1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến việc hoàn thiện nhân cách lối sống tốt đẹp của học sinh lớp 12a5 trường thpt triệu sơn 1

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,79 MB

Nội dung

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xãhội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnhkhiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG TỐT ĐẸP CỦA HỌC SINH LỚP 12A5 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1.1 Thông tư 32/2020/TT– BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học 3

2.1.2 Các kiến thức về mạng xã hội 3

2.1.3 Tiêu chí chẩn đoán đối với chứng nghiện mạng xã hội 3

2.1.4 Các hậu quả khi nghiện mạng xã hội 4

2.1.5 Nguyên nhân nghiện mạng xã hội ở lứa tuổi học sinh 5

2.1.6 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT 6

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN 6

2.2.1 Kết quả điều tra, thống kê về thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 12A5 6

2.2.2 Ý kiến từ Hội cha mẹ học sinh về việc học sinh tham gia mạng xã hội 7

2.2.3 Những mặt tích cực khi học sinh lớp 12A5 tham gia mạng xã hội 7

2.2.4 Mặt trái của mạng xã hội tác động đến việc hoàn thiện nhân cách, lối sống của học sinh lớp 12A5 8

2.2.5 Những tác động từ gia đình dẫn tới việc hình thành thói quen lạm dụng mạng xã hội của học sinh 9

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9

2.3.1 Phối hợp với phụ huynh để yêu cầu học sinh không mang điện thoại tới trường khi chưa có sự đồng ý của giáo viên 9

2.3.2 Giáo dục cho học sinh các kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả và trang bị cho học sinh các kỹ năng “cai nghiện” mạng xã hội 9

2.3.3 Đề nghị cha mẹ học sinh xây dựng các nguyên tắc “giải trí số” của mỗi gia đình 12

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 12A5 13

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

3.1 Kết luận 14

3.2 Kiến nghị 15

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Internet bắt đầu xuất hiện từ những năm thập niên 60 Tuy nhiên tại thờiđiểm đó nó chỉ được sử dụng nội bộ và phục vụ chủ yếu cho quân sự Ngày19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam chính thức hòa vào mạng internet toàncầu

Đến nay, sau 27 năm hoạt động Internet trở thành một thuật ngữ hầu như

ai cũng biết, một phương tiện truyền thông ai ai cũng đang sử dụng, thậm chívới một số bộ phận còn phụ thuộc hoàn toàn. 

Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiệnngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạtđộng và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ Bên cạnh nhiều tiện ích, cáctrang mạng xã hội cũng đã gây ra những hệ lụy không tốt, khó lường Khắc phụcảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng,chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường,

cơ quan chức năng và quan trọng là trách nhiệm của chính bản thân người sửdụng

Với đặc điểm nổi trội là tính giải trí cao, kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉcần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối internet, chúng ta có thể truycập và tham gia vào rất nhiều trò chơi trực tuyến, truy cập các trang mạng xã hộinhư Facebook, Zalo, Youtube, TikTok, Twitter… trong đó, phổ biến nhất làFacebook Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hộicủa mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là mộtphần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người

Các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc

độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụnghợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, sinh hoạt và đời sống xãhội cho học sinh, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xãhội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnhkhiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽđoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng

xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đólúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suấtlao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực.Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý vàviệc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất làgiới trẻ

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội, các trò chơitrực tuyến đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lốisống tốt đẹp của tuổi trẻ hiện nay thì nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng.Nhà trường phải là cầu nối giữa các tổ chức chính trị xã hội và gia đình học sinh

để đề ra các giải pháp giáo dục, hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ về các trangmạng xã hội, làm cho học sinh thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để

Trang 4

chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất chosinh hoạt, học tập Kịp thời phát hiện những học sinh có biểu hiện nghiện mạng

xã hội, để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ

  Với mục đích xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, giúp cho họcsinh có kỹ năng sử dụng mạng xã hội, giải trí một cách lành mạnh, bổ ích tôi đã

chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến việc hoàn thiện nhân cách, lối sống tốt đẹp của học sinh lớp 12A5 Trường THPT Triệu Sơn 1”.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Trang bị các kiến thức, kỹ năng khai thác các nguồn tài liệu mở trênmạng internet phục vụ cho công tác học tập, rèn luyện; giúp học sinh có kỹ năng

sử dụng mạng xã hội một cách bổ ích, lành mạnh, kiểm soát được bản thân

- Tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm các hoạt động giáo dục ngoại khóa,các sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội để các emgiải trí sau giờ học, giảm việc giải trí bằng cách vào mạng xã hội

- Xây dựng lớp học trở thành một môi trường giáo dục lành mạnh, thânthiện, các em được vui chơi, giao tiếp với nhau

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, gia đình học sinh đểhạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đến việc việc giáo dục, nuôi dưỡngphát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của học sinh

- Kịp thời phát hiện các đối tượng học sinh có biểu hiện nghiện mạng xãhội để phối hợp với gia đình giúp học sinh vượt qua nhằm đạt được mục tiêugiáo dục

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các tác động của internet, mạng xã hội tới việc hình thành nhân cách, lốisống của học sinh

- Tâm lí lứa tuổi học sinh THPT khi tham gia giải trí bằng mạng xã hội

- Các mối nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia mạng xã hội

- Các biểu hiện tâm lí của học sinh khi nghiện mạng xã hội

- Các kỹ năng phòng và điều trị khi nghiện mạng xã hội

- Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử của gia đình học sinh

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận:

Tìm hiểu và nghiên cứu các tác động của internet, mạng xã hội tới giớitrẻ;

Nghiên cứu các biện pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các tổchức đoàn thể và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh

- Phương pháp điều tra, quan sát thực tế, thu thập thông tin:

Phỏng vấn những chuyên gia tâm lí, các thầy cô giáo có kinh nghiệmtrong công tác quản lí và giáo dục học sinh;

Trò chuyện, tìm hiểu những tâm tư, trăn trở, lo lắng của phụ huynh khihọc sinh thường xuyên lên mạng xã hội

Trang 5

Trò chuyện với học sinh để hiểu về diễn biến tâm lí khi thường xuyên sửdụng mạng xã hội, chơi các trò chơi trực tuyến

Trò chuyện với một số người đã thành công trong cai nghiện mạng xã hội.Quan sát cách sử dụng điện thoại thông minh của học sinh; các hoạt độngcủa học sinh trong khi tham gia các hoạt động giáo dục; cách giao tiếp của họcsinh tại trường và khi sử dụng mạng xã hội; quan sát diễn biến tâm lí của họcsinh

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:

Điều tra, thống kê các biểu hiện, thói quen và thời điểm, thời gian sử dụngmạng xã hội của học sinh

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:

Xem xét phân tích số liệu, đề ra các giải pháp thực hiện để hạn chế tácđộng tiêu cực của mạng xã hội

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1.1 Thông tư 32/2020/TT– BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Tại khoản 4, Điều 37 quy định học sinh không được sử dụng điện thoại diđộng, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập

và không được giáo viên cho phép

2.1.2 Các kiến thức về mạng xã hội

Mạng xã hội là một trang web hay nền tảng trực tuyến với nhiều hìnhthức, tính năng, giúp mọi người dễ dàng kết nối với nhau ở bất cứ nơi nào Ở đó,không chỉ có các mối quan hệ ảo của những người cùng đam mê, sở thích…màcòn có cả những mối quan hệ đời thực

- Một số trang mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam: Facebook, Zalo,

Instagram, Youtube, TikTok

- Lợi ích của mạng xã hội: Mạng xã hội tạo ra một hệ thống cho phép

người dùng có thể giao lưu với nhau, hoặc có sự kết nối, chia sẻ thông tin hữuích trên nền tảng Internet, nâng cao kỹ năng sống và sự hiểu biết, tích lũy đượcnhiều kiến thức cần thiết Bên cạnh đó, mạng xã hội còn hướng đến mục tiêutạo nên một cộng đồng có giá trị, nâng cao vai trò của mỗi người dùng trongviệc xây dựng các mối quan hệ, thiết lập các nhóm người có chung mục đích, sởthích…

- Mặt trái của mạng xã hội: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện

mạng xã hội rất nguy hiểm Vì khi nghiện mạng xã hội sẽ khiến con người mấtdần đi khả năng giao tiếp, cảm thấy cô đơn, mắc các bệnh về tâm sinh lý, trầmcảm…

Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội sai cách, sai mục đích sẽ tác động tiêu cựcđến bản thân về sức khỏe, tinh thần, suy nghĩ lệch lạc, sao nhãng mục tiêu cánhân; ít tương tác giữa người với người, mất ngủ, mất kiểm soát quyền riêng tư,

có xu hướng bạo lực

Trang 6

Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các trang mạng xã hội

để lừa đảo, đưa các thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận

2.1.3 Tiêu chí chẩn đoán đối với chứng nghiện mạng xã hội

Theo chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện, hiện nay, trong các

sổ tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần, khái niệm chính thức về tìnhtrạng nghiện mạng xã hội chưa được đưa ra

Tuy nhiên, từ năm 1996, nhà tâm lý học Kimberly S.Young tại Mỹ đãnghiên cứu và đề xuất tình trạng nghiện mạng xã hội có thể được xác định dựatrên các tiêu chí:

- Bận tâm với mạng xã hội khi luôn nghĩ về hoạt động online của mình ởlần trước hay các lần sắp tới

- Nhu cầu gia tăng thời gian sử dụng mạng xã hội

- Nhiều lần thất bại khi cố gắng kiểm soát, giảm bớt hoặc ngưng sử dụngmạng xã hội

- Bồn chồn, ủ rũ, buồn phiền hoặc dễ cáu kỉnh khi cố gắng giảm hoặcngưng sử dụng mạng xã hội

- Online trên mạng trong thời gian nhiều hơn so với dự định ban đầu

- Hủy hoại hoặc nguy cơ mất mối quan hệ quan trọng, mất việc làm, cơhội học tập hoặc đề bạt vì mạng xã hội

- Nói dối những người trong gia đình, nhà trị liệu hoặc người khác để chegiấu mức độ bị cuốn hút vào mạng xã hội

- Sử dụng mạng xã hội như cách thức để tạm tránh đối diện với những vấn

đề khó khăn trong cuộc sống hay cảm xúc khó chịu như lo lắng, thất vọng, mặccảm

Chuyên gia nhận định nếu một người được xem là nghiện mạng xã hội sẽ

có từ 5/8 dấu hiệu trở lên Người nghiện mạng xã hội có thời gian sử dụng quá

38 giờ/tuần Việc sử dụng này cho mục đích không liên quan học tập hay làmviệc và gây ra những hậu quả tiêu cực cho bản thân

Người lệ thuộc mạng xã hội không có cơ chế giống nghiện chất nhưngvẫn xuất hiện dấu hiệu đặc trưng tình trạng nghiện Các dấu hiệu nghiện này baogồm gia tăng thời lượng sử dụng (dung nạp); trăn trở và tìm kiếm xoay quanhchủ đề mạng xã hội; phản ứng khó chịu khi tìm cách giảm sử dụng (triệu chứngcai)

(Minh họa: Người nghiện mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến)

Trang 7

2.1.4 Các hậu quả khi nghiện mạng xã hội

- Giảm năng suất công việc: Dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hộikhiến năng suất và hiệu quả làm việc bị giảm sút, người dùng không chú tâm,mất sự tập trung vào công việc của mình, thay vào đó là quan tâm đến mạng xãhội nhiều hơn

- Ảnh hưởng bởi bạo lực mạng: Thực tế người dùng có thể bị chê bai, bị

đe doạ và bị bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội, điều này khiến họ cảm thấy lo sợvới thế giới ảo và cả cuộc sống thực tế bên ngoài Việc tiếp xúc với nhữngđiều tiêu cực và bạo lực ngôn từ thường xuyên trên mạng xã hội có thể làm tăngnguy cơ bị trầm cảm ở người dùng

- Sợ bỏ lỡ và cảm thấy bị loại trừ (FOMO): Một tác hại phổ biến, ngườidùng có thể mắc chứng sợ bỏ lỡ và cảm thấy bị loại trừ khi họ không cập nhậtthông tin nhanh nhất (FOMO – fear of missing out) Người dùng lo sợ nhữngnguy cơ tiềm ẩn như:

+ Sợ làm mọi người thất vọng nếu họ không trả lời nhanh chóng

+ Sợ không giữ được địa vị xã hội

+ Sợ bỏ lỡ một lời mời hoặc một điều gì đó cần thiết

+ Sợ bị bỏ rơi trong các cuộc trò chuyện quan trọng

+ Sợ bỏ lỡ những xu thế đang thịnh hành

- Rối loạn tâm lý: Sử dụng mạng truyền thông xã hội quá mức làm trầmtrọng thêm căng thẳng và mệt mỏi Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từĐại học Pennsylvania (Mỹ) cũng chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội làm tăngnguy cơ trầm cảm và khiến người trẻ trở nên cô đơn Các rối loạn nhân cách vàtâm lý do sử dụng mạng xã hội quá nhiều bao gồm rối loạn chống đối xã hội, rốiloạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cơ thể và tự tử

- Ảnh hưởng sức khỏe khác: Người dùng có thể bị rối loạn giấc ngủ khi

sử dụng ban đêm do ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ thiết bị Loại ánh sáng này

có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tạo melatonin - một loại hormone có chứcnăng điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ của cơ thể dẫn đến tình trạng mất ngủ,khó ngủ Việc thường xuyên sử dụng mạng xã hội sẽ làm giảm các hoạt độngthể chất, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và mắc các bệnh lý như tăng huyết áp,đau nhức xương khớp, cận thị, đục thuỷ tinh thể, Ngoài ra, tiếp xúc liên tụcvới ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào võng mạc

- Bị xâm phạm quyền riêng tư: Người dùng có nguy cơ bị lộ các thông tin

cá nhân Tất cả đều cảnh báo rằng quyền riêng tư đang dần bị mất đi khi mạng

xã hội ngày càng phát triển Do đó, đăng thông tin, địa chỉ nhà và số điện thoạitrực tuyến có thể gây ra nhiều vấn đề về sau, nguy hiểm nhất là các cuộc gọi giảmạo và lừa đảo

Trang 8

(Minh họa: Người bị rối loạn tâm lý khi nghiện mạng xã hội)

2.1.5 Nguyên nhân nghiện mạng xã hội ở lứa tuổi học sinh

Những nguyên nhân dẫn đến nghiện mạng xã hội thì khó có thể nói hết,

có thể phụ thuộc vào từng cá nhân và nhiều yếu tố khác Sau đây là một sốnguyên nhân chính có thể dẫn đến nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay:

- Sự hấp dẫn của mạng xã hội: Các nhà cung cấp các trang mạng xã hộihiện nay có thể nói là rất “tâm lý” khi thiết kế các trang mạng, nó đánh trúngvào tâm lý của giới trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu của họ

- Nghiện do thói quen: Trẻ em sống trong thời đại công nghệ thông tinphát triển, nếu ngay từ nhỏ chúng đã thấy bố mẹ hay những người lớn trong giađình thường xuyên vào mạng xã hội, dần dần chúng sẽ xem đó như một việc tốt

và chúng bị nghiện từ rất nhỏ là khó tránh khỏi

- Xung đột tâm lí: Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ có những thay đổi vềtâm sinh lý, muốn trở thành người lớn, muốn khẳng định mình, muốn đượcngười lớn tôn trọng Nếu bố mẹ vì những áp lực trong cuộc sống, giáo dục concái không đúng cách, giáo dục bằng roi vọt, hoặc thể hiện sự yêu thương bằng

sự áp đặt khiến cho trẻ cảm thấy cô đơn, bất mãn hay thậm chí cảm thấy mìnhthật vô dụng Con trẻ không tìm được cách chia sẻ cảm xúc, thêm với việc cácbạn được tiếp xúc với công nghệ thông tin rất sớm nên rất dễ sa vào các cạmbẫy, và trong đó có mạng xã hội Vì khi vào mạng xã hội, trẻ tìm được cảm giácđược coi trọng, cảm giác mình có vị trí trung tâm

- Thiếu địa điểm vui chơi: Các địa điểm vui chơi dành cho trẻ em, ngay cảcác thành phố lớn vẫn còn thiếu Do vậy, các bạn trẻ tìm kiếm các hình thức giảitrí trên Internet và vào các trang mạng xã hội

- Sự yếu kém của cá nhân trong cuộc sống: Một bộ phận giới trẻ sa vàonghiện mạng xã hội do những bất lực của họ trong thực tế Có một bộ phậnkhông được coi trọng trong thực tế, nhưng khi vào mạng xã hội, họ lại đượckhen ngợi, ca tụng Cũng có một bộ phận vì những biến cố lớn trong cuộc sống,không thể tự cân bằng, họ lại lao vào mạng xã hội như một cách để giải tỏa Dầndần, họ lệ thuộc vào mạng xã hội và nghiện lúc nào không hay biết

- Do môi trường xung quanh: Một người chưa bao giờ biết đến mạng xãhội, nhưng đến khi thấy bạn bè xung quanh vào mạng cũng tò mò xem có gì màbạn bè mình lại say mê đến thế, và rồi từ tò mò vào thử, chơi nhiều rồi cũng thànhnghiện

Trang 9

Như vậy chúng ta thấy thực trạng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ mànhất là học sinh hiện nay là một hiện tượng có nguyên nhân từ nhiều yếu tố tâm

lý, sinh lý và xã hội, gia đình

2.1.6 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT

Ở lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng thanh niên, học sinh THPT chịu sựtác động mạnh mẽ từ tâm sinh lí, đến đời sống tinh thần và vật chất nặng nề.Đây được xem là giai đoạn “ẩm ương”, không phải người lớn, cũng chẳng phảitrẻ con, ở cái tuổi bắt đầu của tuổi dậy thì, muốn khám phá, muốn thể hiện bảnthân, nhưng nếu như không có một định hướng đúng đắn sẽ rất dễ bị lôi kéo, dụ

dỗ vào các tệ nạn xã hội, cũng như các vào các trang mạng xã hội thâu đêm, suốtsáng Vì vậy nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này, để các em pháttriển đúng hướng cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Năm 2023 - 2024, khi các em lên lớp 12, tôi đã giao nhiệm vụ cho lớptrưởng và các tổ trưởng kết hợp điều tra một số thông tin liên quan đến việc cácbạn trong lớp sử dụng mạng xã hội, mục đích sử dụng, thời điểm, thời gian truycập mạng Kết quả báo cáo tổng hợp của các tổ như sau:

Tổ

Có tài khoản mạng xã hội

Dùng mạng

xã hội phục

vụ việc học tập và giải trí

Dùng mạng xã hội chỉ để giải trí

Thời gian truy cập mạng nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày

Truy cập mạng mọi lúc mọi nơi

2.2.2 Ý kiến từ Hội cha mẹ học sinh về việc học sinh tham gia mạng xã hội

Tại Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học 2023 – 2024 bàn về các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hầu hết các bậc cha mẹ họcsinh đều cho rằng: việc học sinh biết sử dụng các thiết bị để truy cập mạnginternet, khai thác nguồn tài liệu mở phục vụ cho việc học tập là cần thiết; ngoài

Trang 10

giờ học học sinh chơi game để giải trí, tham gia mạng xã hội để kết nối bạn bè,người thân, chia sẻ thông tin, tình cảm, lưu giữ các hình ảnh đẹp từ cuộc sốngthường ngày của bản thân và gia đình là bổ ích; không nên cấm đoán học sinhtham gia mạng xã hội và chơi các trò chơi trực tuyến một cách cực đoan.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh băn khoăn khi Thông tư BGDĐT ban hành Điều lệ nhà trường có hiệu lực từ ngày 01/11/2020 không còncấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học dẫn tới học sinh lạm dụng,thường xuyên sử dụng trong thời gian học ở trường làm ảnh hưởng đến chấtlượng học tập, khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh…

