CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi
Câu 1: Phân tích bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 2: Phân tích những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra ý nghĩa?
Câu 3: Phân tích những giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra
ý nghĩa?
Câu 4: Phân tích những giá trị của văn hóa phương Tây góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra ý nghĩa? Câu 5: Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Rút ra ý nghĩa?
Câu 6: Phân tích những nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 7: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua mấy thời kỳ? Nêu một cách ngắn gọn nội dung chủ yếu của từng thời kỳ?
Câu 8: Tại sao giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1921 - 1930 được coi là giai đoạn vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam?
Câu 9: Tại sao thời kỳ từ năm 1945 - 1969 được coi là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện? Câu 10: Phân tích giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại?
Câu 11: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa? Ý nghĩa?
Câu 12: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Ý nghĩa?
Câu 13: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
Trang 2Câu 18: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Ý nghĩa?
Câu 19: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực Ý nghĩa?
Câu 20: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất tổng quát của CNXH ở Việt Nam? Ý nghĩa?
Câu 21: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH ở Việt Nam? Ý nghĩa?
Câu 22: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về động lực để xây dựng CNXH ở Việt Nam? Ý nghĩa?
Câu 23: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ? Ý nghĩa?
Đáp án
Câu 1: Phân tích bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
_ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đô hộ trên đất nước ta
_ Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ra diễn ra sôi nổi theo nhiều khuynhhướng khác nhau:
Phong trào đấu tranh khuynh hướng phong kiến: tham gia phong trào có Trương Định,Nguyễn Trung Trực, phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do HoàngHoa Thám lãnh đạo, cuối cùng đều thất bại
Phong trào đấu tranh xu hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu như phong trào Đông Du (1905),Duy Tân (1906), Đông Kinh Nghĩa Thục (1904-1907), vụ đầu độc binh lĩnh và chống thuế
ở Trung kì Các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng này diễn ra một thời gian ngắn và cũngthất bại
Thất bại của các phong trào yêu nước có nhiều nguyên nhân như: chưa tập hợp được đôngđảo nhân dân; lực lượng lãnh đạo chưa có đường lối, phương pháp đúng đắn,
2 Bối cảnh thời đại
_ CNTB đã chuyển sang giai đoạn cao là CNTB độc quyền (CNĐQ) và đã xác lập được sự thốngtrị của chúng trên phạm vi toàn thế giới
_ Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra và giành thắng lợi đã mở ra xu thế mới của thời đại,thời đại quá độ lên CNXH
_ Cách mạng vô sản thế giới và cách mạng giải phóng dân tộc gắn bó mật thiết với nhau được đánhdấu bằng sự ra đời của Chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời của Quốc tế cộng sản (Quốc tế III)tháng 3/1919
Trang 3Câu 2: Phân tích những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra ý nghĩa?
1 Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm
_ Tinh thần yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử dân tộc, là chuẩn mực caonhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam
_ Là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước của người Việt Nam nói chung vàBác nói riêng
2 Tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc
_ Truyền thống này hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấutranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhautrong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau
_ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, Bác nhấn mạnh qua bốn chữ “đồng”:đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh
3 Tinh thần lạc quan, yêu đời
_ Giúp người dân Việt Nam có niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào thắng lợi củachính nghĩa
_ HCM chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó
4 Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu_ Tinh thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại, từNho, Phật, Lão của phương Đông đến tư tưởng văn hoá hiện đại của phương Tây
_ Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, ở giữa các đầu mối của sự giao lưu văn hoá Bắc-Nam, Đông-Tây nêndân tộc ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành nhữnggiá trị của riêng mình
_ HCM, trong quá trình bôn ba, đã lao động kiếm sống và học tập như một người cộng sản chânchính Người đã tiếp thu sáng tạo những cái hay, tinh hoa văn hoá thế giới và loại bỏ những yếu tốtiêu cực, không phù hợp
HCM là hiện thân của những vẻ đẹp của con người Việt Nam, nguồn sữa ngọt ấy đã nuôi dưỡng,bồi đắp tâm hồn Người và chính Người đã đưa những tinh hoa văn hoá, nét đẹp đó phát triển lênđỉnh cao
Trang 4 Ý nghĩa: Giá trị truyền thống dân tộc có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người Trong giai đoạn mới cần kế thừa phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,coi đây là nội lực, động lực cần phát huy trong cách mạng
Câu 3: Phân tích những giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông góp phần hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra ý nghĩa?
1 Nho giáo
_ Yếu tố tích cực:
Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời
Tư tưởng về xã hội thái bình thịnh trị, an ninh, hoà mục
Triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính từ thiên tử cho đến thứ dân (yếu tố được Bác đánh giácao: muốn phát triển xã hội, trước tiên xuất phát từ con người)
Đề cao lễ giáo, hiếu học (tiến bộ so với các học thuyết cổ đại là luôn muốn ngu dân để dễ caitrị)
_ Yếu tố lạc hậu: phân biệt đẳng cấp, lao động chân tay, trọng nam khinh nữ,
2 Phật giáo
_ Yếu tố tích cực:
Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,
Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo điều thiện
Tinh thần dân chủ, chống lại phân biệt đẳng cấp
Đề cao lao động, chống lười biếng
_ Yếu tố lạc hậu: không chủ trương đấu tranh để cải tạo thế giới và không đề cập đến đấu tranh giaicấp để thực hiện công bằng xã hội mà chủ trương thông qua giáo dục làm con người trở nên tốt đẹphơn => an bài số phận (tác động tiêu cực tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc)
3 Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
_ Yếu tố tích cực: nhằm đưa đất nước thành một quốc gia tự do, phồn vinh, hùng mạnh (CN dântộc, CN dân quyền, CN dân sinh) => phù hợp với điều kiện nước ta (tiêu ngữ của nước ta: “Độc lập– Tự do – Hạnh phúc”)
Ý nghĩa: Trên hành trình cứu nước, Bác đã biết làm giàu trí tuệ của ình bằng vốn trí tuệ phương
Đông, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao trí thức của nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừavà đổi mới, vận dụng, phát triển
Trang 5Câu 4: Phân tích những giá trị của văn hóa phương Tây góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Rút ra ý nghĩa?
_ Mỹ: ý chí và tinh thần đấu tranh vì độc lập của nhân dân Mỹ
_ Anh, Pháp: rèn luyện qua các phong trào công nhân; tiếp xúc với các tác phẩm của nhiều nhà
tư tưởng tiến bộ, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà khai sang
_ Thực tiễn: hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình._ Trân trọng các giá trị văn hoá phương Tây và đề cao những con người chân chính luôn đấu tranh cho hoà bình, tự do của nhân loại
Không đồng nhất CNĐQ Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hoà bình
Cơ sở của đoàn kết quốc tế
Ý nghĩa: Trên hành trình cứu nước, Bác đã biết làm giàu trí tuệ của ình bằng vốn trí tuệ
phương Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao trí thức của nhân loại mà suy nghĩ, lựa
chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng, phát triển
Câu 5: Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Rút ra ý nghĩa?
_ 7/1920: đọc “Sơ thảo luận cương” của Lênin
_ Vai trò của CN Mac – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng HCM:
Cung cấp thế giới quan và phương pháp luận => giúp Bác tiếp cận, chọn lọc, chuyển hoá vàphát triển tinh hoa văn hoá nhân loại
Lý luận cách mạng và khoa học về con đường giải phóng dân tộc, giai cấp và con người
Không những là “cẩm nang” thần kì, kim chỉ Nam, mà còn là mặt trời soi sang con đườngchúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS
Giúp giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam
Ý nghĩa: CN Mác – Lênin đã làm cho tư tưởng HCM phát triển về chất: tư tưởnhg của Bác
thuộc hệ tư tưởng Mac – Lênin, mang tính khoa học sâu sắc và tính cách mạng triệt để
Câu 6: Phân tích những nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trang 61 Khả năng tư duy và trí tuệ của HCM
_ Qua những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, HCM đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn
Làm phong phú them vốn hiểu biết của mình
_ Tìm hiểu và có những đánh giá của bản thân về các cuộc cách mạng tư sản
Lựa chọn được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình
2 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
_ Lòng yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, sống có hoài bão lí tưởng, ý chí kiên cường và trái tim nhân ái
_ Trí thông mình, sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với CN Mác – Lênin
3 Tâm hồn của một nhà yêu nước
_ Chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng
_ Trái tim yêu nước, thương dân, thương những người cùng khổ
_ Sẵn sàng chịu đựng những hi sinh cao nhất cho độc lập Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của đồngbào
Câu 7: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua mấy thời kỳ? Nêu một cách ngắn gọn nội dung chủ yếu của từng thời kỳ?
Quá trình hình thành và phát triển của TTHCM trải qua 5 thời kì
1 1890-1911 : hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước từ truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê hương
_ Gia đình: chịu ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt từ cha và mẹ
_ Quê hương: truyền thống yêu nước (quê của nhiều vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử) và hiếuhọc (làng Sen nổi tiếng là “đất văn vật, chốn thi thư”)
2 1911-1920 : tìm thấy con đường cứu nước
Trang 7_ 1911-1917: đi, trải nghiệm để tìm hiểu các cuộc cách mạng và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức.
_ 1917-1920: sinh sống và hoạt động ở Pháp
Cuối 1917: quay lại Pháp và hoạt động sôi nổi trong các tổ chức yêu nước, chính trị - vănhoá
Đầu 1919: tham gia Đảng Xã hội Pháp
Giữa 1919: gửi bản “Yêu sách tám điều” tới Hội nghị Véc – xây nhưng không được hồi
âm => bài học: muốn được giải phóng thì phải tự trông cậy vào bản thân mình
7-1920: đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cượng về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” => tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc
12-1920: tham dự Đại hội Tua, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
Nâng tầm: từ một người theo chủ nghĩa yêu nước sang theo CN cộng sản
3 1920-1930 : hình thành về cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng về nhà nước và đạo đức cách mạng)
_ 1920-1923: dự Đại hội lần I, II Đảng CS Pháp, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản tờ
Le Paria
_ 1923-1924: ở Liên Xô
Tham dự các đại hội quốc tế: ĐH Quốc tế Nông dân, ĐH V Quốc tế Cộng sản,…
Tham quan, học tập, nghiên cứu việc xây dựng nhà nước Liên Xô, dự các lớp bồi dưỡng
lí luận và viết báo
_ 1924-1927: ở Trung Quốc => đánh dấu thời kì chuẩn bị về tổ chức và tiếp tục chuẩn bị về chính trị - tư tưởng cho sự ra đời của đảng macxít ở Việt Nam
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) và báo Thanh niên, mở các lớp bồi dưỡng nhằm đào tạo cán bộ làm nòng cốt cho phong trào cách mạng
7/1925: hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
_ Cuối 1929: gửi thư triệu tập các tổ chức cộng sản ở Đông Dương sang Hương Cảng dự Hội nghị hợp nhất
Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
4 1930-1945 : vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng (bổ sung và phát triển tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng nhà nước; tư tưởng đại đoàn kết dân tộc; tư tưởng văn hoá)
Trang 8_ Kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng, vượt qua khuynh hướng “tả” chi phối Quốc tế cộng sản và BCHTW Đảng ta lúc đó.
_ Cuối 1938: được điều về Đông Dương
_ 1941: về nước, Hội nghị TW 8 (10/5-19/5/1941) => giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và dân chủ (giải phóng dân tộc lên hàng đầu)
_ Chuẩn bị những điều kiện tiến tới giành chính quyền: Mặt trận Việt minh (19/5/1941), căn cứ cách mạng, lực lượng vũ trang
_ Cánh mạng tháng Tám thành công, bản Tuyên ngôn Độc lập
5 1945-1969 : TTHCM tiếp tục phát triển và hoàn thiện (bổ sung và phát triển tư tưởng về CNXH, con người mới và xã hội mới, đảng, đạo đức; tư tưởng nhà nước của dân, do dân và vì dân)
_ 1945-1954: xây dựng Nhà nước (xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Thực dân Pháp (chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực, tranh thủ ủng hộ quốc tế) và sáng tác các tác phẩm mới
_ 1954-1969: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (2 miền chia cắt, chiến lược cách mạng cho mỗi miền) và là giai đoạn phát triển thắng lợi của TTHCM
Câu 8: Tại sao giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1921 - 1930 được coi là giai đoạn vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam?
_ Nêu 1 vài ý chính hoạt động của HCM trong giai đoạn này:
HCM ở tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan
Tham gia sáng lập ra tờ “Người cùng khổ”, Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, hội ViệtNam cách mạng thanh niên, tờ “Thanh niên”
Những tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh
_ Thông qua các bài báo, các tác phẩm, HCM đã hình thành những quan điểm lớn, sáng tạo vàođộc đáo về Cách mạng Việt Nam:
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Trang 9 Cách mạng ở các nước thuộc địa và ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau Cách mạnggiải phóng dân tộc chỉ có thể chủ động diễn ra và có khả năng giành thắng lợi trước cáchmạng vô sản ở chính quốc.
Cách mạng ở các nước thuộc địa trước hết là “dân tộc cách mệnh”
Đoàn kết và liên minh với các lưc lượng quốc tế, song phải nêu cao tư tưởng tự lực tựcường
Giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân
Phương pháp đấu tranh giành chính quyền là sử dụng bạo lực quần chúng bằng phương thứckhởi nghĩa dân tộc
Cách mạng muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo
Câu 9: Tại sao thời kỳ từ năm 1945 - 1969 được coi là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện?
_ Giai đoạn với đầy những khó khan và biến động
_ 1945-1954: thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốtcủa Đảng, đứng đầu là chủ tịch HCM, vận dụng sáng tạo CN Mac – Lênin vào hoàn cảnh cụ thểnước ta; kế tục và phát huy truyền thống chống giặc của cha ông; kết hợp xây dựng lực lượng cáchmạng với xây dựng Đảng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt, vừa xây dựng chínhquyền dân chủ nhân dân, vừa gây dựng mầm mống cho CNXH
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi mà thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ở miềnNam cùng với hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào với âm mưu tiêu diệt Đảng ta, chính quyềnnon trẻ ở miền Bắc
HCM trèo lái con thuyền cách mạng VN đưa đến thắng lợi: chính sách đối nội (củng cốchính quyền, đẩy lùi giặc đói giặc dốt, khắc phục thiếu hụt tài chính), đối ngoại (chiến lượcmềm dẻo khôn khéo thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng khángchiến lâu dài)
_ 1954-1969: tuy miền Bắc được hoàn toàn giải giải phóng nhưng hai miền bị chia cắt bởi âm mưuxâm lược của đế quốc Mỹ
Trang 10 Sớm xác định kẻ thù chính của nhân dân ta, đề ra cho mỗi miền nhiệm vụ chiến lược khácnhau (miền Bắc: cách mạng XHCN giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộcách mạng VN, đối với sự thống nhất nước nhà; miền Nam: cách mạng giữ vị trí quantrọng, quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà).
Câu 10: Phân tích giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại?
1 Đối với dân tộc
_ Là tài sản vô giá của dân tộc VN
Là sản phẩm của dân tộc và thời đại, trường tồn, bất diệt, tài sản vô giá của dân tộc ta
Được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng VN
_ Nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng VN:
Soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nuóc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Nên tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn đưa cách mạng nước ta đi tới thắng lợi
2 Đối với thời đại
_ Phản ánh khát vọng thời đại:
Những cống hiến xuất sắc về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac – Lênin
Vận dụng những quan điểm của CN Mac – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, hình thành nên một hệ thống những luận điểm chính xác, góp phần bổ sung vào kho tang
lí luận của CN Mac – Lênin
_ Tìm ra giải pháp đấu tranh giải phóng loài người:
Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định một con đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo là một phương pháp thức tỉnh hang trăm triệu
người bị đàn áp ở các nước thuộc địa lạc hậu
Xác định CNĐQ là kẻ thù chính của các dân tộc bị áp bức và để chiến thắng được CNĐQcần phải “đại đoàn kết”, HCM hoạt động không mệt mỏi để gắn CMVN với CM thế giới._ Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng:
Trang 11 HCM là biểu tượng cho khát vọng hoà bình, cho tình hữu ái của nhân loại, được bạn bè năm châu khâm phục và coil à lãnh tụ của thế giới.
HCM là tấm gương đoàn kết đối với những vấn đề xung đột hiện nay
Ý nghĩa: TTHCM là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, đòi hỏi mỗi người phải
biết trân trọng, giữ gìn và vận dụng để ngày càng hoàn thiện bản thân mình, đóng góp sự phát triển và lớn mạng của đất nước
Câu 11: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa? Ý nghĩa?
1 Vấn đề dân tộc trong TTHCM là vấn đề dân tộc thuộc địa
_ Thực chất: đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc (chỉ rõ mâu thuẫn giữa dântộc VN với chính quyền thực dân Pháp)
_ Thức tỉnh nhân dân thuộc địa nhận rõ kẻ thù của mình là chủ nghĩa đế quốc thông qua việc tố cáotội ác man rợ của thực dân, hiểu rõ cái gì là chính sách “khai sáng văn minh” với nhiều tác phẩm:Tâm địa thực dân, Bán án chế độ thực dân Pháp, … (lối hành hình Linso, đàn áp đẫm máu cácphong trào yêu nước, bóc lột bằng thuế máu thuế thân, đầu độc dân thuộc địa bằng thuốc phiện,…)_ Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc là mâu thuẫn đối kháng không thểđiều hoà được
_ Mác bàn nhiều đến đấu tranh chống CNTB (đấu tranh giai cấp), Lênin bàn nhiều đến đấu tranhchống CNĐQ (đấu tranh giai cấp)
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng vô sản, chưa cho thấy được sự chủ động củacác dân tộc thuộc địa, chỉ tập trung giải quyết vấn đề giai cấp nhiều hơn vấn đề dân tộc, vấn
đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp
HCM bàn nhiều đến vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa
2 Con đường phát triển tiếp theo của dân tộc
_ Phương hướng phát triển dân tộc trong thời đại mới: CNXH và đi tới xã hội cộng sản là hướngphát triển lâu dài (lựa chọn con đường phát triển dân tộc sẽ giúp quy định những yêu cầu và nộidung trước mắt cho cuộc đấu tranh giành độc lập)