1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng đến ba giống xà lách (Lactuca sativa L.) trồng trên hệ thống thủy canh tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Hai Dung Dịch Dinh Dưỡng Đến Ba Giống Xà Lách (Lactuca Sativa L.) Trồng Trên Hệ Thống Thủy Canh Tĩnh Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Thị Ý
Người hướng dẫn ThS. Lê Trọng Hiếu
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 23,27 MB

Nội dung

Xà lách búp Mỹ là loại xà lách cuộn chặt thành búp lớn, nặng, lá to, giòn vả ngọt, 1.2 Giới thiệu về hệ thống thủy canh 1.2.1 Sơ lược về thủy canh Thủy canh là kỹ thuật trồng cây trong d

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

Re

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA HAI DUNG DICH DINH DUONG

DEN BA GIONG XA LACH (Lactuca sativa L.) TRONG

TREN HE THONG THUY CANH TINH TAI

THÀNH PHO HO CHÍ MINH

SINH VIEN THUC HIEN: PHAN THI YNGANH : NONG HOCKHOA : 2019 - 2023

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

ẢNH HƯỚNG CỦA HAI DUNG DỊCH DINH DƯỠNG

DEN BA GIONG XA LACH (Lactuca sativa L.) TRÔNG

TREN HE THONG THUY CANH TINH TAI

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cé gang và né lực của bản than,tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ và động viên kích lệ của Thầy Cô,gia đình và bạn bè Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp

đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận vừa qua

Đầu tiên, con xin ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của Ba Mẹ đã nuôidạy con khôn lớn, cảm ơn các thành viên trong gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc chocon trong suốt khoảng thời gian con học tập

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thanhphó Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy,truyền đạt kiến thức, luôn tạo điều kiện và môi trường thuận lợi dé cho em có thé họchỏi và phát triển khi là sinh viên tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thay Lê Trọng Hiếu, Bộ môn Khoa

học đất — Phân bón, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lam Thành phố Hồ ChíMinh — người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng, giải đáp những thắc mắc, khó khăntrong suốt thời gian qua dé em có thê hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Phạm Hồng Lan và gia đình đã hỗ trợ vàgiúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại gia đình

Xin gửi lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Thị Tuyết Thơm đã luôn đồng hành và hỗtrợ tôi trong suốt thời gian vừa qua

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chi Minh, tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Ý

Trang 4

Thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Completelyrandomized design - CRD), gồm ba lần lặp lại và sáu nghiệm thức tương ứng với haidung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách Các nhóm chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu vềsinh trưởng, chỉ tiêu pH và EC dung dịch, các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất.

Kết quả thí nghiệm đạt được như sau:

Về các chỉ tiêu sinh trưởng: Trong thí nghiệm đợt 1, dung dịch Organic VT cho

số lá, diện tích lá, đường kính tán trung bình tốt nhất kết quả lần lượt là 8,09 lá/cây;57,43 cm”/lá, 18,75 cm/cây Giống TN 591 khi trồng trên dung dich Organic VT cóchiều cao cây cao nhất đạt 22,57 cm/cây Ở thí nghiệm dot 2, tương ứng tại dung dịchOrganic VT cho chiéu cao cây là 20,80 cm/cây, 7,87 lá/cây, diện tích lá là 72,11 cm^/1á,

đường kính tán trung bình là 23,60 cm/cây.

Về chỉ số pH và EC dung dịch: Chỉ số pH dao động từ 5,7 - 6,7; dung dịch

Organic VT có EC dao động trong khoảng 1,50 - 2,40 mS/cm; dung dich VT dao động

từ 0,31 - 0,55 mS/cm.

Về hàm lượng Nitrate trong rau sau thu hoạch: Ham lượng Nitrate trong thínghiệm đợt 2 của ba giống trên dung dich Organic VT dao động từ 1.274 - 1.397 mg/kg

cao hon dung dich VT dao động từ 454 - 726 mg/kg.

Về chỉ tiêu năng suất: Ở thí nghiệm dot 1, dung dich Organic VT đều cho năng

suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất, kết quả lần lượt là 828,89 và 798,76

kg/1.000 m? Ở thí nghiệm đợt 2, dung dich Organic VT cho năng suất lý thuyết caonhất là 1.089,78 kg/1.000 m°

Trang 5

Về hiệu quả kinh tế: Thí nghiệm dot 1, giống TN 591 ở dung dich Organic VTcho lợi nhuận cao nhất là 4.766.721 đồng/1.000 m? và tỷ suất lợi nhuận là 0,08 lần.Tương ứng ở thí nghiệm đợt đợt 2, giống TN 591 ở dung dịch VT cho lợi nhuận caonhất 9.491.188 đồng/1.000 m? và tỷ suất lợi nhuận là 0,15 lần.

Trang 6

Whe THỂ ice crercc re cree reese peepee serene teas ac ers re rg ein ee er ro ene 2

Yêu cÂU 2-5222 21221221221221221221211211211211111111111111111111111111112121211 212 ereg 2Giới hạn đề tài 5-5252 25 2122212212112121121121211211212121121212112101211210121121112221 xe 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -222252222222E22EZ2EE2EEE2EESEErrrxerxerrrrrree 31.1 Giới thiệu sơ lược về cây xả LACH oo eccccccccecsessecsessessesseceeeseesessesseesessessesseesecseeseees 31.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây xà lách -2-22222+2222222222E2Exczrrzrxe 31.1.2 Đặc điểm thực vat học +2 s+2<2E2212E2122122121121211211121121112112111 212212 xe 3

8 58:7 3

1.1.2.2 Thân 2-22 2E22E192E22212711211221211211211211211211111111111211111122102 01 e0 4 1.1.2.3 LÁ 2-55222221221221121122112112112112111111121121121111121212 1121111112211 rea 4 I8 Z6 nhe 4 I9 cac 5a 4

1.13 Yêu cầu ngoại cũnh cũa cấy xả TÁCH cosesssesveessoioELecoioRtiixisigig016300800g00/cã0g086ge4 4

1.1.4 Giá trị dinh: đưỡng;của Xã LACH: so cong n2 0 n6 161 4401014801616c80g19 156 00310030340813 66 5

1.1.5 Một số giống xà lách 2: ©2¿©S22SS22222121122121122122112112111211211211211 21.21 ce 61.2 Giới thiệu về hệ thống thủy canh - 2 22+ 22SE+SE2EE2EE22EE2EE2E222122322212222222e 7

Trang 7

LÍ Sư line tuệ Thi cgHĂ xe eseceneienaid.cousdng0debssgLS0es01 4130 niente 71.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của thủy canh - 2 2222222z+2E22E+22E22E2222z2xzzzxee 8

DR Ehh rer rte mt omic cca 8

WS eer mec een inci tirana 8

1.2.3 Dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh . - eeeeeeeeeeeeeeseeseeseeseeseeseenenees 9

1.2.3.1 Định nghĩa dung dinh dinh dưỡng - 5 - 5 222 S+*S+E++E£zseeeeeeeereersres 9

1.2.3.2 pH:và EC của mỗi trường dinh MUONS sacceseoosnsidiniiAAi13451168418813481881148003665 9

1.2.3.3 Chất lượng nước trong thủy canh - 2+ 2222+2E++EE2E+2EEzzE++zxrrxrzrrcree 10

1.2.3.4 Vai trò dinh dưỡng trong dung dịch dinh dưỡng - - 5 55=5<<+<5+ 10

1.2.3.5 Một số dung dich dinh dưỡng được sử dụng trồng rau ăn lá trong thủy canh I11.3 Tình hình sản xuất trên hệ thống thủy canh - 22 2 2222222z+2E22zzzzzzzzz>xz 121.3.1 Tình hình sản xuất trên Thế Giới -¿-22222+22£++zrtEEtrrrrErrrrrrrrrrrrrriee 121.3.2 Tình hình sản xuất ở Việt Nam 2+ 2+222E22E22E2E22EE21221217212112121 2122120 13Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2- l62.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu - 2-22 ©2222S22E+2EE22E2EE2EE2EE22E2EE2EErErsrrrree 162.2 Điều kiện thí nghiệm oo ee cccccccecssessessessessessecseesecssesessecsessessessessessessessesseseeeseeeee 16

2.3 Vat lW@u mghién CUU 17

BN TP isin Pe i lp i Se se SE i TS 17

232 Dune dichdwoe SỬ Hang tong dong HD tioiERiAGRSSLNMGSSSGEA43SLSGISSGERSEIS4EEIEESRGE4SỹSES 18 2.3.3 Dung cu thi nghi6im 011 18 2.4 Phuong phap thi nghiém cece eee cece 20 2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập cây theo dõi cece eee eeeeeeeeees 21

2.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 2: 2+ 252222222E22EE2EE£EE22EE2232221221211221 21.222 cze 21

2.5.2 CHÍ tiểu pH Va EC của dung CC ae ssnesosesbsssissk6l1155066603553610135S00516100033556858058052 21

2.5.3 Ham lwong Nitrate eee 22

2.5.4 Các yếu tô cầu thành năng suất và năng suất 2-2-2 ©++2++cx+scxrzex 22

2.5.5 Hiệu quả kinh tẾ - + 2S2+SSE9EE+E22E92115121212112111211211211121111112112111 2121 c0, 22

2,6:Quý M6 tí 1S NEI csesennsebennsbsiiidaoetislltss33570031995945649ESEEBESESE/Đ19435.30/0800840-40:980408/8 22

Trang 8

2.7 Quy trimh thre 161 eee 23

2.8 Phương pháp xử lý số liệu - 2 2¿©2222+2SE22E122E22E122E222122122112212211221212 222 24Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -22-222222222222222E2E22xczxcrvees 253.1 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến các chỉ tiêu sinhtrưởng trồng trên hệ thống thủy canh tĩnh - 2-22 2 22222£+2E+2E+22E2E+zzxzzxzzzxeex 253.1.1 Anh hưởng của hai dung dich dinh dưỡng và ba giống xà lách đến động thai tăngAPT ERE RIG PP ` cốc ốc D53.1.2 Ảnh hưởng của hai dung dich dinh dưỡng va ba giống đến động thai tăng trưởng

số lá của xà LACH Looe eeecccesesecesesesecesesvevsvecececsvscscacavavsvacssetscscscecesucsstssevevavavevevevavevavacsvaces 29

3.1.3 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến diện tích lá 323.1.4 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến đường kính tán

rỡ (0) 10] ee eee ee a ee 36

3.2 Anh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến chi số pH va EC

RT Nee tr Se oe SS SS RCTS 39

3.2.1 Chi số pH dung địch - 2-22 2 522E+22E2SE+2EE2EEE2EE22EE2EE2232221221212221 21.22 39

322 GIủ gỗ HG bừng | xuccone so ngun th giitrugtìntgnihitsgictiSgigtgu L0S040I250860603001820001g 0068 41

3.3 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến hàm lượng Nitrate

trên hệ thống thủy canh tĩnh trong thí nghiệm đợt 2 -©2c++cc++zcxsrrverr 42

3.4 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến các chỉ tiêu năngsuất trên hệ thống thủy canh tĩnh :- 2 22E22E2+2E+2EE£EEEEE22E2E12212222221 22.22 433.5 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến hiệu quả kinh tế

=_- ` ` 45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ INGE ;ácccneceenekiceoendiniintionoioioiigtiBOhiEiniE.0480813038012380100600g00 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 22-55-25222222222222212221221221211221211211 21 ee 49

se | —————————————— 53

Trang 9

DANH SACH CHU VIET TAT

Viét day du (Y nghia)

Bao vệ thực vật

Chiều cao cây

Công thức hóa học Cộng tác viên

Hệ số biến động (Coeficient of Variation)D6 dan dién (Electricity Conductivity)Lan lap lai

Môi trường dinh dưỡng Ngày sau gieo

Năng suất lý thuyếtNăng suất thực tế

Nghiệm thức

Số thứ tự

Trung bình Trọng lượng Trọng lượng trung bình

Thương mại

Thí nghiệm Trách nhiệm hữu hạn Tăng trưởng

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Trang 10

SE canes seem eu scene emenc ayelans enenne acter tert se ani nario en en been d tema neenenencieenteR: 18

Bảng 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao ở thí nghiệm dot 1 (em/cây) - 26Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao ở thí nghiệm đợt 2 (em/cây) - 27Bang 3.3 Động thai tăng trưởng số lá dot 1 (lá/cây) -¿-22-522222222222z22xczxzrxees 29Bảng 3.4 Động thái tăng trưởng số lá đợt 2 (lá/cây) -¿ 2¿©22222222+22xzzxzrxcres 31

Bảng 3.5 Diện tích lá ở thí nghiệm dot 1 (cim”/lá), ¿2525252 5+S+S+£+£z£+zzzzz+zzxzsz 33 Bang 3.6 Diện tích lá ở thí nghiệm đợt 2 (cim/lá), + 2525252 SS+£+Sz£+£+zzzzzzzzzzsz 35

Bảng 3.7 Đường kính tán trung bình ở thí nghiệm dot 1 (cm/cây) - 36

Bảng 3.8 Đường kính tán trung bình ở thí nghiệm đợt 2 (cm/cây) - - - - 38 Bang 3.9 Hàm lượng NO: (mg/kg) trong xà lách khi thu hoạch - - 42

Bảng 3.10 Các chỉ tiêu năng suất ở thí nghiệm dot l 2 22-2225s+25z25+z<2 43Bang 3.11 Các chỉ tiêu năng suất ở thí nghiệm dot 2 - 2 2252222z+2zz2cxze2 44Bang 3.12 Tổng thu, tong chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thu được trên 1.000 m?

trong thí nghiệm D0 1Ì se ztossszssaoasBvea Voyasbprgigibpxo3sg3sovklssigvl3i660000023b00i6i/39007136s3giggosi 45

Bảng 3.13 Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thu được trên 1.000 m?

tföiig thí HEHISHVAGE.2 sac ngu S6 giE E11: g3000138.83 166300308855E9300043680054G30.06S895001-70589938536 46

Bảng PL1 Chỉ số pH của dung dich trong thí nghiệm 2-22 22 22222222E222zz£+2 54Bảng PL 2 Chỉ số EC (mS/cm) của dung dịch trong thí nghiệm R3)Bảng PL3 Tổng chi phí đầu tư cho 1.000 m? rau xà lách trồng trên hệ thống thủy canh

Trang 11

Bảng PL4 Chi phí cho 1.000 m? cho ba giống xà lách -. 22-52255225255z22z2222 56

Bang PL5 Chi phí cho 1.000 m? hai môi trường dinh dưỡng -. - 525252 56

Bảng PL6 Tổng chi phí (đồng) trồng rau xà lách trên hệ thống thủy canh theo từng

nghiệm thức của hai dot thí nghiệm - - - 5c 2223 3E S n n n n nhnrhnrhrưy 57

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Bao bì hạt giống xà lách TN 591 -2-©2222222E22EE22E22E1271223222122222222ze 17Hình 2.2 Bao bi hạt giống xà lách vàng cao sản NO.2 -2-22-52222222zc2s2zxczev 17Hình 2.3 Bao bi hạt giống xà lách RADO 357 -2 2¿©22222222222222222Ec2xzErcrev 17

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2-22 ©222SS2E22EE2EE22E122322512212232221 232222 cze 20

Hình 2.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm 35 NSG 22 2£ ©22E2EE22E22EEzEEzzzxzrev 23

Hh Dl Cit số OE đất I cueieniokidibttboiGbiotiiteilbtgstgDiitgGigãxgisg3Gi0031600608068 8Ó 40Hình 3.2 Chỉ số pH đợt 2 o cccccccscscesssesseessscssessssesssessecsssestssseessessvesssesssessesseesseensess 40Hình 3.3 Chi số EC (mS/em) đợt 1o.cc.cccccccccccsssesssesssesssesssessseessessseessessseessesssesseeseensees 41Hình 3.4 Chỉ số EC (mS/cm) đợt 2 2: 2© 2+2222E++2EE2EEE22E222E2223222322222222 41Hình PL1 Chỉ số EC ở dung dịch Orgnaic VT - 2: 2¿©22222+22+22E22E+22zzzxzzzcrev 58Hình PL2 Chi số EC ở dung dich VT o c ccccccccccecsessessessessessessessessessessessessessessesseseeeaes 58Hình PL3 Cách đo chiều dải lá -©22©22-55222222E22E22EE222222E22E22E22EE2E2EEcrrrrrrrrer 58Hình PL4 Cách đo chiều rộng lá 2 22 +S2+SE£2EE2EE£EEE2EEEEE221271222721 22.22 cEe 58Hình PL5 Cách đo chiều cao cây 2: 22©2222E22E2221222222122122212711212221212222c-e 58Hình PL6 Giá thé ươm hạt chuyên dụng EEOVOl6äi AB scccsssssessussvssvssesssevscuseusssusssasenssns 58

Hình PL7 Cách đo đường kính tán << s°©©s£©++£t+£t+setxerxeerxeerseerssrre 58

Hình PLS, Dây wow trì thiệt điểm TÚ TÍN quaekassaadkddindietnkotiG8SENS01604608048.44601336 58Hình PL9 Xà lách tại thời điểm 15 INSG 2- 2252 s2 s2 s£sz+szcseszcsecscre 58

Trang 13

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình Rau được chếbiến thành nhiều món ăn trong mỗi bữa ăn Một trong những món ăn được người phươngTây chế biến, khơi gợi vị giác trong đầu bữa ăn là salad Trong đó thành phần chính của

mon salad là rau xà lách Xà lách (Lactuca sativa L.) là một trong những loại rau ăn lá

có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người Xà lách không những chế biến đượcnhiều món ăn mà còn chứa nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm giúp tinh thầntỉnh táo và giúp cơ thê tránh được bệnh tật Xà lách được trồng rộng rãi trên thế giới vì

những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, các khu công nghiệp mọc lên khắp nơi,diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng thu hẹp Do đó các biện pháp kỹ thuật sảnxuất mới đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi và mang lại một kết quả

khả quan Trong đó, thủy canh là phương pháp ngày càng được ưu chuộng ở cả trong

nước và trên thé giới với nhiều ưu điểm nồi bật như: trồng cây không dùng đất, cho năngsuất cao, thời gian quay vòng giữa các vụ ngắn, nên sản phẩm tạo ra cao hơn so với việc

trồng ngoài đất Trồng rau thủy canh tránh được sự phá hoại của các sinh vật trong đất,tạo ra sản phâm sạch.

Cùng với sự phát triển của phương pháp thủy canh, các nha khoa học đã tim ra

nhiều loại môi trường dinh dưỡng Việc tìm ra môi trường dinh đưỡng thích hợp để câysinh trưởng, phát triển tốt, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là điều cầnthiết Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống xà lách khác nhau, nhằmgiúp nông dân có thể tìm được một giống cây phù hợp để sản xuất và một môi trườngdinh dưỡng thích hợp cây sinh trưởng và phát trién tốt, chính vi vay dé tài “Anh hưởngcủa hai môi trường dinh dưỡng đến ba giống xà lách (Lactuca sativa L.) trồng trên hệ

thống thủy canh tĩnh tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện

Trang 14

Mục tiêu

Xác định được giống xà lách sinh trưởng tốt, năng suất cao

Xác định được dung dịch dinh dưỡng thích hợp mang hiệu quả kinh tế

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây xà lách

1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây xà lách

Xà lách (Lactuca sativa L.) tên tiếng Anh là Lettuce thuộc họ Cúc (Asteraceae)

có nguồn gốc ở Địa Trung Hải Đây là một loại rau ăn lá, tùy theo giống và điều kiệntrồng mà có thé khác nhau cuộn hoặc không cuộn, loại thân thảo, rễ rất phát triển vàphát triển nhanh dùng làm rau tươi (Tran Viết Mỹ, 2009)

Nguyễn Tiến Ban (2005) đã phân loại loài Lactuca sativa thành các loại:

Iceburg Lettuce (Xà lách Mỹ): Lớp lá bên ngoài xanh hơn và bên trong trang hơn

Là loại phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước, chứanhiều choline (cầu tạo nên vitamin B)

Romaine Lettuce (Xà lách Romaine): Có lá màu xanh đậm va dài, lá giòn va

hương vị đậm đà hơn các loại khác Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, Bi, Ba, và

axit folic.

Butterhead Lettuce (Xà lách mỡ): Đây là loại xà lách có lá lớn và được sap xếp

“lỏng léo”, và rất dé dàng tách ra từ thân, kết cấu lá mềm và hương vi ngọt

Loose-leaf Lettuce (Xà lách lô lô): Lá sắp xếp rời rạc, bản lá rộng và xoăn Nó

có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giòn

1.1.2 Đặc điểm thực vật học

1.1.2.1 Rễ

Xà lách có rễ cọc phát triển, làm nhiệm vụ chính là giữ cây, bám vào đất đượcchắc ngoài ra còn làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây Trên rễ cọc có rấtnhiều rễ phụ giúp cây bám đất, hút nước và chất khoáng (Gombas, 2007)

Trang 16

1.1.2.2 Thân

Thân xà lách thuộc thân thảo, là nơi kết nối giữa bộ rễ và lá, vận chuyên chấtkhoáng do bộ rễ hút lên và chất hữu cơ do bộ lá tổng hợp nuôi cây Thân xà lách giòn,trên thân có dịch trắng sữa Thời gian đầu thân phát triển chậm nhưng sau cây đã đạt

chiều cao nhất về sinh khối, thân vống rất nhanh và ra hoa (Gombas, 2007)

1.1.2.3 Lá

Xà lách có số lượng lá lớn, lá sắp xếp trên thân theo hình xoắn ốc, lá ngoài cómàu xanh đậm, lá trong xanh nhạt đến trắng ngà Các lá phía trong mềm có chất lượngcao Bề mặt lá không bằng phẳng mà lồi lõm, gấp khúc do đặc tính di truyền Lá làmnhiệm vu chủ yếu là tông hợp chất hữu cơ nuôi cây

Tùy theo giống mà lá có thể khác nhau, cuốn hoặc không cuốn, lá đơn nguyênhoặc lá chia thùy, mọc cách thành hình sao ở góc và không có lá kèm Ở giai đoạn cây

con và trong suốt quá trình sinh trưởng, cây xà lách có tốc độ ra lá và tăng kích thước lá

rất nhanh khi đạt tới mức độ đặc trưng cho giống

1.1.2.4 Hoa

Chùm hoa chứa số lượng hoa lớn, các hoa nhỏ duy trì chặt chẽ với nhau trên một

đề hoa, với 5 đài hoa, 4 nhị và 2 lá noãn Độ tự thụ rất cao, hạt phân và nhụy có độ hữu

thụ cao (Gombas, 2007).

1.1.2.5 Quả và hạt

Quả xà lách thuộc loại quả bế đặc trưng Hạt không có nội nhũ, hạt hơi dài và

det, có mau nâu vàng (Gombas, 2007).

1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây xà lách

Nhiệt độ: Xà lách có nguồn gốc ôn đới, ưa nhiệt độ thấp Tuy nhiên trong quátrình trồng trot, chon lọc và thuần hóa, ngày nay cây xà lách có thé trồng được trên nhiềuvùng khí hậu khác nhau như nhiệt đới, cận nhiệt đới Cây sinh trưởng phát triển tốt ở

8 - 25°C, nhưng nhiệt độ thích hop là 13 - 16°C Nhiệt độ ngày và đêm rất quan trọngcho sinh trưởng và phát triển của xà lách Nhiệt độ ngày/đêm thích hợp là 20°C/18°C

Xà lách cuốn phát triển tốt ở nhiệt độ 15 - 20°C, chịu được nhiệt độ 8°C Biên độ nhiệtngày và đêm chênh lệch 2°C rất có lợi cho xà lách phát triển (Lê Thị Khánh, 2009)

Trang 17

Độ ẩm: Cũng như các loại rau nói chung, xà lách rất cần nước dé phát triển docây có bộ lá lớn, tốc độ thoát hơi nước cao Đề đảm bảo nhu cầu nước cho cây sinhtrưởng tốt, âm độ thích hợp trong khoảng 70 - 80% Độ ẩm không khí thích hợp là

65 - 75% Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất úng nước sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng

và phát triển cây xà lách (Lê Thị Khánh, 2009)

Ánh sáng: Đối với cây xà lách ánh sáng thích hợp là vùng ánh sáng cận nhiệtđới với cường độ ánh sáng khoảng 17.000 lux và thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày sẽ

cuốn bắp chặt hơn (đối với xà lách cuốn) Đề xà lách ăn lá bình thường và cho năng suất

cao yêu cầu thời gian chiếu sáng từ 10 - 12 giờ/ngày Số giờ nắng trong tháng từ

180 - 250 giờ (50 - 60% tổng số giờ nắng ban ngày) Cường độ ánh sáng thích hợp17.000 lux sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ, giúp cây tăng nhanh vềsinh khối và ảnh hưởng đến sự hình thành nụ hoa (Lê Thị Khánh, 2009)

Dinh dưỡng: Xà lách có bộ rễ chùm, ăn nông, không kén đất nhưng yêu cầu đấttơi xốp, thoát nước tốt, pH 5,§ - 6,6 yêu cầu đinh dưỡng cao

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng của xà lách

Theo Phạm Thị Minh Tâm (2002), xả lách là một trong những loại rau ăn lá có

vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người Xà lách không những chế biến đượcnhiều món ăn mà còn chứa được nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm giúptinh thần tinh táo và giúp cơ thé tránh được bệnh tật Cứ 100 g xà lách sẽ cung cấp

khoảng 95 g nước, 1,5 g protein, 2,2 g glucid, 0,5 g xenlulo, 77 mg canxi, 34 mg

phospho, 0,9 g sắt, 2 mg caroten, 0,14 g vitamin BI, 15 mg vitamin C rat can thiét cho

con người.

Theo Nguyễn Ba Huy Cường (2009), tác dụng của xà lách là giải nhiệt, loc mau,

cung cấp khoáng chất, giảm dau, trị ho, trị tiêu đường Xà lách còn chứa nhiều muốikhoáng với những yếu tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thé lọc máu, tinh than tinh táo và tránhđược nhiều bệnh tật Ngoài các tác dụng trên, ăn lá xà lách còn hưởng được lợi ích nhưgiảm cân, tránh được các bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Theo Lê Thị Khánh (2009), ở nước ta, xà lách được sử dụng dé ăn sống, còn ởcác nước nó được sử dụng như rau trộn với giấm và muối Xà lách cũng có thể dùng đểnau nhưng quá trình nấu sẽ làm mat nhiều vitamin, giảm giá trị dinh dưỡng

Trang 18

Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng trong 100 g ăn được của một số loại xà lách

Canxi mg 19 n/a 36 68 39

Sat mg 0,50 0,30 1,10 1,40 0,55

Magié mg 9 n/a 6 11 28 Photpho mg 20 n/a 45 25 39

Kali mg 158 257 290 264 330

Natri mg 9 5 8 9 11

Kém mg 0,22 0,17 n/a n/a n/a

Đồng mg 0,03 0,02 n/a n/a n/a

Mangan mg 0,15 0,13 n/a n/a n/a

Vatamin A IU 330 970 2.600 1.900 3.500 Vatamin B1 mg 0,05 0,06 0,1 0,05 0,06 Vatamin B2 mg 0,03 0,06 0,1 0,08 0,08 Vatamin B3 mg 0,187 0,3 0,5 0,4 0,4 Vatamin C mg 3,9 - 24 18 19,50

Ghi chú: (n/a) chưa xác định (Được trích dẫn Tran Thị Thu Thao, 2016)

1.1.5 Một số giống xà lách

Theo Lê Thị Hồng Anh (2015), trên thị trường hiện nay có nhiều giống xà láchphô biến như là:

Trang 19

Xà lách Lô lô đỏ (Lollo Rosa) là loại xà lách quyết rũ nhất, cho các món xa láchtrộn trông thật đẹp mat Vién của lá xà lách này không phải màu xanh thông thường ma

là màu đỏ tía thật sự nỗi bật

Xà lách sồi đỏ là loại xà lách rất đặc biệt, lá màu đỏ tía, dài, mềm, hình lá gấpkhúc như lá sồi, lá này có vị ngọt và thơm

Xà lách búp Mỹ là loại xà lách cuộn chặt thành búp lớn, nặng, lá to, giòn vả ngọt,

1.2 Giới thiệu về hệ thống thủy canh

1.2.1 Sơ lược về thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng có hoặc không sử

dụng môi trường tro như sỏi, vermiculite, bông khoáng, rêu than bun, mun cưa, bụi xơ

dừa, dé cung cấp hỗ trợ cơ học Theo tiếng Hi Lap thi Hydroponics (thủy canh), đượcghép từ hai chữ Hydro (nước) và ponics (lao động), là canh tác trên các giá thé khôngphải đất Thủy canh có thé sử dụng hoặc không sử dung giá thé, cây trồng được cungcấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng và phát triển (Resh, 2013a)

Theo Vũ Quang Sáng và ctv (2007), thủy canh là hình thức canh tác không dùng

đất Cây được trồng trên hoặc trong môi trường dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòatan trong nước dưới dạng dung dịch và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần

rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng

Trang 20

1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của thủy canh

1.2.2.1 Ưu điểm

Có thé chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại đinh đưỡng được cung

cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thé loại bỏ các chất gây hại cho cây trồng vàkhông có các chất tồn dư thực vật từ vụ trước

Tiết kiệm được nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dungdịch nên nước không bị thất thoát do ngắm vào đất

Giảm chỉ phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm đất, làm cỏ

vun xXới và tưới nước.

Hạn chế sử dụng thuốc BVTV và điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng nêntạo ra sản phẩm rau an toàn đối với người sử dụng

Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường

Nâng cao năng suất và chất lượng rau: năng suất rau có thé tăng từ 25 - 500%

Tao ra sản phâm an toàn, cung cap thêm nguôn rau sạch, tươi ngon cho môi bữa

Trồng được trên diện tích nhỏ (ban công, sân thượng) những nơi không có khả

năng canh tác.

1.2.2.2 Nhược điểm

Chị phí đầu tư cao: Điều này rất khó mở rộng sản xuất vì điều kiện kinh tế củangười dân nhiều khó khăn nên không có điều kiện đầu tư cho sản xuất, mặt khác giá

thành cao nên tiêu thụ khó khăn.

Hạn chế về đối tượng cây trồng: Hệ thống thủy canh thích hợp cho những câyrau ăn củ như khoai tây và cà rốt

Cần năng lượng dé hệ thống hoạt động

Yêu cầu về kỹ thuật: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu người trồng phải

có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng trọt cao hơn vì tính đệmhóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất nên việc sử dụng quá liều một chấtdinh dưỡng nao đó có thé gây hại cho cây, thậm chí dẫn đến chết Mặt khác mỗi loại rau

Trang 21

yêu cầu một chế độ dinh dưỡng khác nhau nên việc pha chế dinh dưỡng phù hợp với

từng loại thì không đơn giản.

1.2.3 Dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh

1.2.3.1 Định nghĩa dung dịch dinh dưỡng

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất thủy canh, dung dịch dinhdưỡng được coi là yếu quyết định quan trọng nhất đến năng suất và chất lượng cây trồng

Dung dịch dinh dưỡng cho các hệ thống thủy canh là một dung dịch có chứa chủyếu các ion vô cơ tạo thành các muối hòa tan của các nguyên tố cần thiết cho cây trồng

và một số ít hợp chất hữu cơ khác như là sắt chelate Có 16 nguyên tô thường được coi

là cần thiết cho sự tang trưởng thực vat: carbon, hydro, oxy, nito, photpho, kali, lưu

huỳnh, canxi, magie, sắt, mangan, bo, Clo, kẽm, đồng, molypden Ngoài carbon và oxy

được cung cấp từ khí quyền, các nguyên tổ thiết yêu đều được lấy từ các công thức phattriển Các nguyên tố khác như natri, silic, vanadium, selen, coban, nhôm và i-ốt đượccoi là nguyên tổ có lợi và một số trong số chúng có thé kích thích sự tăng trưởng hoặc

có thé bù đắp những tác động độc hại của các nguyên tổ khác, hoặc có thé thay thé cácchất dinh dưỡng cần thiết trong một ít vai trò cụ thể (Nisha Sharma và ctv, 2018)

1.2.3.2 pH va EC của dung dịch dinh dưỡng

Trong dung dịch dinh dưỡng, độ pH quyết định sự sẵn có của các nguyên tổ thực

vật thiết yêu Phạm vi pH tối ưu của môi trường dinh dưỡng cho sự phát triển của cây

trồng là 5,5 - 6,5 (Trejo -Tellez va Gomez, 2012) đối với hầu hết các loài nhưng một sốloài có thé khác với phạm vi này Khi cây phát triển, nó sẽ thay đôi thành phan của môitrường dinh dưỡng bang cách làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng cụ thé nhanh hơn cácchất khác, loại bỏ nước khỏi dung dich và thay đôi độ pH bằng cách tiết axit hoặc kiềm.Wang và ctv (2017) đã phát hiện ra rằng hỗn hợp ba chất axit (HNO:, HsPO., HzSO.)

có hiệu quả hơn nhiều so với chỉ một axit duy nhất trong việc duy trì độ pH tối ưu từ 5,5

- 6,5 Sự thay đổi độ pH có thé mat cân bằng dinh dưỡng và cây trồng sẽ xuất hiện một

số triệu chứng thiếu hụt hoặc độ độc

Trong nước, các vật liệu ion hoặc các chất lỏng có thé tồn tại sự chuyển động của

các ion tích điện Độ dẫn điện (Electrical Conductivity-EC) của dung dịch liên quan đến

sự có mặt của các 1on trong nước Các ion này thường là muối của các ion như Na’, K',

Trang 22

SO, NO:- và POz- Do đó, độ dẫn điện của dung dịch còn cho biết được tổng lượngchất rắn hòa tan trong đó EC của một dung dịch còn được đo giữa điện cực có bề mặt

1 cm?, đơn vị tính là mS/cm hoặc được biểu hiện đơn vị ppm với máy đo TDS (totaldissolved) Chỉ số EC diễn tả nồng độ của chất hòa tan trong dung dịch, chứ không thể

hiện nồng độ của từng chất riêng biệt Chỉ số EC lý tưởng cụ thể cho từng loại cây trồng

phụ thuộc vào điều kiện môi trường (Sonneveld và Voogt, 2009) Tuy nhiên, chỉ số EC

lý tưởng cho các hệ thống thủy canh là từ 1,5 - 2,5 mS/em (Asao, 2012)

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thụ chất khoáng mà chúng cần, do đó

việc duy trì EC ở mức độ ôn định là rất quan trọng Khi nồng độ các chất khoáng hoàntan trong dung dịch giảm thì giá trị EC sẽ thấp xuống (Roberto, 2003) Vì vậy, trongnghiên cứu và sản xuất thủy canh, người ta thường dựa vao chỉ số EC dé điều chỉnh bổsung chất khoáng vào môi trường dinh dưỡng (Patten, 2008)

1.2.3.3 Chất lượng nước trong thủy canh

Chất lượng nước trong thủy canh có thé bị giới hạn ở những nồng độ của các ion

cụ thé và các chất phytotoxic có liên quan cho dinh dưỡng thực vật cũng như sự hiện

diện của sinh vật, vật thé lạ có thé làm tắc nghẽn hệ thống

Các sinh vật có mặt cả trong nước để chuẩn bị môi trường dinh dưỡng và mỗi

trường dinh dưỡng tổn tại trên hệ thống có thé được kiểm soát bằng cách nhiệt, bức xạ

UV và màng lọc Tuy nhiên, phương pháp xử lý bằng những hóa chất rẻ như sodiumhypochlorite, chlorine dioxide và đồng ion hóa bạc có thé phan nao giải quyết được các

tác nhân gây bệnh.

Việc phân tích thành phan hóa học một nguồn nước khi được sử dụng dé pha môitrường dinh dưỡng là cần thiết đề xác định số lượng muối cần thêm vào môi trường dinh

dưỡng.

1.2.3.4 Vai trò dinh dưỡng trong dung dịch dinh dưỡng

Nguyễn Xuân Nguyên (2004) và Resh (2013a) chia các nguyên tổ cần thiết chocây thành 2 nhóm: Nhóm các nguyên tố đa lượng (gồm N, P, K, Ca, Mg và S) và nhómcác nguyên tố vi lượng (gồm Bo, Mn, Cu, Mo, Cl va Zn) Nhu cầu chất khoáng cho câytrồng có thể khác nhau và trong cây trồng thì tỷ lệ đinh dưỡng này cũng thay đổi theocác bộ phận của cây Nếu cung cấp quá ít các nguyên tố dinh dưỡng thì cây trồng thiếu

Trang 23

dinh đưỡng giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh Các chất dinh dưỡng thường thiếuphổ biến trong môi trường thủy canh là đạm, lân, kali, sắt và mangan Tình trạng thiếukhoáng có thể khắc phục được bằng định kỳ cung cấp dinh đưỡng cho cây Theo Resh(2013b), trong thủy canh, tat cả các nguyên tố chính cung cấp cho cây đều ở dang phân

hóa học hòa tan trong nước đề tạo thành dung dịch dinh dưỡng theo một tỉ lệ cân đối

1.2.3.5 Một số dung dịch dinh dưỡng được sử dụng trồng rau ăn lá trong thủy canh

Bang 1.2 Nong độ (ppm) các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong các dung dịch dinh

dưỡng thủy canh cho rau ăn lá

Nguyêntô Hoangland Morgan Bradley va Fraulkner Jones

Ghi cht: Diéu chinh pH = 6 va EC = 1,5 mS/em khi ding

(N guén: Hoangland va Arnon, 1950; Jones, 2005 va Jones, 2004)

Từ 19 nguyên tố thiết yếu mà nhiều dung dich dinh dưỡng dé trồng cây trongdung dich ra đời Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên được sử dung dé trồng cây được déxuất bởi nhà sinh lý thực vật Knop (từ giữa thế kỷ 19) Dung dịch Knop có thành phầnrất đơn giản gồm 6 loại muối vô cơ trong đó chứa các nguyên tố đa lượng, không cónguyên tố vi lượng, vì vậy cây trồng trong dung dịch nay sinh trưởng không tốt

Trang 24

Sau dung dịch Knop, hàng loạt các dung dịch dinh dưỡng khác dé nuôi cấy thựcvật bậc cao ra đời như dung dich Hoagland va Arnon (gồm 4 hợp chất muối vô cơ), dungdịch Arnon, Olsen, Sinsadze (gồm nhiều loại muối vô cơ) và một số dung dịch được sử

dụng như dung dịch của FAO, của Đài Loan.

Dinh dưỡng cho rau thủy canh đã được một số nhà khoa học và một số công tyđưa ra, trong đó khuyến cáo chung cho rau ăn lá và ăn quả với thành phần N, PzOs, K2O

là 16:2:18, 8:4:8 Như vậy, chưa có sản phẩm hoặc khuyến cáo sử dụng đinh dưỡng thủy

canh cụ thê cho từng loại rau và cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của mỗi loại

Một số dung dịch dinh dưỡng thường được sử dụng phố biến cho rau ăn lá hiện nayđược thê hiện ở Bảng 1.2

1.3 Tình hình sản xuất trên hệ thống thủy canh

1.3.1 Tình hình sản xuất trên thế giới

Hiện nay, kỹ thuật thủy canh đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp

trên toàn thế giới Ngày càng có nhiều loại cây trồng được nghiên cứu và áp dụng

phương pháp này trong đó có cả cây hoa, cây xanh trong nhà.

Thị trường thủy canh toàn cầu ước tính đạt 203,5 triệu USD vào năm 2016 Theoloại cây trồng, thị trường thủy canh toàn cầu bao gồm cà chua, bau bí, rau diép và các

loại rau lá, ớt và các loại cây lương thực khác Ca chua tạo thành phân khúc thi trườnglớn nhất chiếm 30,4% thị phần toàn cầu trong năm 2018 Sản lượng cây trồng thủy canh

dự kiến sẽ nhiều hon ở cà chua, rau diép và các loại rau ăn lá khác Khi người tiêu dùngngày càng nhận thức được tính ưu việt của rau trồng trong nhà kính về chất lượng, nhucầu về nuôi trồng thủy canh ngày càng tăng ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương.Châu Âu theo truyền thống là thị trường lớn nhất đang triển khai các kỹ thuật tiên tiếntrong thủy canh Châu Á - Thái Bình Dương hình thành thị trường thủy canh lớn thứhai, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ ôn định Các quốc gia dẫn đầu về công nghệ thủycanh là Ha Lan, Uc, Phap, Anh, Israel, Canada va My Ha Lan la quéc gia dan dau thégiới về thủy canh thương mại với téng điện tích 13.000 ha trồng ca chua, ớt, đưa chuột

và hoa cắt cành và điện tích này chiếm 50% giá trị của tất cả các loại trái cây và rau quảđược sản xuất trong cả nước Theo báo cáo của Tập đoàn Nghiên Cứu và Phát triển Côngnghiệp Nông thôn (RIRDC), hệ thống sản xuất rau, thảo mộc và hoa cắt cành thủy canh

Trang 25

của Úc có giá trị khoảng 300 - 400 triệu đô la, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuấtrau và hoa cắt cành ở Uc Australia là nước sản xuất rau diép thủy canh lớn nhất thégiới, điện tích trồng dâu tây lớn hơn Mỹ và sản lượng hoa cắt cành gần bằng Mỹ Canada

và Tây Ban Nha cũng đang dần mở rộng diện tích theo hệ thống thủy canh thương mại

Isarel trồng một lượng lớn các loại cây quả mọng, trái cây họ cam quýt và chuối trong

điều kiện khí hậu khô can Hiện nay, nhu cầu trồng thủy canh đã tăng lên ở tất ca cácnước phát triển và đang phát triển (Trejo-Tellez và Gomez, 2012) Ở An Độ, một sốvùng đất hoang có chất lượng đất kém nhưng lại có nhiều nước có thé đưa vào thủycanh Ngày nay, người dân ở nhiều thành phố lớn khác nhau như Delhil, Chandigarh,Nolda, và Bangalore đang trồng một số loại rau xà lách, các loại thảo mộc và gia vị nhờtrên mái nha va ban công của họ dé tiêu thụ tươi Tương lai của thủy canh ngày cảng có

vẻ tích cực hơn bat kỳ thời điểm nào trong 50 năm qua Chi phí ban đầu dé thực hiệnmột trang trại thủy canh có thể rất khác nhau, nhưng chúng thường cao hơn chỉ phí trênmặt đất Do đó, quan trọng là phát triển của ngành thủy canh, điều quan trọng là phảiphát triển khai thác công nghệ giúp giảm sự phụ thuộc vào lao động của con người vàgiảm chi phí khởi nghiệp tông thé (Nisha Sharma va ctv, 2018)

1.3.2 Tình hình sản xuất ở Việt Nam

Trồng rau thủy canh nhen nhóm tại Việt Nam từ năm 2012 và liên tục phát triểntrong thời gian dài Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,diện tích trồng rau thủy canh trên toàn quốc vào năm 2020 là khoảng 1.000 ha, tăng gap

10 lần so với năm 2015 Các tỉnh có diện tích trồng rau thủy canh lớn nhất là Lâm Đồng,Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên Trồng rauthủy canh là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được cácdoanh nghiệp lớn đầu tư và phát triển Ví dụ, Công ty TNHH VinEco (thuộc Tập đoànVingroup) đã xây dựng 14 trang trại rau thủy canh trên toàn quốc với tổng diện tích hơn

200 ha Công ty CP Rau sạch Dalat GAP (thuộc Tập đoàn An Phú) đã xây dung 5 trang

trại rau thủy canh tại Lâm Đồng với tong diện tích hơn 50 ha Công ty CP Nông nghiệp

công nghệ cao Trung Thành (thuộc Tập đoàn TH) đã xây dựng 2 trang trai rau thủy canh

tại Đồng Nai và Binh Thuận với tổng điện tích hơn 30 ha Trồng rau thủy canh cũng làmột trong những hướng đi mới của các hộ gia đình và hợp tác xã trong việc sản xuất rausạch theo tiêu chuẩn Viet GAP Ví dụ, anh Nguyễn Phước Việt Cường ở xã Mỹ Hiệp,

Trang 26

trồng rau thủy canh cũng là một trong những hướng đi mới của các hộ gia đình và hợptác xã trong việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP Ví dụ, anh Nguyễn PhướcViệt Cường ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thành công với mô hìnhtrồng rau thủy canh trên diện tích 4.500 m2 Hiện nay, anh cung cấp cho thị trường 5 tan

rau các loại mỗi tháng; mang về doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/năm Hợp tác xã Phú Lộc

ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai mô hình trồng rau thủy canh trong

nhà lưới trên diện tích 1.000 m2 Hop tac xã đã xây dựng được thương hiệu rau sạch và

có dau ra ôn định.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về tình hình trồng rau trên hệ thống thủy canhđược tiến hành Năm 2023, Trần Thị Quý và ctv đã tiễn hành “Nghiên cứu trồng rau cảixanh (Brassica juncea L.) và xà lách (Lactuca sativa L.) bằng dung dich hữu cơ trên hệthống khí canh Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh dưỡnghữu cơ chiết xuất từ phế thải nông nghiệp (phụ phẩm cá, phân bò hoai, ) và 4 nồng độdung dịch hữu cơ từ phụ pham cá (1, 2, 4 và 8 %) đến sinh trưởng và năng suất rau cảixanh và xà lách trồng trên hệ thống khí canh Kết quả chỉ ra rằng, dung dịch hữu cơ từphụ phẩm cá có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng và năng suất rau cải xanh và xalách trồng trên hệ thống khí canh, nồng độ dung dịch thích hợp nhất là 2%, cho năngsuất rau cải xanh và xà lách đạt lần lượt (3,55 và 2,67) kg/m?; tương ứng 72,75% và75,85% so với khi trồng bằng dung dịch vô cơ Hoagland Ngoài ra, khi sử dụng dungdịch dinh dưỡng hữu cơ cho thay ham lượng NO:- trong rau cải xanh va xà lách thấphơn khi trồng bằng dung dich vô cơ Hoagland, đồng thời đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh

thực phẩm

Năm 2022, Tran Thị Anh Thoa và ctv đã tiễn hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của

dung dịch dinh dưỡng va ánh sáng đèn LED lên sinh trưởng của xa lách lolo và xa lách green oak leak thủy canh” Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp thủy canh tĩnh

và thủy canh hồi lưu trồng 2 giống xà lách lolo (Lactuca sativa var Lollo rosso) và xàlách lá s6i xanh (green oak leaf Lactuca sativa var crispa) với mục đích khảo sát đinhdưỡng và ánh sáng đèn LED ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của xa lách Nghiên cứu này

đã chứng minh được dinh dưỡng phù hợp là dinh dưỡng Howard (N (NOs ): 1.433,5

ppm, PzOs: 500 ppm, KzO: 2.100 ppm) Kết quả cũng cho thấy ánh sáng đèn LED đỏ,trắng, xanh dương đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của 2 giống xà lách Trên hệ thống

Trang 27

thủy canh hồi lưu LED đỏ gồm 4 bóng (25W, 220V, photon 30 mol/m? /s, 16.000 lux)cho năng suất xà lách cao nhất (trọng lượng tươi đạt 260 g/cây) LED trắng gồm 4 bóng(16W, 220V, photon 20 umol/ m2 /s, 14.000 lux) và LED xanh gồm 4 bóng (25W, 220V,photon 32 mol/m2/s, 19.000 lux), với cách thức chiếu sáng nâng cao dần khoảng cách

theo sự sinh trưởng của cây, cũng cho năng suất cao với trọng lượng tươi đạt 222 g/cây

Hàm lượng nitrat trong xà lách dao động trong khoảng 1.050,06 - 1.250,25 mg/kg, giá

trị này nằm trong mức cho phép của tiêu chuẩn đánh giá theo WHO

Năm 2020, Đặng Thị Tố Nga va ctv đã tiến hành “Nghiên cứu khả năng sinhtrưởng và chất lượng một số giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu

tại Thái Nguyên” Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới khoa Nông học trường Đại

học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nhằm xác định được giống xà lách có khả năngsinh trưởng tốt, năng suất, chất lượng cao phù hợp với hệ thống thủy canh hồi lưu Thínghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 4 lần nhắc lại Kết quả nghiêncứu 4 giống xà lách: Đăm, Dún Vàng, Xoăn Cao Sản, Xoăn Tím cho thấy: Các giốngđều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện hệ thống thủy canh hồi lưu vụ Thu Đông

2019 tại Thái Nguyên; giống xà lách Dún Vàng đạt năng suất thực thu cao nhất358,9 kg/100 m2, chất lượng tốt nhất (vitamin C đạt 2,97 mg/100 g, Brix đạt 2%) và dulượng NO; thấp (100 mg/kg) so với các giống còn lại, hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi4.528.000 đồng/100 m2

Qua các thí nghiệm trên cho thấy, mỗi dung dịch sẽ thích hợp với mỗi loại cây

và hình thức thủy canh cũng như điều kiện trồng cụ thé Vì vậy, dé chọn được một dungdịch đinh dưỡng thích hợp, một giống cây trồng mang lại hiệu quả sản xuất cao là mộtđiều cấp thiết

Trang 28

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu

Thời gian thí nghiệm thực hiện trong 2 đọt:

- Đợt 1: Từ ngày 25/06/2023 đến ngày 01/08/2023

- Đợt 2: Từ ngày 25/07/2023 đến ngày 03/09/2023

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại thành phó Thu Đức, thành phố Hồ Chí

Minh.

2.2 Điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới được che phủ bằng lưới chenang cao 2,5 m Thí nghiệm sử dụng thiết bị đo nhiệt 4m kế treo ở trung tâm nhà lưới,theo đối 3 lần/ngày, tại các thời điểm 7 - 12 - 17 giờ

Bang 2.1 Đặc điểm thời tiết tai Thủ Đức trong thời gian thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ trung bình (°C) — Am độ trung bình (%)

06/2023 28,9 80 07/2023 272 85 08/2023 28,2 81

09/2023 28,3 82Qua Bảng 2.1 cho thay: Nhiệt độ trung bình các tháng tiên hành thí nghiệm daođộng không nhiều (27,2 - 28,9°C) Trong đó, nhiệt độ cao nhất vào tháng 06 (28,9 °C),thấp nhất ở tháng 07 (27,2 °C) Âm độ không khí tương đối cao dao động từ 80 - 85%.Nhìn chung, các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian thực hiện thí nghiệm đều cao

Trang 29

hơn so với nhu cầu của rau xà lách do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của

cây.

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Giống

Bảng 2.2 Giống và đặc điểm giống sử dụng trong thí nghiệm

STT Tên giống Công ty sản xuất Đặc điểm giống

1 Xà láchTN591 Céngty TNHH-TM Lá tròn hơi đứng, màu vàng

Trang Nông đẹp, trồng quanh năm, thời gian

thu hoạch từ 30 - 35 NSG

2 Xà lách vàng cao Công ty TNHH giống Lá màu xanh non, din vàng,

sản NO.2 cây trồng Phú Nông khả năng kháng bệnh cao, trồng

quanh năm, thời gian thu hoạch

từ 25 - 32 NSG

3 XàláhRADO CôngtyTNHHMTV Cây phát triển khỏe, kháng

357 hạt giống Rạng Đông bệnh tốt, trồng quanh năm, thời

gian thu hoạch từ 30 - 35 NSG

Hình 2.1 Bao bì hạt Hình 2.2 Bao bì hạt giống Hình 2.3 Bao bì hạt

giống xà lách TN 591 xà lách vàng cao sản NO.2 giống xà lách RADO 357

Trang 30

2.3.2 Dung dịch được sử dụng

Dung dich sử dụng trong thí nghiệm là sản phẩm của công ty TNHH nông nghiệp

bền vững Vĩnh Thiện

Bảng 2.3 Nồng độ (ppm) của các nguyên tố trong hai dung dịch dinh dưỡng thí nghiệm

Dung dịch dinh dưỡng

Tên nguyên tô

Trên nap thùng đục các lỗ dé đặt bau nhựa, mỗi nắp thùng xốp đục 9 lỗ

Giá thé ươm hạt chuyên dụng Erovolca 48 lỗ/khay

Bầu nhựa có đường kính 6,5 cm dé đựng giá thé trồng cây

Trang 31

Màng nilong đen lót bên trong thùng.

Các dụng cụ kiểm soát môi trường va dung dich thủy canh:

- Máy đo nhiệt độ và am độ không khí: nhiệt âm kế treo tường Thermoneter giớihạn nhiệt độ từ -30 đến 50 °C, âm độ từ 20 đến 100%

- Bút đo pH: TLC, độ chính xác +- 0,1 pH, thang do từ 1 - 14 pH.

- Bút do EC cầm tay: khoảng dao động EC từ 0 - 999,9 mS/cm

- Các dụng cụ khác: cân, dụng cụ pha dung dịch, thước đo, số tay ghi chép, máy

Trang 32

2.4 Phương pháp thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tô được bồ trí theo kiểu hoan toàn ngẫu nhiên (Completelyrandomized design - CRD-2), gồm ba lần lặp lại và sáu nghiệm thức Sơ đồ bồ trí thí

nghiệm được trình bày ở hình 2.4.

PIGI P2G2 PIGI PIG3 P1G3 P2G1 P2GI P2GI PIG2 P2G3 P2G2 PIG2 PIG3 PIG2 P2G3 P2G2 PIGI P2G3

Hình 2.4 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm

Trong đó:

Yếu tố dinh dưỡng gồm 2 dung dịch đinh dưỡng được ký hiệu P1 và P2 với nồng

độ các nguyên tố được trình bày ở Bảng 2.2:

P1: Dung dịch Organic VT P2: Dung dich VT

Yếu tố giống là ba giống xà lách được ký hiệu từ G1 đến G3:

GI: Giống xà lách TN 591

G2: Giống xà lách vàng cao sản NO.2

G3: Giống xà lách RADO 357

Cách pha chế dung dịch dinh dưỡng:

Dựa vào nồng độ dinh dưỡng của từng chất ở mỗi dung dịch dinh dưỡng và lượng

dung địch dinh dưỡng cần tưới cho cây trong một nghiệm thức, tính ra được lượng dungdịch mẹ cần lấy dé cung cấp cho cây, sau đó khuấy đều rồi cung cấp vào thùng xốp

Cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng:

Mỗi nghiệm thức trước khi cho các thành phần dinh dưỡng vào thì được cho vàokhoảng 24 lít nước sạch/1 thùng xốp, đảm bảo mức dung dịch cao ngập đáy bầu nhựakhoảng 1 - 1,5 cm, tương ứng mỗi 6 nghiệm thức 72 lít nước Dùng cốc thủy tinh có

chia vạch đong từng lượng dung dịch mẹ cho vào thùng xốp có sẵn nước sạch với lượng

Trang 33

dung dịch thích hợp 24 lít nước/1 thùng xốp, đảm bảo đúng yêu cầu về nồng độ của cácnguyên tố trong dung dịch đinh dưỡng Sau đó khuấy đều dung dịch dinh dưỡng.

2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp thu thập cây theo dõi

2.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi 5 ngày 1 lần, cắm que tại các cây theo dõi détheo dõi có định Mỗi nghiệm thức theo dõi 5 cây theo 5 điểm đường chéo góc Bắt đầutheo đối từ 20 NSG, 4 lần

Chiều cao cây (cm/cây): Do từ mầm lá đến ngọn lá cao nhất khi vuốt toàn bộ lá

Số lá (la/cay): Đếm tat cả số lá thật trên cây, chỉ tính những lá đã thấy rõ phiến

lá và cuống lá

Diện tích lá (cm?⁄14): Áp dụng phương pháp tính diện tích lá theo kích thướcthang của lá Do độ dài lá, độ rộng của lá rồi nhân với một hệ số hiệu chỉnh k Hệ số

hiệu chỉnh k ở cây xà lách có giá trị là 0,7.

Đường kính tán (cm/cây): Dùng thước thắng đo khoảng cách từ 2 đường vuônggóc qua thân cây tại vị trí mép tán rộng nhất cộng lại lấy giá trị trung bình

2.5.2 Chỉ tiêu pH va EC của dung dich

Dùng máy đo EC và pH cầm tay đo dung dịch cũ trong hệ thống, kiểm tra chỉ số

EC và pH Do tất cả các dung dịch ở các nghiệm thức, sau đó tính giá trị trung bình,thực hiện 5 ngày/lần

mẫu dung dịch

- Rửa sạch lại phần điện cực bằng nước và lau khô điện cực trước khi tiến hành

đo các nghiệm thức khác.

Trang 34

2.5.3 Hàm lượng Nitrate

Thu toàn bộ cây trên toàn bộ thí nghiệm, trộn chung các cây trong cùng nghiệm

thức, lay mỗi nghiệm thức khoảng 200 g làm mẫu đem đi phân tích tại Viện nghiên cứuCông nghệ sinh học & Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

2.5.4 Các yếu tố cau thành năng suất và năng suất

Trọng lượng trung bình 1 cây (g/cây) = (tổng lượng 5 cây theo đõi⁄ô TN)/5

Năng suất lý thuyết (kg/1.000m?) = [Trọng lượng trung bình 1 cây (g/cây) x Mật

độ (số cây/m?)]

Năng suất thực thu (kg/1.000m2) = (Trọng lượng tất cả cây trên ô /diện tích ô thí

nghiệm).

2.5.5 Hiệu quả kinh tế

Tổng chi phí (đồng) = Tổng chi các vật liệu thí nghiệm + tông chi các dụng cụ thí nghiệm

Trong đó: Các dụng cụ thí nghiệm được khấu hao theo từng vụ rau

Tổng thu nhập (đồng) = Năng suất thực thu (kg/1.000m?) x giá bán 1 kg

Lợi nhuận (đồng) = Tổng thu nhập — tong chi phí

Tỷ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận / tổng chi

2.6 Quy mô thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành theo kiểu thủy canh tĩnh Hệ thống bao gồm:

Tổng số ô thí nghiệm: 6 NT x 3 LLL = 18 ô NT

Diện tích 1 6 thí nghiệm: 0,47 x 0,43 x 3= 0,61 m7

Tổng diện tích thí nghiệm = Số 6 x diện tích 1 6 = 18 x 0,61 = 10,91 m?

Khoảng cách trồng: 6 x 5 cm

Khoảng cach giữa các 6 cơ sở: 40 cm

Số cây trên 1 ô nghiệm thức: 27 cây

Mat độ: 45 cây/ m?

Dung dich trong thùng xốp đảm bảo sâu 10 - 12 em trong suốt quá trình sinh

trưởng của cây.

Trang 35

2.7 Quy trình thực hiện

Chuẩn bị cây con

Tháo mang bọc, nhúng nước thấm đều giá thé ươm hạt chuyên dụng Erovolea 48

(bông khoáng).

Bỏ từ 2 - 3 hạt giỗng xà lách trực tiếp lên những viên có lỗ sẵn

Khi cây con chưa nảy mâm, cân đê khay ươm trong tôi hoặc che ánh sáng trực

tiếp (2 ngày) vào cây con dé hạt nức mam

Từ ngày thứ 3 bắt đầu mang cây ra nơi có nang va có thé cho ăn dinh dưỡng

Cây được 2 - 3 lá thì cho vào giá thể và đưa ra nơi trồng

Chuẩn bị thùng xốp: Thùng xốp được bọc màng đen bên trong nhằm giữ dung dịch vàtạo môi trường tối đề rễ cây phát triển tốt nhất

Chuẩn bị giá thể trồng: Xơ dừa được ngâm trong nước 3 ngày, sau đó xả lại với nướcsạch dé giảm hàm lượng tannin trong xơ dita Trộn xơ dừa với tro trấu theo tỉ lệ 1:1

Chuẩn bi cây trồng: Khi cây con được 10 ngày, tiến hành đưa cây con vào giá thétrồng Chọn cây có chiều cao từ 5 - 7 em và có từ 2 - 3 lá thật dé đưa lên hệ thống thủy

canh.

Trang 36

Pha môi trường dinh dưỡng

Pha môi trường dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 lit dung dịch đậm đặc sẽ pha với 200 lít

nước Chỉ số EC (mS/cm) ban đầu của hai môi trường dinh dưỡng là:

Môi trường Organic VT: 2,25 (mS/cm)

Môi trường VT: 0,55 (mS/cm)

Cách ngày do EC va pH một lần, lúc 9 giờ, duy trì pH ở mức 5,5 - 6,8; khi ECthay đổi > 2,5 mS/em thì điều chỉnh lại EC của dung dịch

Bồ sung dung dịch dinh dưỡng

Theo dõi thường xuyên mực nước trong thùng xốp, bổ sung thêm nước khi mứcdung dịch thấp hơn bộ rễ

Dựa vào biểu hiện của cây trồng kết hợp với các thiết bị do EC, pH đề điều chỉnh

dung dịch dinh dưỡng cho phù hợp.

Nếu dung dịch thủy canh có chỉ số EC tăng theo thời gian sinh trưởng thì quátrình hấp thu nước của cây ưu thế hơn sự hấp thu khoáng, dẫn đến là nồng độ khoángchat gia tăng cao và gây ngộ độc cho cây Khi đó cần bố sung thêm nước vào dung dich.Ngược lại, nếu chỉ số EC thấp thì cây hấp thu chất khoáng nhanh hơn hấp thu nước vàkhi đó chúng ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào môi trường

Nếu pH xuống dưới 5,5 thì KOH hoặc một vài chất có tính kiềm phù hợp khác

có thé được thêm vào dung dich dé tăng pH lên Nếu pH quá cao, H:POa hay HNO: có

Trang 37

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến các chỉ tiêusinh trưởng trồng trên hệ thống thủy canh tinh

3.1.1 Ảnh hưởng của hai dung dịch dinh dưỡng và ba giống xà lách đến động tháităng trưởng chiều cao cây

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy sự tăng trưởng của chiều cao qua các giai đoạn Sựtăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện khí hậu,

chất dinh dưỡng cung cấp cho cây Cụ thé tại thời điểm 20 NSG, chiều cao cây ở dung

dịch dinh dưỡng Organic VT cho chiều cao cây (8,90 cm) cao hơn dung dịch dinh dưỡng

VT (8,49 cm), khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê Chiều cao cây giữa các giốngdao động từ 8,30 - 9,32 cm, trong đó chiều cao cây của giống xà lách TN 591 cho chỉ sốcao nhất, khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thông kê so với hai giống còn lại Sự tươngtác giữa hai dung dịch với ba giống xà lách khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê,chiều cao cây dao động từ 8,07 - 9,93 cm Chiều cao cây khi giữa kết hợp dung dịchOrganic VT với giống xà lách TN 591 cho chỉ số cao nhất đạt 9,93 cm/cây

Vào thời điểm 25 NSG, chiều cao cây giữa dung dịch, giống vả sự tương tác củachúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó, dung dịch Organic VT cho chiều caocây tốt nhất là 13,46 cm/cây, giống TN 591 cho chiều cao là 13,53 cm/cây, sự tương tácgiữa dung dich Organic VT và giống TN 591 cho kết qua là 14,53 cm/cây

Thời điểm 30 NSG, chiều cao cây giữa ba giống xà lách dao động trong khoảng16,52 - 17,42 cm/cây, khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Giữa hai dung dichdưỡng chiều cao cây dao động 16,68 - 17,07 cm, dung dich Organic VT cho chi số caohơn so với dung dich VT Sự tương tác giữa hai dung dich và ba giống xà lách đến chiềucao cây khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

Trang 38

Bảng 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao ở thí nghiệm đợt 1 (cm/cây)

Thờiđểm Dung dịch Giống xà lách (G)

theo dõi dinh dưỡng TBP

Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các số có cùng ký tự di kèm thể hiện sự khác biệt không có ý

nghĩa thong kê ở mức a= 0,05; `: khác biệt có ý nghĩa ở mức a = 0,05; `”: khác biệt có ý nghĩa ở mức

a= 0,01.

Vào thời điểm 35 NSG, chiều cao của hai dung dịch, ba giống xà lách khác biệtkhông có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng khi kết hợp hai giống và ba giống xà lách khácbiệt có ý nghĩa về mặt thống kê Dung dịch Organic VT cho chiều cao là 21,14 cm/câycao hơn so với môi trường VT là 19,93 cm/cây Chiều cao cây của ba giống xa lách daođộng 20,17 - 20,80 cm, giống xà lách TN 591 cho chỉ số cao nhất trong khi giống xa

Trang 39

lách RADO 357 có chỉ số thấp nhất Khi kết hợp giống xa lách TN 591 với dung dịchOrganic VT cho chiều cao cây cao nhất là 22,57cm/cây, thấp nhất là giống TN 591 khitrồng trên dung dich VT là 19,03cm/cây.

Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao ở thí nghiệm đợt 2 (cm/cây)

Thời đêm Dung dịch Giống xà lách (G)

theo dõi dinh dưỡng TBP

VI 16,13 14,33 14,83 15,10b

„ TBG 16,93a 15,67ab 15,00b

CV (%) = 16,25; Fp = 7,95**; Fa = 4,35; Fpxe = 1,548 Organic VT 21,60 2Š 19,67 20,80a

Trang 40

Tại đợt thí nghiệm 2, thời điểm 20 NSG chiều cao cây giữa các giống dao động

từ 7,85 - 8,30 cm/cây, khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Khi kết hợp giữa bagiống và hai dung dịch dinh dưỡng chiều cao cây dao động từ 7,30 - 9,03 cm, trong đóchiều cao cây khi kết hợp giữa giống NO.2 với dung dịch Organic VT đạt chỉ số cao

nhất khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi kết hợp giống xà lách NO.2 với

dung dịch VT, nhưng khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệmthức còn lại Giữa hai dung dịch đinh dưỡng chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa

về mặt thong kê dao động 7,87 - 8,34 cm/cây

Tại Thời điểm 25 NSG chiều cao cây của ba giống và hai dung dịch khác biệt rất

có ý nghĩa về mặt thống kê Giống xà lách TN 591 (13,17 em/cây) và dung dịch Orgaine

VT (13,44 cm/cây) có chiều cao cây cao nhất trong khi giống xà lách RADO 357 vàdung dịch VT lại có chiều cao cây thấp nhất Tương tác giữa ba giống xà lách và haidung dịch chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

Thời điểm 30 NSG, chiều cao giữa hai dung dịch khác biệt có ý nghĩa về mặtthống kê, cụ thé dung dich Organic VT có chiều cao cây cao hơn so với dung dịch VTdao động từ 16,63 - 15,10 cm/cây Chiều cao giữa ba giống xà lách dao động từ15,00 - 16,63 cm/cây, trong đó giống xà lách TN 591 có chiều cao cây cao hơn, khácbiệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với hai giống còn lại đạt 16,93 cm/cây Sự tương tácgiữa ba giống xà lách và hai dung dịch chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa về mặtthống kê

Thời điểm 35 NSG chiều cao cây giữa hai dung dịch dao động 19,40 - 20,80cm/cây Dung dich Organic VT cho chiều cao cây cao nhất khác biệt rất có ý nghĩa vềmặt thống kê so với dung dịch VT Chiều cao cây giữa ba giống dao động từ19,67 - 20,87 cm/cây Sự tương tác giữa hai dung dịch và ba giống khác biệt không có

ý nghĩa về mặt thống kê

Qua hai đợt thí nghiệm cho thấy, chiều cao của giống, dung dịch và sự tương táccủa chúng đều có sự tăng trưởng rõ rệt qua từng giai đoạn Trong đó dung dịch dinhdưỡng Organic VT và giống TN 591 cho kết quả tốt hơn so với các giống và dung dịchcòn lại So sánh với thí nghiệm dot 1 thì trung bình chiều cao cây ở thí nghiệm dot 2thấp hơn, nguyên nhân có thé trong thời gian tiễn hành thí nghiệm 1 có mưa nhiều, che

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN