấn đề thực tiễn, mà còn
là vấn đề lý luận, đòi hỏi phải giải quyết
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và thế giới giai đoạn 2011-2020, Ban chủ nhiệm Đề tài đã đưa ra những dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu ở xã hội Việt Nam Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc định hướng các chính sách cho quá trình phát triển trong giai đoạn tiếp theo Trong giai đoạn này, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội
sẽ diễn ra nhanh hơn và gay gắt hơn ở cả 5 lĩnh vực cơ bản đã được nghiên cứu
II NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP Ở NƯỚC TA
1 Những ưu điểm
Trong quá trình cải cách và xây dựng đất nước mấy chục năm qua, đặc biệt là dấu mốc đổi mới lịch sử từ nghị quyết đại hội VI (1986) do Đảng ta khởi xướng, xã hội nước ta đã có những chuyển biến to lớn, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt là trong kết cấu giai tầng xã hội Các giai cấp, tầng lớp xã hội như: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức đã định hình các đặc trưng xã hội Song, trong sự chuyển động kinh tế - xã hội của đất nước, các giai cấp, tầng lớp xã hội này cũng đã và đang có sự chuyển dịch kết cấu trong nội bộ của mỗi giai cấp, tầng lớp cũng như trong sự tương tác với các giai cấp, tầng lớp khác Sự chuyển dịch đó bắt nguồn từ sự chuyển dịch các hình thức sở hữu ngành nghề trong các giai cấp, tầng lớp
Trong giai cấp nông dân đã hình thành những nông dân làm dịch vụ, mở xưởng
cơ khí, làm nghề phụ, buôn bán nhỏ ; có nông dân làm chủ trang trại, có nông dân làm thuê, có nông dân sống và làm việc ở nông thôn nhưng cũng đã ly nông Sự chuyển dịch đó dẫn đến tính chất thuần nông trong giai cấp nông dân ngày một thuyên giảm Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ cấu lao động