1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng kiến thức tâm lý học xã hội Đểphântích một hiện tượng tâm lý xã hội thựctế nêuđịnh hướng vận dụng hiệu quả mặt tíchcựcvàhạn chế Ảnh hưởng tiêu cực của hiệntượngđó

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Kiến Thức Tâm Lý Học Xã Hội Để Phân Tích Một Hiện Tượng Tâm Lý Xã Hội Thực Tế. Nêu Định Hướng Vận Dụng Hiệu Quả Mặt Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Hiện Tượng Đó.
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Nữ Bích Tuyền
Trường học Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 423,85 KB

Nội dung

Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới không chỉ xảy ra từ các mối quan hệ xã hội mà tình trạng này còn xảy ra trong chính gia đình của họ.. hiểu về

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH VIỆN HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO

BÀI TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI THỰC TẾ NÊU ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG HIỆU QUẢ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG ĐÓ.

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Nữ Bích Tuyền

Họ tên sinh viên: Hà Nguyễn Anh Thư

TP Hồ Chí Minh, /08/2024

Trang 2

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH……… 4

1.1 Khái quát về vần đề nghiên cứu định kiến và định kiến đối với người đồng tính……….4

1.2 Một số khái niệm cơ bản………5

1.2.1 Khuôn mẫu, rập khuôn………5

1.2.2 Định kiến xã hội……… 5

1.2.3 Định kiến giới, khuôn mẫu giới và phân biệt đối xử giới………6

1.2.3.1 Định kiến giới ………6

1.2.3.2 Khuôn mẫu giới………6

1.2.3.3 Phân biệt đối xử về giới………6

1.2.4 Định kiến về người đồng tính……… 7

1.2.4.1 Khái niệm người đồng tính………7

1.2.4.2 Định kiến với người đồng tính……… 7

1.2.4.3 Đặc điểm của định kiến với người đồng tính………7

1.2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến định kiến với người đồng tính……… 8

1.2.4.5 Ưu điểm và nhược điểm của những yếu tố ảnh hưởng đến định kiến với người đồng tính……….9

1.2.5 Tâm lý của người đồng tính trong định kiến xã hội………9

1.2.6 Biểu hiện của định kiến đối với người đồng tính……… 10

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI ……… 10

1.3 Khuôn mẫu về người đồng tính của xã hội đối với người đồng tính………10

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính hiện nay………10

1.5 Các biểu hiện của định kiến đối với người đồng tính trong thực tiễn… ……… 12

1.6 Tâm lý của người đồng tính trong định kiến xã hội hiện nay………13

1.7 Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử người đồng tính tại Việt Nam……… 14

Trang 3

1.8 Biện pháp và hướng vận dụng để loại bỏ định kiến đối với người

đồng tính……… 15

1.8.1 Biện pháp………15

1.8.2 Hướng vận dụng biện pháp………16

KẾT LUẬN……… 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO………18

Trang 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới người đồng tính vẫn còn bị

xã hội kỳ thị, định kiến bởi sự khác biệt trong xu hướng tính dục Tại Việt Nam người đồng tính cũng là những đối tượng chịu định kiến xã hội và

đối xử không công bằng Việc phân tích vấn đề: “Định kiến đối với người

đồng tính” có ý nghĩa về mặt lý luận và còn có ý nghĩa thực tiễn trong

việc hạn chế và giảm thiểu định kiến đối với người đồng tính

Định kiến gây ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của con người nói chung và người đồng tính nói riêng Sự xuất hiện định kiến làm mối quan

hệ giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội trở nên căng thẳng Định kiến

xã hội với người đồng tính được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nổi bật là biểu hiện về khuôn mẫu, rập khuôn, phản ứng cảm xúc và niềm tin bình đẳng xã hội, giá trị truyền thống Sự tiếp xúc xã hội và người đồng tính càng nhiều thì mức độ định kiến với người đồng tính càng cao Người đồng tính nhận được những lời miệt thị, bị gắn với những từ ngữ không hay như “ bất thường”, “bệnh hoạn” hay những từ ngữ chế nhạo khác, bị xa lánh, phân biệt đối xử hoặc có thể bị tấn công, bạo lực Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới không chỉ xảy ra từ các mối quan hệ xã hội mà tình trạng này còn xảy ra trong chính gia đình của họ Điều này đã dẫn đến những tổn thương tâm

lý vô cùng nghiêm trọng đối với người đồng tính và chuyển giới như lo

âu, trầm cảm thậm chí một số người đồng tính, chuyển giới khi rơi vào bế tắc đã có ý định và hành vi kết thúc cuộc sống của mình

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

1.1 Khái quát về vần đề nghiên cứu định kiến và định kiến đối với người đồng tính

- Nghiên cứu về định kiến: Định kiến là một hiện tượng tâm lý xã

hội đặc trưng và tồn tại ở các nền văn hóa khác nhau ở khắp các quốc gia trên thế giới Hiện tượng này được rất nhiều các nhà tâm lý học nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau như xem định kiến như là kết quả cá nhân học hỏi và tiếp thu các tác động từ phía xã hội trong quá trình xã hội hóa; xem định kiến như là đặc điểm thuộc về nhân cách cá nhân hay hướng nghiên cứu lập luận và tìm hiểu cách giảm thiểu định kiến

- Nghiên cứu về định kiến đồng tính: Định kiến đối với người đồng tính là vấn đề đã được nhiều nhà xã hội học cũng như tâm lý học trên thế giới nghiên cứu Hầu hết những nghiên cứu ở hướng nhằm mục đích tìm

Trang 5

hiểu về sức khỏe cũng như các biểu hiện, mức độ và nguyên nhân của định kiến, kỳ thị, thái độ xã hội và những tổn thương tâm lý của người đồng tính, các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính và định kiến mang tính khuôn mẫu, rập khuôn

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khuôn mẫu, rập khuôn

- Khuôn mẫu: Trong tâm lý học xã hội, một khuôn mẫu là một niềm tin quá khái quát về một loại người cụ thể Các bản mẫu được khái quát hóa vì người ta cho rằng bản mẫu này đúng với từng người trong danh mục Mặc dù việc khái quát hóa như vậy có thể hữu ích khi đưa ra quyết định nhanh chóng, chúng có thể bị sai sót khi áp dụng cho các cá nhân cụ thể Các khuôn mẫu khuyến khích việc định kiến và có thể phát sinh vì một số lý do

- Rập khuôn: Là cách nhìn và suy nghĩ rập theo khuôn mẫu cứng nhắc, là cơ sở định kiến và gán nhãn

1.2.2 Định kiến xã hội

- Định kiến là đánh giá tiêu cực được định sẵn trước của cá nhân hoặc nhóm đối với các thành viên của nhóm hoặc đối với nhóm khác

- Thể hiện sự thiên lệch trong suy nghĩ, tránh né cô lập đối tượng, cảm xúc tiêu cực

- Dẫn đến phân biệt đối xử, gạt bỏ cơ hội của đối tượng

- Định kiến là những thành kiến quan điểm đã được hình thành, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể Từ định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người Có nhiều loại định kiến xã hội như: giới tính, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, quốc tích, hình dáng bên ngoài,… từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử

- Các yếu tố: Sự dập khuôn, xã hội hóa, môi trường xã hội và giáo dục, sự cạnh tranh, biểu tượng xã hội, bất bình đẳng xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến định kiến xã hội

- Đặc điểm của định kiến:

Trang 6

+ Định kiến mang tính rập khuôn, bảo thủ : Những quan điểm, niềm tin cố định thiếu linh hoạt, khó thay đổi

+ Định kiến là sự sợ hãi

+ Định kiến mang tính cố hữu: thường bám sâu vào nhận thức và thái độ của cá nhận hoặc nhóm xã hội làm cho nó khó bị thay đổi ngày cả khi có thông tin trái ngược

+ Điện kiến mang tính phân biệt: Thường dẫn đến sự phân biệt đối xử, trong đó một nhóm người bị đối xử kém hơn hoặc bị coi thường chỉ vì thuộc về một nhóm cụ thể

1.2.3 Định kiến giới, khuôn mẫu giới và phân biệt đối xử giới

Định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất bình đẳng giới Định kiến giới và khuôn mẫu giới gây ra những tổn hại và cản trở sự phát triển của giới

1.2.3.1 Định kiến giới

- Là những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vi trò, năng lực của cả nam giới và phụ nữ có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới và nữ giới

- Các định kiến giới thường nhìn nhận một cách ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn tới việc dẫn tới những sai lệch và hạn chế những điều mà mỗi cá nhân có thể làm, cần làm và nên làm

1.2.3.2 Khuôn mẫu giới

Là các kỳ vọng hoặc niềm tin có được tất cả mọi người hướng tới

và coi là chuẩn mực cần tuân theo, cho dù niềm tin hay kỳ vọng này có mang hàm ý tiêu cực hay tích cực nhưng đều gât áp lực cho tát cả các giới Chính vì thể trở thành rào cản vô hình dẫn đến bất bình đẳng giới

1.2.3.3 Phân biệt đối xử về giới

- Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

Trang 7

- Biểu hiện của sự phân biệt đối xử về giới thường được thể hiện ở những nhóm hành vi ứng xử mang tính thiên lệch hoặc không phù hợp với nam, nữ hoặc các giới khác như: không tôn trọng; không ghi nhận và không tạo điều kiện thuận lợi, dựa vào đặc điểm giới tính hoặc những biểu hiện giới khác biệt của họ

1.2.4 Định kiến với người đồng tính

1.2.4.1 Khái niệm người đồng tính

Người đồng tính là người có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới

1.2.4.2 Định kiến với người đồng tính

Định kiến đối với người đồng tính là thái độ tiêu cực được dựa trên niềm tin của cá nhân hoặc nhóm với nhận định rằng tất cả những người đồng tính được phân loại với những đặc điểm tiêu cực giống nhau

1.2.4.3 Đặc điểm của định kiến với người đồng tính

- Khái quát hóa tiêu cực: Định kiến này thường dựa trên những

khái quát tiêu cực về người đồng tính, ví dụ như cho rằng tất cả người đồng tính đều có hành vi, tính cách hoặc đặc điểm giống nhau

- Thiếu hiểu biết và thông tin: Định kiến này thường thiếu sự hiểu biết đúng đắn về người đồng tính và các vấn đề liên quan đến xu hướng tình dục Thông tin sai lệch và thiếu hiểu biết có thể dẫn đến các quan điểm sai lầm

- Tạo ra sự phân biệt đối xử: Định kiến đối với người đồng tính thường dẫn đến sự phân biệt và đối xử không công bằng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như việc làm, giáo dục, và các dịch vụ công cộng

- Tính cố hữu và khóa thay đổi: Định kiến đối với người đồng tính thường bám rễ sâu vào nhận thức và thái độ, khó thay đổi ngay cả khi có bằng chứng hoặc thông tin mới

- Tạo ra các rào cản xã hội: Định kiến này có thể tạo ra các rào cản trong việc xây dựng mối quan hệ xã hội và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, dẫn đến sự phân biệt và thiếu hòa nhập

- Gây ra tâm lý tồi tệ và stress: Định kiến và phân biệt đối xử có thể gây ra căng thẳng, lo âu, và các vấn đề tâm lý cho người đồng tính, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém hơn

Trang 8

1.2.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến định kiến với người đồng tính

- Giá trị truyền thống về vai trò giới:

+ Thường phản ánh những quan niệm và quy tắc xã hội về cách mà nam và nữ nên hành xử, tương tác và đóng góp trong gia đình và xã hội

+ Phân công vai trò cụ thể

+ Các giá trị truyền thống thường gắn liền với các quy tắc xã hội nghiêm ngặt về hành vi phù hợp cho nam và nữ ( Giá trị và quy tắc xã hội)

+ Kỳ vọng và áp lực của xã hội

+ Các giá trị truyền thống có thể giới hạn cơ hội của nam và nữ trong việc tham gia vào các lĩnh vực nhất định.Vai trò giới truyền thống

có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử và không công bằng trong các lĩnh vực như giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe, khi một giới có thể được

ưu tiên hơn hoặc có quyền lợi khác biệt so với giới còn lại

- Giá trị đạo đức gia đình:

+ Gia đình có thể áp đặt những giá trị và quan điểm của mình lên các thành viên, tạo ra áp lực để tuân theo các giá trị đạo đức truyền thống

+ Những người có quan điểm khác, chẳng hạn như người đồng tính,

có thể phải đối mặt với sự chỉ trích hoặc áp lực để thay đổi hoặc che giấu

xu hướng tình dục của mình

- Báo trí và truyền thông:

+ Ảnh hưởng của báo chí và truyền thông có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, ảnh hưởng đến quan điểm và thái độ của công chúng đối với người đồng tính

- Các quy định của pháp luật:

+ Không thừa nhận hôn nhân, kết hôn giữa những người đồng giới

- Tín ngưỡng tôn giáo:

+ Nhiều tôn giáo truyền thống có các giáo lý hoặc quy định cổ xưa

về mối quan hệ và hành vi tình dục, trong đó đôi khi không công nhận hay chấp nhận quan hệ đồng tính

- Sự tiếp xúc xã hội:

+ Cộng đồng xã hội và các nhóm bạn bè có thể tạo ra những áp lực tích cực hoặc tiêu cực đối với quan điểm của một cá nhân về người đồng tính

+ Sự khuyến khích từ cộng đồng hỗ trợ có thể thúc đẩy sự thay đổi tích cực, trong khi áp lực từ cộng đồng có thể duy trì hoặc gia tăng định kiến

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ định kiến đối với người đồng tính được xác nhận với các mức độ ảnh hưởng khác nhau Trong đó, yếu

tố thuộc về báo chí- truyền thông và các giá trị đạo đức gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất đến định kiến đối với người đồng tính Tiếp theo là các yếu tố giá trị truyền thống về vai trò giới; các quy định của pháp luật- tín ngưỡng tôn giáo và sự tiếp xúc xã hội

Trang 9

1.2.4.5 Ưu điểm và nhược điểm của những yếu tố ảnh hướng đến định kiến với người đồng tính

* Ưu điểm của những yếu tố ảnh hưởng đến định kiến:

- Tiếp xúc trực tiếp với người đồng tính có thể giúp phá vỡ những hình mẫu tiêu cực và những hiểu lầm sai lệch

- Gặp gỡ người đồng tính giúp xây dựng sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc hơn về những trải nghiệm của người đồng tính (Tăng cường đồng cảm)

- Sự tương tác cá nhân có thể làm thay đổi quan điểm và hành vi của một người theo hướng tích cực (Cải thiện thái độ)

- Có thể giúp phát triển tư duy phê phán và sự hiểu biết sâu hơn về các vấn đề liên quan đến người đồng tính

- Truyền thông có thể nâng cao nhận thức về quyền và những vấn

đề của người đồng tính, giúp thúc đẩy sự chấp nhận

- Các chương trình truyền thông tích cực có thể giúp thay đổi quan điểm và thái độ của công chúng đối với người đồng tính

- Một số nền văn hóa và tôn giáo có thể cung cấp sự hỗ trợ và sự chấp nhận cho người đồng tính, giúp tạo ra môi trường tích cực

* Nhược điểm của những yếu tế ảnh hưởng đến định kiến:

- Một số người có thể phản ứng tiêu cực khi tiếp xúc với người

đồng tính, đặc biệt nếu họ đã có định kiến sâu sắc

- Những trải nghiệm cá nhân không nhất thiết phản ánh được toàn

bộ thực tế của cộng đồng người đồng tính

- Một số cá nhân hoặc nhóm có thể chống đối giáo dục về quyền của người đồng tính nếu điều này mâu thuẫn với niềm tin hoặc giá trị của họ

- Việc giáo dục có thể gặp khó khăn trong việc triển khai đồng bộ

và hiệu quả, đặc biệt trong các cộng đồng có định kiến sâu sắc

- Truyền thông có thể không luôn phản ánh chính xác thực tế của cộng đồng người đồng tính, dẫn đến hiểu lầm

- Một số phương tiện truyền thông có thể duy trì hoặc tăng cường các hình mẫu tiêu cực về người đồng tính

- Một số hệ thống tôn giáo hoặc văn hóa có thể duy trì các quan điểm tiêu cực và hạn chế sự chấp nhận đối với người đồng tính (Giáo lý

cổ xưa)

1.2.5 Tâm lý của người đồng tính trong định kiến xã hội

Tâm lý của người đồng tính trong bối cảnh định kiến xã hội là một lĩnh vực phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự kỳ thị, phân biệt đối xử, và áp lực xã hội Những cảm giác cô đơn, tự ti, lo âu, và trầm cảm

có thể là những phản ứng phổ biến Tuy nhiên, cũng có những chiến lược

và khả năng phục hồi mạnh mẽ mà nhiều người đồng tính phát triển để đối mặt và vượt qua những thách thức này Việc hỗ trợ từ gia đình, cộng

Trang 10

đồng, và xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống của người đồng tính

1.2.6 Các biểu hiện của định kiến đối với người đồng tính

- Về mặt khuôn mẫu: Định kiến đối với người đồng tính được hình thành trên cơ sở sự khái quát quá mức các thông tin nhưng thiếu căn cứ

về nhóm đối tượng người đồng tính

- Niềm tin bình đẳng xã hội: Niềm tin bình đẳng xã hội không chỉ đơn thuần là nhận thức của cá nhân mà còn gắn với khía cạnh giá trị và các quyền lợi xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người

- Phản ứng cảm xúc: Định kiến đối với người đồng tính được biểu hiện ở những cảm xúc âm tính khi nghe thấy, nhìn thấy và tiếp xúc với những người đồng tính

2 THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG

XÃ HỘI

2.1 Khuôn mẫu về người đồng tính của xã hội đối với người đồng tính

- Đồng tính nam là ẻo lả, đồng tính nữ là đàn ông, mạnh mẽ, không dịu dàng

- Đồng tính có lối sống “khác biệt” và không chuẩn mực với xã hội

- Đồng tính là bệnh

- Không thích hợp với vai trò truyền thống giới

* Song song với khuôn mẫu về người đồng tính thì xã hội còn có những phản ứng cảm xúc:

- Những câu chuyện cười về người đồng tính

- Thể hiện quan điểm với một người đồng tính

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người đồng tính hiện nay

- Dựa trên số liệu đã nghiên cứu và khảo sát thì ảnh hưởng định kiến tập trung ở các yếu tố: Giá trị truyền thống về vai trò giới, báo chí và truyền thông; các quy định của luật pháp; tín ngưỡng tôn giáo

- Các yếu tố ảnh hưởng sau khi phân tích nhân tố bao gồm 4 thành phần như sau: Nhóm 1: Giá trị truyền thống về vai trò giới, nhóm 2: Giá trị đạo đức gia đình, nhóm 3: Báo chí và truyền thông, nhóm 4: Các quy định của pháp luật và tín ngưỡng tôn giáo

Ngày đăng: 27/12/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w