Câu 10: Trình bày các vấn đề cần thực hiện để đạt tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tra mắt tốt?. Câu 39: Trình bày định nghĩa thuốc bột và mục đích sử dụng, ví dụ minh họa các loại tá dượ
Trang 1Đề cương môn thi Bào chế ( 44 câu có đáp án )
Câu hỏi
Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn của một cân tốt và cách thử các tiêu chuẩn đó.
Câu 2: Trình bày nguyên tắc cân kép Borda, các bước tiến hành cân một lượng chất rắn cần lấy? Câu 3: Trình bày khái niệm độ cồn thực và cách xác định độ cồn thực?
Câu 4 : Trình bày các bước tiến hành pha cồn trung gian từ cồn cao độ và cồn thấp độ theo phương pháp thể tích?
Câu 5: Trình bày các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt?
Câu 6: Trình bày định nghĩa, ưu nhược điểm và phân loại dung dịch thuốc?
Câu 7: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan?
Câu 8: Trình bày phương pháp hoà tan từ trên xuống hay phương pháp chạy vòng, phương pháp hòa tan dùng chất trung gian, phương pháp hòa tan dùng phản ứng hóa học Lấy ví dụ minh họa Câu 9: Trình bày ưu nhược điểm, phân loại thuốc viên tròn?
Câu 10: Trình bày các vấn đề cần thực hiện để đạt tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tra mắt tốt? (Phần dược chất, chất dẫn,Vỏ đựng, Vô khuẩn, Đẳng trương hoá thuốc nhỏ mắt)
Câu 11: Trình bày công tác chuẩn bị cho điều chế thuốc tra mắt?
CÂU 12: Trình bày định nghĩa, ưu và nhược điểm của thuốc bột?
Câu 13: Trình bày phân loại của thuốc bột?
Câu 14: Trình bày kỹ thuật chung trong điều chế thuốc bột kép?
Câu 15: Trình bày kỹ thuật làm hạt để điều chế viên nén?
Câu 16: Trình bày quy trình cơ bản để điều chế thuốc viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt? Câu 17: Trình bày kỹ thuật bao đường cho viên nén ?
Câu 18: Trình bày các kỹ thuật sao trong chế biến thuốc đông dược?
Câu 19: Trình bày mục đích và cách sử dụng các loại tá dược rã, tá dược trơn dùng trong bào chế thuốc viên nén?
Câu 20: Hãy tính toán để pha 50ml cồn 47° từ cồn 70° ở 15 ℃ và cồn 25° đo ở 25 ℃ Lúc pha xong kiểm tra lại được cồn 40° ở 15 ℃ Hãy tính toán để điều chỉnh về cồn 47°?
Câu 21: Trình bày phân loại và ưu nhược điểm của thuốc viên nang?
Câu 22: Trình bày các tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nang?
Câu 23: Trình bày mục đích chế biến thuốc Đông y?
Câu 24: Trình bày các phương pháp tẩm dược liệu?
Câu 25: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức sau ?
Câu 26: Trình bày quy trình bào chế công thức thuốc sau?
Câu 27: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức?
Câu 28: Nêu quy trình bào chế Dung dịch Lugol?
Câu 29: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức sau?
Trang 2Câu 30: Trình bày quy trình bào chế Thuốc bột Phấn rôm ?
Câu 31: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức sau và nêu quy trình bào chế?
Câu 32: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức thuốc sau?
Câu 33: Trình bày quy trình điều chế dung dịch Tẩy - có hơi?
Câu 34: Phân tích vai trò các thành phần trong công thức Thuốc chè kim cúc?
Câu 35: Trình bày quy trình bào chế Thuốc chè kim cúc?
Câu 36: Trình bày mục đích sử dụng, lấy ví dụ các chất sát khuẩn, chất đẳng trương thường dùng trong thuốc nhỏ mắt.
Câu 37: Trình bày mục đích sử dụng, lấy ví dụ các chất điều chỉnh pH, chất chống oxy hóa thường dùng trong thuốc nhỏ mắt.
Câu 38: Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm của thuốc viên nén?
Câu 39: Trình bày định nghĩa thuốc bột và mục đích sử dụng, ví dụ minh họa các loại tá dược: tá dược độn, tá dược hút, tá dược bao, tá dược màu, tá dược điều hương vị dùng trong thuốc bột Câu 40: Hãy phân tích vai trò các thành phần trong thuốc nhỏ mắt Kẽm sulfat?
Câu 41: Hãy tính toán để pha 150ml cồn 700 từ cồn 900 ở 150C và cồn 470 ở 200C Pha xong kiểm tra lại được 150ml cồn 800 ở 150 C Hãy tính toán để điều chỉnh về 150ml cồn 700?
Câu 42: Hãy tính toán và nêu cách tiến hành pha 100ml cồn 700 từ cồn 900 ở 150 C và cồn 470
đo ở 180 C Pha xong kiểm tra lại được 100ml cồn 800 ở 150 C Hãy tính toán để điều chỉnh về 100ml cồn 700?
Câu 43: Hãy nhận xét vai trò các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%:
Câu 44: Hãy trình bày quy trình bào chế thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%:Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn của một cân tốt và cách thử các tiêu chuẩn đó.
Trang 3ĐÁP ÁN:
Một cân tốt phải có ba điều kiện (tiêu chuẩn): đúng, nhậy, tin
* Cân đúng : Khi cân thăng bằng, đặt lên hai đĩa cân hai vật khối lượng bằng
nhau, cân vẫn thăng bằng, hoặc khi cân đã thăng bằng, trao đổi vật ở hai đĩa cânvới nhau, cân bằng vẫn không đổi
Vậy cân muốn đúng, hai cánh tay đòn phải tuyệt đối bằng nhau Thực tế ít
có cân đúng tuyệt đối
* Cân nhạy : Khi cân thăng bằng, đặt lên một bên đĩa một khối lượng nhỏ p nào
đó, kim bị lệch đi một góc rõ rệt Góc µ (do kim lệch đi tạo nên) càng lớn, độ nhậycủa cân càng cao
Cân muốn nhậy thì đòn cân phải cứng, bằng hợp kim nhẹ; ma sát giữa dao
và mặt tiếp xúc phải hết sức nhỏ (dao phải sắc)
* Cân tin: Khi xê dịch vị trí của quả cân trên đĩa cân, cân vẫn thăng bằng
Cân muốn tin, đòn cân phải cứng, hai cánh tay đòn phải bằng nhau, ba condao phải sắc, song song với nhau và cùng nằm trong một mặt phẳng
Tóm lại, bộ phận quyết định cân tốt là đòn cân và ba con dao
Câu 2: Trình bày nguyên tắc cân kép Borda, các bước tiến hành cân một lượng chất rắn cần lấy?
ĐÁP ÁN:
* Nguyên tắc: So sánh khối lượng của vật và khối lượng quả cân ở một bên cánh
tay đòn, do đó dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau kết quả cân được vẫn đúng
* Các bước tiến hành cân một lượng chất rắn cần lấy:
- Đặt giấy cân đã gấp lên 2 bên đĩa cân
- Đặt quả cân P (tương ứng với lượng thuốc cần lấy) lên một bên đĩa cân
- Đĩa bên kia cho từ từ bì cát vào cho tới khi thăng bằng P = bì
- Rút quả cân ra thay dần bằng thuốc tới khi thăng bằng trở lại Thuốc = bì
Suy ra từ hai đẳng thức trên, ta có: Thuốc = P
Câu 3: Trình bày khái niệm độ cồn thực và cách xác định độ cồn thực?
ĐÁP ÁN:
Trang 4* Độ cồn thực: là lượng cồn ethylic nguyên chất có trong thể tích cồn đo ở nhiệt độ
150C
* Cách xác định độ cồn thực
Khi đo độ cồn, ít khi nhiệt độ của cồn bằng 150C thường thì nhiệt độ thấphơn hoặc cao hơn nên độ cồn đọc trên ancol kế không phải là độ cồn thực mà là độcồn biểu kiến
Do đó khi đo độ cồn phải đo cả nhiệt độ để tìm độ cồn thực
- Nếu đo cồn ở nhiệt độ 15 0 C : Đó là độ cồn thực ( ký hiệu là T )
- Nếu đo cồn không phải ở nhiệt độ 15 0 C: Đó là độ cồn biểu kiến ( ký hiệu
là B )
- Nếu độ cồn biểu kiến B > 560 -> Tra bảng
- Nếu độ cồn biểu kiến < 560.Tính theo công thức:
T = B - 0,4( t0C - 150C)
Trong đó: T : độ cồn thực
B : Độ cồn biểu kiến
t0 C: Nhiệt độ đo được trong cồn
Ví dụ: Xác định độ cồn của cồn khi đọc trên Ancol kế là 500:
Trang 5- Các bước tiến hành
+ Xác định độ cồn thực của cồn đem pha
+ Tính thể tích cồn cao độ cần lấy theo công thức V1(C1 – C3) = V2(C2 – C3) + Đong chính xác thể tích cồn cao độ vừa tính được (V1), thêm cồn thấp độcho vừa đủ thể tích cồn cần pha(V2)
+ Xác định lại độ cồn vừa pha
Ngoài ra có thể dùng bảng pha cồn theo thể tích ghi sẵn lượng nước cất cầnthêm vào 1000 thể tích cồn có sẵn để có độ cồn muốn pha
Câu 5: Trình bày các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt?
ĐÁP ÁN:
Khử khuẩn bằng nhiệt độ là dựa trên đặc điểm sống của vi khuẩn bị tiêu diệt
ở nhiệt độ cao ( trên 600C)
Người ta có thể khử khuẩn bằng nhiệt theo 2 cách là khử khuẩn khô và khửkhuẩn ướt
- Dùng sức nóng khô là tiệt khuẩn bằng không khí nóng (sấy) hay sức nóngcủa ngọn lửa trực tiếp ( dùng cồn đốt )
Phương pháp này thường dùng để khử khuẩn dụng cụ pha chế hay vỏ đựng thuốc
- Dùng sức nóng ẩm : Là khử khuẩn bằng hơi nước nóng ( hấp ) hay dùngsức nóng của nước sôi ( luộc )
Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến nhất để khử khuẩn trongpha chế thuốc tiêm
Tuỳ thuộc vào yêu cầu, đặc điểm của vật cần tiệt khuẩn mà người ta có thể
sử dụng các phương pháp hấp, luộc thích hợp
Luộc sôi trong nước có nhiệt độ là 1000C
Luộc sôi trong nước có pha thêm hoá chất như: Natri borat, Natri carbonat2% ( sôi ở 1050C ) Natri clorid ( sôi ở 1080C)
Trang 6Hấp có nhiệt độ cao hơn tuỳ thuộc vào áp suất có trong nồi ( áp suất càngcao thì nhiệt độ càng lớn ).Trong thực tế người ta thường hấp ở nhiệt độ từ 115 –
1200C trong 20 phút là được
Phương pháp Tyndall : Là phương pháp khử khuẩn gián đoạn bằng cách đunnóng ở nhiệt độ 70 – 800C trong 1 giờ rồi để nguội, sau 24 giờ lại tiếp tục đunnóng đến nhiệt độ trên ( làm như vậy 3 lần ) mỗi lần cách nhau 24 giờ hoặc đunnóng ở nhiệt độ 50 – 600C rồi để nguội và làm như trên 5 lần
Phương pháp khử khuẩn này tuy hơi phiền phức nhưng có độ tiệt khuẩn triệt
để hơn các phương pháp khác Đặc biệt phương pháp khử khuẩn này phù hợp vớicác chế phẩm không chịu được nhiệt độ cao
Câu 6: Trình bày định nghĩa, ưu nhược điểm và phân loại dung dịch thuốc?
- Ngấm và gây tác dụng nhanh hơn các dạng thuốc rắn
- Một số dược chất ở dưới dạng dung dịch không gây kích ứng niêm mạcnhư ở dạng khô Thí dụ : Natri bromid, cloral hydrat
* Nhược điểm
- Kém bền vững, không để được lâu
- Chia liều kém chính xác hơn dạng thuốc rắn
- Đóng gói cồng kềnh, vận chuyển khó khăn
Phân loại
- Dung dịch dùng uống : Dung dịch kiềm kép, dung dịch cloroform.
Trang 7- Dung dịch dùng ngoài: Để sát khuẩn, nhỏ mũi, nhỏ tai… : Dung dịch
sulfarin, dung dịch acid boric
- Dung dịch mẹ: Dung dịch có nồng độ đậm đặc nhất định pha sẵn thay cho
dược chất nguyên chất
Câu 7: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan?
- Diện tiếp xúc giữa chất tan và dung môi.
Diện tiếp xúc càng lớn, tốc độ hoà tan của chất tan càng lớn Muốn tăngdiện tích tiếp xúc phải nghiền nhỏ chất tan và muốn hoà tan nhanh phải khuấy trộn
để phá vỡ lớp dung dịch bão hoà bao quanh các tiểu phân chất tan
- Sự có mặt của chất trung gian: ( chất xúc tác )
Một số chất, khi cho thêm chất tan khác vào, độ tan tăng lên Thí dụ: Cafein
có thêm natri benzoat, natri salixylat; quinin có thêm antipirin, urethan, độ tantrong nước tăng lên
Câu 8: Trình bày phương pháp hoà tan từ trên xuống hay phương pháp chạy vòng, phương pháp hòa tan dùng chất trung gian, phương pháp hòa tan dùng phản ứng hóa học Lấy ví dụ minh họa.
Tán nhỏ dược chất rồi rắc lên mặt thoáng của dung môi hoặc cho vào một túivải treo tiếp xúc với bề mặt dung môi Dược chất tiếp xúc với dung môi sẽ tan dần
Trang 8và tạo thành một lớp dung dịch bão hoà, lớp này có tỷ trọng lớn hơn nên chuyểnđộng xuống đáy bình và đẩy lớp dung môi có tỷ trọng nhỏ lên bề mặt tiếp tục hoàtan một lượng dược chất mới Quá trình hoà tan cứ tiếp diễn như vậy đến khi dượcchất tan hết.
Phương pháp này dùng để hoà tan chất bạc keo (Argyron, protargon), iod,mecurochrom
- Dùng chất trung gian:
Thêm một chất tan khác để tăng độ hoà tan của dược chất trong dung môi.Thí dụ: Dùng natri benzoat để hoà tan cafein, pyramidon, dùng antipirin hoặcurethan để tăng độ tan của quinin; dùng acid citric để hoà tan calciglycerophosfat…
Câu 9: Trình bày ưu nhược điểm, phân loại thuốc viên tròn?
* Ưu, nhược điểm.
Ưu điểm :
- Điều chế đơn giản
- Phân liều tương đối chính xác
- Dễ uống che lấp mùi vị khó chịu của thuốc
- Có thể cho thuốc tác dụng ở ruột bằng cách bao viên (dùng chất tan ở ruột)
Trang 9Dựa vào tính chất của dược chất :
- Viên chứa dược chất không tan hoặc khó tan trong nước
- Viên chứa dược chất tan hoặc dễ thấm ướt
- Viên chứa cả hai loại dược chất tan và không tan
- Viên chứa dược chất dễ bị oxy hoá hoặc dễ biến chất
Dựa vào hình thức bên ngoài của viên :
- Viên bao - viên trần
Dựa vào tá dược dính dùng trong điều chế :
- Viên nước: chất dính thường là nước, cồn, dấm, dịch chiết dược liệu
- Viên hồ: chất dính là hồ (tinh bột, nếp, gạo, mì, gôm…)
- Viên mật: chất dính là mật ong
- Viên cao: chất dính là cao thuốc
- Viên sáp: dùng sáp ong trộn đều với dược chất làm thành viên
Câu 10: Trình bày các vấn đề cần thực hiện để đạt tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tra mắt tốt? (Phần dược chất, chất dẫn,Vỏ đựng, Vô khuẩn, Đẳng trương hoá thuốc nhỏ mắt)
ĐÁP ÁN:
1 Dược chất, chất dẫn:
Phải đạt tiêu chuẩn dược điển quy định dùng cho thuốc pha tiêm
2 Vỏ đựng ( ống rôto, lọ…)
- Phải bằng thuỷ tinh trung tính Nút bằng cao su, nhựa loại tốt
- Hoặc dùng chai lọ bằng chất dẻo loại tốt để đóng thuốc nhỏ mắt
3 Vô khuẩn
Thuốc nhỏ mắt phải đạt độ vô khuẩn thử theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
- Tiến hành pha chế, đóng gói trong điều kiện vô khuẩn
- Tiệt khuẩn sau pha chế
- Có thể thêm chất sát khuẩn để đảm bảo vô khuẩn trong quá trình bảo quản
và sử dụng
Trang 104 Đẳng trương hoá thuốc nhỏ mắt
Dung dịch quá ưu trương hoặc nhược trương sẽ gây kích ứng mắt và mắt sẽ
tự bảo vệ bằng cách tiết ra nước mắt làm trôi dược chất nên dược chất không cóthời gian tác dụng Mắt bình thường chịu được những dung dịch thuốc có nồng độtương đương với nồng độ natri clorid từ 0,6 đến 1,5%
Các chất thường dùng để đẳng trương hoá thuốc nhỏ mắt: Natri clorid, natrisulfat, natri nitrat, acid boric, natri hydrocarbonat (chú ý tránh trường hơp tươngkỵ)
Thí dụ: Thuốc nhỏ mắt bạc nitrat không đẳng trương hoá bằng natriclorid…
Các dung dịch keo được đẳng trương hoá bằng Methylcellulose Lượng chấtdùng để đẳng trương hoá thay đổi tuỳ nồng độ dược chất Một số dược điển quiđịnh nếu dược chất được sử dụng với nồng độ 1% trở xuống có thể hoà tan luônvào dung dịch đẳng trương
Câu 11: Trình bày công tác chuẩn bị cho điều chế thuốc tra mắt?
ĐÁP ÁN:
Thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn nên cần tiến hành pha chế trong điều kiện vô khuẩn
Chuẩn bị
Nơi pha chế: Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm vô khuẩn Vì vậy, nơi pha
chế phải đạt yêu cầu như đối với pha chế - sản xuất thuốc pha tiêm
Nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn dược dụng Dung môi đạt tiêu chuẩn để pha
chế thuốc tiêm
Dụng cụ pha chế, vật liệu lọc: Phải tiệt khuẩn (luộc sôi trong nước cất 30
phút hoặc hấp 1200C trong 15 phút hoặc sấy ở 1600 - 1800 trong một giờ Riênggiấy lọc thì rửa kỹ bằng nước cất)
Vỏ đựng: Chọn ống, lọ không rạn nứt, sứt mẻ, cọ rửa trong và ngoài bằng
nước thường, rồi bằng nước xà phòng cho sạch
Trang 11Nếu thuỷ tinh của ống và lọ kiềm thì ngâm tiếp trong dung dịch sulfocromictrong 24 giờ, lấy ra cọ rửa lại Rửa tiếp bằng nước thường 3 - 4 lần cho sạch Trángnước cất Luộc sôi 15 phút trong nước cất đã lọc.
Nếu vỏ đựng bằng nhựa phải là loại nhựa tốt, không bị pha lẫn các tạp chấtkhác
Nút cao su: Rửa sạch, ngâm dung dịch natri carbonat 5% ít nhất một giờ.Rồi cọ rửa trong và ngoài từng nút một, rửa lại bằng nước thường cho sạch Trángnước cất đã lọc Luộc sôi 30 phút trong nước cất lọc
Người pha chế : Rửa, sát khuẩn tay trước khi pha chế.
CÂU 12: Trình bày định nghĩa, ưu và nhược điểm của thuốc bột?
- Bản thân thuốc bột là một dạng thuốc nhưng trong nhiều trường hợp nó làmột loại bán thành phẩm để điều chế các dạng thuốc khác
2.Ưu nhược điểm của thuốc bột.
* Ưu điểm :
- Dễ làm khô, dễ chuyên chở do giảm thể tích
- Tăng tác dụng của dược liệu do dễ rút hoạt chất trong dược liệu, trộn đềuđược các bộ phận dùng của dược liệu (vỏ, lõi, cành lá …)
- Tăng độ hoà tan của dược chất nên thuốc được hấp thu nhanh
- Kĩ thuật điều chế đơn giản
Trang 12- Tiện cho việc bào chế các dạng thuốc khác (viên, hoàn, mỡ, nang, cốmvv…)
Có nhiều cách phân loại thuốc bột:
* Dựa trên thành phần: Thuốc bột gồm 2 loại:
-Thuốc bột đơn: Trong thành phần chỉ có một dược chất
-Thuốc bột kép: Trong thành phần chứa từ hai loại dược chất trở lên
* Dựa trên cách sử dụng: Thuốc bột chia thành 2 loại:
-Thuốc bột dùng trong: Uống, pha thuốc tiêm
-Thuốc bột dùng ngoài: Bột xoa, rắc vết thương
* Dựa trên cách đóng gói:
-Thuốc bột phân liều
-Thuốc bột không phân liều
Câu 14: Trình bày kỹ thuật chung trong điều chế thuốc bột kép?
ĐÁP ÁN:
* Nguyên tắc hỗn hợp.
- Điều chế bột đơn:
+ Các bột phải tán riêng rẽ để có cỡ bột như nhau
- Trộn các bột đơn thành bột kép: Bột có khối lượng ít nhất cho vào trước, bột cókhối lượng lớn hơn cho dần vào sau, nhưng mỗi lần cho vào bằng lượng bột đã cósẵn trong cối (nguyên tắc đẳng lượng)
Trang 13+ Trường hợp có chất lỏng : Nếu lượng chất lỏng không quá 2 giọt cho 1g
bột kép thì chỉ việc nhỏ từ từ vào đầu chày rồi trộn đều Nếu lượng chất lỏng nhiềuhơn, có thể cô để giảm khối lượng chất lỏng đi hoặc thêm bột trơ vào, nhưng phảichú thích lượng bột trơ thêm vào (bột trơ thường dùng: bột đường, lactoza, talc…)
+ Nếu lượng bột sau khi hỗn hợp được trên 20g thì phải rây lại bằng rây
thưa hơn rồi trộn đều
+ Khi hỗn hợp cần chú ý các bột có tương kỵ với nhau (gây nổ, cháy, ẩm,
chảy nước …) thì phải dùng bột trơ để bao, hoặc trộn nhẹ nhàng, hoặc đóng góiriêng từng loại và chỉ trộn khi dùng
+ Trường hợp dược chất có tỉ trọng chênh lệch thì cho dược chất có tỉ trọngnặng vào trước, nhẹ vào sau
+ Trường hợp dược chất gây bẩn (xanh methylen, than hoạt) thì phối hợpvào giai đoạn cuối cùng bằng cách cho các chất này vào giữa khối bột rồi nghiềntrộn nhẹ nhàng cho đồng nhất
+ Trường hợp có dược chất dễ bay hơi ( tinh dầu…) thì nên phối hợp saucùng bằng cách nhỏ từ từ vào đầu chày rồi phân tán đều trong khối bột kép
* Động tác hỗn hợp.
- Nếu lượng nhiều: Trộn theo nguyên tắc trên, lần lượt cho các thứ bột vào
chậu men, thùng thích hợp hoặc máy trộn rồi trộn đều
- Nếu lượng ít: Dùng cối chày, cho lần lượt từng thứ bột theo nguyên tắc
trên Khi trộn không nên dùng lực quá mạnh vì dễ bị bết dính, chọn cối có dungtích gấp 6 lần khối lượng thuốc bột kép
Trang 14Trừ một số dược chất đủ trơn, dính, rã … có thể dập thẳng hoặc trộn thêmmột ít tá dược rồi dập thành viên như: Natri clorid, natri hydrocarbonat,urotropin… còn phần lớn các dược chất khác muốn làm thành viên phải qua giaiđoạn làm hạt.
- Cách làm hạt:
+ Phương pháp làm hạt khô (dập kép) : Áp dụng trong trường hợp dược chất
dễ bị biến chất do độ ẩm, nhiệt độ như vitamin C, aspirin, kháng sinh…
Đầu tiên dập thành viên to chỉ cần đủ rắn, không cần khối lượng, cán thànhhạt (bằng máy cán, xát hạt khô), rây, chọn hạt có kích thước đúng qui định qua,loại hạt bé chưa đạt kích thước qui định, tiếp tục đưa dập viên to để tạo hạt lại.Trộn đều với tá dược trơn rồi dập thành viên
+ Phương pháp làm hạt ướt.
Nếu toàn bộ thành phần là bột mịn thì trộn đều thành bột kép, thêm tá dượcdính vừa đủ, xát qua lưới rây làm thành hạt
- Nếu là cao khô có độ dính mạnh thì chỉ việc nghiền, rây qua rây cỡ 30 - 35
để làm thành hạt, nếu cao có độ dính kém không thể dập được thành viên thì phảinghiền thành bột mịn, sau đó thêm tá dược dính vừa đủ xát thành hạt
- Nếu cao mềm thì trộn đều với bột dược liệu có trong đơn hoặc tá dược vừa
đủ và xát thành hạt
- Nếu sản xuất ít có thể xát bằng tay qua mắt lưới rây, thường dùng rây cỡ số
từ 30 - 35 (0,8 - 2mm)
Trong sản xuất công nghiệp, thì dùng máy xát hạt
Câu 16: Trình bày quy trình cơ bản để điều chế thuốc viên nén bằng phương pháp xát hạt ướt?
ĐÁP ÁN:
- Làm hạt
Trang 15- Toàn bộ thành phần là bột mịn thì trộn đều thành bột kép, thêm tá dượcdính vừa đủ, xát qua lưới rây làm thành hạt.
- Nếu sản xuất ít có thể xát bằng tay qua mắt lưới rây, thường dùng rây cỡ số
Đối với hạt có chứa chất thơm, tinh dầu, glucozit hoặc chất bị hỏng ở nhiệt
độ cao thì phải sấy ở dưới 500C
Đối với hạt chứa nhiều tinh bột và đường không được sấy ở quá 700C nếukhông tinh bột sẽ hoá hồ, đường sẽ chảy, hạt rắn
Trong lúc sấy, nhiệt độ phải tăng từ từ để tránh hiện tượng mặt ngoài khôtrước làm thành màng cứng, nước không thoát ra được
Hạt trước khi đem dập viên phải có độ ẩm thích hợp khoảng 0,5 - 7%
- Xử lý hạt trước khi dập viên
- Làm đều hạt :
+ Đối với viên có khối lượng trên 0,3g thì làm đều hạt qua rây số 35
+ Đối với viên có khối lượng từ 0,1 - 0,3g thì làm đều hạt qua rây
số 34
+ Đối với viên có khối lượng dưới 0,1g thì làm đều hạt qua rây số 32
- Thêm tá dược trơn và rã : Tá dược trơn phải thật mịn, tá dược rã phải thật khô,
cho hạt vào trộn đều, cho vào thùng đậy kín khi nào dập viên mới lấy ra
- Dập viên:
Qui trình dập viên : Có ba giai đoạn :
- Nhả hạt vào cối
Trang 16- Dập hạt thành viên
- Gạt viên ra
Câu 17: Trình bày kỹ thuật bao đường cho viên nén ?
ĐÁP ÁN:
Các giai đoạn bao đường:
- Bao lót (bao tầng cách ly): Cho viên vào nồi, quay một lúc làm cho viêntròn cạnh, lấy ra lau sạch nồi và rây hết bột vụn, lại cho viên vào nồi bao quay tiếp,cho một ít dung dịch gelatin 10 - 15% (hoặc dung dịch gôm arabic 3%) làm choviên ướt đều, cho bột talc vừa đủ để phủ đều viên, dùng bếp hoặc hơi nóng thổi vào
để làm khô viên (nhiệt độ 300 - 500C) Sau khi viên khô lại tiếp tục bao lớp thứhai Thường bao khoảng 4 - 5 lớp
- Bao dày ( bao bột) : Tiếp tục cho nồi quay, cho một ít siro vào ( siro nồng
độ 60 - 70%, có thể thêm 4 - 8% gelatin để làm tăng độ dính) Sau khi siro đã dínhđều viên, cho bột vào trộn đều để bột phân bố đều trên viên, dùng sức nóng 30 -500C để làm khô viên rồi lại tiếp tục bao như trên khoảng 10 - 15 lớp Bột baothường là : calci carbonat, talc, calci carbonat + talc, tinh bột, kaolin, dextrin, bộtđường, magnesi carbonat…
- Bao nhẵn (bao đường) : Cách bao giống như trên nhưng không thêm bộtvào mà hoàn toàn bao bằng siro, khoảng 15 - 20 lớp
Chú ý : mỗi lớp bao phải thật khô mới bao lớp sau, nếu không lớp bao sẽ bị mềm, vỡ Nhiệt độ nồi bao khoảng 400C.
- Bao màu: Trước khi bao màu, viên phải nhẵn nếu không màu sẽ bị loang.Dùng các loại màu thực phẩm không độc, hoà vào siro rồi bao từng lớp mỏng đếnkhi đạt yêu cầu Nhiệt độ nồi bao từ 350C đến 400C
- Bao bóng: Làm cho viên trơn, bóng, đẹp Chất làm bóng có thể dùngstearin, bơ cacao, sáp ong, parafin, spermaxeti
Trang 17Kỹ thuật : Cho viên vào nồi, cho nồi quay rồi thêm từ từ từng ít một chất làm bóng
vào đến khi viên thật bóng là được
Viên làm bóng xong cho vào khay sạch, sấy khô bằng vôi sống 12 - 24 giờ,hoặc bằng silicagen 10 giờ mới đóng gói
Câu 18: Trình bày các kỹ thuật sao trong chế biến thuốc đông dược?
ĐÁP ÁN:
Các kỹ thuật sao trong chế biến thuốc đông dược:
- Sao trực tiếp :
+ Sao vàng: Lửa nhỏ đảo đều đến khi mặt ngoài dược liệu hơi vàng, trong
ruột vẫn giữa nguyên màu Mục đích làm khô, làm thơm dược liệu, diệt men
+ Sao vàng xém cạnh: Lửa to, đảo chậm … Mặt ngoài dược liệu có màu
vàng, trong ruột không đổi mầu, cạnh cháy sém Mục đích làm giảm vị chua, chát,tanh
+ Sao đen (sao tồn tính): Lửa to, chảo thật nóng, đảo đều Dược liệu mặt
ngoài mầu đen (hoặc cánh dán), trong ruột màu vàng Mục đích làm tăng tác dụngtiêu thực
+ Sao cháy (thán sao): Lửa nhỏ rồi tăng dần, đảo đều đến khi khói bốc lên
nhiều, úp vung lại, tắt lửa, để nguội Mặt ngoài dược liệu cháy đen (đến 70%),trong màu vàng nâu Mục đích làm cho dược liệu có tác dụng cầm máu, tăng tínhchất thu liễm
- Sao có chất trung gian :
+ Sao trấu : Mục đích để dược liệu vàng đều, giảm tính kích thích và mùi vịkhó chịu, giảm tăng cường kiện vị
+ Sao cát (nhiệt độ khoảng 300oC): Mục đích để sức nóng thấm sâu vàodược liệu
+ Sao văn cáp, hoạt thạch (nhiệt độ khoảng 200 - 250oC): Dùng cho chấtdẻo, keo, chất nhựa và có dầu để khỏi dính vào nhau
Trang 18Câu 19: Trình bày mục đích và cách sử dụng các loại tá dược rã, tá dược trơn dùng trong bào chế thuốc viên nén?
ĐÁP ÁN:
Mục đích và cách sử dụng các loại tá dược rã:
Làm viên dễ tan rã trong bộ máy tiêu hoá Được chia làm ba loại :
- Chất gặp dịch vị, nước sẽ tan: Các loại đường, các muối (natri clorid, natri
sulfat…)
- Chất gặp dịch vị hoặc nước sẽ nở ra: Tinh bột, bột thảo mộc, celulose,
natri carboxymethyl celulose Thường dùng nhất là tinh bột, tinh bột trước khidùng phải sấy khô ở 400C - 500C, và thường dùng với tỷ lệ 5 - 20% so với khốilượng hạt khô
- Chất gặp dịch vị sinh khí làm rã viên: Thường dùng các muối carbonat :
magnesi carbonat, calci carbonat, natri carbonat…, các chất này trong môi trườngacid của dạ dày sẽ giải phóng khí carbonic và làm rã viên
Đối với viên chứa một lượng bột thảo mộc tương đối lớn thì không cần thêm
tá dược rã
Mục đích và cách sử dụng các loại tá dược trơn.
Làm hạt trơn, chuyển động dễ và đều vào cối, giảm bớt ma sát giữa cối chày,viên dễ đẩy ra Thuốc không dính vào máy, bề mặt viên bóng đẹp Các tá dược trơnbóng thường dùng :
- Magnesi stearat : Bột trắng mịn, dễ trộn đều với hạt Tuỳ theo tính chất
của dược chất (như khă năng hút ẩm, độ dính…) mà lượng magnesi stearat cho vàonhiều hay ít, thường dùng tỷ lệ 0,5 - 1%, nếu dùng tỷ lệ cao sẽ ảnh hưởng đến độtan rã của viên
- Bột talc : Tỷ trọng lớn, độ trơn kém nên phải dùng với tỷ lệ 3 - 6% Bột
talc không tan trong nước nên làm viên khó rã Trong sản xuất hiện nay thườngdùng hỗn hợp bột talc và bột magnesi stearat để làm tá dược trơn
Trang 19Chú ý: Bột talc thường lẫn calci carbonat, do đó trước khi dùng nên kiểmnghiệm lại.
Câu 20: Hãy tính toán để pha 50ml cồn 47° từ cồn 70° ở 15℃ và cồn 25° đo ở
25℃ Lúc pha xong kiểm tra lại được cồn 40° ở 15℃ Hãy tính toán để điều chỉnh về cồn 47°?
ĐÁP ÁN:
Áp dụng công thức :
V1(C1 - C3) = V2(C2 - C3)Theo đầu bài ta có:
Trang 20C2 = 47
C3 = 40
V2 = 50 ml
Thay số vào công thức trên được V1 = 11,67 ml
Cách chỉnh: đong chính xác 11,67 ml cồn 70° vào ống đong thích hợp, thêm cồn
40° cho vừa đủ 50ml, khuấy đều
Câu 21: Trình bày phân loại và ưu nhược điểm của thuốc viên nang?
Đáp án:
PHÂN LOẠI THUỐC NANG:
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và tính chất của vỏ nang, người ta phân thuốcnang thành 3 loại:
Thuốc nang cứng: Là loại thuốc nang có vỏ nang gồm hai phần hình trụ,
mỗi phần có một đầu kín còn đầu kia hở Hai nửa vỏ nang có đường kính hơi khácnhau, nửa nọ lồng khít vào nửa kia Thuốc nang cứng chứa dược chất ở dạng rắn( bột hay cốm)
Thuốc nang mềm: Là loại thuốc nang có vỏ là một khối mềm , dẻo, dai
hình cầu hay hình trứng Vỏ nang mềm thường dày hơn vỏ nang cứng, trong chứadược chất lỏng hay mềm
Thuốc nang tan trong ruột: Là loại thuốc nang cứng hoặc mềm nhưng có
đặc điểm là không tan trong dịch dạ dày, nhưng phải tan trong dịch ruột
ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA THUỐC NANG:
Ưu điểm:
- Che lấp được mùi vị khó chịu của dược chất
- Kĩ thuật bào chế tương đối dễ dàng
- Có thể chủ động điều chỉnh vị trí tan rã thuốc trong ống tiêu hoá
- Bảo vệ tốt dược chất
Nhược điểm:
Trang 21- Nang dễ hỏng do nhiệt độ, độ ẩm
- Khó bảo quản
Câu 22: Trình bày các tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nang?
ĐÁP ÁN:
Các tiêu chuẩn chung cho các loại thuốc nang:
- Phải đảm bảo về độ đồng đều về hàm lượng theo cách thử ghi trongDược điển Việt Nam qui định (trừ các thuốc nang có chứa nhiều Vitamin vànguyên tố vi lượng)
- Phải đảm bảo về độ đồng đều về khối lượng theo cách thử ghi trongDược điển Việt Nam
- Phải đạt yêu cầu về kết quả định lượng các dược chất theo từng chuyênluận riêng
Các tiêu chuẩn riêng đối với từng loại thuốc nang
- Thuốc nang tan trong ruột:
- Phải đạt các tiêu chuẩn chung của thuốc nang (đạt các tiêu chuẩn về độđồng đều hàm lượng , khối lượng và định lượng)