Mô hình hồi quy tác động của hạn hán vào kinh tế nông nghiệp của Tỉnh được xây dựng và ước lượng với 3 biến có ý nghĩa thông kê là biến tác động của chính sách phát triển kinh tế gần đây
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
3k 3k 3É is 3k ois 3k 2K 2s 3k 2s 3k 2s 2s 3k Fie 2k
NGUYEN SY THOẠI
ĐÁNH GIA HAN KHÍ TUONG ANH HUONG DEN KINH TE
NONG NGHIEP O TINH NINH THUAN
GIAI DOAN 2000-2022
DE AN TOT NGHIEP THAC Si QUAN LY KINH TE
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
3k 3k 3É is 3k ois 3k 2K 2s 3k 2s 3k 2s 2s 3k Fie 2k
NGUYÊN SỸ THOẠI
ĐÁNH GIÁ HAN KHÍ TUONG ANH HUONG DEN KINH TE
NONG NGHIEP O TINH NINH THUAN
Trang 3ĐÁNH GIA HAN KHÍ TƯỢNG ANH HUONG DEN KINH TE
NONG NGHIEP O TINH NINH THUAN
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
5 Ủy viên: TS NGUYÊN TẤN KHUYÊN
Trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Sỹ Thoại sinh ngày 27 tháng 09 năm 1973 tại Hà Nội
Tốt nghiệp PTTH tại trường Ngô Quyền, huyện Ba Vi, Thành Phố Hà Nội.Tốt nghiệp đại hoc Khí tượng thuỷ văn, trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội năm 2000.
Tháng 12 năm 2021 theo học Cao học ngành Quản lý Kinh tế - trường Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tại Phân hiệu tỉnh Ninh Thuận
Địa chỉ liên lạc: Khu phố 5, phường Phước Mỹ, TP Phan Rang - Tháp chàm,
tỉnh Ninh Thuận.
Điện thoại : 0913982709
Email: thoaitainguyen@gmail.com
II
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Dé dn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bat kỳ công trình nao khác
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
Nguyễn Sỹ Thoại
Il
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợtận tình của tập thé quý Thay, Cô, các cơ quan, đơn vi, cá nhân Nhân dip này tôi xinđược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP HCM, Phòng Sau đại học,
quý Thầy, Cô của khoa Kinh tế - Trường Đại học Nông Lâm TP HCM đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
- Sự giúp đỡ quý báu của tập thé quý Thay, Cô khoa Kinh tế - Trường Dai học
Nông Lâm TP HCM.
- Đặc biệt xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Đặng MinhPhương là người hướng dẫn 1; Thầy Hoàng Hà Anh là hướng dẫn 2 tận tình khoa học
dé thực hiện đề tài này
Tôi vô cùng cảm ơn chân thành các hộ gia, cán bộ phòng nông nghiệp các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, cán bộ Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận
đã hỗ trợ, nhiệt tình trả lời các câu hỏi trong quá trình phỏng van
- Sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bẻ và đồng nghiệp
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng tham khảo nhiều tải liệu,trao déi và tiếp thu ý kiến quý Thay, Cô, bạn bè và các đồng nghiệp dé hoàn thiệnnghiên cứu một cách có giá trị nhất, song không tránh khỏi có những sai sót Tác giảrất mong nhận được những thông tin góp ý, phản hồi của quý Thay, Cô và bạn đọc
TP Hô Chi Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Sỹ Thoại
IV
Trang 7TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến kinh tế nông
nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2000 — 2023 Hạn hán được thể hiện bằng chỉ
tiêu hạn khí tượng K đo hai thành phần lượng bốc hơi và lượng mưa hàng năm Sốliệu thứ cấp có sẵn cho thời kỳ 23 năm được dùng cho phân tích thực trạng hạn hán
và ton hại vào kinh tế nông nghiệp Mô hình hồi quy tác động của hạn hán vào kinh
tế nông nghiệp của Tỉnh được xây dựng và ước lượng với 3 biến có ý nghĩa thông kê
là biến tác động của chính sách phát triển kinh tế gần đây DM, biến thời gian T vàbiến hạn khí tượng K dựa vào lượng bốc hơi và lượng mưa
Mô hình hồi quy tác động của hạn hán vào kinh tế nông nghiệp của Tỉnh đượcxây dựng và ước lượng với 3 biến có ý nghĩa thống kê là biến tác động của chính sáchphát triển kinh tế gần đây DM, biến thời gian T và biến hạn khí tượng K Kết quả chothay khi hạn khí tượng tăng 1 đơn vị làm cho GDP nông nghiệp giảm di 540,99 tỷđồng, hoặc K tăng 1% làm cho GDP nông nghiệp giảm 8,9% Nghiên cứu cũng đềxuất các ý tưởng giải pháp nhằm giảm tốn hại khi xảy ra hạn hán Khuyến khích đầu
tư hệ thống tưới tiết kiệm để còn đủ lượng nước khi hạn hán khí tượng xảy ra Đầu
tư khai thác nguồn nước ngầm ở những vùng hộ nông dân còn dựa vào lượng nước
mưa dé canh tac Dau tư xây dựng thêm các hồ chứa nước, hệ thống dẫn nước liên hồ
chứa, xây dựng hệ thống cấp tưới nước tiết kiệm nhằm nâng cao kinh tế nông nghiệp
hơn nữa.
Trang 8This study focuses on assessing the impact of drought on the agricultural economy of Ninh Thuan province in the period of 2000 — 2023 Drought is represented by the meteorological drought indicator K including two components: evaporation and annual rainfall Secondary data available for the 23-year period are used to analyze drought conditions and damage to agricultural economics The regression model of the impact of drought on the agricultural economy was developed and estimated with 3 statistically significant variables: the impact good policy for the recent economic development DM, the time variable T and the meteorological variable K The results showed that when the meteorological drought increased by 1 unit, agricultural GDP decreased by 540.99 billion VND, or K increase by 1% causes agricultural GDP to fall by 8.9%
The study also proposes 3 solution ideas to reduce damage when drought occurs Encourage investment in economical irrigation systems so that there is enough water left when meteorological drought occurs Invest in exploiting underground water sources in areas where farmers still rely on rainwater for farming Invest in building more water reservoirs, inter-reservoir water transmission systems, and build economical water supply systems to further improve agricultural economy.
VI
Trang 9MỤC LỤC
Trang Trang tựa
MG THẾ ca nngnnng ng Hoö L,8581412NGöĩG u33 4ã303/€ESRồSSNGS8SHSSGSS8341SSSRASSÀAG0iSSXASGSSGAGSSH3RSRSSISQAS4S34E30538808818 Vil
Danh sách các chữ viét tắt - 2-52-5221 2E92E921221121211211211211211211211211212121 2e 1X
Dah sac brea BANHfĩ:ssrsgaissesogrtoiigi88508100005g010ã05gĐ13EN2SDGMGGREPISSEEEIGaSBSkiRHQfSNmqEiEsynsaagl x
1 )ãnh,SCH Cát hÌÍTHHbissssssssssessssoiSSLSASEE1T43930E1393590L0ELA4832S4SSEĐREGUSUTEIGH.BESHUENGĐEAH-9G3480980306 XI
In ————————— 1
Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU -2 2-222+222222222E22EE222222222222zze 6
1.1 Tổng quan về dia bàn nghiên cứu - 2 22222+2222E+2EE+2E+£EEz2E+zExzrxrzrrcree 6
Dod VỊ Gia LY tuc np ung HH ti HEAETNDHGRD GHRGGGSHGHQESISGSAOSISGIDANSMEERISGSGSGIGRIGESSISG1qSi8 8Q quxal 6
1.1.2 Đặc điểm địa hình - 2 2 522S2SE+E2E22121121121211211212112111121121111211 2101 Xe 71.2 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước có liên quan -2-5-552 8
1z2,;1;,Ñ EH1GH: GỨIHỨOG HỮ Gỗ pc cssescansnessxessumeaesssnecomnamnmaneaneoneensinesneeexsenanagevenmneouasunes 8 1.2.2 [20 i00 5á 10
Reto về 8 ee 121.2.4 Tổng quan han hán và thực trạng của nó ở tỉnh Ninh Thuận 13
1.2.5 Nguyên nhân tình trạng hạn khí tượng trên địa ban tỉnh Ninh Thuan 17
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 20
DM GIỚI BỘ HC, MAM exes: photig1A0E:9ĐAGEISBESIIGSREDINGIEEBEIGHSIBBSISBI-ISREHGESSEASQESRguS8iiptzgaszai 20 QoL Khar miei han Dati sssysssessonotoit010111136190001505SH.TGĐSEANEBENEHSSTNGISSEREENDIGGĐNDGSSS9⁄88 20 2.1:2 Khái niệm hạn khí tO 8 00sec ccc 0s oxcoosescatcsone snavenanmscssuewsaceusssutestesneusameoeaverss 21
2.1.3 Co sở lựa chọn chi số hạn khí tượng cho nghiên cứu -<+- 22
VII
Trang 102.2 Khái niệm kinh tế ÔÔ 232.2.1 Khái niệm tổng sản phẩm nội dia cece cece cccscesseesseesseessessseesseeeseesseseees 2392.2 Klui niềm kinh fÊ nồng nghÏỆU saecssnecssiaExvd Fthhg cà ghi gg2ugnGED0034016060 46 24
2.3, PhươNg pháp nghiÊH CWU ences n russes nenmreeerese 24 PIN tì án i00 1 24 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu chung - + +25 *++£+*£+s+vEreererrrrrerrrrerre 252.3.3 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tẾ -2¿-2¿22s222++22++2z++zz+zzszez 25Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -2-5- 29
3.1 Phân tích thực trạng hạn hán và ảnh hưởng tồn hai nông nghiỆp - 29
3.1.1 Phân tích thực trạng hạn hán - 5 5+ +22 + 23+ zEErrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 29
3.1.2 Chỉ số hạn khí tượng KK -¿- ¿ 2©222222E2E22E22E22E2522322322122112122 22x 303.1.4 Phân tích ảnh hưởng ton hại nông nghiệp do han hán 323.2 Đánh giá yêu tố hạn nông nghiệp ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp 333.2.1 Thống kê mô tả các biến của ham hồi quy : 2- 22©5z22z+2s2z+z=s+2 343.2.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy - 2 2 222222222+E£2zzz2zzzz22z+2 343.2.3 Kiểm định các giả thuyết ước lượng mô hình hồi quy 353.2.4 Phân tích sự ảnh hưởng hạn khí tượng đến kinh tế nông nghiệp 37
3.3 Đề xuất ý tưởng giải pháp giảm tổn hại kinh tế nông nghiệp Tinh Ninh Thuận
do hiện tượng hạn hán Xảy ra - 55 55222 S2 ssssssrrsrrrrrsrrrrrrsrserrecee dD 3.3.1 Giải pháp công trình - -+++s+xs+rrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrereecee.2 0
5557205712110 Pap PHU CONS (Ni TS hố ốc 40
| ne 43TAI LIEU THAM KHẢO - 2-52 2S+2E2E2E£EE2EE2EEE1211257121121 211121111121 xe 45
508000992" 48
VIII
Trang 11DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
WMO Tổ chức khí tượng thế giới
TBNN Trung bình nhiều năm
EI-Nmo Hiện tượng El-Nino
HKT Hạn khí tượng
HTV Han thuy van
HNN Han nông nghiệp
Trang 12Thống kê mô tả giờ nắng của Tỉnh giai đoạn 2000-2022 - 29Thống kê mô tả chỉ số hạn khí tượng K của Tỉnh giai đoạn 2000-2022 31Thống kê mô tả thiệt hại nông nghiệp của Tỉnh giai đoạn 2000-2022 33Thống kê mô tả biến trong hàm hồi quy 2 22525s252252552£- 34Kết quả ước lượng mô hình 2- 2 222222z+zzzzxezszzsezszrsers . 35Các chỉ số kiểm định kết quả ước lượng mô hình 2 5- 35Kiểm tra kỳ vọng dau ước lượng mô hình -2z -5-s -.- 36
Phân tích tác động biên và đàn hồi của mô hình 2 .¿cs-c„8⁄7
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 1.1 Bản đồ hành chính tinh Ninh Thuận 2 2+2+SS+E+E2E+E+EEzEzEtzEzE+z+z 8
Binh: 2.1 Quy trinkets hr et ssiccsicusssaissienissiustteserwtimoasseniountictaiveavedscvutatistuvannoteusts 24
Hình 3.1 Ban đồ phân vùng khô han K trung bình nhiều năm từ 2000-2022 30
Hình 3.2 Hạn khí tượng K của Tỉnh giai đoạn 2000-2022 -.3 Í Hình 3.3 Thiệt hại nông nghiệp cua Tỉnh giai đoạn 2000-2022 32
Hình 3.4 Ảnh hưởng của hạn khí tượng đến GDP nông nghiệp - 38
XI
Trang 14MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đối với Việt Nam, hạn hán nói chung và hạn khí tượng là thiên tai gây tác
hại đứng hàng thứ 3 sau lũ lụt và bão Ninh Thuận được cả nước biết đến là một vùng
có khí hậu khắc nghiệt Các tháng về mùa khô, nắng nóng kéo dài, tình hình hạn hán,thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh diễn ra hết sức gay gắt và thường xuyên.Phần lớn dân cư trong tỉnh sinh sống chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản dựa vào lượng mưa Chính vì vậy, hạn khí tượng có ảnh hưởng rất lớn
trực tiếp đến kinh tế và đời sống của người dân trong vùng
- Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có dải đồng bằng
hẹp, địa hình phức tạp, là nơi có hệ sinh thái của vùng khô hạnt, là vùng có lượng
mưa thấp nhất cả nước, khí hậu nắng nóng, khô hạn quanh năm nhưng rất thích hợpvới nền kinh tế nông nghiệp vùng nhiệt đới với nhiều sản phẩm đặc thù Đây cũng làmột tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng có vị trí địa lý quan trọng nămtrên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ vàTây Nguyên Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2020 Sở tài nguyên và Môitrường: Tổng diện tích tự nhiên quỹ dat của tinh là 334.972,26 ha, trong đó đất dùngvào sản xuất nông nghiệp 84.800,18 ha; đất lâm nghiệp 198.955,43 ha đất nuôi trồngthủy sản 2.030,25 ha; dat làm muối 3.861,32 ha; dat ở 5.418,20 ha, còn lại là đất trongchưa sử dụng, sông suối và núi đá Hiện nay, hạn hán và nguy cơ hoang mạc hóa ởvùng đất này đang ngày càng nguy hiểm đối với đời sông và phát triển sản xuất của
người dân địa phương, mặt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái
Theo kết quả thống kê của Trường Dai học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh về hoangmạc hóa tại tỉnh Ninh Thuận (1), diện tích đất đang bị thoái hoá cát là 5434 ha, chiếm4,1 %; Hoang mạc đá 13897 ha, chiếm 5,6 %, tổng diện tích tự nhiên tập trung ở các
Trang 15huyện Ninh Hải, Ninh Sơn, và Thuận Nam Nguồn nước địa ban tinh đang bị đe dọa
do các hình thái thời tiết cực đoạn bởi hiện tượng El Nino va La Nina dẫn dén hiéntượng mua bat thường kéo theo lũ lụt và hạn hán Sau 03 năm han han liên tục từ nam2014-2016, gây tổng thiệt hại cho tỉnh khoảng 1.347,217 ty đồng, bao gồm: trồng trọt834.317 tỷ đồng; chăn nuôi 512.9 tỷ đồng và đặc biệt là có 43.935 khẩu/§.916 hộ tại
24 thôn/12 xã thiếu nước Nhân dân nhiều nơi cần được sự hỗ trợ nguồn nước sinh hoạt
hàng ngày (3) Theo Báo cáo của Văn Phòng BCHPCTT&TKCN tỉnh Ninh Thuận
(2), thiệt hại vụ Đông Xuân 2014-2015: 2.079 ha Trong đó: mat trang 501 ha, giảm
năng suất 1.578 ha, chủ yếu các vùng không chủ động nước và gieo trồng ngoài kế
những nghiên cứu điều tra đầy đủ về thực trạng hạn hán đối với kinh tế nông nghiệp,
nhằm đề xuất những giải pháp phát triển cho kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều
kiện khí hậu của tỉnh là rất cấp thiết
- Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, dự báo khảnăng khô hạn thiếu nước, càng lớn đo suy thoái nguồn nước cũng như hoạt động củacon người vậy tinh trạng hán hán, thiếu nước sẽ diễn biến phức tạp hơn, nằm ngoaikhoảng kinh nghiệm mà chúng ta thấy, hiện nay hạn hán đã và đang có gây thiệt hại
về kinh tế (giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, tốn kém về kinh phí chống han ), mat6n định về xã hội và ô nhiễm môi trường
Chính vì vậy thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hạn khí trợng ảnh hưởng
đến kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2000-2022” làcân thiệt.
Trang 16Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá hạn khí tượng ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tinh
Ninh Thuận giai đoạn 2020-2022
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hạn khí tượng ở tỉnh Ninh Thuận;
- Đánh giá ảnh hưởng hạn khí tượng đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Ninh
Thuận.
- Dé xuất ý tưởng giải pháp giảm tồn hại cho kinh tế nông nghiệp do hạn han
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu Chỉ số hạn khí tượng; Mức độ thiệt hại, ảnh hưởng tácđộng của hạn khí tượng đến tổng sản phẩm ngành nông nghiệp (GDP) theo giá hiện
hành trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đánh giá hạn khí tượng theo các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
Các số liệu khí tượng thủy văn lượng mưa, bốc hơi thu thập từ năm 2000
đến năm 2022
Ý nghĩa của đề tài
¥ nghia khoa hoc
- Kết qua nghiên cứu của Dé tài góp phan làm sáng to ảnh hưởng, tác động
của hạn khí tượng đôi với kinh tế nông nghiệp, giúp làm tài liệu tham khảo các nghiên
cứu sau này.
Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận và ngườidân thấy rõ hơn tình hình hạn khí tượng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường
Trang 17công tác phòng chống, chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận và lập kế hoạch thực thi các giải pháp ưu tiên ứng phó hạn khí tượng
- Kết quả nghiên cứu của Đề tài là tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu về hạn khí tượng, ảnh hưởng của các thiên tai hạn khí tượng trên địa bàn tỉnhNinh Thuận.
Những điểm mới của đề tài
- Xác định chỉ số hạn khí tương, mức độ tác động của hạn khí tượng đối vớikinh tế nông nghiệp
Cơ sở dữ liệu của đề tài
- Số liệu khí tượng thủy văn khí tượng được thu thập tại Đài Khí tượng Thủyvăn tỉnh Ninh Thuận Các số liệu về lượng mưa, nhiệt độ, bốc hơi được thu thập
trong giai đoạn 2000 - 2022.
- Các số liệu thiệt hại kinh tế nông nghiệp khai thác, thông kế, thu thập từ Banchỉ huy phòng chống thiên tai và sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận 2000 -
2022.
- Số liệu tông sản phẩm ngành nông nghiệp (GDP nông nghiệp) theo giá hiệnhành được thu thập từ Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận
Cấu trúc đề tài bao gồm các phần
Phan đặt van đề: Giúp định hướng một cách cụ thé van dé cần nghiên cứu.Tổng quan các van đề nghiên cứu: Khái quát tình hình kinh tế xã hội của địabàn nghiên cứu và các nghiên cứu trong, ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm tính toán Excel tính toán chỉ số khô hạn khí tượng, tính
toán thống kê tần suất; Mô hình hồi quy Eview8
Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đánh giá thiệt hại kinh tế đối với các loại
nông sản khi có hạn khí tượng xảy ra.
- Xây dựng mô hình hồi quy đánh giá mức độ tác động của hạn khí tượng đốivới tông sản phâm ngành nông nghiệp
Trang 18- Phan thảo luận: Thảo luận theo từng van đề đã được nghiên cứu giải quyết
sau mỗi kết quả đánh giá, tính toán
Phần kết luận và đề nghị: Kết luận khảng định và khái quát được những kết
quả nghiên cứu về hạn khí tượng ảnh hưởng đối với kinh tế nông nghiệp Đề nghị
những giải pháp phù hợp với những nội dung nghiên cứu đã đạt được, đảm bảo đềxuất các giải pháp ứng phó phù hợp trong nông nghiệp ở tinh Ninh Thuận
Trang 19Chương 1
TONG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có dải đồng
bằng hẹp, địa hình phức tạp, là nơi có hệ sinh thái của vùng hạn kiệt, là vùng có lượng
mưa thấp nhất cả nước, khí hậu nắng nóng, khô hạn quanh năm nhưng rất thích hợpvới nền kinh tế nông nghiệp vùng nhiệt đới với nhiều sản phẩm đặc thù Day cũng làmột tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng có vị trí địa lý quan trọng nằmtrên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên.
1.1.1 Vị trí địa lý:
- Tinh Ninh Thuận nằm ở vị trí địa lý từ 11°18’14” đến 12°09°15” vĩ độ bắc
va từ 108°09°08” đến 109°14’25” độ kinh Đông, xem Hình 1.1
- Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp biển
- Đây là một tỉnh ven biển thuộc cực nam Trung bộ, cách TP Hồ Chí Minhtheo hướng Đông Bắc 350 Km
- Tổng diện tích tự nhiên : 3.358 Km?
- Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2019 là 590.467 người Trong đó, ở Thành thị
có 211.109 người (35,8 %); ở Nông thôn có 379.358 người (64,2 %) Như vậy mật
độ dân số của tỉnh là 181 người/km2
Trang 201.1.2 Đặc điểm địa hình
- Ninh Thuận có địa hình biến đối rất đa dạng và phức tạp, trong tinh vừa cóđịa hình miền núi vừa có trung du và đồng bằng ven biển
- Địa hình miền núi cao và trung bình chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên, có
cao độ mặt dat tự nhiên từ 800 - 1000 m Trong vùng này có đỉnh cao nhất là HònChon (xã Phước Bình) 1978 m, phía Tây Nam có đỉnh núi Cà Ná (Ninh Phước) cao
đến 1528 m, phía Đông Bắc là núi Chúa có cao độ 1040 m
- Vùng bán sơn địa có diện tích 20 % tổng diện tích tự nhiên Đây là vùng đồi
go xen lẫn một ít diện tích bằng phẳng, cao độ mặt đất tự nhiên từ 30m đến 200m.
- Vùng đồng bằng ven biến chiếm khoảng 20 % tổng diện tích tự nhiên, được
phân bé chủ yếu ở hạ lưu của sông Cái Phan Rang và sông Lu Đây là vùng tương
đối bằng phẳng, ruộng đất tập trung, cao độ biến đôi từ 2 m đến 20 m
- Tóm lại đại bộ phận diện tích của Ninh Thuận có địa hình dốc nên nước tập
trung nhanh thường gây lũ lớn cho hạ lưu tròn mùa mưa lũ Vùng bán sơn địa và vùng
đồng bằng có độ dốc bé hơn nhưng cũng bị chia cắt mạnh bởi sông suối và gò đôi
nên công trình chuyên nước tưới rất khó khăn và tốn kém
Trang 211.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Trên thé giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hạn hán, nhưng do tính phứctạp của hiện tượng này, đến nay vẫn chưa có một phương pháp chung cho các nghiên
cứu về hạn hán Dé đánh giá hạn hán, các tác giả thường sử dụng yếu tố bốc hơi, nhiệt
Trang 22độ và giáng thủy Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đôi của nhữnghình thế giáng thủy có thể dẫn đến ngập lụt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau.Chính vì vậy, thông tin về sự biến đổi giáng thủy theo không gian cũng như theo thờigian là không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Nghiên cứu của Yoshi Wada và Niko Wanders (2015) đã phân tích ưu điểm,nhược điểm của 18 chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số hạn thủyvăn, chỉ số độ âm, rồi lựa chọn ra các chỉ số thích hợp dé ap dung phan tich cac dactrưng của han hán trong năm vùng khí hậu khác nhau trên toàn cầu: vùng xích dao,
vùng khô hạn cực, vùng nhiệt độ ấm, vùng tuyết, vùng địa cực.
Yingzhi Lin (2013) và cộng sự đã nghiên cứu các ảnh hưởng kinh tế của hạnhán vào sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Quốc So với các tác động kinh tế trựctiếp, có những khó khăn lớn trong việc đánh giá các tác động kinh tế gián tiếp củahạn hán, vốn đã tụt hậu nghiêm trọng so với nhu cầu thông tin cấp bách cho việc raquyết định Nghiên cứu này cô gắng giải quyết sự khó khăn trong việc đánh giá tácđộng của hạn hán đối với biến động giá nông sản bằng cách xây dựng mô hình cânbằng một phần mô tả quá trình cân bằng cung và cầu một cách định lượng Sử dụng
mô hình này, một phân tích kịch bản được áp dụng dé đánh giá sự biến động giá của
các sản phẩm nông nghiệp do hạn hán ở Bắc Trung Quốc Kết quả cho thấy không có
tác động lớn của hạn hán đối với giá thị trường của tám sản phẩm nông nghiệp chính.Ngay cả khi xảy ra hạn hán nghiêm trọng ở miền Bắc Trung Quốc, giá thị trường của
các sản phâm nông nghiệp sẽ tăng không quá 3,59%, thấp hơn biến động giá thị
trường bình thường của các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc Nghiên cứu này
cung cấp một công cụ dé đánh giá tác động kinh tế gián tiếp của hạn hán Kết quanghiên cứu điển hình này có thể hỗ trợ việc ra quyết định cho quy định thị trườngthực phẩm của Trung Quốc
Rodrigo Maia và cộng sự (2015) đánh giá kinh tế xã hội về tác động hạn hán,liên quan đến các đặc điểm cung và cầu chính của một khu vực (nguồn nước vả cácmục đích sử dụng liên quan) và các tác động liên kết thủy văn của các tình huống hạnhán Hơn nữa, nó mô tả phương pháp áp dụng quy trình vào thực tế Bồ Đào Nha và
Trang 23dir liệu hiện có làm cơ sở cho mức độ nghiêm trọng của han hán là tập trung vào hai
khu vực đễ bị hạn hán ở Bồ Đào Nha: Guadiana và lưu vực sông Ribeiras do Algarve
Về các đặc thù chính của các nghiên cứu điển hình được giới thiệu, các hoạt độngkinh tế (và các lĩnh vực phụ thuộc vào nước) được xem xét cho phương pháp này làcác ngành cấp nước nông nghiệp và đô thị Đối với từng lĩnh vực đó, các quy trình
đánh giá cụ thể được phát triển để ước tính các tác động kinh tế tương ứng đo tình
hình hạn hán gây ra trong lĩnh vực phân tích Một đánh giá toàn cầu về mức độ liên
quan kinh tế xã hội của các tác động hạn hán trong một khu vực được đảm bảo thông
qua so sánh tổng tác động kinh tế ước tính với mức trung bình hàng năm của Tổngsản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực, cho phép so sánh kết quả cho các khu vựcphân tích khác nhau Phương pháp này có thé áp dụng cho bat kỳ khu vực nào có ditliệu thủy văn và sử dụng nước chung và được phát triển dé hỗ trợ quản lý hạn hán và
áp dụng trên hệ thống cảnh báo sớm hạn hán
Ji-Wan Lee và cộng sự (2022) phân tích mối tương quan giữa thông tin hạn
hán và kinh tế xã hội (SEDI) dựa trên các dit liệu hạn hán nông nghiệp và dé xác địnhxem SEDI có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy về thiệt hại do hạn hán nông nghiệp
hay không SEDI được chia thành các khía cạnh sau: thâm hụt nước, an ninh và hỗ
trợ nước, thiệt hại và tác động kinh tế, và tác động môi trường và vệ sinh Hệ số tươngquan giữa SEDI và tám bộ đữ liệu thống kê nông nghiệp đao động từ 0,74 đến 0,89.Trong thời kỳ tưới khô vừa phải và không tưới, mối quan hệ giữa SEDI và chỉ số hạnhán hồ chứa nông nghiệp (RDI) được chứng minh bằng đặc tính hoạt động của máythu và điện tích dưới đường cong lần lượt là 0,60 và 0,68 Các giá trị tương quan chéogiữa SEDI va RDI dao động từ -0,48 đến -0,42 Theo phân tích tương quan chéo,SEDI đã có thê phát hiện hạn hán sớm hơn một tháng so với RDI có thể làm Do đó,
phương pháp đề xuất của các tác giả có thể góp phần phát triển hệ thống cảnh báo
sớm dựa trên tác động dé quan lý hạn hán nông nghiệp
1.2.2 Nghiên cứu trong nước
Huỳnh Thị Lan Hương (2020) đánh giá rủi ro do hạn hán cho khu vực Trung
Trung Bộ dựa trên cách tiếp cận của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
10
Trang 24(IPCC) trên cơ sở phân tích các yếu tố hiểm hoa, mức độ phơi bày và tính dé bị ton
thương Dữ liệu lượng mưa và lượng bốc hơi tại các trạm quan trắc được sử dụng dé
tính toán mức độ hiểm hoa Dữ liệu về kinh tế - xã hội được thu thập từ điều tra, khảo
sát thực dia va niên giám thống kê được sử dụng để tính toán mức độ phơi bày và tính
dé bị tôn thương Kết quả đánh giá cho thấy, rủi ro do han hán lớn nhất ở tỉnh Quang
Bình, đặc biệt ở các huyện Lệ Thủy và Bồ Trạch
Trần Thị Tuyết (2018) áp dụng chỉ số nhạy cảm hạn kinh tế - xã hội đánh giátinh dé bị tổn thương do hạn hán ở tinh Ninh Thuận Chi số nhạy cảm được tổng hợp
từ nhiều yếu tố như các nguồn lực sẵn có, tính da dang thu nhập, đa dang việc làm
Hạn hán được tính theo dữ liệu lượng mưa hàng năm của Tỉnh Kết quả cho thấy hạnhán có sự tác động mạnh vào chỉ số nhạy cảm và Tác giả đề xuất tỉnh Ninh Thuậncần thay đổi nhận thức: xem hạn hán là nhân tố bình thường của hiện tượng tự nhiên,
chuyên từ phản ứng cứu trợ sang tiếp cận ngăn ngừa, giảm nhẹ, chuẩn bị sẵn sàng
trên cơ sở nâng cao nguồn lực sẵn có, xây đựng các chiến lược phát triển kinh tế và
sử dụng lao động phù hợp với thế mạnh của tỉnh
Nguyễn Hoàng Khánh Linh và cộng sự (2017) nghiên cứu kết hợp công nghệGIS và viễn thám đề xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán dựa trên chỉ số khôhạn nhiệt độ — thực vật (TDVI), qua đó làm cơ sở dé đánh giá tác động của hạn hánđến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quảnghiên cứu cho thấy phần diện tích mà hạn hán tác động lên đất sản xuất nông nghiệpgồm đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm tại huyện PhongĐiền với 4 mức độ là khá lớn Trong đó vùng khô hạn nhẹ có diện tích là 1.539,66
ha, khô hạn trung bình là 8.250,57 ha phân bố chủ yếu ở các xã Phong Chương,
Phong Bình, Phong Mỹ, Phong Sơn Vùng khô hạn nặng có diện tích là 2.612,96 ha
nằm ở các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hiền, Phong Xuân, Phong, Điền Hương,
Điền Môn, Điền Lộc Vùng khô hạn rất nặng có diện tích 522,61 ha nằm ở các xã
Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Hòa ; ;
Lê Hữu Ngoc Thanh (2018) nghiên cứu ảnh hưởng của han han đôi với dat
trồng lúa trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tại huyện Qué Sơn Nghiên cứu ứng dụng
11
Trang 25chi số chuẩn hóa giáng thủy (SPI) dé đánh giá ngưỡng hạn hán trong 2 vụ Dong Xuân
và Hè Thu dựa trên số liệu lượng mưa từ 20 trạm quan trắc và trạm vệ tinh nghiên
cứu đã tính toán được giá trị chỉ số SPI trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu Kết quả
nghiên cứu cho thấy Mối tương quan (r) giữa năng suất lúa với giá trị chỉ số SPI là
rất chặt chẽ với kết quả vụ Hè Thu là r = 0,97 và vụ Đông Xuân là r = 0,83 Dé thíchứng và giảm thiểu tác động của hạn hán đối với đất trồng lúa nghiên cứu đã đưa ranhiều giải pháp trong thời gian tới
1.2.3 Đúc kết và kế thừa
Các nghiên cứu trên đều tập trung vào xây dựng bản đồ phân vùng hạn, mức
độ hạn của các vùng khác nhau, các đề tài trên chưa xây dựng được phương trình dựbáo ảnh hướng của hạn hán đối với kinh tế nông nghiệp Lượng hoá vấn đề hạn hánkhí tượng bằng các chỉ số hạn từ nguồn dữ liệu từ các trạm quan sát khí tượng Chưatập trung phân tích sâu ảnh hưởng của hạn khí tượng đối với van đề kinh kế tôngnghiệp như GDP, năng suất lúa, giá cả sản pham nông nghiệp, năng suất dat sản xuấtnông nghiệp, chỉ số tổng hợp kinh tế xã hội
Kế thừa các nghiên cứu trên, đề tài này xem hạn hán khí tượng là biến đầuvào ảnh hưởng đến đầu ra (biến phụ thuộc) là GDP nông nghiệp Đề tài có những
điểm mới như biến phụ thuộc là GDP nông nghiệp của Tỉnh, biến độc lập là hạn khítượng K Đề tài xây dung phương trình hồi quy tác động của hạn hán khí tượng đối
với kinh tế nông nghiệp của Tỉnh
Hạn hán khí tượng luôn có ảnh hưởng nặng vào sản xuất nông nghiệp, đạcbiệt sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Ninh Thuận còn phụ thuộc nhiều vào lượng mưa,cũng như chưa áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống tưới tiêu tiết kiệm,tích trữ lượng nước Biến chủ yếu đầu vào có điểm mới là chỉ số hạn được sử dụng
hệ số hạn khí tượng K Mưa quá ít gây hạn hán tai hại nhưng đồng thời lượng bốc hơi
nước tăng cao cùng lúc sẽ làm cho hạn hán nghiêm trọng hơn Mô hình được sử dụng
cho dé tai này là mô hình hồi quy đa biến
Biến độc lập được thêm vào là biến thời gian T vì giai đoạn 2000-2022 nềnkinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, GDP năm sau lớn hơn năm trước, tăng trưởng bình
12
Trang 26quân chung khoảng 6,8%/năm Sự tăng trưởng kinh tế này nhờ vào hàng loạt chính
sách vĩ mô như gia nhập các khối liên kết kinh tế (WTO, ASEAN, APEC, vv.), các
chính sách ưu đãi đầu tư, khai thác tiềm năng từ các thành phần kinh tế, vv Sự tăng
trưởng kinh tế toàn quốc ảnh hưởng kéo theo tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận, trong
đó có GDP nông nghiệp của Ninh Thuận Do đó biến T là biến đại diện (proxy
variable) thời gian tăng trưởng kinh tế do nhiều chính sách khác nhau của Chính Phủ
Ngoài ra thêm biến độc lập lượng nước NDN cung từ đập Da Nhim cho Ninh
Thuận hàng năm có tác động giảm hạn hán và biến số giờ nắng GN trong năm cũng
tăng hạn hán ảnh hưởng đến GDP nông nghiệp Trong giai đoạn 2011-2012 TỉnhNinh Thuận có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng thời Chínhphủ dừng dau tư 2 nhà máy điện hạt nhân ở đây và thay thé vào là các chính sách pháttriển kinh tế khác cho Tỉnh như đầu tư năng lượng tái tạo (điện gió và mặt trời), gói
hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế 10 ngàn tỷ đồng Nhờ vậy nên giai đoạn từ
2016 trở đi các chính sách phát huy tac dụng làm tang GDP nông nghiệp Tinh dang
ké (tăng 10,4% GDP) so với giai đoạn trước đó (chi tăng 6,8% GDP), vì vậy dùngbiến dummy DM thể hiện sự anh hưởng này
1.2.4 Tổng quan hạn hán và thực trạng của nó ở tỉnh Ninh Thuận
1.2.4.1 Tổng quan hạn hán và thiếu nước ngoài nước
Tại Trung Quốc, hạn hán tác động nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày vàcác hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại các khu vực đông dân nghèo.Hạn hán là nguyên nhân gây tôn thất đến 48% tổng thiệt hại kinh tế trực tiếp củaTrung Quốc Trong đợt hạn năm 1994 - 1995, mỗi năm bị tốn that 25 triệu tan lươngthực; hạn hán năm 2000 - 2001 đã làm 61 triệu người thiếu nước sinh hoạt Đợt hạnnăm 2006 gây thiếu nước cho khoảng 36 triệu người và tốn thất khoảng 42 triệu tấnlương thực Đợt hạn năm 2012 được đánh giá là đợt hạn kỷ lục nhất trong lịch sử,
xảy ra ở các tỉnh thuộc phía Tây Nam, riêng tại tỉnh Vân Nam hạn hán đã ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sản xuất của trên 6,3 triệu người, trong đó 2,4 triệu người bịthiếu nước uống, ước tính thiệt hại nặng trong sản xuất nông nghiệp khoảng 2 tỉ nhândân tệ (Nguyễn Thị Bích, 2021).
13
Trang 27Ở Châu Mỹ, nhiều quốc gia thường xuyên phải đối mặt với hạn hán Hạn hánnăm 1988-1989 ở Uruguay đã làm giảm khả năng sản xuất điện do sự phụ thuộc vàodòng chảy Ở phía Nam của Braxin, hạn hán năm 2004 - 2005 làm thiệt hại nghiêm
trọng đến sản lượng ngũ cốc và đậu tương; năm 2006 hạn hán ở khu vực này đã làm
thiệt hại 11% diện tích đậu tương; đợt hạn hán đầu năm 2012 xảy ra ở vùng Đông
Bắc Brazin được xem là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thé ky qua,hạn hán đã tác động đến cuộc sống người dan tại trên 1.000 thị tran ở quốc gia lớn
nhất Nam Mỹ này Tại Mỹ, quốc gia có nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát
triển hàng đầu thế giới Song trong những năm bị hạn hán, thiệt hại về kinh tế ở nướcnày cũng rất nghiêm trọng Theo thống kê mức thiệt hại bình quân hàng năm do hạnhán gây ra là lớn nhất, ước tính từ 6 - 8 tỷ USD Đặc biệt, thiệt hại về kinh tế do hạn
hán năm 1988 ước tính khoảng 40 tỷ USD Tính trong 10 năm (1980 - 1989), hạn hán
tại quốc gia này đã làm chết hàng ngàn người Tại Bang Texas, hạn năm 1996 đã gâythiệt hại khoảng 5 tỉ USD trong lĩnh vực công nghiệp Đợt nắng nóng năm 2006 gâyhạn hán ở nhiều nơi, riêng tại bang Califonia làm chết 140 người Hạn hán năm 201 1
bao phủ các bang ở phía Nam, trong đó các khu vực như Texas, Oklahoma và NewMexico bị ảnh hưởng nặng nề nhất Năm 2012 và 2013, hạn hán tiếp tục xảy ra trên
quy mô lớn, đã đây giá lương thực tăng cao, ước tính giá bán lẻ thực phẩm tăng
khoảng 4% Trong đó đợt hạn xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2012 bao trùm 55% diệntích nước Mỹ là đợt han hán tôi tệ nhất ké từ năm 1956 (Nguyễn Thị Bich, 2021)
Tại Châu Âu, đợt hạn năm 2004 - 2005, lượng mưa chỉ đạt một nửa so với trungbình nhiều năm, đặc biệt ở các quốc gia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha Tại nước Nga, hạn hán năm 2010 xảy ra trên quy mô lớn, gây thiệt hại nghiêm
trọng đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người Ở Moldova, trong những nămgần đây, đặc biệt là năm 2012, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã trởnên phô biến hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt, chăn nuôi và sinh kếcủa người dân (Nguyễn Thị Bích, 2021).
Châu Á là một trong những khu vực thường xuyên chịu ảnh hướng của hạn hántrên thé giới Tại An Độ, năm 1987 xảy ra hạn hán thảm khốc dẫn đến nạn đói lan
14
Trang 28rộng, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành quy chế quản lý hạn hán và Luật phòng chống,
giảm nhẹ thiên tai hạn hán Tai Nhật Ban, năm 1994 hạn nặng xảy ra trên 1/3 lãnh
thổ, nhiều vùng phải vận chuyền nước từ xa đến Tại Indonesia, hạn hán năm 1982
-1983 xảy ra đồng thời hiện tượng El Nino đã làm cho 420.000 ha lúa bị thiếu nước,
trong đó khoảng 158.000 ha lúa bị mat trắng và 3,7 ha rừng bị cháy rụi Trong các
năm 1997- 1998, nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á hầu như không có mưa, nhiệt
độ tăng cao gây cháy rừng ở nhiều nơi, điển hình là Indonesia và Malaysia Đặc biệt
và năm 1991, nắng nóng kéo dài kết hợp với hiện tượng El Nino đã là 483.000 ha lúa
bị thiếu nước, trong đó có 190.000 ha lúa bị mat trắng, trên 88.000 ha rừng bị cháy
tại Kalimantan (Nguyễn Thị Bich, 2021).
Trên phạm vi toàn cầu, hạn hán được xem là một trong các thảm họa tự nhiêntồi tệ nhất Ước tính từ năm 1991 đến năm 2000, hạn hán đã làm cho hơn 280.000người chết, thiệt hại lên đến hàng chục triệu USD Hạn hán ngày càng có xu thế phổbiến hơn, qua bản đồ phân bồ han hán trên thé giới giai đoạn 2000 — 2009 cho thay,hạn xảy ra ở hầu hết các nơi trên thế giới trong thời gian gần đây
Về mức độ hạn hán trong tương lai, theo WMO (2012), dự tính đến năm 2025
số người sinh sống trong những vùng khô hạn sẽ tăng từ 1 tỷ người lên đến 2,4 tỷ
người, chiếm khoảng 13 - 20% dân số toàn cầu (Nguyễn Thi Bích, 2021)
1.2.4.2 Tổng quan tình hình hạn khí tượng và thiếu nước ở Việt Nam
Trong những thập niên gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độtăng, khả năng bốc hơi lớn, phân bố mưa có diễn biến cực đoan hơn, lượng mưa tăngchủ yếu vào mùa mưa, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm rõ rệt làmcho hạn khí tượng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuất nông nghiệp và đời sống người dân ở nhiều vùng trên cả nước
Tại Bắc Trung bộ, hạn khí tượng xảy ra tương đối nghiêm trọng, tần suất hạnkhí tượng khá cao trong các tháng mùa hè, nhất là tháng 6 - 7 Hạn cũng đáng ké vàocuối mùa đông, mùa xuân và rất ít trong mùa thu và đầu mùa đông Hạn ở vùng nàythường có tốc độ diễn biến nhanh và tác động mạnh đến môi trường sinh thái trong
vùng, đặc biệt là làm cạn kiệt nhanh nguôn nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, đông
15
Trang 29thời gây tình trạng thiếu nước ngọt ở vùng thấp ven biển do xâm nhập mặn sâu vào
trong đất liền Chỉ tính riêng đợt hạn nghiêm trọng năm 1993 đã làm ảnh hưởng47.513 ha lúa đông xuân, trong đó 2.138 ha mat trang; 73.088 ha lúa hè thu bị hạn,
trong đó 12.305 ha bị mắt trắng; đợt hạn năm 1998 đã làm cho 51.627 ha lúa vụ mùa
bị ảnh hưởng và 12.900 ha bị mắt trắng (Nguyễn Văn Thắng, 2015)
Tai Nam Trung Bộ, nơi có lượng mua it nhất trong cả nước, thời kỳ mùa khô
hạn kéo dài Đây là khu vực có mức độ khô hạn khắc nghiệt nhất trên cả nước Hạnkhí tượng nhiều không những trong các thang mùa hè mà cả các tháng cuối mùa đông,mùa xuân Ở cực Nam Trung Bộ, hạn nhiều suốt thời gian từ tháng 1 đến tháng 8,nhất là ở các trung tâm mưa ít như Ninh Thuận, các đợt hạn khí tượng có quy mô lớn
xảy ra trong các năm: 2002, 2004 - 2005, 2014 - 2016, 2020.
Ở khu vực Nam Bộ: Hạn xảy ra chủ yếu từ thàng 12 đến tháng 4 (thời kỳ giữa
mùa đông đến mùa xuân) Vào mùa hè, mùa thu, ké cả trong thời kỳ đầu mùa đông
hạn rat ít Vào các tháng hạn chủ yếu, tần suất hạn khá đồng đều Các đợt hạn quy
mô lớn ở Đông Nam Bộ xảy ra trong các năm 1987, 1992, 1994, 1997, 1998, 2002,
2004, 2009, 2010, 2011, 2014-2016 Trong các năm hạn hán nêu trên, diện tích lúa
bị hạn trong mỗi vụ ước tính từ 700 đến 2.800 ha và diện tích mất trắng từ 300 - 760
ha (Nguyễn Đức Ngữ 2002, Nguyễn Văn Thang, 2015)
1.2.4.3 Tống quan về hạn khí tượng tại Ninh Thuận
Ở Việt Nam, hạn khí tượng là thiên tai gây tác hại đứng thứ 3 sau lũ lụt và bão.Tuy nhiên, với Ninh Thuận - một tỉnh khô hạn bậc nhất cả nước thì hạn khí tượng làthiên tai gây tác hại được xếp vào hàng thứ nhất
Ninh Thuận có lượng mưa trung năm phân bố không đều Lượng mưa trong
năm tập trung vào 4 thang, từ thang 9 - 12 Hạ lưu lưu vực sông Cái được xem là
vùng khô hạn nhất cả nước Cộng thêm vào đấy, biến động mưa năm lại rất cao.Những năm khô hạn nghiêm trọng, lượng mưa chỉ bằng 50-60 % trung bình nhiềunăm Trong chuỗi số liệu gần 40 năm qua tại Ninh Thuận đã có một số lần xuất hiện
các năm hạn khí tượng nghiêm trọng như vậy (năm 2004 và năm 2014 lượng mưa chỉ
đạt xấp xỉ 500,0 mm/năm, chỉ bằng 50% so với các năm khác) Trong năm mưa nhiều
16
Trang 30xảy ra trong 3 - 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, còn lại là mùa khô kéo dài từ tháng
1 - 8 tháng, nên hạn khí tượng đã nghiêm trọng cảng nghiêm trọng hơn Phân bố mưatheo không gian và thời gian hết sức bất lợi cho cây trồng Mùa khô hạn hầu như
chiếm 7 - 8 tháng trong năm, trong đó các tháng 1 - 8 hang năm thường khô hạn nặng
Về không gian khô hạn nặng xảy ra khu vực ven biển từ huyện Ninh Hải, Thuận Bắc
đến huyện Thuận Nam, giảm dần mức độ khô hạn lên miền núi, vùng giáp ranh tỉnh
Lâm Đồng, Khánh Hòa
Bảng 1.1 Diện tích đất hoang mạc hóa
STT Dang hoang mac Nam 2008 (ha) Nam 2014 (ha)
1 Hoang mac cat 4.878 9.103
2 Hoang mac da 3.457 21.468
3 Hoang mac mudi 11.867 6.407
4 Hoang mac dat can 20.124 4.043Tổng cộng 40.326 41.021
So với diện tích đất tự nhiên (%) 12,0 12,21
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch Uy Ban nhân dân tinh Ninh Thuận 2017Theo Bảng trên cho thấy diện tích đất hoang mạc chiếm 12% trong tổng số tựnhiên Nguyên nhân chính của tỷ lệ lớn này là do thiếu nước ngọt cho phát triển câycon khác nhau Qua 2 thời điểm khác nhau cho thấy từ năm 2008 đến 2014 tăng thêmgần 1000 ha hoang mạc Như vậy xu hướng ngày càng hoang mạc là vấn đề liên quanhạn hán thiếu nước cần phải được nghiên cứu tìm giải pháp khắc phụ
1.2.5 Nguyên nhân tình trạng hạn khí tượng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Nguyên nhân chính gây nên hạn khí tượng như sau:
Địa hình đặc thù của tỉnh là các dãy núi cao từ 1.200 m đến 2.000 m bao bọcxung quanh, chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, tạo nên một vòng cung chan gió
từ phía Bắc qua Tây và Tây Nam Trong khi đó vào mùa gió Đông Bắc (thường xảy
ra từ tháng IX đến tháng II năm sau) mang lại lượng mưa chủ yếu trong năm, bị cácdãy núi cao ở phía Bắc chan lại đã làm giảm đáng kể lượng mưa trong mùa mưa Vàomùa gió Tây Nam (xảy ra vào khoảng từ tháng IV đến tháng VIII), thường mang đến
17
Trang 31lượng mưa đáng kê về mùa khô cho nhiều nơi ở vùng núi, song do có các dãy núi caophía Nam chắn lại nên trong mùa gió Tây Nam cũng xảy ra mưa ít trên địa bàn tỉnhđặc biệt là vùng ven biển.
1.2.5.2 Diễn biến về khí hậu thời tiết
Diễn biến bắt lợi về khí hậu thời tiết như nhiệt độ không khí tăng cao, lượng
bốc hơi, số giờ nắng đều cao, đặc biệt là sự thiếu hụt lượng mưa kéo dài trong nhiều
tháng trong mùa mưa là những nguyên nhân chủ yếu gây nên hạn khí tượng ở NinhThuận, điển hình đợt hạn nghiêm trọng năm 2004 - 2005, 2014 - 2016, những năm
này lượng mưa bình quân năm trong toàn tỉnh chi đạt 512,9 mm, chỉ đạt khoảng 55
% so với lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN 925,9 mm) Hệ quả của việc thiếuhụt lượng mưa này làm cho lượng nước chứa trong các hồ - đập đều thấp hon so vớithiết kế (vi dụ năm 2005, thấp hơn 50 % so với thiết kế), dong chảy cơ bản trong các
sông suối cũng bị suy giảm làm cho lượng nước có thé khai thác bị cạn kiệt, đất đai
khô can, hoang mạc hóa
- Nhiệt độ: Nhìn chung quanh năm có nên nhiệt độ cao, nhiệt độ bình quân cảnăm 27.3 °C cao nhất nhì trong cả nước
- Bắc hơi: Lượng bốc hơi ở Ninh Thuận vào loại lớn nhất so với cả nước, bốc
hơi cả năm trên ống Piche: 1819,0 mm
- Độ ẩm: Độ am tương đối bình quân thấp so với cả nước, trung bình năm
Trang 32khô gây hạn hán và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt; nguồn nước ngầm bị suygiảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung(4).
Đối với tài nguyên nước đưới đất: số lượng nước dưới đất khu vực tỉnh Ninh
Thuận cũng thuộc loại nghèo, tầng chứa nước mỏng, mực nước tĩnh nông, trữ lượng
khai thác tiềm năng nước dưới đất tinh Ninh Thuận là 435.100 m?/ngay (xét về tổngthê thì hiện nay, nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận không đáp ứng được cho cung cấpnước sinh hoạt tập trung, nhất là về mùa khô) Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất vàsinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thê kiểm soát môi trường của việckhai thác nước ngầm Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm gia tăng (4)
Ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân phụ khác dẫn đến việc cạn kiệt
và suy giảm nguồn nước có thể ké đến như sử dung đất thiếu quy hoạch, hoạt độngsản xuất nông nghiệp không phù hợp, nạn phá rừng đầu nguồn làm nương rẫy, gây ônhiễm các nguồn nước, quá trình đô thị hóa gia tăng dân sé, gia tăng nhu cầu sử dungnước, chăn tha gia súc tự do, pháp chế và quản lý các nguồn tài nguyên nước chưaphù hợp vv đã làm cho diện tích hạn hán, thiếu nước, hoang mạc hóa ngày càng
tăng lên.
1.2.5.4 Đối với tài nguyên nước dưới đất
Số lượng nước dưới đất khu vực tỉnh Ninh Thuận cũng thuộc loại nghéo, tầngchứa nước mỏng, mực nước tĩnh nông, trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đấttinh Ninh Thuận là 435.100 m?/ngay (xét về tông thé thì hiện nay, nước dưới đất tinhNinh Thuận không đáp ứng được cho cung cấp nước sinh hoạt tập trung, nhất là về
mùa khô.
Ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân phụ khác dẫn đến việc cạn kiệt
và suy giảm nguồn nước có thé ké đến như sử dụng đất thiếu quy hoạch, hoạt độngsản xuất nông nghiệp không phù hợp, nạn phá rừng đầu nguồn làm nương ray, gây 6nhiễm các nguồn nước, quá trình đô thị hóa gia tăng dân SỐ, gia tăng nhu cầu sử dụngnước, chăn thả gia súc tự do, pháp chế va quản lý các nguồn tài nguyên nước chưaphù hợp vv đã làm cho diện tích hạn khí tượng, thiếu nước, hoang mạc hóa ngày
càng tăng lên.
19