1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thuyết trình chương 5 cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên cnxh

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 5 – Cơ Cấu Xã Hội – Giai Cấp Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên CNXH
Tác giả Lương Nhã Nguyên, Phan Thị Yến Nhi, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đặng Thùy Dương, Lê Huỳnh Phương Phương, Nguyễn Đoàn Thanh Thảo, Trương Thị Mỹ Trúc
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoài Đông
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại bài thuyết trình
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 731,06 KB

Nội dung

Chính điều đó nó mới tạonên cơ cấu xã hội CƠ CẤU XÃ HỘI RẤT ĐA DẠNG, RẤT PHONG PHÚ- Phân loại cơ cấu xã hội:+ Cơ cấu xã hội – dân cư: nghiên cứu về các vấn đề như quá trình tái sản xuất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Giáo viên giảng dạy: ThS.Nguyễn Hoài Đông

Lớp: CLC – 48F

Bài thuyết trình: Chương 5 – Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH

NHÓM 4

Trang 2

CHƯƠNG 5: CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

I Khái niệm:

1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội:

- Một số ngành khoa học xã hội cơ bản nghiên cứu cơ cấu xã hội như: Triết học chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, xã hội học,…

- Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác

động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên

(Con người có rất nhiều cộng đồng người khác nhau: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, tôn giáo,

nghề nghiệp, gia đình không tách rời nhau, mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

VÌ sao có nhiều cộng đồng và nó không tách rời, tác động qua lại?: bản thân nằm trong một

hệ thống xã hội như vậy thì các bộ phận, cộng đồng này phải có sự tác động, liên hệ với nhau trong cùng một hệ thống Và nếu tìm hiểu sau hơn về bản chất con người Mác có một luận điểm: “Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Bản chất con người có rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau và chính sự đan xen chằng chịt

đó hình thành nên các cộng đồng và bản thân các cộng đồng này cũng không tách rời khỏi các cộng đồng khác mà có sự liên hệ và tác động với cộng đồng khác Chính điều đó nó mới tạo nên cơ cấu xã hội CƠ CẤU XÃ HỘI RẤT ĐA DẠNG, RẤT PHONG PHÚ)

- Phân loại cơ cấu xã hội:

+ Cơ cấu xã hội – dân cư: nghiên cứu về các vấn đề như quá trình tái sản xuất dân cư ( về

mức độ sinh sản, tử vong) mật độ dân số, cơ cấu dân cư, sự biến động cơ cấu dân cư (hay còn gọi là sự di dân)

Ý nghĩa: dự báo được xu hướng vận động và phát triển của dân cư trong từng giai đoạn lịch sử nhất định cũng như xác định được sự tác động của nó đối với quá trình vận động và phát triển của các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, an ninh, văn hóa, tài nguyên, môi trường,…

Trang 3

+ Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp:được nghiên cứu để hiểu được trình đồ học vấn của dân

cư, sự phân công lao động, hợp tác lao động (cả về lao động chân tay và trí óc trong xã hội)

Ý nghĩa: dự báo xu hướng vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nói riêng và biến đổi cơ cấu xã hội nói chung để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội

+ Cơ cấu xã hội – dân tộc: nghiên cứu thực trạng các dân tộc cũng như sự khác biệt giữa

các dân tộc (cụ thể tập trung nghiên cứu về quy mô, tỷ trọng, phân bố và sự biến đổi về

số lượng cũng như chất lượng, các đặc trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc nhất định và sự tương quan giữa chúng với cộng đồng các dân tộc =>

sự biến đổi cơ cấu xã hội – dân tộc của một dân tộc cụ thể quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội – dân tộc của cả quốc gia

Ý nghĩa: việc nghiên cứu cơ cấu xã hội – dân tộc không chỉ nhận diện đúng sự biến đổi của cơ cấu dân tộc trong một xã hội nhất định mà nó còn tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, chủ trương để quy hoạch và phân bổ lại dân cư, lực lượng lao động, việc làm hay các tài nguyên phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia Từ đó bảo tồn văn hóa, bản sắc Từ đó bảo tồn văn hóa, bản sắc dân tộc và xây dựng tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc, tích cực góp phần giữa vững an ning quốc phòng, bảo vệ biên giới quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ

+ Cơ cấu xã hội-tôn giáo:

+ Cơ cấu xã hội – giai cấp:

 Nhưng dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu về cơ cấu xã hội – giai cấp vì nó là một trong những loại hình quan trọng là cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định

Trang 4

1.2 Khái niệm của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội:

- Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội…giữa các giai cấp và tầng lớp đó.

- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp,

các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là có cùng mục tiêu chung cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh

vực

Các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức Họ đều là quần chúng nhân dân lao động có cùng lợi ích cơ bản, thống nhất với nhau vì vậy giữa họ hình thành nên mối quan hệ hợp tác và gắn bó  Mục tiêu chung quyết định mối quan hệ hợp tác, gắn bó chặt chẽ ấy (mục tiêu chung của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ của các nước đi lên xây dựng CNXH): Chủ nghĩa xã hội - một xã hội tiến bộ, văn minh, dân giàu nước mạnh, không còn áp bức, bóc lột, bất công) -> mục tiêu chung của Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (mở rộng).

Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên CNXH gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ

 Mỗi giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội này có vị trí, vai trò khác nhau và được đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cùng hợp lực, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, tiến tới xây dựng thành công CNXH.

II Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội:

Trang 5

- Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác định và giữa chúng có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau Nhưng vị trí, vai trò của các loại cơ cấu xã hội

không ngang nhau mà trong đó, cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác vì những lý do cơ bản sau:

+ Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu nhập… trong một hệ thống sản xuất nhất định Các loại hình cơ cấu xã hội khác không có được những mối quan hệ quan trọng và quyết định này

+ Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội; sự biến đổi của nó tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội

Chính sách của những giai cấp cầm quyền trong mỗi giai đoạn khác nhau nó sẽ tác động đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác như tôn giáo, dân tộc, dân cư,…

Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động xã hội và mọi thành viên trong xã hội, qua đó thấy rõ thực trạng, qui mô, vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát triển xã hội Vì vậy, cơ cấu xã hội – giai cấp

là căn cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể (VÍ DỤ: cơ cấu giai cấp của chúng ta: nông dân, công dân, tầng lớp tri thức, đội ngũ doanh nhân, nhìn vào đội ngũ đó ta thấy giai cấp chiếm số lượng đông đảo nhất là giai cấp nông dân phản ánh điều kiện kinh

tế xã hội nươc ta còn lạc hậu, chúng ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhìn 60% số lg là nông dân thì đảng, nhà nước phải đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế phát triển kinh tế và chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ tức phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu xã hội giai cấp sẽ có sự dịch chuyển

Trang 6

nông dân sẽ ngày càng thu nhỏ lại, giai cấp công nhân, tri thức sẽ tăng về số lượng và chất lượng và khi công nghiệp phát triển thì nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng công nghệ cao buộc họ cũng phải thay đổi về trình độ về kĩ năng Qua đó sẽ xậy dựng được

cơ cấu xã hội giai cấp tiến bộ)

Mặc dù cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vị trí quan trọng nhưng không vì thế mà tuyệt đối hóa

nó, xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn đến tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách giản đơn theo ý muốn chủ quan.

III Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội-giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

- Cơ cấu xã hội-giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường xuyên có những biến đổi mang tính quy luật:

+ Một là, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(Vậy tại sao lại như vậy? Cơ cấu kinh tế là gì? Các loại hình cơ cấu kinh tế ? Ví dụ?)

Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế là một khái niệm chỉ sự phân bố và tổ chức của các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể Cơ cấu kinh tế mô tả cách mà các ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các phần khác của nền kinh tế được xây dựng và hoạt động.

Cơ cấu kinh tế có thể thay đổi theo thời gian dưới tác động của nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển kinh tế, thay đổi công nghệ, và thay đổi trong chính trị và chính sách kinh tế Việc hiểu và theo dõi cơ cấu kinh tế có thể giúp các chính phủ và nhà quản lý kinh tế hiệu quả hơn trong việc định hướng và quản lý nền kinh tế của họ

Cơ cấu ngành kinh tế

Trang 7

Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và giữa các nhóm ngành có mối quan hệ qua lại với nhau: Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Trong đó, ở mỗi quốc gia nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp được xem là nhóm ngành kinh

tế chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

Ở các nước phát triển, hầu hết tập trung mạnh mẽ vào ngành công nghiệp và dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Ngành công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành kinh tế có sức tăng trưởng nhanh nhất và đóng góp lớn cho GDP của một quốc gia.

Đồng thời, nhóm ngành dịch vụ cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu con người.

2.2 Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế nhà nước, ngoài nhà nước và tư nhân.

tế nhà nước, chính phủ tiến hành quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia.

chi phối nào của nhà nước, các doanh nghiệp này được tự do hoạt động nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

hoặc các doanh nghiệp tư nhân phù hợp với nhu cầu của thị trư

2.3 Cơ cấu lãnh thổ

Trang 8

Cơ cấu lãnh thổ là sự phân công lao động trên các khu vực địa lý khác nhau giữa các tỉnh, thành, khu vực… Các đơn vị hành chính, dân cư, tài nguyên và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu lãnh thổ.

Căn cứ theo nguồn tài nguyên, dân cư, địa hình và khí hậu sẽ tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu lãnh thổ Các khu vực địa lý khác nhau sẽ có các điều kiện và tiềm năng khác nhau để phát triển các ngành kinh tế phù hợp Dựa vào cơ cấu lãnh thổ để định hướng chính sách, đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả và phù hợp với đặc thù của từng khu vực địa lý khác nhau.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia

Cơ cấu kinh tế được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:

phát… có thể ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia.

cao hơn, đóng góp cho việc phát triển kinh tế.

tranh hơn Cơ sở hạ tầng tốt cũng giúp thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh.

dụng, ảnh hưởng đến việc phân bố các nhóm ngành trong cơ cấu ngành kinh tế.

nguồn lợi để phát triển, tạo ra sức mạnh kinh tế Điều kiện địa lý và khí hậu thuận lợi là tiềm năng cho các ngành kinh tế như nông nghiệp hoặc du lịch.

Trang 9

- Cơ cấu xã hội-giai cấp thay đổi theo sự biến động của cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu xã hội giai cấp thực chất là sự phản ánh đối với cơ cấu kinh tế cho nên nó sẽ do

cơ cấu kinh tế quy định, cơ cấu kinh tế như thế nào thì cơ cấu xã hội-giai cấp sẽ như thế đó, và khi mà cơ cấu kinh tế nó biến đổi thì cơ cấu xã hội-giai cấp cũng phải biến đổi theo

- Trong một hệ thống sản xuất nhất định, cơ cấu xã hội - giai cấp thường xuyên biến đổi

do tác động của nhiều yếu tố,đặc biệt là những thay đổi về phương thức sản xuất, về cơ cấu ngành nghề, thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế,…

- Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế đó tất yếu dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu

xã hội - giai cấp, cả trong cơ cấu tổng thể cũng như những biến đổi trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp xã hội, nhóm xã hội Từ đó, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội cũng thay đổi theo

VD: ( So sánh cơ cấu ngành kinh tế) Bây giờ cơ cấu kinh tế thay đổi như ở Việt Nam chúng ta trước đây là nông nghiệp được đặt lên vị trí đầu tiên đóng góp chủ yếu vào ngành kinh

tế, sau đó đến công nghiệp, rồi đến dịch vụ Tổ chức cơ cấu kinh tế như trên thì nó phản ánh cơ cấu chúng ta còn rất lạc hậu, và cơ cấu kinh tế ntn thì cơ cấu xh-gc như vậy, giai cấp của chúng

ta có giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức, lúc bấy giờ chưa có tầng lớp doanh nhân, đội ngũ doanh nhân bởi lúc bấy giờ chúng ta không có chủ trương là phát triển

Trang 10

kinh tế tư nhân  Cơ cấu giai cấp ở đây do cơ cấu kinh tế quy định (nông nghiệp-nông dân, công nghiệp-công nhân, dịch vụ-tầng lớp tri thức) Nhưng khi chúng ta chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, chúng ta chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng ngành cơ cấu kinh tế hiện đại, đâye mạnh công nghiệp dịch vụ và cơ cấu kinh tế nước ta dịch chuyển theo hướng trước đây là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ bây giờ đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp hay công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Thấy được sự biến đổi (nông dân có sự giảm nhưng chất lượng nâng cao, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, đội ngũ tri thức cũng vậy, cũng có nhiều điều kiện để phát triển)

VD: So sánh sự thay đổi về cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng (trước đây là nông nghiệp thuần túy nhưng giờ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trước đây nông dân nhiều nhưng giảm dần xuất hiện tầng lớp mới, bộ phận mới, các khu công nghiệp mọc lên nhiều)

- Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh với tính cạnh tranh cao, cộng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng khiến cho các giai cấp, tầng lớp xã hội cơ bản trong thời kỳ này trở nên năng động, có khả năng thích ứng nhanh, chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất để tạo

ra những sản phẩm có giá trị, hiệu quả cao và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh mới

- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân cùng toàn thể các giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ mới, cơ cấu kinh tế - tất yếu có những biến đổi và những thay đổi đó cũng tất yếu dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội theo hướng phục vụ thiết thực lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng cộng sản lãnh đạo Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ tuy vận động theo cơ chế thị trường, song có sự quản

lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w