1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên Đề Áp dụng phương pháp tổ chức hoạt Động trải nghiệm trong dạy học hình học lớp 6 Ở trường trung học cơ sở

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Phương Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Hình Học Lớp 6 Ở Trường Trung Học Cơ Sở
Tác giả Dương Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn Giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Sư phạm Toán
Thể loại Báo cáo chuyên môn thực tập sư phạm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Qua đó thấy được chươngtrình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học,trong đó nêu rõ: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, ở đó từng học sinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM -*** -

BÁO CÁO CHUYÊN MÔN THỰC TẬP SƯ PHẠM 2

Thời gian: Từ 02/09/2024 đến 29/09/2024

Hà Nội, tháng 9 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM -*** -

BÁO CÁO CHUYÊN MÔN THỰC

Lớp: Sư phạm Toán D2022TA Khoa: Sư phạm

Thực tập tại trường: THCS Đoàn Thị Điểm

Quận: Bắc Từ Liêm

Thời gian: Từ 02/09/2024 đến 29/09/2024

Hà Nội, tháng 9 năm 2024

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện

thuận lợi để sinh viên khoa Sư phạm, trong đó có em, được tham gia kỳ thực tập sư phạm Đây

là cơ hội vô cùng quý báu để chúng em tìm hiểu và tiếp cận với thực tế giáo dục hiện nay, đồngthời tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng phục vụ cho con đường sự nghiệp phía trước Qua đợtthực tập, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích về tâm lý học sinh và các hoạt động tạitrường phổ thông

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban Giám hiệu và toàn thể thầy cô giáo Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, vì đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn chúng em trong suốt

quá trình thực tập Sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tâm từ phía quý thầy cô đã giúp chúng em có thêmnhiều trải nghiệm thực tế, giúp phát triển kỹ năng nghề nghiệp và hiểu rõ hơn về công tác giáo

dục hiện nay Đặc biệt, em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô giáo Vương Thị Minh Phượng, giáo viên chủ nhiệm lớp 6CB 2.1, người đã hết lòng chỉ dẫn em trong cả công tác chủ

nhiệm lẫn chuyên môn Nhờ sự tận tâm của cô, em đã rút ra nhiều bài học quý giá trong việc tổchức lớp học và soạn giáo án cho môn Toán

Bên cạnh đó, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa Sư phạm cùngcác thầy cô giảng viên tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, những người đã dày công nghiêncứu và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu, giúp chúng em chuẩn bị sẵn sàng

cho kỳ thực tập Đặc biệt, em xin cảm ơn Giảng viên Nguyễn Thị Tuyết Trinh, trưởng đoàn

thực tập, người đã luôn sát cánh hướng dẫn và hỗ trợ chúng em trong suốt thời gian qua

Kỳ thực tập tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, cùng với tập thể lớp 6CB 2.1 dưới sự chỉbảo của Cô Vương Thị Minh Phượng, là một cơ hội và trải nghiệm vô cùng may mắn đối với

em Môi trường tại đây không chỉ chuyên nghiệp mà còn mang đậm tính truyền thống, với cácthầy cô giàu kinh nghiệm và năng lực sư phạm cao Những trải nghiệm thực tế từ các hoạt động

và công tác chuyên môn đã giúp em trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn, chuẩn bị tốt chocon đường sự nghiệp tương lai Lớp 6CB 2.1, tuy chưa đạt thành tích học tập cao, nhưng các

em học sinh rất ngoan ngoãn, kỷ luật tốt, và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường,mang về nhiều thành tích đáng khích lệ

Trang 4

Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Thủ Đô

Hà Nội và Trường THCS Đoàn Thị Điểm Em hy vọng nhà trường sẽ ngày càng phát triển vàgặt hái nhiều thành công trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2024 Giáo sinh thực tập – Sinh viên

Dương Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

TỔNG QUAN 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn lĩnh vực chuyên môn để báo cáo 8

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Cấu trúc đề tài 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS 12

1.1.Hoạt động trải nghiệm 12

1.2 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán 24

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 35

2.1 Chủ đề hình học trong chương trình Toán THCS 35

2.2 Tổ chức các tình huống dạy học điển hình môn Toán theo định hướng tổ chức dạy học trải nghiệm 38

2.2.1 Một số biện pháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn Toán trong trường trung học cơ sở 38

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, ỨNG DỤNG THỰC TẾ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HÌNH HỌC MÔN TOÁN 6 TẠI TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM 42

3.1 Chủ đề: Trồng cây thẳng hàng 42

Trang 6

3.2 Chủ đề: Góc 43 3.3 Chủ đề: Số đo góc 45

Trang 7

TỔNG QUAN

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc vận dụng các phương pháp dạy họctích cực, đặc biệt là tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, ngày càng được chútrọng Báo cáo này tập trung vào việc đưa ra lý luận về pháp tổ chức các hoạt động trảinghiệm trong dạy học hình học lớp 6 tại trường trung học cơ sở, và kết quả thực tiễn đãthu được sau một tháng thực tập sư phạm tại trường THCS Đoàn Thị Điểm Cùng với đó

là tìm hiểu cách thức các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm bắt kiến thức hình họcmột cách hiệu quả, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và kỹnăng làm việc nhóm

Nghiên cứu được thực hiện qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cụ thể, phùhợp với nội dung hình học lớp 6, như hoạt động thực hành đo đạc, vẽ hình trực quan, vàkhám phá các khái niệm hình học thông qua tình huống thực tế Kết quả cho thấy học sinhkhông chỉ hứng thú hơn với môn học mà còn cải thiện đáng kể về mặt tư duy logic và kỹnăng áp dụng kiến thức vào thực tế

Báo cáo cung cấp những khuyến nghị về cách tổ chức hoạt động trải nghiệm tronggiảng dạy hình học, với mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời góp phần xâydựng môi trường học tập tích cực và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn lĩnh vực chuyên môn để báo cáo

Trong bối cảnh các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư ra đời,kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ranhững thách thức không nhỏ với mỗi quốc gia, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đãban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Ngày27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổimới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người vàđịnh hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thứcsang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể,

mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [10] Qua đó thấy được chươngtrình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học,trong đó nêu rõ: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, ở đó từng học sinh đượctrực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chứccủa nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, kĩ năng và tích lũy kinh nghiệmcho từng cá nhân Trong quá trình vận dụng và hoạt động thực tiễn; học sinh đòi hỏi phải

có kiến thức, kĩ năng tích hợp, liên môn và các hình thức học tập đa dạng Nội dung hoạtđộng trải nghiệm phong phú, gần gũi với đời sống hằng ngày giúp học sinh có hứng thútrong hoạt động và thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng các môn học

Trong các môn học trong chương trình phổ thông, môn Toán là môn học có vịtrí quan trọng: môn Toán giúp HS phát triển tư duy, sáng tạo, có liên quan chặt chẽ với

Trang 9

thực tế và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là một công cụ trongviệc dạy học các môn khác được dễ dàng hơn Tuy nhiên môn Toán trong nhà trường ởgiai đoạn dạy học theo định hướng nội dung có tính trừu tượng khá cao nên thườngmang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng tới việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Thông qua chương trình giáo dục phổ thông mới, có hai điểm đổi mới chính trong việcdạy học môn Toán cần lưu ý

Thứ nhất, chuyển từ dạy theo hướng truyền tải nội dung sang dạy học giúp họcsinh hình thành và phát triển năng lực Toán học, trả lời câu hỏi “học Toán để làm gì?”

Cụ thể các thầy cô giáo phải biết cách biến bài học lý thuyết thành một chuỗi hoạt độngtrong các tiết học giúp học sinh hiểu bản chất một cách đơn giản nhất nhờ vào các ví dụthực tiễn đời sống và học tập thực chất không đơn giản chỉ là ghi – chép và ghi – nhớ 5năng lực các giáo viên cần xây dựng cho học sinh là: năng lực tư duy, lập luận Toán học;năng lực mô hình hóa Toán học; năng lực giải quyết vấn đề Toán học; năng lực giao tiếpToán học; năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học

Thứ hai, cần dạy học theo hướng “ứng dụng toán học vào thực tiễn” Đây làđiểm mà chương trình giáo dục hiện hành chưa làm được Giáo viên phải giúp cho họcsinh chỉ ra bản chất các định lý sau đó ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn rồi lấy kếtquả thu được để chứng minh định lý là đúng

Dạy học Toán thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sởđang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm Nó vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổicủa học sinh trung học cơ sở; chuyển từ học tập qua mô hình trực quan, mô tả khái niệm ởcấp Tiểu học sang học tập dựa trên định nghĩa khái niệm và lập luận logic, vừa đáp ứngđược định hướng của giáo dục Toán học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.Muốn vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải có nhữngcách thức phù hợp, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Nội dung Hình học trong chương trình Toán học hiện hành có nhiều chủ đề gầngũi với học sinh, ví dụ như: Ba điểm thẳng hàng, Góc, Tam giác, Các tứ giác đặc biệt, Đốixứng trục, Đối xứng tâm,…Những chủ đề này không quá hàn lâm, thông qua hoạt độngtrải nghiệm, học sinh có thể tự rút ra kiến thức cho bản thân

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động

Trang 10

trải nghiệm trong dạy học hình học lớp 6 ở trường trung học cơ sở".

2 Mục đích nghiên cứu.

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán 6, trên cơ sở đó ứng dụng biện pháp tổ chức thực hiện vận dụngphương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm trong dạy học tích cực môn toán THCSĐoàn Thị Điểm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán trong nhà trường, đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Cùng với đó, hiểu được bản chất của phương pháp tổ chức hoạt động theo nhómtrong dạy học tích cực Đồng thời biết được những ưu diểm và nhược điểm của phươngpháp, từ đó biết cách sử dụng phương pháp đúng lúc và đúng chỗ Mang lại được các bàigiảng cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn, không những vậy học sinhcũng sẽ tập trung và cảm thấy hứng thú hơn trong mỗi giờ học

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải

nghiệm dạy Hình học Toán lớp 6 đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong

dạy học Hình học và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hình học 6 ở trườngphổ thông

- Phạm vi nghiên cứu:

+ HS lớp 6CB 2.1 trường THCS Đoàn Thị Điểm

+ Thời gian: Từ 02/09/2024 đến 29/09/2024

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số phương án tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy họcthì góp phần nâng cao chất lượng học tập Hình học của HS lớp 6, giúp HS nhận thức vàvận dụng toán học vào thực tiễn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các quan điểm mang tính lí luận về việc tổ chức hoạt động trảinghiệm trong dạy học Hình học cho học sinh Trung học cơ sở

Đề xuất một số biện pháp sư phạm để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạyhọc Hình học cho học sinh Trung học cơ sở, thông qua đó phát triển kĩ năng Hình học

Trang 11

của học sinh.

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và đánh giá tính khả thi của giả thuyếtkhoa học và các câu hỏi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ các tiết dạy có vận dụng phương

pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Toán, các tiết thao giảng, bài thi giáo viên giỏi.Quan sát hoạt động dạy học tại trường THCS Đoàn Thị Điểm để thấy được thuận lợi,khó khăn từ đó đánh giá được ứng dụng các biện pháp có tính hiệu quả về tổ chức thựchiện ứng dụng hoạt động trải nghiệm trong công tác dạy học

Phương pháp điều tra: Sử dụngphương pháp trung cầu ý kiến của giáo viên,

học sinh để thu thập ý kiến về vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động theo nhómtrong dạy học tích cực môn toán

Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi, toạ đàm với giáo viên hướng dẫn

chuyên môn để thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức các tiết

dạy môn Toán gắn liền với các hoạt động trải nghiệm để khẳng định giá trị khoa học củacác biện pháp đó trong thực tiễn

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của đề tài gồm hai chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải

nghiệm trong dạy học hình học lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở

CHƯƠNG 2: Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Hình học 6 ở trường Trung học Cơ sở

CHƯƠNG 3: Thực nghiệm, ứng dụng thực tế phương pháp tổ chức hoạt động

trải nghiệm trong dạy Hình học môn Toán 6 tại trường THCS Đoàn Thị Điểm

Trang 12

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC

HÌNH HỌC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS

1.1 Hoạt động trải nghiệm

1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo(2018): Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự tổng hợpkiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kinh nghiệm khác nhau để trải nghiệmthực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới

sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu,năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết

kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộcsống

Theo Ngô Thị Tuyên: Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạtđộng có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của

HS, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đốitượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm, người học có được kiến thức,

kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm

vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trongtình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huốngtương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được cácyếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải phápthay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới chomột vấn đề [19]

Có thể hiểu hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn để học sinh bằng vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp vớitrực tiếp tham gia và làm chủ thể của hoạt động học tập, qua đó học sinh chiếm lĩnh trithức, hình thành các kỹ năng tự học Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt

Trang 13

động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiệnthông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong dạy học Toán, hoạt động trải nghiệm là quá trình học sinh tự mình và trựctiếp hoạt động với đối tượng học tập; quan sát, phân tích, dự đoán trong môn học hoặctrong thực tiễn để phát hiện các tri thức toán học mới và chuyển hoá kinh nghiệm HT củabản thân dưới sự định hướng của GV

Có thể hiểu hoạt động trải nghiệm là một phương thức học tập hiệu quả, nhằm pháttriển năng lực cho người học Học tập qua trải nghiệm có thể thực hiện với bất cứ lĩnh vựcnào (khoa học, đạo đức, kinh tế, xã hội,…), cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫntheo quy trình nhất định để đạt được hiệu quả cao hơn; hoạt động giáo dục nhân cách cho

HS cũng có thể tổ chức qua hoạt động trải nghiệm Mặt khác, hoạt động trải nghiệm còntập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS như: tổ chức hoạt động, tổchức và quản lí cuộc sống, tích cực hóa trong hoạt động nhận thức, định hướng và lựachọn nghề nghiệp Trải nghiệm, sáng tạo là hai đặc trưng cơ bản của hoạt động trảinghiệm, nên hoạt động này mang tính tích hợp và phân hóa cao, được tổ chức dưới nhiềuhình thức, đa dạng và có sự tham gia, đóng góp của lực lượng trong và ngoài nhà trường.Trong dạy học Toán ở THCS, hoạt động trải nghiệm có đặc điểm sau:

- HS được trực tiếp đọc tài liệu, thực hành để nhận thức tri thức Toán học (kháiniệm, chứng minh định lý, tính chất, giải bài tập toán, vận dụng Toán học vào thực tiễn,

…) Từ đó hình thành năng lực và phẩm chất cho bản thân

- HS sử dụng kinh nghiệm học tập và tri thức đã có để “mò mẫm”, dự đoán, thửđúng – sai, …, điều chỉnh hướng chứng minh một kết quả nào đó

- Tất cả các hoạt động của HS do GV thiết kế, tổ chức, tạo ra môi trường học tập tíchcực; từ đó các em hứng thú học tập Đây là điều rất quan trọng Hứng thú học tập sẽ tạođộng lực học tập cho HS, giúp các em quyết tâm, bản lĩnh, có sự sáng suốt để vượt quacác rào cản, chướng ngại trong quá trình giải quyết vấn đề

THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản nhưng có những đặc điểm rất riêng biệt, là giaiđoạn chuyển tiếp từ giáo dục cấp tiểu học (nhận biết cảm tính là chủ yếu) lên một trình độcao hơn (bắt đầu giai đoạn học tập bằng nhận thức lý tính) và chuẩn bị cho giai đoạn giáo

Trang 14

dục định hướng nghề nghiệp (THPT) Tuy nhiên, HS THCS nhất là ở những lớp đầu cấpvẫn suy luận toán học dựa trên các lập luận có lí Do vậy việc tổ chức các hoạt động trảinghiệm trong dạy học Toán cần giúp HS phát huy được năng lực lập luận có lí (chưa phải

là hoạt động chứng minh toán học), hình thành năng lực suy luận logic toán học

Thông qua hoạt động trải nghiệm HS vừa sử dụng được những kinh nghiệm có sẵn

để vượt qua tính chất trừu tượng, tính chất phức tạp của toán học vừa tích lũy được nhữngkinh nghiệm mới Như vậy thực chất HS đã chuyển hóa được kinh nghiệm học tập trongquá trình nhận thức Toán học Bước vào cấp THCS, HS chuyển hoạt động chủ đạo họctập văn hóa từ hình thành nhân cách, chữ viết, con số,… sang phát triển tư duy, logic “Tưduy chiếm một vị trí trung tâm trong hệ thống chức năng tâm lí của các em Lúc này nhìn

và nhớ theo suy nghĩ Cả chơi lẫn học đều thông qua giao tiếp với người khác Đến tuổithiếu niên do hoạt động tập thể ngày một tăng hơn, do tiếp xúc với những người xungquanh có nội dung phong phú hơn, gần hơn với cuộc sống thực mà làm cho giao tiếp dầndần có ảnh hưởng nhiều hơn đến việc hình thành các cấu tạo mới trong nhận thức, trongđạo đức các em Giao tiếp trở thành một yêu cầu trong học tập, vui chơi… Giao tiếp đốivới tuổi thiếu niên có ảnh hưởng khá quyết định đến việc hình thành ý thức – nét rất đặctrưng trong hệ thức chức năng tâm lí của các em ở lứa tuổi này” Trong hoạt động học tậpcác môn văn hóa, môn Toán đòi hỏi một cấp độ mới về tư duy, logic – một trong nhữngtrở ngại đối với HS trong học tập, tính trừu tượng, khái quát được nâng lên Việc học cóthể tự phát hoặc tự giác và hiện quả của nó phụ thuộc nhiều yếu tố: Tính tích cực của cánhân, môi trường giáo dục, phụ thuộc vào người dạy, vào đặc điểm sinh học của cá nhân,vào phương pháp cá nhân thực hiện và cảm xúc cá nhân, nhiều kiến thức con người chỉ cóđược từ trải nghiệm của riêng mình

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục gồm các môn học,chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm Hoạt động giáo dụcnhư vậy bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm

Có thể so sánh môn học trong chương trình hiện hành và hoạt động trải nghiệmtrong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

Bảng 1.1 So sánh môn học trong chương trình hiện hành và

Trang 15

hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặc trưng Môn học trong chương

trình hiện hành

Hoạt động trải nghiệm

Mục đích chính Hình thành và phát triển hệ

thống tri thức khoa học,năng lực nhận thức và hànhđộng của học sinh

Hình thành và phát triểnnhững phẩm chất, tư tưởng,

ý chí, tình cảm, giá trị, kĩnăng sống và những nănglực chung cần có ở conngười trong xã hội hiện đại

Nội dung chính - Kiến thức khoa học, nội

dung gắn với các lĩnh vựcchuyên môn

- Được thiết kế thành cácphần chương, bài, có mốiliên hệ logic chặt chẽ

- Kiến thức thực tiễn gắn

bó với đời sống, địaphương, cộng đồng, đấtnước, mang tính tổng hợpnhiều lĩnh vực giáo dục,nhiều môn học, dễ vậndụng vào thực tế

- Được thiết kế thành cácchủ điểm mang tính mở,không yêu cầu mối liên hệchặt chẽ giữa các chủ điểm

Hình thức tổ chức - Đa dạng, có quy trình chặt

chẽ, hạn chế về không gian,thời gian, quy mô và đốitượng tham gia,…

- Học sinh ít có cơ hội trảinghiệm

- Người chỉ đạo, tổ chứchoạt động học tập chủ yếu

là giáo viên

- Đa dạng, phong phú,mềm dẻo, linh hoạt, mở vềkhông gian, thời gian, quy

mô, đối tượng và số lượng,

Trang 16

động trải nghiệm với cácmức độ khác nhau (giáoviên, phụ huynh, nhà hoạtđộng xã hội, chính quyền ,doanh nghiệp,…)

Tương tác, phương pháp - Chủ yếu là thầy trò

- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn,trò hoạt động là chính

- Đa chiều

- Học sinh tự hoạt động,trải nghiệm là chính

Kiểm tra đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực

tư duy

Theo chuẩn chung Thường đánh giá kết quảđạt được bằng điểm số

Nhấn mạnh đến kinhnghiệm, năng lực thựchiện, trải nghiệm

- Theo những yêu cầuriêng, mang tính cá biệthọa, phân hóa

- Thường đánh giá kết quảđạt được bằng nhận xét

* Một số hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông

HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổchức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt độnggiao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tậpthể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia, ),thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩagiáo dục nhất định Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTN trong nhà trườngphổ thông:

i) Hoạt động câu lạc bộ (CLB)

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích,nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trườnggiao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo,

Trang 17

với những người lớn khác Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ nhữngkiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các

kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năngtrình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việcnhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,

ii) Tổ chức trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích

và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng.Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi" Trò chơi có thểđược sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫnnhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các

kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận, Trò chơi giúp phát huy tính sángtạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúpchuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thânthiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,

iii) Tổ chức diễn đàn

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham giacủa học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đôngđảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan Diễnđàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thôngqua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đềxuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng củacác em Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễnđàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được diễn đạt ý kiến của mình một cáchtrực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác Diễn đàn thường được tổ chức rấtlinh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từnglứa tuổi học sinh

iv) Sân khấu tương tác

Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác

Trang 18

dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống,phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia Phần trình diễn chính là một cuộcchia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương táchay sự tham gia của khán giả Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức,thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phảitrong bất kì nội dung nào của cuộc sống Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia củahọc sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năngnhư: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giảiquyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với nhữngthay đổi của cuộc sống,

v) Tham quan, dã ngoại

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với họcsinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu vàhọc hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơicác em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể

áp dụng vào cuộc sống của chính các em

vi) Hội thi / cuộc thi

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốnhọc sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trịcho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạtđộng tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/độithắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiếtcủa nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN

vii) Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinhđược thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạtđộng, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện họcsinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiênnhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe

và niềm đam mê Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng

Trang 19

như khả năng chịu được áp lực cao của mình Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở

và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trongnhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng, ; Cácbuổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt độngđánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thiđấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạtđộng tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước,trải nghiệm văn hóa nước ngoài

* Căn cứ vào đặc thù của môn Toán, HĐTN có thể tổ chức như sau:

i) Tổ chức HĐTN trong giờ học toán

Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất vớiđiều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông hiện nay HĐTN cóthể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viênhọc sinh cùng nhau trải nghiệm, trao đổi, khám phá kiến thức mới Lúc này GV chỉ làngười tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện Tuy nhiên đây cũng chỉ làbước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lựcngười học và đặc biệt là những em học sinh còn chưa chú ý tới học tập Bởi vậy giáo viêncần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triểnnăng lực ở người học

ii) Tổ chức giao lưu trong ngoại khóa toán

HĐ giao lưu giữa HS với HS, giữa HS và GV trong và ngoài giờ học là một hình thứcmang tính tự nhiên, tất yếu giữa những con người với nhau Mặt khác, ngoại khóa cũng làmột trong những hình thức giáo dục trong nhà trường Như vậy, bản thân quá trình dạy vàhọc đã bao hàm những dạng HĐ này

iii) Tổ chức thực hành vận dụng toán học

Học Toán suy cho cùng là để vận dụng vào lao động sản xuất và cuộc sống Trongphạm vi nhà trường, thực hành vận dụng toán học chính là khởi đầu cho quá trình này.Thông qua đó, HS xuất hiện nhu cầu và có cơ hội trải nghiệm các HĐ sử dụng công cụtoán học vào giải quyết những vấn đề mang tính thực tế

iv) Hình thức tổ chức dự án HT trong môn Toán

Trang 20

Tham khảo từ [2], [3], tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả Bernd Meier,Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, Trần Việt Cường , dạy học theo dự án cócác đặc điểm sau: Định hướng thực tiễn, Định hướng hứng thú người học, Định hướnghành động, Tính tự lực cao của người học, Cộng tác làm việc, Định hướng sản phẩm Phân tích cụ thể, có thể thấy một số đặc điểm của dạy học theo dự án phù hợp với tổchức HT bằng HĐTN:

- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: dạy học theo dự án có thểđược tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học, nhưng cũng có thể vượt ra khỏiphạm vi một lớp học Đây là điều kiện tốt để khắc phục sự hạn chế thời gian, hoàn cảnhtrong DH Toán khi cần tổ chức HĐTN ở không gian và môi trường rộng rãi hơn

- Tạo ra môi trường HT tương tác: Đây là một môi trường thuận lợi cho các HĐtương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - người học, người học - người học, người học -

xã hội … Điều đó đặc biệt quan trọng khi DH thông qua các HĐTN của HS

Trong thực tế vận dụng DH theo dự án, HS có nhu cầu và được chủ động tích cựcthực hiện các HĐ của mình nhằm tìm hiểu, nhận thức môn Toán Như vậy, bản thân các

HĐ xây dựng và thực hiện một dự án HT đã tự nhiên hàm chứa cơ hội cho HS tìm đến vàthực hiện HĐTN

1.1.2 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hoạt động trải nghiệm hình thành, pháttriển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, nănglực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển và phẩm chất chủyếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể

Ở cấp THCS, Hoạt động trải nghiệm giúp HS củng cố thói quen tích cực, nền nếptrong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tập trung hơn vào pháttriển trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng;hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và pháttriển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoahọc; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện nhữngphẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợpvới định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản

Trang 21

1.1.3 Tổng quan về nghiên cứu hoạt động trải nghiệm ở trong nước và nước ngoài

       Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất làcác nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ýgiáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống

- Ở Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật,cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật,những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật

- Ở Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có nhữngsáng tạo làm quen với nghề nghiệp Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vàotrang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiềnnhỏ để thực hiện dự án của mình

- Ở Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phongphú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chươngtrình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thứckhác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới,dám nghĩ, dám làm

- Ở Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó

có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán vàhọc từ kinh nghiệm của chính mình

- Ở Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hìnhthành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo

- Ở Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con ngườiđược giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sởnhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dântoàn cầu có suy nghĩ sáng tạo

Còn ở Việt Nam, tư tưởng trong giáo dục về học qua làm, vừa làm vừa học, học điđôi với hành, học qua kinh nghiệm của bạn bè cũng hình thành từ rất sớm, đó cũng là mộthình thức của học trải nghiệm Tuy nhiên, việc nghiên cứu chính thức về HTN cũng mớichỉ bắt đầu từ những năm gần đây và được diễn tả bằng các tên gọi HĐTN, HĐTN sángtạo, GD trải nghiệm chẳng hạn:

Trang 22

- Năm 2006, Dự án GD môi trường, Trung tâm con người và Thiên nhiên đãnghiên cứu và triển khai HT dựa vào trải nghiệm với tài liệu “Học mà chơi - Chơi mà học:Hướng dẫn các HĐ GD môi trường trải nghiệm” Chương trình của Dự án này đã triểnkhai hiệu quả tại 12 trường tiểu học, 11 trường THCS tại Hà Nội, trong đó giới thiệu lýthuyết và tổ chức HĐTN qua các trò chơi thực hành nhằm giáo dục môi trường cho HS

- Năm 2011, môn học “Giáo dục trải nghiệm” lần đầu tiên được giảng dạy cho sinhviên của chương trình Cử nhân Khoa học ngành Quản lý, liên kết giữa Khoa Quốc tế -Đại học Quốc Gia Hà Nội với Đại học Keuka, Mỹ Chương trình này đã giúp sinh viênđược trải nghiệm thực tế, gắn môi trường sống hằng ngày với lý thuyết đã được đào tạotrong trường Đại học

- Năm 2012, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam có Đề tài cấp Viện Mã số

V201215 nghiên cứu về PCHT, dựa trên phân tích 3 mô hình PCHT của D Kolb, Honey Mumford và VAK/VARK, đề xuất những ứng dụng trong dạy học cấp THPT

Năm 2016, Nguyễn Thị Liên, cùng một số tác đã công bố cuốn sách Tổ chứcHĐTN sáng tạo trong nhà trường phổ thông Công trình đưa ra một số kiến thức cơ bản

về HĐTN, cách tổ chức cụ thể các HĐTN cho HS các cấp Tuy nhiên, công trình mới chỉ

đi sâu vào các HĐTN mang tính xã hội, tương tự như các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Năm 2017, HĐTN đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, tập trung vàomột số hướng chính Trong đó: Nguyễn Thanh Bình đã đưa ra các yêu cầu đối với GVtrong thiết kế và tổ chức dạy học, GD dựa vào trải nghiệm, đảm bảo cho HS được trảinghiệm và sáng tạo để phát triển năng lực của các em Nguyễn Thị Hằng đã đề cập nhữngvấn đề trọng tâm nhất của lý thuyết học trải nghiệm của D Kolb như: quan niệm về họctập, đặc điểm, chu trình của học trải nghiệm, từ đó đưa ra một số định hướng chung theobốn bước của chu trình học trải nghiệm của D Kolb để vận dụng vào tổ chức HĐTN sángtạo trong CTGDPT mới của Việt Nam Dương Giáng Thiên Hương đã nghiên cứu lýthuyết và vận dụng HĐTN sáng tạo trong dạy học tiểu học Các tác giả Nguyễn HoàngHuy Đoan, Bùi Thanh Diệu đã nêu định hướng vận dụng lí thuyết học trải nghiệm vàodạy học các môn khoa học tự nhiên ở THCS Tưởng Duy Hải, cùng với một số tác giảnghiên cứu Tổ chức HĐTN sáng tạo trong dạy học toán THCS Công trình đưa ra một số

ý trưởng về HĐTN sáng tạo, vận dụng vào việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế trên

Trang 23

cơ sở đã học các bài học trên lớp, mang tính chất vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học

để thực hiện một số chủ đề về HĐTN, hướng nghiệp trong CTGDPT mới Các tác giảcũng mới chỉ minh họa một số chủ đề mang tính tham khảo để GV có thể lựa chọn theohướng dẫn trong việc thực hiện CT nhà trường với các chủ đề của HĐTN, hướng nghiệp

ở môn Toán Phan Trọng Ngọ, Lê Minh Nguyệt đã nghiên cứu nội dung “Kinh nghiệm vàhọc trải nghiệm trong dạy học” đã khẳng định học trải nghiệm có thể triển khai như là mộtphương thức học và có thể được vận dụng vào dạy học các môn khoa học trong trườngphổ thông; rất cần triển khai và tổ chức như một hoạt động hướng tới phát triển năng lựccủa HS

- Năm 2018, Nguyễn Quang Nhữ đã hoàn thành luận án tiến sĩ “Bồi dưỡng GVtiểu học về tổ chức HS học Toán thông qua HĐTN” Công trình đã đi sâu về tổ chức cho

HS tiểu học trong dạy học Toán thông qua HĐTN

Các công trình trên mới chỉ dừng lại giới thiệu một số nét cơ bản nhất về học trảinghiệm của K Lewin, D Kolb; đưa ra các định hướng chung về tổ chức theo chu trìnhbốn bước trong học trải nghiệm của D Kolb, minh họa một số bài và chủ đề; có nghiêncứu sâu hơn đối với HS tiểu học Tuy nhiên vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu thật đầy

đủ về tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học môn Toán cấp THCS

Một số bài báo khoa học có kết quả nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến định hướngvận dụng thực tiễn, triển khai như:

- Tác giả Đỗ Ngọc Thống (2015) trong [17] đã đúc kết kinh nghiệm quốc tế vềHĐTN và liên hệ với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam

- Đinh Thị Kim Thoa (2015), HĐTN sáng tạo - Hoạt động quan trọng trongchương trình Giáo dục phổ thông mới, Báo Giáo dục và thời đại số 4/2015

- Trần Văn Tính (2015), Đánh giá NL người học qua HĐTN sáng tạo, Báo Giáodục và thời đại số 6/2015 nghiên cứu việc đánh giá năng lực người học qua hoạt động trảinghiệm sáng tạo

- Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các HĐTN sáng tạo trong nhà trườngphổ thông”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 113 (02/2015), bàn đến những hình thức tổchức các HĐTN sáng tạo trong nhà trường phổ thông

- Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung (2015), “Quan niệm về HĐTN sáng

Trang 24

tạo và một số hình thức tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông”, Tạp chí Khoa họcgiáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra quan niệm về HĐTN sáng tạo và một

số hình thức tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông

Về sách chuyên khảo có Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trườngphổ thông, Nguyễn Thị Liên, NXB Giáo dục Việt Nam

Như vậy hoạt động trải nghiệm trong giáo dục đang được chú trọng và quan tâmhơn trong vài năm trở lại đây Những công trình đã được các tác giả vận dụng lý luận vềhoạt động trải nghiệm trong nhiều lĩnh vực, phạm vi và các mức độ khác nhau Tuy nhiênnhững nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm trong môn Toán của trường THCS vẫn cònchưa phong phú và đầy đủ

1.2 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán

1.2.1 Các thành tố cốt lõi của năng lực toán học và yêu cầu cần đạt về năng lực toán học

Như đã nêu ở trên, bản chất của giáo dục theo tiếp cận năng lực là lấy năng lực làm

cơ sở (tham chiếu) để tổ chức chương trình và thiết kế nội dung học tập Điều nàycũng

có nghĩa là năng lực của học sinh sẽ là kết quả cuối cùng cần đạt được của quá trình dạyhọc hay giáo dục Nói cách khác, thành phần cuối cùng và cơ bản của mục tiêu giáo dục

là các phẩm chất và năng lực của người học Năng lực vừa được coi là điểm xuất phátđồng thời là sự cụ thể hoá của mục tiêu giáo dục Vì vậy, những yêu cầu về phát triểnnăng lực học sinh cần được đặt đúng chỗ của chúng trong mục tiêu giáo dục

Tiếp cận về năng lực môn toán theo cách nghiên cứu các thành tố của nó cũng làcách tiếp cận phổ biến của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới Vì vậy, chúng tôiquan niệm năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luậntoán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lựcgiao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Khi mô tả mỗi thành tố năng lực toán học người ta sử dụng những thuật ngữ nhằmdiễn tả: Chúng ta mong muốn, kì vọng học sinh có thể làm được gì, có thể giải quyếtđược vấn đề gì, sau một năm học hoặc sau một cấp học, nghĩa là có thể hình thành được

ở HS những năng lực gì Muốn vậy, trước hết phải hướng đến người học, phải xuất phát

từ người học, hiểu người học và việc học Các tiêu chí, chỉ báo về năng lực toán học

Ngày đăng: 27/12/2024, 12:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w