32/2020/TT-Từ đó, Hội cha mẹ học sinh đã có văn bản đề nghị nhà trường có giải pháp nhằmhạn chế mặt trái của việc học sinh sử dụng điện thoại trong thời gian học ởtrường

2.2.3 Những mặt tích cực khi học sinh lớp 12A5 tham gia mạng xã hội

- Học sinh có thể tìm và tra cứu thông tin bài học khi cần thiết, tham giacác nhóm luyện đề, các bài giảng trực tuyến

- Thông qua trang thông tin của nhà trường học sinh có thể tiếp nhận cácthông tin giáo dục, tuyên truyền; những hình ảnh thân thuộc từ trường lớp đượcđăng tải giúp học sinh đoàn kết, yêu quý trường lớp hơn

- Tham gia các trang dạy kỹ năng sống, kiến thức khoa học, ngoại ngữ,thể thao,… từ đó có thêm các kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống

- Có thể kết nối, tương tác với bạn bè cùng sở thích và niềm đam mê họctập; kết nối với gia đình, cộng đồng, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốctế

- Học sinh có thể giải trí sau giờ học căng thẳng, tăng năng lượng cho cáctiết học tiếp theo

2.2.4 Mặt trái của mạng xã hội tác động đến việc hoàn thiện nhân cách, lối sống của học sinh lớp 12A5

- Học sinh vào mạng xã hội với thời gian dài mỗi ngày làm ảnh hưởngđến học tập và các hoạt động khác

- Khi tham gia giao thông, một tay điều khiển xe, một tay chơi điện thoạitiềm ẩn nguy cơ tại nạn giao thông rất lớn

- Trong giờ ra chơi giữa các tiết học, học sinh không vui chơi, không giaotiếp với nhau, không ra khỏi chỗ ngồi để thư giãn chuẩn bị tâm thế cho giờ họctiếp theo mà thay vào đó khi nghe tiếng trống hết giờ tất cả học sinh đồng loạtrút điện thoại ra từ túi quần, balo, cặp sách và vào mạng, chơi game

- Khi làm bài tập, trong giờ kiểm tra, giờ học … học sinh vào mạng tracứu đáp án, tra cứu thông tin dẫn tới không hiểu bản chất vấn đề, không có tưduy khoa học

- Tăng tình cảm ảo, xa rời tình cảm thật

- Nhiều học sinh mắc chứng trầm cảm, ngại giao tiếp, lười vận động,không muốn tham gia các trò chơi, các hoạt động giáo dục tập thể

- Trong các buổi sinh hoạt tập thể học sinh chỉ ngồi chơi điện thoại, khôngquan tâm đến nội dung, không suy nghĩ và không tư duy lâu dần thành quen

Trang 11

- Học sinh đua đòi, so sánh với bạn bè từ đó yêu cầu phụ huynh phải muasắm điện thoại đắt tiền quá khả năng của gia đình.

- Học sinh mâu thuẫn trên mạng xã hội dẫn tới các hành vi bạo lực họcđường

- Tiếp cận và chia sẻ những thông tin sai sự thật, những thông tin xấu, độchại, mâu thuẫn trên mạng xã hội dẫn tới các hành vi bạo lực học đường

- Tham gia mua bán hàng online dẫn tới bị lừa đảo, vay tín dụng đen

- Học sinh thường xuyên đi học muộn, mệt mỏi, ngủ gục trên bàn khôngchú ý đến bài giảng vì thức đêm để vào mạng xã hội và chơi game

- Tham gia những trò chơi trực tuyến phải có tiền để mua tiền ảo; cá cược,

lô đề, bài bạc trên mạng dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật

- Tham gia vào các nhóm chat mang tư tưởng cực đoan, chống đối xã hội

Hình ảnh học sinh dùng điện thoại trong giờ ra chơi và khi tham gia giao thông

2.2.5 Những tác động từ gia đình dẫn tới việc hình thành thói quen lạm dụng mạng xã hội của học sinh

Thói quen sử dụng mạng xã hội và các thiết bị điện tử của mỗi gia đìnhngay khi con cái còn nhỏ đã tác động rất lớn đến việc nghiện game, nghiệnmạng xã hội của học sinh, chẳng hạn: con cái không ăn, nhiều gia đình thường

áp dụng là cho trẻ chơi game để ăn; hoặc bố mẹ muốn thư thái khi ngồi uống càphê mà không bị trẻ quấy chính là việc 'giao hẳn' điện thoại cho trẻ; khi trẻ khóc,cách nhiều bố mẹ hay dùng là “để bố mẹ cho con chơi điện thoại nhé”. Bố mẹ

“khen thưởng” cho con bằng việc cho chơi điện thoại, máy tính; bản thân cha,

mẹ cũng thường xuyên sử dụng mạng xã hội, chơi điện thoại trong thời giankhông phù hợp dẫn đến con học theo

(Minh hoạ: Thói quen dùng điện thoại của một số gia đình hiện nay)

Trang 12

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3.1 Phối hợp với phụ huynh để yêu cầu học sinh không mang điện thoại tới trường khi chưa có sự đồng ý của giáo viên

Thực hiện Điều 37, khoản 4, Thông tư 32/2020/TT- BGDĐT, giáo viênchủ nhiệm lớp 12A5 đã đề nghị cha mẹ học sinh cam kết không cho con mangtheo điện thoại thông minh, thiết bị điện tử có thể truy cập mạng tới trường khi

chưa được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn (trường

hợp đặc biệt phải đăng kí với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm) Điều

này nhằm hạn chế việc học sinh vào mạng xã hội, chơi điện tử trong giờ học …khiến cho giáo viên lên lớp phải quản lí, giám sát, xử lí học sinh vi phạm làmgiảm hiệu quả bài dạy đặc biệt tạo môi trường thân thiện để học sinh vui chơi,trò chuyện, giao tiếp với nhau thay vì mỗi học sinh một điện thoại để sống vớithế giới riêng của mình

Phối hợp với các giáo viên bộ môn để nắm bắt được các tiết học cho phéphọc sinh sử dụng điện thoại thông minh để thông báo trước với cha mẹ học sinhqua nhóm zalo phụ huynh của lớp và tin nhắn VnEdu

Việc học sinh mang điện thoại tới trường khi chưa có sự đồng ý của giáoviên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn được coi là vi phạm quy định của nhàtrường

2.3.2 Giáo dục cho học sinh các kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả và trang bị cho học sinh các kỹ năng “cai nghiện” mạng xã hội

Chúng ta phải công nhận rằng mạng xã hội ngày nay rất phổ biến và trởthành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhất là đối với giới trẻ

Do đó chúng ta cần trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xãhội an toàn, hiệu quả, đúng mục đích và kỹ năng “cai nghiện” mạng xã hội.Nhận thức được vấn đề này, trong buổi hoạt động ngoại khoá tuần đầu tiên củanăm học tôi đã tổ chức cho học sinh lớp 12A5 thuyết trình, thảo luận về kỹ năng

sử dụng mạng xã hội, kỹ năng cai nghiện mạng xã hội Phân công cụ thể nhưsau:

- Nhóm thuyết trình gồm 5 học sinh do em Hà Thị Lan Dung làm trưởngnhóm: Chuẩn bị các kiến thức về mạng xã hội, các câu hỏi, soạn slide trìnhchiếu,

- Thành phần tham dự: GVCN và 42 học sinh lớp 12A5

- Thời gian: 14h00’ thứ 7 ngày 09/9/2023

- Địa điểm: Phòng học lớp 12A5 trường THPT Triệu Sơn 1

- Tiến hành thuyết trình và thảo luận:

+ Giới thiệu chủ đề thuyết trình

+ Thuyết trình về các kiến thức liên quan đến mạng xã hội, mặt tíchcực và những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội

+ Thảo luận về những tác hại khi nghiện mạng xã hội, các kỹ năng

“cai nghiện” mạng xã hội

+ Thảo luận về cách sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, pháthuy được mặt tích cực của mạng xã hội

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w