Việc vận hành các hồ chứa thủy điện theo đúng quy định sẽ góp phần tíchcực trong việc cắt giảm lũ và điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt cho cácnhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG ƯƠNG
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
Phần 1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 3
1.1 Hoàn cảnh ra đời 6
1.2 Mô tả tình huống 7
Phần 2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 8
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống 8
2.2 Cơ sở lý luận 8
2.3 Phân tích diễn biến pháp lý của tình huống 9
2.4 Nguyên nhân của tình huống 11
2.5 Hậu quả của tình huống 12
Phần 3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 13
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống 14
3.2 Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu 14
3.2.1 Xây dựng phương án 14
3.2.2 Lựa chọn phương án 14
3.3 Các giải pháp thực hiện phương án đã chọn 16
Phần 4 KIẾN NGHỊ 18
4.1 Đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước 18
4.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán
bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức lớp học và tạo điều kiện thuận lợi đểcác học viên hoàn thành khóa học theo đúng chương trình dự kiến
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Nhà trường và cácthầy/cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tâm và nhiệt tình truyền đạtcác kiến thức của chương trình cho học viên
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS GVC Hoàng Thị Cường –
Học viện Hành chính Quốc gia, ngoài các bài giảng bổ ích, đã hướng dẫn cho tôihoàn thành tình huống quản lý này
Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Thanh Huyền - Giáo viên chủ nhiệm lớp đã
luôn chu đáo, quan tâm đến các hoạt động của lớp học
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban cán sự Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lýnhà nước ngạch Chuyên viên chính năm 2021 đã làm việc tận tâm, hết mình vìthành công chung của lớp học
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Đỗ Thúy Mai
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, thủy điện là nguồn năng lượng sạch, có khả năngtái tạo và giá thành điện năng rẻ hơn so với các nguồn điện khác, đã góp phầnđáng kể trong việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đangngày càng cạn kiệt; chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sảnxuất công nghiệp tại các vùng có dự án; tăng hiệu quả sản phẩm hàng hóa sảnxuất trong nước có sử dụng điện; tạo thêm nhiều việc làm cho các lực lượng laođộng trong cả nước
Việc vận hành các hồ chứa thủy điện theo đúng quy định sẽ góp phần tíchcực trong việc cắt giảm lũ và điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt cho cácnhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho hạ du Đi đôi với việc xây dựngcác dự án thủy điện, hệ thống giao thông, cấp điện và cơ sở hạ tầng trong khuvực có điều kiện được nâng cấp, phát triển Các hồ chứa thủy điện cũng đượckhai thác phục vụ cho du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy.Các hồ chứa thủy điện còn tạo tiểu vùng khí hậu với độ ẩm cao, tăng mực nướcngầm giúp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực có dự án
Tuy nhiên, trong quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành vẫn còn
đó những tồn tại cần phải được giải quyết
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh HòaBình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam Đây là nhà máy thủy điệnlớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng vàvận hành Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánhthành ngày 20 tháng 12 năm 1994 Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW Sản lượngđiện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh)
Thủy điện Hòa Bình có 4 nhiệm vụ đồng thời bao gồm: chống lũ, phátđiện, tưới tiêu – chống hạn cho nông nghiệp và giao thông thủy Sông Đà là mộttrong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước Côngtrình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho
Trang 5vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội Nhà máy thủyđiện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện ViệtNam Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xâydựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố
Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia Công trình này gópphần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung ViệtNam Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tướicho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất
là trong mùa khô Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa cáccửa sông Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu
Bên cạnh những tác động tích cực và hiệu quả kinh tế của thủy điện trongthời gian qua, thủy điện gây những tác động lớn tới đời sống người dân vùng hạ
du cũng như môi trường sống, đặc biệt do hoạt động xả lũ trong mùa mưa lũtiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân mà trong các báo cáo đánh giá tác độngmôi trường chưa nhận định được
Những năm qua, nghề nuôi cá lồng trên sông Đà, nhất là ở hồ Hòa Bình
đã phát triển mạnh mẽ với số lượng lồng nuôi tăng theo từng năm Để khai tháctiềm năng mặt hồ, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, hỗ trợ ngườidân sản xuất, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ khuyến khích, phát triểnnuôi cá lồng bè vùng hồ Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, hỗ trợ cả về kinh tế vàtạo điều kiện về kỹ thuật nuôi Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh mang lạinhiều giá trị kinh tế cũng như cải thiện đời sống người dân, sự phát triển bùngphát, người dân không chỉ triển khai các lồng bè vùng lòng hồ mà còn triển khaitại phần hạ du dưới thủy điện Hòa Bình Một trong những nguyên nhân chínhcủa việc này là đã nhiều năm nay thủy điện Hòa Bình chưa xả lũ
Gần đây, do mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lũ lớn, theo yêu cầuđiều hành của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương, các đập thủy điệnphái mở cửa xả lũ để đảm bảo an toàn cho các công trình phòng lũ Việc thủyđiện Hòa Bình mở cửa xả đáy đã được thông báo tới vùng hạ du Theo nhận
Trang 6định của các chuyên gia, việc xả lũ sẽ tác động trực tiếp đến vùng hạ du và antoàn hệ thống đê điều đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội Dự kiến
hồ Hòa Bình xả lũ thì mực nước hạ lưu tại Hà Nội sẽ lên 7-8 m Tuy nhiên, chưa
có cảnh báo nào đưa ra cho các hộ nuôi thủy sản vùng hạ du sông Đà về tác hạicủa việc này Với tinh thần bị động như vậy, khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa
xả đáy, bùn đất ở đáy thoát ra với dung tích lớn, cá lồng nuôi trên sông dưới hạ
du chết hàng loạt, với thiệt hại kinh tế khá lớn, gây bức xúc cho các chủ nuôithủy sản, vì cá sắp tới ngày thu hoạch
Ở đây, xung đột giữa vấn đề xả lũ của thủy điện với vấn đề sinh kế củangười dân đã lên đỉnh điểm, sau khi sự việc được các cấp chính quyền xác nhậnnguyên nhân do việc xả lũ, các hộ kinh doanh thiệt hại nặng sẽ được bồi thườngnhư thế nào? Hay không bồi thường? Mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt tại điểmnày, nếu không có giải pháp thấu tình hợp lý thì sẽ gây thêm cho mâu thuẫn xãhội
Việc kịp thời nắm bắt và nghiên cứu các phương án giải quyết các tìnhhuống đã và sẽ xảy ra trong thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy điện
và đền bù là mấu chốt ở đây Giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề Đúng – Sai vàbồi thường hay hỗ trợ các hộ dân sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ giữa doanhnghiệp thủy điện và các hộ nuôi trồng thủy sản trên sông, cùng chính quyền địaphương Việc rút kinh nghiệm cần được quan tâm để không xảy ra những sự cốđáng tiếc và hạn chế tới mức thấp nhất cho người dân thiệt hại và người và của
Là công chức nhà nước vừa được học tập bồi dưỡng những kiến thức vềquản lý hành chính nhà nước chuyên viên chính và công tác tại Cục Kỹ thuật an
toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, tôi chọn tình huống: "Giải
quyết vấn đề đền bù thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản trên sông Đà do thủy điện Hòa Bình xả lũ" để phân tích, làm rõ nguyên nhân, đề xuất các hướng giải
quyết thấu tình đạt lý cho vấn đề trên
Trang 7Phần 1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1 Hoàn cảnh ra đời
Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã sản xuất được gần 210 tỷ kWh; bình quân gần 10 tỷ kWh/năm, chiếm từ 6 - 7% sản lượng điện toàn hệ thống điện, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung Ngoài ra, thủy điện Hòa Bình cũng thực hiện tốt các chức năng khác của thủy điện, gồm:
- Hồ Thủy điện Hòa Bình đã thực hiện cắt 42 trận lũ có lưu lượng đỉnh từ7.0 m3/s trên lưu vực sông Đà
- Hàng năm, cung cấp từ 2 - 3,2 tỷ m3 nước phục vụ đổ ải và gieo cấy vụĐông Xuân cho khu vực Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa khô, chiếm 65 - 70% tổnglưu lượng xả từ các hồ
- Đóng góp từ 1.000 – 1.400 tỷ đồng/năm vào ngân sách tỉnh Hòa Bình,chiếm khoảng 50% tổng thu ngân sách của tỉnh
Đối với vấn đề vận hành của thủy điện, cần đảm bảo an toàn nghiêm ngặttheo các quy định của pháp luật và được phê duyệt hàng năm, nhiều năm Thôngthường, vào mùa mưa lũ hàng năm, lượng nước mưa đầu nguồn đổ về lớn, các
hồ thủy điện đóng vai trò điều tiết lũ, cắt lũ Trước khi có hồ thủy điện Lai Châu
và Sơn La, thủy điện Hòa Bình hàng năm đều xả lũ và thông báo rộng rãi chongười dân hạ du nên ít khi có những thiệt hại đáng tiếc về người và của Tuynhiên, kể từ khi có thủy điện bậc trên, thủy điện Hòa Bình không xả lũ trongnhiều năm gần đây Việc vận hành hồ thủy điện Hòa Bình tuân thủ nghiêm ngặtquy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng do Thủ tướng Chínhphủ ban hành tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2015
Mặt khác, theo chủ trương của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ phần hạ ducủa thủy điện Hòa Bình cũng như theo chủ trương, chính sách phát triển tổnghợp tài nguyên của Đảng, Nhà nước, các hộ dân đã mạnh dạn nuôi cá lồng trongkhu vực lòng hồ thủy điện và một số ít hộ nuôi dưới hạ du thủy điện Hòa Bình,trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ Các mô hình nuôi cá lồng bè mang lại lợi
Trang 8ích kinh tế cao cho người dân, và được tỉnh khuyến khích bằng các hình thức hỗtrợ vốn đầu tư cũng như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Bên cạnh đó, việc pháttriển loại hình kinh tế này vẫn chưa được bài bản, phát triển không theo quyhoạch, lựa chọn địa điểm nuôi lồng bè còn mang tính tự phát, thiếu sự giám sátcủa chính quyền địa phương.
1.2 Mô tả tình huống
Mưa lớn liên tục trong tháng 6 vừa qua và ảnh hưởng từ cơn bão số 2khiến mực nước trên các hồ thủy điện miền Bắc ở mức cao Lúc 10h sáng 18/7,mực nước ở hồ Hòa Bình ở cao trình 105,84m Trong khi đó, lưu lượng nước đổ
về hồ là 3.060 m3/giây
Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban chỉđạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc công ty thủy điện HòaBình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình vào ngày 18/7 và 19/7
Sau 2 ngày xả lũ, lúc 8h sáng 21/7, mực nước hồ thủy điện Hòa Bình vẫn
ở cao trình 106,32m (cao hơn trước khi xả) và cao hơn mực nước cho phép là5,32m Trước tình hình này, Công ty điện lực Hòa Bình được chỉ đạo mở thêmcửa xả lũ số 3 vào 6h sáng 22/7
Liên quan việc xả lũ của thủy điện Hòa Bình trong những ngày qua, tínhđến 11h trưa ngày 21/7, tại 2 huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ
đã có 160 lồng cá nuôi bị thiệt hại, trong đó có 93 lồng có số lượng cá chết trên70%, 67 lồng có số cá chết từ 30-70% Tổng số lượng cá chết khoảng 240 tấn,ước tính thiệt hại khoảng hơn 10 tỷ đồng
Ngoài ra, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếmcứu nạn huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) về thiệt hại do xả lũ đập Thủy điện Hòa Bìnhgây ra, tại huyện Kỳ Sơn, diện tích lúa bị ngập lụt là 6 ha; có 39 hộ nuôi cá lồng
bị chết cá với tổng số 35,6 tấn, thiệt hại hơn 6,6 tỷ đồng
Nguyên nhân ban đầu được xác định là nhà máy thủy điện Hòa Bình mởcửa xả đáy lũ khiến lượng bùn tăng lên, cá bị ngạt khí Mặc dù đã làm đủ các
Trang 9biện pháp như sục khí, chắn lưới… nhưng cá vẫn chết, các hộ nuôi cá lồng bèđành phải bán vội để gỡ gạc được phần nào Tuy nhiên, do lượng cá chết nhiềunên các hộ chịu thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi hộ Điều này đã gây ra bứcxúc cho các hộ dân và yêu cầu cấp thiết là nhận được hỗ trợ của chính quyềncũng như của thủy điện Hòa Bình.
Liên quan đến việc chịu trách nhiệm trong việc xả lũ làm thiệt hàng trămtấn cá cả hàng trăm hộ dân nuôi cá lưu vực sông Đà bị chết, đại diện công tythủy điện Hòa Bình cho biết việc xả lũ là làm theo lệnh của cấp trên và các địaphương cũng đã được thông báo trước Còn vấn đề có hỗ trợ các hộ dân nuôi cálồng phải do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định
Sáng 23/7, Tổng Giám đốc EVN Việt Nam cho biết: Trong mùa mưa lũ,theo quy định các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Hồng phải có tráchnhiệm tuân thủ tuyệt đối lệnh điều hành của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,chống thiên tai Còn về việc EVN Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ các hộ dân nuôi
cá lồng bị chết trên lưu vực sông Đà do ảnh hưởng của đợt xả lũ vừa qua tạithủy điện Hòa Bình hay không, còn phụ thuộc vào Bộ NN&PTNT và Ban Chỉđạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Trách nhiệm đền bù hỗ trợ dân của các cơ quan ra sao, tình huống này sẽđược giải quyết như thế nào cho thỏa đáng?
Phần 2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Phân tích diễn biến tâm lý, nguyện vọng của các hộ nuôi cá lồng bè trên
hạ lưu sông, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước vàchính quyền địa phương;
Phân tích vai trò, trách nhiệm của các Bên liên quan trong công tác phòngchống thiên tai, xả lũ thủy điện;
Trang 10Phân tích các điểm chưa phù hợp trong công tác đánh giá, dự báo các tácđộng của việc xả lũ với hạ du, tìm những điểm pháp lý phù hợp để hỗ trợ chongười dân.
2.2 Cơ sở lý luận
Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần vàphục hồi danh dự theo quy định của pháp luật Điều này đã được quy định tạiHiến pháp năm 2013 của nước ta Người bị thiệt hại về vật chất và tinh thầnđược bồi thường theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước(Luật số 35/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009) và theo quy định tại LuậtDân sự (Luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015)
Với những cơ sở như trên, các hộ dân nuôi cá lồng bè bị chết trắng dothủy điện xả lũ có đầy đủ cơ sở pháp lý để khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường
từ công ty thủy điện vì quyết định mở cửa xả đáy xả lũ
Về phía thủy điện, xả lũ đảm bảo an toàn hồ đập chống lũ cũng được quyđịnh trong Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 và Luật tàinguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012 Theo đó, các thủy điện trên lưu vựcsông phải vận hành theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sôngmột cách nghiêm ngặt Trường hợp thủy điện Hòa Bình, phải vận hành theo quytrình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng do Thủ tướng Chính phủban hành tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2015 Ngoài ra,công trình thủy điện Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mụccông trình trọng điểm an ninh quốc gia tại Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14tháng 6 năm 2017 Với những quy định này thì khi lũ lớn vượt mức quy địnhcần ưu tiên bảo vệ đập thủy điện Hòa Bình bằng mọi giá
2.3 Phân tích diễn biến pháp lý của tình huống
Trong Luật phòng chống thiên tai 2013, từ các điều 22 tới điều 30 có quyđịnh về các hoạt động có liên quan tới ứng phó thiên tai, gồm: xác định phương
án ứng phó thiên tai (điều 22), dự báo cảnh báo và truyền tin về thiên tai (điều
Trang 11thiên tai (điều 26), trách nhiệm trong ứng phó thiên tai (điều 27), hoạt động khắcphục hậu quả thiên tai (điều 30), trách nhiệm thống kê, đánh giá thiệt hại dothiên tai.
Theo Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vựcsông Hồng, Hàng năm, trong mùa lũ, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, TuyênQuang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng trên lưu vực sông Hồng phải vậnhành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
a) Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các côngtrình thủy điện, không được để mực nước các hồ chứa vượt cao trình mực nướcgia cường với mọi trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng lũ thiết kế tần suất 0,01% đối vớicác hồ Lai Châu, Hòa Bình và Thác Bà; lũ kiểm tra PMF đối với hồ Sơn La và
lũ kiểm tra tần suất 0,02% đối với các hồ Tuyên Quang, Bản Chát và HuộiQuảng;
b) Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du:
- Đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ với các trận lũ tại Sơn Tây cóchu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 300 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nộikhông vượt quá cao trình 13,1m;
- Đảm bảo an toàn cho thủ đô Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có chu kỳlặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội khôngvượt quá cao trình 13,4m
c) Đảm bảo hiệu quả phát điện: Trên cơ sở đảm bảo an toàn công trình và
an toàn chống lũ cho hạ du, điều hành để phát điện có hiệu quả cao nhất
Mùa lũ được quy định là từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 9
Trong thời gian làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn chống lũ, việc vận hànhcác công trình xả đáy và xả mặt phải thực hiện theo quy trình vận hành côngtrình xả, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối