1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò ở xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

94 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 24,06 MB

Nội dung

Bang 4: Tình hình vật nuôi tại địa phương trong 2 năm 2002 - 2003 Bảng 5: Tình hình vật nuôi của huyện Định Quán qua các năm Hiện trạng chăn nuôi bò ở huyện Định Quán Bảng 7: Thống kê đà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

ĐỊNH HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGÀNH PHÁT TRIEN NONG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 05/2004

Trang 2

Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa Kinh tế, trường

đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ Ở XÃ NGỌC ĐỊNH HUYỆN ĐỊNH QUÁN

TINH ĐỒNG NAI”, tác giả NGUYEN HÙNG CƯỜNG, sinh viên khoá 2000,

đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày - tổ chức tại

"` hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường đại học Nông LâmThành Phố Hồ Chí Minh

LÊ VĂN LẠNG

Giáo wiên hướng dẫn

(Ký tên, ngày) ( tháng Ú lãm 2004)

Chủ tịch Hội Đồng chấm thi Thư ký Hội Đồng chấm thi

(Ký tên, ngày [ J tháng {nim 2004) (Ky tên, ngày tháng năm 2004)

Trang 3

UBND Xã Ngọc Định Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamHuyện Định Quán - Tỉnh Đồng Nai Độc Lập — Tự Do — Hạnh Phúc

Giấy Xác Nhận

Uỷ Ban Nhân Dân Xã Ngọc Định Huyện Định Quán Tinh Đồng Nai xác nhận

sinh viên Nguyễn Hùng Cường lớp PTNT & KN — 26B, khoa Kinh Tế, trường DaiHọc Nông Lâm TPHCM đã về thực tập tốt nghiệp tại Uy Ban Nhân Dân Xã từ ngày

1-2-2004 đến ngày 30 — 4 — 2004, với dé tài “ Đánh giá thực trang chăn nuôi

bò ở Xã Ngọc Định Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai” Trong thời gian thực tập sinh viên Nguyễn Hùng Cường đã có đạo đức, tác phong tốt.

Kính chuyển về trường Đại học Nông Lâm TPHCM giúp dé cho sinh viên hoàn tấtluận văn tốt nghiệp

Ngọc Định, ngày Ế tháng 4 năm 2004

Trang 4

Nhận Xét Luận Văn Tốt Nghiệp

Tên đề tài: “Đánh giá thực trang chăn nuôi bò ở xã Ngọc Định, huyện Dinh Quán, Tinh Đồng Nai”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hùng Cường, Lớp PTNT và khuyến nông 26.

1 Hình thức: Luận văn trình bày sạch đẹp, hình ảnh phong phú, đúng theo những yêu cầu về hình thức của luận văn tốt nghiệp.

2 Nội dung:

- Tác giả tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi bò ở huyện Dinh Quán

cũng như xã Ngọc Định, một xã có vùng đồng cỏ đưới tán lá rừng Giá ti

khá lớn thuận lợi cho việc chăn thả đàn đại gia súc

- _ Trên cơ sở số liệu điều tra hộ chăn nuôi gia đình, tác gia tiến hành so sánh

hiệu quả kinh tế giữa các giống bò địa phương và bò lai sind, từ đó đưa ra

mô hình chăn nuôi hợp lý để khuyến cáo nông dân trong xã.

- Ngoài ra tác giả cũng đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển đàn bò

trong vùng.

3 Nhận xét chung: Tác giả đã có những cố gắng nhất định trong thâm nhập thực tế

và tham khảo tài liệu để hoàn thành dé tài Nội dung của luận văn khá thiết thực cho thấy tình hình chăn nuôi bò thịt ở vùng bán sơn địa tỉnh Đồng Nai Tôi đồng ý cho SV Nguyễn Hùng Cường được bảo vệ luận văn này trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp của khoa Kinh Tế.

Ngày 28/05/2004

Người hướng dẫn

Th.S Lê Văn Lạng

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh, tôi đã được sự giảng dạy của nhiều thay cô và giúp đỡ của bạn

bè Trong dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân, tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn đến:

> Con xin kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, là người đã sinh thành

và nuôi dưỡng tôi ăn học đến ngày hôm nay.

> Xin chân thành cảm ơn thay Lê Văn Lạng tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

> Xin chân thành gửi lời biết ơn đến Ban Giám Hiệu và toàn thể quý thây

cô trong khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tuyển

đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

> Tôi chân thành cảm ơn đến chính quyển Xã Ngoc Định đã tạo diéu kiện

thuận lợi cho tôi thực tập tốt nghiệp.

> Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị em trong gia đình

va bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện dé tài.

Sinh viên

Nguyễn Hùng Cường

Trang 6

ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG CHAN NUÔI BÒ Ở XÃ NGỌC

ĐỊNH HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

AN EVALUA TION OF THE CATTLE RAISING IN NGOC

DINH COMMUNITY DINH QUAN DISTRICT

DONG NAI PROVINCE

NỘI DUNG TÓM TẮT

Đề tài: “Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò ở xã Ngọc Định huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai ” nghiên cứu hiệu quả mô hình bò Lai Sind, qua đó so sánh

giữa giống bò truyén thống với giống bò lai để thấy được tầm quan trong của Dự

án Sind hoá đàn bò tại địa phương Dự án mang lại hiệu quả kinh tẾ cao, tạo

công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn khi mà cuộc

sống của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp Từ đó có những nhận xét và để xuất

phát triển mở rộng mô hình đàn bò lai năng suất cao.

Để tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng ban của huyện và xã, điểu tra chọn mẫu ngẩu nhiên với 26 hộ ngoài dự án và 20 hộ trong Dự án Sind hoá đàn bò Kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ khai thác dan

bò sinh san là 8 năm, tỷ suất lợi nhuận/chỉ phí và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của

bò Lai Sind cao hơn so với bò ta vàng của địa phương.

Trang 7

1.1 Sự cần thiết của dé tài

1.2 Mục tiêu của để tài |

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Giới hạn nội dung để tài

1.3.2 Phạm vi không gian và thời gian

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý thuyết và tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bd

2.1.2 Kinh tế hộ trong sự phát triển nền nông nghiệp nông thôn

2.1.3 Vai trò của nông thôn và định hướng kinh tế hộ ở nông thôn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

2.2.3 Một số chỉ tiêu

Chương 3: TONG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

XVil

oO © JY HN NY fF + + HP =

Trang 8

3.1.2.1 Địa hình

3.1.2.2 Đất đai thỗ nhưỡng

3.1.2.3 Khí hậu thuỷ văn

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội

18

18

19

19 21 21 22 22 22 22 23 23 23 25 25

Trang 9

4.1.1 Hiện trạng chăn nuôi ở huyện Định Quán

4.1.2 Hiện trạng chăn nuôi bò ở huyện Định Quán

4.1.3 Hiện trạng chăn nuôi bò ở xã Ngọc Định

4.2 Các chỉ tiêu trên nông hộ

4.2.1 Số hộ điều tra và tổng số bò được khảo sát

4.2.2 Kinh nghiệm chăn nuôi bò ở các nông hộ

4.2.3 Qui mô đàn bò ở các nông hộ

4.2.4 Mục đích của việc chăn nuôi bò của các nông hộ

4.2.5 Số hộ chăn nuôi thêm vật nuôi khác

4.2.6 Các vấn để khó khăn của nông hộ trong việc chăn nuôi bò

4.2.7 Cơ cấu thu nhập và nghề nghiệp của các hộ chăn nuôi bò

4.3 Đánh giá nhu cầu thị trường

4.4.8 Chăn nuôi bò đực giống

4.4.9 Chăn nuôi bò cái

46

4]

Trang 10

4.5.1 Ưu điểm.

4.5.2 Nhược điểm

4.6 Chi phí đầu tư trên một bò trong chu kỳ khai thác

4.6.1 Chi phí đầu tư cho một con bê cái đến lúc gieo tinh lần dau

4.6.2 Chi phí đầu tư trên một con bò từ lúc gieo tinh đến khi bò đẻ

-\ 4.6.3 Chi phí đầu tư một bò cái trong từng năm khai thác

4.7 Doanh thu bò lấy thịt trong từng năm khai thác

4.8 Kết qua, hiệu qua đầu tư của một con bd

4.8.1 Kết quả, hiệu quả đầu tư của một con bò sinh sản địa phương

4.8.2 Kết quả, hiệu quả đầu tư của một con bò sinh sản lai sind

4.9 Dự án phát triển mô hình nuôi bò thịt lai sind năng suất cao

4.9.1 Mục tiêu của Dự án

4.9.2 Nội dung của Dự án

4.9.2.1 Điều tra cơ bản tình hình chăn nuôi bò tại địa phương

4.9.2.2 Tiến hành áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò

5.2.1 Đối với nhà nước

5.2.2 Nhân rộng mô hình dự án bò lai Sind

XI

4T 47 48

48

50

51 57 59

Trang 11

5.2.3 Tổ chức công tác khuyến nông

5.2.4 Biện pháp dam bảo đầu vào

TÀI LIỆU THAM KHẢO

xu

70

71

T2

Trang 12

: Uỷ Ban Nhân Dân

: Chi phí lao động

: Thu nhập

: Lợi nhuận

: Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

: tỷ suất lợi nhuân/doanh thu

Trang 13

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Cơ cấu lao động theo ngành của xã năm 2003.

Cơ cấu sử dụng đất đai xã ngọc định năm 2003

Các loại cây trồng chính của xã qua 2 năm (2002-2003).

Bang 4: Tình hình vật nuôi tại địa phương trong 2 năm (2002 - 2003)

Bảng 5: Tình hình vật nuôi của huyện Định Quán qua các năm

Hiện trạng chăn nuôi bò ở huyện Định Quán

Bảng 7: Thống kê đàn bò của xã qua hai năm (2002-2003)

Số hộ điều tra và tổng số bò được khảo sát

Số năm kinh nghiệm chăn nuôi bò của nông hộ

: Qui mô đàn bồ ở các nông hộ

: Mục đích chăn nuôi bò của các nông hộ

: Số hộ nuôi thêm vật nuôi khác

: Các vấn để khó khăn của nông hộ điều tra

: Cơ cấu thu nhập và nghề nghiệp của các hộ chăn nuôi bò

: Phương thức chăn nuôi của các nông hộ

: Thức ăn chính và bổ sung của bò

: Tinh hình nước uống cho bò tại các nông hộ

: Cấu trúc chuồng nuôi bò của các nông hộ

: Mức độ vệ sinh chuồng trại của các hộ chăn nuôi bò.

: Phương thức phối giống bò cái trong nông hộ

: Thức ăn của hai giống bò tại nông hộ

: Chi phí đầu tư cho một bê đến lúc gieo tinh lần đầu

: Chi phí đầu tư cho một con bò từ lúc gieo tinh đến khi dé

XIV

Trang

16

17 21 22 25 26

46

50

51

Trang 14

Bảng 24a: Chi phí của một con bò địa phương sinh sản qua các năm

Bảng 28: Kết quả, hiệu quả đầu tư của một con bò sinh sản địa phương

Bảng 29: Kết quả, hiệu quả đầu tư của một con bò sinh san lai Sind

Bắng 30: So sánh kết quả tiếp thu qui trình kỹ thuật chăn nuôi của các

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Bò cái ta vàng trên 24 tháng tuổi.

Hình 2: Bò đực lai Sind trên 24 tháng tuổi.

Hình 3: Cấu trúc chuồng bò tại địa phương.

Sơ đồ1: Kênh tiêu thụ bò thịt tại địa phương.

Sơ đô 2: Tổ chức thực hiện đưa vốn cho các hộ chan nuôi.

Sơ đồ 3: Chuyển giao kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi.

Biểu đồ 1: Biểu đồ đàn bò của xã qua 2 năm (2002 — 2003).

Biểu đồ 2: Biểu dé cơ cấu nghề nghiệp của các nông hộ.

Biểu đô 3: Mức độ vệ sinh chuồng trại của các hộ chăn nuôi bò.

Trang 16

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra

XVil

Trang 17

Chương 1

` EN

DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của dé tài.

Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn.

Từ khi đất nước mở cửa giao lưu với quốc tế, chính sách công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày càng được mở rộng giúp cho vùng nông thôn ta từng bước đi lên và

ngày càng phát triển Ngành nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống đảm

bảo an toàn lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao

động va phát huy tiém năng của nông thôn.

Trong nông nghiệp, chăn nuôi đang được chú trọng những năm gần đây

và được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển Những sản phẩm của chăn

nuôi như: heo, bd, gà là nguồn thực phẩm quan trọng để đáp ứng nhu cầu

đinh dưỡng hàng ngày của con người.

Khi nền kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng, mức thu nhập của người

dân ngày được nâng cao thì họ đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao để

đem lại sức khoẻ và trí lực trong cuộc sống Thịt bò là loại thực phẩm có giá trị

dinh dưỡng cao Vì vậy toàn thế giới nhu cầu sử dụng, tiêu dùng thịt bò trong

bữa ăn hằng ngày đang ngày càng cao Đối với các nước có wu thế về phát triển

chăn nuôi bò thì đang có lợi thế xuất khẩu thịt bò rất lớn và mang lại lợi nhuận

đáng kể cho đất nước.

Giống bò ở Việt Nam, chủ yếu là giống bò ta vàng địa phương, lai Sind,

và một số ít lai Zebu trước đây dùng để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm

_nghiép, vận chuyển hàng hoá ở vùng nông thôn Việc tiêu dùng thịt bò những

Trang 18

năm gần đây trong nhân dân đã nâng cao Tuy nhiên chất lượng thịt bd thấp, tỷ

lệ thịt xẻ chưa cao do vậy chưa thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Hiện nay, đất nước chưa sản xuất thịt bò để xuất khẩu mà hàng năm phải nhập

khẩu một lượng thịt bò có chất lượng cao Trong tương lai gần, thịt bò trở thành

nhu cầu hàng ngày càng lớn của xã hội, do vậy việc phát triển chăn nuôi bò sẽ

trở thành một nghề quan trọng trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng và nếu được đầu tư, khuyến khích đúng sẽ hứa hẹn mang lại lợi ích

thiết thực về mặt kinh tế xã hội

Xã Ngọc Định là một xã mién núi, thuộc huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, người dân chủ yếu sống bằng nghé nông, trình độ dân trí khá, họ trồng

diéu, lúa, mia nhung năng suất còn thấp, đặc biệt là biến động giá cả ảnh hưởng gây bất lợi cho lợi nhuận và thu nhập của người dân ở đây Chăn nuôi heo, gia cầm phát triển chưa mạnh vì thiếu vốn, thiếu nước sinh hoạt vào mùakhô.

Xã Ngọc Định có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi bò đó là có dưới tán rừng Giá Ty, có ở vùng bán ngập của hồ Trị An khi nước rút tạo thành

thẩm cỏ rộng lớn giúp người dân chăn thả mà không cần công lao động nhiều.

Vì thế chăn nuôi bd 6 — 7năm gần đây đã trở thành nghề chăn nuôi của nhiều hộ

gia đình ở xã Ngọc Định Tuy nhiên việc chăn nuôi còn mang tính cá thể riêng

lẻ với giống bò nhỏ năng suất, chất lượng thấp, kỷ thuật chăn nuôi chưa được 4pdụng đúng.

Nhằm thực hiện nghị quyết của tỉnh Déng Nai vé phát triển chăn nuôitrong điều kiện địa phương, từ năm 2000 UBND huyện Định Quán đã xây dựng

dự án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật nhằm phát huy tiểm năng sẵn có tại xã nông nghiệp miền núi Mục tiêu

là ứng dụng công nghệ giống tạo ra đàn bò cái nền để tiếp tục lai tạo với các

Trang 19

giống bò thịt cao sản tạo ra các con lai năng suất cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp

thịt bd cho thị trường, cải tạo đàn bò địa phương, hình thành vùng chăn nuôi bòthịt hàng hoá trên cơ sở các giống bò đã được cải tạo

Huyện đã chọn xã Ngọc Định làm thí điểm dự án mô hình bò lai Sind,

nhằm tăng thu nhập cho người nông dân trên cơ sở tận dụng và phát triển tiểm

năng sẵn có của xã Tuy nhiên mô hình dự án còn mới mẽ và người dân chưaquan tâm lắm trong việc lai tạo đàn bò do điều kiện khó khăn và phải áp dụng

kỹ thuật tiến bộ nên người dân chưa quen vì phải thay đổi đột ngột, người dân nghĩ rằng đây là một dự án theo kiểu “nhà nước cho không “ hoặc chỉ giúp một

phần để phát huy nội lực của địa phương Cho nên cần có quá trình thực tế để

người dân tin tưởng và tham gia áp dụng Cần thực hiện đúng mục tiêu của dự

án để cho thấy mô hình bò lai Sind là có hiệu quả và ưu việt hơn chăn nuôi vớigiống bò địa phương

Chính vì lí do trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế, trường Đại học

Nông Lâm TPHCM và sự giúp đỡ của UBND xã Ngọc Định, cùng với sự hướng

dẫn của thầy Lê Văn Lạng, tôi tiến hành nghiên cứu dé tài: “Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò ở xã Ngọc Định huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai” với mong muốn là góp phan khẳng định vai trò và hiệu quả kinh tế của mô hình bò lai Sind, tạo nguồn thu nhập cao cho người nông dân và đưa xã hội nông thôn ở

xã Ngọc Định ngày càng di lên từ phát triển nông nghiệp trong đó có chăn nuôi

bò.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Để tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá các vấn dé cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Ngọc Định, huyện Định Quán,tinh Đồng Nai

Trang 20

- Thực trạng ngành chăn nuôi bò của xã.

- So sánh hiệu quả kinh tế của giống bò ta vàng và bò lai Sind qua đó

thấy được tâm quan trọng của việc đưa ra dự án cải tao đàn bò địa phương bằng

cách Sind hoá đàn bò.

- Đưa ra mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả kinh tế cao.

- Có những dé xuất trong việc mở rộng đẩy nhanh đàn bò nhằm phát triển

kinh tế địa phương, tạo ra công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập, cải thiệnđược cuộc sống của người dân

1.3 Phạm vi nghiên cứu.

1.3.1 Giới hạn nội dung đề tài

Đề tài đi vào nghiên cứu hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò và tính

khả thi của dự án mô hình bò lai Sind, không nghiên cứu sâu vào kỹ thuật, quy

trình chăm sóc và khả năng phối giống Do thời gian và khả năng điều tra có hạn

chế, dé tài sé khó tránh những sai lầm và thiếu sót nên rất mong được sự chỉdẫn và quan tâm của quý thây cô

1.3.2 Phạm vi không gian và thời gian.

Không gian nghiên cứu để tài trên phạm vi địa bàn xã Ngọc Định, huyệnĐịnh Quán, tỉnh Đồng Nai gồm 5 ấp: Hoà Thành, Hoà Hiệp, Hoà Trung, Hoà

Đông, Hoà Thuận

Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01 — 03 — 2004 đến 30 - 04 — 2004

Để tiện việc theo dõi nội dung đề tài luận văn chia thành 5 chương:

Chương 1: Đặt vấn dé

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Tổng quan

Trang 21

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Sau đây là tóm tắt sơ lược 5 chương:

Chương 1: Trình bày khái quát sự cần thiết của dé tài và mục tiêu trong

việc xây dựng mô hình dự án bò lai Sind.

Chương 2: Trình bày cơ sở lý luận, tầm quan trọng của ngành chăn nuôi

bò, qua đó nêu lên vai trò của kinh tế hộ trong sự phát triển nền nông nghiệpnông thôn và định hướng kinh tế hộ ở nông thôn Bên cạnh đó sử dụng các

phương pháp nghiên cứu trong việc thực hiện để tài: thu thập đữ liệu trong điểu

tra chọn mẫu ngẫu nhiên, các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế

Chương 3: Trình bày tổng quan về địa bàn xã Ngọc Định để thấy rõnhững thuận lợi khó khăn trong việc chăn nuôi ở vùng nông thôn Nhằm thấy

được phần nào vi sao phải đầu tư vào việc xây dựng mô hình chăn nuôi bd laiSind tại địa bàn xã, lấy vùng này làm thí điểm

Chương 4: Trình bày hiện trạng chăn nuôi bò và phương hướng phát triển

mô hình bò lai Sind, nghiên cứu hiệu quả kinh tế và năng suất giống bò đạt chất

lượng cao để thấy được tầm quan trọng của ngành chăn nuôi bò ở vùng nôngthôn thích hợp trong điều kiện khí hậu thuận lợi, đồng cổ chăn thả rộng lớn Qua

đó phân tích các yếu tố khẳng định mô hình bò lai Sind là có hiệu quả cao

Chương 5: Khẳng định lại những nghiên cứu có được và khả năng áp dụng

mô hình là có hiệu quả, đem lại mức thu nhập cao cho người dân nông thôn,

nhằm ổn định cuộc sống cho người dân và để ra những phương hướng để ngàycàng khẳng định mô hình chăn nuôi ở nông thôn ngày càng đi lên tiếp cận vớinền nông nghiệp hàng hoá

Trang 22

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý thuyết và tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò.

Lý thuyết cho rằng, nguồn lực phát triển của một quốc gia là xuất phát từ

nội tại của quốc gia đó Khi quốc gia phát triển sẽ tổn tại lâu đời và bén vững từ

đời này sang đời khác, vì nó được phát triển bằng chính tiểm năng sẵn có của mình Chính vì thế được tôn trọng và ngày càng phát huy thêm để tăng sức

mạnh Điều này sẽ đúng một khi nhà nước quan tâm đến việc đưa ra mô hình dự

án chăn nuôi bò lai Sind nhằm cải tạo dan bò địa phương để lai tạo đàn bò có

chất lượng cao, năng suất cao khi thích hợp với vùng có điều kiện tự nhiên thuận

lợi.

Sự phát triển của một quốc gia hình thành từ nhiễu khía cạnh khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố : vốn, công nghệ, con người và tài nguyên thiên

nhiên Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến mô

hình dự án Một khi thích nghi với vùng nào đó thì sẽ phát triển đi lên.

Dự án phát triển mô hình nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đi lên, đưavùng nông thôn ngày càng đi lên hiện đại hoá, công nghiệp hoá hoà mình vàonền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao năng lực và phát huy tiểm năng của

vùng, cải thiện nhu cầu cuộc sống vật chất cho người dân nông thôn.

Việt Nam là một nước có nên nông nghiệp truyền thống, nền nông nghiệp

và sự phát triển kinh tế nông thôn là chổ dựa vững chắc để di lên những nấc thang kế tiếp, tạo tién dé để cho sự phát triển của đất nước trong nền công

Trang 23

nghiệp hoá, hiện đại hoá Do đó, nhà nước ta quan tâm và đầu tư vào xây dựng

mô hình dự án phát triển chăn nuôi đàn bò lai năng suất cao là vấn dé thiết thực

và cần thiết, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo đời sống vật chất

cho người nông dân nông thôn, khi mà ở đây nguồn thu nhập chính của họ là từ

nông nghiệp.

2.1.2 Kinh tế hộ trong sự phát triển nền nông nghiệp nông thôn

Việt Nam là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc Mục tiêuphấn đấu là làm cho : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, ai

cũng được ăn no mặc ấm Muốn được như vậy thì ngay từ đầu phải phát triển

kinh tế hộ gia đình Vì kinh tế hộ là đơn vị khai thác kinh doanh, dựa vào hệthống sinh thái và gia đình phát triển từng bước đi lên nhằm thõa mãn nhu cầu

về đời sống vật chất và tinh thần ngày một cao của gia đình và cộng đồng.

Ngày nay, với các chính sách đổi mới và sự phát triển của nền kinh tế tạo

điều kiện cho nền kinh tế hộ phát triển và được sự quan tâm của nhà nước hỗ trợ

một phần vào sự nghiệp đi lên của nền nông nghiệp nông thôn, đi từ nền kinh tế

tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quan lý của nhà nước vớinhững chuyển biến tích cực góp phần nâng cao bộ mặt kinh tế xã hội của nước

ta : giải quyết vấn để an toàn lương thực, tạo công ăn việc làm cho người nông

dân nông thôn.

Một quốc gia muốn phát triển đi lên từ những bước dau tiên, đó là giaiđoạn tiền dé cho sự phát triển sau này Cũng như vậy, nền kinh tế hộ gia đìnhmuốn phát triển thành các trang trại lớn thì trong giai đoạn này người nông dânđóng vai trò quan trọng là cơ sở và là tiền dé để sau một thời gian lâu dài đúckết kinh nghiệm, những kiến thức cơ bản, vốn sần xuất và tiếp cận thị trường từ

Trang 24

đó họ sẽ có cơ hội tốt để phát triển thành các trang trại tùy theo khả năng vàđiều kiện hoạt động kinh doanh của mình.

Kinh tế hộ gia đình phát triển, người dân được ấm no hạnh phúc thì vùng nông thôn sẽ được đối thay hòa mình vào nhịp sống của thành thị, nâng cao đời

sống vùng nông thôn lên và sẽ thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

2.1.3 Vai trò của nông thôn và định hướng kinh tế hộ ở nông thôn.

Nông thôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc

dân Đất nước muốn phát triển cần phải quan tâm hơn nữa đến nông thôn Giải

quyết nhu cầu lương thục thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu Ngoài ra nông thôn còn cung cấp một lực lượng lao động déi dào cho các ngành nghề khác phát

triển Thành thị phát triển được là nhờ nông thôn, nếu như thành thị có lao động trí thức đổi dào, nhiều cán bộ tri thức giỏi để phát triển đất nước đi lên, nhưng nếu ở nông thôn không có lực lượng lao động đồi dào thì sẽ khó khăn trong việc tuyển chọn công nhân làm việc cho các công ty, xí nghiệp Vi nước ta là một nước đang phát triển trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật máy móc còn thiếu thốn

và hạn chế phải nhờ vào lao động chân tay của con người Chính vì lẽ đó vai trò

của nông thôn rất quan trọng, họ là những người tạo thêm sức mạnh, góp phần to

lớn trong sự đối mới và đi lên của đất nước.

Để nông thôn ngày càng hòa mìmh vào thành thị, nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điệu kiện đầu ra, đầu vào trong quá trình sản xuất theo hướng đa dạng hóa Cần có các chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giá đầu ra ổn định cho người dân nông thôn.

Kinh tế hộ phát triển thì sẽ phát triển kinh tế xã hội quốc gia, vì là đơn vị kinh tế chủ lực tạo ra sản phẩm cho xã hội Trong nền kinh tế hiện nay, sản xuất

theo quy mô hộ gia đình là góp phần tăng nhanh sản xuất hàng hóa cho nhu cầu

Trang 25

trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó nhà nước đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ

thuật và công nghệ mới, sử dụng các giống mới đạt năng suất cao, nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chỉ phí Trong điểu kiện hiện nay của nước ta, chính phủ đã chú trọng quan tâm đến các vùng nông thôn nhằm đưa

nông thôn tiến lên với nên công nghiệp hoá hiện đại hoá, học tập kinh nghiệm

từ các quốc gia khác.

Mở rộng qui trình nuôi trồng chế biến nông lâm thuỷ sản là định hướng

quan trọng trong sự phát triển nông hộ, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cung cấp day đủ cho nhu câu của người tiêu ding và góp phần tăng thu nhập cho người dân cũng như tích luỹ vốn trong quá trình san xuất giải quyết

được lao động dư thừa ở nông thôn giảm đi tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã

hội.

Với sự phát triển đó, nghiên cứu dự án phát triển bò lai Sind đạt năng suất cao tại xã Ngọc Định sẽ góp phần giải quyết nhu cầu cho người dân và cung cấp

thịt cho nhu cầu thị trường Từ đó cải thiện cho cuộc sống cho người dân ở xã với

việc khai thác nguồn tài nguyên san có tận dụng được lợi thế của việc chăn thả

đồng cỏ tự nhiên

2.2 Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi thực hiên các phương pháp nghiên cứu sau: + Thu thập số liệu thứ cấp có liên quan tại các phòng ban của xã và

huyện như: Phòng Thống Kê, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,

Phòng Văn Hoá

+ Tiến hành diéu tra chọn mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại có nghĩa là:

chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ chăn nuôi bò trong xã ghi lại

Trang 26

các đặc điểm đặc trưng cân thiết của hộ đó Sau đó không trả hộ đó trở lại tập

ban đầu và tiếp tục điều tra ngẫu nhiên mẫu tiếp theo.

+ Phân tổ thống kê: là căn cứ vào 1 hoặc 1 số tiêu thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác

nhau Ở đây chúng tôi phân tổ các hộ chăn nuôi bò tại địa phương theo các tiêu

thức sau:

- Theo số hộ điểu tra tại 5 ấp: Hoà Thành, Hoà Trung, Hoà Thuận, Hoà

Hiệp, Hoà Đồng.

- Theo số năm kính nghiệm: từ 1 - 2 năm, 2 — 5 năm, 5 - 10 năm, trên 10

- Theo qui mô dan: từ 1 — 2 con, 2 — 5 con, 5 — 10 con, trên 10 con.

- Các hộ tham gia vào chương trình và các hộ không tham gia vào chương

trình Sind hoá đàn bò

2.2.2 Phuong pháp xử lý số liệu.

Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu thu thập được.

Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá dựa trên những chỉ

tiêu đã được tính toán ở trên

Trang 27

Các hộ chăn nuôi ở đây chủ yếu sử dụng công nhà cho nên chỉ phí ở đây chủ yếu là CPVC CPVC bao gồm các khoảng chỉ phí: giống, chuồng trại, thức

ăn, thú y, gieo tinh

Chi phí giống được khấu hao cho 8 năm, chuồng trại khấu hao cho 10

LN = DT - TCP

TN = LN + Céng nha

Do các hộ chăn nuôi ở đây chủ yếu sử dụng công nhà nhàn rối dé chăn

thả, chăm sóc bò cho nên chi phí công nhà ở đây không tính được Cho nên thu nhập được coi là lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu là chỉ tiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có nghĩa là 1 đông chi phí bỏ ra sẽ thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận.

LN

TSLN/CP = ——

CP

Ty suất lợi nhuận trên doanh thu có nghĩa là 1 đồng doanh thu thu vào sẽ

được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

LN

TSLN/DT = ——

DT

il

Trang 28

Chương 3

TỔNG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

Ngọc Định là một xã tương đối thuận tiện trong giao thông có quốc lộ 20

đi qua cách trung tâm huyện Định Quán khoảng 7 km có diện tích 4270 ha, dân

số 8913 người với 5 ấp Địa hình đổi dốc sông suối và đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi Người dân chịu khó trong công việc, biết khai thác

tiém năng sẵn có của thiên nhiên để phát triển ngành chăn nuôi tại đại phương ngày một đi lên, xã hội ngày càng phát triển.

3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Ngọc Định nằm ở gần giữa huyện Định Quán theo hướng Tây Bắc.

Phía Đông giáp Thị Trấn Định Quán và xã Phú Vinh.

Phía Tây và phía Bắc giáp xã Thanh Sơn

Phía Nam tiếp giáp xã Phú Ngọc.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Xã Ngọc Định nằm trên vùng đất cao độ cao trung bình từ 20 — 120 m so

với mực nước biển, địa hình không bằng phẳng có nhiều vùng đổi bát úp tạo

thành các đường hợp thuỷ theo các sườn đổi, độ nghiêng của đổi khá lớn 8 - 'h

thầm thực vật kém nên hiện tượng xói mòn đất cao, nhiều khu vực đất trơ sói đá nhìn chung địa hình nghiêng theo hướng Bắc Nam.

Trang 29

3.1.2.2 Đất đai thỗ nhưỡng

Xã Ngọc Định có tổng diện tích đất tự nhiên 4270 ha, trong đó đất nông

nghiệp chiếm 51,14%, đất rừng (rừng trồng giá ty) chiếm 21,3% diéu đó thể

hiện là xã mang tính chất xã nông nghiệp mién núi đa số diện tích đất đai tai

Ngọc Định là đất đồ vàng phát triển trên sét do địa hình nghiêng đốc nên phẩm

chất đất ngày càng suy giảm chỉ thích hợp với các loại cây dài ngày chịu khôhạn như điều và cây ngắn ngày như khoai mỳ, có một số diện tích đất thấp thích hợp trồng cây hằng năm như: lúa, bắp, đậu các loại

3.1.2.3 Khí hậu thuỷ văn

a Khí hậu

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và

mùa khô Mùa khô bắt đâu từ tháng 12 kết thúc vào tháng 3, mùa mưa bắt đầu

từ tháng 4 kết thúc tháng 11 Nhiệt độ không khí bình quân 25°C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 3 là 33,4°C Biên độ chênh lệch cao nhất 8 - 10°C, biên

độ chênh lệch này có lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng cho cây trồng Ẩm độ

không khí trung bình 84%, cao nhất 90% và thấp nhất 75% Lượng mưa trung

bình hàng năm là 2900 mm, cao nhất 409 mm vào tháng 7 và thấp nhất 22 mm

13

Trang 30

b Thủy văn

_ Huyện Định Quán có hai con sông chính chảy qua là sông Đồng Nai và sông La Ngà, trong đó xã Ngọc Định nằm trải dài theo sông Đồng Nai Đây là con sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng, lưu lượng

nước khoảng 2,5 tỷ m”/năm Ngoài ra còn có hé Tri An nằm về phía Tây Nam

của xã với diện tích bán ngập trên 1000ha Việc xói mòn đất cũng ảnh hưởng rất

lớn đến lòng hồ Nguồn nước ngầm phụ thuộc vào độ cao trung bình của từng

khu vực, nhìn chung nguồn nước ngầm tại xã Ngọc Định nghèo, độ sâu nước ngầm trên 30 — 60m tuỳ theo địa hình, có những khu vực khoan 100m mà không

Trang 31

Qua bảng cơ cấu lao động theo ngành của xã ta thấy có 1.425 hộ hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ 75,64 %, kế đến là có 126 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp chiếm tỷ lệ 6,69% Bên cạnh đó, người dân

làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: CN, TTCN, xây dựng, lâm nghiệp,

thuỷ sản

Dân cư đến từ nhiều địa phương, đặc biệt dân di cư từ miễn Trung, miễn

Bắc vào sau giải phóng sống dọc theo quốc lộ 20 nhưng đất đai khai thác sâu

vào vùng trong ven lòng hé Trị An Có một bộ phận nhỏ dân tộc ít người sốngquan tụ và có đời sống rất thấp, đời sống kinh tế khó khăn Tuy nhiên dân cư ở

đây rất chịu khó, chí thú trong làm ăn, có kinh nghiệm trong sản xuất, trình độdân trí khá, có khả năng tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là có

lượng lao động dồi dao .đây là diéu kiện thuận lợi cho việc phát triển nên sản

xuất nông nghiệp

3.2.1.2 Tinh hình đất dai

Đất đai là nguồn tư liệu sắn suất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu đượctrong lĩnh vực nông nghiệp Đa số diện tích đất đai tại đây là đất đỏ vàng phát

triển trên sét Sau đây là bang cơ cấu sử dung đất của Xã năm 2003

Bảng 2: Cơ Cấu Sử Dụng Đất Đai Xã Ngọc Định Năm 2003

Cơ cấu đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)Tổng diện tích đất tynhién ` 4.327 100,00

Trang 32

Từ bang cơ cấu sử dụng đất trên cho chúng ta thấy diện tích đất nông

nghiệp là cao nhất với 2.920 ha chiếm tỷ lệ 67,48%, kế đó là đất lâm nghiệp

với 1.029 ha chiếm tỷ lệ 23,78% Bên cạnh đó còn có một diện tích đất chưa sử

dụng khá lớn cần phải tiến hành khai thác cho phù hợp với khả năng phát triển

của nó.

3.2.1.3 Tình hình đời sống kinh tế xã hội

Do đặc điểm địa hình phức tạp, nhiều đổi núi bát úp tạo thành các đường hợp thuỷ, đất đai trai rộng, sản xuất chưa mang tính hàng hoá cao nên đời sống người dân không cao Thu nhập bình quân người/tháng là 291.000 đồng Mặt khác, do thành phần dân cư từ nhiều nơi đến nên mức sống không đồng đều cả

về đời sống vật chất lẫn văn hoá tinh than.

Về công tác thông tin thì tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng

nhân dân qua hệ thống đài truyền thanh xã và các cụm phát thanh lưu động tại

các ấp nhằm thông báo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước

Về công tác thể dục thể thao văn nghệ: Xã tổ chức các đội bóng chuyển, bóng đá, đội văn nghệ hàng năm tham gia thi đấu cấp huyện nhằm rèn luyên

sức khoẻ trong nhân dân

Để người dân có khu vực vui chơi giải trí thì thỉnh thoảng ở xã cũng có đoàn xiếc, hội chợ về phục vụ người dân nông thôn.

3.2.2 Cơ sở hạ tầng

3.2.2.1 Đường giao thông

Mạng lưới giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cấp và tu sửa đường giao thông nông thôn trong khu dân cư, vùng sản xuất, đường liên xã, liên

ấp và nội ấp đã được phát triển, được sự đầu tư của cấp trên đã thực hiện mở

16

Trang 33

rộng và tráng nhựa 2 con đường 107 đi bến phà (khoảng 7 km) và đường cầu

trắng đi Hoà Đồng (khoảng 10 km).

Mạng lưới giao thông phát triển làm cho cuộc sống của người dân ở đây ngày càng đi lên, việc vận chuyển hàng hoá đến các chợ và các vùng lân cận cũng như việc đi lại sinh hoạt của nhân dân rất thuận lợi.

3.2.2.2 Điện

Mang lưới điện quốc gia đã kéo vé các thôn ấp đem lại nguồn sáng và

nhu cầu sinh hoạt cho người dân Tạo điểu kiện cho người dân mở mang kiến thức và giải trí trên các báo đài, ti vi sau một ngày làm việc vất va Hiện tại xã

đã hoàn thành các đường trục hạ thế điện thắp sáng, toàn xã có 1.507 hộ chiếm 80% sử dụng điện thắp sáng diéu này cho thấy sự phát triển ngày càng hiện đại

ở vùng nông thôn

3.2.2.3 Hệ thống thuỷ lợi

Trong sản xuất nông nghiệp, nguồn nước là yếu tố quan trọng, nó góp

phần thúc đẩy và cải tạo đồng ruộng, tăng năng suất cây trồng Có nguồn nước thường xuyên và day di sé giúp cho sản xuất cây trồng thêm tốt tươi và ngành chăn nuôi cũng phát triển Xã Ngọc Định nằm trải dài theo sông Đồng Nai, đây

là con sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), lưu lượng nước

khoảng 2,5 tỷ m”/năm Tuy nhiên do đặc điểm về địa hình, việc tưới nước nhờsông Đồng Nai ở xã Ngọc Dinh rất khó thực hiện, chủ yếu dựa vào nước trờitrong mùa mưa để trồng trọt

Nguồn nước ngầm của xã phụ thuộc vào cao độ trung bình của từng khuvực Nhìn chung, nguồn nước ngầm tại đây kém, độ sâu nước ngầm trên 30m.

Xã đã xây dựng hoàn thành công trình trạm bơm Hoà Thành (2003) trị giá 11 tỷ

Trang 34

đồng phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng Hoà Thành vào mùa khô Ngoài ra còn có

4 giếng khoan nhà nước và 30 giếng khoan tư nhân phục vụ tưới tiêu và sinh

hoạt.

3.2.2.4 Trường học và các cơ sở hạ tầng khác

Trên địa bàn xã Ngọc Định có 3 trường tiểu học và 1 trường mẫu giáo Về

cơ sở vật chất đã xây dựng đủ phòng học, không cồn tình trạng học ca 3 Tuynhiên xã chưa có trường THCS và THPT vì vậy các em trong xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đến trường, điểu này là mối quan tâm cần giải quyết đểphục vụ tốt cho nhu cầu đi học của con em trong xã sau này Ngoài ra xã còn có

1 tram y tế, có đội ngũ và các trang thiếc bị có khả năng sơ cấp cứu và khám

chữa bệnh ở tuyến cơ sở cùng với các ban nghành khác, y tế xã đã chăm lo công

tác phòng chống chữa bệnh, hoàn thành cơ bản về mục tiêu tiêm chủng mở rộng

và phát triển y tế cộng đồng.

Về thông tin liên lạc thì xã có 1 trạm bưu điện phục vụ nhu cầu liên lạc

cho bà con ở đây Bên cạnh đó còn có hệ thống loa phát thanh xã và các cụmphát thanh lưu động tại các ấp nhằm tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.3 Hiện trạng san xuất nông nghiệp

Ngọc Định là vùng đất đổi dốc bạc mầu phương thức sản xuất của nông

dân mang tính tự phát nhỏ lẻ theo tập quán cũ, hiệu quả kinh tế thấp Trước tìnhhình đó trong những năm vừa qua UBND Xã đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh Ap dụng khoa học kỹ thuật,đưa chương trình khuyến nông vào đồng ruộng Điển hình là dự án đầu tư phát

18

Trang 35

triển xã mién núi do trường Dai Học Nông Lâm TPHCM chuyển giao và các

chương trình IPM của trung tâm khuyến nông Tỉnh và Huyện.

Tấn SL 157700 1.676,50 99,50 6,31

Ha DT 680,00 640,00 -40,00 -5,88Bap Ta/ha NS 33,00 32,00 “1,00 -3,03

Trang 36

Ngành trồng trọt ở đây đã được phát triển lâu đời, qua bảng cho thấy

trong hai năm gần đây diện tích cây lúa tăng lên, trong khi đó diện tích cà phê,

bắp và mía lại giảm xuống Tuy diện tích cây điều không đổi nhưng xã đang có

xu hướng phát triển thành vùng chuyên canh điều Do trong địa ban xã có công

ty Donafood, thêm vào đó là địa hình của xã là vùng đổi bát úp khó khăn trong

việc canh tác cây ngắn ngày Điều này cho chúng ta thấy lúa và điều là 2 câychủ lực và đang được đâu tư phát triển Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu câytrồng thì do điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình sâu bệnh xảy ra cũng

làm ảnh hưởng đến năng suất và diện tích của các loại cây trồng ở địa phương

3.3.2 Ngành chăn nuôi.

Bảng 4: Tình Hình Vật Nuôi tai Địa Phương trong 2 Năm (2002 — 2003)

Tên Vật Nuôi Năm 2002 Năm 2003

Chăn nuôi ở đây chủ yếu phát triển theo hộ gia đình họ tự tìm giống, chăn

nuôi và tự tìm thị trường tiêu thụ Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chăn nuôi

phát triển mạnh đàn gia súc do được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và

của trường Đại học Nông lâm TPHCM cung cấp cho xã đàn bò lai 50 con, đến

nay đã phát triển lên đến 100 con đưa tổng đàn bò hiện có 513 con, đàn heo

4.105 con, đàn dê 45 con Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối vớingành sản xuất nông nghiệp là đúng đắn va phù hợp với điều kiện tự nhiêntrong vùng Tuy nhiên, về đàn gia cầm thì có chiều hướng giảm xuống do tình

20

Trang 37

hình dịch bệnh, thời tiết khí hậu nắng nóng làm ảnh hưởng đến tổng đàn gia cầm

gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

3.4 Các ngành sản xuất khác

3.4.1 Ngành thuỷ sản

Toàn xã có 15 ha ao nuôi cá, nuôi các loại cá mè, chép, điêu hồng, trim

cỏ, tré nhưng ở đây chủ yếu nuôi để cải thiện đời sống và một phần dư ra đểbán, ước tính sản lượng 75 tấn

3.4.2 Ngành lâm nghiệp.

Tổng diện tích rừng hiện có của xã là 1.029 ha trong đó có 997 ha thuộc

sự quần lý của công ty Liên Hiệp La Ngà còn lại là 32 ha rừng trồng theo dự án

rừng phòng hộ Trị An do xã quần lý, ban ấp cùng với hộ trồng rừng chăm sóc tốttheo sự điều hành của ban quản lý rừng phòng hộ Trị An Tuy nhiên, trong điều

kiện nắng nóng vào mùa khô cần có biện pháp phòng chống cháy rừng để giảm

thiệt hại thấp nhất cho người trồng rừng

3.4.3 Ngành CN, TTCN, thương nghiệp và dịch vụ

Năm 2000 có 150 hộ, đến năm 2003 có 300 hộ hoạt động trong ngành CN,TTCN, thương nghiệp va dich vụ Đặc biệt là trên địa bàn xã có công ty

DONAFOOD thu hút được một lượng đáng kể lao động trong vùng Trong năm

2003, xã đã xây dựng chợ 107 trị giá 127.000.000 đồng, sửa chữa sắp xếp lại chợ

bến phà có trật tự và hợp vệ sinh môi trường tạo ra bộ mặt thông thoáng cho xã

Dịch vụ vận tải và dịch vụ cơ khí sửa chữa tăng Toàn xã có 3 ô tô vận tải hàng

hoá, 7 ô tô chở khách, 5 pha khách, 8 cải tiến chở hàng và 19 xe honda ôm

21

Trang 38

3.5 Nhận định chung về xã Ngọc Định

3.5.1 Thuận lợi

Xã có nhiều diéu kiện để phát triển chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản như:

khí hậu thích hợp, nông dân có truyền thống nuôi bò, nhiều diện tích đất bỏ hoang có thể thể sử dụng trồng cỏ hoặc làm bãi chăn thả, có diện tích rừng rất lớn, thuận tiện cho việc thả bò vào rừng Đặc biệt là vùng bán ngập của lòng hồ

Trị An khi mùa khô sẽ rút xuống tạo ra thẩm cỏ rộng lớn.

Xã có cán bộ thú y, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn bò,

từ đó sẽ nâng cao trình độ thú y lên để tiếp tục phát huy hết khả năng sẵn có.

Có lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, có khả năng tiếp thuKHKT tốt

Địa bàn xã Ngọc Định có vị trí thuận lợi, có đường quốc lộ 20 chạy qua, các tuyến đường liên ấp đã được nâng cấp thuận lợi cho sắn xuất, thông tin liên lạc, quan hệ nội vùng và lưu thông với thị trường bên ngoài dé dàng.

Năm 2003 trạm bơm Hoà Thành đã được đưa vào sử dụng sẽ cung cấp

nước tưới cho 240 ha tại cánh đồng Hoà Thành và các ấp lân cận.

3.5.2 Khó khăn

Địa hình phức tạp, nhiễu đổi dốc, mặc dù có sông Đồng Nai chảy qua nhưng việc lấy nước ở đây để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng rất khó khăn, vé phan nước sinh hoạt vào mùa khô cũng là một vấn dé khó khăn của

người dân ở đây

Trong những năm gần đây thời tiết không thuận lợi do lượng mua it nên

ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiêp làm cho đời sống của nhân dânngày càng khó khăn

22

Trang 39

Khi nghe tin có một dự án của nhà nước được triển khai tại xã, nông dân

nghĩ rằng đây là một dự án theo kiểu “nhà nước cho không” Vì vậy, khi triển

khai họ thấy rằng dự án chỉ giúp một phần để phát huy nội lực của địa phương.

Do đó họ trở nên thờ ơ, không tích cực hưởng ứng những tiến bộ được chuyển

giao.

Hầu hết nông dân chăn nuôi bò theo phương thức chăn thả, qui mô đầu

con ít và nguồn thu nhập không cao Chính vì lí do đó mà họ ít quan tâm trong

việc đầu tư vào con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y Do vậy, khi chuyển giao

tiến bộ KHKT theo hướng sản xuất hàng hoá thì phải thay đổi tập quán của

người nông dân

23

Trang 40

Chương 4

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Cơ sở thực tién

4.1.1 Hiện trạng chăn nuôi ở huyện Định Quán

Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên mà ngành chăn nuôi của huyện trong những năm gần đây phát triển rõ rệt Ngành chăn nuôi được xác định là một trong những thế mạnh, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, đưa nền kinh

tế ngày một đi lên

Bảng 5: Tình Hình Vật Nuôi của Huyện Định Quán qua Các Năm

Vật nuôi Năm

2001 2002 2003 Trâu 872 553 520

càng sâu và rộng, làm cho số trâu dùng trong cày kéo giảm xuống, bên cạnh đó

số trâu được bán để giết thịt tăng lên làm cho dan trâu ở đây giảm xuống Còn

số bò, lợn, vịt, gà, ngan, ngỗng lại có chiéu hướng tăng lên Do được sự quan

tâm của nhà nước đối với ngành chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi ngày càng được

cải thiện, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu sử dụng

thịt ngày càng tăng, thị trường về sản phẩm chăn nuôi ngày càng được mở rộng,

Đo)

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN