1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng kiến thức môn khoa học tự nhiên 8 trong bảo vệ sức khoẻ ở trường thcs chu văn an nga sơn

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 10

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD đánh giá

Phụ lục

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ tình hình thực tế lứa tuổi học sinh lớp 8 đang ở tuổi dậy thì

có những thay đổi về cả tinh thần và thể chất cơ thể đang trong quá trìnhchuyển từ một đứa trẻ sang người trưởng thành Các em đang từ những đứa trẻphụ thuộc vào cha mẹ, nay đã muốn thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hànhvi Lúc này các em muốn đưa ra ý kiến và cách giải quyết các vấn đề của bảnthân Mặc dù cơ thể đã lớn nhưng tính tình còn rất trẻ con và bồng bột Nhữngthay đổi nhiều trong cấu tạo cơ thể cũng như tâm sinh lí làm các em bối rối Vìvậy tôi đã hình thành ý tưởng là làm sao để giáo dục các em học sinh lớp 8 có ýthức giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ thông qua các bài học của môn khoa học tựnhiên 8.

Hiện nay chúng ta đã có sự đổi mới sâu sắc về nội dung, chương trìnhthông qua việc sử dụng sách giáo khoa mới Nhưng chương trình và nội dungsách giáo khoa chỉ đề cập đến việc dạy cái gì và để làm gì còn việc dạy và họcnhư thế nào thì còn phụ thuộc vào khả năng của người dạy chương trình Trongnội dung chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 8 đã trang bị cho các emnhững kiến thức cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo và hoạt động của cơthể sống, học sinh đã được nghiên cứu về chính bản thân mình, khám phá nhữngđiều bí ẩn của cơ thể Một con người có sức khoẻ tốt thì sẽ đem lại nhiều lợi íchcho cuộc sống Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tộicó xu hướng gia tăng Những biến đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng mạnh đến lốisống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách Tuy nhiên đâycũng là vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm Phim ảnh, báo chí,những nếp sống, hoạt động không lành mạnh… làm cho các em dễ bị lôi cuốn,bị sa ngã Đặc biệt xuất hiện hiện tượng một số em học sinh phổ thông cơ sở đãtập tành hút thuốc lá, uống rượu bia,… nguyên nhân sâu xa là do các em cònthiếu hiểu biết về tác hại của các chất gây nghiện Vậy nên tôi chọn đối tượngnghiên cứu là học sinh khối 8, thông qua giảng dạy bộ môn khoa học tự nhiên 8để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sức khoẻ Bộ môn khoa học tự nhiên 8 trongtrường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bảnvà cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt độngsống của con người Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thânthể, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ Đặc biệt giúp các em có thêm hành trangkiến thức về bảo vệ sức khoẻ, giúp các em có thêm tự tin để bước vào cuộcsống.

Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của ngànhgiáo dục, đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho học

Trang 3

sinh tích cực và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Để góp phần thựchiện việc đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạotiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng kiến thứctìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của xãhội

Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng giatăng Đặc biệt xuất hiện những vụ giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượnggây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ Bêncạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu,tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm, … Nhiều em học giỏi, nhưng ngoàiđiểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâuxa là do các em thiếu hiểu biết về cuộc sống, chưa trang bị cho mình đầy đủ kiếnthức về bảo vệ sức khoẻ, học chưa đi đôi với hành.

Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một đề tài được

đúc rút ra được trong suốt quá trình dạy học phân môn Sinh học là: “Vận dụngkiến thức môn Khoa học tự nhiên 8 trong bảo vệ sức khoẻ ở trường THCSChu Văn An”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang bị cho học sinh phát triển toàn diện, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ,góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực và các kỹnăng sống cần thiết, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Phân loại các loại bài dạy trong chương trình khoa học tự nhiên 8 có thểlồng ghép vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho học sinh Nhằm định hướng cho HS hiểuvà ý thức được tầm quan trọng của sức khoẻ đối với cuộc sống, việc giáo dụcnày có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học môn khoa học tự nhiên ởtrường THCS nói chung và trường THCS Chu Văn An nói riêng.

Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn khoa học tự nhiên.

Trang bị cho các em biết cách giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh cơ thểở tuổi dậy thì, biết cách giữ mối quan hệ bạn bè trong sáng và không sa đà vàotệ nạn xã hội.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 8 Trường THCS Chu Văn An - là giai đoạn mà học sinh cónhiều thay đổi về tâm sinh lí cơ thể

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, hội thảo mở chuyên đề về việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học các bộ môn nói chung vàbộ môn khoa học tự nhiên 8 nói riêng ở trường THCS.

Trang 4

Qua tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến bảo vệ sức khoẻ và giáo dụcgiới tính cho học sinh.

Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, từ thực tế việc học bộ mônkhoa học tự nhiên của học sinh

Phương pháp thực tế tức là theo dõi sự thay đổi tâm sinh lí của chính họcsinh mình đang giảng dạy qua các năm.

Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm thông tin và nhận các dịch vụ chăm sóc sứckhỏe sinh sản từ:

- Các sách tham khảo có từ thư viện trường học

- Các giáo viên bộ môn khoa học tự nhiên, giáo dục công dân, văn học,… - Cán bộ y tế của các cơ sở y tế , các cộng tác viên dân số và cán bộ đoànthể nơi đang cư trú

- Tại các trung tâm tư vấn và dịch vụ thân thiện cho vị thành niên tại địaphương

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 – 2024 là năm đầu tiên dạy chương trình sách giáo khoamôn Khoa học tự nhiên 8 Vì vậy nhà trường cũng như các cấp lãnh đạo đã chỉđạo rất sát sao việc đổi mới công tác dạy và học Ở nội dung chương trình cũ,sách giáo khoa vẫn nặng về phần cấu tạo của cơ thể người, các kiến thức thựchành và vận dụng cũng có nhưng chưa bám sát nhiều vào tình hình thực tế Vìvậy điểm mới của đề tài này là kết hợp giữa học đi đôi với hành Các tiết học cóphần gắn với bảo vệ sức khoẻ thì phần này được chú trọng nhiều hơn giúp họcsinh khắc sâu kiến thức và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Mục tiêu giáo dục:

Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạođức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Mục tiêu này đã được nêu trong các nghị quyết và luật giáo dục đó là giáo dụccon người thành nhân trước khi thành tài, có sức khoẻ, có thành công.

2.1.2 Mục tiêu dạy học bộ môn:

Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó có kĩ năng bảo vệ sứckhoẻ của bản thân, gia đình và bạn bè.

2.1.3 Nguyên lí giáo dục:

Trang 5

Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắnliền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dụcxã hội.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyềnthống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, còn tách rờitừng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lạicũng chưa cao Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướngtất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thứccủa học sinh.

Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn khoa học tự nhiên, đặc biệt làkhoa học tự nhiên 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên củachúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.

Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có lồng ghép kiếnthức về bảo vệ sức khoẻ đã được áp dụng nhiều trong các tiết học nhưng hiệuquả thực tế chưa cao Một số em còn nặng về lí thuyết còn chứ chưa chú trọngnhiều đến việc học đi đôi với hành vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả học tập Bêncạnh đó còn phải chú trọng việc dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong cácmối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,….) Hơn nữa giáo viêncác bộ môn với thời gian hạn chế trên lớp phải lo chuyển tải các nội dung bàidạy Trong thời gian qua nhiệm vụ thực hành các nội dung bài học trong thựctiễn còn chưa có nhiều thời gian để kiểm tra Một số quan điểm cho rằng mộtkhiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là chúng ta mới chỉnghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt làmôn khoa học tự nhiên lại rất cần thiết khi trang bị cho các em vốn kiến thức vềgiữ gìn và bảo vệ sức khoẻ.

Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Vận dụng kiến thức mônkhoa học tự nhiên 8 trong bảo vệ sức khoẻ ở trường THCS Chu Văn An” Vớimong muốn các học sinh không những học tốt mà còn có kĩ năng bảo vệ sứckhoẻ cho chính bản thân mình.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Giải pháp chính

* Đối với giáo viên

+ Giáo viên đã phân loại kiến thức bảo vệ sức khoẻ dựa vào nội dung bàihọc, khả năng nhận thức của các em từ đó đưa ra những phương pháp dạy họckết hợp lồng ghép kiến thức bảo vệ sức khoẻ cụ thể cho từng bài hiệu quả + Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực Khơi gợi đượctính thích khám phá, say mê nghiên cứu của các em.

Trang 6

+ Học sinh vùng nông thôn, khả năng nhận thức còn hạn chế nên việctruyền đạt kiến khoa học tự nhiên 8 cũng như giáo dục các em nâng cao nănglực nhận thức, hình thành và phát triển các kỹ năng vận dụng kién thức trongbảo vệ sức khoẻ trong cuộc sống còn gặp một số hạn chế, nhiều em chỉ chútrọng đến việc học toán, ngoại ngữ, mà chưa chú trọng nhiều đến việc thựchành môn khoa học tự nhiên để bảo vệ sức khoẻ Điếu đó đòi hỏi các thầy côgiáo phải tâm huyết, kiên trì, tổ chức các hình thức dạy học hấp dẫn để thu húthọc sinh học tập bộ môn cũng như nâng cao ý thức thực hành để giữ gìn sứckhoẻ

* Đối với học sinh

+ Trước hết học sinh cần chú ý giờ học lý thuyết để hiểu kiến thức cơ bản,chăm chỉ làm các bài tập vận dụng trong sách giáo khoa và trong sách bài tập đểnắm vững kiến thức Sau đó chủ động tìm tòi, khai thác, mở rộng kiến thức quacác bài tập trong các giờ bài tập, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa do thầy côgiáo hướng dẫn và trong các tài liệu tham khảo.

+ Các em ngoài việc lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức về cơ thể ngườitrong chương trình khoa học tự nhiên 8 một cách vững chắc mà còn cơ bản hìnhthành và phát triển được các kỹ năng nắm bắt, hiểu, vận dụng và xử lý được cáckiến thức đó vào cuộc sống, vào việc vệ sinh cơ thể, tránh xa các tác động xấuảnh hưởng đến học tập và sức khoẻ của các em.

+ Các em học sinh phải tạo cho bản thân hứng thú yêu thích bộ môn khoahọc tự nhiên nhất là phần vật sống ở phần lớp 8 vì phần này cung cấp một số kiếnthức cơ bản về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người Quađó giúp các em học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống, vàoviệc vệ sinh cơ thể và bảo vệ sức khoẻ, tránh xa các tác động xấu ảnh hưởng đếnbản thân Nâng cao năng lực nhận thức và các kỹ năng sống cần thiết khác

* Thời gian tổ chức thực hiện: Giáo viên có thể hướng dẫn lồng ghép

vào các giờ học lý thuyết, trong các tiết bài tập, tiết thực hành, và trong các buổihọc ngoại khóa

2.3.2 Giải pháp tổ chức thực hiện

Khi có sức khoẻ tốt mỗi con người có thể giải quyết những nhu cầu vàthách thức trong cuộc sống một cách có hiệu quả Năng lực tâm lý xã hội là khảnăng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộcsống Đó cũng là yêu cầu của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnhvề mặt tinh thần, biểu hiện ở hành vi phù hợp và tích cực trong khi tương tác vớingười khác, với nền văn hóa xã hội và môi trường xung quanh Năng lực tâm lýxã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất là

Trang 7

về mặt thể chất, tinh thần,và xã hội Bảo vệ sức khoẻ cũng chính là điều kiện cầnthiết và quan trọng nhất, là chìa khoá giúp mỗi con người có thể thực hiện đượcmọi mơ ước của mình.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng để giáo dục các em học sinhphát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ thì chỉ có cách dạy các em biếtcách giữ gìn sức khoẻ, lồng ghép các kiến thức giáo dục kỹ năng sống thông quabộ môn Để làm được điều đó tôi thực hiện các bước sau:

*Phân loại kiến thức bảo vệ sức khoẻ: Chia làm 2 nhóm

- Các kiến thức về cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan và các quá trình sinh lícủa cơ thể

- Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người.- Hệ thần kinh và giác quan ở người.

- Hệ nội tiết ở người.

- Da và điều hoà thân nhiệt ở người - Sinh sản ở người.

b/ Các kiến thức về thực hành gồm các bài như:

- Hệ vận động ở người.

-Thực hành về máu và hệ tuần hoàn.- Hệ hô hấp ở người.

- Da và điều hoà thân nhiệt ở người

* Vận dụng kiến thức bảo vệ sức khoẻ thông qua bộ môn:

Để việc lồng ghép kiến thức bảo vệ sức khoẻ thông qua bộ môn khoa họctự nhiên 8 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nộidung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình củamột tiết dạy Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành thời gian để dặn dòcác em Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạthiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới GV phải đưa

Trang 8

ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gầngũi với các em thì mới giáo dục về bảo vệ sức khoẻ có kết quả cao

Việc tích hợp các kiến thức về bảo vệ sức khoẻ cho học sinh được thựchiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ởmột số bài điển hình Cụ thể như:

a Vận dụng kiến thức cấu tạo các cơ quan trong bảo vệ sức khoẻ:a.1 Bảo vệ sức khoẻ trong tư thế đứng thẳng:

* Ví dụ 1: Bài hệ vận động ở người: Ngoài việc khai thác như sách giáo

khoa tôi còn đặt các câu hỏi: Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không được đểlâu? (để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi xương vẫn cửđộng khó khăn) Qua đây ta giáo dục được cho học sinh khi bị sai khớp phảiđiều trị ngay, không được chần chừ vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại Hayngồi học phải đúng tư thế giúp cho cột sống phát triển tốt không bị cong vẹo,ảnh hưởng đến dáng người và sức khoẻ đặc biệt là tuỷ sống bên trong.

* Ví dụ 2: Bài dinh dưỡng và tiêu hoá ở người:

Thức ăn có liên quan gì đến sự phát triển của cơ thể? Vì sao trẻ em ViệtNam thường mắc bệnh còi xương? Chế độ ăn như thế nào dễ mắc bệnh béo phì?Như vậy thông qua các câu hỏi trên sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnhthành đáp án đúng ta sẽ giáo dục cho học sinh một số kỹ năng như: ăn đủ chấtđặc biệt thức ăn giàu canxi; hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, đồ chiênxào và đồ ăn chế biến sẵn, lao động và thể dục thể thao vừa sức, thường xuyêntắm nắng vào buổi sáng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

a.2 Biện pháp phòng tránh một số bệnh tật thông thường:

* Ví dụ : Hệ thần kinh và các giác quan ở người: Tại sao không đọc

sách nơi thiếu ánh sáng hay đang đi tàu xe?

- Nguyên nhân dẫn đến cận thị? Để không bị cận thị em cần phải làm gì?Qua câu hỏi này giáo dục cho học sinh ngồi học đúng tư thế, đảm bảo khoảngcách giữa mắt và sách, khi xem ti vi không ngồi gần và không xem với thời gianquá dài; không đam mê trò chơi điện tử, phải đọc sách nơi có đủ ánh sáng;

- Nêu các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột mà em biết? Từ đó giáo dụccho các em không dụi tay bẩn vào mắt, không dùng chung khăn mặt, không tắmsông, thường xuyên rửa mặt bằng nước muối pha loãng,

a.3 Kiến thức về sức khỏe sinh sản:

* Ví dụ 1: Bài: Sinh sản ở người

- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam, nữ? Trong nhữngbiến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

- Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vịthành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? Những hậu quả có thể xảy ra

Trang 9

khi phải xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì?Làm thế nào để tránh được?

- Thông qua các câu hỏi trên giáo dục các em học sinh biết mình cần phảilàm gì khi còn là học sinh, giúp các em không cảm thấy lo lắng và bỡ ngỡ đốivới sự thay đổi trong cấu tạo cơ thể cũng như tâm sinh lí của tuổi dậy thì Sốngvô tư, hồn nhiên, tập trung vào học tập, không đua đòi, bồng bột, nhất thời hồ đồđể lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.

a.4 Tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy:

- Nêu tác hại của khói thuốc lá? Và để lớp học sinh động hơn giáo viên tổchức đố vui; hút thuốc lá có 3 cái lợi: không sợ ăn trộm, không sợ chó cắn,không sợ chết già Em nào giải thích được? Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổsung: Hút thuốc lá nhiều bị viêm phổi ho nên ban đêm ăn trộm nghe ho tưởngcòn thức nên không vào nhà lấy trộm Viêm phổi ->Lao phổi ->Ung thư phổingười gầy yếu nên đi phải chống gậy, gặp chó xông vào lấy gậy tự vệ nên khôngsợ chó cắn Và tất nhiên ung thư phổi thì sẽ chết trẻ đâu còn để già mới chết.Qua câu đối vui đó giáo viên giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hútthuốc lá Từ đó em sẽ không hút thuốc là và vận động, tuyên truyền người thân,bạn bè không hút thuốc lá Để tăng hiệu quả của việc giáo dục, giáo viên chohọc sinh xem thêm video về tác hại của khói thuốc lá để học sinh hiểu sâu hơnvề tác hại của việc hút thuốc lá.

a.5 Kỹ năng phòng ngừa tai nạn cho trẻ:

* Ví dụ : Bài hệ hô hấp ở người:

Trước khi hô hấp cho người bị chết đuối, điện giật, ta cần phải làm gi?Trình bày kĩ thuật thổi ngạt, kĩ thuật ép tim? Qua đó giáo dục cho học sinh kỹnăng gặp người chết đuối phải xốc nước rồi mới hô hấp Trường hợp điện giậtphải cắt cầu giao điện Qua từng phương pháp hô hấp học sinh nắm được các kỹnăng hô hấp nhân tạo Để tăng tính giáo dục giáo viên cho học sinh xem một sốvideo về hô hấp nhân tạo.

a.6 Bảo vệ sức khoẻ liên quan đến môi trường sống:

* Ví dụ 1: Bài hô hấp ở người: Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm

sạch bầu khí quyển xung quanh ta? Giáo dục học sinh trồng cây xanh.

* Ví dụ 2: Bài da và điều hoà thân nhiệt: để bảo vệ da ta cần phải làm

gì? Giáo dục học sinh vệ sinh thân thể: tắm rửa, thay quần áo Vệ sinh trườnglớp, nhà ở, môi trường xung quanh, bảo vệ cây xanh.

b Các kiến thức thực hànhb.1 Kỹ năng thực hành:

* Ví dụ: Bài hệ thần kinh và các giác quan:

Trang 10

Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 54.3 SCK

- Nêu tác hại của rượu, thuốc lá, ma tủy?

- Nêu những biểu hiện về cử chỉ và hành động của những người nghiệnrượu, thuốc lá, ma túy?

- Thông qua đó giáo viên giáo dục học sinh sống có nhân cách: không bêtha, chửi thề, nói tục, trộm cắp, gây gổ đánh nhau,

b.2 Bảo vệ sức khoẻ thông qua thói quen làm việc và học tập đúnggiờ:

* Ví dụ: Bài hệ thần kinh và các giác quan:

- Em hãy cho ví dụ về một số phản xạ có điều kiện? Điều đó có ý nghĩagì?

- Sau khi học sinh cho ví dụ Giáo viên điều chỉnh bổ sung từ đó cho cácem thói quen:

- Đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ - Đi học đúng giờ

- Có thời gian biểu học tập- Ăn đúng giờ, điều độ

b.3 Vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượngtrong thực tế đời sống, học tập và sản xuất:

* Ví dụ 1: Bài da và điều hoà thân nhiệt

Vì sao khi mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trờirét, da thường tái hoặc sởn gai ốc? Qua đó các em hiểu được cơ chế tự điều hòathân nhiệt là trời lạnh da nổi gai ốc để giữ nhiệt, trời nóng mặt đỏ bừng vì thoátnhiệt.

* Ví dụ 2: Bài môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết nước tiểu

Tại sao khi mùa lạnh ta thường đi tiểu nhiều? Vì sao ta không nên nhịntiểu lâu? Qua đó giúp học sinh giải thích được hiện tượng thực tế và giáo dụccác em đi tiểu đúng lúc để tránh sỏi thận.

c Bảo vệ sức khoẻ liên quan đến tình cảm, tinh thần:

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng khôngai cũng có được điều đó Bệnh tật, tai nạn luôn rình rập hoặc do thiếu hiểu biếthay một chút nông nổi đã mắc phải căn bệnh quái ác Thông qua chương trìnhkhoa học tự nhiên 8 giáo dục các em biết cách bảo vệ mình và quan tâm, giúp đỡmọi người chẳng may rơi vào các hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật hay lầm lỡ Giáo

Trang 11

dục các em không phân biệt đối xử, xa lánh những nạn nhân HIV, AIDS Hãygần gũi, thông cảm chia sẽ để nạn nhân này sống có ích trong những ngày cònlại của đời mình.

* Ví dụ: Bài máu và hệ tuần hoàn ở người

Ta có nên kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV, AIDShay không? Vì sao? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên điều chỉnh bổ sung và đểtăng giáo dục giáo viên cho học sinh đọc một lời tâm sự của nạn nhân AIDS

Qua đó giáo dục các em: - Thông cảm với người bị HIV, AIDS- Không phân biệt đối xử với họ- Biết chia sẽ với nạn nhân AIDS

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Nhờ kết hợp kiến thức bảo vệ sức khoẻ thông qua bộ môn khoa học tựnhiên 8 mà học sinh có thêm được những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khoẻbản thân cũng như trợ giúp mọi người trong một số tình huống cần thiết Trongtừng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõrệt về tính tích cực và chủ động tiếp thu và thực hành các kiến thức về bảo vệsức khoẻ Các em đã tự tin hơn khi gặp một số tình huống khẩn cấp cần được xửlí như em đã biết cách sơ cấp cứu khi gặp tai nạn như sơ cứu cầm máu, sơ cứuxương cẳng tay bị gãy, hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân chết đuối, điện giật.Đặt biệt các em biết cách phòng tránh một số bệnh tật thông thường như: bệnhcong vẹo cột sống, bệnh đau mắt hột, cận thị Biết phòng các bệnh như: sỏi thận,viêm đường hô hấp, tim mạch Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiệntượng xảy ra chính trên cơ thể mình như mặt đỏ bừng khi trời nắng, da tái, nổigai ốc khi trời lạnh, mùa mưa, lạnh hay đi tiểu nhiều, khi bước vào phòng thi timđập mạnh Các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa Cácem biết được tác hại của rượu, thuốc lá, ma túy để khỏi lâm vào các tệ nạn xãhội Các em đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp ốm đau nhưchép bài hộ bạn Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người bị nạn, tật nguyền nhưủng hộ các bạn bị ảnh hưởng chất độc màu da cam Không kì thị, xa lánh nhữngngười chẳng may bị bệnh HIV-AIDS Nhờ thông thạo kỹ năng thực hành nênnhiều em đã làm rất tốt thực hành khoa học tự nhiên 8 Các em đã biết đượcnhững dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy thì giúp các em không phải hốthoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi bất thường Từ đó các em biếtcách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ vệ sinh kinh nguyệt, phòngtránh các bệnh phụ khoa Giúp các em nhận thức rõ về giới từ đó tránh được các

Trang 12

điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên Đặc biệt chất lượng bộ môn tăng lênrõ rệt qua các lần kiểm tra cụ thể như sau:

BẢNG SỐ LIỆU

Ý thức bảo vệ sức khoẻ của học sinh khối 8

Lớp Sĩ số

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trongquá trình dạy môn khoa học tự nhiên 8 Đối với việc rèn luyện kĩ năng bảo vệsức khoẻ cho học sinh chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết hợp với theodõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở Do trình độ của học sinh không đồng đều, ýthức của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thayđổi được Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghépkiến thức sao cho phù hợp, tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào việc giáo dụcbảo vệ sức khoẻ mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học.Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện thay các côngviệc của bác sỹ và những nhà chuyên môn (Bởi ở môn khoa học tự nhiên chỉlồng ghép, và chúng ta chưa đi chuyên sâu về vấn đề này) Giáo viên giảng dạythông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằmtrang bị những kiến thức về bảo vệ sức khoẻ cho học sinh mà không ảnh hưởngđến nội dung kiến thức của bài học Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đềtài này mang tính khả thi Sau gần một năm thực hiện các em học sinh cóchuyển biến rõ rệt từ thái độ thờ ơ trở thành tích cực, chủ động tiếp thu kiếnthức

3.2 Kiến nghị:

Trang 13

- Đối với Giáo viên: Để lồng ghép kiến thức bảo vệ sức khoẻ một cách cóhiệu quả cần có sự đồng thuận của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn nhất làcác giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy thể dục và giáo viên dạy môn tựchọn.

- Đối với phòng giáo dục: khuyến khích tích hợp các kiến thức về giáo dụckĩ năng sống kết hợp với bảo vệ sức khoẻ cho học sinh.

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế Tôi kính mong các đồng chí trong hội đồng khoa học trường, các đồng chítrong hội đồng khoa học chấm đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở các cấp góp ýchân thành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và thành công.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2024Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính bản thân tôi thực hiện không copy hay sao chép.

Mai Thị Thuỳ

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w