1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chuyên đề vật lí trong một số ngành nghề nhằm hướng nghiệp cho học sinh

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức Hoạt động Trải nghiệm trong Dạy học Chuyên đề “Vật lí trong Một Số Ngành Nghề” Nhằm Hướng Nghiệp cho Học Sinh
Tác giả Lã Thị Oanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Vật lý
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÃ THỊ OANH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ” NHẰM HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LUẬN

Mục đích nghiên cứu

Tổ chức Hoạt động trải nghiệm dạy học chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh lớp 10.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp

+ Nghiên cứu mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức, yêu cầu đạt được của Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” - Vật lí 10

+ Nghiên cứu thực trạng: Phương pháp dạy học vật lí, thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh THPT

+ Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm, dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

Mục tiêu, nội dung, logic kiến thức, tiến trình dạy học và phương pháp dạy học các kiến thức về Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” – Vật lí 10

Học sinh khối 10, học tự chọn bộ môn Vật lí

Hoạt động trải nghiệm dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” – Vật lí 10

Hoạt động hướng nghiệp cho HS trong các trường THPT.

Vấn đề nghiên cứu

Ba vấn đề cơ bản dưới đây sẽ được Đề tài tập trung nghiên cứu:

+ Hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THPT

+ Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT

+ Nội dung, yêu cầu cần đạt được khi dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề”.

Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” bằng các Hoạt động trải nghiệm thì sẽ hướng nghiệp tốt cho học sinh, giúp học sinh tìm được ngành nghề trong tương lai phù hợp với thiên hướng bản thân.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

+ Hoạt động giáo dục trải nghiệm ở bậc THPT

+ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở bậc THPT

+ Nội dung và yêu cầu đạt được khi dạy học chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” – Vật lí 10.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

+ ngh u n c t i : Đề tài phát triển lý luận về phương pháp dạy học Vật lí; lý luận về tổ chức Hoạt động trải nghiệm và sự hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông

Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học Chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” bằng cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học, lý luận về hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông

+ Phương pháp nghiên cứu th c ti n (điều tra, quan sát, chuyên gia )

- Nghiên cứu thực tiễn việc dạy và học trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp; dạy học chuyên đề “Vật lí trong một số ngành nghề” – Vật lí 10, ở trường trung học phổ thông

- Tham khảo các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, chuyên gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và các bạn đồng nghiệp ở trường trung học phổ thông

+ Phương pháp th c nghiệm sư phạm

Chọn hai lớp khối 10, lớp dạy học trên lớp không đi trải nghiệm là lớp đối chứng và lớp học có tổ chức đi trải nghiệm là lớp thực nghiệm Tổ chức dạy học chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” ở lớp thực nghiệm theo các kế hoạch dạy học đã được thiết kế trong đề tài này

Phân tích kết quả định tính, định lượng, đối chiếu với mục tiêu và giả thuyết khoa học đưa ra đánh giá về hiệu quả của đề tài

+ Phương pháp thống kê toán học

Nhằm phân tích, đánh giá kết quả điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm.

Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm dạy học chuyên đề “Vật lí trong các ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUHoạt động trải nghiệm

1.2.1 Hoạt ộng trải nghiệm gì?

Hoạt động: Theo quan điểm của triết học thì đó là quá trình con người thực hiện các quan hệ của mình với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân hoạt động được hiểu là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh nhằm tạo ra sản phẩm vừa hướng ra thế giới vừa hướng tới con người

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là : bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.[9]

Hoạt động học tập, là quá trình hoạt động có mục đích dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn, cố vấn của người dạy, người học có ý thức, có động cơ và mang tính tự giác nhằm đạt được mục tiêu học tập Hoạt động học tập là quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của người học, mà tư duy chính là một yếu tố cơ bản của loại hình hoạt động này

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), là các quá trình tổ chức hoạt động của chuyên gia giáo dục nhằm hình thành năng lực, phẩm chất đạo đức cho người học thông qua hệ thống các biện pháp kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội để phát huy mặt tốt, khắc phục những hạn chế trong suy nghĩ và hành động của người học[15]

Trải nghiệm theo quan điểm của triết học là kết quả của sự tương tác giữa người học với thế giới khách quan mà người học sẽ rút ra kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí hay giúp cho mỗi con người phát triển được về cả phẩm chất và năng lực [9]

Từ những định nghĩa trên có thể định nghĩa về trải nghiệm: là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia, tiếp xúc, hoạt động, làm việc, khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức và là thành quả giá trị không chỉ để học tập mà còn là những khám phá thú vị để người học trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống

1.2.1.3 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Hoạt động trải nghiệm trong dạy học đã có lịch sử lâu đời trên thế giới với rất nhiều những định nghĩa khác nhau Với những biến động của xã hội, theo thời gian khái niệm này cũng có những sự thay đổi nhất định

Khoảng hơn 500 năm trước Công nguyên, Khổng Tử một nhà Triết học, nhà Nho, người thầy vĩ đại đã đưa ra quan điểm về dạy học và là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của học trải nghiệm: Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên

Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu

Trước Công nguyên khoảng 380 năm, Aristotle đã đưa ra quan điểm về dạy học theo hướng trải nghiệm là: Chúng ta phải học trước khi làm được chúng thì chúng ta học bằng cách thực hiện chúng

Cuối thế kỉ thứ XX nhà nghiên cứu giáo dục David Kobl người Mỹ đưa ra hệ thống lý thuyết là quá trình học thông qua phản ánh thực tiễn khi thực hiện Định nghĩa theo UNESCO thì học trải nghiệm là quá trình phát triển phẩm chất và năng lực dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm đã từng có [17]

Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, HĐTN là HĐ GD tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế có sự định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực

10 hiện của nhà GD HS có điều kiện thể nghiệm các cảm xúc tích cực, huy động tổng hợp KT, KN của các môn học, khai thác được những kinh nghiệm đã có để thực hiện những nhiệm vụ hoặc giải quyết những vấn đề trong nhà trường, các vấn đề của thực tiễn đời sống gia đình, XH phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết và có sự sáng tạo cá nhân [3]

Tóm lại HĐTN trong dạy học là: quá trình hoạt động dưới sự thiết kế, hướng dẫn của GV, HS khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy

1.2.2 Đặc iểm, v i trò c hoạt ộng trải nghiệm trong dạy học V t í 1.2.2.1 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm

- HĐTN không phải là một môn học mà là HĐ GD được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động

- Nội dung có sự tích hợp của nhiều môn học, nhiều nội dung, nhiều kĩ năng, nhiều lĩnh vực

- HĐ phát triển được các NL và phẩm chất thiết thực gần với thực tế, giúp người học có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống dễ dàng, thuận lợi hơn

- Phạm vi, hình thức tổ chức HĐTN đa dạng, phong phú

- Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, chiêm nghiệm về kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng, cảm xúc

- HS được lựa chọn HĐ cho cá nhân phù hợp với NL và sở trường của cá nhân giúp HS phát triển được NL cá nhân và NL chuyên biệt

- HĐ cần sự phối hợp của nhiều lực lượng giáo dục từ nhà giáo dục, xã hội, nhà trường, gia đình

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động trải nghiệm

Một số khái niệm liên quan tới hướng nghiệp

Nghề nghiệp là lĩnh vực hoạt động lao động mà người lao động được đào tạo có kiến thức, kĩ năng sẽ vận dụng trí tuệ hay cơ bắp của mình để làm ra sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội

Nghề nghiệp luôn chứa bên nó một hệ thống các giá trị cốt lõi của nghề như: tri thức nghề, kỹ năng nghề, năng lực nghề, đạo đức, phẩm chất

Các giá trị này có thể có được do tích lũy qua trải nghiệm hoặc được đào tạo trong các cơ sở giáo dục

Nhờ có hoạt động nghề con người có thể duy trì, phát triển cuộc sống cá nhân cũng như sự tiến bộ xã hội Một số thay đổi trong các ngành nghề sẽ diễn ra khi con người và xã hội phát triển Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhiều nghề sẽ mất đi và nhiều nghề phát triển cũng như sự sinh ra của nhiều nghề mới [8]

Theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của xã hội thì lực lượng lao động cũng ngày càng phát triển và biến động buộc thế hệ trẻ cần có sự chuẩn bị thật kỹ để đối mặt với những thách thức trong tương lai, khi mà nghề nghiệp cá nhân sẽ ngày càng đa dạng, tích hợp và phân hóa mạnh mẽ Vì vậy, trang bị các năng lực hành nghề để có thể đáp ứng đòi hỏi của công việc và vận dụng trong nhiều lĩnh vực là yêu cầu cấp bách đối với thế hệ trẻ hiện nay Để đáp ứng được điều đó cần phải có sự hướng nghiệp giúp thế hệ trẻ tìm ra nghề nghiệp phù hợp với thiên hướng bản thân Vậy hướng nghiệp là gì?

- Theo quan điểm của tổ chức Khoa học Giáo dục Văn hóa Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1970 thì: hướng nghiệp là giúp cho cá nhân HS hiểu về năng lưc, sở thích,… của bản thân từ đó phát triển, hoàn thiện năng lực đó để tìm được nghề phù hợp và hoạt động chuyên môn phục vụ đời sống bản thân cũng như phát triển xã hội.[6]

- Hướng nghiệp trong luật Giáo dục năm 2019, đã nêu đó là hệ thống các biện pháp, HĐ cả bên trong và ngoài nhà trường nhằm giúp HS có những kiến thức về nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp dựa trên NL bản thân và nhu cầu xã hội.[11]

Như vậy có thể hiểu hướng nghiệp trong trường phổ thông là HĐ giáo dục do các tập thể sư phạm thiết kế, tổ chức nhằm giúp học sinh hiểu về năng

20 lực, sở thích bản thân, hoàn cảnh sống, thể lực, …hiểu về ngành nghề và đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp với thiên hướng bản thân từ đó hoàn thiện bản thân để phát triển nghề nghiệp phục vụ cá nhân và xã hội

Ba nhiệm vụ của HĐ HN phải thực hiện:

- Thứ nhất, giúp HS hiểu rõ về bản thân( năng lực, sở thích, cá tính, hoàn cảnh gia đình - xã hội, thể lực,…) từ đó HS hiểu về giá trị bản thân và có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai

- Thứ hai, giúp HS hiểu biết về ngành nghề với những yêu cầu về tri thức, kĩ năng, thái độ cần có đối với nghề, đặc biệt với ngành nghề mà cá nhân mong muốn lựa chọn trong tương lai Cung cấp thông tin, phân tích thông tin về thị trường lao động tại địa phương hay xã hội để HS hiểu rõ

- Thứ ba, giúp HS đưa ra được quyết định chọn nghề phù hợp thiên hướng bản thân dựa trên mong muốn, năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản thân và những yêu cầu nghề nghiệp [8], [9], [10], [13]

Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giúp HS lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp phát huy được năng lực, sở trường có thể đạt đỉnh cao trong sự nghiệp có cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và cống hiến cho sự phát triển của xã hội.[5]

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp có thể thực hiện trong nhiều môi trường khác nhau như: trường học, các trung tâm việc làm, gia đình, công ty, Giáo dục hướng nghiệp không chỉ cần thiết cho học sinh mà còn dùng cho tất cả các cá nhân mọi lứa tuổi

Trong trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là sự tuyên truyền, giáo dục, điều chỉnh, tạo động cơ, hứng thú, sự phấn đấu của học sinh nhằm hoàn thiện mình, có thể lựa chọn nghề phù hợp thiên hướng bản thân và thúc đẩy sự cống hiến, thành công, hạnh phúc trong nghề nghiệp tương lai

Bước 1: Hướng dẫn HS khám phá về bản thân như sở thích, cá tính, thể lực, năng lực, hoàn cảnh gia đình và xã hội,… Thông qua những bài tập trắc nghiệm, suy ngẫm, và tư vấn Để trả lời cho câu hỏi “ Em là ai?”

Vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của hướng nghiệp cho học sinh THPT

1.4.1 V i trò c hướng nghiệp cho học sinh THPT 1.4.1.1 i p học sinh hiểu về thị trư ng nghề nghiệp, đặc điểm và yêu c u của nghề nghiệp

Học sinh muốn lựa chọn được đúng nghề phù hợp với bản thân trong tương lai cần phải hiểu biết rộng, phong phú, đầy đủ về nhiều ngành nghề khác nhau Với với sự hiểu biết tường tận về đặc điểm và yêu cầu của mỗi ngành nghề như: Thông tin về đối tượng, phương pháp, phẩm chất, tâm sinh lý, Sức khỏe cũng như xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai…Khi có sự hiểu biết rõ ràng như vậy học sinh sẽ có cơ sở để lựa chọn nghề mà không mắc sai lầm hay lựa chọn theo cảm tính, theo xu hướng đám đông

Học sinh sẽ không thể có định hướng hành động hay lựa chọn nghề trong tương lai nếu như không biết trong xã hội có những ngành nghề nào, tính chất, nội dung, yêu cầu nghề đó ra sao, cơ hội việc làm sau khi được đào tạo nghề như thế nào và sự thay đổi trong tương lai của nghề đó

1.4.1.2 i p học sinh đánh giá đư c các đặc điểm của thị trư ng lao động:

Hiện nay với tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ của xã hội có rất nhiều ngành, nghề có nguy cơ bị thay thế hay biến mất cũng như sự xuất hiện và phát triển của rất nhiều những ngành, nghề mới Do đó, các bạn học sinh phải có kiến thức để đánh giá và xác định được trong tương lai, tỉ lệ cạnh tranh nghề là cao hay thấp, ngành nghề mình định chọn có nguy cơ bị bão hòa hay không, thị trường lao động và xu hướng việc làm là tăng hay giảm, hoặc mức thu nhập bình quân mà mình có thể nhận được ra sao,…

Nếu thiếu thông tin về thị trường lao động thì không những sẽ gây ra những khó khăn thậm chí gây sai lầm cho HS trong việc chọn nghề và học nghề Tạo ra những khó khăn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, phương hướng đào tạo lao động và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi có đội ngũ lao động phù hợp

Như vậy từ thực tế cho thấy hoạt động hướng nghiệp rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân và toàn xã hội và để làm tốt được hoạt động này cần sự hiểu biết về các thông tin của thị trường lao động như: Thông tin về sự nguồn đào tạo và cung cấp lao động; thông tin về nhu cầu lao động; tin về giá lao động và thông tin về hệ thống các công cụ để điều khiển các quan hệ trong lao động, thông tin về sự thay đổi thị trường lao động trước kia và dự đoán trong tương lai Khi có sự hiểu rõ về các thông tin này có thể phân tích và định hướng nghề cho học sinh

Thị trường lao động phản ánh sự phát triển của xã hội như nhu cầu lao động, loại hình lao động Khu vực có sự phát triển mạnh mẽ, đầu tư xã hội tăng, nhu cầu về chất lượng, số lượng lao động cũng tăng theo, ngược lại, khi đầu tư giảm, nhu cầu về lao động cũng giảm theo Giá cả lao động sẽ giảm khi nguồn cung tăng nhu cầu giảm, giá trị của sức lao động giảm, ngược lại giá lao động sẽ tăng khi nguồn cung giảm, nhu cầu tăng và giá trị của sức lao động tăng…

Trong nền kinh tế thị trường, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước điều tiết thị trường lao động theo quy luật cung cầu của thị trường, sức lao động sẽ được điều tiết thông qua hệ thống giá sức lao động

Các công cụ điều tiết thị trường lao động nhằm làm cho thị trường lao động hoạt động có hiệu quả

Thông tin về thị trường lao động trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như có thể thực hiện qua các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường, sinh hoạt lớp, thông qua các buổi thực tế trải nghiệm hay hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin qua các kênh sách báo, đài phát thanh, truyền hình, các chương trình thông tin quảng cáo…

Từ những thông tin thu thập được học sinh biết nên đi học những ngành nghề nào mà xã hội đang cần, mình phải có phẩm chất gì để đáp ứng những yêu cầu đó

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp không chỉ là định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngày hôm nay mà còn là sự định hướng, lựa chọn nghề nghiệp bền vững, lâu dài cho học sinh trong tương lai Do vậy, Việc hướng nghiệp cần phải có nghiên cứu dự báo về sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường lao động trong các giai đoạn dài 5 năm, 10 năm… [14]

1.4.1.3 i p học sinh tự đánh giá đư c năng lực, khả năng của bản thân Để giúp HS lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân thì vai trò của giáo dục hướng nghiệp phải hướng tới mục tiêu giúp cho học sinh phát hiện năng lực bản thân Thông qua các phương pháp và công cụ như dựa trên các phép đo tâm sinh lý vào các thời điểm thích hợp và quá trình đối chiếu, so sánh năng lực, nguyện vọng, sở thích của bản thân với những đặc điểm, yêu cầu, tính chất của một nghề nghiệp để tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp Những thông tin về đặc điểm, khả năng của bản thân mình HS sẽ nhận ra được qua các HĐ TNHN

HĐ TNHN giúp HS phát hiện năng lực bản thân Vai trò của hướng nghiệp với các công cụ đo đạc và đánh giá quyết định sự phát triển của bản thân khi đã hiểu rõ và đúng về bản thân Muốn HS đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp mong muốn để từ đó lựa chọn nghề nghiệp tương lai thì công tác hướng nghiệp nhà trường phải phân tích cho học sinh những thông tin của các em về các mặt như y học, khả năng, thiên hướng, khả năng học tập… Hiểu biết học sinh càng đa dạng càng dễ có điều kiện để làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh [13], [14]

1.4.1.4 i p học sinh đưa ra các quyết định lựa chọn nghề ph h p

HS cần phải biết rõ thông tin về nghề nghiệp, về thị trường lao động và về bản thân là những yếu tố quan trọng mang tính quyết định để lựa chọn nghề phù hợp Tuy nhiên, còn nhiều HS, sau khi tốt nghiệp THPT, đã không biết mình phải học tiếp ở trường nào, lĩnh vực nghề nghiệp nào là phù hợp…

Lúc này rất cần các chuyên gia giáo dục hướng nghiệp giúp đỡ HS

Giáo dục hướng nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tự xem xét hoàn cảnh, điều kiện, hứng thú, nhu cầu, nhận thức, khả năng của mình; đối chiếu mình với nghề nghiệp và thị trường lao động để tự chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp

1.4.2 Mục tiêu c giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025, trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho thấy công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông là rất quan trọng, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững Khi được hướng nghiệp, HS sẽ có lựa chọn trường đào tạo, nghề đào tạo phù hợp với thiên hướng bản thân góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ chất lượng nguồn lực bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội và hội nhập quốc tế

1.4.3 ngh c giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

Thực trạng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học nhằm hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT nghiệp cho học sinh ở trường THPT

1.5.1 Mục ích tìm hiểu th c trạng

Hiểu rõ về thực trạng của việc tổ chức hoạt trải nghiệm dạy học nhằm hướng nghiệp cho học sinh trong trường THPT Từ đó có những sự chuẩn bị, đề xuất phương án tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học chuyên đề “ Vật Lí trong một số ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh

28 Đề tài đã tiến hành tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức hoạt động trải nghiệp dạy học, hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT trong huyện Ứng Hòa và Thanh Oai, đặc biệt tại trường THPT Trần Đăng Ninh; đồng thời rút kinh nghiệm và xây dựng tiến trình dạy học phù hợp với phương án đề xuất nhằm hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm dạy học

1.5.2 Phương pháp tìm hiểu th c trạng

+ Tìm hiểu, trao đổi, thu thập thông tin từ lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, tổ trưởng, nhóm trưởng, các thầy cô giáo về hoạt động trải nghiệm nhằm hướng nghiệp; tham dự các buổi trải nghiệm, hướng nghiệp do các nhà trường tổ chức; tham quan thực tế các môi trường làm việc của các ngành nghề khác nhau

+ Trao đổi với ban tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để tìm hiểu những khó khăn khi tổ chức hoạt động hướng nghiệp

+ Trao đổi, tìm hiểu học sinh về định hướng nghề tương lai; Yêu thích nghề gì? Đặc điểm, yêu cầu của nghề yêu thích? Có năng khiếu và sở trường là gì? Vì sao lại thích nghề đó? Điều kiện hoàn cảnh của bản thân có cho phép theo nghề đó không? Đã làm gì để đạt mục tiêu yêu thích? …

1.5.3 Kết quả i u tr th c trạng việc tổ chức dạy học trải nghiệm nhằm hướng nghiệp giúp học sinh nh n r ược một số ng nh ngh phù hợp với thiên hướng bản thân

Qua quá trình tìm hiểu, dự giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tôi thu được:

+ Các trường THPT khu vực Thanh Oai, Ứng Hòa, thành phố Hà Nội như trường THPT Thanh Oai B, THPT Trần Đăng Ninh, huyện Ứng Hòa là những trường có bề dày lịch sử, thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội Tuy nhiên các trường THPT cùng khu vực thuộc các địa phương có kinh tế phát triển

29 chậm, thuần nông đa số các gia đình chưa quan tâm hay không có sự hiểu biết rõ về các ngành nghề để định hướng cho con em sau khi ra trường phần chính việc chọn nghề trong tương lai do các em chọn theo cảm tính không có căn cứ khoa học hay tìm hiểu rõ về bản thân và các ngành nghề trong xã hội

+ Việc tổ chức dạy học trải nghiệm đã được Bộ GD&ĐT quan tâm từ những năm trước đây Tuy nhiên giáo dục trải nghiệm trước đây chỉ là sự định hướng, khuyến khích để các trường chủ động tiến hành theo điều kiện từng trường, do vậy có nhiều trường chỉ làm 1-2 buổi và diễn ra một cách tự phát nên hoạt động trải nghiệm chưa thực sự đạt hiệu quả cao; năm 2022 môn giáo dục trải nghiệm được đưa vào môn học bắt buộc với thời lượng chương trình rõ ràng nhưng lại căn cứ vào thực tế địa phương và đây là chương trình mới nên việc thực hiện còn lúng túng và triển khai dưới hình thức chưa phải tối ưu nhất để có thể đạt được mục tiêu tốt nhất

+ Thông qua các phiếu hỏi khảo sát ý kiến của hơn 50 giáo viên trong huyện Ứng Hòa và Thanh Oai, gần 60 HS của các lớp khác nhau thuộc khối 10 Tổng hợp kết quả điều tra (Phụ lục)

1.5.3.2 Thống kê ý kiến chuyên gia, phiếu khảo sát V huyện Ứng Hòa, Thanh Oai và HS THPT Tr n Đăng Ninh, thành phố Hà Nội

Theo quan điểm của P S.TS Đinh Thị Kim Thoa – chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm cho biết riêng trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chương trình sẽ giúp học sinh tìm hiểu các nghề nghiệp từ truyền thống, địa phương, hiện đại ; tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động Chương trình còn giúp học sinh khám phá những phẩm chất, năng lực sở trường; những hứng thú nghề nghiệp và có những định hướng để giúp học sinh rèn luyện những phẩm chất, năng lực tương ứng với nghề nghiệp mà các em mong muốn Để thực hiện điều này, chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng gợi ý một số hình thức tổ chức như: trải

30 nghiệm thực tiễn nghề nghiệp trong các làng nghề, trong các cơ quan, tổ chức; tự rèn luyện bằng cách xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch phát triển bản thân và rất nhiều các hoạt động khác để phát triển sự tự tin, năng động, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm [20]

Câu1 Quan điểm của thầy( cô) về dạy học trải nghiệm? Đồ thị 1.1 Quan điểm của th y cô về tổ chức hoạt động trải nghiệm

Kết quả này cho thấy đã có 75% giáo viên được hỏi đã hiểu đúng về hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương trình hiện hành

Câu 2 Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm? Đồ thị 1.2 Khó khăn trong tổ chức hoạt động trải nghiệm?

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học đối với các giáo viên của huyện Ứng Hòa và Thanh Oai còn gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt kinh nghiệm tổ chức hoạt động là chưa nhiều nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong thời điểm hiện tại đối với giáo viên của khu vực là rất ý nghĩa, nó giúp cho các thầy cô có thêm những kiến thức và kinh nghiệm dạy học

Câu 3 Học sinh có hứng thú khi thầy cô tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học không? Đồ thị 1.3 HS có hứng th với hoạt động trải nghiệm không?

Từ việc điều tra cho thấy HS rất hứng thú học tập khi các thầy cô tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học Hoạt động trải nghiệm sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đạt mục tiêu dạy học, đặc biệt giúp học sinh phát triển đầy đủ các năng lực và phẩm chất trong học tập

Câu 4 Thầy cô có đánh giá gì về hiệu quả của dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm Đồ thị 1.4 Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của hoạt động trải nghiệm

Cấu trúc và yêu cầu cần đạt của chuyên đề “Vật lí trong một số ngành nghề” ngành nghề”

2.1.1 Cấu trúc nội dung Chuyên đề học tập vật lí 10 nhằm giúp phát triển phẩm chất, năng lực của người học, là cơ sở giúp HS giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như đời sống thực tiễn Thông qua các hoạt động học tập của chuyên đề không những hình thành và phát triển các năng lực khoa học nói chung và vật lí nói riêng mà đồng thời mang đến sự đam mê, động cơ, động lực học tập Đặc biệt chuyên đề “Vật lí trong một số ngành nghề” sẽ giúp cho học sinh có những định hướng phát triển trong tương lai, chuyên đề này gồm các nội dung học tập cần thiết và thiết thực đối với học sinh THPT để có cơ sở khoa học giúp phát triển năng lực đặc thù : năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp để lựa chọn đúng nghề nghiệp phù hợp với thiên hướng bản thân

Sơ lược sự phát triển của vật lí học

Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí

Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

Hình 2.1: Cấu tr c nội dung chuyên đề Vật lí trong một số ngành nghề

2.1.2 Yêu cầu cần ạt c chuyên “V t í trong một số ng nh ngh ”

Chuyên đề này sẽ cung cấp cho HS một bức tranh về lịch sử hình thành và phát triển của vật lí học, giúp HS tìm hiểu một số lĩnh vực nghiên cứu của vật lí và giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề Chuyên đề với các mục tiêu học tập cần đạt như sau:

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Sự hình thành và phát

- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án và thực hiện được nhiệm vụ học tập để:

+ Nêu được sơ lược sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm

+ Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của Vật lí học

+ Liệt kê được một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển

+ Nêu được sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lí hiện đại

+ Liệt kê được một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

Giới thiệu các lĩnh vực nghiên

- Nêu được đối tượng nghiên cứu; liệt kê được một vài mô hình lí thuyết đơn giản, một số phương pháp thực nghiệm của một số lĩnh vực chính của vật lí hiện đại.

Ứng dụng của

vật lí trong một số lĩnh vực

- Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực (quân sự; công nghiệp hạt nhân; khí tượng; nông nghiệp, lâm nghiệp; tài chính; điện tử; cơ khí, tự động hóa; thông tin, truyền thông; nghiên cứu khoa học)

- Thực hiện được nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa học đã được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới

2.2 Xây dựng kế hoạch dạy học, hoạt động trải nghiệm trong chuyên đề

“Vật lí trong các ngành nghề”

Việc hướng nghiệp cho học sinh THPT như đã được đề cập là việc vô cùng quan trọng Để có thể làm tốt vệc này, đầu tiên cần giúp học sinh hiểu về bản thân như sở thích, năng lực, điều kiện, hoàn cảnh… (trả lời phiếu hỏi điều tra về bản thân) Sau đó cho học sinh trải nghiệm, tìm hiểu về một số ngành nghề (những yêu cầu cần thiết đối với nghề, xu hướng phát triển trong tương

41 lai của nghề) từ đó có cơ sở để định hướng nghề phù hợp với bản thân và có mục tiêu trong học tập rõ ràng

Hoạt động trải nghiệm dạy học hiện tại, theo khảo sát cho thấy tính hiệu quả rất cao trong việc đạt mục tiêu kiến thức của bài học và đặc biệt là mục tiêu hướng nghiệp Môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm mà hoạt động trải nghiệm là con đường giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực Do vậy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm là việc cần thiết trong dạy học vật lí Tuy nhiên để tổ chức hoạt động dạy học thành công cần có sự quan tâm, tham gia và hỗ trợ từ ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, các thầy cô giáo, các phụ huynh và các doanh nghiệp địa phương…Cần sự đầu tư về thời gian chuẩn bị của người dạy, sự nghiêm túc và nỗ lực của người học

Với khu vực huyện Thanh Oai và Ứng Hòa là hai huyện ngoại thành với nhiều khó khăn về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp, rất nhiều người ở độ tuổi lao động phải đi làm thuê ở nội thành Tuy nhiên ở Ứng Hòa lại mới có mô hình làm nông nghiệp công nghệ cao và đang phát triển rất mạnh, mang lại nhiều giá trị về kinh tế cho người dân; hay tương tự như vậy ở

Thanh Oai thì làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thanh Thùy rất phát triển và nổi tiếng, ở đây nền kinh tế phát triển cũng rất mạnh Chính vì đặc điểm địa phương như vậy nên tác giả lựa chọn cho học sinh tìm hiểu về nghề nông nghiệp, điêu khắc gỗ mỹ nghệ và ngành rất quan trọng ở mọi nơi là ngành Y nhằm giúp học sinh hiểu rõ về các làng nghề của địa phương, có thể có những tham gia, đóng góp, góp phần vào sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội tại địa phương

2.2.1 Kế hoạch tổ chức hoạt ộng trải nghiệm 1: “V t í trong nông nghiệp”

Bước 1: Xác định mục tiêu

- Giúp HS hiểu rõ về bản thân (năng lực, sở thích, cá tính, hoàn cảnh gia đình - xã hội, thể lực,…) HS hiểu về giá trị bản thân và có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai

- Giúp HS hiểu rõ về nghề nông, ứng dụng vật lí trong nông nghiệp

- Giúp HS hiểu biết về nông nghiệp, những ngành công nghiệp đi kèm (công nghệ gen tạo giống mới, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp, maketing sản phẩm, tác động tới môi trường…) với những yêu cầu về tri thức, kĩ năng, thái độ cần có đối với nghề, đặc biệt với những học sinh mong muốn lựa chọn làm nông nghiệp trong tương lai

- Giúp HS đưa ra được quyết định chọn nghề phù hợp thiên hướng bản thân, dựa trên mong muốn, năng lực, điều kiện hoàn cảnh gia đình và xã hội

Bước 2: Đặt tên cho các hoạt động “Vật lí trong nông nghiệp”

Bước 3: Xác định nội dung và hình thức của hoạt động

Nội dung thực hiện Hình thức

+ Tìm hiểu về bản thân

+ Điều tra thực trạng ứng dụng vật lí trong nông nghiệp:

- Thăm quan trải nghiệm mô hình trồng rau, quả theo lối truyền thống tại địa phương nói chung và mô hình trồng rau sạch trong nhà màng có ứng dụng công nghệ khoa học

- Phỏng vấn người dân về cách thức trồng và chăm sóc lúa, rau, quả…

- Phỏng vấn các kỹ sư nông nghiệp về ứng dụng khoa học vào nông nghiệp (Hệ thống tưới tiêu, đo nhiệt độ, đo ánh sáng, giống cây lai tạo, độ an toàn của thực phẩm, tác động tới môi trường )

- Phỏng vấn về thu nhập của người làm nông nghiệp

+ Trả lời câu hỏi điều tra bản thân + Tham quan trải nghiệm trồng rau quả tại các nhà vườn ở địa phương

+ Phỏng vấn người nông dân và kỹ sư nông nghiệp

2 Quan sát, đánh giá, phản hồi

+ Báo cáo sản phẩm thu hoạch “ Những ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp”

+ Các nhóm nhận xét, góp ý, bổ sung cho nhau để hoàn thiện lại sản phẩm

+ Trình bày sự cần thiết phải ứng dụng vật lí vào nông nghiệp để nâng cao chất

Báo cáo, thảo luận, đưa ra

43 lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường

+ Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp những phát hiện mới trong quá trình trải nghiệm

+ Thử nghiệm bản thân với nông nghiệp

+ Đưa ra định hướng nghề tương lai phù hợp với thiên hướng bản thân

Thử nghiệm trồng cây có ứng dụng công nghệ vật lí hoặc bán sản phẩm nông nghiệp ứng dụng khoa học…

Bước 4: Chuẩn bị hoạt động

- Để có thể thực hiện được các nội dung đã đưa ra cần chuẩn bị tốt các điều kiện diễn ra hoạt động như: Các tài liệu tham khảo có liên quan, cơ sở vật chất cần thiết, chuẩn bị về địa điểm, tài chính cần sử dụng…Đặc biệt cần phối hợp với các bên liên quan như gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng, các đơn vị địa phương, nhà vườn để đảm bảo an toàn cho học sinh và tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động

- Học sinh tham gia: 45 học sinh lớp 10A5

- Địa điểm: Cánh đồng trồng rau của xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

- Liên hệ phỏng vấn kỹ sư nông nghiệp và nông dân: Ông Lương Văn Định kĩ sư nông nghiệp thuộc xã Sơn Công và chủ vườn rau nhà lưới và ông Nguyễn Thế Hoan chủ nhà vườn cùng các bác nông dân

- Phân công nhiệm vụ cho nhóm cụ thể

- Thời gian: 4 tiết học, 1 buổi trải nghiệm và 2 tuần ở địa phương tự trải nghiệm và làm nhiệm vụ nhóm

- Trao đổi, khảo sát trước và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động

Thiết kế hoạt động một cách chi tiết là khâu quan trọng đảm bảo cho sự thành công của hoạt động Với nội dung này nhiệm vụ học tập cho các nhóm là các phiếu học tập và sản phẩm thiết kế ứng dụng vật lí vào nông nghiệp

Hoạt động 1: Trải nghiệm cụ thể

- Khám phá bản thân bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi do giáo viên đưa ra

- Tham quan các mô hình nông nghiệp tại địa phương

- Điều tra phỏng vấn các kỹ sư và các bác nông dân về đặc điểm, yêu cầu trong làm nghề nông nghiệp

- HS 2 nhận thấy được những ứng dụng, vai trò của vật lí trong nông nghiệp

- Biết về các yêu cầu của nghề nông có ứng dụng khoa học công nghệ

- HS hiểu rõ về bản thân ( có khả năng làm những công việc gì: nông dân, kỹ sư nông nghiệp, maketing sản phẩm, thuyết trình, …) b Đị iểm: Tại lớp và tại địa phương sinh sống c Thời gi n: 1 buổi trải nghiệm và 2 ngày tại địa phương d Tiến trình c hoạt ộng:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Sản phẩm dự kiến

- Đưa phiếu hỏi trắc nghiệm tính cách học sinh

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM THỰC NGHIỆM SƢ PHẠMĐối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Đối tượng tiến hành thực nghiệm sư phạm là lớp 10A5 tại trường THPT Trần Đăng Ninh – Hà Nội (LĐC); Lớp 10A3 có thành tích học tập và hoạt động tập thể tương đồng như lớp 10A5 làm lớp đối chứng Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tác giả cùng các cộng sự đã tiến hành điều tra trước và sau khi thực nghiệm về các đặc điểm của bản thân học sinh, sự định hướng về nghề nghiệp tương lai, những hiểu biết về ngành nghề đã chọn So sánh kết quả sau khi thực hiện đề tài giữa LTN và LĐC

Phương thức thực nghiệm sư phạm

+ Trước khi tiến hành hoạt động TNSP tác giả đã xin ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong tổ chuyên môn và các thầy cô trong trường, các thầy cô giáo các trường bạn về mục đích, nội dung và hình thức tiến hành thực nghiệm

+ Chọn lớp 10A5 gồm 45 học sinh là lớp đại trà của nhà trường để tiến hành thực nghiệm sư phạm

+ Liên hệ với các bên có liên quan để có thể cho học sinh đi trải nghiệm thực tế tại các nhà màng trồng rau và các khu vực trồng rau lân cận; cơ sở y tế tại xã Hoa Sơn nơi đặt trụ sở trường; cơ sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ tại xã Thanh Thùy

3.3.2 Cách thức tổ chức th c nghiệm sư phạm

+ Trước tiên tác giả cùng các cộng sự tiến hành khảo sát học sinh để biết thực trạng việc định hướng nghề trong tương lai của học sinh căn cứ vào tiêu chí gì

+ Tiến hành TNSP giúp học sinh có thể hiểu rõ bản thân và hiểu rõ về một số nghề và sự phát triển trong tương lai của nghề từ những hiểu biết này học sinh có thể có những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề trong tương lai và từ đó có động cơ rõ ràng trong học tập Sau đó tiến hành khảo sát lại việc định hướng, lựa chọn nghề tương lai của HS

+ Tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm, điều chỉnh phù hợp để đạt kết quả cao Điểm số đánh giá các kỹ năng, năng lực trong quá trình học tập của học sinh được đánh giá theo rubric:

Trong đánh giá theo hướng phát triển năng lực, GV đã chọn hình thức xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric) là một bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà HS cần phải đạt được Trong đó có

68 cả phần đánh giá của giáo viên và học sinh, vì vậy cần tổng hợp và quy ra điểm (thang 10) như sau:

+ Bước 1: Giáo viên đánh giá kết quả của nhóm thông qua các tiêu chí hoạt động nhóm (đã xây dựng bảng 2.5) và phiếu học tập (quy thang điểm

10) GV cho điểm nhóm là điểm của cá nhân HS trong nhóm có được

+ Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm tự đánh giá điểm của mình, đánh giá điểm của các thành viên trong nhóm (theo các tiêu chí đã thành lập bảng 2.3 và 2.4)

+ Bước 3: Mỗi thành viên tính tổng điểm của giáo viên đã cho, cá nhân tự đánh giá, các thành viên trong nhóm đánh giá và chia tổng điểm trên cho số bài đánh giá thành phần sẽ được điểm của chính mình

+ Bước 4: Giáo viên và học sinh phản hồi, thống nhất các thông tin để kiểm tra lại các nội dung, trình tự thực hiện, cách thức thực hiện… Về tính hợp lý, khả năng thực hiện là việc rất quan trọng Nếu phát hiện vấn đề bất cập, sai sót cần điều chỉnh, thay đổi kịp thời và hợp lý

+ Cuối đợt TNSP, tác giả và cộng sự tiến hành phân tích kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học gồm:

- Bảng thống kê số điểm của hai lớp

- Vẽ đường đồ thị biểu diễn phần trăm đạt điểm x i - Ứng dụng Charts trong Microsoft Excel.

Kết quả quá trình thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1 Kết quả thu ược trước trải nghiệm

Trước khi tổ chức trải nghiệm, tác giả và cộng sự đã điều tra kết quả đầu vào của 2 lớp 10A3 và 10A5 kết quả như sau:

- Kết quả của năm học lớp 9

Bảng 3.1 Kết quả học tập trước khi tiến hành thực nghiệm

Giỏi Khá TB Tốt Khá TB

(5%) 0 Từ kết quả trên cho thấy 2 lớp có sự tương đồng về kết học tập

Cùng với kết quả điểm số thu thập được, thông qua điều tra thông tin từ sổ thi đua của Đoàn trường đầu năm lớp 10, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đều cho thấy kết quả thi đua hàng tuần của hai lớp tổng hợp trong các tuần học của hai tháng đầu năm là lớp 10A5 đứng thứ 7/14 và lớp 10A3 đứng thứ 9/14 Như vậy về hoạt động đoàn thể hai lớp tương đồng với nhau

Với kết quả như trên cho thấy hai lớp học sinh có chất lượng đồng đều trước khi thực nghiệm sư phạm

3.4.2 Kết quả thu ược trong quá trình th c nghiệm

- Ở lớp đối chứng (10A3): GV tiến hành dạy học không có hoạt động trải nghiệm: Gồm 6 tiết dạy trên lớp cho nội dung “ Giới thiệu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề”

- Ở lớp thực nghiệm (10A5): GV tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học với 3 ngành nghề nông nghiệp, ngành y, điêu khắc gỗ mỹ nghệ

- Với hai lớp GV đều chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí như nhau kết quả thu được như sau:

3.4.2.1 Kết quả học tập thu đư c với nội dung “Vật lí trong nông nghiệp”

+ Kết quả điểm số của hai lớp:

Bảng 3.2 Kết quả học tập chủ đề “Vật lí trong nông nghiệp”

Lớp điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10

Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm nội dung “Vật lí trong nông nghiệp”

Kết quả thu đƣợc của nhóm thực nghiệm

Hình 3.1 Hình ảnh phỏng vấn kỹ sư nông nghiệp

Hình 3.2 Mái vòm nhà màng

5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 50,00 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Mái vòm được thiết kế màng nilon trắng chống nước mưa trực tiếp nhưng lại cho ánh sáng đi qua, giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ mùa hè Hệ thống lưới thoáng xen kẽ tại vết gấp khúc giữa các phần mái giúp không khí lưu thông đón gió vào mùa hè, chống tốc mái khi có bão, ngăn các loại côn trùng vào đẻ trứng Hệ thống cột trụ được thiết kế đảm bảo chịu được lực tốt đảm bảo an toàn cho mái, gắn hệ thống tưới phun sương và dây cho cây leo

Hình 3.3 Hệ thống tưới tiêu tổng

Hệ thống tưới cung cấp nước cho cả khu vườn thông qua những ống dây được lắp đặt sau hệ thống Trong đó có áp kế đo áp lực cần thiết của nước để cung cấp cho các ống dây, đảm bảo cho hệ thống nhỏ giọt hay phun sương hoạt động theo nhu cầu cung cấp nước của cây Thông qua hệ thống không chỉ cung cấp nước tưới mà có thể pha chế phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật Ngoài ra với những nhà vườn áp dụng công nghệ cao có thể gắn hệ thống điều kiển tự động tưới và tự động pha phân bón theo đúng tỉ lệ, nhu cầu của cây

Hệ thống tưới nhỏ giọt (Hình 3.4) dùng khi cây có nhu cầu về nước qua bộ rễ mà không cần tưới qua lá Hệ thống phun sương (Hình 3.5) dùng khi cây có nhu cầu cần tưới qua lá

Hình 3.4 Tưới nhỏ giọt Hình 3.5 Tưới phun sương

Hình 3.6 Máy đo nhiệt độ Hình 3.7 Máy đo ánh sáng

Máy đo nhiệt độ theo dõi nhiệt độ trong nhà vườn, dùng theo dõi nhiệt độ sao cho phù hợp với nhu cầu của cây Máy đo ánh sáng để theo dõi ánh sáng phù hợp với cây thông qua hệ thống mái vòm hay đèn vào buổi tối

Hình 3.8 Thuyết trình của các nhóm

Hoạt động diễn đàn sôi nổi tại lớp học sau hoạt động trải nghiệm Các nhóm làm việc rất tích cực với sản tương đối đầy đủ và có những phát hiện chất lượng

Học sinh trực tiếp trải nghiệm với nông nghiệp: Trồng cây và thiết kế hệ thống tưới nước nhỏ giọt trong nhà màng

Hình 3.9 HS trải nghiệm Hình 3.10 Sản phẩm ống tưới nhỏ giọt của HS

Sản phẩm nông sản (dưa chuột) trồng có ứng dụng khoa học công nghệ trong nhà màng cho chất lượng, số lượng và sự an toàn cao hơn rất nhiều so với sản phẩm nông sản trồng bên ngoài nhà màng vì bên ngoài tác nhân gây bệnh nhiều và thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của cây

Hình 3.12 Sản phẩm dưa chuột trồng trong nhà màng

Hình 3.14 Sản phẩm s p lơ trồng trong nhà màng Hình 3.11 Sản phẩm dưa chuột trồng ngoài nhà màng

Hình 3.13 Sản phẩm s p lơ không trồng trong nhà màng

Cây rau được trồng trong nhà màng lên đều, đẹp, mất ít công chăm sóc, tốn ít phân hơn Cây trồng ngoài nhà màng do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi vì mưa nhiều ẩm gốc rồi lại nắng to, do vậy cây lên không đều và sâu bệnh chết rất nhiều

Kết luận kết quả hoạt động:

Với lớp không được hoạt động trải nghiệm thì HS không có sự tò mò, hứng thú trong quá trình học tập và hoạt động nhóm; không có những ý tưởng mới trong sản phẩm Chỉ những học sinh đi trải nghiệm thực tế mới phát hiện được việc ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ giúp giảm nhân công, tạo ra sản phẩm có chất lượng, năng suất cao, an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường do tiết kiệm nước tưới, rất hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và đặc biệt trong đất không có sinh vật gây hại lẩn trốn Những sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ thường mang lại thu nhập cao, ổn định cho nông dân vì có thể trồng được trái mùa không phụ thuộc vào thời tiết nên giá thành sản phẩm cao

3.4.2.2 Kết quả học tập thu đư c với nội dung “ Vật lí trong y học” Ở hai lớp 10A3 (LĐC) và 10A5 (LTN) + Kết quả học tập thu được của 2 lớp

Bảng 3.2 Kết quả học tập chủ đề “ Vật lí trong y học”

Lớp điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10 10A3 (LĐC) 8,89% 24,44% 42,22% 24,44% 0,00%

Biểu đồ 3.2 Phân bố điểm nội dung “Vật lí trong y học”

10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Với kết quả học tập thu được cho thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học chủ đề này đã mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc học sinh không được đi trải nghiệm Trong lĩnh vực y học khi được đi trải nghiệm học sinh được tận mắt thấy được những ứng dụng khoa học vào ngành y, đăc biệt được phỏng vấn nhân viên y tế HS thấy rõ vai trò của vật lí trong y học đã giúp giảm áp lực rất nhiều cho nhân viên y tế trong việc chuẩn đoán bệnh, hỗ trợ điều trị bênh Nhờ công nghệ giúp các bác sĩ có thể thấy rõ được bệnh của bệnh nhân từ đó đưa ra bện pháp điều trị đúng bệnh hiệu quả cũng như có những xử lý kịp thời cho bệnh nhân, giảm thiểu những trường hợp chuyển tuyến Nhờ sự chia sẻ của nhân viên y tế HS thấy được những lợi ích to lớn mang lại cho bệnh nhân từ sự hỗ trợ của công nghệ

+ Kết quả trải nghiệm của lớp thực nghiệm

Hình 3.15 HS tìm hiểu về nhiệt kế

Nhiệt kế là thiết bị nhỏ, dễ sử dụng nhưng lại rất hữu ích trong việc chuẩn đoán bệnh Nguyên lí hoạt động của nhiệt kế là ứng dụng các hiện tượng giãn nở vì nhiệt và sóng hồng ngoại của vật lí

Hình 3.16 Những hình ảnh trải nghiệm máy đo huyết áp

Máy đo huyết áp có thể dùng để kiểm tra huyết áp, nhịp tim, nghe phổi nhờ đó các bác sĩ có cơ sở để chuẩn đoán bệnh có liên quan chính xác và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời Máy đo huyết áp dựa trên hiện tượng vật lí là dòng máu gây ra áp lực tác dụng lên thành mạch máu và ống nghe vận dụng nguyên lý truyền âm

Hình 3.17 Kiểm tra tật của mắt

Hiện nay học sinh đang mắc các tật khúc xạ của mắt rất nhiều, việc đeo kính để khắc phục các tật của mắt là rất phổ biến Các loại kính cận thi, viễn thị, mổ mắt cận đều được ứng dụng tính chất vật lí về đường truyền của tia sáng

Kết luận kết quả hoạt động

Thông qua hoạt động trải nghiệm tại trạm y tế học sinh thấy được ứng dụng, vai trò của vật lí trong y học là rất quan trọng Những ứng dụng vào các thiết bị giúp chuẩn đoán và điều trị bệnh có vai trò quan trọng đối với các bác sĩ và bệnh nhân Học sinh được trực tiếp trải nghiệm dùng các thiết bị y tế từ đó tự thu nhận kiến thức một cách chủ động và có thể khám phá năng lực, sở thích, sở trường của bản thân và có mục tiêu trong học tập cũng như định hướng nghề trong tương lai

3.4.2.3 Kết quả học tập thu đư c với nội dung “Vật lí trong nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ”

+ Kết quả điểm số đánh giá theo rubic Ở hai lớp 10A3 (LĐC) và 10A5 (LTN)

Bảng 3.3 Kết quả học tập chủ đề “Vật lí trong nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ”

Lớp điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10

Biểu đồ 3.3 Phân bố điểm “Vật lí trong nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ”

10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Kết luận

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học vật lí được con người phát hiện ra từ thực tiễn khách quan và ứng dụng rộng rãi, trong mọi lĩnh vực đời sống Do vậy, dạy học vật lí chỉ trên sách vở hoặc sự truyền thụ một chiều sẽ không thể phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí là hết sức cần thiết, không thể thiếu trong sự phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học hiện nay tại các trường THPT ngoại thành vẫn còn gặp một số khó khăn như: Địa điểm trải nghiệm, điều kiện kinh tế, thời gian để chuẩn bị và thực nghiệm dài Dẫn đến những sự vất vả cho cả thầy cô và học sinh

Hướng nghiệp đối với học sinh THPT là vô cùng cần thiết đây là giai đoạn về đích của học sinh HS phải có định nghề nghiệp trong tương lai rõ ràng để tạo động cơ, mục tiêu trong học tập Việc lựa chọn đúng nghề sẽ giúp học sinh phát huy được hết phẩm chất năng lực và thành công, hạn phúc trong nghề; trường hợp học sinh chọn sai nghề sau khi ra trường làm việc trái nghề gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, thị trường lao động và trật tự xã hội

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chuyên đề “Vật lí trong một số ngành nghề” nhằm hướng nghiệp cho học sinh, với các hoạt động trải nghiệm tại địa phương Kết quả thực nghiệm thu được cho thấy, Đề tài đã giúp cho HS hiểu biết về các ứng dụng vật lí trong các ngành nghề tại phương mình; các em đã chủ động tìm tòi, khám phá và phát hiện những cái mới, cái riêng; được làm quen và tiếp xúc với nghề, thử sức với lao động, phát huy năng lực sáng tạo, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế,…Phát hiện năng lực bản thân và có định hướng nghề nghiệp tương lai cũng như có mục tiêu rõ ràng trong học tập Như vậy khắc phục mọi khó khăn về thời gian, địa điểm, kinh

86 phí, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu; tác giả đã thực hiện được mục đích và giả thuyết ban đầu “Nếu tổ chức dạy học chuyên đề Vật lí trong các ngành nghề bằng các hoạt động trải nghiệm thì sẽ hướng nghiệp tốt cho học sinh, giúp học sinh tìm được ngành nghề trong tương lai phù hợp với thiên hướng bản thân” Kết quả đạt được của đề tài đã tiếp thêm động lực để tác giả và các thầy cô giáo dạy Vậy lý ở trường THPT Trần Đăng Ninh tiếp tục khắc phục điều kiện khó khăn để có thể thực hiện thêm nhiều hoạt động trải nghiệm dạy học khác Tác giả thấy vui mừng, hạnh phúc khi đã giúp học sinh hứng thú trong học tập và phát triển được phẩm chất, năng lực, trưởng thành hơn sau hoạt động

Khuyến nghị

2.1 Đối với Nh trường Để tổ chức được hoạt động trải nghiệm thành công cần sự quan tâm giúp đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện từ lãnh đạo nhà trường như: Cho các thầy cô có cơ hội học tập tích lũy thêm kinh nghiệm; Cùng phối hợp với các bên liên quan tổ chức thêm nhiều hoạt động trải nghiệm dạy học khác nhằm hướng nghiệp cho học sinh

Cần học tập, trau dồi thêm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm

Cần mạnh dạn đổi mới, thay đổi tích cực để khơi dậy đam mê của HS với môn vật lí

Cần tìm hiểu, học hỏi các phương pháp, hình thức dạy học mới

Kết hợp liên môn để dạy học hiệu quả

2.3 Đối với cha mẹ HS v các c ượng giáo dục ngo i nh trường

Phối hợp cùng nhà trường và GV để giáo dục HS

Hỗ trợ về nhân lực và vật lực khi cho HS đi học tập TN

Tạo điều kiện cho con tham gia các HĐ vừa sức tại nhà để TN

Cùng GD và HN cho HS tại gia đình

HS cần xây dựng kế hoạch học tập và động cơ học tập đúng đắn

Tự rèn luyện bản thân cả ở nhà, ở trường cũng như ngoài xã hội

Có tìm hiểu và có những định hướng nghề rõ trong tương lai

HS tự đánh giá sau mỗi hoạt động mà bản thân đã tham gia để tiến bộ hơn

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Số 299-QĐ/TW, ngày 06/4/2010), Hồ Chí Minh Toàn tập, (Xuất bản lần thứ ba), Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật. Tập 3, tr 124 - 135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật. Tập 3
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, tr 01 – 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2018
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, môn Vật lí, năm 2018, tr1 – tr32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông, môn Vật lí
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐ D ngoài gi lên lớp, tr1 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐ D ngoài gi lên lớp
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2006
5. Chính phủ (2018), (Quyết định số 522/QĐ-TTg), Đề án “ iáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, tr 2 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án “ iáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2018
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Đối thoại Pháp - Á: Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam, Hà Nội, tr 1 - 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại Pháp - Á: Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Phạm Kim Chung, Phương pháp dạy học Vật lí ở trư ng THPT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017, tr15 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Vật lí ở trư ng THPT
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Phạm Mạnh Hà, Nguyễn Thị Bích Thủy (2021), Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trư ng trung học phổ thông, Nxb Thanh Niên, tr25 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trư ng trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Mạnh Hà, Nguyễn Thị Bích Thủy
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2021
10. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trư ng phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr 16 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trư ng phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
11. Quốc Hội 2019), (Luật số: 43/2019/QH14, Ngày 14/6/2019), Luật giáo dục 2019, Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật, tr 14 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục 2019
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - sự thật
12. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học Vật lí ở trư ng phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội, năm 2003, tr 33 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Vật lí ở trư ng phổ thông
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
13. Đinh Thị Kim Thoa, 2014. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - góc nhìn từ lí thuyết “Học tập trải nghiệm”. Kỉ yếu hội thảo quốc gia “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Bộ Giáo dục và đào tạo, tr.37- 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập trải nghiệm”. Kỉ yếu hội thảo quốc gia “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
14. Trần Thị Thu - Hồ Phụng Hoàng (Phoenix Ho) (2013), iáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông
Tác giả: Trần Thị Thu - Hồ Phụng Hoàng (Phoenix Ho)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
15. Phạm Viết Vượng (2005), Lí luận giáo dục, Nxb Đại Học Sư Phạm,tr 02 – 11 Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận giáo dục
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: Nxb Đại Học Sư Phạm
Năm: 2005
17. UNESCO (2010) Teaching and Learning for a sustainable future, a multimedia education programme, tr 1 – 12.Tài liệu điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teaching and Learning for a sustainable future, a multimedia education programme
9. Tưởng Duy Hải, 2016. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, No.8B, Vol.61, tr 12 – tr14 Khác
16. Kolb,D. 1984. Experiential Learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ; Publisher: Prentice Hall. tr 3 – 7 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w