1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Cương ôn tập - môn - Dân Vận ( full đáp án 10 câu )

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp Môn Dân Vận
Chuyên ngành Dân Vận
Thể loại Đề Cương Ôn Tập
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 51,76 KB

Nội dung

Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưađường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòihỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

MÔN Dân vận

Câu hỏi Câu 1: Trình bày những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở? Liên hệ thực tiễn tại đơn vị cơ sở?

Câu 2: Đồng chí hãy phân tích kỹ năng gặp gỡ trực tiếp và thăm tại nhà trong tuyên truyền, thuyết phục cá nhân? Liên hệ thực tiễn việc thực hiện 2 kỹ năng này tại cơ sở, đơn vị?

Câu 3: Nêu khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội? Phân tích các bước trong quy trình

xử lý điểm nóng chính trị- xã hội? Liên hệ thực tiễn tại cơ sở?

Câu 4: ý nghĩa công tác đánh giá cán bộ Phân tích nguyên tắc cơ bản trong đánh giá cán

Câu 8 Trình bày hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở Liên hệ TT

Câu 9 trình bày nội dung cơ bản về nghiệp vụ tuyên truyền GD của Đoàn Tn? Liên hệ? Câu 10 Trình bày nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác hội phụ nữ và vận động hội phụ

nữ cơ sở? liên hệ thực tiễn công tác vận động hội phụ nữ ở cơ sở?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Trình bày những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở? Liên hệ thực tiễn tại đơn vị cơ sở?

Trả lời:

Khái niệm PCLĐ: Là toàn bộ sự định hướng, lề lối và cách thức tác động đặc thù của 1

người lãnh đạo quản lý, nó được hình thành trên cơ sở yếu tố chủ quan và các yếu tố kháchquan trong hệ thống quản lý

Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà ngưởi lãnh đạo,quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằmthực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đề ra

Những biểu hiện đặc trưng trong PCLĐ:

- Tác phong làm việc dân chủ: là đặc trưng cơ bản, nó khơi dậy được mọi sự tham gianhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị,

Trang 2

trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước ở cơ sở có hiệu quả.

- Tác phong làm việc khoa học: Thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của PC LĐ cấp cơ

sở Người lãnh đạo hiện nay cần thiết phải có trình độ chuyên môn, trí tuệ, là cấp tổ chức thựchiện nên đòi hỏi người LĐQL phải có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người

và sử dụng con người đúng việc, đúng chỗ.,

- Tác phong là việc hiệu quả, thiết thực: Đây là tiêu chí đánh giá tài – đức của cán bộ LĐ,đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưađường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòihỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả vàthiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện

- Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo cơ sở

Có đi sâu đi sát quần chúng mới có được tác phong khoa học, dân chủ, hiệu quả và thiết thực

- Tác phong tôn trọng tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: là phogn cách không chỉ

là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyêntắc ứng xử của người lãnh đạo

- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cấu thị: Giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ

sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tácphong nàu giúp dễ gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của quần chúng

- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: Nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng

hộ những cái mới tích cực nhân nó lên thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân ở cơ sở ngày càng được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn

- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: Là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân Để tạo ra bước chuyển mớitrong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa…rất cần đến tác phong gương mẫu, tiên phong củanhững người cán bộ lãnh đạo, quản lý để qua đó người dân mến phục, noi theo và tin tưởng

Liên hệ thực tiễn:

Câu 2: Đồng chí hãy phân tích kỹ năng gặp gỡ trực tiếp và thăm tại nhà trong tuyên truyền, thuyết phục cá nhân? Liên hệ thực tiễn việc thực hiện 2 kỹ năng này tại cơ sở, đơn vị?

Trả lời:

1 Gặp gỡ trực tiếp.

a Khái niệm:

- Khái niệm:  Gặp gỡ trực tiếp là quá trình mà cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp gặp mặt một

đối tượng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục về một vấn đề nào đó

- Phân tích khái niệm: (Hai đặc điểm cơ bản)

+Về hình thức: Là quá trình cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp gặp mặt đối tượng.

Trang 3

b Ưu thế và hạn chế

- Ưu thế:

+Là giao tiếp trực tiếp nên thông tin được trao đổi, bàn bạc, tranh luận kỹ lưỡng để đi đến chấpnhận hay không chấp nhận, đồng tình hay không đồng tình

+ Có thể vận dụng các yếu tố kỹ thuật của loại hình giao tiếp này như ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ

và các thủ thuật tâm lý để tạo ra hiệu quả tác động lớn

+ Thông tin phản hồi, kết quả gặp gỡ thể hiện ngay

+ Kết quả không lưu lại thành văn bản

c Một số quy tắc trong gặp gỡ trực tiếp

- Trước khi gặp gỡ cần:

+ Chuẩn bị tốt nội dung, tài liệu;

+ Nắm vững những thông tin cần thiết về đối tượng và lập kế hoạch tiếp cận, gặp gỡ

+ Cần chọn thời điểm gặp gỡ thích hợp với đối tượng để cuộc trao đổi hiệu quả

- Trong quá trình gặp gỡ cần:

+Bắt đầu quá trình gặp gỡ không nên nêu ra những vấn đề hóc búa, nhạy cảm

+ Khi xuất hiện các quan điểm đối lập phải phân ra mức độ và tính chất khác nhau để có đốisách tương ứng

+ Khi dùng lý lẽ khó thuyết phục có thể thay đổi cách tác động bằng con đường tình cảm hoặcthông qua các kênh khai thác

- Khi kết thúc cuộc gặp gỡ cần:

+ Phải cảm ơn đối tượng đã nghe, đã trao đổi và ủng hộ quan điểm của mình

+ Cũng có thể cảm ơn sự giúp đỡ của đối tượng bằng một bức thư hoặc bằng cách gọi điệnthoại vào thời điểm sau đó

- Tài liệu dùng khi gặp gỡ: khi gặp gỡ đối tượng có thể sử dụng tờ rơi, tờ phát, bản tin ngắn, cáctài liệu trực quan để đối tượng đọc, xem, nhờ đó đối tượng thay đổi quan điểm, thái độ nhanhchóng hơn

2 Thăm tại nhà.

a Khái niệm

- Khái niệm:Thăm tại nhà là quá trình gặp gỡ, trao đổi giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

với đối tượng và có thể với các thành viên trong gia đình, tại nhà của đối tượng với mục đíchtuyên truyền, thuyết phục, cảm hóa đối tượng chấp nhận và thực hiện chủ trương, đường lối,

Trang 4

- Phân tích khái niệm:( Hai đặc điểm cơ bản)

+ Hình thức: Cán bộ lãnh đạo quản lý gặp gỡ, trao đổi với đối tượng và có thể với các thành

viên trong gia đình, tại nhà của đối tượng

+ Mục đích: Tuyên truyền, thuyết phục, cảm hóa đối tượng chấp nhận và thực hiện chủ trương

đường lối, chính sách, pháp luật hoặc một hành vi tích cực nào đó

b Tình huống thăm tại nhà

- Khi trong gia đình có đối tượng cá biệt

- Khi đối tượng cần có sự giúp đỡ của những người khác để giải quyết một vấn đề nào đó

- Khi gia đình đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt (đông con, đời sống khó khăn, có người ốmyếu ), có hành vi cá biệt (không chấp hành chủ trương của cấp ủy hay chính quyền địaphương, vi phạm pháp luật )

c Những việc cần làm khi thăm tại nhà

- Giải thích cho đối tượng biết hoặc cung cấp tài liệu (sách nhỏ, tờ gấp) về vấn đề mà đối tượngđang quan tâm

- Trao đổi, thuyết phục các thành viên trong gia đình đối tượng để họ ủng hộ đối tượng, chấpnhận thức hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật hoặc một hành vi tích cực nào đó

d Các bước thực hiện

- Chuẩn bị.

+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình

+ Hẹn trước đến thăm gia đình vào thời gian thích hợp với họ

+ Chuẩn bị tài liệu và các phương tiện hỗ trợ vận động, thuyết phục (sách nhỏ, tờ in )

- Trong cuộc đến thăm

+ Chào hỏi các thành viên trong gia đình

+ Hỏi thăm tình hình sức khỏe, học tập của các thành viên trong gia đình nhưng tránh hỏinhững vấn đề tế nhị, tránh đặt những câu hỏi khó hiểu

+ Nói rõ mục đích của việc đến thăm

+ Trao đổi, thảo luận với những đối tượng về những vấn đề mà họ quan tâm

+ Động viên, khen ngợi những hành vi tốt mà họ đã và đang thực hiện Đồng thời, tránh việcchỉ trích, phê phán gay gắt những hành vi chưa thực hiện tốt

+ Động viên các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ đối tượng thực hiện những hành vi tốt.+ Phát các tài liệu (tờ in, sách nhỏ ) có liên quan đến vấn đề mà đối tượng quan tâm để hỗ trợ

họ thay đổi quan điểm, thái độ và hành động

- Kết thúc cuộc đến thăm

+ Chào tạm biệt gia đình và hẹn sẽ tới thăm lại vào một thời điểm thích hợp

+ Có thể mời đối tượng tham gia một cuộc thảo luận nhóm sẽ được tổ chức cùng các đối tượng khác

Liên hệ thực tiễn:

Câu 3: Nêu khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội? Phân tích các bước trong quy trình

Trang 5

Trả lời:

Trong sự tồn tại của mình, sự vật không phải lúc nào cũng phát triển một cách đều đặnbình thường mà vào một khoảng thời gian và không gian nào đó, nó ở trong trạng thái khôngbình thường và sắp xảy ra một sự biến đổi khác thường ;người ta gọi đó là “điểm nóng”

Trong một cộng đồng xã hội, có nhiều bộ phận nhân dân khác nhau, do sự tranh chấp dân

sự, phát sinh những mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau giữa các nhóm người Khi các bên thamgia không còn tự kiềm chế được nữa, họ có những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ của phápluật, của những chuẩn mực đạo đức và những giá trị của xã hội gây bất ổn định xã hội và ngang

nhiên thách thức đối với những người cầm quyền Hiện tượng này được gọi là “Điểm nóng xã hội” - tiền đề của điểm nóng chính trị - xã hội.

Quy trình mang tính phổ biến của xử lý các điểm nóng CT-XH gồm những bước cơ bản sau: Bước 1: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nận dạng mâu thuẫn.

- Số lượng người tham gia biểu tình chống đối Phân tích thành phần, đối tượng, hìnhthức tổ chức lực lượng Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách đó do cơ quan nào giảiquyết? Ai là người cầm đầu Số lượng những người quá khích? Những âm mưu và thủ đoạn? Họ

có quan hệ trực tiếp, gián tiếp với những đâu?

- Phân tích tìm ra các nguyên nhân đưa đến các điểm nóng Nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân sâu xa

và nguyên nhân trực tiếp

-Xem xét tình chất của các mâu thuẫn Mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng, mâuthuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn địch ta, mức độ của từng mâu thuẫn và sự đan xengiữa chúng

Bước 2: Áp dụng những biện pháp “rút ngòi nổ” và từng bước giải quyết dứt điểm vấn đề.

Lựa chọn chính xác phương pháp, hình thức, lục lượng thích hợp và nghệ thuật sử dụngcác phương tiện hỗ trợ mà nhất là các phương tiện thông tin đại chúng để nhanh chóng “rútngòi nổ” và “hạ nhiệt độ” của điểm nóng, giải tán đám đông và đối sách với những người cầmđầu một cách khéo léo Vì vậy, phải :

- Thành lập ngay ban chỉ đạo chung Thiết lập sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huyhiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị; đặc biệc chú ý đến việc lựachọn đúng người chỉ huy và ban tham mưu cùng hệ thống chỉ đạo từ trên xuống

- Xác định đúng phương thức giải quyết Xây dụng kế hoạch giải quyết từng vấn đề một

và cả phương án dự phòng Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ngănngừ nguy cơ lan tỏa sang nơi khác bằng tất cả các biện pháp có thể; trong đó, biện pháp chínhtrị tư tưởng, tâm lý để ngăn ngừa việc chưa xảy ra vẫn là quan trọng nhất

- Thực hiện đối sách hợp lý Nắm vững phương châm: kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo

về phương pháp, linh hoạt trong hình thức, thỏa đáng về biện pháp trên cơ sở dựa vào dân, nắmlấy dân và thực hiện bằng lực lượng của dân

Trang 6

Khi giải tán được đám đông và xử lý những người cầm đầu thì, về cơ bản, điểm nóng đãđươc dập tắt Vấn đề tiếp theo là xử lý hậu quả:

- Bình thường hóa đời sống xã hội Đưa những hoạt động cơ bản của đời sống cộng đồngtrở lại bình thường như trước khi xảy ra điểm nóng ; đồng thời giải quyết luôn những gút mắc

có liên quan cũng như tạo ra tiền đề cho sự phát triển mới

- Khắc phục những thiệt hại Những thiệt hại về người và của phải được giải quyết mộtcách thấu lý đạt tình; phù hợp với pháp luật hiện hành, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo lýsinh hoạt cộng đồng

- Truy cứu trách nhiệm Trên tinh thần xây dựng mà tiến hành xác định rõ đúng sai, xử lýcông khai và đúng tội những người có sai lầm cà hai phía đúng với từng tính chất của vụ việc;khen thưởng những người có công bảo vệ chế độ

Bước 4: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng không tái phát.

- Đúc kết kinh nghiệm Cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm về người cán bộ lãnhđạo, hệ thống tổ chức quyền lực, phương thức lãnh, chỉ đạo và sự bất cập của chính sách, thể lệhay luật pháp của của nhà nước, cơ sở chính trị - xã hội trong quần chúng

- Dự báo điểm nóng có thể tái phát lại không? Nếu có thì mức độ tái phát ra sao? Xu hướngcủa nó là như thế nào? Cần áp dụng những giải pháp gì để tiếp tục xử lý tình huống tái phát

- Các giải pháp không để cho điểm nóng tái phát Cần áp dụng những giải pháp gì đểđiểm nóng không tái phát? Những giải pháp trước mắt và những giải pháp  bổ trợ.Điểm nóng chính trị - xã hội phải được xử lý theo quan điểm lịch sử cụ thể và hết sức cẩntrọng; mỗi sai lầm dù là sai lầm nhỏ cũng rất nguy hiểm

Câu 4: ý nghĩa công tác đánh giá cán bộ Phân tích nguyên tắc cơ bản trong đánh giá cán

bộ cấp cơ sở liên hệ tt

Trả lời:

Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắcsau đây:

a.Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện ủy, Ban Thường

vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công

- Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng vàlãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ vàbản thân cán bộ tự đánh giá

- Dù ở cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh giá cán bộ cũng thuộc

về các cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ Chính Trị và cấp trên phân cấp quản lý Đối với cán

bộ cấp cơ sở, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cở sở là chủ thể quản lý đánh giá cán bộ cấp cơ sở và

Trang 7

- Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điểm, khuyếtđiểm của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận: hoàn thành tốt nhiệm vụ,hoàn thành ở mức thấp, không hoàn thành, hoặc có nhiều thiếu sót, khuyết điểm.

b.Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình

- Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan  của đường lối, nhiệm vụchính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước phảivươn lên đáp ứng Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy, là yếu tố khách quan, là thước đo tin cậy để đánhgiá đúng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước

- Tuy nhiên, người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là đạt tới khảnăng thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khả năng đó chưa được thực tiễnkiểm nghiệm Vì vậy, đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu chuẩn và hiệu quả hoạt động thựctiễn làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ Hiệu quả hoạt động thực tiễn được thể hiện ởhiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị - xã hội Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xkhẳng định: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm,lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ”

- Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng, tập trung cao, thể hiện trênnhững yêu cầu sau: bản thân người cán bộ phải tự phê bình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm củamình Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên, quần chúng trong cơ quan đơn vị tham gia đánhgiá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét sau đó cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp

và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ nhận xét đánh giá cán bộ Sau khi cóđánh giá, kết luận của cấp ủy có thẩm quyền, cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơquan có thẩm quyền về bản thân mình, được trưng bày ý kiến, có quyền bảo lưu và báo cáo lêncấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền

c.Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển

Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời hợt, chủquan cảm tính; không được định kiến, nhìn sự phát triển của người cán bộ theo quan điểm

bộ Trong quá trình xem xét đánh giá cán bộ nhất thiết phải điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồnthông tin và các ý kiến khác nhau về người cán bộ cần đánh giá, từ đó phân tích, chọn lọc rút rakết luận khách quan… Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt thế nào thì sự phát triểncủa từng người đều phải tuân theo quy luật khách quan như: sự phát triển tiếp nối từ quá khứ

Trang 8

đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, do đó xem xét đánh giá cán bộ phải đặt họ trong cả mộtquá trình công tác học tập rèn luyện lâu dài.

Câu 5:Phân tích các nguyên tắc điều hành công sở? Liên hệ thực tiễn các nguyên tắc điều hành công sở ở cơ sở đơn vị đ/c?

.Khái niệm điều hành công sở

Điều hành công sở là một nhu cầu tất yếu, liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng các kĩnăng, kĩ thuật quản lí trong tổ chức lao động công sở nhằm đảm bảo cho công việc thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ được giao và phát triển hơn nữa công sở một cách bền vững

Điều hành công sở là hoạt động đảm bảo cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiện đúng

và hiệu quả các công việc được giao để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

2.Nguyên tắc:

Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở được thực hiện nhằm giúp cho việc tổ chứccông việc một cách khoa học, hợp lí và hiệu quả Hoạt động điều hành công sở cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

* Nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân

Tập trung dân chủ là nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta.Nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa việc phát huy vai trò của tập thể và đề caotrách nhiệm cá nhân trong hoạt động điều hành công sở Việc đưa ra các quyết định trong điềuhành công sở cần được tiến hành trên cơ sở đảm bảo tính dân chủ với sự tham gia bàn bạc tậpthể, đồng thời đảm bảo yêu cầu cá nhân phụ trách, tức người đứng đầu công sở chịu tráchnhiệm đối với các quyết định đó

* Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức cấp trên, dưới sự giám sát của Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp

Hoạt động điều hành công sở của các cơ quan, đơn vị phải được đặt trong tổng thể của nềncông vụ, theo đó, cơ quan cấp dưới cần đảm bảo tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấptrên để tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lí Việc chỉ đạo và điều hành của cơ quan cấptrên thường được thể hiện dưới các hình thức chủ trương, đường lối, chính sách, các quy địnhchung để cấp dưới triển khai cụ thể, tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của cơ quan, đơn

Trang 9

vị mình Nền hành chính có thông suốt, thống nhất và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào

sự chấp hành chỉ đạo, điều hành nhiêm túc, kịp thời của cấp dưới đối với cấp trên

Mặt khác, điều hành công sở, đặc biệt là công sở hành chính cũng cần được được đặt dưới

sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm góp phần kiểm soát hiệu quả đối với hoạtđộng của các cơ quan nhà nước Việc giám sát của các cơ quan, tổ chức này đối với hoạt độngđiều hành công sở vừa đảm bảo cho công sở tiến hành đúng khuôn khổ của pháp luật, vừa làcách thức để nhân dân tham gia quản lí nhà nước

* Giải quyết các công việc phải theo đúng pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm; đảmbảo công khai, dân chủ, minh bạch, liên tục, kịp thời, hiệu quả tối ưu, theo đúng trình tự, thủtục, thời hạn quy định

+Giải quyết công việc theo đúng pháp luật, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm

Hoạt động điều hành công sở phải được tiến hành trên cơ sở tuân theo quy định của phápluật Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong mọi hoạt động quản lí công

sở Tất cả các hoạt động của công sở phải tuân theo pháp luật được thể hiện thông qua các quyđịnh, quy chế cụ thể Các hành vi điều hành tại công sở cũng như dưới danh nghĩa của công sởđều phải đúng các quy định của Nhà nước, được gọi là những quy chế hành chính Khi tiếnhành các hoạt động quản lí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định củamình Việc tuân thủ pháp luật nhằm để đảm bảo được pháp chế, kỉ luật công sở, lợi ích hợppháp của mọi thành viên trong công sở; đồng thời cũng tạo ý thức tự giác cho mọi thành viên,đơn vị trong công sở để hoạt động đồng bộ và thống nhất Mọi vi phạm các định đó đều phải bịxem xét theo pháp luật để có biện pháp xử lí

+ Đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch

Công khai hoạt động công sở là nhằm tạo sự hiểu biết và hợp tác công việc Khi mỗi thànhviên của cơ quan tổ chức nắm bắt được chính xác những công việc của công sở sẽ tạo được sựlinh hoạt trong công việc Các thông tin được công khai sẽ phục vụ có hiệu quả cho hoạt độngkiểm tra, giám sát Từ đó, giúp tránh tình trạng cục bộ, quan liêu trong hoạt động của cơ sở; tạođiều kiện cho công tác tiết kiệm, chống lãng phí được thực biện một cách có hiệu quả nhất Đốivới người dân, việc công khai các hoạt động của công sở giúp họ biết rõ được các dịch vụ công

Trang 10

mà công sở sẽ cung cấp, cũng như vậy là họ cũng sẽ có thể tham gia đóng góp ý kiến có hiệuquả để hoàn thiện hoạt động của công sở.

Nội dung cần cần công khai là về nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của công sở;trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của từng cá nhân , đơn vị trong cơ sở; các thủ tục thực hiện,kiểm tra, đánh giá két quả công vụ; công tác bố trí sử dụng dân sự; thu chi tài chính, sử dụngngân sách,…

Việc công khai hóa các nội dung đó có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhaunhư: trình bày trong các báo cáo định kì hoặc bất thường; niêm yết trên bảng thông báo, các bảntin; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm công khai các thông tin dựa trên các ứng dụng củatin học; phổ biến trong các cuộc họp,…

Việc công khai hóa các nội dung hoạt động của công sở còn nhằm đảm bảo dân chủ hóahoạt động quản lí công sở hướng tới tập hợp được trí tuệ của tập thể, cá nhân và tổ chức, làmcho quá trình ra quyết định điều hành được đúng đắn, khả thi, làm cho các thành viên trongcông sở ý thức được vai trò của mình trong tổ chức, từ đó tự giác thực hiện tốt quyết định, đồngthời giảm áp lực làm việc cho cấp lãnh đạo và quản lý

+ Đảm bảo tính liên tục, kịp thời

Điều hành cồn sở là quá trình liên tục, thường xuyên và có phối hợp giữa các thành viên,đơn vị theo quy chế hoạt động của công sở Tính liên tục thể hiện trước hết trong quan hệ điềuhành, khi mà thông tin, mệnh lệnh quản lí được truyền đạt kịp thời, nhanh chóng, không bị giánđoạn và được kiểm soát chặt chẽ Đó còn là sự phát triển liên tục của công việc, mọi việc đượcthực hiện tốt, liên tục, không bỏ dở trên cơ sở các đơn vị gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau Sự liên tụccủa hoạt động đã đảm bảo tiết kiệm thời gian giải quyết công việc và nâng cao hiệu quả côngviệc Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng giúp hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra trongcông sở

Việc thực hiện các nhiệm vụ của công sở cần được quy định rõ khoảng thời gian phải hoànthành Khoảng thời gian này phải quy định phù hợp với từng loại công việc với tính chất, mức

độ phức tạp khác nhau

+ Đạt được hiệu quả tối ưu

Trang 11

Điều hàng công sở không chỉ là việc ban hành và triển khai thực hiện đường lối, chínhsách, mà còn là việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả của đường lối, chính sách đó Việc đánh giáhoạt động điều hành công sở cần phải được tiến hành tổng thể, toàn diện và khoa học nhằmđem lại hiệu quả quản lý tối đa.

Điều hành công sở hiệu quả là việc tối ưu hóa các nhiệm vụ, làm cho các nhiệm vụ quản lýphù hợp với nguyên tacws thẩm quyền và trách nhiệm, phân bổ trách nhiệm theo công đoạnthực thi nhiệm vụ

Điều hành công sở là hoạt động có tính khoa học cao, do vậy phải được tiến hành dựa trênnhững thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, pháp lý Điều hành công sở phải phùhợp với văn hóa đặc điểm công vụ

*Cán bộ, công chức phải sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thứchọc tập, nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với văn hóa- đạo đức công cụ, làm chohoạt động quản lý ngày càng chính quy, hiện đại

Điều hành công sở là các hoạt động được tiến hành bởi đội ngũ cán bộ, công chức có thẩmquyền Để hoạt động này có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ, công chức phải thật sự gần gũi với quầnchúng nhân dân, bám sát thực tiễn ở cơ sở, biết tiếp thu sự đóng góp ý kiến của nhân dân Bêncạnh đó, để phục vụ dân tốt hơn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức phải thật sự: vừa hồng, vừachuyên, vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnhchính trị vững vàng Để làm được điều này cán bộ, công chức phải không ngừng học tập, nângcao trình độ mọi mặt để nâng cao chất lượng công vụ Ngoài ra, để nền công cụ ngày càng hiệnđại, bên cạnh trang thiết bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng công cụ thì hoạt ddoongjđiều hành công sở cũng cần xây dựng được một môi trường văn hóa công vị và đội ngũ cán bộ,công chức cũng ngày càng phải được nâng cao đạo đức công cụ

Các nguyên tắc cơ bản, chủ yếu nêu trên vừa mang tính độc lập, vừa có mối quan hệtương tác lẫn nhau Chẳng hạn, khi thực hiện nguyên tắc công khai thì đồng thời phải tuân theonguyên tắc liên tục, mọi thành viên trong công sở không kiểm tra, giám sát được quá trình này.Liên hệ thực tế:

Hạn chế trong điều hành công sở:

- Giao tiếp của cán bộ quản lý còn mang ngôn ngữ đời thường

Trang 12

- Ngôn ngữ, cách ăn mặc của công viên nhân chức, …

- Cách giao tiếp với nhân dân, nói thiếu chủ ngữ, hách dịch, …

- Tính tự quản…

( các đ/c tự liên hệ )

Câu 6: Để thực hiện tốt công tác MTTQ và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cơ sở cần nắm vững những nghiệp vụ nào? Liên hệ thực tế

1.Nắm tình hình, đặc điểm của địa phương

Đối tượng vận động của cán bộ Mặt trận là hộ gia đình và từng người dân Vì vậy, muốntriển khai và thực hiện tốt công tác Mặt trận phải hiểu và nắm chắc tình hình của địa phươngnhư:

- Tổng số diện tích đất đai, tổng số diện tích đất canh tác, tổng số hộ, tổng số khẩu, nhữngngành nghề của địa phương, bình quân lương thực, thu nhập, số hộ gia đình chính sách, số hộgiàu, khá, nghèo, hộ có người mắc các tệ nạn xã hội,v.v…mặt mạnh, hạn chế của địa phương,những đặc điểm ảnh hưởng đến địa phương – đầu mối giao thông, gần doanh nghiệp, trườnghọc, vùng giáp ranh…

- Số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên, những điểm mạnh, yếu của chi bộ, các chi bộđoàn thể của đảng viên, đoàn viên

.2 Nghiệp vụ vận động đồng bào các dân tộc

- Nghiệp vụ vận động các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các cơ quan nhà nước cùng các lựclượng và tổ chức trên địa bàn hướng hoạt động nhiều hơn về cơ sở, đặc biệt là vùng dân tộc,vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Vận động nông dân, phát huy, nhân rộng nhữngsáng kiến tích cực, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc, v.v

Xây dựng Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh, thu hút được nhiều người tham gia các đoànthể, đảm bảo hoạt động thiết thực, hiệu quả, đáp ứng lợi ích thiết thực của thành viên, đoànviên, hội viên, không để đồng bào các dân tộc thiểu số bị lôi kéo làm các việc trái pháp luật

Trang 13

Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng có thể là cán bộ xã, già làng, trưởngbản, thầy cúng, đặc biệt là hai đối tượng già làng và thầy cúng Già làng là người cao tuổi tronglàng bản, trong dòng họ và trong các dân tộc ở làng bản.

- Nghiệp vụ vận động nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người Việt Nam ở nước ngoài

Trí thức là lực lượng nòng cốt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là nguồn tri thức quantrọng của Đảng và Nhà nước, của dân tộc Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho pháttriển Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động của trí thức.Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho trí thức hoạt động Trọng dụng trí thức trên cơ sởđánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến, có chính sách đặc biệt đối với nhântài, các chuyên gia đầu ngành Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của tri thức.Củng cố, phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức thành viên Tạomôi trường lành mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao phẩm chất đạo đức của tríthức

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc giác ngộ chính trị, văn hóakinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lí các doanhnghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ,v.v… Để vậnđộng đội ngũ doanh nhân có hiệu quả, trước hết cần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên

và nhân dân về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanhnhân trong phát triển kinh tế, xã hội

3.Nghiệp vụ vận động đồng bào các tôn giáo

-Nghiệp vụ vận động các chức sắc tôn giáo

Trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo “ chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôngiáo” Chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có chức vụ, phẩm hàm, có vị trí, vai trò lớn trongcác hoạt động lãnh đạo, quản đạo và truyền đạo, được cộng đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn vàthừa nhận Do đó, chức sắc tôn giáo chính là đối tượng đặc biệt quan trọng mà công tác tôngiáo phải có sự quan tâm thường xuyên Để vận động đồng bào các tôn giáo đạt hiệu quả, trướchết phải vận động tốt các chức sắc tôn giáo vì họ có ảnh hưởng lớn đến các tín đồ tôn giáo Do

đó, phải tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục các chức sắc tôn giáo thực hiện chủ trương

Trang 14

của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; hợp tác

và tham gia cùng chính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp nảy sinh trong thực tiễn quản líhoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Vì vậy, trong thực tế, khi tiến hành vận động cần phải kết hợp linh hoạt bằng nhiều hìnhthức bao gồm:

- Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục

- Tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhà tu hành

- Tập hợp trong các phong trào thi đua yêu nước

- Phối hợp với các đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc trong công tác vận động

- Thông qua các quan hệ khác nhau mà vận động chức sắc, nhà tu hành, tác động từ nhiềuphía:

+ Từ giáo hội, từ bề trên của người chức sắc

+ Từ công tác quản lí nhà nước mà động viên nhắc nhở

+ Từ quần chúng tín đồ bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ, động viên chức sắc trong nhữngviệc làm tốt

+ Từ người thân, người có uy tín trong cộng đồng người làm công tác cá biệt, trao đổi,thuyếtphục, nhắc nhở, động viên

-Nghiệp vụ vận động các tín đồ tôn giáo

Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo “ tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chứctôn giáo thừa nhận”

Đồng bào tôn giáo có những nét đặc thù riêng, vì vậy vận động đồng bào có tôn giáo phảidùng phương pháp đặc biệt, cần kết hợp các phương pháp: vận động tập trung và vận động cábiệt; phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính saocho phù hợp với đối tượng, theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Khi tiếp xúc, trao đổi với chức sắc, tín đồ tôn giáo cần tránh tranh luận về lý luận, thần học.Không đặt vấn đề tuyên truyền về “ chủ nghĩa vô thần khoa học” trong các cơ sở tôn giáo vàđấu tranh với tư tưởng tôn giáo Đây là vấn đề cần xác định rõ để tránh ngộ nhận về chính sách

Trang 15

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo Nghiêm cấm mọi sựphân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo; không chống tôn giáo, kiên quyết chống sự lợidụng tôn giáo vì mục tiêu chính trị phi tôn giáo.

Vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo phải nằm trong cuộc vận động chung của toàn dân, vìmục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

-Nghiệp vụ tổ chức thực hiện Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

Hình thành ban chỉ đạo Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” cấp xã, phường, thị trấn có thể gồm các thành phần sau:

+ Bí thư Đảng ủy hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

xã, phường, thị trấn làm trưởng ban chỉ đạo

+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã; trưởng hoặc phó trưởng Ban Vănhóa- Xã hội Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm phó Ban Chỉ đạo

+ Các thành viên Ban Chỉ đạo là trưởng các đoàn thể nhân dân, trưởng các ban, ngành vàtrưởng Ban vận động ở thôn, ấp, bản, làng

Quyết định thành lập Ban chỉ đạo do Đảng ủy hoặc Uỷ ban nhân dân hoặc Uỷ ban Mặt trận

Tổ quốc xã, phường, thị trấn ( trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động ở các tổ chức nào do tổ chức

+ Thành viên ban vận động gồm các trưởng đoàn thể nhân dân thôn, ấp, bản, v.v

Quyết định thành lập Ban vận động do Ban chỉ đạo cuộc vận động cấp xã, phường kí côngnhận theo đề nghị của trưởng ban vận động thôn, ấp, bản, v.v

- Ban vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thôn, ấp, bản, …” có nhiệm vụthực hiện các công việc như sau:

Ngày đăng: 27/12/2024, 06:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w