Mục tiêu của đề tài là xácđịnh được kích thước chậu phù hợp cho cây ớt trồng chậu sinh trưởng, phát triển tốt vàđạt năng suất cao.. Nhiều công ty giống cây trồng đã lai tạothành công giố
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
RREKKEKE
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA KICH THUOC CHAU DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT CUA 2 GIONG OT (Capsicum
annuum L.) TRONG VU HE THU NAM 2023
Trang 2ANH HUONG CUA KÍCH THƯỚC CHAU DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT CUA 2 GIONG OT (Capsicum
annuum L.) TRONG VU HE THU NAM 2023
TAI THANH PHO THU BUC
Tac gia
TRUONG BANG CHAU
Khoá luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu thực hiện
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn ba mẹ đã luôn ủng hộ, sát cánh cùng con, tạo điêu kiện thuận lợi
đê con tiên lên trên con đường học tập.
Em xin bày tỏ sự kính trọng và gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Châu Niên, thầy luônquan tâm, động viên cho em và tạo điều kiện học tập, môi trường nghiên cứu, tận tìnhhướng dẫn, cung cấp cho em nhiều kiến thức bồ ích trong suốt quá trình học tập và thựchiện khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cam ơn quý Thay/Cé Khoa Nông học Trường Dai học NôngLâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức bé ích trong suốt thời gianhọc tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Trúc Nghỉ đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức
quý báu, luôn giúp đỡ, động viên em Xin cảm ơn các bạn Ngọc Minh, Mỹ Lan, Quang
Huy, anh H6, Tuan, Phan Thanh đã khong ngai vat va dé hỗ tro tinh than lẫn thé chat,
là điểm dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này
Tôi xin cảm ơn các bạn học cùng nhóm đã đồng hành, giúp đỡ tôi trên con đườnghọc tập 4 năm tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trongquá trình thực hiện khoá luận này.
Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG BĂNG CHÂU
Trang 4TOM TAT
Đề tài “Anh hưởng của kích thước chậu đến sinh trưởng, phát triển và năng suấtcủa 2 giống ớt (Capsicum annuum L.) trồng vụ Hè Thu năm 2023 tại Thành phố Thủ
Đúc” được thực hiện tại Trại thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm,
Thành phó Hồ Chí Minh từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023 Mục tiêu của đề tài là xácđịnh được kích thước chậu phù hợp cho cây ớt trồng chậu sinh trưởng, phát triển tốt vàđạt năng suất cao
Thí nghiệm 2 yếu tố được bồ trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 6nghiệm thức va 3 lần lặp lại Trong đó yếu tố giống gồm AI: giống ớt Red Sky 86 vàA2: giống ớt Tứ Xuyên và yêu tố kích thước chậu gồm BI: chậu cỡ C8, B2: chậu cỡ C9
và B3: chậu cỡ C10.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước chậu khác nhau ảnh hưởng đến các chỉtiêu thời gian phân cành, thời gian ra hoa, khối lượng quả/cây, số quả/cây, chiều dài quả,đường kính quả, độ dày thịt quả, số hạt/quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu,năng suất thương phẩm Chậu cỡ C8 cho thời gian phân cành (22,8 NST), thời gian rahoa (34,8 NST) sớm nhất Chậu cỡ C10 cho các chỉ tiêu khối lượng quả/cây (28,7 g/cây),
số quả/ cây (13,6 quả/cây), NSLT (246,6 kg/1.000 m?), NSTT (204,5 kg/1.000 m?/5 lầnthu), NSTP (184,2 kg/1.000 m2/5 lần thu), chiều dài quả (64,0 mm), đường kính quả(9,6 mm), độ dày thịt quả (1,5 mm), số hạt/quả (74,2 hạt/quả) cao nhất
Thời gian sinh trưởng trung bình của giống ớt Tứ Xuyên 73,2 là NST, giống ớtRed Sky 86 là 78,9 NST NSLT ước tính của giống Tứ Xuyên là 143,7 kg/1.000 m? vagiống Red Sky 86 là 213,3 kg/1.000 m° NSTT của giống Tứ Xuyên là 128,4 kg/1.000m2/5 lần thu và giống Red Sky 86 là 163,8 kg/1.000 m2/5 lần thu
Giống Red Sky 86 và giống Tứ Xuyên sinh trưởng, phát triển và cho năng suấttốt nhất khi trồng trong chậu cỡ C10
Trang 5MỤC LỤC
DANO TỔ oi sengvtsooiEDTEIGDDEEEIEUDEGIUUGIRESNEISEIEHIRDSEBPEGRGIIGRIRGIEERSSRDNSGSQHSRESIRVNSEENbrzepssaasoga i
LOI CAM OD 0 il
a iii
WIGS Gergen caesar ee ee iv
Regattas pene eb ms ttc eet alent Vii
Dank: sach:Cae Dai © sang sa ngni Big phit tai 3g 0cH805040184013651863336135 5888039488 DSESEGSEE999131385.090800038 Vili Danh sach cac hink 07 ˆ 1XGIAN THÍ DieggqeiiiiiiiditiinittittittirgtitittlidsttaGinnSiattfiBSGNG0N0000411480gã810010ã08ndãi 1
HN canaaaratrrrndatortordeoaraoriaentiifititrostosrnidisig96iNSGEfosoinSfNVGniitirgisisuiNi000008A6ã1g4 1IMIG BE | an snysatepbstotsSipbiornttrtsintbtseGNIIDDEIGG08:900nglng)agtgiudhpstrfh3nlotIgi0tiisvi\0SSEIEISTIRAGiAPAIHSD930081n00688va nôi 2VOU CaU AE i0 4< 2GiGi han dé tai cscccecccscscsssesssesssesssessessseessesssesssesssessusssesssesssetssersussssessesssessnessueesesesssseseed 5Chương 1 TONG QUAN TÀI LIIỆU 5 5° 5£ 5£ 5£ 2£ 5s s£Ss£Ss£Ss£ss£ss£seszes 3I2] fifấï Thiểnrtố tiầy ốLueusesannuepotirrttrtlinrtifcttutssgpgipfiiceinginSngtEI8GSg/0T2NGSfgiE0i2tgging 3(BR BÍ cư |, a eae 3
1.1.2 Phan load a 3
1.1.3 Đặc điểm thực vật HOC ccccccecssscsssssesssvsscsesesecsvsscecsveescseerescavsueassveusaveveaeaveveaeaveneees 4
Oe RE rrrnvarrarrrrrrirtgeeraortyipurrrgpgteigrgarssswyigriarlnritiigseiirsusagai 5
ee | a 51.1.3.3 Âm G6 veoccccccscssssssessesssessesssessesssssessessscsssssessessisssecsussseesessusssessecsusssessessuessessesseeeses 61.1.3.4 Đất và dinh dưỡng 2-2 2S SE 1E 1 1 1101111111111112112112111 1 11x rreu 6
1.1.5 Gia tris đụng và øiá tíỊ dinh dWỐH cosisssssseiisiessndiitisv518155883900333536133501618.33809808 6
LAG Sầu:bệnh:hai tiến: Cây Oi ltsonsesseneanososlktritortsiaasgoilitratpsEitasaustrhnooctilgtansitixaasissiinsieg 8
1.1.6.1 Sâu hại -5-552 21 2E 22122112112112712112112112112112111111111211.11 11111 ee 8 1.1.6.2 Bệnh haiic ccecceccsccessesssessesssessesssssessessscssessecsussssssessusssecsessusssessesssessessesseessessessseeses 91.2 Tình hình sản xuất ớt trên thé giới và tại Việt Nam -¿ ¿©-++zscczzee 101.3 Tình hình nghiên cứu ớt trồng chậu 2-2-2 +S£EE2EEEEE2EEE2E12E1 2122112 1]
Trang 61.3 Hình thức canh tác trong chậu - - - ¿+ +1 1+1 21119119 1 9111 1 9111111 11g ng 121.3.1 Ưu điểm của canh tác trong chậu - 2: 5¿+52+2x+2E2EE£EEeEE2EEEEEerErrrrrreree 131.3.2 Nhược điểm của canh tác trong CHAU cece 141.4 Ảnh hưởng của kích thước chậu trong canh tac ceccecceccssessessessessessessesssssesesseseeaee 141.5 Tình hình nghiên cứu về kích thước chậu - - 2-2 + x+S+££££++E+2EzE+zE+zxez 15Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 172.1 Thời gian va địa điểm nghiên cứu o ccsccecccsessessessessessessessecsessessessessessessssseavsaseaneaes 172.2 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm - 2-2-2 s2 +22 +22 22 172.3 Vat lHỆU tHÍ NEhOM sgassssesitisbisogiastilesEG1LAR5386435146184S134SSRXSSESNESSSSSSSSSSSSSSESEXSEĐEEE4SSSA 18
ng nrccnrrrrrarorrirrBtritirtryrnrniotoytionutriinttiiniptiRorn0rogsrstii 18
ED eC IN AU re avis ero catiaie lon inn eRe aR act Enmine SES wo oa aaa 18
2.3.3 Gid thỂ cv nung HH ng gu 19
23:4 Phân DOW sesssssssssssses6601816111501381331535g56E853389053543585334845339551S94851858368143586211301G9.18 19
2.3.5 CAC vật liệu NAC voc ccvscwussverncevevscvesnsnsersuvwavasvennwessweuavetineveteres diveavevuvessneceuarinenvers 20
2.4 Phương pháp nghién CỨU c2 2 2221831118311 33911 83118 11 911811 811111 81 rệt PA2.4.1 Bồ trí thí nghiệm eo cecceccecccscsscssessessessessessessessesscssesesessessessessesaesaesessesseesnesseasease 21
2:42) Quy m0 thi nghÏ1Ê TH‹sgnnteaiixod.ctsnitggGIRSEISXEESGSRCXS0/38380330040338558S0G180300301854G8 24A8 2]
2.5 Cawehi tiêu va phuongs phap theo: ổi sasseenaesensiidiioioiosEEETRSSEBIRSSEEERSEĐAGEES1Avi@Roia 22
2.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưỡng ccccsx cv LH T1 1211010111010 600106 232.5.2 Các chỉ tiêu về phát đục - 2-2 ©2++22++2++2Ek222122212112711271127122112211 21121 ee 2315-3 Che chỉ tiều về hình Thái QUÁ saaesesenionnbrinnitiitgtoinfrtourisuiltisiticsigteksssdoednioi 232.5.4 Các yếu tô cau thành năng suất và năng suất 2-2 ©52+++Exe£xczEerxeez 242.6 Phương pháp xử lý số liệu - 2-52 2 S22SEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111211 111 1e2 252.7 Các bước tiến hành thí nghiệm - 2 2 St +E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrree 25
Zhe] CHảI/đ5Øñ WOM CAY COM san nakbonoiS lồESG08 G15 GRSSGIAS1ASGG3HĐ1SLANGXAGUNSEĐSIASSGEINREBSG3.36088003588Đ3808 25
ae 262.7.3 Giai đoạn trồng ra khu đất thí nghiệm 2 2 52+ z£E+EE2E22EEtEEzExzrxrree 272.7.3.1 Chuẩn bị khu đất thí nghiệm 2 2 S£+SE+EE£EE2EEEEEEEEE2E12E1712222E2 7e 27
5723 Tung tiêu secessionists 272.7.4 Chăm sóc cây con sau trỒng - ¿5c se keEk£EESEEEEEEEEEE1511211211211211211 1 Xe 28
Trang 7Dy STA, MELLON THUONG sssicssouolsddisdliidbibsisôblostiongideioiiustdeussidudog2g:0seioaulLdiouidb ggina0slitgb4i58:2oaidubiBoslialibdEucArnessetsbsodi 28 cai AD Phan BO Va; CaCl, DORs cssscanenausnensmcenanmamnamnmmmanemnnmmanem maaan 28 2.7.4.3 CHAM an 29
20 u Th HOE]N36612i050s65021002366015000036108800g3592084836Gã08QÄ40103E 00303938 mae em 29
Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 5° 5< 5° se cscsssessessessessess 303.1 Tỷ lệ mọc mầm và ngày mọc mam của hai giống ớt chỉ thiên - 303.2 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến thời gian sinh trưởng, phát dục của hai giốngOCD TAI Ct ase, coms cca aseemarspsa 02-0000 GGXIGEEEIEIGISIGEESEEEGEWGSEGGEERBRHGASOESUEMCCSEEEIGSHESVENGHEEGSSESSERSAdB 303.3 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến sinh trưởng, phat triển của hai giống ớt chi
3.3.1 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến chiều cao cây của hai giống ớt chỉ thiên 323.3.2 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến số cành của hai giống ớt chỉ thiên 343.3.3 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến chiều cao phân cành của hai giống ớt chi
3.4 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến yếu tố cau thành năng suất và năng suất củahai giống ớt chỉ thiên ¿- 2 +St+S22E2E2E2E2112111111111111111111111111111 21 1e 373.4.1 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến yếu tố cau thành năng suất của hai giống ớt
Chỉ THIẾU: ưyssez2s5s0 s12 02550060 0360011330515340608930085NGEEESESEHBM4615g303903Q815900653588038013836:8G3003R/3U1S00/00838 37
3.4.2 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến năng suất của hai giống ớt chỉ thiên 383.5 Đặc điểm mau sắc vỏ quả và hình dạng quả của hai giống ớt chỉ thiên 403.6 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến hình thái quả của hai giống ớt chỉ thiên 413.7 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống ớt chỉ
T —————=ẰŠ=*Š-————_————_ 44KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, -°- <2 5£ S2 se se Es£EsEseEseEseEsersetsexsersessessrre 46TÀI LIEU THAM IKKHẢO << £ s2 S2 s£ s9 EseEseEsEseEsessevsersersersere 47PAU 06 gaaaaggaagiotnintettdtontttoettiditgtitidunlifienixtddusyilioitgiiitototthtissonigtitretbdined 50
Trang 8DANH SACH VIET TAT
Viết đầy đủ (Ý nghĩa)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
International Board for Plant Genetic Resources (Hội đồng Quốc
tế về Tài nguyên Di truyền Thực vật)
Khu công nghiệp
Lần lặp lạiLeast Significant Difference (Sai biệt nhỏ nhất có ý nghĩa)Ngày sau gieo
Năng suất lý thuyếtNăng suất thực thuNăng suất thương phâmNgày sau trồng
Nghiệm thứcNghiệm thức đối chứngTrách nhiệm hữu hạnThành phó Hồ Chí Minh
Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá tri sử dụng).
Trang 9DANH SÁCH CÁC BANG
TrangBảng 1.1 Lượng chất chống oxy hoá được trích xuất từ ớt cay Capsicum annuum L
3855538539 83853 20313Y150G0GASBESL11G895XLÄ0014191004018119013Ó01145590IĐEHSC0IDASEGHSSSSESUES1ELEI00848 9423904000 7
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết thành phó Hồ Chí Minh tháng 6/2023 - 9/2023 17Bảng 3.1 Tỷ lệ mọc mầm và ngày mọc mam của hai giống ớt chỉ thiên 30Bảng 3.2 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến thời gian sinh trưởng, phát dục của haiging (ất thỉ KRÌÊN: cscs i iia 31Bang 3.3 Anh hưởng của kích thước chậu đến chiều cao cây của hai giống ớt chi thiên
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến chiều cao phân cành (cm) của hai giốngOUGHT THIẾT: kissvasepnotiidbanniisliliDGSIRIIGSEAIIBIOBSSERIIECSSRIGBESNHAIESSEERERGSSEJEEIRRSĐSSEBg3inSssesgsatdgt 36Bảng 3.6 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến yếu tố cấu thành năng suất của hai giống
OE GHỈ THIẾT sssnnsssesesesSS4861403818438385383556650303584050000S0 MS08.08EES8LGSU/0G02830830.400984508300 80/008 37
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến năng suất của hai giống ớt chỉ thiên 38Bang 3.8 Đặc điểm màu sắc vỏ quả của hai giống ớt chỉ thiên -2- 5+: 40Bang 3.9 Đặc điểm hình dang quả của hai giống ớt chỉ thiên - 2-22 5+: 4IBảng 3.10 Ảnh hưởng của kích thước chậu đến hình thái quả của hai giống ớt chỉ thiên
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Hạt giống ớt Red Sky 86 và Tứ Xuyên -2- +2E2z++Exczxczrxerxees 18Hình 2.2 Sơ đồ bố tri thi ng hit vssicssiecsncssresnvecsmenanvierveninensescanservenensinesinun 21Hình 2.3 Toàn khu thi nghiệm thời điểm 32 NST - 2 ©z+2sz+cxz+zx+zxe2 22Hình 2.4 Bao bì giá thé Klasmann TS l -2- 22 2 x+2E2E££EEt£E2EE2EEcEEzrrrrrees 26Hình 2.5 Giá thé trồng cây trước khi phối trộn -2¿ + ++z2++zz++zz++zs+zzx 26Hình 2.6 Cây con đủ tiêu chuẩn trồng ra chậu 22 2 +©2+22++£xtzx+zxxzrxrres 27Hình 3.1 Cây ớt thời kỳ thu quả a) giống Tứ xuyên và b) giống Red Sky 86 trồng ở cỡChất C4) i i4RHzng30121054E2.jx8gr92:483g0iuuclidg3BT2IBi33á3hlng3rgpdŠE 2m0 rdp 39Hình 3.2 Quả ớt không đáp ứng điều kiện thương phẩm - 2z 5+: 40Hình 3.3 Hình thai quả ớt chín các NT thí nghiệm - 55-555 S+*s+£sveserses 43Hình 3.4 Đặc điểm hình thái quả ớt chín - ¿5c 5£ S‡9E£EE£EE£EESEEEEEEEE2E2E22Ex xe 46Hình PLI Cây ớt con 3 NST và 28 NSG S2 S222 HH, 50Hình PL2 Nụ, hoa và quả ớt non của cây ớt giống Tứ Xuyên - 50Hình PL3 Ghi nhận chỉ tiêu hình thai quả trong thí nghiệm 5: 55 5++ 51Hình PL4 Cây ớt biểu hiện dấu hiệu bệnh khảm lá và đốm lá - : 51Hình PL5 Cây ớt giống Tứ Xuyên bị héo xanh - 2-5222 x+2E£2£++£x+zxzzzzrxeez 52Hình PL6 Bao bì một số loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm s3Hình PL7 Giống ớt Red Sky 86 trồng chậu C10 (A1B3) giai đoạn 70 NST 33
Trang 11GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cây ớt (Capsium annum L.) thuộc họ Ca (Solanaceae), là một trong những cây
rau, cây gia vi quan trọng được sử dụng phô biến trên thế giới không chỉ vì giá trị kinh
tế ma còn vì hương vị, màu sắc, mùi thơm đặc biệt và giá trị dinh dưỡng của qua Ot cóthé ăn tươi, phơi khô, muối, ngâm, nghiền thành bột, làm sốt, tương va gia vi Trong ớt
có sự hiện hiện của capsaicin, một akaloid tạo nên vi cay nồng cho ớt và chỉ được tìmthấy trong chi Capsicum Ngoài công dụng làm thực phẩm, gia vị và y học, ớt cũng được
sử dung dé làm cây cảnh
Bên cạnh các yếu tố môi trường tác động, kỹ thuật canh tác cũng là một yếu tốđóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên năng suất cao và chất lượng tốt cho cây ớt.Trong đó, giống là tư liệu sản xuất rất được chú trọng, giống tốt có thể tăng năng suất
20 - 30% (Phạm Hữu Nguyên, 2021) Do đó, việc xác định và lựa chọn giống cây trồngphù hợp với điều kiện địa phương, bao gồm khí hậu, đất đai và tài nguyên nước cũngnhư đáp ứng yêu cầu thị trường là rất cần thiết Nhiều công ty giống cây trồng đã lai tạothành công giống ớt có đặc tính tốt, năng suất cao nhưng vẫn chưa được khảo nghiệm
dé tìm ra giống có khả năng thích nghỉ với điều kiện sinh thái và phù hợp với tập quáncanh tác của từng địa phương Vì vậy cần thực hiện các khảo nghiệm giống mới tiềmnăng giúp nâng cao năng suất và chất lượng quả ớt, thương mại hoá nhằm phục vụ chosản xuât đại trà.
Trong số các bệnh hại ớt, bệnh thán thư do nắm Collectotrichum gây ra đượcxem là nguy hiểm nhất (Than và ctv, 2008) Trồng ớt trong điều kiện mùa mưa thường
có giá bán cao nhưng cũng gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng nhiều đếnnăng suất và phẩm chất quả (Đinh Quang Tuyến và ctv, 2017) Trước thực trạng trên,
mô hình trồng ớt chỉ thiên trong chậu là giải pháp tiềm năng mang lại hiệu quả nhấtđịnh, giải quyết vẫn đề do mầm bệnh trong đất nói chung và bệnh thán thư gây ra nóiriêng Không những thế, trồng ớt trong chậu giúp người trồng đễ dàng quản lý dinhdưỡng và lượng nước từ đó kiểm soát chất lượng sản phẩm phục vụ ăn tươi và tiêu dingtrong nước, đạt chỉ tiêu chuân xuât khâu và sản xuât công nghiệp.
Trang 12Tuy nhiên, khi trồng chậu có thé hạn chế về không gian dé rễ cây phát triénva tácđộng bat lợi đến khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây Trong một nghiêncứu của Arp (1991) đã nhân mạnh rằng kích thước chậu có thé là một yếu tô quan trọngảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng CO> của cây trồng Do đó, xác định kíchthước chậu thích hợp dé cây ớt trồng chậu sinh trưởng, phát triển tốt là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của kích thước chậu đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất của 2 giống ớt (Capsicum annuum L.) trồng vụ Hè Thunăm 2023 tại Thành phố Thủ Đức” đã được thực hiện
Mục tiêu
Xác định được kích thước chậu phù hợp cho cây ớt trồng chậu sinh trưởng, pháttriển tốt và đạt năng suất cao
Yêu cầu đề tài
Bồ trí thí nghiệm đồng ruộng; dựa trên quy chuân QCVN 01-64:2011/BNNPTNT
và QCVN 01-96:2012/BNNPTNT
Theo dõi, thu thập số liệu các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, các
yếu tô cầu thành năng suất, hình thái quả và tình hình sâu bệnh hại trên 2 giống ớt và 3kích thước chậu.
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ thực hiện trên 2 giống ớt với 3 kích thước chậu tại Trại thực nghiệmKhoa Nông học, Trường Dai học Nông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh, từ tháng 06/2023đến tháng 09/2023
Thí nghiệm chỉ theo dõi các chỉ tiêu nông học, không phân tích các chỉ tiêu vềchất lượng quả ớt và tính toán hiệu quả kinh tế Không tiễn hành phân tích giá thê trước
và sau thí nghiệm.
Trang 13Chương 1
TONG QUAN TÀI LIEU
1.1 Giới thiệu về cây ớt
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây ớt cay (Capsicum annum L.) thuộc họ Ca (Solanaceae), chi Capsicum, có
nguồn gốc từ Nam Mỹ Tuy nhiên, vào năm 2001, Walsh va Hoot đã tiễn hành phân tích
ở cấp độ phân tử một số loài thuộc chi Capsicum dé hiểu thêm về các quan hệ phát sinhtrong chi Họ kết luận rang chi Capsicum có thé có nguồn gốc từ các vùng khô can củadãy núi Andes sau đó mới đến vùng nhiệt đới ở Châu Mỹ
Christopher Columbus được công nhận là người đầu tiên đưa ớt đến Châu Âu.Columbus trở lại Châu Âu sau cuộc hành trình và mang theo hạt ớt, sau đó nhờ các tuyếnđường buôn bán rộng rãi của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha giúp chi Capsicum được đưa
từ Châu Âu đến khắp Châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (Bosland
và ctv, 2012) Bằng chứng khảo cô học từ Mexico chỉ ra rằng con người đã sử dụng ớtdại làm nguồn thực phẩm khả năng sớm nhất là vào năm 7200 trước Công nguyên (Wash
và Hoot, 2001).
1.1.2 Phân loại
Có nhiều tranh luận về số lượng loài trong chi Capsicum Theo Linnaeus (1753),
chi Capsicum chỉ có hai loài (Capsicum annuum va Capsicum frutescens), ông đã thêm
Capsicum baccatum và Capsicum grossum vào năm 1767 Sau đó, Ruiz và Pavon (1790)
và Willdenow (1798) đã mô ta Capsicum pubescens và Capsicum pendulum Heiser vàSmith (1953) đã phân loại chi này thành bốn loài (Capsicum annuum, Capsicum
frutescens, Capsicum baccatum va Capsicum pubescens) nhưng 4 năm sau đó, Smith
va Heiser (1957) xác định rang Capsicum chinense là một loài hợp lệ
Theo IBPGR (1983), có 5 loài chính được trồng là Capsicum annuum, Capsicum
baccatum, Capsicum chinense, Capsicum frutescens va Capsicum pubescens.
Trang 141.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ: Hệ thống rễ gồm rễ cọc và rễ bên Khi rễ cọc bị tổn hại, các rễ bên mới sẽphát triển từ rễ cọc về phía hai bên vì vậy bộ rễ bên phát triển rất khoẻ Theo chiều nganglan ra khoảng 30 - 50 cm va sâu 30 - 60 cm Trọng lượng của rễ thường chiếm 10%trọng lượng cả cây (Bosland và ctv, 2012).
Thân: Doc thân cây có thé có Anthocyanin, còn ở các đốt có thé có hoặc không.Thân cây khi còn non có cạnh dọc theo chiều dài, sau đó dần trở thành hình trụ, thân cóthé nhẫn, có lông hoặc từ nhan hoàn toàn đến có nhiều lông (Bosland và ctv, 2012)
La: La mọc đơn, moc sap xép theo hình xoắn ốc Lá có nhiều hình dạng, kíchthước và mau sắc khác nhau, có lông hoặc không có Phién lá có dạng hình trứng hoặchình mác; cuống lá có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo giống, theo loài; đỉnh lá thường nhọn;hình dạng gốc lá thường nhọn dần vào cuống lá
Hoa: Theo Mai Thị Phương Anh (1999), hoa và quả thường mọc đơn trên nách
lá, chỉ có loài Capsicum chinense thường có 2 - 5 hoa trên một nách lá Hoa có thể mọcthang đứng hoặc buông thong Hoa lưỡng tính, có từ 5 - 7 cánh hoa, có cuống dai khoảng1,5 cm, đài ngắn có dạng chuông 5 - 7 răng dài khoảng 2 mm bọc lay quả Hoa có nhuyđơn giản có màu trắng hoặc tím, đầu nhuy có dang hình dau và hoa có 5 - 7 nhị, có mauhơi xanh cho đến vàng và trắng, tuỳ thuộc vào từng loài Bosland và ctv (2012) chorằng, tràng hoa có một màu hoặc có dém Đốm cham trên tràng hoa là một đặc điểm cóích cho việc phân loài Màu hoa phụ thuộc vào loài nhưng hầu hết các loài thuộc chiCapsicum đều có hoa màu trắng, ở loài Capsicum annuum, có một sé Ít quần thể cótràng hoa mau tia (tím), còn loài Capsicum frutescens có hoa màu lục Hầu hết các giống
thuộc loài Capsicum annuum nở hoa dau ở dot phân nhánh đâu tiên
Quả: Theo Ngô Thị Hạnh và ctv (2022), quả ớt thuộc dạng quả mọng, quả mọcđơn, có thé mọc xuôi (chi địa) hoặc hướng thang đứng (chỉ thiên) Dang quả rất khácnhau từ dạng quả tròn tới dạng quả thon dài và thon đầu bóp nhọn lại, kích thước quảcũng rất khác nhau từ rất nhỏ đến quả có kích thước lớn như ớt ngọt Theo Bosland,
2012, quả ớt có 2 hoặc nhiều hơn 2 ngăn, mỗi ngăn được phân chia ra bởi giá noãn ở
Trang 15phân trung tâm của quả Giá noãn là nơi chứa hạt và vách ngăn, chứa các túi sản xuât ra oleoresin và capsaicinoids nhưng vai trò quan trọng nhat là cung cap chat dinh dưỡng
dé nuôi hạt Quả ớt là quả không có đỉnh hô hap
Hạt: Hạt mỏng, hình đĩa, màu vàng nhạt, vàng nâu hoặc đen Hạt của loài
Capsicum annuum chứa protein va lipid dự trữ (Chen va Lott, 1992) Theo thông tin từ
Cơ quan quan ly thực phẩm và được pham Hoa Ky (FDA), 100g hạt ớt tươi chứa khoảng0,9 g protein Kích thước hạt phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng, như quả to thườnghạt to, trong đó hạt loài Capsicum annuum điển hình dày khoảng 1 mm; dài 5,3 mm vàngang 4,3 mm (Chen và Lott, 1992).
1.1.4 Yêu cầu sinh thái
1.1.3.1 Ánh sáng
Ớt là cây yêu cầu thời gian chiếu sáng trung tính, đòi hỏi thời gian chiếu sángkhông nghiêm ngặt nhưng lại thích nghi với ánh sáng có cường độ mạnh (Phạm HữuNguyên, 2021) Hầu hết các giống ớt ở nước ta ưa ánh sáng ngày dai với cường độ ánhsáng từ 4.000 - 5.000 lux Trong thực tế, ớt có thể chịu được cường độ ánh sáng mạnhđến hàng vạn lux Nhưng nếu trong quá trình sinh trưởng phát triển thiếu ánh sáng liêntục từ 10 - 15 ngày, ớt sẽ bị rụng lá, hoa và quả Thiếu ánh sáng kết hợp nhiệt độ thấp,cây con sinh trưởng khó khăn: vươn dài, vống, quá trình phân hóa mầm hoa cũng bị ảnhhưởng, sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, năng suất thấp (Ngô Thị Hạnh, 2022)
1.1.3.2 Nhiệt độ
Tác giả Mai Thị Phương Anh (1999) có nhận định rằng nhiệt độ ảnh hưởng đếnsinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả Nếu thời gian nhiệt độ cao kéo dài ớt sẽ rụng hoa,rụng quả, rụng lá và chết Nếu gặp nhiệt độ thấp, thời kỳ cây con bị kéo dài, sinh trưởng
chậm Hoa bị thui, ít hoa, hoa không nở, hoặc không có khả năng thụ phấn, thu tinh.
Ot là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ cao trongsuốt quá trình sinh trưởng Ớt cay thích hợp với nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp để sinhtrưởng và phát triển là khoảng 20 - 30°C, tuy có khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhưngchịu rét và úng kém Ớt là cây vừa sinh trưởng vừa phát triển, nghĩa là vừa ra cành, lá
Trang 16nhưng vừa ra hoa, quả trên cây, thời gian từ trồng đến thu quả dot 1 là 60 - 90 ngày Yêucầu tổng tích ôn cho 1 chu kỳ sinh trưởng từ 3.800 - 4.000°C (Ngô Thị Hạnh, 2022).1.1.3.3 Âm độ
Ớt là cây có quả mọng nước, cành lá nhiều nên yêu cầu có một lượng nước lớn,yêu cầu độ âm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng (Ngô Thị Hạnh, 2022) Ớt là loại cây
có khả năng hút nước và tiêu hao nước trung bình, yêu cầu ẩm độ đất 75 - 80%, ẩm độkhông khí 50 - 60% Trong thời ky sinh trưởng sinh dưỡng nên hạn chế tưới phun mưa
do làm giảm khả năng thụ phan thụ tinh và khả năng đậu qua (Phạm Hữu Nguyên, 2021).1.1.3.4 Đất và dinh dưỡng
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), đất phù hợp nhất dé trồng ớt là đất thịt nhẹ,giàu vôi, ớt cũng có thê sinh trưởng, cho năng suất trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế
độ nước va bón phân day đủ
Theo Ngô Thị Hạnh và ctv (2022), cây ớt cho năng suất cao, có thời gian sinhtrưởng dài, lại vừa ra hoa ra quả, quả lớn cùng một lúc do vậy yêu cầu nhiều đinh dưỡng
Ớt cần dinh dưỡng nhiều về số lượng và chất lượng Dat trong ớt tốt nhất là đất thịt nhẹ,
cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, chủ động tưới, tiêu; hàm lượngkim loại nặng trong đất không vượt mức tối đa cho phép Ngoài ra, ớt cũng rất mẫn cảmvới phân hữu cơ và phân khoáng Vì vậy, sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm ớt
1.1.5 Giá trị sử dụng và giá trị dinh dưỡng
Dinh dưỡng: Theo Ananthan và ctv (2014), trong 100g ớt tươi có chứa khoảng1,96g carbohydrate, 1,52g protein, 1,71g chat béo, 6,15g chất xơ và các chất khoángnhư P, Mg, Ca, Fe, Zn, Mn, Các loại rau có lá màu xanh đậm và các loại có màu sắcrực rỡ, trong đó có ớt đỏ cùng các loại rau có ở Đông Nam Á như cải thìa, cải xoănTrung Quốc, rau muống, luôn được xếp hạng cao về khả năng chống oxy hóa, tổng hàmlượng phenolic, carotenoid cũng như hàm lượng vitamin E (Isabelle, 2009) Bang 1.1thé hiện hàm lượng các chat chống oxy hoá trong ớt cay
Trang 17Bảng 1.1 Lượng chất chống oxy hoá được trích xuất từ ớt cay Capsicum annuum L.
Thành phần Don vi tính Ham luong
Acid myristic ppm 10 - 136 Acid p-Coumaric ppm 0-79 Acid palmitic ppm 500 - 6820
Tocopherol ppm 0-24
Tryptophan ppm 110 - 1500
Capsaicin ppm 100 - 4000
Acid ascorbic mg 86.98Tong phenols mg 495.26Tổng carotenoid mg 133.65Tổng capsaicin ug 995.395Tổng chat chống oxy hod mmol 2.64
Nguồn: Khan va cs (2014)
Dược ly: Ot không chi có giá tri về mặt đinh dưỡng ma còn thé hiện gia tri quantrong về mặt dược lý trong đời sống con người Trong ớt cay được cho rằng có sự hiệndiện đáng kế của hoạt chất kháng khuẩn chống lại các loại vi sinh vật như Proteus
mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus va Escherichia coli(Lampe, 2003; Adamu va ctv, 2005) Hai nhóm chat được cho là quan trọng nhất đượctìm thấy trong ớt là carotenoid và capsaicinoid:
Về Carotenoid: Màu đỏ đậm của ớt chủ yếu đến từ hai loại carotenoid có hàmlượng cao trong quả là capsanthin và capsorubin, trong đó capsanthin chiếm chủ yếu(khoảng 60% tổng lượng carotenoid trong quả ớt chín) Hai loại carotenoid này chỉ hiện
Trang 18diện duy nhất trong quả ớt Còn ớt vàng hoặc cam chủ yêu được tạo màu do § - carotene
và violaxanthin (Bosland, 2012).
Về Capsaicinoid: Theo Bosland (2012), có khoảng hơn 20 hợp chất capsaicinoidđược biết đến trong chi Capsicum Trong đó bao gồm Capsaicin, là một trong các hợpchất capsaicinoid tạo nên vị cay nồng cho ớt được biết đến sớm nhất Nghiên cứu củaMori và ctv (2006) cho rang Capsaicin chống lại sự tăng sinh của tế bào ung thư tuyếntiền liệt, trong cả phương pháp nghiên cứu in vitro và in vivo Ngoài ra, Capsaicin cũngđược cho rằng có khả năng kháng viêm (Srinivasan, 2005) Các hợp chất capsaicinoids
và capsinoids trong nghiên cứu của Luo và ctv (2011) cũng được ghi nhận rằng có tácdụng kháng viêm cũng như tác dụng giảm đau.
Làm cảnh: Ot cảnh được trồng chủ yếu do hình dạng quả khác biệt hoặc do tán
lá ram và quả nhiều màu sắc Ưu điểm của ớt cảnh khi trồng trong chậu là dé nhân giống
bằng hạt, thời gian có quả tương đối ngắn, có khả năng chịu hạn Mặc dù quả ớt cảnh
vẫn có thé ăn được nhưng hương vị không được như những loại ớt khác nên chỉ phổbiến dùng để trang trí với mục đích mang lại giá trị thâm mỹ
1.1.6 Sâu bệnh hại trên cây ớt
1.1.6.1 Sâu hại
Bo trĩ (Thrips spp.): Có rất nhiều loài bọ trĩ, nhưng tat ca các loài đều thuộc bộCánh tơ (Thysanopthera), có chiều dai thân nhỏ hơn 1 mm Dựa theo kiểu miệng, bọ tri
được phân loại vào côn trùng chích hút Bọ trĩ non và trưởng thành có hình dạng và tập
quán sinh sống tương tự nhau Bọ trĩ thường sinh sống trên chỗi non, lá non, quả và hoa.Các bộ phận này khi bị bọ trĩ tấn công thường sẵn sùi, cong queo, khô quắt Ngoài việc
trực tiếp gây hại cho cây, một số loài bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus Sử dụng
các bay dính màu vàng dé phòng ngừa bọ trĩ hoặc sử dụng thiên địch bao gồm nhện nhỏ
Amblyseius cucumber và các loại bọ xit bat mỗi Orius sauteri và Orius strigicolly.
Nhén đỏ (7etranychus spp.): Đảm bảo vườn cây thông thoáng dé han chế nhệnphát triển và lây lan Cần chú ý tưới nước nhiều, đủ 4m trong mùa khô, hạn chế nhệnphát triển, chăm sóc tốt tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển, định kỳ tỉa bỏ lágià, vệ sinh vườn cây dé hạn chế nhện lây lan Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao,
vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đối thuốc khi sử dụng
Trang 19Rép muội (Aphis spp.): Rép trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thê mềm, mausắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thầm Rệp trưởng thành có hai loại có cánh và không
có cánh Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn,sinh trưởng kém Rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt
Rệp sáp (Pseudococus spp.): Rệp sáp có hình dáng bên ngoài hình quả trứng, hơi
dài, toàn cơ thể được che phủ bởi lớp bột sáp màu trắng, dày mỏng tuỳ theo giới hạn cácđốt cơ thé, xung quanh cơ thé có các tua sáp nhỏ Rệp sáp chích hút nhựa cây ở các phan
non mềm như chồi non, cành non, quá, một số ít khác gây hại rễ cây, phần dưới mặt đất.
Sâu xám: Sâu xám là tên gọi cho giai đoạn ấu trùng của nhóm bướm và ngài Sâu
có màu xám, nâu, đen, có đốm hoặc sọc Miệng kiểu gặm nhai, thân mềm, nhẫn Sâuxám thường gây hại giai đoạn cây con, tan công dot non, lá non, có thé làm chết cây
1.1.6.2 Bệnh hại
Bệnh than thư (Colletotrichum spp.): Bệnh có thé hại thân, lá, quả và hạt, nhưngchủ yếu trên quả vào giai đoạn chín Bệnh xuất hiện với những triệu chứng ban đầu lànhững đốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh cóthé lên tới lem đường kính Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân ranh giới giữa mô
bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh.
Cách phòng trừ bệnh thán thư:
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh
- Vệ sinh cỏ dại, thu dọn tàn dư cây trồng
- Trồng mật độ vừa phải, tạo độ thông thoáng cho vườn trồng.
- Thường xuyên thăm vườn
Bệnh héo xanh: có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh héo xanh
Héo xanh do nam (Fusarium oxysporum): Xuất hiện chủ yêu ở giai đoạn cây conđến khi ra hoa Vết bệnh thường xuất hiện ở phan thân gần gốc, lan thành mảng, có vếtnắm đốm trên bề mặt Nắm bệnh làm hư hại đến bó mach dẫn, do vậy cây héo xanh vàchết
Trang 20Héo xanh do vi khuan (Ralstonia solanacearum): Bệnh gây hại ớt ở các giai đoạnsinh trưởng nhưng nặng nhất là vào giai đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch Ban đầu cây
có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm Sau vài ngày thì cây chết không phụchồi được nữa, lá không chuyên màu vàng Cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh.Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhữn Khi cắtđoạn thân gần gốc đặt vào nước sẽ thấy một chất dịch vàng chảy ra
Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh:
- Sử dụng giống ớt chống chịu bệnh
- Vệ sinh nhà màng, thu đọn tàn dư cây trồng
- Dụng cụ như dao, kéo để cắt tia cành phải khử trùng
Bệnh do virus: Ở vùng nhiệt đới, bệnh do virus gây hại nghiêm trọng tới cây ớt.Green và Kim (1991) báo cáo rằng có khoảng 45 loại virus gây bệnh trên ớt Hơn mộtnửa trong số đó do rầy mềm là vector truyền bệnh, hầu hết các loại virus còn lại truyềnbệnh qua môi giới như tuyến trùng, bọ trĩ Cơ chế gây bệnh của virus là sử dụng vật liệucủa tế bào thực vật đề sinh sản và các sản phâm protein của virus tương tác với các thànhphần của tế bào thực vật làm rối loạn chức năng sinh lý của tế bào gây ra các triệu chứngkhảm lá, xoăn lá, dot, biến dạng lá, giảm tốc độ sinh trưởng cây và làm cây can coi, kémphat trién
Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh:
- Sử dụng giống kháng bệnh
- Xử lý nhiệt hạt giống
- Phòng chống, tiêu diệt vector bằng các biện pháp hoá học, sinh học, bẫy.
1.2 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và tại Việt Nam
Theo FAO (2023) thống kê về sản lượng ớt tươi trên thế giới trong năm 2021 đạtkhoảng 36,2 triệu tấn, năng suất 17,65 tan/ha, diện tích khoảng 2 triệu ha Trong đó,Châu Á đứng đầu về diện tích trồng ớt với 1,4 triệu ha, chiếm 32,8% so với thế giới.Bắc
Âu là khu vực có năng suất cao nhất đạt 214,6 tan/ha, tiếp theo là khu vực Tây Âu vớinăng suất đạt 155,9 tan/ha
Trang 21Sản lượng và diện tích ớt qua các năm 2019, 2020, 2021 tại Châu Á có xu tăngnhẹ Năm 2021, sản lượng ớt đạt khoảng 24,6 triệu tan, tăng khoảng 4,25% so với 2019
còn diện tích đạt 1,38 triệu ha, tăng khoảng 7,65% so với 2019.
Tại Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Longlà khu vực có diện tích trồng ớt lớn tậptrung ở 6 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh.Năm 2015, tổng diện tích trồng ớt của 6 tỉnh vào khoảng 7.079 ha, sản lượng đạt 97.95]tân với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 30,8% (Nguyễn Thị Thu An và Võ Thị ThanhLộc, 2017).
1.3 Tình hình nghiên cứu ớt trồng chậu
Dinh Quang Tuyến va ctv (2017) đã thực hiện đánh giá hiệu qua mô hình trồng
ớt sừng F1 trong mùa mưa tại Trang Bom, Đồng Nai Kết quả cho thấy bệnh chết câycon, bệnh héo xanh do vi khuẩn chỉ xuất hiện ở công thức CT2 và CT3 (trồng trên đồngruộng) Công thức CTI (trồng trong nhà màng trên giá thể xơ dừa, bón phân qua hệthống tưới nhỏ giọt) đã hạn chế hoàn toàn được bệnh chết cây con và bệnh héo xanh docach li với nguồn bệnh lây lan từ đất Trong 3 công thức canh tác ớt trong mùa mua, chỉ
có mô hình trồng ớt trong nhà màng (CT1) áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho năng suấtcao đạt 344 tạ/ha, gấp 4 lần so với công thức CT3 trồng trên đất ngoài đồng ruộng vàcho hiệu quả kinh tế cao nhất (10,7 triệu đồng/1000 m? tương đương với 107 triệuđồng/ha) trong khi hai công thức CT1 và CT2 trồng ớt thông thường trên đồng ruộngđều cho năng suất thấp và không mang lại hiệu quả kinh tế
Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM triển khai mô hình trồng ớt cay trong nhàmàng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có thé áp dụng cho tat ca các vùng trồng ớt caytrong nhà màng trên địa bàn TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Ba Ria Vũng Tau, TiềnGiang, Bến Tre, Long An, Tây Ninh và các tỉnh khác có điều kiện tự nhiên tương tự Vềhiệu quả kinh tế, lợi nhuận đem lại khi trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng
hệ thống tưới nhỏ giọt dao động từ 28 — 30 triệu đồng/vụ/1000 m? (tương đương 500
-600 triệu đồng/ha/năm) Ngoài ra, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tăng hiệu quả sửdụng phân bón, và tận dụng được các phế phẩm trong nông nghiệp
Sơn Thị Thanh Nga (2022) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của giá thé lênsinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của ớt chỉ thiên trồng chậu gồm 5
Trang 22nghiệm thức NT1 50% đất thịt + 50% phân bò; NT2 50% đất thịt + 50% xơ dừa; NT350% đất thịt + 50% phân gà; NT4 40% xơ đừa + 30% phân bò + 30% phân gà; NT530% đất thịt + 30% xơ đừa + 20% phân gà + 20% phân bò và nghiệm thức đối chứng70% đất thịt + 30% phân bò Kết quả cho thấy khi phối trộn tỷ lệ giá thể 30% đất thịt +30% xơ dừa + 20% phân gà + 20% phân bò lại với nhau thì cây sinh trưởng và phát triểnrất tốt, tạo độ xốp thông thoáng cao, duy trì độ ầm tốt Về hiệu quả tải chính, theo lýthuyết của ớt chỉ thiên có sự khác biệt giữa các nghiệm thức do cây trồng chậu, ít sâubệnh tấn công, trái đạt chuẩn loại 1 Tác giả cũng cho biết thêm về hiệu quả tải chính,
do cây được trồng chậu và cơ chất đã được xử lý trước khi trồng nên sâu bệnh hại ít, chi
phí cho thuốc bảo vệ thực vật rất thấp.
1.3 Hình thức canh tác trong chậu
Trong nông nghiệp đô thị, trồng chậu được áp dụng cả trong không gian cá nhân
(ban công, trong nha, sân vườn, ) lẫn không gian công cộng (quảng trường, via hè, )
Tại Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, việctrồng cây rau thực phẩm trong chậu phô biến ở các khu có mật độ dân cư cao Còn tạiChâu Âu, trồng cây trong chậu lại có xu hướng để trang tri, chang hạn như bồn hoa treodưới cửa số thường thấy phổ biến ở kiến trúc nhà Châu Âu Đôi khi, trồng cây trong
chậu là cách trồng trọt duy nhất có thể thực hiện ở các thành phố đông đúc, nơi đất phần
lớn được bê tông hoá, thiếu không gian canh tác (Nagase và Lundholm, 2021)
Theo Savvas và ctv (2013), cùng với canh tác trong túi, canh tác trong khay, canh
tác trên sỏi và cát thì canh tác trong chậu là một phần của canh tác không dat, cụ thé hon
là canh tác trên giá thé Canh tác trên giá thé là hệ thống canh tác không đất chính désản xuất ớt, dưa leo, cà chua trong nha màng Giá thé sử dụng dé canh tác có thé là giá
thể vô cơ (cát, sói, da perlite, rockwool, ) hoặc hữu cơ (than bùn, xơ dừa, vỏ trau, .)
được lựa chon dựa trên kha nang giữ nước và co lưu chất (động lực học chất lỏng) Tác
giả Sơn Thị Thanh Nga (2022) cũng nhận định rằng, tại các quốc gia sản xuất nôngnghiệp khi diện tích đất trồng trọt ngày càng khan hiếm thì công nghệ trồng cây khôngđất được xem là một giải pháp được lựa chọn, bởi nó giảm đáng kế việc sử dụng thuốcbảo vệ thực vật, phân hóa học.
Trang 23Cây trồng trong chậu do kích thước nhỏ gọn, nhẹ, dễ dàng vận chuyên, cùng với
độ bền cao, chịu được sức va đập, tác động của môi trường, giá thành rẻ, đa dạng vềkích thước, hình dạng, màu sắc đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng nên câytrồng chậu sử dụng trong hàng hóa thương mại Trong tương lai, cây trồng chậu có théđược ứng dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau
1.3.1 Ưu điểm của canh tác trong chậu
Khác biệt của trồng cây trong chậu chính là cách ly giữa giá thé và rễ cây khỏiđất và bộ rễ của những cây khác Điều này có thé một phần hạn chế được sự xâm nhiễmcủa những loại nam bệnh tôn tại trong đất cũng như góp phan làm giảm kha năng lâylan do tiếp xúc giữa các cây Mặt khác, người trồng dễ dàng xử lý cây nhiễm bệnh bằng
cách di dời chậu tới nơi khác bởi kích thước không quá lớn và trọng lượng nhẹ, mà cả
hai yếu tổ đó đều do người trồng chủ động quản lý
Canh tác trong chậu thường sử dung giá thé thay thé cho đất truyền thống Tácđộng tích cực đến hệ sinh thái qua giảm thiểu thói quen làm đất, bảo toàn nguồn tàinguyên đất mặt, ngoài ra, còn tạo đầu ra cho nguồn phụ phẩm nông, lâm nghiệp Việccanh tác không dùng đất giúp giảm thiểu sự gây hại của cỏ đại và giảm đáng ké các bệnhtruyền qua đất Đặc điểm của giá thể phù hợp cho canh tác là xốp hơn và nhẹ hơn đất,
có kha năng giữ nước và chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp không khí tốt hơn cho hệthống rễ Tuy nhiên dé đáp ứng được tiêu chuẩn của giá thé trồng tốt còn phụ thuộc vào
tỷ lệ phối trộn Trồng chậu cho phép kiểm soát một cách đồng nhất và chính xác lượngnước tưới, chất đinh dưỡng, độ pH và nhiệt độ vùng rễ, môi trường trong giá thé sửdụng, không chỉ làm tăng tiềm năng năng suất mà còn cải thiện chất lượng sản phẩmtrồng ra
Trồng chậu không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suấtcủa cây trồng mà còn ảnh hưởng đến chỉ phí sản xuất Trong lĩnh vực lâm nghiệp(Carlson và Endean, 1976), các công ty thương mại có thể thu lợi nhuận bằng việc chọnchậu thé tích nhỏ nhất nhưng vẫn phù hợp với chất lượng cây sản phẩm
Trang 241.3.2 Nhược điểm của canh tác trong chậu
Một trong những nhược điểm đầu tiên của canh tác trong chậu là hiện tượng chảytràn dinh dưỡng Giá thể trồng thường được sử dụng trong canh tác chậu có khả năngtrao đối cation thấp, nghĩa là khả năng giữ lại dinh dưỡng kém hơn (Nagase vàLundholm, 2021), tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào loại giá thể và đặc tính lý, hoácủa giá thể Mặt khác, do lượng giá thể ít nên lượng nước và dinh dưỡng sẵn có tronggiá thé ít hơn so với cây trồng trên mặt đất, sau khi tiêu hao hết cần phải được bổ sungthường xuyên bằng cách tưới thường xuyên và tiến hành phân bón đúng liều lượng đểđảm bảo sự tăng trưởng, phát triển của cây Vì lí do này nên canh tác trong chậu thườngđược thực hiện trong nhà màng và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
Mặc dù kích thước nhỏ, dé di chuyển hơn nhưng cây khi trồng chậu phải chịu sựảnh hưởng đối với khả năng sinh trưởng Theo Nagase và Lundholm (2021), cây trồngchậu có thé phải chịu nhiệt độ khắc nghiệt hơn so với cây trồng trong đất, dẫn đến tônthương hệ thống rễ, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng
Trong một nghiên cứu NeSmith và cs (1998) có đề cập đến khả năng giữ nước
và độ thoáng khí của giá thể bị ảnh hưởng bởi các thông số của chậu Cụ thé hơn, khichiều cao và chiều rộng của chậu giảm thì các khoảng rỗng trong giá thé càng giảm, danđến giảm khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể Khối lượng rễ trong chậu tăng
càng làm giảm không gian khoảng rỗng
Ngoài ra, khi rễ bị giới hạn trong một không gian chậu bị hạn chế khả năng pháttriển, rễ sẽ cạnh tranh dé giành lấy nguồn tài nguyên thiết yêu Khối lượng rễ tăng vàkhoảng trống cho rễ giảm sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về lượng khí oxy
1.4 Ảnh hưởng của kích thước chậu trong canh tác
Theo Bruce Dunn và ctv (2019), một trong những yếu tô quan trọng nhất của lựa
chọn chậu chính là kích thước chậu Kích thước chậu phù hợp nên chứa đủ bộ rễ của
cây khi trưởng thành Tuy nhiên, kích thước chậu lại nhận được ít sự chú ý trong các bàibáo khoa học cũng như thường không được đề cập trong phần vật liệu và phương pháp
Tác giả Hendrik Poorter đã báo cáo rằng, nhiệt độ của bộ rễ cây có thé bị anhhưởng bởi kích thước chau Chau can một lượng bức xạ mặt trời dang ké đặc biệt trong
Trang 25thí nghiệm ngoài đồng và trong nhà màng, làm nhiệt độ khu vực rìa chậu tăng lên dẫnđến nhiệt độ bên trong chậu tăng lên Vì vậy, kích thước chậu cân xứng với loài câyđược trồng là lý do tối ưu khả năng sống và sự tăng trưởng, phát triển của cây.
1.5 Tình hình nghiên cứu về kích thước chậu
Một số thí nghiệm về kích thước chậu hoặc hạn chế rễ đã đo được tốc độ quanghợp Tốc độ quang hợp của toàn bộ cây giảm cùng với sự hạn chế rễ ở ớt chuông, tốc
độ quang hợp của lá giảm nhưng ở mức độ thấp hơn (NeSmith và cs., 1992) Tốc độquang hợp của lá ở ớt chuông giảm do khối lượng rễ giảm cùng với hàm lượng chat diệplục trong lá giảm Ngoài ra khả năng phân nhánh của cây ớt cũng giảm do sự hạn chế rễ
Bandara và cs (1998) đã thực hiện nghiên cứu Ảnh hưởng của kích thước chậu
và thời điểm phun chất kích thích sinh trưởng tới sinh trưởng, năng suất của 2 giốngkhoai tây (Solanum tuberosum L.) trong điều kiện nhà màng Củ giống được trồng trongchậu nhựa (sâu 15 em với thé tích 1,5 L (NTDC); và sâu 18 cm với thé tích 3,0 L) bằnggiá thê than bùn Kết quả chỉ xét riêng kích thước chậu, cho rằng sản lượng củ ở cả 2giống khoai tây khi trồng chậu 3,0 L không mang lại lợi ích bằng khi trồng chậu 1,5 L,
dù là quá trình hình thành củ được xử lý bằng PTZ (paclobutrazol) hoặc GA3 (Acidgibberellic).
Heller va cs (2015) thực hiện thi nghiệm Anh hưởng của thong số chậu chứa đếnchế độ nước và nhiệt độ trong canh tác không đất trên rau diếp Thí nghiệm gồm 3 NTkích cỡ cao x rộng lần lượt là (10 x 26,7), (20 x 13,3), (30 x 8,9) cm và 2 tan suất tưới(tần suất cao (HIF) và tần suất thấp (LIF)) Kết quả thê hiện được rằng, đối với rau diếp,khi chiều cao chậu chứa càng lớn, số lá bị cháy/cây cũng tăng, đặc biệt ở những NT tầnsuất tưới cao, tác giả nhận định rằng với chiều cao 30 cm, bộ rễ chịu ảnh hưởng củastress nhiệt độ, dẫn đến cháy lá Tác giả cũng cho biết thêm, đối với tần suất tưới thấp,
ở các NT chiều cao 20 và 30 em, có hiện tượng thoát nước nhanh ngay sau khi bắt đầu
Trang 26tưới, sau đó hàm lượng nước giảm chậm do cây hút nước và sẽ đạt đên một giá trị ônđịnh cho đến lần tưới tiếp theo.
Zakaria và ctv (2020) đã thực hiện thí nghiệm Ảnh hưởng của việc hạn chế rễ đốivới sự tăng trưởng, tốc độ quang hợp của ớt (Capsicum annuum L.) trong canh tác khôngđất Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức: NTDC không hạn chế rễ trong chậu lớn với thétích giá thé 9570 cm? và NT hạn chế rễ với thể tích giá thé 2392 cm Dựa trên kết quảcủa các nghiên cứu trước đó cũng được nhắc đến là không có sự hạn chế rễ khi cây trồngtrong các chậu có kích thước từ 6831 cm} đến 10557 em° Kết quả thí nghiệm cho thay
sự hạn chế ra rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng, quá trình sinh lý của cây và năng suất củacây ớt Cụ thé, làm giảm tỷ lệ quang hợp và giảm 23% năng suất ớt nhưng chi số thuhoạch tăng nhẹ, nhưng hạn chế rễ có thé tiết kiệm 50% lượng giá thé và có lợi trong việcgiảm chi phí sản xuất
Reetika Sharma (2022) nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của kích cỡ chậu
và giá thé trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dâu tây (Fragaria xananassa Duch.) Thí nghiệm gồm 6 NT kích cỡ chậu lần lượt là (24 x 24 x 14), (25 x
21 x 12), (20 x 20 x10), (37 x 23 x 9), (35 x 18 x 14) và (23 x 23 x 10) và 7 tỷ lệ giáthé lần lượt là 1:1:1, 2:1:1, 3:1:1, 4:0:1, 4:1:0, 4:1:1 (mụn dùa : da perlite : phân trùnquế) và NTĐC Kết quả cho thấy khi cây trồng trong chậu C2 bằng PVC (25 cm x 21
cm x 12 em) với tỷ lệ giá thể 3:1:1 (C2T3) có chiều cao khác biệt có ý nghĩa, tốc độtăng trưởng cao hơn, ra hoa và đậu quả tối đa Tuy nhiên, chi phí và lợi nhuận được báocáo là cao hơn trong (24 x 24 x 14) với tỷ lệ là 3:1:1 (C1T3) với tỷ suất lợi nhuận là 1:1,
phù hợp cho canh tác mục đích thương mại.
Trang 27Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023
Địa điểm: Trại thực nghiệm Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thànhphố Hồ Chí Minh
2.2 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết thành phó Hồ Chí Minh từ tháng 6/2023 - 9/2023
Số giờ nắng Nhiệt độ (°C) Lượngmưa Âm độTháng (gid/thang) Tốithấp Trungbình Tối cao (mm) (%)
6 191,3 23,5 29,5 36,5 319,7 79
7 143,1 23,0 28,3 35,6 385,5 83
8 2152 24,9 29,4 36,0 252,8 80
9 144,6 24,0 28,2 35,1 400,5 83
(Nguon: Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Nam Bộ, 2023)
Số liệu Bảng 2.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của các tháng dao động từ 28,2 29,5°C, thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ớt Erickson và Markhart (1997) đã báocáo rằng, nhiệt độ là yêu tố chính gây ra sự đậu quả kém do hoa rụng khi điều kiện nhiệt
-độ không thích hợp Theo Bosland (2012), năng suất cao hơn khi nhiệt -độ không khí
dao động từ 18 - 32°C trong thời kỳ đậu quả Do đó, nhiệt độ khu vực thí nghiệm là
thích hợp cho thời kỳ phát triển của cây ớt Tuy nhiên, lượng mưa của các tháng daođộng từ 252,8 - 400,5 mm và ầm độ dao động từ 79 - 83%, tương đối cao hơn nhu cầutiêu hao và sử dụng nước của cây ớt Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi tình trạng sâubệnh hai, sử dụng các biện pháp phòng trừ sự phát triển của nắm bệnh, kết hợp với giảm
sô lân tưới.
Trang 282.3 Vật liệu thí nghiệm
2.3.1 Giống
Thí nghiệm sử dụng 2 giống ớt chỉ thiên:
Giống ớt chỉ thiên Red Sky 86 do Công ty hạt giống Tân Lộc Phát phân phối.Đặc điểm giống: thuộc nhóm giống ớt cay, giống chỉ thiên, sai quả, trái thuôn, bụng to,đầu tù, nhánh khoẻ, tán gon, bang tan, chống chịu tốt với bệnh virus và vi khuẩn Thuhoạch khoảng 75 ngày sau trồng, năng suất đạt 1,6 - 1,7 kg/cây (Công ty TNHH TânLộc Phát, 2023) Giống ớt chỉ thiên Tứ Xuyên do Công ty Cổ phần đầu tư Đức Nhân
cung câp Giông ớt này lân đâu tiên được đưa vào khảo nghiệm.
2.3.2 Chậu
Các chậu sử dụng trong thí nghiệm đều được làm bằng chung loại vật liệu là nhựa
polyethylene (nhựa PE) và có màu đen.
Bảng 2.2 Thông số các loại chậu sử dụng trong thí nghiệm
Loại chậu Kích thước Thể tích
(đường kính miệng x đường kính đáy x chiều cao) (cm?)C8 18,5 x 14,5 x 15,5 cm 3328,8
co 20 x 16,5 x 16cm 4196,1
C10 25 x 20,5 x 20,5 cm 8356,0
Trang 29Tro trau: Thành phần chính của tro trấu gồm 70 - 80% các chất hữu cơ nhưcellulose, lignin, 20 - 30% còn lại bao gồm các thành phần khoáng chất như silica, kiềm
và các nguyên tô vi lượng
Chiều cao lớp giá thé chiếm 4/5 chiều cao chậu Giá thé được phối trộn theo ty
lệ (thê tích) 10 mụn dừa : 2 phân trùn qué : 2 tro trâu
2.3.4 Thuốc BVTV
Bảng 2.3 Các loại thuốc BVTV sử dụng trong thí nghiệm
Tên thương mại Thành phần hoạt chất Nguồn gốc
Thuốc trừ bệnh Mancozeb 800g/kg Cong ty TNHH Thién Di
Trang 30Bảng 2.4 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm
Loại phân Thành phần Nguồn gốc
Đạm Phú 46,3% N; 1,0% Biuret; độ 4m Nhà máy Dam Phú Mỹ - KCN Phú
Mỹ 0,4% Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Ria
-Vũng Tàu
DAP Phú 46% PzOsm; 18% Nis; 12 ppm Tổng Công ty Phan bón va Hoá
Mỹ Cadimi; độ âm 2,5% chất Dầu khí
Kali Phú Mỹ 61% K2Onn; độ âm: 0,5% Tổng Công ty Phân bón và Hoábột MOP chất Dầu khí
Phân bón vi 17.000 ppm S; 2.000 ppm B; Công ty TNHH TM Ngân Gia Nhật luong 1.020 ppm MgO; 1.700 ppm Cu;
Phân bón 23% OM; 2,5% N; 2% P20s; 1% Cong ty TNHH Phan bon Thanh
hữu co - K20; 2,5% Acid Humic; 150 ppm Tam
sinh hoc VN B; 100 ppm Mn; 280 ppm Zn; 50
- HUMIX ppm Fe; 50 ppm Cu; độ âm 20%
2.3.5 Cac vat liéu khac
Khay xốp ươm cây con 84 lỗ có kích thước 49 x 28 x 4,5 cm
Dụng cu thí nghiệm: bạt phủ nông nghiệp, định ghim bạt, bình phun 8L, bang tên nghiệm thức, kéo
Trang 31Thiết bị thu thập số liệu: thước thang, thước cuộn, thước vuông, thước kẹp, cânđiện tử.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tô được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RandomizedComplete Block Design) gồm 6 nghiệm thức (NT) với 3 lần lặp lại (LLL) Sáu nghiệmthức là sự kết hợp giữa 2 giống ớt chi thiên và 3 kích thước chậu So đồ bé trí thí nghiệm
được trình bày ở Hình 2.2:
Yếu tô A: gồm A1: giống ớt Red Sky 86, A2: giống ớt Tứ Xuyên
Yếu tổ B: gồm BI: Chậu cỡ C§; B2: Chậu cỡ C9; B3: Chậu cỡ C10
Tổng số 6 cơ sở: 6 NT x 3 LLL = 186
Mỗi 6 cơ sở bố trí 5 hàng x 5 chậu/hàng = 25 cây/ô cơ sở, mỗi chậu trồng 1 cây.Tổng số chậu trên toàn thí nghiệm là 18 ô cơ sở x 25 chậu/ô = 450 chậu Khoảng cách
Trang 32giữa các chậu: 0,35 x 0,35 m (tâm chậu này đến tâm chậu khác), tương ứng với mật độtrồng là 81.632 chậu/ha.
Diện tích 6 cơ sở: 2,9 m?
Diện tích thí nghiệm: 18 6 cơ sở x 2,9 m?/ô = 52,2 m?
Khoảng cách giữa các ô cơ sở: 1 m
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m
Khoảng cách từ các nghiệm thức tới hàng bảo vệ: 0,5 m
Diện tích toàn khu thí nghiệm: 131,22 m?
=¬ cá
Hinh 2.3 Toan khu thi nghiém thoi diém 32 NST
2.5 Các chỉ tiêu va phương pháp theo dõi
Chon 5 cây ở 5 chậu ngẫu nhiên theo đường ziczac ở mỗi 6 cơ sở (không chọn ởhàng biên) dé theo dõi các chỉ tiêu Bắt đầu theo dõi từ thời điểm 10 NST tới thời điểm
90 NST, theo dõi định kì 10 ngày/lần, tổng số lần theo dõi trong suốt thí nghiệm là 9lần Đánh dấu chậu chỉ tiêu bằng cách cắm que gỗ
Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt,
tính đồng nhất và tính ôn định (khảo nghiệm DUS) (QCVN 01-96:2012/BNNPTNT)của giông ớt.
Trang 332.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Ty lệ mọc mầm (%) = (Số cây nảy mầm/Tổng số hạt được gieo) x 100, ghi nhận
Ngày ra hoa (NST): Tính từ ngày trồng đến ngày có khoảng 50% số cây trên ô
có hoa đầu tiên nở
Ngày đậu quả (NST): Tính từ ngày trồng đến ngày có khoảng 50% số cây trên ô
có quả non kích thước khoảng | cm.
Ngày thu quả dot 1 (NST): Tinh từ ngày trồng đến ngày có khoảng 50% số câytrên ô có qua chín thương phẩm có thé thu hoạch
2.5.3 Các chỉ tiêu về hình thái quả
Chiều dai quả (mm): Do chiều dài từ đỉnh đến phần gốc gắn với cuống quả, quảđốt 2 đến đốt 3 Số quả mẫu: 10 qua/NT/LLL
Đường kính quả (mm): Do đường kính mặt cắt ngang tại vị trí giá noãn, quả đốt
2 đến đốt 3 Số quả mẫu: 10 qua/NT/LLL
Độ dài cuông (mm): Do chiêu dài từ dau cuông đên phân đê gan với qua SO quảmau: 10 qua/NT/LLL
Độ dày thịt qua (mm): Do từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại vi trí giá noãn, quađốt 2 đến đốt 3 Số quả mẫu: 10 qua/NT/LLL
Trang 34Mau sắc vỏ qua: Quan sát màu sắc vỏ quả khi chín của tat cả các chậu trong 6, đánh giá theo các màu: Mau 1: Vàng; Màu 2: Da cam; Màu 3: Đỏ; Màu 4: Nau; Mau 5: Xanh
Mức độ màu của vỏ quả: Quan sát màu sắc vỏ quả khi chín của tât cả các chậu trong ô, đánh giá theo các mức: Mức 1: Nhạt; Mức 2: Trung bình; Mức 3: Đậm
Hình dạng mặt cắt dọc: Quan sát hình dạng mặt cắt dọc theo chiều dài của quảHình dạng mặt cắt ngang: Quan sát mặt cắt ngang phần dưới cuống quả ở vị trí giánoãn, đánh gia theo các dạng: Dang 1: Elip; Dang 2: Có góc cạnh; Dang 3: Tròn
Hình dạng đỉnh: Quan sát hình dạng đỉnh quả, đánh giá theo các dạng: Rất nhọn;Nhọn; Tròn; Dẹt; Rất dẹt
2.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Khối lượng trung bình 1 quả (g): Tổng khối lượng quả thu lần 2 của các cây theodõi trên ô/Tổng số quả thu được ở lần 2 của các cây theo dõi
Số quả (quả/cây) = Tổng số quả của các lần thu hoạch trên cây theo dõi trên ô/số
cây theo dõi.
Khối lượng quả (g/cây) = Tổng khối lượng quả thu được của các cây theo dõitrên ô/số cây theo dõi
Năng suất ô (kg/ô) = Tổng khối lượng quả ở các lần thu hoạch của các cây trên
©›
Năng suất lý thuyết (kg/1.000 m?) = [Khối lượng trung bình 1 quả (g/quả) x (Sốquả/cây) (qua) x Số chậu/1.000 m2)] x 103
103 là hệ số chuyền đổi từ g sang kg
Năng suất thực thu (kg/1.000 m2) = [Năng suất 6 thí nghiệm (kg/ô)/Diện tích 6
thí nghiệm (2,9 m?)] x 1000
1000 là hệ số chuyền đổi từ kg/m? sang kg/1.000 m?
Năng suất thương phẩm (NSTP) (kg/1.000 m2) = Năng suất thực thu (kg/1.000m2) - Khối lượng quả không đủ tiêu chuẩn thương phẩm (kg/1.000 m2)
Trang 352.5.5 Chỉ tiêu về sâu, bệnh hại
Quan sát các dau hiệu sâu bệnh từ 10 NST đến khi kết thúc thí nghiệm và ghinhận số cây có sự xuất hiện và gây hại của sâu bệnh
Các đối tượng sâu hại chi xuất hiện theo cá thé, có thể xử lý tại thời điểm xuấthiện, gây ảnh hưởng không đáng kể tới sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây ớt
Các đối tượng bệnh hại:
Bệnh than thư (Colletotrichum spp.): đêm số cây bị bệnh trên mỗi 6 thí nghiệm,ghi nhận bệnh hại Tỉ lệ bị cây bị bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh hại/Tổng số câytrên 6) x 100
Bệnh khảm lá do virus: đếm số cây bị bệnh trên mỗi ô thí nghiệm, ghi nhận bệnhhại Tỉ lệ bị cây bị bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh hại/Tổng số cây trên 6) x 100
Bệnh đốm lá (Cercospora capsici): đêm số cây bị bệnh trên mỗi 6 thí nghiệm,ghi nhận bệnh hai Tỉ lệ bị cây bị bệnh hại (%) = (Tổng số cây bị bệnh hai/Téng số câytrên ô) x 100
Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum): đếm số cây bị bệnh trên mỗi 6 thínghiệm, ghi nhận bệnh hại Tỉ lệ bị cây bị bệnh hại (%) = (Tổng sé cây bị bệnh hai/Téng
số cây trên ô) x 100
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tổng hợp tính toán bang phần mềm Microsoft Excel 2019;phân tích phương sai ANOVA và trắc nghiệm phân hang Duncan bằng chương trình Rphiên bản 3.6.3.
2.7 Các bước tiến hành thí nghiệm
Các biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng, chămsóc và thu hoạch ớt theo tiêu chuẩn ngành (10TCN 691 : 2006) và có cải tiến để phùhợp với điều kiện thực tế trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm
2.7.1 Giai đoạn ươm cây con
Giá thé gieo hat được sử dụng là giá thé Klasmann TS1 chuyên dùng giâm cây,chiết cành Gieo hạt trên khay xốp, kích thước 49 x 28 x 4,5 em (dài x rộng x cao), mỗi
Trang 36khay có 84 lỗ Đặt khay phẳng trên nền sau đó dùng 2 tay san qua lại cho giá thé rơi vàohết các lỗ, tiến hành gieo | hạt/lỗ, độ sâu hạt Ø1eo từ 5 - 7 mm, sau đó bổ sung thêm mộtlớp giá thể phủ lên trên bề mặt đủ dé phủ kín hạt.
Hạt được gieo trong khay ươm đặt trong nhà màng tại Trại thực nghiệm khoa
Nông học và tưới phun sương bằng bình tưới 2 lần/ngày trong khoảng thời gian 7 - 8h
và 15 - 16h để giữ đủ độ âm cho hạt
Cây con được tưới phân Urea pha loãng nồng độ 0,1% định kỳ 5 ngày 1 lần vàchăm sóc trong điều kiện nhà màng đến khi đạt khoảng 30 ngày tuổi Trước khi trồng
ra khu thí nghiệm, tiến hành phun Mancozeb 75WP dé phòng bệnh
Hình 2.4 Bao bì giá thé Klasmann TS1 ươm cây con2.7.2 Chuẩn bị giá thể
Xơ dừa: Xơ dừa được xử lý trong từng thùng bằng nước kết hợp với vôi nồng độkhoảng 3% Cho xơ dừa vào ngang mặt thùng, sau đó hoà tan vôi với nước, tiếp theo đồngập ngang mặt xơ dừa Mỗi thùng chứa xơ dừa thường dùng 40L nước thêm 1,2 kg vôi
dé đồ ngập mặt thùng Hằng ngày, buổi chiều, đồ xơ dừa vào thùng, pha vôi với nướcrồi đồ ngập thùng, buổi sáng hôm sau, xả hết nước ra Lặp lại quy trình tương tự chođến khi nước xả ra không còn màu Sau đó trải ra nơi bằng phẳng, để khô tự nhiênkhoảng 2 ngày Thời gian xử lý là 7 - 10 ngày.
Các vật liệu được trải đều ra, thêm tro trấu, phân trùn qué va phối trộn theo tỷ lệ
10 xơ đừa : 2 phân trùn qué : 2 tro trau (theo thé tích) Giá thé được bón lót 250g phanhữu cơ vi sinh VN - HUMIX (lượng khuyến cáo trên cây rau màu bón lót là 300 - 400
Trang 37kg/ha) và 400g NPK 15 - 15 - 15 (lượng khuyến cáo cho cây ăn quả 100 - 200g/cây/lần)theo tỷ lệ giá thể như trên.
Hình 2.5 Giá thê trồng cây trước khi phối trộn2.7.3 Giai đoạn trồng ra khu dat thí nghiệm
2.7.3.1 Chuẩn bị khu đất thí nghiệm
Dat khu vực thí nghiệm được phát quang cỏ đại, cày xới dé mặt đất bằng phẳng,bớt lồi lõm, sau đó tiến hành trải bạt nông nghiệp Đào 2 rãnh ở 2 đầu khu dat dé saukhi trải bạt, bằng cách lấp đất vào rãnh làm bạt được có định chặt hơn Kéo căng 2 gócđầu bạt, sử dụng đinh ghim bat dé ghim 6 dau bat, tiép tuc kéo cang 6 dau con lai Camdinh cố định doc 1 bên bạt Cứ tiếp tục đến khi trải hết khu đất thi nghiệm
2.7.3.2 Trồng cây con
Cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn: Cây con đạt kích thước đồng đều từ 10 - 12 cm,
có 5 - 6 lá thật, không dị hình, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh
Cách trồng: Trồng cây con được trồng vào buổi chiều hoặc lúc thời tiết mát mẻ,không nắng gắt Mỗi chậu trồng 1 cây ở giữa chậu Cây con được trồng sao cho mặt bầugiá thể ươm ngang với mặt giá thể trong chậu, không trồng quá sâu hoặc quá nông
Thường xuyên theo dõi cây dé có biện pháp trồng dim kịp thời, bé sung cây con
đê đảm bảo sô cây/đơn vi diện tích theo yêu cau.
Trang 382.7.4 Chăm sóc cây con sau trồng
2.7.4.1 Tưới nước
Sau khi trồng cây con vào chậu, tiến hành tưới nước vào gốc ngay và tưới 1lần/ngày trong khoảng thời gian 16 - 17h chiều kéo đài trong vòng 7 ngày để cung cấp
đủ độ âm cho cây
Trong quá trình sinh trưởng, lượng nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, dothời gian làm thí nghiệm vào thời gian có lượng mưa tương đối nhiều nên tưới nước 2ngày/lần trong khoảng thời gian 7 - 9 giờ sáng Vào những ngày nắng gắt, phun nướclên lá vào 15 giờ chiều dé làm mát
Lượng nước tưới cho cây con khoảng 0,3 - 0,7 L/ngày, khi ra hoa đến đậu quảkhoảng 1 L/ngay.
2.7.4.2 Phân bón và cach bón
Bón thúc: Chia thành 4 lần bón (Đàm Bảo Thuần, 2019) Sử dụng phân NPK 15
- 15 - 15, mỗi lần khoảng 0,3 g (tương đương 5 viên) bón cách thành chậu 4 cm Thờiđiểm 15 NST, trộn 450 g DAP vao lượng giá thé còn dư, sau đó bón lượng đều cho cácchậu Chia Urea và MOP thành 4 lần bón thúc, 2 lần đầu xấp xi 0,8 g Urea và 0,5 gMOP, 2 lần sau Urea giữ nguyên, MOP tăng lên 0,8 g