TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng giao thông của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang Research on factors affecting the quality of traff
TỔNG QUAN
Các định nghĩa, khái niệm
2.1.1 Chất lượng công trình giao thông
“Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ liên quan đến chức năng và công dụng mà còn bao gồm giá trị và lợi ích cảm nhận bởi khách hàng, được đo lường qua khả năng thỏa mãn nhu cầu và tác động (mong muốn và không mong muốn) tới các bên liên quan” (gia, 2015)
“Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước” (Quốc Hội, 2020)
“Công trình giao thông là công trình kết cấu dạng cầu, đường, hầm hoặc dạng kết cấu khác (một công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình) sử dụng làm các cơ sở, tiện ích, cấu trúc phục vụ trực tiếp cho giao thông vận tải; điều tiết, điều phối các hoạt động giao thông vận tải”(Chính Phủ, 2021a) Công trình giao thông bao gồm:
“Các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, hâm, đường thủy nội địa, công trình hàng hải và công trình hàng không” (Chính Phủ, 2021a)
Chất lượng công trình giao thông bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, bền vững, kỹ thuật và thẩm mỹ, cũng như sự phù hợp với quy định pháp lý và điều kiện kinh tế Đồng thời, nó cũng cần đáp ứng các nhu cầu xã hội và tối ưu về mặt kinh tế (Trí & tác giả khác, 2016)
2.1.2 Dự án vốn đầu tư công, dự án vốn nhà nước ngoài đầu tư công
“Vốn đầu tư công theo (Hội, 2019) bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật”
“Dự án đầu tư công theo (Hội, 2019) là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công”
Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo (Quốc Hội, 2020):
- “Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý”
- Theo nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư phân loại gồm: “dự án vốn đầu tư công, dự án vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án vốn PPP và dự án vốn khác”
2.1.3 Các giai đoạn thực hiện dự án
Trình tự đầu tư xây dựng theo (Quốc Hội, 2020) có 03 giai đoạn gồm “Chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ”
Hình 2.1 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng
Giai đoạn lập dự án đầu tư, có nhiều chủ thể tham gia Đơn vị tư vấn khảo sát thực hiện việc đánh giá chung hiện trạng, cùng với việc khảo sát, phân tích địa chất và địa hình, nhằm tạo dựng một cơ sở chắc chắn cho việc thiết kế dự án Điều này đòi hỏi nhà thầu nắm bắt được sự hiểu biết sâu rộng từ các chuyên gia, sở hữu phòng lab với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, những yếu tố này là then chốt để xác định phương pháp khảo sát và các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được sử dụng Hơn nữa, cách thức tổ chức và tiến độ triển khai công việc cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hồ sơ khảo sát, điều này không chỉ tác động đến hồ sơ thiết kế mà còn đến chất lượng của quá trình xây dựng dự án sau này
Dựa vào kết quả hồ sơ khảo sát và yêu cầu quy mô dự án, đơn vị TVTK tiến hành công tác thiết kế để ra hồ sơ TKCS và dự toán sau đó là đến hồ sơ TKBVTC và dự toán Nhiều phương án thiết kế được đưa ra trong hồ sơ thiết kế cùng với đó tiến hành phân tích các phương án tốt nhất để lựa chọn Do đó, để bảo đảm CLCT trong suốt quá trình thiết kế, yếu tố then chốt gồm có năng lực TVTK, năng lực của nhóm chuyên gia chủ chốt tham gia thực hiện dự án, việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng một cách phù hợp, cùng với quy trình QLCL đã được thiết lập, năng lực của đơn vị thẩm tra, thẩm định, và việc duy trì tiến độ công việc theo kế hoạch
Quá trình thi công là giai đoạn quan trọng quyết định tới chất lượng của tổng thể công trình Trong khoảng thời gian này, với lượng công việc đáng kể, việc bảo đảm chất lượng đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt từ phía CĐT, sự giám sát liên tục từ nhà thầu TVGS, cũng như sự cam kết duy trì chất lượng từ bên thực hiện thi công
Trong giai đoạn này, mỗi bên tham gia đều có ảnh hưởng đến CLCT xây dựng Đối với CĐT, các yếu tố như năng lực của nhân sự, khả năng quản lý tài chính, chất lượng, và khả năng phối hợp với các bên liên quan đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chất lượng công trình
Các bên liên quan tham gia trong giai đoạn thi công đều là các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT CĐT cần phải có đội ngũ có năng lực, hệ thống QLCL công trình chặt chẽ, sức mạnh tài chính vững vàng, cùng với khả năng phối hợp tốt với các đối tác liên quan để đảm bảo việc kiểm soát CLCT hiệu quả nhất Để giúp CĐT kiểm soát chất lượng, nhà thầu TVGS phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, quy trình làm việc, nghiệm thu chất lượng nguyên vật liệu đưa vào công trình cũng như kiểm soát tiến độ thi công
Bên cạnh đó, nhân tố quan trọng trong để công trình đạt chất lượng là nhà thầu thi công Nhà thầu thi công cần năng lực, kinh nghiệm dày dặn, kế hoạch kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có biện pháp thi công hợp lý sử dụng thiết bị máy móc đa dạng, hiệu quả thì mới đảm bảo CLCT đạt yêu cầu của CĐT cũng như yêu cầu của giám sát chất lượng
CLCT xây dựng không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn thi công mà còn phụ thuộc bởi quá trình sử dụng, bảo hành và bảo trì Trong nước, công trình xuống cấp ngày càng nhiều do việc không tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật, thiếu kinh phí bảo trì và không thực hiện bảo trì định kỳ, cùng với việc sử dụng sai chức năng Điều này dẫn đến việc công trình không thể đáp ứng yêu cầu vận hành và hoạt động hiệu quả.
CLCT GT các dự án vốn Nhà nước tại Tiền Giang
2.2.1 Đặc điểm, vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc vùng ĐBSCL và cũng là một phần của Vùng kinh tế quan trọng phía Nam chiếm 0,76% diện tích cả nước và 6,2% diện tích ĐBSCL
Tỉnh đã có hướng phát triển cho ba vùng kinh tế trọng điểm Vùng các huyện phía Đông tập trung vào kinh tế biển, công nghiệp, cảng biển, đóng tàu và chế biến thủy hải sản, cũng như du lịch và dịch vụ hậu cần Phía Tây của Tiền Giang nổi bật với sản xuất thực phẩm, lương thực, đặc biệt là cây ăn trái, và phát triển công nghiệp chế biến nông sản Vùng này còn triển vọng về du lịch sinh thái TP Mỹ Tho và Châu Thành được coi là động lực phát triển kinh tế - xã hội, chủ động liên hệ hợp tác với các vùng kinh tế khác
Tại Tiền Giang, tình trạng hạn hán và sự xâm nhập của nước mặn đang trở nên gay gắt hơn, tác động xấu tới sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân Đối với ngành xây dựng, sự xâm nhập mặn đã làm giảm chất lượng của BTCT, không đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu, dẫn đến việc chậm trễ trong tiến độ thực hiện một số dự án do thiếu hụt nguồn nước ngọt cần thiết cho quá trình thi công Trước tình hình này Sở Xây dựng đã ban hành văn bản, yêu cầu CĐT, các công ty tư vấn và nhà thầu cần phải chuẩn bị trước nguồn nước sạch có chất lượng để dùng trong quá trình xây dựng, khi nguồn nước tại địa phương bị ô nhiễm mặn, và cấm sử dụng nước không đạt chuẩn cho mục đích thi công
2.2.2 “Phương án phát triển kết cấu HTKT tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Phủ, 2023)
Hình 2.2 Sơ đồ phương án phát triển kết cấu HTKT tỉnh Tiền Giang
Phương án phát triển kết cấu HTKT tại tỉnh Tiền Giang từ 2021 đến 2030, với tầm nhìn xa đến năm 2050, đặt mục tiêu tạo sự kết nối vững chắc giữa các hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy), cũng như giữa cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương
Trong lĩnh vực đường bộ, kế hoạch đề ra các dự án quan trọng như xây mới và nâng cấp các tuyến quốc lộ và cao tốc theo “Quyết định số 1454/QĐ-TTg”, cụ thể hóa trong Phụ lục V Một trong những mục tiêu chính là tăng cường kết nối liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc hình thành các nút giao thông đấu nối cấp quốc gia và tỉnh Đặc biệt, quy hoạch tập trung vào việc kết nối Tiền Giang với các tỉnh giáp ranh thông qua đường bộ ven biển, đồng thời nâng cấp và xây mới các tuyến đường tỉnh để đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, bao gồm việc cải tạo 17 tuyến và xây mới 15 tuyến Ở cấp địa phương, Tiền Giang dự kiến hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường đô thị, nâng tỷ lệ quỹ đất HTGT đường bộ lên 16 - 23%, và đảm bảo 100% đường huyện, đường xã phục vụ nhu cầu vận tải nông thôn Dự án cũng bao gồm việc quy hoạch phát triển trung tâm kiểm định, đào tạo lái xe và cải tiến bến xe
Trong lĩnh vực đường thủy, dự án tập trung vào việc phát triển 05 tuyến đường thủy nội địa quốc gia và các cảng thủy nội địa lớn như cụm cảng Tiền Giang trên sông Tiền và các sông khác Mặt hàng hải nhấn mạnh việc duy tu, nâng cấp các luồng hàng hải quan trọng và quy hoạch cảng biển Tiền Giang với các bến Gò Công và Mỹ Tho, cùng với việc phát triển các bến phao, khu neo đậu
Cuối cùng, đối với đường thủy nội địa địa phương, kế hoạch bao gồm việc nâng cấp và mở mới các tuyến đường thủy quan trọng nhằm tăng cường kết nối giữa sông Tiền và các sông khác như sông Vàm Cỏ, góp phần vào việc tối ưu hóa mạng lưới giao thông địa phương
Thông qua các kế hoạch trên, Tiền Giang hướng đến việc xây dựng một hệ thống HTGT đồng bộ và hiện đại, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong dài hạn
2.2.3 Một số công trình giao thông có vấn đề về chất lượng tại tỉnh Tiền Giang những năm qua
2.2.3.1 Cầu Kinh 16 trên Đường tỉnh 862 (Đoạn Quản lý Giao thông, 2023)
Cầu Kinh 16 được xây dựng và đưa vào sử dụng đến nay được khoảng 34 năm nằm bắt ngang qua Đường tỉnh 862, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang với quy mô 3 nhịp dầm BTCT thường dài 15m/nhịp
Theo báo cáo của Đoạn QLGT tỉnh Tiền Giang qua khảo sát thực tế sau khoảng thời gian dài sử dụng, dưới sự tác động của khí hậu khắc nghiệt cùng với môi trường gần biển nên tuổi thọ công trình cầu đã xuống cấp một cách rõ rệt có thể thấy bằng mắt thường như: Các kết cấu chính như dầm cầu, trụ mố cầu bong lớp bê tông bảo vệ lòi cốt thép, lề bộ hành bị nứt dọc tạo khoảng hở lớn gây nguy hiểm cho người bộ hành cụ thể:
- Dầm dọc chính, cả 3 nhịp đều đã xuất hiện cốt thép chủ rỉ sét trương nở phá lớp bê tông bảo vệ tại gần giữa nhịp cả 3 dầm biên bên phải (độ dài khoảng hở sắt chủ mỗi dầm dài khác nhau từ 50cm đến 80cm) mặt đáy và mặt bên của dầm
- Lề bộ hành đã bị nứt dọc 1/2 nhịp rộng nhất khoảng 2cm không đảm bảo an toàn cho người đi lên lề bộ hành này Hệ thống lan can BTCT cũng bị bong tróc trơ cốt thép gần hết cầu
- Mố cầu phần tường mố bị nứt ngã ngang về phía đường vào cầu làm tạo khe hở rất lớn (13cm) so với thiết kế ban đầu làm cho mất an toàn khi người đi lên lề bộ hành có thể bị lọt chân xuống khe này Phần tứ nón cũng bị lún sụp khoảng 20cm
Hình 2.3 Hiện trạng bong lớp bê tông lòi cốt thép (Nguồn: Đoạn QLGT)
Hình 2.4 Hiện trạng bong lớp bê tông, nứt lớn, sụt lún
(Nguồn: Đoạn QLGT) 2.2.3.2 Đường tỉnh 862
Theo báo cáo của Đoạn QLGT có một số đoạn tuyến Đường tỉnh 862 hư hỏng mặt đường nghiêm trọng cần được duy tu, sửa chữa, cụ thể: a) Đoạn Km10 + 132, Km 15 + 400
- Loại hư hỏng: mặt đường nứt rạn
- Đề xuất biện pháp khắc phục: dặm bê tông nhựa nguội
Hình 2.5 Hiện trạng mặt đường bị rạn nứt (Nguồn: Đoạn QLGT) b) Đoạn Km10 + 894, Km20 + 591
- Loại hư hỏng: ổ gà lớn nhỏ
- Đề xuất biện pháp khắc phục: dặm bê tông nhựa nguội
Hình 2.6 Hiện trạng mặt đường bị rạn nứt (Nguồn: Đoạn QLGT)
2.2.3.3 Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang)
Theo khảo sát những năm gần đây, trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua xã Long An, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, hiện trạng mặt đường hư hỏng nghiêm trọng như rạn nứt, xuất hiện các ổ gà lớn nhỏ bên cạnh đó các hố ga, rãnh thoát nước cũng bị hư hại
Hình 2.7 Hiện trạng mặt đường bị rạn nứt, ổ gà, ngập nước (Nguồn:Internet)
Hình 2.8 Hiện trạng hệ thống, rãnh thoát nước hư hỏng (Nguồn:Internet)
Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.3.1 Các nghiên cứu quốc tế
(C Davidkumar; P Kathirel, May 2015) “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các dự án xây dựng” Nghiên cứu xác định có 15 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quy trình của các dự án xây dựng và đưa ra một số gợi ý cho việc quản lý và kiểm soát chất lượng dự án xây dựng để cải thiện chất lượng: “Chất lượng được nhà thầu và nhà tư vấn ưu tiên, nhấn mạnh vào việc tuân thủ các quy chuẩn Chất lượng vật liệu và tính sẵn sàng của nó quyết định chất lượng công việc, còn nguồn nhân lực có kỹ năng đảm bảo hoàn thành dự án hiệu quả Thiết bị hiện đại tăng chất lượng so với làm thủ công, và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình thi công để nâng cao chất lượng Nguồn vốn cạn kiệt có thể làm gián đoạn công việc hoặc giảm chất lượng”
(Oke, Aigbavboa, & Dlamini, 2017) nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các dự án xây dựng tại Swaziland” Nghiên cứu này xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng hiệu suất của các dự án xây dựng tại Swaziland và tìm cách để giảm bớt tác động của những nhân tố này để nâng cao chất lượng hiệu suất của các dự án xây dựng và nghiên cứu cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện dự án bao gồm: “sử dụng các nhà thầu phụ không có tay nghề; giám sát tại công trường kém; kỹ năng và đào tạo lao động kém, cam kết của đội ngũ giám sát, lập kế hoạch tiến độ kém; giao tiếp kém, thiếu kiến thức, hiểu biết của Quản lý dự án; nguồn tài nguyên khan hiếm, vật liệu kém chất lượng, sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định, số dự án thực hiện, thay đổi thiết kế, sự phù hợp của thông số kỹ thuật, sự tham gia của khách hàng dùng cuối cùng, đảm bảo nguồn vốn khách hàng; điều kiện thời tiết khắc nghiệt”
(Azman, Ramli, & Hafiz, 2018) nghiên cứu “yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của dự án xây dựng sử dụng hệ thống xây dựng công nghiệp hóa” Nghiên cứu này đã xác định các yếu tố thành công ảnh hưởng đến QLCL của dự án xây dựng sử dụng hệ thống xây dựng công nghiệp hóa và xếp hạng các yếu tố thành công đó Trong đó có các yếu tố quan trọng là: “bổ nhiệm đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm, sử dụng vật liệu chất lượng cao, áp dụng thiết bị hiện đại, phân bổ thời gian dự án hợp lý, tuân thủ chặt chẽ thông số kỹ thuật, thúc đẩy sự tham gia của nhân viên, đảm bảo nguồn lực đầy đủ, quản lý môi trường dự án, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, tăng cường hợp tác giữa các bên, và chọn phương pháp thi công phù hợp với dự án cụ thể”
(Hussain, FangWei, & Ali, 2019) đã “nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng trong dự án xây dựng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu tách biệt” Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động đến chất lượng và mức độ ảnh hưởng của chúng tới sự thỏa mãn của khách hàng trong các dự án xây dựng, và đề xuất 04 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng gồm: “nhóm nhân tố liên quan đến xây dựng; nhóm nhân tố liên quan đến thiết kế; nhóm nhân tố liên quan đến vật liệu; nhóm nhân tố liên quan đến các bên liên quan”
(Bingol & Polat, 2020) nghiên cứu “khung đánh giá hiệu suất chất lượng của các nhà thầu phụ: trường hợp của các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ” Nghiên cứu này nhằm cung cấp một khung đánh giá hiệu suất chất lượng nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính
Có 09 chỉ số hiệu suất chính (KPIs) quan trọng nhất có thể được sử dụng để phát triển khung đánh giá hiệu suất chất lượng của các nhà thầu phụ được mô tả bằng các tiêu chí như: “sự phù hợp của chính sách bảo đảm chất lượng, Mức độ áp dụng hệ thống QLCL trong các dự án, kiểm tra hệ thống QLCL ở cấp độ dự án, chất lượng xây dựng, chất lượng thợ lành nghề, chi phí dự án kém hiệu quả do chất lượng sản xuất không đạt, số lần sửa lại, tỷ lệ sửa lại, mức độ nghiêm trọng của lỗi trong giai đoạn xây dựng”
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
(Cờ, 2016) “nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình cầu đường bộ và đề xuất biện pháp đảm bảo chất lượng công trình cầu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Nghiên cứu đã xác định, đánh giá tác động và ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến CLCT cầu đường bộ BTCT Tác giả đã xác định 21 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng cầu đường bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa và được chia thành 5 nhóm: “nhóm yếu tố liên quan trong giai đoạn thi công; Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực và các thủ tục pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước; nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng hồ sơ công trình; nhóm yếu tố liên quan đến quản lý CLCT của các cơ quan QLNN trong giai đoạn thi công cũng như khi đưa công trình vào khai thác sử dụng”
(Dương, 2018) “nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trên địa bàn huyện Bình Chánh” Tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT hạ tầng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư CLCT hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trên địa bàn huyện Bình Chánh Kết quả nghiên cứu có 44 nhân tố ảnh hưởng tích cực và được chia làm
7 nhóm nhân tố gồm “nhóm nhân tố: khảo sát; thiết kế; nhà thầu thi công xây dựng; giám thi công xây dựng; chủ đầu tư; liên quan đến vận hành, bảo trì, khai thác; liên quan đến chính quyền địa phương và chính sách”
(Phước, 2020) “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc QLCL công trình kè bảo vệ bờ biển ĐBSCL, đề xuất các giải pháp từ một số kinh nghiệm quản lý công trình kè Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu” Tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc QLCL công trình bảo vệ bờ biển và đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác QLCL các công trình kè bảo vệ bờ biển ĐBSCL Kết quả phân tích nghiên cứu chia các nhân tố thành 4 nhóm nhân tố: “nhóm chủ đầu tư; nhóm tư vấn thiết kế; nhóm nhà thầu thi công; nhóm môi trường”
(Tâm, Khánh, & Phi, 2023) “nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tuổi thọ công trình thủy lợi vùng ĐBSCL theo vòng đời dự án” Nghiên cứu đã phát hiện các yếu tố tác động đến “chất lượng tuổi thọ công trình thủy lợi”, thông qua kết quả khảo sát các chuyên gia kết quả nghiên cứu xác định 37 yếu tố ảnh hưởng nằm trong
15 hoạt động xây dựng trong vòng đời dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư dự án và kết thúc dự án
* Nhận xét tình hình nghiên cứu: Sau khi tổng hợp và tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài thì hầu hết các nghiên cứu trước đã xác định được các nhân tố, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, dự án tại địa phương nói riêng và quốc gia nói chung qua đó cũng có đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng, hiệu quả dự án Từ những kết quả nghiên cứu trước học viên tiếp tục kế thừa và khám phá, phát triển thêm các nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình phân tích để phù hợp với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại tỉnh Tiền Giang
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT từ các nghiên cứu trước
Từ các công trình nghiên cứu trước đây tác giả tổng hợp được 20 nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT tại Tiền Giang tại Bảng 2.1 (nội dung diễn giải chi tiết nhân tố tại Phụ lục 2)
Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT tại Tiền Giang từ các nghiên cứu trước đây
TT Nhân tố ảnh hưởng đến CLCT
Giao thông Nguồn tham khảo
1 “Năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình (Dương, 2018), (Phước, 2020), (Cờ, 2016)
2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(C Davidkumar; P Kathirel, May 2015), (Dương, 2018), (Cờ, 2016)
3 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát (Dương, 2018)
4 Nghiệm thu kết quả khảo sát (Dương, 2018), (Oke et al., 2017)
5 Năng lực chuyên môn xây dựng của
6 Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế (Dương, 2018), (Phước, 2020), (Cờ, 2016)
7 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế (Dương, 2018), (Oke et al., 2017)
TT Nhân tố ảnh hưởng đến CLCT
Giao thông Nguồn tham khảo
8 Thay đổi thiết kế khi thi công (Hussain et al., 2019), (Oke et al., 2017)
9 Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế (Dương, 2018), (Phú & Hưng, 2020)
10 Thời gian thực hiện thiết kế (Hussain et al., 2019), (Dương, 2018)
11 Năng lực nhà thầu thi công (Dương, 2018), (Phước, 2020), (Cờ, 2016)
12 Chất lượng nguyên vật liệu (Hussain et al., 2019), (Tâm et al., 2023),
13 Biện pháp tổ chức thi công (Oke et al., 2017), (Azman et al., 2018)
14 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công (Azman et al., 2018), (Dương, 2018)
15 Giá dự thầu (Hussain et al., 2019), (Phước, 2020), (Anh,
16 Thời gian thi công xây dựng (Hussain et al., 2019), (Azman et al., 2018),
17 Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công (Dương, 2018), (Phước, 2020), (Cờ, 2016)
18 Công tác nghiệm thu của CĐT (Dương, 2018), (Phước, 2020)
19 Kế hoạch thực hiện bảo hành, bảo trì công trình
(Dương, 2018), (Mohammadi, Igwe, Amador-Jimenez, & Nasiri, 2022)
20 Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình” (Dương, 2018)
Kết luận chương
Trong Chương 2, học viên đã nêu các cơ sở lý thuyết về CLCT GT, các dự án vốn đầu tư công, các giai đoạn triển khai dự án, và mối quan hệ giữa các bên liên quan
Dựa trên đánh giá thực trạng chất lượng các công trình giao thông tại Tiền Giang trong những năm gần đây và các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước, học viên đã nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT và đã đề xuất một phương pháp nghiên cứu đánh giá chúng chi tiết trong chương kế tiếp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT giao thông và các tiêu chí để đánh giá CLCT giao thông từ các nghiên cứu liên quan trong và nước trước đó
- Tạo bảng câu hỏi để phỏng vấn những đối tượng khảo sát, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nhằm tìm hiểu, thăm dò ý kiến quan điểm của các cá nhân một cách thực tế, bám sát vấn đề cần nghiên cứu
- Bảng câu hỏi sơ bộ sau khi hoàn thành, thực hiện khảo sát quy mô nhỏ trong đơn vị nhằm kiểm tra độ tin cậy thang đo sau đó chỉnh sửa để đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức
- Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để tóm lược dữ liệu, mối quan hệ giữa các biến và từ đó điều chỉnh lại để thang đo tốt hơn.
Kích cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu
Theo (Trọng & Ngọc, 2008) để dữ liệu đạt chất lượng thì phải tính toán kích cỡ mẫu trước khi khảo sát Để phân tích nhân tố khám phá được thuận lợi, cỡ mẫu tối thiểu gấp 5 lần số biến Trong nghiên cứu này, có 36 biến thì cỡ mẫu ít nhất là 180 dữ liệu từ bảng câu hỏi
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện (lấy mẫu phi xác suất) sử dụng để thu thập dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi giấy, cũng có thể lập bảng câu hỏi trực tuyến trên Google form để tiến hành khảo sát trực tuyến bằng cách gửi link qua Zalo, Gmail, mạng xã hội khác đến đối tượng được khảo sát Đối tượng khảo sát là những người làm ở các đơn vị như TVTK, khảo sát, Nhà thầu thi công, các Ban QLDA, CĐT, tư vấn giám sát, cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng tại Tiền Giang
Lập bảng câu hỏi khảo sát
3.4.1 Quy trình lập bảng câu hỏi khảo sát
Hình 3.2 Quy trình lập bảng câu hỏi khảo sát Trước khi hoàn thành bảng câu hỏi chính thức, một bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành dựa trên các tài liệu tổng hợp được từ các nghiên cứu trước sau đó được gửi đến các chuyên gia, những người có kinh nghiệm để khảo sát thử để đánh giá sự phù hợp, dễ hiểu, đảm bảo được nội dung các nhân tố để học viên có thể chỉnh sửa và có một số chuyên gia có gợi ý bổ sung thêm vào bảng câu hỏi các nhân tố cần thiết theo kinh nghiệm đã thực hiện nhiều dự án, qua đó học viên đã tổng hợp bổ sung thêm được 13 nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang tại Bảng 3.1 (nội dung diễn giải chi tiết nhân tố tại Phụ lục 2)
Bảng 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT từ các chuyên gia
TT Nhân tố ảnh hưởng đến CLCT Giao thông Nguồn tham khảo
A Nhóm nhân tố giai đoạn chuẩn bị dự án
1 “Nhiệm vụ, phương án khảo sát Đề xuất chuyên gia
2 Giám sát công tác khảo sát Đề xuất chuyên gia
TT Nhân tố ảnh hưởng đến CLCT Giao thông Nguồn tham khảo
3 Thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát Đề xuất chuyên gia
B Nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện dự án
4 Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế Đề xuất chuyên gia
5 Công tác giải phóng mặt bằng (đặc trưng Tiền
Giang) Đề xuất chuyên gia
6 An toàn lao động, vệ sinh công trường Đề xuất chuyên gia
7 Tác động của biến đổi khí hậu, địa chất, xâm nhập mặn (đặc trưng Tiền Giang) Đề xuất chuyên gia
8 Tiến độ giải ngân của CĐT Đề xuất chuyên gia
9 Đề cương giám sát thi công Đề xuất chuyên gia
10 Công tác nghiệm thu của giám sát thi công Đề xuất chuyên gia
11 Hồ sơ hoàn công công trình Đề xuất chuyên gia
B Nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện dự án
12 Quy trình bảo hành, bảo trì công trình Đề xuất chuyên gia
13 Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương” Đề xuất chuyên gia
3.4.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát
Phần Giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài đang nghiên cứu, mục đích của việc khảo sát thu thập dữ liệu đơn giản, dễ hiểu để người khảo sát nắm bắt được vấn đề và giúp trả lời hoàn thành bảng câu hỏi
- Thu thập thông tin đầu vào liên quan đến người khảo sát như kinh nghiệm, đơn vị công tác, chức vụ, vai trò trong quản lý CLCT…
Phần II: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT
- Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT xây dựng giao thông của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang
Bảng 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại
Mã hiệu Các nhân tố ảnh hưởng Nguồn tham khảo
A Nhóm nhân tố giai đoạn chuẩn bị dự án
A1 “Năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình (Dương, 2018), (Phước,
2020), (Cờ, 2016) A2 Nhiệm vụ, phương án khảo sát Đề xuất chuyên gia A3 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(C Davidkumar; P Kathirel, May 2015), (Dương, 2018), (Cờ, 2016) A4 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát (Dương, 2018)
A5 Giám sát công tác khảo sát Đề xuất chuyên gia
A6 Nghiệm thu kết quả khảo sát (Dương, 2018), (Oke et al.,
2017) A7 Thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát Đề xuất chuyên gia
A8 Năng lực chuyên môn xây dựng của CĐT (Jha & Iyer, 2006), (Cờ,
B Nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện dự án
B1 Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế (Dương, 2018), (Phước,
2020), (Cờ, 2016) B2 Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế Đề xuất chuyên gia
B3 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế (Dương, 2018), (Oke et al.,
B4 Thay đổi thiết kế khi thi công (Hussain et al., 2019), (Oke et al., 2017)
B5 Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế (Dương, 2018), (Phú &
B6 Thời gian thực hiện thiết kế (Hussain et al., 2019),
(Dương, 2018) B7 Công tác giải phóng mặt bằng Đề xuất chuyên gia
B8 Năng lực nhà thầu thi công (Dương, 2018), (Phước,
B9 Giá dự thầu (Hussain et al., 2019),
(Phước, 2020), (Anh, 2014) B10 Biện pháp tổ chức thi công (Oke et al., 2017), (Azman et al., 2018)
Mã hiệu Các nhân tố ảnh hưởng Nguồn tham khảo
B11 Thời gian thi công xây dựng
(Hussain et al., 2019), (Azman et al., 2018), (Cờ,
B12 Tác động của biến đổi khí hậu, địa chất, xâm nhập mặn Đề xuất chuyên gia
B13 An toàn lao động, vệ sinh công trường Đề xuất chuyên gia B14 Chất lượng nguyên vật liệu
(Hussain et al., 2019), (Tâm et al., 2023), (Thành
B15 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công (Azman et al., 2018),
B16 Tiến độ giải ngân của CĐT Đề xuất chuyên gia
B17 Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công
B18 Đề cương giám sát thi công Đề xuất chuyên gia
B19 Công tác nghiệm thu của giám sát thi công Đề xuất chuyên gia
B20 Công tác nghiệm thu của CĐT (Dương, 2018), (Phước,
B21 Hồ sơ hoàn công công trình Đề xuất chuyên gia
C Nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc dự án
C1 Quy trình bảo hành, bảo trì công trình Đề xuất chuyên gia
C2 Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình
C3 Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình (Dương, 2018)
C4 Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương” Đề xuất chuyên gia
- Dùng thang đo “Likert 5 mức độ” do “Rennis Likert” giới thiệu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLCT GT qua đối tượng được khảo sát và các mức độ ảnh hưởng được quy ước theo điểm số sau:
Phần III: Tiêu chí đánh giá CLCT GT
- Liệt kê các tiêu chí đánh giá CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang
Bảng 3.3 Các tiêu chí đánh giá CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại Tiền
Mã hiệu Các tiêu chí đánh giá CLCT Giao thông Nguồn tham khảo
D1 “Chất lượng thi công thực hiện theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
(Bingol & Polat, 2020) D2 Công trình ít lỗi sai sót
D3 Lỗi sai sót trong quá trình thi công ít ảnh hưởng đến chất lượng công trình”
- Dùng thang đo “Likert 5 mức độ” do “Rennis Likert” giới thiệu Các tiêu chí đánh giá CLCT GT được người khảo sát đánh giá theo quy ước theo mức độ đồng ý sau:
3.4.3 Thực hiện kiểm duyệt dữ liệu
Kiểm tra lại kết quả nhận lại được từ người được khảo sát và loại bỏ các bảng khảo sát không đảm bảo tính chính xác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích sau này, cụ thể các trường hợp cần loại bỏ như sau:
- Loại bỏ bảng trả lời không hoàn chỉnh, bị thiếu câu trả lời
- Loại bỏ bảng trả lời chỉ chọn một mức độ cho các mục
- Loại bỏ bảng trả lời được đánh ngẫu nhiên (đánh cho có) gây lệch dữ liệu.
Các công cụ nghiên cứu
Bảng 3.4 Nội dung và công cụ nghiên cứu
TT Nội dung cần nghiên cứu Công cụ nghiên cứu
1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá CLCT GT
Nghiên cứu trước đây, thực trạng công trình/dự án đã thực hiện và ý kiến chuyên gia
2 Khám phá ra mối quan hệ sơ bộ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT - Phân tích EFA
Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT và chất lượng CLCT GT
- Mô hình cấu trúc SEM
Nghiên cứu này thực hiện phân tích nhân tố để xác định các cấu trúc cơ bản của các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT, các hệ số và giá trị trong quá trình phân tích cần phải được đảm bảo theo kiến nghị như yêu cầu tại Bảng 3.5
Bảng 3.5 Các hệ số và giá trị kiến nghị trong phân tích EFA
Các hệ số trong phân tích EFA Giá trị kiến nghị Đánh giá Nguồn tham khảo
Cronbach’s Alpha α ≥ 0,6 Đủ điều kiện
(Hair, 2010) 0,8 ≤ α ≤ 1 Thang đo rất tốt
0,7 ≤ α ≤ 0,8 Thang đo sử dụng tốt
KMO 0,5 ≤ KMO ≤ 1 Phù hợp để phân tích
Các hệ số trong phân tích EFA Giá trị kiến nghị Đánh giá Nguồn tham khảo
Sig (Bartlett’s Test) < 0,05 Có ý nghĩa tương quan
Eigenvalue > 1,0 Phù hợp giữ lại
(Variance) > 50% Mô hình phù hợp phân tích
Factor loading ± 0,3 Biến được giữ lại ± 0,5 Biến có ý nghĩa thống kê tốt ± 0,7 Biến có ý nghĩa thống kê rất tốt
3.5.2 Phân tích CFA và mô hình SEM
Bước phân tích tiếp theo là CFA, nhằm kiểm tra điều chỉnh mô hình đo lường một cách độc lập, để hình thành một mô hình đo lường phù hợp sử dụng trong kiểm định mô hình cấu trúc, với các chỉ số và giá trị cần phải được đảm bảo theo kiến nghị như yêu cầu tại Bảng 3.6
Bảng 3.6 Các hệ số và giá trị kiến nghị trong phân tích CFA
- Mô hình SEM (Schumacker & Lomax, 2015) làm rõ cách các biến tiềm ẩn tương tác lẫn nhau Những tương tác này phản ánh các dự đoán dựa trên lý thuyết mà các nhà nghiên cứu muốn khám phá Các bước thực hiện thể hiện ở
Các hệ số trong phân tích CFA Giá trị kiến nghị Đánh giá Nguồn tham khảo
Hình 3.3 Các bước thực hiện mô hình SEM
Kết luận chương
Chương này định hướng chi tiết trình tự, quy trình, công cụ và phương pháp phân tích mô hình nghiên cứu đề xuất từ đó sẽ trình bày kết quả phân tích từ số liệu thu thập được ở Chương 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm tra dữ liệu
Sau quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát thông qua việc phát đi đến các đối tượng khảo sát đang công tác tại các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng (tư vấn thiết kế, khảo sát, nhà thầu thi công, các Ban Quản lý dự án, CĐT, tư vấn giám sát, cơ quan chuyên ngành) tại tỉnh Tiền Giang Học viên đã thu về được 205 bảng trả lời đầy đủ, sau đó tiến hành rà soát sàng lọc loại bỏ 7 bảng trả lời không hợp lệ rơi vào các trường hợp trả lời một mức độ cho các mục, thiếu câu trả lời Với 198 bảng trả lời khảo sát hợp lệ còn lại, học viên tiếp tục phân tích các bước tiếp theo.
Thống kê mô tả dữ liệu
4.2.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát a) Thời gian công tác trong ngành xây dựng
Bảng 4.1 Thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng
Số năm kinh nghiệm Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Thời gian công tác trong ngành xây dựng của các đối tượng được khảo sát có kinh nghiệm dưới 3 năm chiếm 8,1%; từ 3-5 năm chiếm 16,7%; 5-10 năm chiếm 44,9% và cuối cùng là trên 10 năm chiếm 30,3% Qua số liệu thống kê nhận thấy rằng số năm kinh nghiệm trên 5 năm chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 75%), trong đó đặc biệt các đối tượng khảo sát có trên 10 năm kinh nghiệm chiếm khoảng 30%, điều đó cho thấy rằng các đối tượng tham gia khảo sát hầu hết là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng từ đó làm tăng độ tin cậy cho số liệu phân tích sau này b) Đơn vị công tác
Bảng 4.2 Thống kê đơn vị công tác Đơn vị công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án 76 38,4 38,4
Tư vấn khảo sát/Thiết kế 40 20,2 58,6
Thống kê kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng khảo sát rất đa dạng đến từ các đơn vị tham gia vào dự án xây dựng: CĐT/Ban QLDA chiếm 38,4%; tư vấn khảo sát/thiết kế chiếm 20,2%; nhà thầu thi công chiếm 13,1%; tư vấn giám sát chiếm 18,2%; cơ quan chuyên ngành chiếm 10,1%; các đơn vị tham gia trong dự án chiếm tỷ lệ không chênh lệch nhau quá nhiều ngoại trừ CĐT/Ban QLDA chiếm tỷ lệ cao nhất 38,4%; đây là đơn vị quản lý xuyên suốt một dự án từ đầu cho đến khi kết thúc Qua đánh các đánh giá trên có thể thấy số liệu thu thập được từ các đối tượng khảo sát là phản ánh khách quan và sát với thực trạng nghiên cứu c) Vị trí công tác trong đơn vị
Bảng 4.3 Thống kê vị trí công tác trong đơn vị của người khảo sát
Vị trí công tác trong đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Cán bộ/Chuyên viên/Nhân viên 163 82,3 100,0
Các đối tượng khảo sát đến từ các vị trí công tác trong cơ quan gồm: Ban Giám đốc chiếm 5,1%; trưởng, phó phòng chiếm 12,6% và cuối cùng là cán bộ/chuyên viên/nhân viên chiếm 82,3% Qua kết quả thống kê có thể thấy nhóm vị trí quản lý là Ban Giám đốc và trưởng, phó phòng chiếm khoảng 18%; đây là nhóm có nhiều kinh nghiệm quản lý, đưa ra quyết định, kế hoạch trong các giai đoạn của dự án trong khi đó nhóm cán bộ/chuyên viên/nhân viên chiếm tỷ lệ cao khoảng 82%, nhóm này gồm các đối tượng có đủ chuyên môn, kinh nghiệm từng tham gia vào công tác khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, đây có thể coi là nhóm giúp khảo sát có số liệu đáng tin cậy và có cái nhìn khách quan d) Số lượng dự án xây dựng giao thông đã từng tham gia
Bảng 4.4 Thống kê số lượng dự án xây dựng giao thông từng tham gia
Số lượng dự án Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Từ kết quả thu thập được, đa số đối tượng tham gia khảo sát đã từng tham gia vào rất nhiều dự án cụ thể là tham gia trên 5 dự án chiếm tỷ lệ cao khoảng 65%, bên cạnh đó cũng có khá nhiều đối tượng khảo sát tham gia từ 2 đến 5 dự án chiếm khoảng 32% và tỷ lệ thấp nhất dưới 2 dự án là 3%, điều đó đồng nghĩa với việc đa số đối tượng khảo sát đã tham gia nhiều dự án xây dựng giao thông nên càng làm tăng độ tin cậy cho số liệu khảo sát để thực hiện phân tích cho nghiên cứu e) Tổng mức đầu tư dự án
Bảng 4.5 Thống kê tổng mức đầu tư của dự án từng tham gia
Tổng mức đầu tư dự án Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Theo kết quả thống kế ở Bảng 4.5, các đối tượng tham gia khảo sát đã tham gia các dự án xây dựng giao thông với quy mô đa dạng từ nhỏ đến lớn thể hiện qua tổng mức đầu tư của dự án cụ thể: tổng mức đầu tư dự án từ 15 đến 50 tỷ chiếm tỷ lệ cao nhất 47%; dưới 15 tỷ chiếm 24,7%; từ 50 đến 100 tỷ chiếm 16,2% và trên 100 tỷ chiếm ít nhất 12,1% Qua đó thấy rằng việc đánh giá tác động đến CLCT GT các dự án vốn nhà nước ở nhiều cấp độ quy mô của các đối tượng khảo sát là bao quát, đáng tin cậy f) Vai trò trong QLCL công trình của người khảo sát
Bảng 4.6 Thống kê vai trò trong QLCL công trình của người khảo sát
Vai trò trong QLCL Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Kết quả thống kê vai trò trong QLCL công trình của người khảo sát cho thấy rằng có tới 55,1% các đối tượng khảo sát tham gia phụ trách trực tiếp, còn phụ trách gián tiếp chiếm 25,3%, ngoài ra vai trò kiểm tra chiếm 12,1% và vai trò khác là 7,6% Điều này thể hiện các đối tượng tham gia khảo sát trong quá trình thực hiện dự án đã tham gia ở nhiều vai trò khác nhau.
Thống kê trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT
4.3.1 Đánh giá và xếp hạng nhân tố ảnh hưởng giai đoạn chuẩn bị dự án
Bảng 4.7 Xếp hạng trị trung bình nhân tố giai đoạn chuẩn bị dự án
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Thông qua kết quả thống kê thu thập và đánh giá xếp hạng được ở Bảng 4.7 nhận thấy rằng có 8 biến quan sát, trong đó biến A4 “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát” được đánh giá là có ảnh hưởng cao nhất đến CLCT GT trong giai đoạn chuẩn bị dự án (mean = 2,790), trong khi đó biến A2 “Nhiệm vụ, phương án khảo sát” được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất (mean = 2,480) Từ đó có thể thấy được phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng trong giai đoạn chuẩn bị dự án thì công tác kiểm soát chất lượng khảo sát là quan trọng
Mặt khác, người tham gia khảo sát có ý kiến không nhất quán trong việc đánh giá biến A2 “Nhiệm vụ, phương án khảo sát” do có độ lệch chuẩn lớn (0,965) và biến A1
“Năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình” được phần lớn người tham gia khảo sát tương đối đồng tình do có độ lệch chuẩn thấp nhất (0,773)
4.3.2 Đánh giá và xếp hạng nhân tố ảnh hưởng giai đoạn thực hiện dự án
Bảng 4.8 Xếp hạng trị trung bình nhân tố giai đoạn thực hiện dự án
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Dựa vào số liệu thu thập được và thống kê, xếp hạng tại Bảng 4.8 có thể thấy có
21 biến quan sát, trong đó biến B15 “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công” được đánh giá là có ảnh hưởng cao nhất đến CLCT GT trong giai đoạn thực hiện dự án (mean = 3,950), trong khi đó biến B16 “Tiến độ giải ngân của CĐT” được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất (mean = 3,150) Từ đó có thể thấy được phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng trong giai đoạn thực hiện dự án thì công tác kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công là quan trọng nhất
Mặt khác, người tham gia khảo sát có ý kiến không nhất quán trong việc đánh giá biến B16 “Tiến độ giải ngân của Chủ đầu tư” do có độ lệch chuẩn lớn (1,219) và biến B15 “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công” được phần lớn người tham gia khảo sát đồng tình do có độ lệch chuẩn thấp nhất (0,883)
4.3.3 Đánh giá và xếp hạng nhân tố ảnh hưởng giai đoạn kết thúc dự án
Bảng 4.9 Xếp hạng trị trung bình nhân tố giai đoạn kết thúc dự án
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Thông qua kết quả thống kê thu thập và đánh giá xếp hạng được tại Bảng 4.9 có thể thấy có 04 biến quan sát, trong đó biến C2 “Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình” được đánh giá là có ảnh hưởng cao nhất đến CLCT GT trong giai đoạn kết thúc dự án (mean = 2,960), trong khi đó biến C4 “Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương” và biến C1 “Quy trình bảo hành, bảo trì công trình” được đánh giá là ít ảnh hưởng nhất (mean = 2,840) Từ đó có thể thấy được phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng trong giai đoạn kết thúc dự án thì việc lập kế hoạch và kinh phí để thực hiện bảo trì công trình là quan trọng nhất Mặt khác, người tham gia khảo sát có ý kiến không nhất quán trong việc đánh giá biến C1 “Quy trình bảo hành, bảo trì công trình” do có độ lệch chuẩn lớn (0,869) và biến C2 “Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình” được phần lớn người tham gia khảo sát đồng tình do có độ lệch chuẩn thấp nhất (0,796).
Đánh giá, xếp hạng tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT
Sau khi đã xếp hạng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang trong các giai đoạn của dự án, tổng cộng 33 biến quan sát sẽ được xếp hạng chung với nhau thông qua trị trung bình
Bảng 4.10 Xếp hạng trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Từ kết quả xếp hạng giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT ở toàn bộ giai đoạn của dự án tại Bảng 4.10, có 05 biến quan sát xếp thứ hạng cao gồm:
- Biến B15 “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thi công” xếp hạng cao nhất (hạng 1) là nhân tố ảnh hưởng nhất đến CLCT GT Công trình xây dựng giao thông được xây dựng nên bởi nhà thầu thi công từ bản vẽ thiết kế nên chất lượng của nó phải được nhà thầu thi công kiểm soát ngay từ đầu, việc kiểm soát chất lượng là rất quan trọng bởi nếu kiểm soát kém sẽ dẫn đến việc thi công không đúng biện pháp, tiến độ được phê duyệt dẫn đến công trình kém chất lượng
- Biến B9 “Giá dự thầu” (hạng 2) là nhân tố không kém phần ảnh hưởng đến CLCT GT Nhìn chung tại Tiền Giang các nhà thầu thi công chủ yếu là trong tỉnh nên các nhà thầu tham gia đấu thầu các gói xây lắp với giá dự thầu thấp, cạnh tranh với các nhà thầu khác để trúng thầu Tuy nhiên khi trúng thầu một số nhà thầu vì giá dự thầu thấp nên buộc họ phải sử dụng nhân công có tay nghề kém, máy móc thiết bị lạc hậu, sử dụng nguyên vật liệu kém, một số công tác thi công gian dối (không đủ khối lượng, cao độ ) hoặc chuyển nhượng lại nhà thầu phụ một số hạng mục nhằm hạ giá kiếm lời cao hơn
- Biến B1 “Năng lực nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế” là nhân tố xếp hạng 3 Điều này thấy rằng việc ảnh hưởng đến CLCT GT không chỉ đến từ quá trình thi công mà nó còn đến từ chất lượng của bản vẽ thi công mà năng lực của đơn vị thiết kế, chủ trì thiết kế là tiên quyết Nếu như nhà thầu thiết kế, chủ trì thiết kế không có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng (Chính Phủ, 2021b) dẫn đến việc thiết kế, kiểm soát bản vẽ thi công là quá năng lực dẫn đến bản vẽ thiết kế kém chất lượng ảnh hưởng đến CLCT trong quá trình thi công cũng như không đảm bảo khi đưa vào sử dụng
- Biến B4 “Thay đổi thiết kế khi thi công” xếp hạng 4 Đây cũng được xem là nhân tố làm ảnh hưởng đến CLCT GT, khi trong quá trình thi công phát hiện một số hạng mục trong hồ sơ thiết kế bị lỗi, sai sót cần phải điều chỉnh kịp thời để hồ sơ thiết kế được hoàn chỉnh điều này dẫn đến ảnh hưởng đến biện pháp thi công, tiến độ thi công cũng như khả năng khả năng chịu lực của kết cấu
- Biến B8 “Năng lực nhà thầu thi công” xếp đồng hạng 4 Thời gian qua, khi tham gia dự thầu nhà thầu luôn đạt yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm thi công theo như hồ sơ mời thầu, tuy nhiên đến khi triển khai thi công, nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ được phê duyệt cũng như thời gian thi công chậm trễ, chất lượng một số hạng mục không đạt yêu cầu, những điều này xuất phát từ việc nhà thầu bố trí nhân lực, thiết bị, máy móc không đúng như hồ sơ dự thầu làm ảnh hưởng đến CLCT trong quá trình thi công cũng như khi đưa vào sử dụng
Từ việc đánh giá, xếp hạng trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT của các dự án vốn nhà nước tại Tiền Giang có thể thấy rằng phần lớn người tham gia khảo sát đều cho rằng nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT hầu hết đến từ giai đoạn thực hiện dự án
4.5 Đánh giá, xếp hạng các tiêu chí đánh giá CLCT GT theo giá trị trung bình
Bảng 4.11 Xếp hạng trị trung bình các tiêu chí đánh giá CLCT GT
Mã hóa Xếp hạng Minimum Maximum Mean Std Deviation
Qua Bảng 4.11, tiêu chí D1 “Chất lượng thi công thực hiện theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật” xếp hạng cao nhất (mean = 3,790) cho thấy rằng phần lớn người khảo sát đều đồng tình CLCT GT được đánh giá thông qua tiêu chí này đầu tiên Tiếp đến xếp hạng 2 là tiêu chí D2 “Công trình ít lỗi sai sót” đây được đánh giá là tiêu chí tiếp theo cần xem xét khi đánh giá CLCT GT Từ đó có thể thấy rằng CLCT GT được đánh giá thông qua việc thi công đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và công trình phải có ít lỗi sai sót sau khi hoàn thành.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
4.6.1 Độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT a) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm nhân tố giai đoạn chuẩn bị dự án
- Dựa vào giá trị thang đo tại Bảng 3.5 Qua 02 lần chạy kiểm định, biến A2 không đạt và bị loại, với kết quả sau cùng như Bảng 4.12, thang đo nhóm nhân tố A đạt độ tin cậy và các biến còn lại được giữ lại để phân tích tiếp các bước sau
Bảng 4.12 Kết quả Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố A b) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện dự án
- Dựa vào giá trị thang đo tại Bảng 3.5 Qua 05 lần chạy kiểm định, có các biến không đạt và bị loại dần là B1, B12, B15, B16, B20 và kết quả sau cùng như Bảng 4.13, thang đo nhóm nhân tố B đạt độ tin cậy và các biến còn lại được giữ lại để phân tích tiếp các bước sau
Bảng 4.13 Kết quả Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố B
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
B21 0,370 0,942 c) Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc dự án
- Dựa vào giá trị thang đo tại Bảng 3.5 Qua chạy kiểm định lần đầu tại Bảng 4.14, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm nhân tố C sử dụng tốt, đảm bảo độ tin cậy và hệ số tương quan biến tổng các biến đạt yêu cầu được giữ lại để phân tích tiếp các bước sau
Bảng 4.14 Kết quả Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố C
4.6.2 Độ tin cậy của thang đo các tiêu chí đánh giá CLCT GT
- Dựa vào giá trị thang đo tại Bảng 3.5 Qua chạy kiểm định lần đầu tại Bảng 4.15 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhóm nhân tố D sử dụng tốt, đảm bảo độ tin
Cronbach's Alpha if Item Deleted
C4 0,779 0,839 cậy và hệ số tương quan biến tổng các biến đạt yêu cầu được giữ lại để phân tích tiếp các bước sau
Bảng 4.15 Kết quả Cronbach’s Alpha nhóm nhân tố D
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.7.1 Phân tích EFA cho các nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT
Thực hiện phân tích với 27 nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT và sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo cùng với phép xoay Varimax Các nhân tố tương quan sẽ được rút gọn nhóm lại theo từng nhóm nhân tố mới
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
Với kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test tại Bảng 4.16 với hệ số KMO 0,938 và mức ý nghĩa (Sig = 0,000 < 0,05) → phù hợp để phân tích nhân tố
Bảng 4.17 Phần trăm giải thích cho các biến và phương sai trích các nhân tố
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,938
Từ kết quả Bảng 4.17 cho thấy
- Tại Eigenvalues = 1,140 > 1, phù hợp giữ lại
- Tổng phương sai trích được là 71,118% (thỏa mãn)
- Kết quả của phép xoay từ 27 biến ban đầu giữ lại được 25 biến chia làm 04 nhóm
Bảng 4.18 Ma trận xoay nhân tố độc lập
Qua kết quả phân tích tại Bảng 4.18, hệ số tải nhân tố các biến đều > 0,5 Như vậy qua kết quả ma trận xoay trong phân tích nhân tố khám phá EFA từ 27 nhân tố ảnh hưởng đến CLCT GT đã giữ lại được 25 nhân tố, chia thành 4 nhóm và học viên mã hóa, đặt tên nhóm lại cho phù hợp như bảng sau:
Bảng 4.19 Kết quả phân nhóm và đổi mã hóa đại diện
Nhóm Mã hóa Nội dung Factor
Nhóm liên quan đến công tác QLCL thiết kế và thi công xây dựng
QL1 “Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế 0,817 QL2 Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế 0,785 QL3 Thời gian thi công xây dựng 0,785 QL4 Công tác giải phóng mặt bằng 0,781 QL5 Biện pháp tổ chức thi công 0,780 QL6 Thời gian thực hiện thiết kế 0,775 QL7 Năng lực nhà thầu thi công 0,771 QL8 Chất lượng nguyên vật liệu 0,761 QL9 Công tác nghiệm thu của giám sát thi công 0,734 QL10 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế 0,733
QL11 Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công xây dựng 0,719
QL12 Thay đổi thiết kế khi thi công 0,710
Nhóm liên quan đến công tác khảo sát xây dựng
KS1 Năng lực chuyên môn xây dựng của chủ đầu tư 0,841
KS2 Giám sát công tác khảo sát 0,803 KS3 Nghiệm thu kết quả khảo sát 0,795
Nhóm Mã hóa Nội dung Factor
KS4 Thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát 0,793
KS5 Năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình 0,786
KS6 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng 0,762
KS7 Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát 0,754
Nhóm liên quan đến công tác khai thác, bảo trì
KT1 Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình 0,864
KT2 Công tác thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương 0,844
KT3 Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình 0,809
KT4 Quy trình bảo hành, bảo trì công trình 0,768
Nhóm liên quan đến công tác liên quan đến giá gói thầu, công tác giám sát
GT2 Đề cương giám sát thi công” 0,678
Từ đây nhận thấy rằng:
- Nhóm 1 “Nhóm liên quan đến công tác QLCL thiết kế và thi công xây dựng (QL)”: Giải thích được 47,293% biến thiên số liệu liên quan đến công tác QLCL khâu thiết kế và thi công xây dựng Để công tác QLCL thiết kế được tốt hơn giảm thiểu sai sót đảm bảo CLCT GT sau này thì TKCS, nhiệm vụ thiết kế phải đầy đủ, chính xác số liệu đầu vào để triển khai thiết kế kỹ thuật sau chính xác hơn Để đảm bảo hồ sơ thiết kế đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy định thì việc thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế của cơ quan chuyên ngành là rất quan trọng Bên cạnh đó công tác kiểm soát chất lượng của đơn vị thiết kế cũng không kém phần quan trọng, cần kiểm soát chặt chẽ đảm bảo đúng theo nhiệm vụ được giao và phải bám sát kế hoạch tiến độ được duyệt tránh trường hợp hết thời gian thiết kế nên thiết kế vội vàng, qua loa dẫn đến giảm chất lượng thiết kế làm ảnh hưởng đến CLCT GT
Công tác QLCL trong quá trình thi công giúp hạn chế sự sụt giảm CLCT GT Thời gian gần đây khi tham gia dự thầu thì năng lực nhà thầu luôn đạt yêu cầu nhưng đến khi thi công thì lại đưa cán bộ kỹ thuật, nhân sự chủ chốt thiếu năng lực, kinh nghiệm, dẫn đến biện pháp thi công triển khai không đảm bảo, kế hoạch tiến độ thực hiện bị trễ so với hợp đồng làm ảnh hưởng đến CLCT GT, điều này cần phải cải thiện, thêm vào đó thời gian xây dựng luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm đối với các công trình trọng điểm, nên nhà thầu thi công luôn muốn rút ngắn thời gian thi công dẫn đến một số hạng mục thi công nhanh không đạt chất lượng và chưa kể đến việc nhà thầu sử dụng vật liệu kém chất lượng, do đó năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công phải vững vàng, có kiến thức chuyên sâu để công tác nghiệm thu của giám sát được chuyên nghiệp, chặt chẽ, đầy đủ giúp đảm bảo CLCT GT Ngoài ra công tác giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn của CĐT cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công như không có mặt bằng thi công hạng mục trì trệ, kéo dài, chậm thanh toán cho nhà thầu nên thiếu nguồn tiền để cung cấp vật liệu cho công trình dẫn đến ảnh hưởng CLCT GT
- Nhóm 2 “Nhóm liên quan đến công tác khảo sát xây dựng (KS)”: Giải thích được
10,815% biến thiên số liệu liên quan đến công tác khảo sát xây dựng Để CLCT GT được tốt hơn thì công tác khảo sát xây dựng là hết sức quan trọng, để làm được điều này thì: CĐT phải có năng lực chuyên môn vững vàng để kiểm tra phát hiện những lỗi sai, thiếu sót của đơn vị khảo sát để điều chỉnh kịp thời, bên cạnh đó trong quá trình khảo sát thì công tác giám sát khảo sát cần thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp hơn nữa, ngoài ra, CĐT cần phải nghiệm thu kết quả khảo sát một cách chặt chẽ hơn nữa đảm bảo chất lượng Đối với đơn vị tư vấn khảo sát, đầu tiên phải có năng lực, kinh nghiệm để có thể có thể kiểm soát chất lượng khảo sát đúng, đủ theo phương án đề cương được duyệt, áp dụng đúng các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật khi khảo sát hoặc phân tích kết quả và cuối cùng là thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát phải đúng theo kế hoạch được duyệt tránh trường hợp trễ kế hoạch tiến độ nên khảo sát qua loa, thiếu chính xác, phải điều chỉnh sau này làm giảm CLCT
- Nhóm 3 “Nhóm liên quan đến công tác khai thác, bảo trì (KT)”: Giải thích được 8,451% biến thiên số liệu liên quan đến việc khi công trình đưa vào khai thác sử dụng và công tác bảo trì Trong quá trình công trình đang khai thác thì việc bảo hành, bảo trì cần phải được thực hiện định kỳ thường xuyên bởi nhà thầu thi công, đơn vị quản lý để đảm bảo duy trì CLCT GT Điều đó muốn thực hiện tốt được cần phải lên một kế hoạch và có kinh phí để thực hiện theo đúng quy trình được ban hành Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn cho kết cấu, CLCT GT được duy trì thì việc sử dụng đúng công năng của công trình cần phải tuân thủ nghiêm túc Ngoài ra sau khi công trình đưa vào sử dụng thì công tác thanh tra, xử lý vi phạm tại địa phương giúp ngăn ngừa những sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm CLCT GT
- Nhóm 4 “Nhóm liên quan đến công tác liên quan đến giá gói thầu, công tác giám sát (GT)”: Giải thích được 4,558% biến thiên số liệu liên quan đến giá gói thầu thi công và công tác giám sát Thời gian gần đây các nhà thầu thi công vì muốn trúng thầu nên đã dự thầu với giá khá thấp so với giá mời thầu chủ yếu bằng việc giảm giá sâu, điều đó dẫn đến khi thi công để tiết kiệm nhà thầu sử dụng nhân công tay nghề kém, máy móc thiết bị không đảm bảo, thi công cẩu thả dẫn đến ảnh hưởng đến CLCT
GT trong quá trình thi công, cũng như khi đưa vào sử dụng, do đó trước khi ra giám sát công trình thì tư vấn giám sát cần lập đề cương giám sát để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục đúng, đủ và đạt yêu cầu nghiệm thu, thiết kế như hồ sơ mời thầu cũng như là hợp đồng thi công
4.7.2 Phân tích EFA cho các tiêu chí đánh giá CLCT GT
Thực hiện phân tích với 03 tiêu chí đánh giá CLCT GT sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo cùng với phép xoay Varimax được kết quả sau
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test các tiêu chí
Với kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test tại Bảng 4.20 với hệ số KMO 0,741 và mức ý nghĩa (Sig = 0,000 < 0,05) → Phù hợp để phân tích nhân tố
Bảng 4.21 Phần trăm giải thích cho các biến và phương sai trích các tiêu chí
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,741 Bartlett's Test of Sphericity
Từ kết quả cho thấy
- Tại Eigenvalues = 2,428 > 1, phù hợp giữ lại
- Tổng phương sai trích được là 80,919% (thỏa mãn)
Bảng 4.22 Kết quả trận chưa xoay
Qua kết quả ma trận xoay thấy rằng thang đo tiêu chí đánh giá CLCT chỉ có 1 nhân tố được trích do đó ma trận không thể xoay Nó có ý nghĩa là các biến trong thang đo hội tụ tốt, mang ý nghĩa đại diện được cho nhân tố mẹ, đảm bảo tính đơn hướng, do đó kết quả ma trận chưa xoay được sử dụng và kết quả 03 biến đều hội tụ về một nhóm và hệ số tải nhân tố các biến đều > 0,5 Như vậy 03 tiêu chí đánh giá CLCT GT được giữ lại và học viên mã hóa, đặt tên nhóm lại cho phù hợp như bảng sau:
Bảng 4.23 Kết quả phân nhóm và đổi mã hóa đại diện
Nhóm Mã hóa Nội dung Factor
Nhóm các tiêu chí đánh giá CLCT GT
TC1 “Công trình ít lỗi sai sót 0,910
TC2 Lỗi sai sót trong quá trình thi công ít ảnh hưởng đến chất lượng công trình 0,904
TC3 Chất lượng thi công thực hiện theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật” 0,885
Từ đây nhận thấy rằng, nhóm các tiêu chí đánh giá CLCT GT (TC): Giải thích được 80,919% biến thiên số liệu liên quan đến tiêu chí đánh giá CLCT GT Đây là nhóm các tiêu chí đánh công trình giao thông có đạt chất lượng không trong quá trình thi công và đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như trong quá trình thi công thì công trình các hạng mục phải thi công theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật nhà nước ban hành và trong quá trình thi công lỗi sai sót trong quá trình thi công ít ảnh hưởng đến chất lượng các hạng mục công trình và sau khi công trình hoàn thành thì tổng quan lại có ít lỗi sai sót là tiêu chí đánh giá tổng quan CLCT sau khi hoàn thành.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Mô hình phân tích CFA sau khi thực hiện lần đầu thấy được nhân tố “Nhóm liên quan đến công tác liên quan đến giá gói thầu, công tác giám sát (GT)” có trọng số CR
< 0,7 và AVE < 0,5 do đó để cải thiện độ tin cậy và tính hội tụ của mô hình, đồng thời đảm bảo tính phân biệt giữa các khái niệm được đo lường, học viên đề xuất loại bỏ biến GT khỏi phân tích, và còn lại các nhân tố mô hình hiệu chỉnh sau:
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng “Nhóm liên quan đến công tác QLCL thiết kế và thi công xây dựng (QL)”: QL1 đến QL12
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng “Nhóm liên quan đến công tác khảo sát xây dựng (KS)”: KS1, KS2, KS3, KS4, KS5, KS6, KS7
- Nhóm nhân tố ảnh hưởng “Nhóm liên quan đến công tác khai thác, bảo trì (KT)”: KT1, KT2, KT3, KT4
Hình 4.1 Mô hình CFA hiệu chỉnh đã chuẩn hóa Dựa vào giá trị kiến nghị tại Bảng 3.6 ta có kết quả sau:
Bảng 4.24 Kết quả phân tích mô hình CFA
Kết quả phân tích Nhận xét
Bảng 4.25 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh
Bảng 4.26 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh
QL1 < - QL 0,881 QL2 < - QL 0,837 QL3 < - QL 0,795 QL4 < - QL 0,733 QL5 < - QL 0,862 QL6 < - QL 0,759
QL7 < - QL 0,838 QL8 < - QL 0,812 QL9 < - QL 0,731 QL10 < - QL 0,778 QL11 < - QL 0,825 QL12 < - QL 0,775
KS2 < - KS 0,872 KS3 < - KS 0,849 KS4 < - KS 0,817 KS5 < - KS 0,781 KS6 < - KS 0,799 KS7 < - KS 0,835 KT1 < - KT 0,887 KT2 < - KT 0,853
Các hệ số chuẩn hóa của mô hình đều lớn hơn 0,5 Cả hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa đều mang tính ý nghĩa thống kê (giá trị P-value < 0,05), từ đó chứng minh mô hình này đáp ứng được tiêu chuẩn về tính hội tụ.
Kết quả kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Dựa vào kết quả trên, học viên kiểm định lại bằng mô hình cấu trúc SEM để đưa ra nhận xét, đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố qua mô hình SEM Kết quả phân tích được thể hiện ở Hình 4.2
Hình 4.2 Mô hình SEM đã hiệu chỉnh đã chuẩn hóa
Nhìn vào kết quả ta thấy, Chi-square/df = 1,748 (< 3), TLI = 0,941, CFI = 0,947 (>0,8), RMSEA = 0,062 (< 0,1), NFI=0,885 > 0,8, từ đó cho thấy dữ liệu phù hợp
Bảng 4.27 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM hiệu chỉnh
Bảng 4.28 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình SEM hiệu chỉnh
Thảo luận kết quả
Dựa theo kết quả mô hình SEM, thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa, biết được mức độ ảnh hưởng các mối quan hệ Trong 3 nhóm nhân tố (KS, QL, KT) tác động đến TC thì nhóm nhân tố QL “Nhóm liên quan đến công tác QLCL thiết kế và thi công xây dựng” tác động mạnh nhất đến CLCT GT với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,432, tiếp đến là nhóm nhân tố KS “Nhóm nhân tố liên quan đến khảo sát xây dựng” tác động đến TC với hệ số chuẩn hóa 0,346 và cuối cùng nhân tố tác động thấp nhất đến TC là nhóm nhân tố KT “Nhóm liên quan đến công tác khai thác, bảo trì” với hệ số chuẩn hóa 0,179
➢ Nhóm nhân tố QL “Nhóm liên quan đến công tác QLCL thiết kế và thi công xây dựng” gồm 12 nhân tố: “Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế; Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế; Thời gian thi công xây dựng; Công tác giải phóng mặt bằng; Biện pháp tổ chức thi công; Thời gian thực hiện thiết kế; Năng lực nhà thầu thi công; Chất lượng nguyên vật liệu; Công tác nghiệm thu của giám sát thi công; Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế; Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công xây dựng; Thay đổi thiết kế khi thi công”
Nhóm các nhân tố liên quan đến công tác QLCL hồ sơ thiết kế gồm các nhân tố
“Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế; Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế; Thời gian thực hiện thiết kế; Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế” có tác động mạnh đến CLCT GT trong giai đoạn thiết kế Thời gian gần đây công tác QLCL hồ sơ thiết kế một số dự án tại Tiền Giang đang có lỗ hổng đáng bàn cãi về công tác lập hồ sơ thiết kế đến công tác thẩm tra, định phê duyệt hồ sơ thiết kế Theo quy trình hiện nay đối các dự án giao thông sử dụng vốn đầu tư công sau khi có Chủ trương đầu tư, đơn vị TVTK để tiến hành khảo sát và lập hồ sơ TKCS dựa theo đề cương nhiệm vụ thiết kế được duyệt, hồ sơ sau khi hoàn thành gửi cho đơn vị thẩm tra, tiếp đến nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu, CĐT tiến hành trình Sở Giao thông (Sở GT) thẩm định hồ sơ TKCS, nếu hồ sơ đạt Sở GT trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án thì lúc này dự án mới chính thức thực hiện các bước tiếp theo Tuy nhiên thực trạng do tính chất quan trọng và mong muốn dự án sớm được đưa vào sử dụng nên một số dự án có thời gian thực hiện thiết kế đến trình thẩm định phê duyệt diễn ra nhanh hơn theo quy định, điều này thật sự rất tốt nhưng nó kèm theo một số nguy cơ tìm ẩn cũng như hệ lụy ảnh hưởng lớn đến các bước tiếp theo Do ảnh hưởng một số tính chất quan trọng đó mà “Thiết kế cơ sở, nhiệm vụ thiết kế” được đơn vị TVTK thực hiện rất chung chung và thiếu chi tiết, thiếu lấy ý kiến địa phương, cũng như thiếu số liệu thông tin dự án với quan điểm rất chủ quan là “TKCS mang tính định hình và khái toán dự án, có gì điều chỉnh sau ở TKBVTC”, do đó thực tế một số dự án đến bước TKBVTC đánh giá chi tiết lại thì phát sinh một số vấn đề khá lớn như vị trí, kích thước bị sai lệch so với hiên trường, một số vị trí vuốt nối ngã ba, ngã tư có cao độ không đúng, chiều dài cọc của mố trụ cầu thiếu chiều dài khá lớn do bước khảo sát địa chất không chi tiết, bố trí thiếu các nút giao, cống ngang đường, đường dân sinh phục vụ cho người dân, một số kết cấu gia cố đất yêu thiếu ở các vị trí khá nguy hiểm, khối lượng thiết kế một số hạng mục bị thiếu như khối lượng san lấp, cấp phối dá dăm, gia cố cừ tràm, sàn giảm tải, cốt thép kết cấu mố trụ cầu những thiếu sót đó khi TKBVTC phải điều chỉnh lại dẫn đến chi phí đội lên nếu thấp hơn TMĐT của dự án thì không sao, nhưng trường hợp xấu nhất là vượt TMĐT của dự án đó là điều mà CĐT không muốn xảy ra vì phải điều chỉnh TMĐT dự án mất rất nhiều thời gian và tiếp đến là CĐT có thể bị người Quyết định đầu tư khiển trách, kiểm điểm và cũng có nguy cơ là vì TMĐT điều chỉnh lại quá cao nên có thể dự án phải hủy bỏ hoặc bị treo, những thiếu sót, sai sót kể trên nếu phát hiện không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các chất lượng hạng mục công trình sau này dính nhiều lỗi không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến sụt giảm CLCT Cũng như thế do tính chất quan trọng như trên nên ở bước thực hiện TKBVTC
“Thời gian thực hiện thiết kế” ngắn dẫn đến đơn vị TVTK mà chủ yếu là nhân viên khi bắt tay vào TKBVTC đối chiếu với TKCS không phát hiện các thiếu sót và lỗi sai ở TKCS dẫn đến ở bước này cũng còn sai sót tìm ẩn, qua đó ta mới thấy được vai trò “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế” ở cấp nhân viên và lãnh đạo phòng đơn vị thiết kế, kiểm soát mà đánh giá gần đúng có lẽ là ở cấp trưởng phòng thiết kế, Trưởng phòng thiết kế kiểm soát hầu như tất cả các thiết kế của các dự án khác nhau, nên chất lượng kiểm soát cho từng dự án của họ là không bao quát chi tiết hết hạng mục nên dẫn đến nhân viên thiết kế sai sót họ không phát hiện để điều chỉnh hoặc có phát hiện nhưng không điều chỉnh, điều đó phần nào đánh giá được khả năng kiểm soát của cá nhân trưởng phòng và đơn vị tư vấn nói chung là kém, thiếu chuyên nghiệp không có sự rà soát kỹ lưỡng và có tư tưởng là “Phê duyệt TKBVTC cho xong, các sai sót khi thi công sẽ điều chỉnh phát sinh trong lúc thi công”, sai sót bước TKBVTC cũng sẽ dẫn đến công trình có nhiều lỗi trong quá trình thi công cũng như không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế làm ảnh hưởng đến CLCT điển hình khi triển khai thi công xảy ra phát sinh khối lượng từ vài tỷ đến trăm tỷ đồng điển một số dự án như: Cầu Long Hưng (huyện Châu Thành) phát sinh tăng khối lượng gần nửa tỷ đồng; Cầu Vàm Trà Lọt phát sinh khối lượng khoảng 2,5 tỷ Cuối cùng quan trọng hơn hết là công tác “Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế” của các đơn vị tư vấn thẩm tra cũng như thẩm định của cơ quan chuyên ngành, nó có tác động khá mạnh đến nhóm các nhân tố trên vì đây là bước kiểm tra, kiểm định hồ sơ thiết kế cuối cùng trước khi được phê duyệt đây là công tác kiểm tra, đánh giá sự hợp lí của thiết kế, sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của hồ sơ thiết kế cũng như là chất lượng của hồ sơ thiết kế Cũng do tiến độ về thời gian nên công tác này đôi khi cũng có quan điểm rằng “CĐT và đơn vị thiết kế đã rà soát, kiểm tra rồi” nên công tác này thường thực hiện không kỹ nên không điều chỉnh kịp thời cũng sẽ làm ảnh hưởng đến CLCT về sau như các nhân tố trên Đối với nhóm các nhân tố liên quan đến QLCL thi công xây dựng gồm các nhân tố: “Thời gian thi công xây dựng; Công tác giải phóng mặt bằng; Biện pháp tổ chức thi công; Năng lực nhà thầu thi công; Chất lượng nguyên vật liệu; Công tác nghiệm thu của giám sát thi công; Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công xây dựng; Thay đổi thiết kế khi thi công” Theo quy trình thì sau khi TKBVTC được phê duyệt thì CĐT tiến hành trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công để thi công công trình, tuy nhiên TKBVTC phê duyệt không là chưa đủ mà kèm theo là “Công tác giải phóng mặt bằng” (GPMB) phải sạch tức là hoàn thành chi trả đền bù, không còn khiếu nại tranh chấp theo như chỉ đạo tại (Giang, 2019) của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang “giao sở Kế hoạch và Đầu tư không trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc phê duyệt kế hoạch đấu thầu nếu dự án chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng” mục đích là muốn công trình được thi công liên tục không bị gián đoạn bởi vướng mặt bằng công trình chậm tiến độ và ảnh hưởng đến CLCT GT Sau khi nhận mặt bằng nhà thầu tiến hành thi công theo “Biện pháp thi công” được duyệt, theo thực tế đối với nhà thầu trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh việc lập biện pháp thi công hầu như lúc bắt đầu khởi công rất sơ sài, thiếu chi tiết, một số biện pháp thi công hạng mục không hợp lí, không qua kiểm định cũng như không tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế điều này dẫn đến ảnh hưởng chất lượng hạng mục công trình ví dụ như: Theo TKBV thi công hạng mục sử dụng bê tông tươi như không có quy định là bê tông tươi tự trộn hay bê tông thương phẩm và nhà thầu lập biện pháp đổ bê tông tự trộn, dẫn đến bê tông rất khó đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn hoặc như hạng mục thi công láng nhựa mặt đường, thay vì sử dụng máy phun tưới để nhựa đạt độ phủ đều và đồng nhất thì nhà thầu lựa chọn biện pháp là tưới thủ công bằng tay, điều này dẫn đến chất lượng nhựa mặt đường sau thời gian sử dụng sẽ không thấm và phủ đều trên nền cấp phối đá dăm; hay như thay vì mua cọc bê tông đúc sẵn nhà thầu lại dùng biện pháp tự đổ bê tông cọc dẫn đến khi thí nghiệm sức chịu tải cọc không đạt (bể đầu cọc) phải bỏ đi và mất một khoảng thời gian để đặt mua cọc mới Qua các ví dụ dẫn chứng có thể thấy được biện pháp thi công khá ảnh hưởng đến chất lượng hạng mục công trình và ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể công trình Nói đến nhà thầu thi công không thể không nhắc đến “Năng lực nhà thầu thi công” , khi nhìn vào CLCT GT ta cũng phần nào đánh giá được năng lực của nhà thầu thi công hoặc ngược lại điển hình khi nhắc đến “Tập đoàn Sơn Hải” thì ai trong ngành cũng đều biết các công trình giao thông của họ thi công có chất lượng rất tốt bậc nhất tại Việt Nam, còn nhìn lại thực trạng hiện nay tại địa phương khi đấu thầu thi công năng lực nhà thầu đạt hết các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (tiến độ thi công, kinh nghiệm, tài chính, nhân lực, thiết bị máy móc ), tuy nhiên khi trúng thầu ra thi công thì đưa các nhân sự chủ chốt bên ngoài không rõ năng lực, nhân công tay nghề kém không có kinh nghiệm, thiết bị máy móc hết hạn kiểm định và số lượng rất ít so với dự thầu, và có hiện trạng là khi không được CĐT thanh toán đúng hạn thì không thi công tiếp tục lấy lý do hết nguồn vốn để duy trì thi công, chứng tỏ năng lực tài chính không đạt như dự thầu, những điều kể trên dẫn đến hạng mục khi thi công không đảm bảo chất lượng và làm chậm trễ tiến độ của công trình ảnh hưởng đến tổng thể CLCT “Chất lượng nguyên vật liệu” cũng góp phần ảnh hưởng không kém đến CLCT GT, công trình nào cũng phải cần vật liệu mới có thể hình thành được, đối với công trình giao thông vật liệu chủ yếu là cát lấp, cấp phối đá dăm, bê tông, thường để tiết kiệm chi phí, muốn kiếm lời nhiều nhà thầu thi công bất chấp sử dụng vật liệu kém chất lượng hay nguồn vật liệu không rõ nguồn gốc theo hồ sơ dự thầu, điển hình như sử dụng đá dăm không đạt yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý, thành phần hạt , sử dụng cát san lấp không rõ nguồn gốc (cát bơm lậu), sử dụng nhựa không đảm bảo khối lượng, chất lượng (nhựa cũ, nhựa pha ) những dẫn chứng trên cho thấy chất lượng nguyên vật liệu cần phải tốt đạt các yêu cầu kỹ thuật nếu không thì sẽ ảnh hưởng làm giảm CLCT GT “Công tác nghiệm thu của giám sát thi công” bắt buộc phải có và ảnh hưởng đến CLCT GT, công tác giám sát khi thi công giúp CĐT kiểm soát được khối lượng và tiến độ, công tác nghiệm thu của giám sát càng chặt chẽ, chuyên nghiệp thì chất lượng công trình được đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật cũng như giúp CĐT an tâm về CLCT GT Ngoài công tác nghiệm thu công việc, hạng mục thi công thì TVGS thi công còn thực hiện giám sát quá trình thi công cũng như tư vấn xử lý các vướng mắc khó khăn trong quá trình thi công của nhà thầu nên “Năng lực chuyên môn của tư vấn giám sát thi công xây dựng” phải đạt trình độ cao, hiểu biết sâu, rộng về kỹ thuật thi công cũng như nhạy bén khi gặp các sự cố cần xử lý, với năng lực chuyên môn như thế thì công trình giao thông được đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công cũng như khi đưa vào sử dụng, giúp CĐT an tâm hơn và hạn chế vấn đề phát sinh cần sự can thiệp của CĐT Trong quá trình thi công thì việc “Thay đổi thiết kế khi thi công” là không thể tránh khỏi, nó tuy ít ảnh hưởng đến CLCT GT nhưng cũng cần quan tâm, việc thay đổi này nếu cải thiện hoặc nâng cao CLCT thì rất tốt, nhưng có những trường hợp thay đổi thiết kế chỉ vì phát hiện có một số chỗ thiết kế không đúng với thực trạng hoặc thiếu hạng mục thiết kế, đây là điều học viên có đề cập ở nhân tố “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu thiết kế” nó dẫn đến những phát sinh tăng mà CĐT không mong muốn vì làm ảnh hưởng đến tiến độ, biện pháp thi công cũng như là CLCT GT Cuối cùng được đánh giá là ảnh hưởng mạnh đó là “Thời gian thi công xây dựng” thời gian để thi công hoàn thành một công trình được tính dựa theo khối lượng, các yêu cầu nghiệm thu của từng hạng mục để sau đó ta được tổng thời gian thi công, thực tế có một số dự án trọng điểm ở tỉnh có tiến độ gấp rút nên thời gian thi công bị rút ngắn dẫn đến một số hạng mục thi công không đạt chất lượng, không đảm an toàn kết cấu công trình dẫn đến công trình có chất lượng kém, hoặc giảm sút chất lượng, ví dụ như mới đây có một số tuyến đường mới được đưa vào sử dụng thì mặt đường nhựa bị bong tróc, xuất hiện ổ gà, nứt nẻ gây mất an toàn giao thông cũng như chất lượng đường bị giảm sút, mau xuống cấp sau thời gian dài sử dụng
➢ Nhóm nhân tố KS “Nhóm liên quan đến công tác khảo sát xây dựng” gồm có 07 nhân tố: “Năng lực chuyên môn của CĐT; Giám sát công tác khảo sát; Nghiệm thu kết quả khảo sát; Thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát; Năng lực nhà thầu khảo sát địa chất, địa hình; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát” Để hình thành thiết kế một dự án đầu tư xây dựng thì trước hết phải tiến hành công tác khảo sát xây dựng trên cơ sở thực trạng địa hình, địa chất đó ta mới thiết kế được Việc khảo sát xây dựng này được CĐT thuê đơn vị tư vấn khảo sát thực hiện thông qua việc kí kết hợp đồng và sản phẩm cuối cùng là hồ sơ khảo sát xây dựng, muốn xuất được hồ sơ khảo sát xây dựng thì CĐT cần “Nghiệm thu kết quả khảo sát” đây được xem là công tác khá ảnh hưởng đến hồ sơ thiết kế và ảnh hưởng đến
CLCT khi triển khai thi công bởi vì nếu công tác nghiệm thu kết quả khảo sát không chặt chẽ, không rà soát đối chiếu với đề cương nhiệm vụ đề ra cũng như không đối chiếu thực địa thì dễ dẫn đến kết quả khảo sát không đầy đủ, thiếu chi tiết, sai lệch dẫn đến thiếu chính xác mà nếu ở bước TKBVTC không phát hiện ra để điều chỉnh thì đến khi thi công việc điều chỉnh thiết kế thi công như đề cập ở trên là ảnh hưởng đến CLCT, qua đó thấy được để nghiệm thu kết quả khảo sát được đảm bảo thì “Năng lực chuyên môn của CĐT” là tiên quyết phải đạt trình độ cao, nắm chặt chẽ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như am hiểu về khảo sát địa hình, địa chất mới có thể nghiệm thu kết quả khảo sát một cách tương đối chính xác, sai lệch ít hạn chế cho việc thiết kế thiếu, sai khối lượng ảnh hưởng đến CLCT sau này Bên cạnh đó để đảm bảo công tác khảo sát xây dựng thực hiện đúng, đủ thì việc “Giám sát công tác khảo sát” và “Kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát” cần phải có 2 công việc này được thực hiện song song kiểm soát chất lượng của nội bộ nhà thầu khảo sát và đồng thời giám sát công tác khảo sát thực hiện bởi CĐT hoặc CĐT thuê đơn vị tư vấn bao gồm kiểm soát chất lượng khảo sát của nhà thầu khảo sát Thực tế hiện nay việc kiểm soát chất lượng khảo sát của nhà thầu rất lơ là, chủ quan dẫn đến không đảm bảo theo phương án, nhiệm vụ dẫn đến kết quả bị sai lệch ảnh hưởng đến hồ sơ thiết kế bị lỗi và CLCT sau này Để giảm thiểu sai sót, tăng độ chính xác khi thực hiện khảo sát xây dựng thì “Năng lực nhà thầu khảo sát địa hình, địa chất” tối thiểu phải đạt theo yêu cầu hồ sơ mời thầu về nhân sự và máy móc thiết bị phục vụ khảo sát, các chuyên gia khảo sát ngoài có đầy đủ các bằng cấp chứng chỉ thì kinh nghiệm khảo sát là rất quan trọng cùng với đó là các thiết bị máy móc phục vụ khảo sát phải đầy đủ còn hạn kiểm định, sai số ít Ngoài ra để hồ sơ khảo sát xây dựng được đảm bảo chất lượng thì việc các “Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng” phải đầy đủ, có cập nhật mới, nếu không cập nhật sẽ dễ dẫn đến kết quả khảo sát bị sai lệch hoặc sai số ảnh hưởng ít đến kết quả khảo sát Cuối cùng là “Thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát” cũng khá ảnh hưởng đến CLCT GT, như đã bàn ở phần đầu có một số dự án mang tính chất quan trọng nên ở các bước ở các giai đoạn phải được đẩy nhanh do đó thời gian và tiến độ thực hiện khảo sát cũng phải nhanh chóng, cần phải nhìn nhận rằng muốn làm nhanh mà đạt chất lượng rất là khó, chưa kể nếu quy mô dự án lớn mà đẩy nhanh thời gian và tiến độ khảo sát là khả năng sai sót trong hồ sơ khảo sát là rất lớn ví dụ: do dự án quá dài, rộng nên một số điểm tư vấn khảo sát chỉ nội suy cao độ không đo chi tiết đồng thời tư vấn thiết kế sử dụng kết quả khảo sát đó để thiết kế sẽ dẫn đến thiết kế lỗi khi ra thi công mới phát hiện lại quay lại điều chỉnh rất mất thời gian, ảnh hưởng tiến độ thi công cũng như là CLCT trong quá trình thi công
➢ Nhóm nhân tố KT “Nhóm liên quan đến công tác khai thác, bảo trì” gồm
4 nhân tố: “Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình; công tác thanh tra; xử lý vi phạm của cơ quan thẩm quyền tại địa phương; Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình; quy trình bảo hành, bảo trì công trình”
Sau khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng và bàn công trình cho đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý “Quy trình bảo hành, bảo trì công trình” và “Kế hoạch, kinh phí thực hiện bảo trì công trình” được nhà thầu thi công lập trình phê duyệt, đối với công trình giao thông cầu đường bộ tùy vào quy mô cấp công trình mà nhà thầu thi công sẽ bảo hành, bảo trì công trình trong thời gian theo quy định là từ một cho đến ba năm sau khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, quy trình được lập chi tiết với các chỉ dẫn đầy đủ sẽ giúp CLCT GT được duy trì trong quá trình sử dụng, thông thường thì đối với công trình cầu đường bộ thì trong quá trình sử dụng trung bình khoảng hai năm đến ba năm không xảy ra vấn đề phát sinh trừ trường hợp ngoài ý muốn điển hình như cầu Nguyễn Văn Tiếp trên ĐT.878
(huyện Tân Phước) khi vừa sắp hết thời gian bảo hành thì xảy ra trộm cắt hết dây điện hệ thống chiếu sáng và tháo hết tấm gang ở lỗ thoát nước trên cầu làm thiệt hại hàng chục triệu đồng và sau khi xem xét do vẫn còn trong thời gian bảo hành nên nhà thầu thi công sẽ khôi phục lại như ban đầu, nếu không có kế hoạch bảo hành, bảo trì thì trong trường hợp này CLCT giảm sút Bên cạnh việc bảo hành, bảo trì công trình được thực hiện để đảm bảo CLCT GT được duy trì thì việc “Sử dụng đúng công năng thiết kế của công trình” cần phải tuân thủ nghiêm túc nó cũng góp phần duy trì sự ổn định, hạn chế giảm tuổi thọ duy trì được CLCT GT Ngoài ra “Công tác thanh tra, xử lý vi phạm tại địa phương” giúp ngăn ngừa và giảm thiểu những sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm CLCT GT.
Kết luận chương
Trong Chương 4, học viên thông qua dữ liệu thu thập được sau đó tiến hành thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo sau đó loại bỏ và giữ lại các biến có độ tin cậy để tiến hành phân tích EFA phân loại nhóm sau đó tiến hành phân tích CFA để làm rõ mối quan hệ giữa các biến Cuối cùng dựa vào kết quả phân tích để thảo luận đánh giá tương quan và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLCT GT.