HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Cộng tác viên Thanh tra giáo dục Năm-2022 Tên tiểu luận: “GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO GIÁO VIÊN VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG MẪU GI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Cộng tác viên Thanh tra giáo dục
Năm-2022
Tên tiểu luận:
“GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO GIÁO VIÊN VI PHẠM
ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC NAM
HUYỆN THUẬN NAM - TỈNH NINH THUẬN”
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hoa Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Phước Nam
Ninh Thuận, tháng 8/2022
Trang 2MỤC LỤC
1 Mô tả tình huống trang 1
2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống trang 3
3 Phân tích tình huống ( phân tích nguyên nhân và hậu quả) trang 3
4 Đề xuất những giải pháp trang 6
5 Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra trang 9
6 Kiến nghị, đề xuất trang 12
D Tài liệu tham khảo trang 14
Trang 3A MỞ ĐẦU
Cấp học mầm non là cấp học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy giáo viên mầm non có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng Ngoài đạt chuẩn về chuyên môn, người giáo viên cần phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu như những người mẹ yêu thương trẻ hết mực, biết lắng nghe thấu hiểu tâm lý trẻ như con mình để có biện pháp dạy dỗ thích hợp
Để làm được điều này cho trẻ, bản thân mỗi cô giáo phải thật sự yêu nghề mến trẻ là người mẹ hiền thứ 2 ở trường của trẻ, phải xác định đúng mục tiêu cụ
thể trong từng công việc, từng lĩnh vực mình làm như Bác Hồ đã dặn: “ Làm mẫu
giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì trước hết phải thương yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chụi khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” Có ích cho xã hội.
Trước tình hình thực tế hiện nay, bên cạnh những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, chấp hành tốt nội quy, quy định pháp luật của Nhà nước, thì vẫn còn một số giáo viên có những biểu hiện sa sút về đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, dẫn đến sai phạm đáng tiếc xảy ra
Vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra phải được đổi mới đúng với yêu cầu thực tiễn hiện nay Nhằm phát hiện và ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Qua vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng ở lớp nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục, tôi xin chọn tình huống “Giải quyết đơn tố cáo giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo ở Trường Mẫu giáo Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận”
B NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Vào lúc 9 giờ ngày 10 tháng 3 năm 2021, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận nhận được đơn của bà Châu Thị Mai Anh ở Thôn Phước Lập, xã Phước Nam tố cáo giáo viên Lê Thị Thu Hương, giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi A2 của trường với nội dung đơn tố cáo cụ thể như sau:
Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 02/3/2021 sau khi đón cháu Duy đi học về tôi tắm cho cháu và phát hiện trên đùi của cháu có vết bầm tím Tôi hỏi sao đùi của con bầm nhưng cháu không trả lời Trước khi đi ngủ tôi tiếp tục hỏi cháu thì cháu
Trang 4Duy mới nói “Cô dặn không được nói chuyện con bị cô đánh cho bố mẹ biết, nếu nói cô sẽ đánh đòn tiếp” Thấy chuyện nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của con, nên sáng ngày 03/3/2021 tôi đưa cháu đi học và gặp cô Hương
để hỏi chuyện Cô Hương tỏ ra rất thờ ơ với những gì tôi phản ảnh về việc làm của
cô đối với con tôi và trả lời “Con của chị rất nghịch ngợm, không biết nghe lời cô
do đó tôi phải có biện pháp răng đe để dạy cháu, tôi chỉ đánh nhẹ vào mông cháu chứ đâu có đánh vào đùi của cháu” Tôi không hài lòng với thái độ trả lời của cô Hương, nhưng vì sợ con của tôi bị cô lập nên tôi đành im lặng ra về Những ngày tiếp theo tôi tiếp tục đưa cháu đi học và quan sát theo dõi thì phát hiện cô Hương không chỉ đánh con tôi mà còn có những hành vi ngược đãi với những đứa trẻ khác Cụ thể trưa ngày 05/3/2021 tôi phát hiện cô phạt những cháu không ngủ trưa thì đứng khoanh tay, những cháu nói chuyện thì cho ngậm viết Tôi không đồng tình với cách giáo dục của cô Hương, nên làm đơn gửi đến nhà trường yêu cầu được xử lý đúng quy định của pháp luật và quy định của ngành giáo dục
Sau khi nhận được đơn của bà Châu Thị Mai Anh, Hiệu trưởng nhà trường nhận thấy đây là loại đơn tố cáo, vì cô Hương có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo thuộc quyền giải quyết của nhà trường nên đã nhận đơn và hứa sẽ giải quyết thỏa đáng
Hiệu trưởng tiến hành cuộc họp Hội đồng trường và thông qua đơn của bà Châu Thị Mai Anh Sau đó đề nghị cô Lê Thị Thu Hương trình bày ý kiến của mình
Cô Hương thừa nhận có đánh vào đùi của cháu Duy, còn hành vi phạt các cháu còn lại ngậm viết, đứng khoanh tay trong giờ ngủ là không có mà do bà Anh
vu khống Cô Hương cho rằng việc đánh cháu Duy là nhằm mục đích để giáo dục cháu ngoan hơn chứ không phải là vi phạm đạo đức nhà giáo như bà Anh đã nói trong đơn Đề nghị nhà trường giải quyết thỏa đáng để trả lại danh dự và uy tín cho tôi
Hiệu trưởng nhà trường đề nghị các thành viên trong Hội đồng trường cho ý kiến về hành vi của cô Hương Đa số các thành viên nói rằng “Chỉ cần đánh trẻ gây thương tích là đã vi phạm đạo đức nhà giáo rồi, nói chi đến chuyện dùng hình phạt với trẻ” Cũng có một vài ý kiến cho rằng cần xác minh điều tra rõ ràng xem sự thật như thế nào? Qua các ý kiến của các thành viên trong Hội đồng, nhưng cô Hương vẫn tỏ thái độ bất cần và không quan tâm đến các thành viên nói gì Không khí trong phòng họp trở nên căng thẳng Hiệu trường đề nghị các thành viên giữ trật tự và tiếp tục phát biểu ý kiến
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các thành viên trong Hội đồng trường Hiệu trưởng kết luận rằng hành vi đánh trẻ gây thương tích là sai phạm, còn việc dùng hình thức phạt trẻ thì nhà trường sẽ xác minh lại để làm rõ vấn đề
Trang 5Nhà trường tiến hành thành lập tổ xác minh và phân công rõ nhiệm vụ từng thành viên, làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc Đảm bảo tính công bằng, thu thập thông tin chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm với việc của mình đã được phân công
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc xem xét, giải quyết nội dung của tình huống nêu trên nhằm đạt được
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau:
2.1 Mục tiêu chung
Giải quyết các đơn thư tố cáo của phụ huynh học sinh một cách thỏa đáng, kịp thời, không để xảy ra dư luận xấu với đội ngũ nhà giáo nhằm tạo niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường và ngành giáo dục
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xử lý nghiêm minh, đúng luật giáo dục đối với hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo của cô Lê Thị Thu Hương một cách nhanh chóng, công bằng đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ và cha mẹ trẻ
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giáo dục, tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường
- Góp phần chấn chỉnh và củng cố đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế của ngành
3 Phân tích tình huống
3.1 Nguyên nhân
a Nguyên nhân khách quan
- Do công tác quản lý của nhà trường còn lỏng lẻo, chưa kiểm tra giám sát thường xuyên về công tác chủ nhiệm của giáo viên
- Hiệu trường còn nặng về công tác hành chánh, do đó chưa quản lý chặt chẽ công tác giảng dạy của giáo viên
- Do công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của ngành đến toàn thể đội ngũ giáo viên chưa thường xuyên, nên giáo viên chưa nhận thức sâu về nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác giáo dục trẻ
- Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xà hội chưa chặt chẽ, chưa
thường xuyên Đa số phụ huynh giao phó trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ cho nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
- Một số phụ huynh còn ngại va chạm với giáo viên chủ nhiệm vì sợ mất lòng, nên trong việc đóng góp những hành vi sai trái của giáo viên chưa kịp thời vì
Trang 6sợ ảnh hưởng đến con cháu của mình.
- Đa số phụ huynh ở nhà thương yêu và chiều chuộng các cháu, muốn cái gì thì chiều cái nấy nên trẻ sẽ bướng bỉnh, không vâng lời cô giáo
- Tâm sinh lý của các cháu mầm non rất hiếu động và nghịch ngợm
b Nguyên nhân chủ quan
- Giáo viên chủ nhiệm chưa chú ý thật sự đến nề nếp sinh hoạt, học tập vui chơi của các cháu
- Do nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn của ngành còn hạn chế Dẫn đến xem nhẹ hành vi của mình trong công tác giảng dạy
- Giáo viên chưa có nhận thức sâu về công tác tư tưởng chính trị, tu dưỡng đạo đức nhà giáo và chuyên môn nghiệp vụ
- Thái độ của giáo viên khi giải đáp thắc mắc cho phụ huynh học sinh thỏa đáng, hợp tình, hợp lý
- Cô Hương thiếu tính trung thực trong việc làm của mình
3.2 Hậu quả
- Trẻ bị ức chế về mặt tinh thần vì giáo viên chủ nhiệm hăm dọa không cho trẻ nói ra những hành vi sai trái của giáo viên
- Làm ảnh hưởng đến sức khỏe vì trẻ không được ngủ đủ giấc tại trường, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ vì bị cô giáo đánh và cho ngậm viết gây nguy hiểm
- Trẻ không được sinh hoạt học tập đúng lịch chăm sóc giáo dục Mầm non theo chương trình quy định
- Làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung
- Gây mất lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường
- Gây dư luận không tốt trong xã hội làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của nhà trường
- Việc cô Hương đánh và xử phạt trẻ, dù vô tình hay cố ý ở bất kỳ mức độ nào cũng là việc sai lệch mục tiêu, nguyên lý giáo dục nói riêng và trong việc
“trồng người” nói chung
4 Đề xuất những giải pháp
Từ việc phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan xảy ra tình huống nêu trên, để triển khai giải quyết tình huống này đạt hiệu quả đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế, đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi đề xuất các giải pháp
Trang 7để giải quyết như sau:
Đề xuất 1: Nhà trường cần giải quyết đơn tố cáo của bà Anh đúng quy
trình, trình tự cung cấp đầy đủ giải quyết tố cáo đúng luật tố cáo
Đề xuất 2: Thông báo cho bà Anh cung cấp đầy đủ chứng cứ về việc cô
Hương đánh và sử dụng hình phạt đối với học sinh
Đề xuất 3: Nhà trường thành lập tổ xác minh để thu thập chứng cứ và làm
rõ hành vi đánh và sử dụng hình phạt của cô Hương một cách kịp thời, chính xác, khách quan
4.1 Căn cứ pháp lý đề xuất giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống được căn cứ các quy định pháp luật gồm:
1. Luật Tố cáo 2018.( Có hiệu lực từ ngày 01/01/2019)
2. Luật giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng
6 năm 2009
Điều 81: Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở Giáo dục Mầm non
a Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;
3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ theo Nghị định số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2011 của Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10
Điều 6: Thực hiện quyền của trẻ em
Khoản 2: Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em điều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật
Điều 7: Các hành vi nghiêm cấm
Khoản 6: Cấm hành hạ ngược đãi, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo
trẻ em, lợi dụng trẻ em đế trục lợi, xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng thậm chí danh dự của người khác
Chương II: Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em
Điều 12: Được quyền chăm sóc nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Điều 14: Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể nhân phẩm và
danh dự
Trang 8Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng thân thể nhân phẩm và danh dự
4 Luật Tiếp công dân 2013 (QH thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2013)
5 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phú
về việc hướng dẫn Luật Tiếp công dân
6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo
7 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Ban hành Điều
lệ Trường mầm non
Điều 40 Các thành viên giáo viên và nhân viên không được làm
Các hành vi giáo viên không được làm:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; Đối xử không công bằng với trẻ em
Điều 27: Nhiệm vụ của giáo viên
Khoản 1: Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường
Khoản 3: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng
và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định
4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo
Điều 4: Đạo đức nghề nghiệp
Khoản 2: Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ quy chế nội quy của đơn vị cơ quan và của ngành
Điều 6: Giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
Khoản 4: Không xâm phạm thân thể xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác
4.2 Đề xuất các giải pháp
- Phương án 1: Hiệu trưởng mời cô Hương trao đổi trực tiếp về việc cô
Hương đánh và sử dụng hình phạt với trẻ Trả lời cho bà Anh biết hành vi đánh trẻ
là có thật
+ Ưu điểm:
Trang 9Khi trao đổi với phụ huynh Hiệu trưởng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà Anh, tạo được lòng tin cho bà Anh về hướng giải quyết sự việc của nhà trường
+ Hạn chế:
Cách trình bày của bà Anh theo hướng 1 chiều gây bất lợi và ảnh hưởng đến
uy tín của giáo viên Hương và tập thể sư phạm nhà trường
- Phương án 2: Mời cô Hương lên tường trình sự việc và bắt cô viết kiểm
điểm về sự việc trên
+ Ưu điểm:
Nắm được thái độ và hành vi của cô Hương dùng hình phạt đối với trẻ Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên cần quan tâm trẻ nhiều hơn
+ Hạn chế:
Chưa xác minh sự việc mà yêu cầu cô Hương viết kiểm điểm trước Hội đồng cô Hương sẽ không đồng tình với cách giải quyết trên
- Phương án 3: Sau khi nhận đơn tố cáo của bà Châu Thị Ngọc Anh, lãnh
đạo nhà trường tiến hành họp Hội đồng trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ xác minh làm rõ vụ việc nêu trong đơn của bà Anh
+ Ưu điểm:
Công khai trên Hội đồng trường làm rõ sự việc ai đúng ai sai
Thực hiện đúng quy trình và có kết luận rố ràng, chính xác, thỏa đáng tạo lòng tin trong phụ huynh
+ Hạn chế:
Quy tụ nhiều thành phần trong trường cùng xử lý một sự việc làm mất thời gian đầu tư cho chuyên môn
5 Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra
Qua phân tích, ưu điểm, hạn chế của các giải pháp đề xuất nêu trên, để giải quyết tối ưu tình huống, chúng tôi chọn phương án 3 vì phương án này vừa phù hợp với quy định của pháp luật, hợp lý với tinh huống xảy ra, tạo được sự đồng thuận giữa phụ huynh và giáo viên trong xử lý
Để giải quyết đơn tố cáo của bà Anh một cách có hiệu quả cần thực hiện một số công việc sau:
- Thụ lý giải quyết tố cáo, xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
- Ban hành công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý vi phạm
Trang 10pháp luật được phát hiện qua giải quyết tố cáo; lập và quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo
Sau khi nắm được quy trình giài quyết tố cáo thì tiến hành các bước giải quyết sau đây:
5.1 Bước 1: Thụ lý giải quyết tố cáo
Sau khi xác định nhân thân, kiểm tra nội dung đơn tố cáo của bà Anh có đầy đủ điều kiện để thụ lý nên nhà trường đã tiến hành thụ lý đơn
Hiệu trưởng ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo Sau đó thành lập
tổ xác minh tố cáo (có quyết định đính kèm)
Nội dung cần xác minh: Cô Lê Thị Thu Hương có hành vi đánh trẻ, dùng hình phạt cho trẻ ngậm bút chì và bắt trẻ khoanh tay trong giờ ngủ trưa
Thời gian xác minh trong vòng 10 ngày Tổ xác minh có nhiệm vụ thu thập chứng cứ tài liệu có liên quan đến nội dung đơn tố cáo của bà Anh
Các thành viên trong tố xác minh có nhiệm vụ thu thập chứng cứ và báo cáo kết quả rõ ràng, chính xác để làm rõ vụ việc
5.2 Bước 2: Thông báo việc thụ lý tố cáo
Ngày 20/3/2021 Hiệu trưởng nhà trường gửi quyết định thụ lý đơn giải quyết đơn tố cáo cho bà Anh
5.3 Bước 3: Yêu cầu bà A cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo
Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu bà Anh cung cấp các thông tin như sau:
- Cung cấp bằng chứng cô Hương đánh cháu Duy con của bà Anh
- Cung cấp bằng chứng cô Hương phạt các trẻ trong lớp
- Cung cấp bằng chứng bà Anh bắt gặp quả tang về các hành vi sai trái của
cô Hương
Sau khi bà Anh cung cấp những chứng cứ có liên quan Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ đảm bảo chứng cứ của bà Anh giữ nguyên hiện trạng ban đầu Hiệu trưởng viết biên nhận theo mẫu số 02-TCĐ (Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014) cho bà Anh và thành lập hai bản mỗi bên giữ một bản
5.4 Bước 4: Xây dựng kế hoạch xác minh
Tổ trưởng tổ xác minh phân công các thành viên đi xác minh thu thập các bằng chứng, sau đó trình cho Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch
Cụ thể:
- Phó hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn thăm dò ý kiến các thành viên trong